Tha thứ sự hận thù: Bản ký sự Dachau rọi ánh sáng mới đến cuộc tàn sát người Do Thái
VietCatholic News (Thứ Bảy 09/08/2008 20:45)
NEW YORK (Zenit.org).- Hãy tha thứ những ai bắt bớ anh em. Đó là sứ điệp tập ký sự của một linh mục sống sót sau khi bị cầm tù tại trại tập trung Dachau, là người đã mắt thấy tai nghe cho biết rằng không có gì tốt có thể đền bằng sự hận thù
Cha Jean Bernard (1907-1994), một người quê quán tại Luxembourg, là tổng thư ký Cơ Quan Cinema Công Giáo quốc tế tại Brussels vào lúc Đức Quốc Xã xâm chiếm Luxembourg, Belgium và Holland trong năm 1940. Văn phòng đã phải đóng cửa sớm sau đó, và trong năm 1941, Cha Bernard bị bắt và đưa tới Dachau, nơi ngài bị giam cầm cho tới khi được giải phóng vào tháng 8/ 1942.
Kinh nghiệm của ngài tại trại là chủ đề tập ký sự “Priestblock 25487” của ngài. Quyển sách được phổ biến cách độc đáo vào cuối Thế chiến thứ II như là một loạt những bài báo, và sau đó được phổ biến như một quyển sách trong năm 1962.
Tập ký sự bây giờ viết bằng tiếng Anh, do Báo Zacheus chuyển dịch.
Trong cuộc phỏng vấn với ZENIT, William Doino, một người đóng góp chính cho quyển sách “The Pius War,” do Joseph Bottum và David Dalin xuất bản, giải thích tại sao tập ký sự này công hiến một nhận thức quan trọng trong tương quan của Giáo Hội với Đức Quốc Xã.
- Tại sao ông coi “priestblock” là một quyển sách quan trọng như thế?
- Bởi vì quyển sách đó giáo dục và linh hứng, và nhắc chúng ta nhớ những sy sinh anh hùng rất nhiều người Kitô hữu—trong trường hợp này, các linh mục Công Giáo—đã chịu đựng trong Thế Chiến Thứ Hai. Như tất cả chúng ta đều biết, Thế Chiến Thứ Hai là biến cố lịch sử trung tâm của thế kỷ 20, và phương diện xấu ác nhất của nó là cuộc tàn sát người Do Thái (Holocaust).
Tuy nhiên, người ta thường quên con số to lớn những người Kitô hữu đã chịu đau khổ và chết dưới thời Đức Quốc Xã: Nhắc tới sự kiện này không phải là giảm sự dữ độc nhất của Shoah, tức là sự Nazi tiêu diệt người Do Thái, nhưng có ý nhắc lại Thế Chiến trong tất cả chiều kích của nó, và để tôn vinh các nạn nhân của nó.
Max Dimont, nhà học giả Do thái nổi tiếng, nêu lên điểm này trong quyển sách của ông “Những người Do Thái, Thiên Chúa và Lịch Sử.” Nếu chúng ta nói “Không bao giờ Nói Lại” về sự tàn sát người Do Thái, thì chúng ta cũng phải nói “Không bao giờ quên “những Kitô hữu đã chiến đấu và đã chết dưới thới Nazis.
Như Cha Bernard nói trong phần mở đầu của ngài, tập ký sự của ngài được viết “để tưởng nhớ những anh em linh mục của tôi đã chết tại Dachau—vì chúng ta không bao giờ nên quên điều gì xảy ra tại đó và trong nhiều nơi tương tự.”
- Ông có thể diễn tả Dachau, như hiện hữu dưới thời Đệ Tam Quốc Xã không?
- Tháng 3/1933, một thời gian ngắn sau khi Adof Hitler trở thành người đứng đầu Đức Quốc Xã, những người Nazis đã tạo dựng một trại tập trung tại Dachau, gần Munich, miền Nam nước Đức, để giam những tù nhân chính trị.
Trong 12 năm hiện hữu của nó, hơn 200.000 người từ khắp châu Âu bị cầm tù ở đó: nhiều 10 ngàn người chết vì bị tra tấn, đánh đập, bỏ đói, bịnh tật và cả tự tử do những điều kiện khủng khiếp gây nên.
Dachau là một trại mang tiếng xấu vì nó săn tìm các giáo sĩ chống-Nazi. Gần 3.000 mục tử Kitô hữu chống đối chế độ Hitler bị đưa tới đó; hầu hết là những linh mục Công Giáo; ít nhất 1.000 linh mục Công Giáo chết. Cha Bernard là một trong những người may mắn sống sót.
- Nhiều lần trong quyển sách các linh mục bị những hình phạt đặc biệt, và nhiều người phàn nàn rằng Đức Giáo Hoàng hay là các giám mục đã nói thẳng chống những người Nazis. Có phải điều này đi ngược lại tiền đề của nhiều sự công kích đến Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng và các giám mục đã nói nhưng không hành động gì cả, có đúng không?
- Phải. “Priestblock” không những khẳng định rằng Giáo Hội “đã nói dũng cảm” chống lại những ghê tởm Nazi, nhưng những người tù Đệ Tam Quốc Xã đau khổ vì sự đó.
Ví dụ, tháng October 1941, khối linh mục tại Dachau phải chịu những trả thù kinh khủng. Cha Bernard viết, “Không ai trong chúng ta có khả năng nói tại sao khối giáo sĩ đã kinh nghiệm tai họa này, hay là do đâu mà như vậy. Một số người nói Đức Giáo Hoàng đã nói mạnh trên đài truyền thanh, và các giám mục Đức đã ra một phản đối công khai.”
Cũng vậy, tronng lễ Phục Sinh năm 1942, hàng giáo sĩ thình lình bị tấn công cách man rợ, sau đó Cha Bernard đã hay rằng “có một lý do sau việc này: Đài phát thanh Vatican đã phát đi một báo cáo phê phán về Dachau và phản đối việc ngược đãi các linh mục.”
Đó là sự khẳng định về điều các sử gia của Giáo Hội đã biết từ lâu: Giáo Hội đã “nói thẳng” chống Hitler và thuyết Đức Quốc Xã, và thường đã trả giá về sự đó. Đài phát thanh Vatican, dưới sự điều khiển của Đức Giáo Hoàng Pius XII, là trong số người đầu tiên phát đi những tin tức vè các tội ác Đức Quốc xã tại Ba lan, và Hitler đã xâm chiếm xứ này cuối năm 1939.
Như một hậu quả, những người Nazi cho đó là một tội ác tại Đức Quốc và trong phần đầt bị Đức Quốc –xâm chiếm, nếu nghe đài Phát Thanh Vatican, dầu họ đã làm mọi sự có thể để cản trở những buổi phát thanh. Hơn nữa, những sứ điệp tuy đã thông qua, và các người Công Giáo tìm cách nghe cũng bị bắt và xử hình.
- Có nhắc tới trước kia hàng giáo sĩ bị cách ly khỏi phần còn lại của trại và được đối xử cách đặc biệt –như một giấc ngủ ngắn hằng ngày và một ly rượu—bởi vì họ muốn phần còn lại của trại bực tức hàng giáo sĩ. Việc này có hậu quả không? Có chăng một sự ghét đặc biệt đối với hàng giáo sĩ Công Giáo giữa Nazis?
- Có, những người nazis dành một sự hận thù đặc biệt đối với các giáo sĩ, cách riêng các linh mục Công Giáo. Họ thấy Kitô Giáo chính thống như là một kẻ địch thủ trực tiếp với sự nỗ lực điên rồ của họ đối với việc kiểm soát thế giới.
Vào tháng 2/1941, khi ngài là người thứ nhất bị bắt, Cha Bernard thuật lại kinh nghiệm của ngài với viên sĩ quan bắt, một kẻ cộng tác với Nazi: “Ông ta là một con người cởi mở và nói chuyện với tôi luôn suốt buổi du hành—về sự chiến thắng và làm chủ thế giới sắp tới và Giáo Hội sẽ bị phá hủy thế nào.”
Đó là một phần của chương trình Nazi là lật đổ và tiêu diệt Kitô Giáo, như được biên chép vào sử biên niên bởi những bên nguyên trong những vụ xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg. Tại Dachau, thực tế những người lính gát ra sức cách lý hàng giáo sĩ, và tạo ra ý muốn xấu giữa họ và những người tù khác. Nhưng điều này không thành công.
Lòng nhân từ và phép lịch sự cơ bản của những linh mục bì tù này, và sự điềm tĩnh lạ lùng của các vị ấy dưới những điều kiện vô nhân đạo, cả khi gần chết, đã loan ra trong trại như một anh sáng thần linh. Những người tù khác nhận thấy sự đó, và đã đánh gía và tôn trọng những người này của Thiên Chúa.
Tại một điểm, Cha Bernard còn trưng dẫn một người tù, một nhà xã hội, kẻ xin lỗi những giáo sĩ ông gặp, sau khi nhận thức ông đã xét đoán sai về các giáo sĩ trong đời sống dân sư: ” Chúng ta hãy quên những gì đã xảy ra trong quá khứ! Tôi đã lầm. Rõ ràng là những kẻ đưa ra hy vọng và cư xử tốt nhất là các ông cha tuyên úy.”
- Cha Bernard đã diễn tả cách đơn sơ và lương thiện tình huống đang xấu đi của trại sau từng tháng. Lúc đầu ngài và giáo sỹ khác được phép cử hành Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật, và sau đó có lệnh cấm không được phép một thực hành tôn giáo nào. Các linh mục giữ được sự sống thiêng liêng của mình cách nào trong một bầu khí như thế?
- Chỉ bằng một cách, ôm chặt Chúa Kitô, và những lời hứa của Người. Qua tập hồi ký của ngài, Cha Bernard tiết lộ đã giữ Chúa Kitô là đầu và trung tâm trong sự thử thách của ngài. Ngài đã suy gẫm về Hy Lễ thánh Thánh Lễ; ngài đã yêu mến Thánh Thể mỗi khi ngài có thể rước lấy; ngài suy gẫm về truyện các thánh, và cầu nguyện với thiên thần giữ mình của ngài. Ngài đã sống một đời sống Công Giáo nội tâm đầy đủ, cả khi những hạn chế nghiêm khắc được đặt lên những hành động bên ngoài của ngài. Với các linh mục khác cũng thật như vậy.
Nhưng không thể chối cải những biến cố chung quanh các ngài đã thay đổi những cảm xúc của các ngài là dường nào. Một phương diện đặt quyển ký sự của ngài riêng ra là sự trung thực man rợ của Cha Bernard. Ngài thật thà diễn tả những cám dỗ ngã lòng ngài và những bạn tù của ngài đã kinh nghiệm, và bằng chứng của Chúa luôn hiện diện để cứu thoát các ngài: Trong những lúc đen tối nhất của các ngài, các ngài nhớ lại những lời nói long trọng của Chúa, và những lời này hành động như những thuốc thơm chữa lành trên những thân thể bị gãy, bị hành hình của các ngài. Tin Mừng là một nguồn sức mạnh vô bờ bến, ban sinh lực cho các ngài. Cả những tên Nazis không thể xâm chiếm cung thánh linh hồn các ngài.
- Quyển ký sự là nền tảng cuốn phim 2004 “Ngày thứ chín.” Có những khác biệt lớn hơn nào giữa truyện thật và phim ảnh? Cái gì được biết về sự vắng mặt 10 ngày của Cha Bernaed khỏi trại, hay là về việc ngài được giải thoát?
- Theo những tiêu chuẩn Hollywood, “Ngày thứ chín,” là một cuốn phim hay kỳ lạ. Cuốn phim có môt cảm giác “Công Giáo” về điều kỳ lạ, có lẽ do sự kiện là giám đốc cuốn phim, Volker Schlondorff người Đức có uy tín lớn, được các tu sĩ Dòng Tên giáo dục.
Cuốn phim không dựa trên quyển ký sự toàn diện của Cha Bernard, đúng là một khúc của nó—hiện nay chỉ một ít đoạn—nhưng chúng liên quan một biến cố trung tâm trong quyển sách. Tháng February 1942, sau cái chết của mẹ ngài, Cha Bernard thình lình được giải thoát khỏi Dachau, và được phép về nhà, nhưng có một điều gì bất lợi: Ngài có thể ở lại trong cuộc sống dân sự, miễn là đồng ý cộng tác với các thẩm quyền Nazi địa phương.
Cuốn phim thăm dò tình trạng khó xử này: Điểm chính của cuốn phim, Cha Kremer sẽ dựa cách lỏng lẻo trên Cha Bernard—làm hại đức tin của mình và giả mạo một giao kèo quỉ dữ, hay là từ chối, vì đức tin của mình, dầu điều đó có nghĩa là trở lại Dachau và có lẽ chết? Quyết định của ngài thì hoàn toàn phù hợp với với sự ngài dấn thân vì Chúa Kitô, và chính trên mức độ này mà cuốn phim làm xúc động dân chúng.
Nói như vậy rồi, “Ngày thứ Chín,” vì tất cả những hấp dẫn của nó, có một số nhược điểm. Sự xem xét lại tốt nhất của cuốn phim được phổ biên bởi Dimitri Cavalli, kẻ đã trình bày những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong lần xuất bản tháng 10/ 2006 trong ấn bản được duyệt lại có tên là New Oxford.
Cuốn phim có một số đặc tính và pha cảnh hư cấu không có trong sách, bản niên đại không như nhau, và cái nhìn của nó về Đức Piô XII, đấng không bao giờ xuất hiện trên màn sân khấu nhưng chỉ được nhắc tới, (cái nhìn) có tính đồng cảm nhưng sai lầm: Cuốn phim chấp nhận ý niệm Ngài giữ “thinh lặng” vì quan tâm tới những vụ trả đủa.
Trên thực tế, cuốn phim có những điều quen biết này: Đức Giáo Hoàng, như chúng ta thấy, đã nói rõ, và những trả đủa xảy đến—sau đó, ngài thực hiện tinh tế những lời nói của ngài, nhưng cả lúc đó điều ngài nói người tín hữu cũng hiểu được.
Như là một linh mục được cứu vãn, Cha Michel Riquet nói: “Suốt những năm kinh tởm này, khi chúng tôi nghe đài Vatican và nghe những sứ điệp Giáo Hoàng, chúng tôi cảm thấy hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, trong việc giúp đở những người Do Thái bị bắt bớ và chống lại bạo lực Nazi” (Figaro, 4/1/1964).
Cha Riquet, như Cha Bernard, là một người tù Dachau.
- Ông nghĩ điều gì là những sứ điệp quan trọng nhất trong tập ký sự của cha Bernard?
- Tôi tưởng có ba. Một là, chúng ta phải đánh giá đức tin của chúng ta mỗi ngày, và đừng bao giờ cho đó là xong; hai là công nhận những kẻ đã gìn giữ đức tin cho chúng ta bằng cách chịu những hy sinh lạ thường; và sau cùng, không cho phép sự dữ chiến thắng chúng ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Một trong những đoạn có tác động mạnh nhất trong “Priestblock” xảy ra ngay lúc đầu, như là một loại ghi chú cẩn thận cho độc giả—không cho phép điều anh sắp đọc làm suy yếu tư tưởng Kitô hữu của mình.
Ngưới tín hữu Kitô, “Priestblock” dạy chúng ta, tin chắc chắn về sự công bình muôn đời của Thiên Chúa; nhưng đồng thời, biết rằng Thiên Chúa muốn chúng ta tha thứ và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ chúng ta.
Do đó, Cha Bernard xin chúng ta đọc quyển sách của ngài trong một tinh thần yêu thương: “Nhưng chúng ta phải tha thứ. Chúng ta phải tha thứ đang khi vẫn ý thức về sự ghê tởm đầy đủ của điều đã xảy ra, không những vì không sự gì có tính xây dựng có thể được xây dựng trên một nền tảng hận thù—không là một Châu Âu mới hay là một thế giới mới—nhưng hơn hết vì Đấng ra lệnh và thúc giục chúng ta tha thứ, và trước Đấng mà chúng ta, những nạn nhân cũng như những kẻ đao phủ, tất cả là kẻ nợ đáng thương cần lòng thương xót.”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét