VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH PIÔ X GIÁO HOÀNG
Tin Mừng
thánh Mátthêu 16,13-20
Ngày 21
tháng 8
TIN MỪNG
13 Khi Đức
Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng:
"Người ta nói Con Người là ai? "14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là
ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông
Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."15 Đức Giê-su lại hỏi: "Còn
anh em, anh em bảo Thầy là ai? "16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là
Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."17 Đức Giê-su nói với ông: "Này
anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân
mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này,
Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy
sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời
cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ
tháo cởi như vậy."20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai
biết Người là Đấng Ki-tô.
13 When Jesus went into
the region of Caesarea Philippi he asked his disciples, "Who do people say
that the Son of Man is?"
14 They replied, "Some say John the Baptist, others Elijah,
still others Jeremiah or one of the prophets."
15 He said to them, "But who do you say that I am?"
16 Simon Peter said in reply, "You are the Messiah, the Son
of the living God."
17 Jesus said to him in reply, "Blessed are you, Simon son
of Jonah. For flesh and blood has not
revealed this to you, but my heavenly Father.
18 And so I say to you, you are Peter, and upon this rock I will
build my church, and the gates of the netherworld shall not prevail against it.
19 I will give you the keys to the kingdom of heaven. Whatever
you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth
shall be loosed in heaven."
20 Then he strictly
ordered his disciples to tell no one that he was the Messiah.
I. HÌNH TÔ
* Chủ đề
của hình này là gì?:
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy
viết câu Tin Mừng Mátthêu 16,18
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Đây là những nhân vật người ta nói về Con
Người là ai? (Mt 16,13-14)
a. Ông
Giêrêmia
b. Ông
Êlia
c. Ông
Gioan tẩy giả
d. Cả a, b
và c đúng.
02. Ai đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con
Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)
a. Ông
Gioan
b. Ông
Philipphê
c. Ông
Tôma
d. Ông
Simon Phêrô
03. Ai dã mạc khải cho ông Simon Phêrô biết Đức
Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,17)
a. Ông
Môsê
b. Cha của
Thầy, Đấng ngự trên trời
c. Tổ phụ
Ápraham
d. Ngôn sứ
Êlia
a4. Đức Giêsu sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy trên
Tảng Đá và quyền lực của ai sẽ không thắng nổi? (Mt 16,18)
a. Chính
trị
b. Tử thần
c. Vua
chúa
d. Xã hội.
a5. Đức Giêsu trao cho ai chìa khóa Nước Trời?
(Mt 16,19)
a. Ông
Giacôbê
b. Ông
Phêrô
c. Ông
Gioan
d. Ông
Tôma
B.
b1. Thánh Piô X, Giáo hoàng, tên thật là Guiseppe
Melchierre Sartô, sinh tại làng Riese miền Venetia, ngày 02 tháng 6 năm 1835
thuộc nước nào?
a. Nước Bồ
Đào Nha
b. Nước
Đức
c. Nước Ý
d. Nước
Tây Ban Nha
b2. Đây là khẩu hiệu của Đức Giáo Hoàng Piô X:
a. Thiên
Chúa là tình yêu
b. Cập
nhật hóa
c. Canh
tân đổi mới trong Đức Kitô.
d. Trung
tín và phó thác
b3. Đây là những việc Đức Giáo Hoàng đã làm trong
thời gian trị vì của ngài:
a. Ban hành thông điệp Lamentabili kết án 65 mệnh đề duy tân
thuyết.
b. Ban một sắc lệnh hủy bỏ đặc quyền "veto" của các vị
vua. (“veto” quyền phủ quyết Giáo hoàng)
c. Đề cao bình ca Gregorian trong phụng vụ và cấm dùng các bản nhạc
đời trong thánh đường
d. Cả a, b
và c đúng
b4. Đây là những việc Đức
Giáo Hoàng Piô X đã làm liên quan tới bí tích thánh thể:
a. Cho các trẻ em tới tuổi khôn được rước Mình Thánh
Chúa
b. Cho các tín hữu được rước lễ hằng ngày
c. Thiết
lập nghi thức Chầu Thánh Thể
d. Chỉ có
a và b đúng.
b5. Giáo Hoàng Piô X đã lo âu, đau khổ vì thế
giới bước vào chiến tranh. Ngài nói : "Ðây là sự đau khổ sau cùng mà Chúa
gửi đến cho tôi. Tôi sẽ sung sướng hy sinh tính mạng để gìn giữ con cái đáng
thương của tôi khỏi tai họa khủng khiếp này." Ngài qua đời ngày 20 tháng 8
năm 1914 sau khi cuộc chiến bắt đầu được vài tuần lễ. Ngài được phong chân
phước ngày 3 tháng 6 năm 1951 và sau đó ba năm ngài được phong lên bậc hiển
thánh vào ngày 29 tháng 5 năm 1954. Đức Giáo Hoàng nào đã tôn phong ngài lên
bậc hiển thánh?
a. Đức
Giáo Hoàng Lêô XIII
b. Đức
Giáo Hoàng Piô XII
c. Đức
Giáo Hoàng Gioan XXIII
d. Đức
Giáo Hoàng Xis tô V
III. Ô CHỮ
Những gợi ý:
01. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu
là ai? (Mt 16,16)
02. Ông Simon Phêrô tuyên xưng ai
là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)
03.
Đây là 1 trong những nhân vật mà người ta nghĩ về Con Người là ai? (Mt 16,14)
04. Đức Giêsu đã trao cho ông Phêrô
chìa khóa gì? (Mt 16,19)
05. Trên Tảng Đá là Phêrô, Đức
Giêsu sẽ xây dựng điều gì của ngài? (Mt 16,18)
06. Đức Giêsu trao cho ông Phêrô
chìa khóa Nước Trời : dưới đất, anh cầm buộc điều gì, thì ở đâu cũng sẽ cầm
buộc như vậy? (Mt 16,19)
07. Đức Giêsu nói với ông Phêrô:
Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy và quyền lực của ai sẽ không tháng nỗi? (Mt 16,18)
08. Ai đã tuyên xưng "Thầy là
Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống"? (Mt 16,16)
09. Đức Giêsu gọi ông Simon là
Phêrô, nghĩa là gì? (Mt 16, 18)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Thầy
là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống."
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,16
Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH PIÔ X GIÁO HOÀNG
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,13-20
Ngày 21 tháng 8
I. HÌNH TÔ
* Chủ đề :
Đức Giáo
Hoàng Pi ô X
* Tin Mừng
Mátthêu 16,18 :
“Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá,
trên tảng đá này,
Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,
và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”
II. TRẮC NGHIỆM
a1. d. Cả a, b và c đúng (Mt 16,13-14)
a2. d. Ông Simon Phêrô (Mt 16,16)
a3. b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời
(Mt 16,17)
a4. b. Tử thần (Mt 16,18)
a5. b. Ông Phêrô (Mt 16,19)
B.
b1. c. Nước Ý
b2. c. Canh tân đổi mới trong Đức Kitô.
b3. d. Cả
a, b và c đúng
b4. d. Chỉ có a và b đúng.
b5. b. Đức
Giáo Hoàng Piô XII
III. Ô CHỮ
01. Đấng Kitô (Mt 16,16)
02. Đức Giêsu (Mt 16,16)
03.
Êlia (Mt 16,14)
04. Nước Trời (Mt 16,19)
05. Hội Thánh (Mt 1618)
06. Trên trời (Mt 16,19)
07. Tử thần (Mt 16,18)
08. Simôn Phêrô (Mt 16,16)
09. Tảng Đá (Mt 16,18)
Hàng dọc : Giáo Hoàng
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Ngày 21/8:Thánh Piô X, Giáo Hoàng
Thánh Piô X giáo hoàng tên thật là
Guiseppe Melchierre Sartô, sinh tại làng Riese miền Venetia, ngày 02 tháng 6
năm 1835. Cha Ngài ông Giovanni Battista Sartô thành hôn với mẹ Ngài là bà
Margherita Samon, nhỏ hơn ông tới một nửa số tuổi. Vì vậy lên 17 tuổi, Ngài đã
mồ côi cha. Làm nghề chạy giấy của xã, ông Giovanni Battista làm cha một gia
đình nghèo túng. Chết đi ông cũng để lại một gia đình càng túng quẫn hơn nữa.
Tuy nhiên nhờ lòng đạo đức của cả hai ông bà mà gia đình này đã góp phần đào
tạo nên một vị thánh lớn cho Giáo hội.
Ngay từ nhỏ, học tại trường làng,
Guiseppe đã tỏ ra có nhiều triển vọng, Ngài luôn là một học sinh giỏi đứng đầu
lớp học. Theo phong tục thời đó, dù đã vào ban giúp lễ từ hồi 7 tuổi, mãi tới
năm 11 tuổi, Guiseppe mới được rước lễ lần đầu. Những ngày tháng mong đợi có lẽ
đã khiến Ngài khi lên giáo hoàng sau này, đã cho phép trẻ em được rước lễ vỡ
lòng khi vừa tới tuổi khôn và nhiệt tình cổ võ lòng tôn sùng bí tích Thánh Thể.
Trước bàn thờ Đức Mẹ, dịp rước lễ lần đầu, Guiseppe đã khấn dâng mình cho Chúa.
Từ lâu rồi Ngài đã nuôi ý định này nhưng không dám tỏ bày với cha mẹ. Nhưng khi
biết được ý định của con, mẹ Ngài đã hết sức tán thành, cha Ngài ngập ngừng vì
thấy gia đình nghèo túng, nhưng rồi cũng quảng đại vâng theo ý Chúa. Mọi người
đều vui mừng vì quyết định của Guiseppe, nhất là cha sở Riese. Cha phó dạy
tiếng Latinh cho Ngài. Khi đã đủ lực theo bậc trung học ở Castelfrancô cách
Riese 7 cây số. Suốt 4 năm trời Ngài thường vác giầy trên vai, để tiết kiệm, và
đi bộ tới trường rồi lại đi bộ về nhà. Chính lý tưởng làm linh mục là sức mạnh
giúp Ngài kiên trì như vậy.
Hết 4 năm tại Castelfrancô, năm 1850,
Guiseppe lên đại chủng viện Padua .
Gia đình Guiseppe nghèo, cha sở xin được cho Ngài một học bổng, giáo dân trong
họ hằng năm quyên tiền giúp đỡ Ngài. Thật là những nghĩa cử cao đẹp đối với một
ơn gọi. Năm 17 tuổi, ông thân sinh qua đời, Guiseppe muốn bỏ về giúp mẹ và săn
sóc cho 7 đứa em. Lại một nghĩa cử cao đẹp khác vun trồng cho ơn gọi Guiseppe
chín mùi: mẹ Ngài không chấp nhận ý kiến, mà quyết tâm dâng con cho Chúa. Trong
nếp sống nghèo khó nhưng lại giàu lòng quảng đại ấy, Guiseppe đã tiến tới chức
linh mục ngày 28 tháng 9 năm 1858, lúc 23 tuổi.
Sau ngày mở tay tại quê nhà, cha
Guiseppe đi nhận phó xứ Tombolo, chín năm sau Ngài được bổ nhiệm làm chính xứ Salzano.
17 năm làm phó xứ rồi chính xứ, cha Guiseppe sống đời hy sinh tận tụy với giáo
dân, nhất là với những người nghèo khó. Không hề ao ước danh vọng, Ngài lại
được chiếu cố, được tín nhiệm vào chức vụ cao hơn. Đức Giám mục Trevise mời
Ngài về làm trưởng ấn toà giám mục, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc chủng viện.
Luôn luôn Ngài thi hành các chức vụ bề trên giao phó một cách chu đáo.
Năm 1884, đức Lêô XIII, Đấng mà Ngài
sẽ kế vị đặt Ngài làm giám mục cai quản điạ phận Mantua, Ngài muốn từ khước
nhưng đã vâng lời và quyết nên mọi sự cho mọi người.
-
Dân
chúng sẽ thấy tôi luôn kiên trì trong chức vụ, luôn hiền từ và đầy bác ái.
-
Ôm hôn mẹ hiền, Ngài cho mẹ xem chiếc
nhẫn giám mục của mình. Mẹ Ngài cũng sung sướng cho Ngài xem chiếc nhẫn cưới
của mình và nói:
-
Không
có chiếc nhẫn của mẹ thì chẳng có chiếc nhẫn của con.
-
Phải thật nhân đức mới có thể đương
đầu với tình trạng đáng thương của giáo phận: chủng viện gần như trống rỗng,
dân chúng chịu ảnh hưởng của tâm điểm, thệ phản thuyết phóng túng nên lòng đạo
đức sa sút, chẳng còn nhiệt tâm gì với việc tông đồ, với đời sống nội tâm. Sợ
hãi, nhưng đức cha Sartô bắt tay ngay vào việc canh tân. Ngài đi kinh lý khắp
điạ phận rộng lớn. Những cuộc tiếp xúc thường xuyên và thân mật này đã tạo nên
những bước tiến cụ thể. Khi mùa gặt đã tới, Ngài lên tiếng kêu gọi cho ngân quỹ
vơi cạn của chủng viện và được đáp ứng quảng đại. Ngài triệu tập một hội nghị
để trao đổi và để đón nhận các ý kiến. Ngài luôn lo bảo vệ sự toàn vẹn đức tin
và không muốn chấp nhận sự sống nhượng bộ khi không được phép:
-
Người
ta phải tranh đấu nơi thanh thiên bạch nhật.
-
Công việc ngày một nhiều, nhưng Ngài
vẫn thường xuyên thăm viếng các giáo xứ. Buổi sáng kia tới nhà thờ một họ đạo,
Ngài thấy giáo dân đứng chờ trước toà giải tội, Ngài vào ngồi tòa, khiến cha sở
tới nơi phải bối rối. Trợ giúp hàng giáo sĩ về luân lý lẫn tài chánh đó là nét
đặc trưng trong chức vụ của Ngài.
Mỗi hoạt động của vị giám mục thánh
thiện đều tạo thành tiếng vang. Năm 1893, Đức Lêô XIII đặt Ngài làm hồng y giáo
chủ Vevetia. Lần này Ngài mau mắn vâng lời.
-
Khi
vị đại diện Chúa Kitô mở lời, không phải là lúc để nghiệm xét, mà là vâng phục.
Không được phép cân nhắc lệnh truyền để tìm giảm thiểu mức độ vâng phục...
-
Đức Hồng y tiếp tục cùng một chương
trình canh tân. Ngài xây dựng nhiều thánh đường, cô nhi viện, chủng viện và một
phân khoa giáo luật. Ngài can đảm thiết lập thông tấn xã công giáo. Ngài đến
nhà thờ và tranh đấu cho việc tôn trọng luật Chúa.
Ngày 08 tháng 7 năm 1903, đức Lêô XIII
từ trần. Đức Hồng y giáo chủ Sartô phải đi vay tiền mua vé về họp mật nghị bầu
giáo hoàng. Trong mật nghị, Đức Hồng y Puzyna cai quản Krakow cho biết hoàng đế
nước Áo phủ quyết Đức Hồng y Rampella quốc vụ khanh của Đức Lêô XIII mới từ
trần. Cuộc bỏ phiếu đầu 1 tháng 8, Đức Sarto chỉ được 5 phiếu. Đức Hồng y
Gibbons người Mỹ xin Ngài đừng phủ quyết cuộc bầu cử và đến cuộc đầu phiếu thứ
7 ngày 4 tháng 10, Ngài được 50/62 (vì sự kiện trên, sau này người ra hiến chế
Comomissum Nobis để ngăn chận mọi mưu toan chính trị tìm khuynh đảo các cuộc bầu
cử giáo hoàng).
Sau kết quả cuộc bầu cử, Đức hồng y
niên trưởng đến hỏi:
-
Chúng
tôi đã nhân danh Thiên Chúa tiến cử Ngài làm giáo hoàng, Ngài có ưng thuận
không ?
-
Sau giây phút yên lặng trong nước mắt
giàn dụa, Ngài nghẹn ngào trả lời?
-
Ước
gì tôi không phải uống chén này, nhưng mong sao ý Chúa được nên trọn.
-
Thấy câu trả lời chưa rõ, Đức hồng y
niên trưởng hỏi lại lần nữa và Ngài trả lời:
-
Tôi
xin nhận như nhận một thánh giá.
- Vậy Ngài muốn nhận tên gì ?
- Vì tôi phải chịu khổ nên tôi nhận tên của những vị đã phải đau khổ. Tôi nhận tên là PIÔ.
- Vậy Ngài muốn nhận tên gì ?
- Vì tôi phải chịu khổ nên tôi nhận tên của những vị đã phải đau khổ. Tôi nhận tên là PIÔ.
-
Thế là cuộc bầu cử giáo hoàng đã xong.
Lễ đăng quang được cử hành ngày 09 tháng 8 năm 1903. Trong thông điệp đầu tiên,
E Supreni Apostolatus ngày 04 tháng 10 năm 1903 Ngài công bố:
Nếu người ta muốn hỏi chúng tôi một
châm ngôn phát xuất tự đáy lòng, tôi sẽ luôn nói rằng: canh tân mọi sự trong
Đức Kitô.
Suốt triều đại giáo hoàng, Đức Piô X
đã thực hiện châm ngôn ấy. Ngài cho phép các trẻ em nhỏ rước lễ sớm khi vừa tới
tuổi khôn và khuyến khích việc rước lễ hàng ngày. Với thông điệp Pascendi ngày
08 tháng 9 năm 1908 kết án thuyết duy tâm. Ngài sửa lịch và sách nguyện, canh
tân thánh nhạc và truyền dùng trong cả Giáo hội, Ngài thiết lập các viện nghiên
cứu âm nhạc và kinh thánh tại Roma. Ngài khởi đầu công cuộc hệ thống hóa giáo
luật...Về phương diện chính trị, Ngài tạo ra sự dễ dàng trong việc liên lạc
giữa Giáo hội và vương quốc Ý. Khi tổ chức lại các bộ và các toà án, cùng giáo
triều Roma, tông hiến Sapienti Consiliô năm 1908 cho thấy dấu hiệu sẵn sàng
chấp nhận việc để mất các quốc gia của Giáo hội, cũng không cần đến cơ cấu cai
trị dân sự làm khuôn mẫu. Ngay từ năm 1905 Ngài đã cương quyết từ khước hoà ước
Napolêon và chấp nhận sự phân biệt Giáo hội với quốc gia vì biết rằng sự nghèo
khó của Giáo hội Pháp là có lợi hơn.
Giữa những công chuyện hóc búa này,
Đức Piô X không bao giờ thực sự cảm thấy mình được ở nhà. Ngài là “tù nhân ở
Vaticanô”. Một lần tiếp xúc với các bạn cũ, Ngài bật khóc:
-
Xem
người ta đưa tôi lên ghế này đây.
-
Tìm lại nếp sống cũ, Ngài đưa các em
về Roma để giặt ủi và may vá đồ. Khi đau bệnh, Ngài xin linh mục là cháu cho
rước lễ. Ngài còn đưa cả cha tuyên úy và người nấu ăn từ Venetia
về. Thích sống thanh đạm, Ngài bỏ các nghi thức nhỏ nhặt và nhiều truyền thống
nặng hình thức khác. Khi Ngài qua đời người ta còn thấy trong túi áo Ngài những
vật của một học sinh: con dao nhỏ và mẫu bút chì.
Năm 1914 vào năm thứ 11 sau khi Đức
Piô được bầu làm giáo hoàng, Âu Châu lâm vào cảnh chiến tranh. Ngài ngã bệnh,
Ngài dâng lễ cuối cùng, ngày lễ Mông Triệu và qua đời ngày 20 tháng 8, người ta
nói rằng: Ngài bị vỡ tim vì lo buồn cho nhân loại, 9 năm sau đã bắt đầu hồ sơ
phong thánh và ngày 03 tháng 6 năm 1951 Ngài được phong chân phước, ngày 29
tháng 5 năm 1954, sau 40 năm qua đời Ngài được phong hiển thánh.
Chúng ta hãy học gương sống của thánh Piô X. Canh tân đổi mới trong Đức Kitô. Làm tất cả vì lòng yêu mến Chúa và Giáo Hội.
(tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét