Hiểu Biết và Đón Nhận Những Giáo Huấn về Hôn Nhân và Gia đình (1)
Đời sống Giáo Hội trong thời đại ngày nay mang nét đặc trưng là sự tái khám sâu rộng về Lời Chúa, vốn có sức tác động theo nhiều cách khác nhau nơi các giáo phận, giáo xứ và cộng đoàn giáo hội. Tuy nhiên, nhiều câu trả lời và nhiều quan sát cho thấy rằng sự hiểu biết, thông truyền và đón nhận giáo huấn của Giáo Hội về gia đình diễn ra theo nhiều cách nhau, phụ thuộc vào đời sống gia đình, cơ cấu Giáo Hội và những nhân tố văn hóa xã hội. Tại những nơi có truyền thống Kitô giáo sống động và chương trình mục vụ được tổ chức tốt, thì người ta hưởng ứng nhiệt tình với những học thuyết Kitô giáo về hôn nhân và gia đình. Ở những nơi khác, nhiều Kitô hữu, vì nhiều lý do khác nhau, ngay cả việc tồn tại học thuyết này, họ cũng chẳng ý thức đến.
Hiểu biết của Kinh Thánh về gia đình
Cách chung, ta có thể nói rằng giáo huấn của Kinh Thánh, đặc biệt là giáo huấn trong các sách Tin Mừng và trong các Thư của Thánh Phaolô, ngày nay được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả các hội đồng giám mục đều nhất trí rằng vẫn còn có nhiều việc cần phải làm nếu muốn giáo huấn này trở nên nền tảng cho linh đạo, cho đời sống Kitô hữu, và ngay cả cho đời sống gia đình. Nhiều câu trả lời cũng chú ý đến một khát vọng lớn lao nơi các tín hữu, đó là khát vọng muốn biết Kinh Thánh nhiều hơn.
Liên quan đến vấn đề này, việc huấn luyện hàng giáo sĩ trở thành nhân tố quyết định, đặc biệt hệ ở phẩm chất các bài giảng lễ mà có lần Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến (cf. EG 135 – 144). Thực vậy, bài giảng là một phương tiện tuyệt vời giúp trình bày Kinh Thánh cho các tín hữu và giúp giải thích tầm quan trọng của Kinh Thánh trong Giáo Hội và trong cuộc sống thường ngày. Nhờ việc giảng giải thích đáng, Dân Chúa có thể thưởng thức nét đẹp của Lời Chúa vốn là nguồn mạch của sức lôi cuốn và mang lại nguồn an ủi cho đời sống gia đình. Bên cạnh bài giảng, một phương tiện quan trọng khác là xúc tiến thực thi trong các giáo phận và các giáo xứ những chương trình giúp tín hữu có thể tiếp cận Kinh Thánh một cách xứng hợp. Nhiều nơi đề nghị không nên nhân rộng quá nhiều những sáng kiến mục vụ; thay vào đó, đưa Kinh Thánh thấm nhập vào mọi khía cạnh thừa tác vụ, vốn đang thực hiện vì lợi ích của các gia đình. Mỗi hoàn cảnh mà nơi đó Giáo Hội được mời gọi chăm sóc mục vụ cho người tín hữu sống đời sống gia đình, mỗi hoàn cảnh ấy có thể cung cấp một cơ hội cho việc loan báo, cảm nghiệm và đánh giá đúng mức Tin Mừng cho Gia Đình.
Cách chung, ta có thể nói rằng giáo huấn của Kinh Thánh, đặc biệt là giáo huấn trong các sách Tin Mừng và trong các Thư của Thánh Phaolô, ngày nay được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả các hội đồng giám mục đều nhất trí rằng vẫn còn có nhiều việc cần phải làm nếu muốn giáo huấn này trở nên nền tảng cho linh đạo, cho đời sống Kitô hữu, và ngay cả cho đời sống gia đình. Nhiều câu trả lời cũng chú ý đến một khát vọng lớn lao nơi các tín hữu, đó là khát vọng muốn biết Kinh Thánh nhiều hơn.
Liên quan đến vấn đề này, việc huấn luyện hàng giáo sĩ trở thành nhân tố quyết định, đặc biệt hệ ở phẩm chất các bài giảng lễ mà có lần Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đến (cf. EG 135 – 144). Thực vậy, bài giảng là một phương tiện tuyệt vời giúp trình bày Kinh Thánh cho các tín hữu và giúp giải thích tầm quan trọng của Kinh Thánh trong Giáo Hội và trong cuộc sống thường ngày. Nhờ việc giảng giải thích đáng, Dân Chúa có thể thưởng thức nét đẹp của Lời Chúa vốn là nguồn mạch của sức lôi cuốn và mang lại nguồn an ủi cho đời sống gia đình. Bên cạnh bài giảng, một phương tiện quan trọng khác là xúc tiến thực thi trong các giáo phận và các giáo xứ những chương trình giúp tín hữu có thể tiếp cận Kinh Thánh một cách xứng hợp. Nhiều nơi đề nghị không nên nhân rộng quá nhiều những sáng kiến mục vụ; thay vào đó, đưa Kinh Thánh thấm nhập vào mọi khía cạnh thừa tác vụ, vốn đang thực hiện vì lợi ích của các gia đình. Mỗi hoàn cảnh mà nơi đó Giáo Hội được mời gọi chăm sóc mục vụ cho người tín hữu sống đời sống gia đình, mỗi hoàn cảnh ấy có thể cung cấp một cơ hội cho việc loan báo, cảm nghiệm và đánh giá đúng mức Tin Mừng cho Gia Đình.
Hiểu biết về các văn kiện của Huấn Quyền
Hiểu biết của Dân Chúa về các văn kiện Công Đồng và Hậu Công Đồng liên hệ đến Huấn Quyền Giáo Hội về gia đình dường như còn khá khiếm khuyết, mặc dù những ai hoạt động trong lãnh vực thần học hiển nhiên biết rõ về một số văn kiện này. Tuy nhiên, những tài liệu này dường như không có một chỗ đứng trong tâm thức các tín hữu. Một vài câu trả lời nói rõ rằng các tín hữu không biết gì về các văn kiện này, trong khi những câu trả lời khác lại nói rằng người ta, đặc biệt là các giáo dân vốn không được chuẩn bị trước đó, nhìn các văn kiện này như thể chúng được “dành riêng” hay “giới hạn cho số ít người”; chúng đòi người ta phải nỗ lực để tiếp cận và nghiên cứu chúng. Thông thường, những ai không có sự chuẩn bị thích hợp, đều cảm thấy khó đọc những văn kiện này. Tuy nhiên, các câu trả lời thấy được nhu cầu cần phải trình bày điểm thiết yếu của chân lý vốn được khẳng định trong các văn kiện này.
Hiểu biết của Dân Chúa về các văn kiện Công Đồng và Hậu Công Đồng liên hệ đến Huấn Quyền Giáo Hội về gia đình dường như còn khá khiếm khuyết, mặc dù những ai hoạt động trong lãnh vực thần học hiển nhiên biết rõ về một số văn kiện này. Tuy nhiên, những tài liệu này dường như không có một chỗ đứng trong tâm thức các tín hữu. Một vài câu trả lời nói rõ rằng các tín hữu không biết gì về các văn kiện này, trong khi những câu trả lời khác lại nói rằng người ta, đặc biệt là các giáo dân vốn không được chuẩn bị trước đó, nhìn các văn kiện này như thể chúng được “dành riêng” hay “giới hạn cho số ít người”; chúng đòi người ta phải nỗ lực để tiếp cận và nghiên cứu chúng. Thông thường, những ai không có sự chuẩn bị thích hợp, đều cảm thấy khó đọc những văn kiện này. Tuy nhiên, các câu trả lời thấy được nhu cầu cần phải trình bày điểm thiết yếu của chân lý vốn được khẳng định trong các văn kiện này.
(Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, The Pastoral Challenges of the Family in the Context of Evangelization (Instrumentum Laboris), Bản dịch Việt ngữ của Lê Hoàng Nam, SJ, số 8-11)
Cầu nguyện
Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con. Xin Thánh Thần hướng dẫn chúng con, giúp chúng con hiểu biết hơn về Thánh Ý Chúa muốn cho chúng con về đời sống gia đình của chúng con. Đồng thời, xin Chúa ban ơn sức mạnh và quảng đại, giúp chúng con can đảm sống điều Chúa dạy trong từng hoàn cảnh cụ thể của chúng con, đặc biệt trong những khó khăn và nghịch cảnh. Amen.
Câu hỏi phản tỉnh
1. Tôi quan tâm học biết Giáo huấn của Chúa và Giáo Hội về đời sống gia đình như thế nào?
2. Đâu là những khó khăn tôi gặp phải trong việc học biết và áp dụng giáo huấn ấy vào đời sống thực tế của tôi?
(Truyền thông Dòng Tên)
http://dongten.net/noidung/40200
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét