VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG C
Tin Mừng
thánh Luca 1,39-45
TIN MỪNG
Đức
Ma-ri-a viếng thăm bà Ê-li-sa-bét
39 Hồi
ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc
Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà
Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và
bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: "Em được
chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43
Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi
vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật
có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em."
39 During those days Mary set out and traveled to the hill
country in haste to a town of Judah,40 where she entered the house of Zechariah
and greeted Elizabeth .
41 When Elizabeth heard Mary's greeting, the infant leaped in her
womb, and Elizabeth, filled with the holy Spirit,42 cried out in a loud voice
and said, "Most blessed are you among women, and blessed is the fruit of
your womb.
43 And how does this happen to me, that the mother of my Lord
should come to me?44 For at the moment the sound of your greeting reached my
ears, the infant in my womb leaped for joy.
45 Blessed are you who believed 15 that what was spoken to you by
the Lord would be fulfilled."
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết câu TM thánh Luca 3,40
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Đức Maria vội vã đi thăm ai?
(Lc 1,40)
a. Bà
Gioanna
b. Bà
Êlisabét
c. Ông
Giaia
d. Chị
em Maria và Mácta
02. Thành nơi gia đình ông Dacaria
cư ngụ thuộc chi tộc nào? (Lc 1,39)
a. Lêvi
b. Simêon
c.
Giuđa
d. Dan
03. Em được chúc phúc hơn mọi
người phụ nữ. Đó là lời của ai? (Lc 1, 42)
a.
Sứ thần Gáprien
b.
Ông Dacaria
c.
Bà Êlisabét
d.
Ông Giuse
04. Bà Êlisabét gọi Đức Maria là gì? (Lc 1, 43)
a.
Người phụ nữ được yêu quý
b.
Thân mẫu Chúa tôi
c.
Người được yêu quý
d.
Mẹ của muôn người
05. Bà Êlisabét nói Đức Maria thật có phúc vì đã làm gì? (Lc 3,45)
a.
Phó thác mọi sự trong tay Thiên Chúa
b.
Tuân phục thánh ý Thiên Chúa
c.
Tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói.
d. Cả
a, b và c đúng
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Sau khi gặp Đức Maria, bà
Êlisabét tràn đầy gì? (Lc 1,41)
02. Ai đã thăm viếng bà Êlisabét?
(Lc 1,39)
03. Thành thuộc chi tộc Giuđa nằm
ở đâu? (Lc 1,39)
04. Bà Êlisabét nói người con của
em đang cưu mang cũng được thế nào? (Lc 1,42)
05. Khi nghe lời Đức Maria chào,
thì ai vui sướng nhảy lên trong bụng? (Lc 1,41)
06. Đức Maria đi thăm ai? (Lc 1,40)
07. Đức Maria được chúc phúc hơn
mọi người nào? (Lc 1,42)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU
THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Em
được chúc phúc
hơn mọi
người phụ nữ,
và
người con em đang cưu mang
cũng
được chúc phúc.
Tin Mừng thánh Luca 1,42
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG C
I. HÌNH TÔ MÀU
*
Chủ đề :
Tình yêu nở hoa
*
Câu TM thánh Luca 3,40
40 Bà
vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. b. Bà Êlisabét (Lc
1,40)
02. c. Giuđa (Lc
1,39)
03. c. Bà Êlisabét
(Lc 1, 42)
04. b. Thân mẫu Chúa
tôi (Lc 1, 43)
05. c. Tin rằng Chúa
sẽ thực hiện những gì Người đã nói (Lc
3,45)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Thánh Thần
(Lc 1,41)
02. Bà Maria (Lc
1,39)
03. Miền núi (Lc
1,39)
04. Chúc phúc (Lc
1,42)
05. Đứa con (Lc
1,41)
06. Bà Êlisabét (Lc
1,40)
07.
Phụ nữ (Lc 1,42)
Hàng dọc : Hân hoan
GB. NGUYỄN
THÁI HÙNG
Email :
hungvinhson@gmail.com
Tác giả:
HIỆP
SỐNG TIN MỪNG
CHÚA
NHẬT IV MÙA VỌNG C
Mk
5,2-4a ; Dt 10,5-10 ; Lc 1,39-45
CHO
THÌ CÓ PHÚC HƠN NHẬN
I HỌC LỜI CHÚA
1. TIN
MỪNG: Lc 1,39-45
(39)
Hồi ấy, Bà Ma-ri-a lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành
thuộc chi tộc Giu-đa. (40) Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà
Ê-li-sa-bét. (41) Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì
đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần, (42)
liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người
phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc”. (43) Bởi
đâu tôi được Thân mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? (44) Vì này đây,
tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui
sướng. (45) Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những
gì Người đã nói với em”.
2. Ý
CHÍNH:
Sau
khi được sứ thần cho biết bà chị họ là Ê-li-sa-bét đã có thai, Đức
Ma-ri-a đã vội vã lên đường thăm viếng. Cuộc viếng thăm của Ma-ri-a
vừa đem lại niềm vui cho gia đình Da-ca-ri-a, vừa nói lên đức bác ái
cụ thể của Đức Ma-ri-a đối với bà chị họ, khi bà sắp tới ngày sinh
con. Cuộc gặp gỡ cũng đem lại ơn cứu độ của Đấng Mê-si-a cho thai nhi
Gio-an, thể hiện qua sự kiện nhảy mừng trong lòng mẹ. Nhờ được Thánh
Thần soi sáng, bà Ê-li-sa-bét đã nhận ra cô em Ma-ri-a chính là Mẹ
của Đấng Thiên Sai và bà đã ca tụng Ma-ri-a diễm phúc vì đã tin vào
Lời Chúa.
3.
CHÚ THÍCH:
- C
39-40: + Đức
Ma-ri-a vội vã lên đường : Sự vội vã của Đức Ma-ri-a nhằm diễn tả
lòng yêu mến, muốn đi thăm viếng để chúc mừng bà chị họ và cũng chia vui với
chị ơn được làm mẹ như một ơn Chúa ban đang khi bà không còn chút hy vọng có
con. Ngòai ra, Mẹ còn muốn giúp đỡ bà chị họ “nay đã có thai được sáu tháng”
qua việc “ở lại với bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng”. Ở lại để giúp đỡ bà cho đến
khi đứa con chào đời. + Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và
chào bà Ê-li-sa-bét: Người
Do thái có nhiều cách chào: Thần dân chào vua chúa thì xuống ngựa
và đến sấp mình trước mặt nhà vua (x. 1 Sm 20,41; 25,23); Nếu hai bên
là thân thuộc nghĩa thiết hay có quan hệ thầy trò thì sẽ chào hỏi bằng
cách ôm hôn nhau (x. 1 V 19,20; Lc 22,47). Lời chào thông thường là
“Sha-lom”, nghĩa là chúc “Bình an ở với anh” hay “Gia-vê ở cùng anh”
(x.Ga 20,19). Trong Tin Mừng hôm nay sứ thần Gáp-ri-en đã chào Đức
Ma-ri-a: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà” (Lc
1,28). Do việc chào hỏi dài dòng mất nhiều thời gian, nên Đức Giê-su đã chỉ
thị môn đệ đừng chào hỏi ai dọc đường khi đi làm công tác truyền giáo (x.
Lc 10,4).
- C
41-42: + Đứa
con trong bụng nhảy lên: Có
lẽ thai nhi Gio-an chỉ co đạp liên hồi trong bụng khiến bà Ê-li-sa-bét
tưởng như em đang nhảy mừng hân hoan khi gặp thai nhi Mê-si-a (x. Lc 1,14),
giống như vua Đa-vít nhảy mừng trước Hòm Bia Giao ước (x 2 Sm 6,14). +
Và Bà được đầy Thánh Thần: Nhờ được ơn Thánh Thần soi sáng,
bà Ê-li-sa-bét đã nhận biết bào thai cô em họ đang cưu mang chính là
Đấng Thiên Sai. + Em được chúc phúc: Bà Ê-li-sa-bét ca tụng Đức Ma-ri-a
là người có phúc hơn mọi phụ nữ, vì đã cộng tác với Thiên Chúa
trong chương trình cứu độ loài người.
- C
43-45): + Thân
mẫu Chúa tôi: Trong
Thánh kinh, danh hiệu “Chúa tôi” thường dành riêng cho Đức Chúa, tuy nhiên cũng
có lần danh hiệu này được gán cho Đấng Thiên Sai. Danh xưng “Thân Mẫu Chúa tôi”
về sau trở thành nền tảng để Hội Thánh tôn vinh Đức Ma-ri-a là “Mẹ Thiên Chúa“
(The-o-to-kos), và hình thành phần thứ hai của Kinh Kính Mừng: “Thánh Ma-ri-a
Đức Mẹ Chúa Trời…”. Về danh xưng này, khi hiện ra với các mục đồng ở
Be-lem vào ngày Chúa Giáng Sinh, sứ thần đã nói như sau: “Hôm nay, một
Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít. Người là Đấng
Ki-tô Đức Chúa” (Lc 2,11). Trong Tin mừng Lu-ca, danh xưng Đức Chúa của
Đức Giê-su được nói đến 40 lần. + Em thật có phúc vì đã tin: Tin Mừng Lu-ca đã quy tụ hai ơn phúc
của Đức Ma-ri-a vào trong lời chúc tụng của bà Ê-li-sa-bét: một là phúc được
“làm Mẹ Đấng Cứu Thế” và hai là phúc “đã tin những lời Chúa phán” (x Lc
1,42-45). Về sau trong lúc Đức Giê-su giảng đạo, một phụ nữ cũng ca ngợi thân
mẫu của Ngừơi: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm” và Đức
Giê-su liền bổ túc thêm: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và
tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Nơi Đức Ma-ri-a hai phúc này liên kết
thành một: ngay khi tin mọi lời Thiên Chúa phán sẽ được thực hiện, Đức Ma-ri-a
lập tức trở thành Mẹ của Đấng Cứu Thế. Có thể khi nói câu này, bà
Ê-li-sa-bét đã liên tưởng đến sự nghi ngờ cứng tin của ông Gia-ca-ri-a
chồng bà trước đó (Lc 1,20.45).
4. CÂU
HỎI:
1)
Người Do thái có mấy cách chào và thường chào hỏi nhau thế nào? 2)
Thai nhi Gio-an nhảy mừng trong lòng bà Ê-li-sa-bét vào lúc nào, nhảy
mừng ra sao và để làm gì? 3) Lý do nào làm cho bà Ê-li-sa-bét nhận biết
Đức Ma-ri-a là Mẹ Đấng Ki-tô Đức Chúa ? 4) Bà Ê-li-sa-bét ca tụng
Đức Ma-ri-a có phúc vì lý do gì?
II SỐNG LỜI CHÚA
1.
LỜI CHÚA: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
2. CÂU
CHUYỆN:
Một
hôm vào buổi chiều áp lễ Giáng Sinh, một sinh viên trẻ cùng đi với vị giáo sư
đến thăm các trẻ em bất hạnh trong viện mồ côi ngòai thành. Vị giáo sư này
thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh
viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông. Trên đường đi, thầy trò đi
ngang qua một nông trại, thấy một đôi giày cũ nằm bên vệ đường gần cổng một
nông trại. Có lẽ đây là đôi giày của một bác nông dân nghèo làm việc tại đây.
Anh sinh viên liền nói với vị giáo sư: "Bây giờ sắp đến giờ tan sở. Em sẽ
giấu đôi giày của ông ta vào chỗ khuất rồi thày trò chúng ta sẽ núp quan sát
xem thái độ của ông ta thế nào khi bị mất đôi giày. Chắc là sẽ vui lắm
đây". Vị giáo sư liền khuyên can: "Này anh bạn trẻ. Chúng ta đừng bao
giờ cười vui trên nỗi đau của người khác. Trái lại, theo thầy nghĩ: em được
Chúa cho có dư tiền bạc. Chắc em sẽ tìm thấy một niềm vui lớn lao hơn nhiều qua
việc chia sẻ với người nghèo này đấy. Vậy em hãy đặt vào đôi giày của ông ta
hai đồng tiền và chờ xem phản ứng của ông ta khi bất ngờ nhận được món quà
Giáng Sinh”. Anh sinh viên làm theo lời dạy, rồi cả hai cùng đến núp sau gốc
cây gần đó.
Chẳng
mấy chốc đã thấy một người từ trong nông trại đi chân không đến nơi để giày.
Ông ta xỏ chân vào một chiếc giày và phát hiện ra vật lạ. Ông dùng tay moi ra
một đồng tiền năm đô-la. Với vẻ ngạc nhiên, ông chăm chú nhìn đồng tiền rồi lật
qua lật lại như không tin vào mắt mình. Rồi ông nhìn chung quanh tìm xem ai đã
làm điều này nhưng không thấy. Ông bỏ đồng tiền vào túi áo, và tiếp tục xỏ chân
kia vào chiếc giày còn lại. Vẻ ngạc nhiên của ông tăng thêm gấp đôi khi phát
hiện đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày kia. Với cảm xúc tràn ngập trong
lòng, ông liền quì gối ngước mặt lên trời dâng một lời nguyện tạ ơn Thiên Chúa.
Ông cám ơn bàn tay vô hình hào phóng nào đó đã mang lại món quà thiết thực ngay
trước lễ Giáng Sinh, cứu gia đình ông qua cơn túng quẫn: vợ đang bị đau phải
nằm liệt giường mấy ngày nay và ba đứa con nhỏ dại bụng đói đang chờ bố đi làm
mang tiền về nhà.
Anh
sinh viên lặng người đi vì xúc động. Hai dòng lệ tự nhiên chảy xuống hai bên má
khiến anh vội đưa tay gạt đi. Vị giáo sư liền lên tiếng nói: "Bây giờ em
có thấy vui hơn nhiều nếu như em mang ông ta ra làm trò cười hay không?"
Chàng thanh niên trả lời: "Đúng. Cám ơn giáo sư. Giáo sư đã dạy cho em một
bài học mà có lẽ em sẽ không bao giờ quên được. Bây giờ em mới hiểu ý nghĩa
thực sự câu nói của Chúa Giê-su mà hồi nhỏ em đã học qua nhưng chưa hiểu:
"Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35).
3. SUY
NIỆM:
Cuộc
viếng thăm của Đức Ma-ri-a trong Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nhiều bài học.
1) Bài
học bác ái yêu thương:
Tình
yêu thực sự đòi phải biểu lộ bằng hành động: Đức Ma-ri-a đã nêu gương bác ái
yêu người bằng hành động đi bước trước đến thăm bà chị họ Ê-li-sa-bét khi vừa
nghe tin bà có thai trong lúc tuổi già. Cũng vậy, mỗi tín hữu chúng ta cũng cần
phải biểu lộ tình bác ái yêu thương tha nhân bằng việc làm cụ thể: đến thăm
những người đang gặp khó khăn như các bệnh nhân đau liệt giường, các cụ già neo
đơn, những người chưa nhận biết Chúa, các đôi vợ chồng bất hoà hay đang sống
hôn nhân bất hợp pháp… để chia sẻ, đáp ứng nhu cầu cả về thể xác lẫn tinh thần.
2) Bài
học loan báo Tin Mừng:
- Đức
Ma-ri-a đã mau mắn lên đường đến thăm bà chị họ để loan báo tin vui cứu độ cho
gia đình bà. Cuộc viếng thăm này hợp với sấm ngôn của I-sai-a: “Đẹp thay trên
đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin
hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7a).
- Đem
Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là phải nói nhiều về Chúa.
Đức Ma-ri-a chỉ mang sự quan tâm phục vụ gia đình Gia-ca-ri-a. Khi mang hận thù
ganh ghét đến cho tha nhân là chúng ta đã gây sự chia rẽ bất hoà và đau khổ đến
cho họ. Ta chỉ có thể đem Chúa là tình thương đến khi ta giúp hòa giải các
tranh chấp và chia sẻ niềm vui ơn cứu độ cho họ noi gương Đức Ma-ri-a. Vừa nghe
lời chào của Ma-ri-a đang cưu mang Đấng Cứu Thế, thai nhi Gio-an liền nhảy mừng
vì nhận được ơn cứu độ.
3) Bài
học chia sẻ niềm vui và chân thành phục vụ: Khi thăm viếng, Ma-ri-a đã không trao
tặng món quà vật chất nhưng mang sự phục vụ chân tình cho gia đình này. Rồi chính
Mẹ cũng lại nhận được sự đỡ nâng tinh thần: thêm xác tín về lời sứ
thần truyền tin khi tận mắt chứng kiến bà chị họ lớn tuổi hiếm muộn mà
giờ đây đã có thai được sáu tháng. Mẹ cũng ngỡ ngàng khi nghe bà
Ê-li-sa-bét được Thánh Thần soi sáng đã nhận ra vai trò Mẹ Đấng Thiên Sai
của mình. Chính niềm vui và những lời chúc phúc của bà Ê-li-sa-bét đã
khiến Đức Ma-ri-a cất lên lời kinh ngợi khen cảm tạ hồng ân Thiên Chúa.
4) Bài
học cho và nhận: Bác
sĩ Tom Dolly, người đã hy sinh cả cuộc đời đến ở giữa chốn rừng
thiêng nước độc bên Lào vào đầu thế kỷ này, đã phát biểu rằng:
“Không ai nghèo đến độ không có một thứ gì đó để trao tặng tha nhân”.
Thực vậy, một người ăn xin ư? Anh ta vẫn có thể cho chúng ta cơ hội để
thể hiện sự chia sẻ quảng đại của chúng ta đối với anh. Một người tàn
tật ốm đau cũng có thể mời gọi chúng ta bày tỏ cảm thông và nâng
đỡ. Một kẻ thù cũng có thể cho chúng ta cơ hội tập sự nhẫn nhịn để
chịu đựng xỉ nhục và lòng bao duntg quảng đại để tha thứ... Phải,
bất cứ ai cũng có thể đem lại cho chúng ta một điều gì đó. Vấn đề
là chúng ta có nhận ra và có mở lòng đón nhận những món quà đó hay
không.
5) Bài
học về công tác thăm viếng Mùa Giáng Sinh: Trong những ngày này, mỗi người chúng ta
nên tiết kiệm để dành tiền thăm viếng bác ái chia sẻ. Những phần quà cho các
người nghèo dịp lễ Giáng Sinh mang nhiều ý nghĩa, diễn tả rõ nét về “Thiên Chúa
là tình yêu” (1 Ga 4,8). Khi đi thăm viếng chia sẻ quà tặng cho người nghèo,
là chúng ta đã đem Chúa là tình thương, mang sự bình an, niềm vui và
hạnh phúc đến cho họ, giúp họ được ơn cứu độ noi gương Đức Ma-ri-a.
4.
THẢO LUẬN: 1) Trong những ngày áp lễ Giáng Sinh này, chúng ta có thể
trao tặng cho người khác món quà gì đây: Một cánh thiệp No-en với
những lời chúc mừng tốt đẹp nhất? Một cái bắt tay thân ái với một
người mới quen? Một nụ cười vui vẻ, một ánh mắt cảm thông hay một
sự lắng nghe đối với những người đang gặp tai ương hoạn nạn?... 2) Bạn quyết
tâm sẽ tặng món quà gì cho những người thân và những kẻ bất hạnh
trong mùa Giáng Sinh hồng phúc này.
5. NGUYỆN
CẦU:
- Lạy
Chúa Giê-su. Xin giữ gìn nơi con trái tim của trẻ thơ, tinh tuyền và
trong ngần như dòng suối. Xin ban cho con trái tim đơn sơ, mau quên những
nỗi buồn phiền do tha nhân đem lại. Một trái tim hào hiệp dám dấn thân
và dễ cảm thông với tha nhân. Một trái tim trung thành và quảng đại,
không quên ơn và không báo oán. Xin ban cho con trái tim hiền hậu và khiêm
tốn: Yêu mà không mong được yêu lại, biết quên mình để Chúa được lớn
lên trong anh em. Một trái tim luôn khắc khoải tìm làm vinh danh Chúa và
chỉ yên nghỉ khi được chết trong ơn nghĩa Chúa.
- Lạy
Chúa. Trong những ngày này, xin cho con biết mở rộng lòng để sẵn
sàng trao tặng cho tha nhân những món quà vật chất hay tinh thần. Xin
cho con biết nghĩ tới những bệnh nhân liệt giường lâu ngày không tiền
thuốc thang chữa trị, những người già cả neo đơn và những trẻ em lang
thang bụi đời vì không có một mái ấm gia đình để về... Xin cho chúng
con biết đem tình thương và niềm vui của Chúa đến cho họ, để giúp họ
cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng con.
X)
HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN
VINH
www.hiephoithanhmau.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét