150 ngàn tín hữu tham dự Thánh Lễ Đức Thánh Cha cử hành với các gia đình
VATICAN. Sáng chúa nhật 27-10-2013, 150 ngàn tín hữu đã tham dự Thánh Lễ ĐTC Phanxicô cử hành với các gia đình đến từ 75 nước trên thế giới, kết thúc tốt đẹp cuộc hành hương của cac gia đình tại Roma trong Năm Đức Tin.
Tối thứ bẩy trước đó, 26-10-2013, các gia đình này đã gặp gỡ với ĐTC, chia sẻ chứng từ và tuyên xưng đức tin, cũng tại quảng trường thánh Phêrô. Trong số các tín hữu có nhiều người thuộc các phong trào Công giáo Tiến hành, canh tân trong Thánh Linh, Con đường tân dự tòng, v.v. Đồng tế với ĐTC có hơn 60 HY và GM, cùng với 500 LM
Bài giảng Thánh Lễ
Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC đã dựa vào các bài đọc để rút ra những bài học thực tế cho đời sống gia đình, đó là gia đình cầu nguyện, gia đình bảo tồn đức tin và gia đình sống niềm vui. Ngài nói:
”Các bài đọc chúa nhật hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về một vài đặc tính cơ bản của gia đình Kitô.
1. Thứ I: gia đình cầu nguyện. Đoạn sách Tin Mừng làm nổi bật hai cách thức cầu nguyện, một cách sai lầm như người biệt phái - và một cách đúng đắn là cách của người thu thuế. Người biệt phái là hiện thân của một thái độ không biểu lộ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vì những ơn lành và lòng từ bi của Ngài, nhưng đúng hơn tỏ ra tự mãn. Người biệt phải cảm thấy mình là người công chính, thấy mình hoàn hảo, và hãnh diện đoán xét người khác từ trên bệ cao của mình. Trái lại, người thu thuế không nói nhiều lời. Kinh nguyện của ông là một sự điều độ khiêm tốn, ý thức về sự bất xứng và tình trạng lầm than của mình: người ấy nhìn nhìn nhận mình cần ơn tha thứ và lòng từ bi của Thiên Chúa.
Kinh nguyện của người thu thuế là kinh nguyện của người nghèo, và là kinh nguyện làm hài lòng Thiên Chúa, như bài đọc thứ I đã nói, kinh nguyện ấy ”bay tới mây trời” (Hc 35,20), trong khi kinh nguyện của người biệt phái nặng nề vì những kiêu căng thừa thãi.
Hỡi các gia đình thân mến, dưới ánh sáng Lời Chúa, tôi muốn hỏi anh chị em: thỉnh thoảng anh chị em có cầu nguyện trong gia đình không? Tôi biết một số gia đình có cầu nguyện chung. Nhưng cũng có nhiều người nói với tôi: mà làm sao cầu nguyện chung? Vì dường như kinh nguyện là chuyện cá nhân, vả lại chả bao giờ có lúc thuận thiện, yên tĩnh.. Đúng thế, nhưng vấn đề ở đây là khiêm tốn, nhìn nhận rằng chúng ta cần Thiên Chúa, giống như người biệt phái! và cần có sự đơn sơ! Cùng nhau đọc kinh ”Lạy Cha” quanh bàn ăn, ta có thể làm được. Và cầu nguyện chung với kinh Mân Côi trong gia đình, đó là điều thật đẹp và mang lại bao nhiêu sức mạnh! Và cầu nguyện cho nhau! Chồng cầu cho vợ, vợ cầu cho chồng, cả hai cầu cho con cái, và con cái cầu cho cha mẹ, ông bà. Cầu nguyện cho nhau, đó là cầu nguyện trong gia đình, và điều làm cho gia đình mạnh mẽ chính là lời cầu nguyện.
2. Bài đọc thứ hai gợi cho chúng ta một điểm khác nữa: gia đình gìn giữ đức tin. Thánh Phaolô Tông Đồ, vào cuối đời, đã làm một bản kết toán cơ bản: ”Tôi đã bảo tồn đức tin” (2 Tm 4,7). Nhưng làm sao bảo tồn đức tin? Không phải trong một tủ sắt! Không phải chôn vùi đức tin dưới đất, như người đầy tớ lười biếng. Thánh Phaolô so sánh cuộc sống của ngài với một cuộc trận chiến và một cuộc chạy đua. Ngài đã bảo tồn đức tin vì ngài không phải chỉ thu hẹp vào việc bảo vệ đức tin, nhưng loan báo, chiếu tỏa và đưa đức tin đi xa. Ngài quyết liệt chống lại những người muốn bảo tồn, ”tẩm liệm” đóng khung sứ điệp của Chúa Kitô trong biên cương Palestine. Vì thế, thánh nhân đã thực hiện những chọn lựa can đảm, đi tới những lãnh thổ đố kỵ, để cho mình bị những người xa xăm, những nền văn hóa khác, khiêu khích, ngài đã rao giảng một cách thẳng thắn không sợ hãi. Thánh Phaolô đã bảo tồn đức tin vì, như ngài đã nhận lãnh, đã trao ban, đẩy mình tới những vùng ngoại biên, không bám vào những vị trí tự vệ.
Ở đây chúng ta cũng có thể tự hỏi: chúng ta có thể giữ gìn đức tin như thế nào? Phải chăng chúng ta giữ đức tin cho mình, trong gia đình chúng ta, như một tư sản, hay chúng ta biết chia sẻ đức tin bằng chứng tá, bằng sự tiếp đón, cởi mở đối với tha nhân? Tất cả chúng ta biết rằng các gia đình, nhất là những gia đình trẻ, thường ”chạy”, quá nhiều công việc; nhưng đôi khi anh chị em có nghĩ rằng sự chạy đi vậy có thể cũng là một cuộc chạy đua đức tin? Các gia đình Kitô là những gia đình thừa sai, trong đời sống hằng ngày, làm những công việc hằng ngày, đặt muối và men đức tin trong mọi sự!
3. Một khía cạnh chúng ta rút được từ Lời Chúa, đó là gia đình sống niềm vui. Trong thánh vịnh đáp ca có thành ngữ này: ”Những người nghèo hãy lắng nghe và vui mừng” (33/34,3). Trọn thánh vịnh này là một bài ca chúc tụng Chúa là nguồn mạch vui mừng và an bình. Đâu là lý do để vui mừng? Thưa đó là: Chúa ở gần, Ngài lắng nghe tiếng kêu của những người khiêm hạ và giải thoát họ khỏi sự ác. Thánh Phaolô cũng viết: ”Anh chị em hãy luôn vui tươi.. Chúa đang ở gần!” (Pl 4,4-5). Hôm nay tôi muốn hỏi mỗi người trong anh chị em, như một bài tập cần làm: ở nhà có niềm vui không? Niềm vui trong gia đình bạn như thế nào? Mỗi người hãy tự trả lời!
Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em biết rõ điều này: niềm vui chân thực mà ta nếm hưởng trong gia đình không phải là một cái gì hời hợt, không đến từ sự vật, từ những hoàn cảnh thuận tiện.. Niềm vui chân thực đến từ một sự hòa hợp sâu xa giữa con ngừơi, mà mọi người đều cảm thấy trong tâm hồn, nâng đỡ nhau trên con đường đời. Nhưng ở căn cội tâm tình vui mừng sâu xa ấy có sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình, có tình thương đón tiếp, của Ngài, tình yêu từ bi, tôn trọng mọi người. Và nhất là một tình yêu kiên nhẫn: kiên nhẫn là một đức tính của Thiên Chúa và Chúa dạy rằng trong gia đình phải có tình yêu kiên nhẫn như thế, mỗi người đối với nhau. Chỉ mình Thiên Chúa biết kiến tạo sự hòa hợp giữa những khác biệt. Nếu thiếu tình thương của Thiên Chúa, thì cả gia đình cũng mất đi sự hòa hợp, và thái độ duy cá nhân chủ nghĩa sẽ trổi vượt, và niềm vui bị tắt lịm. Trái lại, gia đình nào sống niềm vui đức tin thì tự nhiên cũng thông truyền, là muối đất và là ánh sáng thế gian, là men cho xã hội.
Và ĐTC kết luận rằng:
Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em hãy luôn sống với niềm tin và với tinh thần đơn sơ, như Thánh Gia Nazareth. Ước gì niềm vui và an bình của Chúa luôn ở cùng anh chị em!
Kinh nguyện dâng lên Thánh Giá Thất
Cuối thánh lễ, Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC..
Tiếp đó, ĐTC tiến đến trước ảnh Thánh Gia và đọc kinh cầu nguyện với Thánh Gia Thất:
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, hôm nay chúng con muốn nhìn lên Thánh Gia Thất Nazareth với lòng ngưỡng mộ và tín thác; nơi Thánh Gia, chúng con chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự hiệp thông trong tình yêu chân thực; chúng con phó thác cho các Ngài tất cả các gia đình chúng con, để những kỳ công của ân thánh được đổi mới trong họ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, là trường dạy Thánh Tin Mừng đầy sức thu hút: xin dạy chúng con noi gương nhân đức của các Ngài nhờ một kỷ luật tinh thần khôn ngoan, xin ban cho chúng con cái nhìn trong sáng biết nhận ra công trình của Chúa Quan Phòng trong những thực tại hằng ngày của cuộc sống.
Lạy Thánh Gia Nazareth, đã trung thành gìn giữ mầu nhiệm cứu độ, xin làm tái sinh nơi chúng con lòng quí mến sự thinh lặng, xin làm cho gia đình chúng con thành Nhà Tiệc Ly cầu nguyện và biến thành những Giáo Hội tại gia nhỏ bé, xin canh tân ước muốn nên thánh, nâng đỡ những vất vả cao thượng của lao công, giáo dục, lắng nghe, cảm thông lẫn nhau và tha thứ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin khơi dậy trong xã hội chúng con ý thức về tính chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, là thiện ích vô giá và không thể thay thế được. Ước gì mỗi gia đình trở thành nhà ở niềm nở tốt lành và an bình cho các trẻ em và người già, cho người bệnh và cô đơn, cho người nghèo túng.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, cùng với các ngài chúng con tín thác cầu nguyện, và hân hoan phó thác nơi các ngài.
Trước khi đọc kinh truyền tin kết thúc, ĐTC còn ngỏ lời chào và cám ơn tất cả các tín hữu hành hương, đặc biệt là các gia đình đến từ bao nhiêu quốc gia!
Ngài cũng chào thăm các GM và tín hữu từ nước Guinea Equatoriale bên Phi châu đến Roma này nhân dịp trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp định với Tòa Thánh. Xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm nguyên tội bảo vệ quốc dân yêu quí của anh chị em, và giúp anh chị em tiến triển trên con đường hòa hợp và công lý.
ĐTC mời các tín hữu, qua kinh Truyền Tin, cầu xin Mẹ Maria bảo vệ các gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt là các gia đình đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn.
Ngài và các tín hữu 3 lần lập lại lời khẩn nguyện: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, xin cầu cho chúng con.
G. Trần Đức Anh OP
www.vi.radiovaticana.va
Tối thứ bẩy trước đó, 26-10-2013, các gia đình này đã gặp gỡ với ĐTC, chia sẻ chứng từ và tuyên xưng đức tin, cũng tại quảng trường thánh Phêrô. Trong số các tín hữu có nhiều người thuộc các phong trào Công giáo Tiến hành, canh tân trong Thánh Linh, Con đường tân dự tòng, v.v. Đồng tế với ĐTC có hơn 60 HY và GM, cùng với 500 LM
Bài giảng Thánh Lễ
Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC đã dựa vào các bài đọc để rút ra những bài học thực tế cho đời sống gia đình, đó là gia đình cầu nguyện, gia đình bảo tồn đức tin và gia đình sống niềm vui. Ngài nói:
”Các bài đọc chúa nhật hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về một vài đặc tính cơ bản của gia đình Kitô.
1. Thứ I: gia đình cầu nguyện. Đoạn sách Tin Mừng làm nổi bật hai cách thức cầu nguyện, một cách sai lầm như người biệt phái - và một cách đúng đắn là cách của người thu thuế. Người biệt phái là hiện thân của một thái độ không biểu lộ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa vì những ơn lành và lòng từ bi của Ngài, nhưng đúng hơn tỏ ra tự mãn. Người biệt phải cảm thấy mình là người công chính, thấy mình hoàn hảo, và hãnh diện đoán xét người khác từ trên bệ cao của mình. Trái lại, người thu thuế không nói nhiều lời. Kinh nguyện của ông là một sự điều độ khiêm tốn, ý thức về sự bất xứng và tình trạng lầm than của mình: người ấy nhìn nhìn nhận mình cần ơn tha thứ và lòng từ bi của Thiên Chúa.
Kinh nguyện của người thu thuế là kinh nguyện của người nghèo, và là kinh nguyện làm hài lòng Thiên Chúa, như bài đọc thứ I đã nói, kinh nguyện ấy ”bay tới mây trời” (Hc 35,20), trong khi kinh nguyện của người biệt phái nặng nề vì những kiêu căng thừa thãi.
Hỡi các gia đình thân mến, dưới ánh sáng Lời Chúa, tôi muốn hỏi anh chị em: thỉnh thoảng anh chị em có cầu nguyện trong gia đình không? Tôi biết một số gia đình có cầu nguyện chung. Nhưng cũng có nhiều người nói với tôi: mà làm sao cầu nguyện chung? Vì dường như kinh nguyện là chuyện cá nhân, vả lại chả bao giờ có lúc thuận thiện, yên tĩnh.. Đúng thế, nhưng vấn đề ở đây là khiêm tốn, nhìn nhận rằng chúng ta cần Thiên Chúa, giống như người biệt phái! và cần có sự đơn sơ! Cùng nhau đọc kinh ”Lạy Cha” quanh bàn ăn, ta có thể làm được. Và cầu nguyện chung với kinh Mân Côi trong gia đình, đó là điều thật đẹp và mang lại bao nhiêu sức mạnh! Và cầu nguyện cho nhau! Chồng cầu cho vợ, vợ cầu cho chồng, cả hai cầu cho con cái, và con cái cầu cho cha mẹ, ông bà. Cầu nguyện cho nhau, đó là cầu nguyện trong gia đình, và điều làm cho gia đình mạnh mẽ chính là lời cầu nguyện.
2. Bài đọc thứ hai gợi cho chúng ta một điểm khác nữa: gia đình gìn giữ đức tin. Thánh Phaolô Tông Đồ, vào cuối đời, đã làm một bản kết toán cơ bản: ”Tôi đã bảo tồn đức tin” (2 Tm 4,7). Nhưng làm sao bảo tồn đức tin? Không phải trong một tủ sắt! Không phải chôn vùi đức tin dưới đất, như người đầy tớ lười biếng. Thánh Phaolô so sánh cuộc sống của ngài với một cuộc trận chiến và một cuộc chạy đua. Ngài đã bảo tồn đức tin vì ngài không phải chỉ thu hẹp vào việc bảo vệ đức tin, nhưng loan báo, chiếu tỏa và đưa đức tin đi xa. Ngài quyết liệt chống lại những người muốn bảo tồn, ”tẩm liệm” đóng khung sứ điệp của Chúa Kitô trong biên cương Palestine. Vì thế, thánh nhân đã thực hiện những chọn lựa can đảm, đi tới những lãnh thổ đố kỵ, để cho mình bị những người xa xăm, những nền văn hóa khác, khiêu khích, ngài đã rao giảng một cách thẳng thắn không sợ hãi. Thánh Phaolô đã bảo tồn đức tin vì, như ngài đã nhận lãnh, đã trao ban, đẩy mình tới những vùng ngoại biên, không bám vào những vị trí tự vệ.
Ở đây chúng ta cũng có thể tự hỏi: chúng ta có thể giữ gìn đức tin như thế nào? Phải chăng chúng ta giữ đức tin cho mình, trong gia đình chúng ta, như một tư sản, hay chúng ta biết chia sẻ đức tin bằng chứng tá, bằng sự tiếp đón, cởi mở đối với tha nhân? Tất cả chúng ta biết rằng các gia đình, nhất là những gia đình trẻ, thường ”chạy”, quá nhiều công việc; nhưng đôi khi anh chị em có nghĩ rằng sự chạy đi vậy có thể cũng là một cuộc chạy đua đức tin? Các gia đình Kitô là những gia đình thừa sai, trong đời sống hằng ngày, làm những công việc hằng ngày, đặt muối và men đức tin trong mọi sự!
3. Một khía cạnh chúng ta rút được từ Lời Chúa, đó là gia đình sống niềm vui. Trong thánh vịnh đáp ca có thành ngữ này: ”Những người nghèo hãy lắng nghe và vui mừng” (33/34,3). Trọn thánh vịnh này là một bài ca chúc tụng Chúa là nguồn mạch vui mừng và an bình. Đâu là lý do để vui mừng? Thưa đó là: Chúa ở gần, Ngài lắng nghe tiếng kêu của những người khiêm hạ và giải thoát họ khỏi sự ác. Thánh Phaolô cũng viết: ”Anh chị em hãy luôn vui tươi.. Chúa đang ở gần!” (Pl 4,4-5). Hôm nay tôi muốn hỏi mỗi người trong anh chị em, như một bài tập cần làm: ở nhà có niềm vui không? Niềm vui trong gia đình bạn như thế nào? Mỗi người hãy tự trả lời!
Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em biết rõ điều này: niềm vui chân thực mà ta nếm hưởng trong gia đình không phải là một cái gì hời hợt, không đến từ sự vật, từ những hoàn cảnh thuận tiện.. Niềm vui chân thực đến từ một sự hòa hợp sâu xa giữa con ngừơi, mà mọi người đều cảm thấy trong tâm hồn, nâng đỡ nhau trên con đường đời. Nhưng ở căn cội tâm tình vui mừng sâu xa ấy có sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình, có tình thương đón tiếp, của Ngài, tình yêu từ bi, tôn trọng mọi người. Và nhất là một tình yêu kiên nhẫn: kiên nhẫn là một đức tính của Thiên Chúa và Chúa dạy rằng trong gia đình phải có tình yêu kiên nhẫn như thế, mỗi người đối với nhau. Chỉ mình Thiên Chúa biết kiến tạo sự hòa hợp giữa những khác biệt. Nếu thiếu tình thương của Thiên Chúa, thì cả gia đình cũng mất đi sự hòa hợp, và thái độ duy cá nhân chủ nghĩa sẽ trổi vượt, và niềm vui bị tắt lịm. Trái lại, gia đình nào sống niềm vui đức tin thì tự nhiên cũng thông truyền, là muối đất và là ánh sáng thế gian, là men cho xã hội.
Và ĐTC kết luận rằng:
Hỡi các gia đình thân mến, anh chị em hãy luôn sống với niềm tin và với tinh thần đơn sơ, như Thánh Gia Nazareth. Ước gì niềm vui và an bình của Chúa luôn ở cùng anh chị em!
Kinh nguyện dâng lên Thánh Giá Thất
Cuối thánh lễ, Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC..
Tiếp đó, ĐTC tiến đến trước ảnh Thánh Gia và đọc kinh cầu nguyện với Thánh Gia Thất:
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, hôm nay chúng con muốn nhìn lên Thánh Gia Thất Nazareth với lòng ngưỡng mộ và tín thác; nơi Thánh Gia, chúng con chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự hiệp thông trong tình yêu chân thực; chúng con phó thác cho các Ngài tất cả các gia đình chúng con, để những kỳ công của ân thánh được đổi mới trong họ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, là trường dạy Thánh Tin Mừng đầy sức thu hút: xin dạy chúng con noi gương nhân đức của các Ngài nhờ một kỷ luật tinh thần khôn ngoan, xin ban cho chúng con cái nhìn trong sáng biết nhận ra công trình của Chúa Quan Phòng trong những thực tại hằng ngày của cuộc sống.
Lạy Thánh Gia Nazareth, đã trung thành gìn giữ mầu nhiệm cứu độ, xin làm tái sinh nơi chúng con lòng quí mến sự thinh lặng, xin làm cho gia đình chúng con thành Nhà Tiệc Ly cầu nguyện và biến thành những Giáo Hội tại gia nhỏ bé, xin canh tân ước muốn nên thánh, nâng đỡ những vất vả cao thượng của lao công, giáo dục, lắng nghe, cảm thông lẫn nhau và tha thứ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin khơi dậy trong xã hội chúng con ý thức về tính chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, là thiện ích vô giá và không thể thay thế được. Ước gì mỗi gia đình trở thành nhà ở niềm nở tốt lành và an bình cho các trẻ em và người già, cho người bệnh và cô đơn, cho người nghèo túng.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, cùng với các ngài chúng con tín thác cầu nguyện, và hân hoan phó thác nơi các ngài.
Trước khi đọc kinh truyền tin kết thúc, ĐTC còn ngỏ lời chào và cám ơn tất cả các tín hữu hành hương, đặc biệt là các gia đình đến từ bao nhiêu quốc gia!
Ngài cũng chào thăm các GM và tín hữu từ nước Guinea Equatoriale bên Phi châu đến Roma này nhân dịp trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp định với Tòa Thánh. Xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm nguyên tội bảo vệ quốc dân yêu quí của anh chị em, và giúp anh chị em tiến triển trên con đường hòa hợp và công lý.
ĐTC mời các tín hữu, qua kinh Truyền Tin, cầu xin Mẹ Maria bảo vệ các gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt là các gia đình đang sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn.
Ngài và các tín hữu 3 lần lập lại lời khẩn nguyện: Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, xin cầu cho chúng con.
G. Trần Đức Anh OP
www.vi.radiovaticana.va
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét