Gia Đình Công Giáo (2/2)
Gia đình truyền thống Việt Nam dưới ảnh hưởng Nho giáo
Trong chế độ phong kiến, xã hội được thiết lập theo quy củ của một hệ thống đóng kín, dựa trên đạo lý Khổng Mạnh. Nho giáo chủ trương một đời sống xã hội có trật tự, có tôn ti đẳng cấp: từ cá nhân, gia đình, làng mạc, đến những cộng đồng lớn hơn. Mỗi đơn vị ở vào vị trí của mình, hoạt động cách hài hòa, là điều kiện của sự phồn thịnh. Nhưng đàng sau hay ở trên những tổ chức xã hội phát triển và vững mạnh có vai trò thiết yếu của những người cầm quyền. Người cầm quyền cai trị là người được thấm nhuần đạo lý: đạo làm người và đạo lý thánh hiền.
Khổng Tử đặt nặng vấn đề ổn định xã hội, bằng việc phác họa mô hình lý tưởng của người lãnh đạo. Để thành người lãnh đạo quần chúng có tài có đức theo Nho giáo, phải trải nghiệm các chặng đường của cương lĩnh mang tên “Bát điều mục”. Tức là đã học tập và thi hành những nguyên tắc đề ra trong “Bát điều mục”, vốn được trình bày trong sách Đại Học. Có tám điều quan trọng trong chương trình đào luyện này, tuy nhiên, người đời có thói quen nhấn mạnh đến bốn công đoạn cuối cùng: Tu thân, – Tề gia, – Trị quốc, – Bình thiên hạ. Hay, vắn tắt hơn: “tu, tề, trị, bình”. Nói cách khác, chỉ có kẻ sĩ, tức là người được đào luyện theo giáo lý thánh hiền, mới xứng đáng cai trị dân. Nho giáo gọi họ là người quân tử hay bậc thánh nhân, những người đã trải qua giai đoạn biết tu sửa chính mình, biết cai quản gia đình mình cách ổn thỏa. Thực ra, chỉ có việc tổ chức và cai quản một gia đình êm ấm thuận hòa mới là trắc nghiệm khả năng lãnh đạo của một người. Gia đình thời phong kiến thường được hiểu như “đại gia đình”, gồm ba thế hệ: ông bà, con, cháu. Điều hành một gia đình theo truyền thống đòi hỏi nhiều đức tính quan trọng.
Không phải vô tình mà quan niệm xa xưa của Nho giáo ở Á châu cũng trùng hợp với tư tưởng của một mục sư Tin lành người Mỹ vào thời nay: “không một thành công nào khác có thể bù đấp cho sự thất bại trong gia đình” (“No other success can compensate for failure in the home”, David O. McKay, (1873-1970.)
Nếu Nho giáo có tham vọng đào luyện những người cầm đầu cai trị dân bằng đạo lý thánh hiền, thì không chỉ có cương lĩnh “Bát điều mục”, nhưng còn những giáo huấn nghiêm nhặt khác phải tuân thủ. Mỗi người trong cương vị của mình phải học biết để chu toàn những bổn phận riêng biệt, tùy theo giới tính là nam hay nữ, như cụ Nguyễn đình Chiểu nêu lên trong Lục Vân Tiên: “Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.
A/ Huấn luyện nam giới
Trong quan niệm Nho giáo, đàn ông chiếm địa vị ưu thế trong gia đình và xã hội. Người nam có nhiều đặc ân, nhưng cũng có nhiều bổn phận. Bởi thế, sinh làm đàn ông là một món nợ phải trả: “Tang bồng hồ thỉ, nam nhi trái, Cái công danh là cái nợ nần” (Nguyễn Công Trứ).
Đạo làm trai, cốt ở việc rèn luyện những đức tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo, được tóm lược trong nguyên tắc: Tam Cương, Ngũ Thường.
Tam cương: tam cương là 3 giềng mối, tức là 3 trật tự của xã hội của chế độ phong kiến xa xưa:
1/ Quân thần cương: (Vua – tôi), đạo vua và thần tức các quan lại trong triều đình. Nho giáo dạy phải trung với vua.
2/ Phụ tử cương: bổn phận của cha và con. Con phải có hiếu với cha mẹ. Phần cha mẹ thì phải hết lòng thương yêu, chăm sóc dạy dỗ con cái cho nên người và làm gương tốt cho con.
3/ Phu phụ cương: bổn phận vợ chồng. Đạo vợ chồng cốt ở việc sống là thuận hòa trong tình thương yêu che chở, đùm bọc lẫn nhau dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng phải giữ gìn trọn vẹn như vậy. Vợ chồng sống với nhau, ngoài tình thương yêu, còn phải giữ nghĩa với nhau.
Ngũ thường: 5 điều thường có của con người.
1/ Nhân: phải có lòng thương người.
2/ Nghĩa: phải có đạo nghĩa
.
3/ Lễ: đối xử phải có lễ phép với nhau.
4/ Trí: con người phải có trí khôn, phải đào luyện trí tuệ để sống nên người.
5/ Tín: con người phải sống thành thật để mọi người tin mình
B/ Huấn luyện nữ giới
Phẩm Hạnh hay đức tính tốt của người con gái theo quan niệm Nho Giáo gồm có:
Tam Tòng:
Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha),
Xuất giá tòng phu (Về nhà chồng thờ chồng),
Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con).
Tứ Đức (bốn đức hạnh cơ bản để thành phụ nữ gương mẫu, sống theo lễ giáo):
-Công (Công Việc),
-Ngôn (Lời Nói),
-Dung (Nhan Sắc),
-Hạnh (Đức Tính)
Vào thời phong kiến, người đàn ông là trụ cột gia đình, là gia trưởng có trách nhiệm lớn lao, nhưng cũng có nhiều quyền lợi, như quyền đa thê: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng.” Người bình dân thường nói về quyền hầu như tuyệt đối của chồng trong gia đình, qua thành ngữ: “chồng chúa vợ tôi”. Cũng trong bối cảnh quyền tuyệt đối của cha mẹ trong xã hội cổ truyền, con cái- nhất là nữ giới- không có quyền tự do chọn lựa, dù là nghề nghiệp, hay cả người phối ngẫu của mình, nhưng phải vâng theo quyết định của cha mẹ: ”Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó!
”
Khi người chồng có quyền lớn, mà không có đức độ, không được hun đúc bởi đạo lý thánh hiền, thì xảy ra những tệ nạn. Như ở nhiều nơi, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, có những người chồng vũ phu, thường xảy ra bạo lực gia đình.
Cách chung, hiện nay, luật pháp xã hội tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trong gia đình theo nguyên tắc: “nam nữ bình quyền”. Nếu xưa kia, trong nền văn minh nông nghiệp, người đàn bà phụ thuộc đàn ông trong lãnh vực kinh tế tài chính, thì hiện nay người phụ nữ đi làm có tiền, nên có nhiều tự do hơn. Họ độc lập về kinh tế, nên cũng có quyền lên tiếng trong gia đình, cả quyền đòi ly dị. Vì thế, mô hình gia đình theo truyền thống Nho giáo với những giáo điều khắt khe, và những kiểm soát chặt chẽ, không còn tồn tại nguyên vẹn, nhưng biến chuyển theo nhiều hướng khác nhau.
Hiện nay, theo trào lưu biến đổi của thế giới, gia đình Việt Nam truyền thống có nguy cơ tan rã, bởi những hình thức sống mới ngoài khuông khổ và những yếu tố phân hóa: sống thử, sống chung trước hôn nhân, hôn nhân đồng tính, ly dị, phá thai và những tệ nạn bạo lực gia đình.
Trong chế độ phong kiến, xã hội được thiết lập theo quy củ của một hệ thống đóng kín, dựa trên đạo lý Khổng Mạnh. Nho giáo chủ trương một đời sống xã hội có trật tự, có tôn ti đẳng cấp: từ cá nhân, gia đình, làng mạc, đến những cộng đồng lớn hơn. Mỗi đơn vị ở vào vị trí của mình, hoạt động cách hài hòa, là điều kiện của sự phồn thịnh. Nhưng đàng sau hay ở trên những tổ chức xã hội phát triển và vững mạnh có vai trò thiết yếu của những người cầm quyền. Người cầm quyền cai trị là người được thấm nhuần đạo lý: đạo làm người và đạo lý thánh hiền.
Khổng Tử đặt nặng vấn đề ổn định xã hội, bằng việc phác họa mô hình lý tưởng của người lãnh đạo. Để thành người lãnh đạo quần chúng có tài có đức theo Nho giáo, phải trải nghiệm các chặng đường của cương lĩnh mang tên “Bát điều mục”. Tức là đã học tập và thi hành những nguyên tắc đề ra trong “Bát điều mục”, vốn được trình bày trong sách Đại Học. Có tám điều quan trọng trong chương trình đào luyện này, tuy nhiên, người đời có thói quen nhấn mạnh đến bốn công đoạn cuối cùng: Tu thân, – Tề gia, – Trị quốc, – Bình thiên hạ. Hay, vắn tắt hơn: “tu, tề, trị, bình”. Nói cách khác, chỉ có kẻ sĩ, tức là người được đào luyện theo giáo lý thánh hiền, mới xứng đáng cai trị dân. Nho giáo gọi họ là người quân tử hay bậc thánh nhân, những người đã trải qua giai đoạn biết tu sửa chính mình, biết cai quản gia đình mình cách ổn thỏa. Thực ra, chỉ có việc tổ chức và cai quản một gia đình êm ấm thuận hòa mới là trắc nghiệm khả năng lãnh đạo của một người. Gia đình thời phong kiến thường được hiểu như “đại gia đình”, gồm ba thế hệ: ông bà, con, cháu. Điều hành một gia đình theo truyền thống đòi hỏi nhiều đức tính quan trọng.
Không phải vô tình mà quan niệm xa xưa của Nho giáo ở Á châu cũng trùng hợp với tư tưởng của một mục sư Tin lành người Mỹ vào thời nay: “không một thành công nào khác có thể bù đấp cho sự thất bại trong gia đình” (“No other success can compensate for failure in the home”, David O. McKay, (1873-1970.)
Nếu Nho giáo có tham vọng đào luyện những người cầm đầu cai trị dân bằng đạo lý thánh hiền, thì không chỉ có cương lĩnh “Bát điều mục”, nhưng còn những giáo huấn nghiêm nhặt khác phải tuân thủ. Mỗi người trong cương vị của mình phải học biết để chu toàn những bổn phận riêng biệt, tùy theo giới tính là nam hay nữ, như cụ Nguyễn đình Chiểu nêu lên trong Lục Vân Tiên: “Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.
A/ Huấn luyện nam giới
Trong quan niệm Nho giáo, đàn ông chiếm địa vị ưu thế trong gia đình và xã hội. Người nam có nhiều đặc ân, nhưng cũng có nhiều bổn phận. Bởi thế, sinh làm đàn ông là một món nợ phải trả: “Tang bồng hồ thỉ, nam nhi trái, Cái công danh là cái nợ nần” (Nguyễn Công Trứ).
Đạo làm trai, cốt ở việc rèn luyện những đức tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo, được tóm lược trong nguyên tắc: Tam Cương, Ngũ Thường.
Tam cương: tam cương là 3 giềng mối, tức là 3 trật tự của xã hội của chế độ phong kiến xa xưa:
1/ Quân thần cương: (Vua – tôi), đạo vua và thần tức các quan lại trong triều đình. Nho giáo dạy phải trung với vua.
2/ Phụ tử cương: bổn phận của cha và con. Con phải có hiếu với cha mẹ. Phần cha mẹ thì phải hết lòng thương yêu, chăm sóc dạy dỗ con cái cho nên người và làm gương tốt cho con.
3/ Phu phụ cương: bổn phận vợ chồng. Đạo vợ chồng cốt ở việc sống là thuận hòa trong tình thương yêu che chở, đùm bọc lẫn nhau dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng phải giữ gìn trọn vẹn như vậy. Vợ chồng sống với nhau, ngoài tình thương yêu, còn phải giữ nghĩa với nhau.
Ngũ thường: 5 điều thường có của con người.
1/ Nhân: phải có lòng thương người.
2/ Nghĩa: phải có đạo nghĩa
.
3/ Lễ: đối xử phải có lễ phép với nhau.
4/ Trí: con người phải có trí khôn, phải đào luyện trí tuệ để sống nên người.
5/ Tín: con người phải sống thành thật để mọi người tin mình
B/ Huấn luyện nữ giới
Phẩm Hạnh hay đức tính tốt của người con gái theo quan niệm Nho Giáo gồm có:
Tam Tòng:
Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha),
Xuất giá tòng phu (Về nhà chồng thờ chồng),
Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con).
Tứ Đức (bốn đức hạnh cơ bản để thành phụ nữ gương mẫu, sống theo lễ giáo):
-Công (Công Việc),
-Ngôn (Lời Nói),
-Dung (Nhan Sắc),
-Hạnh (Đức Tính)
Vào thời phong kiến, người đàn ông là trụ cột gia đình, là gia trưởng có trách nhiệm lớn lao, nhưng cũng có nhiều quyền lợi, như quyền đa thê: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng.” Người bình dân thường nói về quyền hầu như tuyệt đối của chồng trong gia đình, qua thành ngữ: “chồng chúa vợ tôi”. Cũng trong bối cảnh quyền tuyệt đối của cha mẹ trong xã hội cổ truyền, con cái- nhất là nữ giới- không có quyền tự do chọn lựa, dù là nghề nghiệp, hay cả người phối ngẫu của mình, nhưng phải vâng theo quyết định của cha mẹ: ”Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó!
”
Khi người chồng có quyền lớn, mà không có đức độ, không được hun đúc bởi đạo lý thánh hiền, thì xảy ra những tệ nạn. Như ở nhiều nơi, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, có những người chồng vũ phu, thường xảy ra bạo lực gia đình.
Cách chung, hiện nay, luật pháp xã hội tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trong gia đình theo nguyên tắc: “nam nữ bình quyền”. Nếu xưa kia, trong nền văn minh nông nghiệp, người đàn bà phụ thuộc đàn ông trong lãnh vực kinh tế tài chính, thì hiện nay người phụ nữ đi làm có tiền, nên có nhiều tự do hơn. Họ độc lập về kinh tế, nên cũng có quyền lên tiếng trong gia đình, cả quyền đòi ly dị. Vì thế, mô hình gia đình theo truyền thống Nho giáo với những giáo điều khắt khe, và những kiểm soát chặt chẽ, không còn tồn tại nguyên vẹn, nhưng biến chuyển theo nhiều hướng khác nhau.
Hiện nay, theo trào lưu biến đổi của thế giới, gia đình Việt Nam truyền thống có nguy cơ tan rã, bởi những hình thức sống mới ngoài khuông khổ và những yếu tố phân hóa: sống thử, sống chung trước hôn nhân, hôn nhân đồng tính, ly dị, phá thai và những tệ nạn bạo lực gia đình.
Gia đình Kitô giáo
Khi các nhà truyền giáo Tây phương đến giảng đạo tại Việt Nam, thì có một số trí thức khâm phục giáo lý cao siêu của các ngài, nhưng không thể quyết định theo đạo, vì luật đạo đòi hỏi một vợ một chồng, trong khi xã hội phong kiến cho phép chế độ đa thê.
Đặc tính cúa hôn nhân Kitô giáo là một vợ một chồng. Bình đẳng giữa người nam người nữ. Hôn nhân là ngưỡng cửa đi vào gia đình. Gia đình là thiết yếu trong chương trình của TC. Luật đến từ Thiên Chúa, khi tạo dựng con người. Không ai có thể thay đổi. Nếu luật pháp do con người ấn định thì quyền bính loài người có thể thay đổi. Nhưng khi luật pháp do TC ấn định, thì con người phải tuân theo, để bảo đảm lợi ích cho chính con người. Dựa trên giáo huấn Kinh Thánh, gia đình Kitô giáo được hướng dẫn cách cụ thể để thực hiện chức năng của mình là giúp vợ chồng thương yêu nâng đỡ nhau và huấn luyện con cái chẳng những thành người hữu ích cho xã hội mà còn trở thành con TC, hầu mở mang Nước Chúa.
Theo Kinh Thánh, con người được TC tạo dựng, giống hình ảnh TC, mà TC là Tình yêu. Vì thế con người được dựng nên để sống trong tình yêu, cách chính xác là tình yêu nam nữ. Và Kinh Thánh dùng hình ảnh người nữ được tạo dựng từ xương sườn của người nam, để kết luận: “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2, 24). Nếu, hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được ấn định từ trong Cựu Ước, thì trong Tân Ước, Chúa Giêsu tái khẳng định tính cách bất khả phân ly của hôn nhân hợp pháp, mặc dầu có sự đề kháng của nhiều người, nhất là sự chống đối quyêt liệt từ phái Pharisêu:.
“Người Phari-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? “Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ”, và Người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19,3-6)
Hôn nhân Kitô giáo không chỉ là một khế ước xã hội, nhưng còn là bí tích, nghĩa là dấu chỉ hữu hình ban ân sủng vô hình. Trên bình diện đức tin, hôn nhân Kitô giáo còn là hình ảnh và thực tại sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Thánh Phaolô đã trình bày giáo lý này cách long trọng trong Thư gửi giáo đoàn Êphêsô, để khuyến cáo người chồng phải yêu thương vợ mình:
“Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng” (Eph 5,25-33).”
Mặc dù hôn nhân một vợ một chồng trong Hội Thánh cho thấy người phụ nữ được tôn trọng và bình quyền với người nam, nhưng Phaolô cũng lấy lại hình ảnh Đức Kitô và Giáo hội để nói đến bổn phận người vợ là phục tùng chồng trong tình yêu vô vị lợi:
“Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy” (Eph 5, 22-24).
Nếu gia đình Kitô giáo được thiết lập do ý muốn TC, thì mục đích và lý tưởng của nó không chỉ là một đời sống ấm êm trên trần gian nhưng còn hướng đến những thực tại siêu nhiên, sự cứu độ của cha mẹ và con cái. Gia đình công giáo: một vợ, một chồng, một đức tin, một TC. Đó là nơi đào luyện và bảo vệ đức tin và giúp nhau sống trong Tình Yêu đích thực của TC. Theo nghĩa đó, gia đình công giáo còn được gọi là “giáo hội tại gia”(ecclesiola). Khi gia đình sống theo huấn giới của TC thì việc thờ phượng TC phải đặt lên hàng đầu, mà cách thể hiện cụ thể là giờ kinh tối sáng.
Khi các nhà truyền giáo Tây phương đến giảng đạo tại Việt Nam, thì có một số trí thức khâm phục giáo lý cao siêu của các ngài, nhưng không thể quyết định theo đạo, vì luật đạo đòi hỏi một vợ một chồng, trong khi xã hội phong kiến cho phép chế độ đa thê.
Đặc tính cúa hôn nhân Kitô giáo là một vợ một chồng. Bình đẳng giữa người nam người nữ. Hôn nhân là ngưỡng cửa đi vào gia đình. Gia đình là thiết yếu trong chương trình của TC. Luật đến từ Thiên Chúa, khi tạo dựng con người. Không ai có thể thay đổi. Nếu luật pháp do con người ấn định thì quyền bính loài người có thể thay đổi. Nhưng khi luật pháp do TC ấn định, thì con người phải tuân theo, để bảo đảm lợi ích cho chính con người. Dựa trên giáo huấn Kinh Thánh, gia đình Kitô giáo được hướng dẫn cách cụ thể để thực hiện chức năng của mình là giúp vợ chồng thương yêu nâng đỡ nhau và huấn luyện con cái chẳng những thành người hữu ích cho xã hội mà còn trở thành con TC, hầu mở mang Nước Chúa.
Theo Kinh Thánh, con người được TC tạo dựng, giống hình ảnh TC, mà TC là Tình yêu. Vì thế con người được dựng nên để sống trong tình yêu, cách chính xác là tình yêu nam nữ. Và Kinh Thánh dùng hình ảnh người nữ được tạo dựng từ xương sườn của người nam, để kết luận: “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2, 24). Nếu, hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được ấn định từ trong Cựu Ước, thì trong Tân Ước, Chúa Giêsu tái khẳng định tính cách bất khả phân ly của hôn nhân hợp pháp, mặc dầu có sự đề kháng của nhiều người, nhất là sự chống đối quyêt liệt từ phái Pharisêu:.
“Người Phari-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? “Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ”, và Người đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt 19,3-6)
Hôn nhân Kitô giáo không chỉ là một khế ước xã hội, nhưng còn là bí tích, nghĩa là dấu chỉ hữu hình ban ân sủng vô hình. Trên bình diện đức tin, hôn nhân Kitô giáo còn là hình ảnh và thực tại sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Thánh Phaolô đã trình bày giáo lý này cách long trọng trong Thư gửi giáo đoàn Êphêsô, để khuyến cáo người chồng phải yêu thương vợ mình:
“Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách Thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng” (Eph 5,25-33).”
Mặc dù hôn nhân một vợ một chồng trong Hội Thánh cho thấy người phụ nữ được tôn trọng và bình quyền với người nam, nhưng Phaolô cũng lấy lại hình ảnh Đức Kitô và Giáo hội để nói đến bổn phận người vợ là phục tùng chồng trong tình yêu vô vị lợi:
“Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy” (Eph 5, 22-24).
Nếu gia đình Kitô giáo được thiết lập do ý muốn TC, thì mục đích và lý tưởng của nó không chỉ là một đời sống ấm êm trên trần gian nhưng còn hướng đến những thực tại siêu nhiên, sự cứu độ của cha mẹ và con cái. Gia đình công giáo: một vợ, một chồng, một đức tin, một TC. Đó là nơi đào luyện và bảo vệ đức tin và giúp nhau sống trong Tình Yêu đích thực của TC. Theo nghĩa đó, gia đình công giáo còn được gọi là “giáo hội tại gia”(ecclesiola). Khi gia đình sống theo huấn giới của TC thì việc thờ phượng TC phải đặt lên hàng đầu, mà cách thể hiện cụ thể là giờ kinh tối sáng.
Những bóng tối trong gia đình công giáo
Chúng ta mở đầu bài suy niệm với cách sống của con người hậu tân đại. Một cách sống vố đe dọa định chế hôn nhân cách trầm trọng: hôn nhân truyền thống theo Nho giáo, cả hôn nhân theo công giáo. Đó là điều mà Sách Giáo Lý Công giáo nói đến như: “hôn nhân dưới chế độ tội lỗi” (s.1606). Cùng với sự giảm sút lòng tin, chúng ta chứng kiến tình trạng: sống thử, ly dị, phá thai…và những xáo trộn khác trong hôn nhân. Những trường hợp ly dị trong gia đình công giáo đang gia tăng. Để tránh ly dị và tái hôn, người công giáo hiện nay- nhất là tại Âu Mỹ- tìm đến thủ tục “tiêu hôn”. Tức là tòa án hôn phối tuyên bố hôn nhân không thành sự. Theo thống kê, năm 1968 có 450 án tiêu hôn tại Mỹ, đến năm 1990 số đó đã tăng vọt lên trên 50.000.
Nhìn chung, Giáo Hội hiện nay có ít ơn gọi. Một trong lý do của tình trạng này –ít nhất tại Âu Mỹ- là gia đình có ít con và gia đình phân ly, không giữ đạo, vợ chồng ly dị.
Tại Việt Nam, số ơn gọi đi tu còn đông. Nhiều nước đến Việt Nam tìm ơn gọi. Một trong những lý do số ơn gọi tại Việt Nam còn đông, -nhất là tại miền quê,- là vì gia đình thường đông con và gia đình còn sống đạo. Đó là điều đáng mừng. Mong sao gia đình Việt Nam luôn là cái nôi để tin mừng hóa nước Việt và thế giới.
Chúng ta mở đầu bài suy niệm với cách sống của con người hậu tân đại. Một cách sống vố đe dọa định chế hôn nhân cách trầm trọng: hôn nhân truyền thống theo Nho giáo, cả hôn nhân theo công giáo. Đó là điều mà Sách Giáo Lý Công giáo nói đến như: “hôn nhân dưới chế độ tội lỗi” (s.1606). Cùng với sự giảm sút lòng tin, chúng ta chứng kiến tình trạng: sống thử, ly dị, phá thai…và những xáo trộn khác trong hôn nhân. Những trường hợp ly dị trong gia đình công giáo đang gia tăng. Để tránh ly dị và tái hôn, người công giáo hiện nay- nhất là tại Âu Mỹ- tìm đến thủ tục “tiêu hôn”. Tức là tòa án hôn phối tuyên bố hôn nhân không thành sự. Theo thống kê, năm 1968 có 450 án tiêu hôn tại Mỹ, đến năm 1990 số đó đã tăng vọt lên trên 50.000.
Nhìn chung, Giáo Hội hiện nay có ít ơn gọi. Một trong lý do của tình trạng này –ít nhất tại Âu Mỹ- là gia đình có ít con và gia đình phân ly, không giữ đạo, vợ chồng ly dị.
Tại Việt Nam, số ơn gọi đi tu còn đông. Nhiều nước đến Việt Nam tìm ơn gọi. Một trong những lý do số ơn gọi tại Việt Nam còn đông, -nhất là tại miền quê,- là vì gia đình thường đông con và gia đình còn sống đạo. Đó là điều đáng mừng. Mong sao gia đình Việt Nam luôn là cái nôi để tin mừng hóa nước Việt và thế giới.
(Lm. Antôn Ngô Văn Vững, SJ)
http://dongten.net/noidung/39818
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét