Các phát biểu cuối cùng trước khi Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình khai mạc
Đức Phanxicô đã đặc biệt lưu ý tới vấn đề hôn nhân và gia đình. Dù đã có Tài Liệu Làm Việc, đúc kết các câu trả lời cho một bản câu hỏi gửi đi khắp thế giới, tựa là Các Thách Đố Mục Vụ Của Gia Đình Trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa, ngài vẫn cho tổ chức một Thượng Hội Đồng Đặc Biệt bắt đầu từ ngày 5 tháng Mười này, chỉ để lên nghị trình cho THĐ thường lệ về gia đình năm tới.
Trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 6, Đức HY Lorenzo Baldisseri, TTK của THĐ, cho hay Tài Liệu trên gồm ba phần: Phần đầu nói về kế hoạch Thiên Chúa, luật tự nhiên và ơn gọi trong Chúa Kitô. Các khó khăn do luật tự nhiên nêu ra được khắc phục qua việc tham chiếu Thánh Kinh, ngôn ngữ và các trình thuật của Thánh Kinh và bằng cách tham chiếu đề xuất nhằm lên chủ đề và thâm hậu hóa ý niệm được Thánh Kinh linh hứng là “trật tự tạo dựng”, như khả thể tái giải thích ‘luật tự nhiên’ một cách có ý nghĩa hơn về hiện sinh. Hơn nữa, vai trò của gia đình, ‘tế bào căn bản của xã hội, nơi ta học sống với người khác bất chấp các khác biệt của ta và thuộc về nhau’, là vai trò của một nơi ưu tuyển của nhiều giá trị như tình anh em, tình yêu, lòng tôn trọng và sự liên đới giữa các thế hệ, nơi phẩm giá được phát huy, nơi khắc phục chủ nghĩa cá nhân, nơi đóng góp vào ích chung của xã hội.
Phần thứ hai nói tới các thách đố mục vụ nội tại trong gia đình, như khủng hoảng đức tin, các hoàn cảnh khủng hoảng nội bộ, các áp lực từ bên ngoài và nhiều vấn đề khác. Trách nhiệm của mục tử là chuẩn bị hôn nhân, càng ngày càng cần thiết trong xã hội ngày nay, giúp các cặp đính hôn đưa ra các quyết định phù hợp với đức tin của họ vào Thiên Chúa, và xây dựng gia đình họ trên các nền tảng vững chắc.
Ngài nhấn mạnh tới việc phải đặc biệt xem xét các hoàn cảnh khó khăn về mục vụ như các cặp không kết hôn sống với nhau và các cặp kết hợp trên thực tế (de facto), các cặp ly thân và ly dị, các người ly dị tái hôn và có con thêm, các bà mẹ đơn chiếc, những người trong các hoàn cảnh không hợp lệ về giáo luật và những người không tin hay những người Công Giáo không thực hành Đạo muốn kết hôn. Riêng về vấn đề những người ly dị tái hôn, Đức HY Baldisseri cho hay Giáo Hội biết hoàn cảnh của họ và sẽ tìm các giải pháp phù hợp với giáo huấn của mình và dẫn họ tới cuộc sống thanh thản và được hòa giải. Ngài chỉ nhắc tới việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý để có thể tuyên bố cuộc hôn nhân của họ vô hiệu.
Phần thứ ba gồm các chủ đề liên quan tới việc sẵn sàng chấp nhận sự sống mới, như việc hiểu biết và các khó khăn trong việc tiếp nhận huấn quyền, các đề nghị mục vụ, triết lý thực hành bí tích và việc cổ vũ tâm thức phò sự sống… Liên quan tới trách nhiệm giáo dục con cái, có các khó khăn liên quan tới việc truyền thụ đức tin cho chúng; sau cùng là vấn đề giáo dục Kitô Giáo trong các hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Các chủ đề không có trong Tài Liệu Làm Việc lần này sẽ được xem xét tại THĐ thường lệ dự tính vào các ngày 4-25 tháng Mười, 2015 với chủ đề “Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm và ơn gọi gia đình”. Đây sẽ là giai đoạn ba của diễn trình suy tư về gia đình, từng được bắt đầu với mật nghị hội Hồng Y ngày 20 tháng Hai, 2014. Ngài cũng cho biết thành quả của THĐ sắp tới sẽ được dùng để chuẩn bị Tài Liệu Làm Việc cho THĐ thường lệ vào năm tới.
Vì tầm quan trọng của THĐ này, một Ngày Cầu Nguyện đã được tổ chức vào Chúa Nhật 28 tháng Chín và tại Nhà Nguyện Salus Populi Romani của Nhà Thờ Đức Bà Cả, và sẽ có Thánh Lễ mỗi ngày trong suốt khóa họp của THĐ. Chính Đức Phanxicô đã soạn thảo lời cầu nguyện cho THĐ:
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, nơi các Đấng chúng con được chiêm ngắm nét rạng ngời của tình yêu đích thực, chúng con tin tưởng dâng lời nguyện xin:
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin làm cho các gia đình của chúng con trở thành nơi hiệp thông và nhà Tạm của cầu nguyện, thành trường học đích thực của Phúc Âm và Giáo Hội tại gia bé nhỏ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho trong các gia đình đừng bao giờ xảy ra bạo lực, khép kín và chia rẽ nữa: xin cho tất cả những ai đã bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng vì gương xấu sớm tìm được niềm an ủi và được chữa lành.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới làm thức tỉnh nơi mọi người ý thức bản chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, cũng như vẻ đẹp của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse xin nghe lời chúng con, xin nhậm lời chúng con cầu xin. Amen.
Từ ngày đó, nhiều giáo phận trên thế giới đã lên tiếng đáp lại sáng kiến cầu nguyện này.
Tài Liệu Làm Việc
Tưởng cũng nên nhắc lại: trước Tài Liệu Làm Việc nói trên, Tòa Thánh đã gửi đi khắp thế giới một tài liệu gọi là Tài Liệu Chuẩn Bị gồm các câu hỏi để mọi giới trong Giáo Hội trả lời góp ý. Bản thăm dò này chia thành 8 nhóm câu hỏi liên quan tới hôn nhân và gia đình. Các câu hỏi này, theo lời Đức HY Baldisseri, đã “phát sinh ra một suy tư có ý nghĩa nơi Dân Chúa”.
Tại THĐ lần này, “các nghị phụ sẽ khảo sát và phân tích thấu đáo các tín liệu, các chứng từ và các khuyến cáo nhận được từ các Giáo Hội đặc thù ngõ hầu giải đáp các thách đố mới của gia đình”.
Các thách đố được coi là nóng bỏng gồm: vấn đề kết hợp đồng tính, việc lãnh nhận bí tích của những người ly dị và tái hôn, việc sống chung không cheo cưới, và việc phò sự sống.
Về đạo đức tính dục, Tài Liệu Làm Việc cho hay: “Một số khá lớn các hội đồng giám mục gợi ý rằng: Giáo huấn của Giáo Hội, khi được thông truyền một cách rõ ràng trong vẻ đẹp chân thực, nhân bản và Kitô Giáo của nó, đều được phần lớn tín hữu tiếp nhận một cách hăng hái. Giáo huấn ấy cũng được tiếp nhận một cách rộng rãi hơn, khi tín hữu dấn thân thực sự vào hành trình đức tin chứ không chỉ tò mò tìm hiểu xem Giáo Hội nghĩ gì về các vấn đề đạo đức tính dục”.
Ngược lại, cũng có những hội đồng giám mục cho biết “dù biết giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, nhiều Kitô hữu vẫn thấy khó mà chấp nhận nó cách trọn vẹn”, nhất là về ngừa thai, ly dị và tái hôn, đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chấp nhận một cách rộng rãi các giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới phẩm giá sự sống con người, tôn trọng sự sống con người.
Việc dựa vào kết quả của THĐ này để thảo luận thêm và lên khuôn các hướng dẫn mục vụ thích đáng là việc của THĐ thường lệ năm 2015.
Catholic World News, khi đưa tin về việc công bố Tài Liệu Làm Việc, có cho hay: dù các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề gây tranh cãi như ngừa thai, ly dị, tái hôn và kết hợp đồng tính được ủng hộ rõ ràng, nhưng Tài Liệu nhấn mạnh việc phải cư xử cách kính trọng đối với những người không cùng viễn kiến với Giáo Hội và phải chăm sóc mục vụ cho những người Công Giáo hiện đang gặp các hoàn cảnh khó khăn về hôn nhân
Hãng tin này cũng lưu ý Tài Liệu Làm Việc chú tâm tới các vấn đề trong tính phức tạp của chúng. Thí dụ: Âu Châu và Bắc Mỹ muốn đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhưng một số nơi khác thì yêu cầu phải thận trọng kẻo làm thế sẽ gia tăng các bất công và lầm lẫn, hay cho người ta cảm giác không cần tôn trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân, khiến giới trẻ nghĩ hôn nhân không còn là cam kết mãn đời…
Về các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn, Tài Liệu không ngại kể ra các câu truyện hết sức đau lòng nhưng cũng không thiếu các chứng từ về một tình yêu chân thực. Ở đây, khi nói về triết lý thương xót, Tài Liệu nhấn mạnh rằng “Lòng thương xót của Thiên Chúa không cung cấp một thứ che đậy tạm bợ cho các việc làm không đúng của bản thân, mà đúng hơn triệt để dẫn cuộc sống người ta tới hoà giải là thứ sẽ đem lại tín thác và thanh thản mới mẻ qua cuộc canh tân nội tâm đích thực. Mục vụ chăm sóc gia đình, trong khi không hề tự giới hạn mình vào một quan điểm luật pháp, có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương lớn lao mà mỗi người đều được mời tham dự và giúp người ta sống đúng theo phẩm giá ơn gọi này” (số 80).
Riêng đối với những người không thể lãnh nhận các bí tích vì cuộc hôn nhân của họ diễn ra bên ngoài Giáo Hội, Tài Liệu có lời nhắn nhủ này: “Trong các trường hợp này, rõ ràng Giáo Hội không nên mang thái độ quan tòa chuyên kết án (xem Bài Giảng của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Giêng, 2014), mà là thái độ bà mẹ luôn tiếp nhận con cái và băng bó các vết thương của chúng cho lành (xem Niềm Vui Tin Mừng, 139-141). Với lòng thương xót lớn lao, Giáo Hội được kêu gọi tìm ra các hình thức “đồng hành” có thể hỗ trợ con cái mình trên đường hòa giải. Với kiên nhẫn và hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích với những người này rằng việc họ không thể cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô giáo và mối liên hệ với Thiên Chúa (số 103)”.
Francis Rocca thì cho Tài Liệu Làm Việc là điểm qui chiếu ban đầu để THĐ thảo luận. Ký giả này chú tâm tới việc Tài Liệu này nhìn nhận rằng nhiều cặp vợ chồng Công Giáo không tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo. Đối với họ, “làm cha mẹ có trách nhiệm” hàm nghĩa có trách nhiệm chung về lương tâm trong việc chọn phương pháp thích hợp nhất để ngừa thai bất kể là tự nhiên hay nhân tạo. Tài Liệu cũng quan tâm tới lý thuyết phái tính là lý thuyết cho rằng phái tính của mỗi người chỉ là sản phẩm của việc xã hội hóa, không tương ứng với tính dục sinh học của họ. Nên điều cần là THĐ phải bàn tới một “nền nhân học Kitô Giáo”.
Tài Liệu không quên chiều kích kinh tế của cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình: sống chung không cheo cưới thường là do nhu cầu tài chánh, nạn thất nghiệp của người trẻ và thiếu nhà ở. Não trạng ngừa thai có thể do thiếu phương tiện việc chăm sóc trẻ thơ (child care), giờ làm việc không mềm dẻo và nghỉ hộ sản; làm việc lâu giờ và thời gian di chuyển cũng ảnh hưởng tiêu cực trên các mối liên hệ gia đình. Giáo Hội cần lưu tâm tranh đấu cho việc làm xứng hợp, lương bổng công bằng và một chính sách tài chánh có lợi cho gia đình cũng như các chương trình trợ giúp gia đình và trẻ em.
Về những người ly dị, ngoài việc lưu tâm giải quyết vấn đề những người tái hôn dân sự, Tài Liệu “muốn thấy việc phải chú ý hơn tới những người ly thân và ly dị nhưng không tái hôn mà vẫn trung thành với lời thề hứa lúc kết hôn của mình”.
Độc đáo nhưng không cách mạng
Nhiều người kỳ vọng THĐ sẽ có dáng dấp một cuộc cách mạng, nhất là vì những gì người ta nghe được qua bài diễn văn của Đức HY Kasper tại mật nghị hội Hồng Y đầu năm nay. Chính vì thế, linh mục Rosica, phát ngôn viên nói tiếng Anh của Tòa Thánh, ngày 27 tháng Sáu, cho hay: thực ra THĐ sẽ có một tầm nhìn hết sức bao quát đối với nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới ngày nay liên quan tới gia đình: cho người ly dị tái hôn rước lễ, minh giải vấn đề kết hợp đồng tính, cả vấn đề đa hôn nữa. Theo cha, THĐ lần này rất độc đáo, được nhiều người trên khắp thế giới chú ý, không phải chỉ trong Giáo Hội mà cả ở ngoài Giáo Hội nữa. Nhưng sự chú ý này có nguy cơ khiến người ta có ý nghĩ sai lầm coi nó như một cuộc cách mạng nhằm đảo ngược mọi sự và thay đổi mọi sự. Cha không nghĩ vậy.
Theo Cha Rosica, “đây là một THĐ giải quyết chuyện thực tại, chứ không giải quyết chuyện thế giới mà ta muốn có, nhưng là chuyện thế giới ta đang có, và chuyện này được sứ điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội biến đổi ra sao”.
Cha tiết lộ một điều tương đối mới: trong THĐ này, sẽ có ít “giấy tờ” hơn, để tránh lời nhận xét dí dỏm của Đức HY Rouco Varela tại một THĐ trước đây. Vị Hồng Y này bảo: chủ đề của THĐ nên đặt là papyrorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Giấy Tờ, hơn là populorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Các Dân Tộc.
Trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 6, Đức HY Lorenzo Baldisseri, TTK của THĐ, cho hay Tài Liệu trên gồm ba phần: Phần đầu nói về kế hoạch Thiên Chúa, luật tự nhiên và ơn gọi trong Chúa Kitô. Các khó khăn do luật tự nhiên nêu ra được khắc phục qua việc tham chiếu Thánh Kinh, ngôn ngữ và các trình thuật của Thánh Kinh và bằng cách tham chiếu đề xuất nhằm lên chủ đề và thâm hậu hóa ý niệm được Thánh Kinh linh hứng là “trật tự tạo dựng”, như khả thể tái giải thích ‘luật tự nhiên’ một cách có ý nghĩa hơn về hiện sinh. Hơn nữa, vai trò của gia đình, ‘tế bào căn bản của xã hội, nơi ta học sống với người khác bất chấp các khác biệt của ta và thuộc về nhau’, là vai trò của một nơi ưu tuyển của nhiều giá trị như tình anh em, tình yêu, lòng tôn trọng và sự liên đới giữa các thế hệ, nơi phẩm giá được phát huy, nơi khắc phục chủ nghĩa cá nhân, nơi đóng góp vào ích chung của xã hội.
Phần thứ hai nói tới các thách đố mục vụ nội tại trong gia đình, như khủng hoảng đức tin, các hoàn cảnh khủng hoảng nội bộ, các áp lực từ bên ngoài và nhiều vấn đề khác. Trách nhiệm của mục tử là chuẩn bị hôn nhân, càng ngày càng cần thiết trong xã hội ngày nay, giúp các cặp đính hôn đưa ra các quyết định phù hợp với đức tin của họ vào Thiên Chúa, và xây dựng gia đình họ trên các nền tảng vững chắc.
Ngài nhấn mạnh tới việc phải đặc biệt xem xét các hoàn cảnh khó khăn về mục vụ như các cặp không kết hôn sống với nhau và các cặp kết hợp trên thực tế (de facto), các cặp ly thân và ly dị, các người ly dị tái hôn và có con thêm, các bà mẹ đơn chiếc, những người trong các hoàn cảnh không hợp lệ về giáo luật và những người không tin hay những người Công Giáo không thực hành Đạo muốn kết hôn. Riêng về vấn đề những người ly dị tái hôn, Đức HY Baldisseri cho hay Giáo Hội biết hoàn cảnh của họ và sẽ tìm các giải pháp phù hợp với giáo huấn của mình và dẫn họ tới cuộc sống thanh thản và được hòa giải. Ngài chỉ nhắc tới việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý để có thể tuyên bố cuộc hôn nhân của họ vô hiệu.
Phần thứ ba gồm các chủ đề liên quan tới việc sẵn sàng chấp nhận sự sống mới, như việc hiểu biết và các khó khăn trong việc tiếp nhận huấn quyền, các đề nghị mục vụ, triết lý thực hành bí tích và việc cổ vũ tâm thức phò sự sống… Liên quan tới trách nhiệm giáo dục con cái, có các khó khăn liên quan tới việc truyền thụ đức tin cho chúng; sau cùng là vấn đề giáo dục Kitô Giáo trong các hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Các chủ đề không có trong Tài Liệu Làm Việc lần này sẽ được xem xét tại THĐ thường lệ dự tính vào các ngày 4-25 tháng Mười, 2015 với chủ đề “Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm và ơn gọi gia đình”. Đây sẽ là giai đoạn ba của diễn trình suy tư về gia đình, từng được bắt đầu với mật nghị hội Hồng Y ngày 20 tháng Hai, 2014. Ngài cũng cho biết thành quả của THĐ sắp tới sẽ được dùng để chuẩn bị Tài Liệu Làm Việc cho THĐ thường lệ vào năm tới.
Vì tầm quan trọng của THĐ này, một Ngày Cầu Nguyện đã được tổ chức vào Chúa Nhật 28 tháng Chín và tại Nhà Nguyện Salus Populi Romani của Nhà Thờ Đức Bà Cả, và sẽ có Thánh Lễ mỗi ngày trong suốt khóa họp của THĐ. Chính Đức Phanxicô đã soạn thảo lời cầu nguyện cho THĐ:
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, nơi các Đấng chúng con được chiêm ngắm nét rạng ngời của tình yêu đích thực, chúng con tin tưởng dâng lời nguyện xin:
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin làm cho các gia đình của chúng con trở thành nơi hiệp thông và nhà Tạm của cầu nguyện, thành trường học đích thực của Phúc Âm và Giáo Hội tại gia bé nhỏ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho trong các gia đình đừng bao giờ xảy ra bạo lực, khép kín và chia rẽ nữa: xin cho tất cả những ai đã bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng vì gương xấu sớm tìm được niềm an ủi và được chữa lành.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới làm thức tỉnh nơi mọi người ý thức bản chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, cũng như vẻ đẹp của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse xin nghe lời chúng con, xin nhậm lời chúng con cầu xin. Amen.
Từ ngày đó, nhiều giáo phận trên thế giới đã lên tiếng đáp lại sáng kiến cầu nguyện này.
Tài Liệu Làm Việc
Tưởng cũng nên nhắc lại: trước Tài Liệu Làm Việc nói trên, Tòa Thánh đã gửi đi khắp thế giới một tài liệu gọi là Tài Liệu Chuẩn Bị gồm các câu hỏi để mọi giới trong Giáo Hội trả lời góp ý. Bản thăm dò này chia thành 8 nhóm câu hỏi liên quan tới hôn nhân và gia đình. Các câu hỏi này, theo lời Đức HY Baldisseri, đã “phát sinh ra một suy tư có ý nghĩa nơi Dân Chúa”.
Tại THĐ lần này, “các nghị phụ sẽ khảo sát và phân tích thấu đáo các tín liệu, các chứng từ và các khuyến cáo nhận được từ các Giáo Hội đặc thù ngõ hầu giải đáp các thách đố mới của gia đình”.
Các thách đố được coi là nóng bỏng gồm: vấn đề kết hợp đồng tính, việc lãnh nhận bí tích của những người ly dị và tái hôn, việc sống chung không cheo cưới, và việc phò sự sống.
Về đạo đức tính dục, Tài Liệu Làm Việc cho hay: “Một số khá lớn các hội đồng giám mục gợi ý rằng: Giáo huấn của Giáo Hội, khi được thông truyền một cách rõ ràng trong vẻ đẹp chân thực, nhân bản và Kitô Giáo của nó, đều được phần lớn tín hữu tiếp nhận một cách hăng hái. Giáo huấn ấy cũng được tiếp nhận một cách rộng rãi hơn, khi tín hữu dấn thân thực sự vào hành trình đức tin chứ không chỉ tò mò tìm hiểu xem Giáo Hội nghĩ gì về các vấn đề đạo đức tính dục”.
Ngược lại, cũng có những hội đồng giám mục cho biết “dù biết giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, nhiều Kitô hữu vẫn thấy khó mà chấp nhận nó cách trọn vẹn”, nhất là về ngừa thai, ly dị và tái hôn, đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chấp nhận một cách rộng rãi các giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới phẩm giá sự sống con người, tôn trọng sự sống con người.
Việc dựa vào kết quả của THĐ này để thảo luận thêm và lên khuôn các hướng dẫn mục vụ thích đáng là việc của THĐ thường lệ năm 2015.
Catholic World News, khi đưa tin về việc công bố Tài Liệu Làm Việc, có cho hay: dù các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề gây tranh cãi như ngừa thai, ly dị, tái hôn và kết hợp đồng tính được ủng hộ rõ ràng, nhưng Tài Liệu nhấn mạnh việc phải cư xử cách kính trọng đối với những người không cùng viễn kiến với Giáo Hội và phải chăm sóc mục vụ cho những người Công Giáo hiện đang gặp các hoàn cảnh khó khăn về hôn nhân
Hãng tin này cũng lưu ý Tài Liệu Làm Việc chú tâm tới các vấn đề trong tính phức tạp của chúng. Thí dụ: Âu Châu và Bắc Mỹ muốn đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhưng một số nơi khác thì yêu cầu phải thận trọng kẻo làm thế sẽ gia tăng các bất công và lầm lẫn, hay cho người ta cảm giác không cần tôn trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân, khiến giới trẻ nghĩ hôn nhân không còn là cam kết mãn đời…
Về các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn, Tài Liệu không ngại kể ra các câu truyện hết sức đau lòng nhưng cũng không thiếu các chứng từ về một tình yêu chân thực. Ở đây, khi nói về triết lý thương xót, Tài Liệu nhấn mạnh rằng “Lòng thương xót của Thiên Chúa không cung cấp một thứ che đậy tạm bợ cho các việc làm không đúng của bản thân, mà đúng hơn triệt để dẫn cuộc sống người ta tới hoà giải là thứ sẽ đem lại tín thác và thanh thản mới mẻ qua cuộc canh tân nội tâm đích thực. Mục vụ chăm sóc gia đình, trong khi không hề tự giới hạn mình vào một quan điểm luật pháp, có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương lớn lao mà mỗi người đều được mời tham dự và giúp người ta sống đúng theo phẩm giá ơn gọi này” (số 80).
Riêng đối với những người không thể lãnh nhận các bí tích vì cuộc hôn nhân của họ diễn ra bên ngoài Giáo Hội, Tài Liệu có lời nhắn nhủ này: “Trong các trường hợp này, rõ ràng Giáo Hội không nên mang thái độ quan tòa chuyên kết án (xem Bài Giảng của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Giêng, 2014), mà là thái độ bà mẹ luôn tiếp nhận con cái và băng bó các vết thương của chúng cho lành (xem Niềm Vui Tin Mừng, 139-141). Với lòng thương xót lớn lao, Giáo Hội được kêu gọi tìm ra các hình thức “đồng hành” có thể hỗ trợ con cái mình trên đường hòa giải. Với kiên nhẫn và hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích với những người này rằng việc họ không thể cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô giáo và mối liên hệ với Thiên Chúa (số 103)”.
Francis Rocca thì cho Tài Liệu Làm Việc là điểm qui chiếu ban đầu để THĐ thảo luận. Ký giả này chú tâm tới việc Tài Liệu này nhìn nhận rằng nhiều cặp vợ chồng Công Giáo không tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo. Đối với họ, “làm cha mẹ có trách nhiệm” hàm nghĩa có trách nhiệm chung về lương tâm trong việc chọn phương pháp thích hợp nhất để ngừa thai bất kể là tự nhiên hay nhân tạo. Tài Liệu cũng quan tâm tới lý thuyết phái tính là lý thuyết cho rằng phái tính của mỗi người chỉ là sản phẩm của việc xã hội hóa, không tương ứng với tính dục sinh học của họ. Nên điều cần là THĐ phải bàn tới một “nền nhân học Kitô Giáo”.
Tài Liệu không quên chiều kích kinh tế của cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình: sống chung không cheo cưới thường là do nhu cầu tài chánh, nạn thất nghiệp của người trẻ và thiếu nhà ở. Não trạng ngừa thai có thể do thiếu phương tiện việc chăm sóc trẻ thơ (child care), giờ làm việc không mềm dẻo và nghỉ hộ sản; làm việc lâu giờ và thời gian di chuyển cũng ảnh hưởng tiêu cực trên các mối liên hệ gia đình. Giáo Hội cần lưu tâm tranh đấu cho việc làm xứng hợp, lương bổng công bằng và một chính sách tài chánh có lợi cho gia đình cũng như các chương trình trợ giúp gia đình và trẻ em.
Về những người ly dị, ngoài việc lưu tâm giải quyết vấn đề những người tái hôn dân sự, Tài Liệu “muốn thấy việc phải chú ý hơn tới những người ly thân và ly dị nhưng không tái hôn mà vẫn trung thành với lời thề hứa lúc kết hôn của mình”.
Độc đáo nhưng không cách mạng
Nhiều người kỳ vọng THĐ sẽ có dáng dấp một cuộc cách mạng, nhất là vì những gì người ta nghe được qua bài diễn văn của Đức HY Kasper tại mật nghị hội Hồng Y đầu năm nay. Chính vì thế, linh mục Rosica, phát ngôn viên nói tiếng Anh của Tòa Thánh, ngày 27 tháng Sáu, cho hay: thực ra THĐ sẽ có một tầm nhìn hết sức bao quát đối với nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới ngày nay liên quan tới gia đình: cho người ly dị tái hôn rước lễ, minh giải vấn đề kết hợp đồng tính, cả vấn đề đa hôn nữa. Theo cha, THĐ lần này rất độc đáo, được nhiều người trên khắp thế giới chú ý, không phải chỉ trong Giáo Hội mà cả ở ngoài Giáo Hội nữa. Nhưng sự chú ý này có nguy cơ khiến người ta có ý nghĩ sai lầm coi nó như một cuộc cách mạng nhằm đảo ngược mọi sự và thay đổi mọi sự. Cha không nghĩ vậy.
Theo Cha Rosica, “đây là một THĐ giải quyết chuyện thực tại, chứ không giải quyết chuyện thế giới mà ta muốn có, nhưng là chuyện thế giới ta đang có, và chuyện này được sứ điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội biến đổi ra sao”.
Cha tiết lộ một điều tương đối mới: trong THĐ này, sẽ có ít “giấy tờ” hơn, để tránh lời nhận xét dí dỏm của Đức HY Rouco Varela tại một THĐ trước đây. Vị Hồng Y này bảo: chủ đề của THĐ nên đặt là papyrorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Giấy Tờ, hơn là populorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Các Dân Tộc.
Các phát biểu sau cùng trước khi THĐ khai mạc
Gần tới ngày khai mạc THĐ, nhiều vị Hồng Y, giám mục và nhiều nhà bình luận khác lên tiếng nhận định tích cực về THĐ.
Hai vợ chồng tại Wisconsin tham dự THĐ
Theo tin Catholic World News ngày 1 tháng Mười, ông bà Jeff và Alice Heinzen, thuộc TB Wisconsin, Hoa Kỳ, những người sẽ tham dự THĐ, trong một cuộc phỏng vấn đã cho hay: “Chúng tôi biết: Giáo Hội Công Giáo giảng dạy sự thật. Vai trò của chúng tôi không phải là khai triển học lý mới, mà là trình bày hữu hiệu những gì đã có môt cách giúp người ta hiểu và dựa vào đó mà hành động”.
Ông bà cho rằng nhiều cha mẹ hiện nay đã đánh mất niềm tin vào khả năng dạy dỗ con cái của mình, họ bằng lòng đóng vai tài xế đưa con cái tới những nhà chuyên môn khác để họ dạy dỗ thay. Nhưng những nhà chuyên môn này đâu phải là những nhà giáo dục hàng đầu của con cái họ. Họ cần lấy lại niềm tin vào khả năng làm cha mẹ của mình.
Hai ông bà Heinzen lấy nhau được 34 năm nay, có ba người con đã trưởng thành và 3 đứa cháu. Jeff Heinzen hiện là chủ tịch Hệ Thống Trường Học Công Giáo Khu Vực McDonell và trước đây từng là giám đốc Văn Phòng Hôn Nhân Và Đời Sống Gia Đình của Giáo Phận La Crosse, một chức vụ hiện nay do vợ ông nắm giữ. Ngoài việc phụ trách chương trình chuẩn bị hôn nhân, hai ông bà còn cổ vũ việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên và nhiều chương trình và thừa tác vụ khác liên quan tới đời sống gia đình.
Dù với tư cách dự thính, hai ông bà đã được yêu cầu phát biểu tại phiên khoáng đại và dự các cuộc họp nhóm, thảo luận các vấn đề về đời sống gia đình và góp ý kiến. Họ tin rằng gia đình hiện nay gặp nhiều thách đố, nhưng với Thiên Chúa, không điều gì là bất khả. Với ơn thánh và lòng thương xót, “THĐ này sẽ đưa ra được các khuyến cáo gây tác động tích cực lên hôn nhân và gia đình khắp thế giới”.
Tưởng cũng nên biết trong số 253 người tham dự THĐ lần này có 14 cặp vợ chồng.
Tin Mừng Chúa Kitô phải công bố hy vọng cho các gia đình
Theo tin Zenit ngày 1 tháng Mười, Đức HY André Vight-Trois, TGM Paris, cho hay: “mọi người đều khát mong thành công trong cuộc sống gia đình. Tin Mừng của Chúa Kitô phải công bố hy vọng cho các gia đình”. Ngài cũng cho rằng “tranh luận” trong Giáo Hội là “điều hợp pháp” và không hề chỉ có “một tư tưởng đơn độc”. Giáo Hội không phải là một đảng phái toàn trị trong đó chỉ có một tư tưởng độc nhất được áp đặt mà người ta phải chấp nhận không cần suy nghĩ. Giáo Hội luôn sản xuất ra các “trường phái” hay các luận đề thần học. Một số được nhận là chính đáng, dù đa dạng, một số bị coi là không tương hợp với tín lý Kitô Giáo.
Đối với ngài, “chủ đề của THĐ có liên hệ tới mọi người, vì ai cũng sống trong trải nghiệm gia đình cả. Không con người nhân bản nào tự mình buớc vào trần gian và không ai hiện hữu mà không có những dây nối kết mạnh mẽ giữa các thành viên của một gia đình, bất chấp những dây nối kết này hạnh phúc hay đau khổ”.
Đức TGM Paris giải thích ba giai đoạn trong diễn trình THĐ lần này: mật nghị hội Hồng Y tháng Hai, 2014; và hai khóa THĐ năm 2014 và năm 2015. Lý do thứ nhất, Đức Phanxicô muốn thực thi tính hiệp đoàn; ngài muốn nhân dịp này khai triển thực hành này. Lý do thứ hai, tầm quan trọng của chủ đề bàn thảo.
Theo Đức HY, mọi người đều có thể góp phần làm sáng tỏ các cuộc tranh luận. THĐ là giờ phút trong đó các giải thích Thánh Kinh và truyền thống Giáo Hội được so sánh. Nó phải tiến tới đồng tâm đồng trí và nêu rõ các “đề nghị” lên Đức Giáo Hoàng; ngài sẽ thi hành huấn quyền của mình bằng cách phê chuẩn và công bố một số đề nghị để chúng có được thế giá với toàn thề Giáo Hội”.
Cái nhìn tổng quát
Tin Catholic World News ngày 3 tháng Mười cho hay: Đức HY Baldisseri, TTK THĐ, nhắc các nhà báo nhớ rằng THĐ lần này bàn về gia đình, chứ không phải chỉ là vấn đề ly dị. Ngài nói rằng vấn đề chăm sóc mục vụ cho gia đình là “một chủ đề hết sức cấp bách” hiện nay, vào “một thời điểm lịch sử của thay đổi”. Và gia đình lần này được bàn tới trong bối cảnh phúc âm hóa.
Nhân dịp này, ngài cho các ký giả biết các chi tiết của THĐ: 191 giáo phẩm gồm 61 Hồng Y, 7 thượng phụ, và một TGM “lớn” (major); 16 chuyên viên, 38 dự thính viên và 8 đại biểu “anh em” của các cộng đồng Kitô Giáo khác.
Ngài cho hay: chiều rộng dài của tư liệu đem ra bàn thảo nói lên “tính thành thực và tự do đã được dùng cho việc tham khảo”. Nhưng ngài không nghĩ sẽ có những tranh luận nẩy lửa mà tin chắc các cộc bàn thảo sẽ phối hợp “đức ái hỗ tương với phương thức xây dựng thực sự”.
THĐ lần này sẽ theo một khuôn mẫu hơi khác với các THĐ khác: trước đây, các nghị phụ muốn phát biều về chủ đề nào cũng được. Nay các ngài được yêu cầu cho biết trước chủ đề muốn nói, nhờ thế cuộc thảo luận hàng ngày sẽ được tổ chức quanh các chủ đề đặc thù.
Trong suốt THĐ lần này sẽ có họp báo hàng ngày bởi Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. Các tóm lược ngắn các sứ điệp quan trọng nhất trong ngày sẽ được đăng trên Twitter.
Nghịch lý hôn nhân tại Âu Châu
Hội Đồng các Hội Đồng Giám mục Âu Châu (CCEE) năm nay họp ba ngày, từ 2 tới 4 tháng Mười, tại Rôma, dường như để thống nhất quan điểm trước khi THĐ về gia đình khai mạc vào ngày mai. Về chủ đề của THĐ, Hội Đồng muốn các nghị phụ lưu tâm tới một nghịch lý hiện rất đáng chú ý khắp Âu Châu. Theo Đức HY Erdo, Chủ Tịch của Hội Đồng, hiện tượng đó là khuynh hướng càng ngày con số những người muốn bước vào hôn nhân càng giảm, và con số những người sống chung không cheo cưới càng ngày càng gia tăng, nhưng đại đa số người ta vẫn mong có được những liên hệ bền vững.
Ngài cũng nhấn mạnh tới một nghịch lý khác hiện đang có khuynh hướng muốn chấm dứt hình thức gia đình “truyền thống” nhưng lại đặt tầm quan trọng lớn lao vào gia đình, nâng nó lên hàng một trong những giá trị cao nhất trong bậc thang giá trị của họ và vào chỗ đứng của nó trong việc giáo dục con cái. Ngài cho rằng điều này dường như có nghĩa: phần đông người ta muốn thoát khỏi định chế chứ không phải liên hệ.
Tưởng cũng nên thêm rằng Đức Phanxicô đã gặp gỡ đại diện của CCEE và nhân dịp này ngài cho hay: hiện có rất nhiều trải nghiệm khác nhau về chăm sóc mục vụ gia đình và cam kết chính trị cũng như xã hội nhằm hỗ trợ gia đình, cả những gia đình bình thường lẫn các gia đình đang gặp khủng hoảng. Điều quan trọng là thu lượm các trải nghiệm này và biện phân cách thích đáng nhằm đưa chúng vào hệ thống.
Sứ mệnh làm chứng của tín hữu giáo dân
Cũng tin Zenit ngày 3 tháng Mười cho hay Đức HY Stalislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng GH về Giáo Dân, lên tiếng nhận định trong một tuyên bố rằng: hơn bao giờ hết, ngày nay ta cần các nhân chứng sống thật Tin Mừng Gia Đình một cách trọn vẹn và hân hoan, chứng tỏ cho thế giới thấy đây là lối sống tươi đẹp và hấp dẫn, một nguồn hạnh phúc đối với vợ chồng và con cái.
Các nhân chứng này rất cần, cả khi tiếng nói của Giáo Hội “đôi lúc bị thách thức, bác bỏ, thậm chí bị truyền thông chế nhạo”. Phải dùng chứng tá của mình để tiếng nói này được lắng nghe.
Tất nhiên, muốn họ thi hành sứ mệnh của họ, người tín hữu cần được Giáo Hôi giúp và nâng đỡ. “Giáo Hội ngày nay được kêu gọi đồng hành với các cặp vợ chồng về phương diện mục vụ một cách đại lượng, bác ái và tương cảm (empathy), nhất là những ai đang sống trong các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn (ly dị và ly dị tái hôn).
Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ được họ, khi trình bày Tin Mừng Gia Đình một cách thẳng thắn, minh nhiên, không cắt xén, phải chấp nhận mình đi theo ngõ hẹp, không đi theo lối rộng, dễ dãi. Đừng quên còn ơn Chúa nữa.
Đức HY Rylko cảnh cáo chống lại “các tiên tri giả” đang “nhân thừa” ngày nay; họ đang muốn thuyết phục ta rằng các thay đổi của thời hậu hiện đại phải là lời nói cuối cùng. Với ta, chỉ có Chúa Kitô mới có tiếng nói sau cùng mà thôi.
Tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Đức HY Francesco Coccopalmerio, chủ tịch HĐGH về Các Bản Văn Lập Pháp, người vừa được Đức Phanxicô đề cử đứng đầu ủy ban duyệt xét việc đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, ngày 3 tháng Mười, tuyên bố rằng: chắc chắn có một số ưu tư về THĐ lần này, “vì ta sẽ bàn tới những vấn đề tế nhị với nhiều ý kiến đa dạng. Người ta sợ, và điều sợ này có lý, là sẽ có một số lý do để chống đối. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu mỗi người chúng ta tự do và thành thực nói ra điều mình nghĩ và người khác chịu khó lắng nghe một cách kiên nhẫn và với ý muốn so sánh và suy nghĩ thêm, thì mọi chuyện sẽ xuông xẻ. Về phương diện này, tôi tin vào sự phù trợ của Chúa Thánh Thần, Người sẽ soi sáng tâm trí ta và trên hết, làm ta cởi mở với nhau”.
Về chủ đề cho phép người ly dị và tái hôn dân sự rước lễ, Đức HY Coccopalmerio nói rằng: vấn đề này quan trọng, vì hiện có những người đang sống trong đau khổ, hy vọng nhận được chút ánh sáng và an ủi từ Giáo Hội. Tuy nhiên, không phải chỉ có vấn đề này, còn nhiều vấn đề quan trọng hơn. Chủ đề thực sự, chủ đề chính là làm cho vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình được thấu hiểu, dù gặp khó khăn. Nếu THĐ thành công trong việc đưa ra được một ý nghĩa tươi đẹp hơn, gây phấn khởi hơn về hôn nhân và gia đình, nhất là đối với người trẻ, thì đó sẽ là một thành quả quan trọng.
Tuy nhiên, Đức HY Cocopalmerio tin rằng Giáo Hội được mời gọi dấn thân vào việc đưa ra được các giải đáp thỏa đáng và thích đáng đối với nhu cầu của những người đang đau khổ vì hoàn cảnh hôn nhân bất thường của họ.
Về khía cạnh trên, Đức HY Coccopalmerio nhận định rằng: động thái lập ủy ban đặc biệt duyệt xét thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu của Đức Phanxicô trước khi THĐ đặc biệt về gia đình khai mạc là một động thái thông minh. Ủy Ban làm việc ở bên ngoài THĐ nhưng phục vụ THĐ. Ngài nhấn mạnh thủ tục tuyên bố vô hiệu không nhằm vô hiệu hóa dây hôn phối mà xác nhận tính thành sự hay không thành sự của sợi dây này, nghĩa là một thủ tục tìm sự thật: sợi dây kia có hiện hữu hay không, nó không đụng gì tới tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Lắng nghe nhịp đập của thời đại
Tường thuật buổi canh thức đêm 4 tháng Mười tại Vatican, CNA/EWTN News cho hay Đức Phanxicô nói rằng ta phải chú ý tới các dấu chỉ thời đại để nhận ra các nhu cầu của gia đình bằng cách lắng nghe, cởi mở và hướng lên Thiên Chúa. Nhịp đập của thời đại và “mùi” của con người thời nay được ngài nhấn mạnh. Nhịp đập và mùi này giúp ta thấm nhiễm niềm vui, niềm hy vọng, nỗi buồn và thống khổ của con người nhờ thế đề xuất tin mừng gia đình một cách khả tín.
Nhưng làm gì thì làm, ta phải bám lấy Tin Mừng, chỉ ở đó, ta mới tìm được ơn cứu rỗi đáp ứng các nhu cầu sâu xa nhất của nhân loại. Nếu không, nhà ta xây chỉ là nhà bằng giấy, mục tử chỉ là thư ký nhà nước không giúp người ta khám phá ra sự tươi mát và mùi vị của Tin Mừng.
Ngài xin Chúa Thánh Thần ban ba điều cho THĐ: ơn biết lắng nghe cho các nghị phụ, biết lắng nghe theo cách của Chúa: nghe tiếng kêu của dân. Xin cho các ngài cởi mở để thành thực thảo luận, cởi mở và huynhh đệ. Sau cùng bí quyết để khắc phục các hoàn cảnh khó khăn một cách trì chí, kiên nhẫn và sáng tạo. Lắng nghe và thảo luận như thế trong lúc luôn nhìn lên Chúa Kitô sẽ là cơ hội đầy quan phòng để canh tân Giáo Hội và xã hội.
Kết luận, Đức GH xin Chúa Thánh Thần “cởi bỏ các dây trói ngăn cản người ta không gặp nhau, chữa lành các vết thương đang chẩy máu, làm sống lại niềm hy vọng”.
Vũ Văn An10/5/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét