Công Nghị Về Gia Đình Tạo 5 Điều Tốt Lành
Các vấn đề như việc rước lễ đối với người ly hôn và tái hôn, phó tế nữ, và chấp nhận các mối quan hệ đồng giới đã ảnh hưởng nhiều việc thảo luận trên các phương tiện ruyền thông về công nghị trong tháng Mười này. Thay vì thảo luận, tôi muốn chú ý vài điều tích cực mà chúng ta có thể cầu nguyện. Công nghị có thể không “chạm” đên mỗi vấn đề này, nhưng chúng ta có thể suy nghĩ để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta, cũng là để giúp đỡ Giáo hội.
1. Hiểu Biết Về Việc Dự Lễ Mà Không Rước Lễ
Thánh Lễ không chỉ là rước lễ! Hàng trăm năm qua, đa số người Công giáo không rước lễ đa số các ngày Chúa Nhật trong năm nhưng vẫn được mời gọi tham dự Thánh Lễ. Cử hành Thánh Thể là tái diễn việc Chúa Giêsu chịu chết và phục sinh. Rước lễ làm trọn điều này bằng cách kết hiệp với Chúa Giêsu, nhưng Thánh Lễ vẫn có giá trị dù bạn không rước lễ. Hiện diện trước sự chết và sự phục sinh là một trong những điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể làm.
Trước khi chúng ta cân nhắc việc cho phép những người ly hôn và tái hôn được rước lễ, chúng ta phải suy nghĩ về giá trị của Thánh Lễ dù không rước lễ – cả hai là Giáo hội trọn vẹn và với mỗi đôi vợ chồng.
Nhiều người, ít là ở Canada và Hoa Kỳ, nghĩ rằng họ không thể tham dự Thánh Lễ mà không rước lễ. Điều này sai. Rước lễ làm trọn việc tham dự Thánh Lễ, nhưng người ta vẫn có thể tham dự Thánh Lễ mà không rước lễ.
Tôi nhớ đã từng khó khăn giải thích cho một học sinh không theo đạo Công giáo tại một trường trung học Công giáo về giá trị khi học sinh này hiện diện trong Thánh Lễ. Tôi biết nhiều lý do, nhưng tôi vẫn khó giải thích rõ ràng. Suy nghĩ của Giáo hội về điểm này sẽ giúp chúng ta có thể giải thích phương diện đức tin này tốt hơn.
2. Suy Nghĩ Về Đời Sống Độc Thân, Nhất Là Với Những Người Sống Khiết Tịnh Mà Không Thánh Hiến
Chúng ta nói với những người độc thân rằng phải sống trinh tiết. Tuy nhiên, còn hơn là sự trinh tiết. Tình bạn của chúng ta có ý nghĩa như thế nào? Họ phục vụ thế nào? Họ được mời gọi làm gì với tư cách những người độc thân? Họ trao các tặng phẩm nào cho Giáo hội?
Chúng ta cần suy nghĩ về những người không chọn sống độc thân. Chúng ta có nhiều cách suy nghĩ trong Giáo hội về những người tận hiến sự độc thân cho Thiên Chúa (linh mục và tu sĩ) nhưng lại không nhiều đối với những người độc thân khác.
Một giáo dân độc thân có thể làm nhiều thứ để xây dựng Vương Quốc của Đức Kitô bằng những cách mà những người kết hôn không thể làm. Có mức độ thực tế mà tôi nghĩ rằng đa số chúng ta có thể đồng ý: vì người độc thân không phải nuôi con cái, thế nên họ có nhiều thời gian rảnh. Tuy nhiên, tôi suy tư về ý nghĩa tâm linh sâu xa hơn. Thật không may, tôi không thể giải thích như thế nào. Tôi hy vọng có tư tưởng về vấn đề này, trong hoặc ngoài công nghị, có thể giúp chúng ta bày tỏ ý nghĩa tốt hơn.
Những người có sức ép đối với suy nghĩ này là những người có sức thu hút đồng giới, nhưng tôi nghĩ rằng cũng áp dụng đối với nhiều người khác. Chẳng hạn, ai đó có thể cống hiến mình hoàn toàn cho một nguyên nhân nào đó – bất cứ điều gì, từ phong trào bảo vệ sự sống tới việc mở rộng kiến thức về một lĩnh vực khoa học nào đó – mà họ không có nhiều thời gian. Người ta có thể gặp xui khi tìm kiếm người đúng ý. Tình bạn tâm linh bắt đầu để theo đuổi ý nghĩ này, ít là đối với những người có sức thu hút đồng giới, mặc dù tôi không chắc chắn về ý nghĩ mà họ có. Phản ánh thêm về sự độc thân được thánh hiến sẽ giúp những người này trở nên các thành viên vững mạnh của Giáo hội.
3. Ủng Hộ Sáng Kiến Của ĐGH Phanxicô Về Việc Cải Thiện Quy Trình Tiêu Hôn
Tháng 9-2015, ĐGH Phanxicô đã công bố một số nguyên tắc để đơn giản hóa quy trình tiêu hôn. Tôi hy vọng sự thay đổi này sẽ giúp những người đang gặp khó khăn và các nghị phụ cũng đồng tâm nhất trí. Quy luật được ĐGH Phanxicô đưa ra có thể có vẻ chuyên môn nhưng một số quy luật đó sẽ ảnh hưởng tích cực khá nhanh. Chẳng hạn, một người bạn nói với tôi về một người đã chờ đợi 11 năm để được hủy hôn vì người phối ngẫu ở Nga, và tòa án ở Nga không xét. Với các quy luật mới, tòa án ở đây có thể tác dụng mà không cần tòa án ở Nga vì một bên hiện nay vẫn còn sống (trước khi có các quy luật này, tòa án cần xác định các tòa án khác có thể có quyền về pháp lý mà không muốn xét xử).
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chỉ ra một số điểm tích cực của quy trình hủy hôn. Chẳng hạn, John W. Miller viết trên báo Wall Street thế này: “Việc hủy hôn liên quan điều đã xảy ra, không phủ nhận điều đó, và quá trình này bao gồm việc giúp đỡ người ta tránh các mối quan hệ thất bại trong tương lai… Theo kinh nghiệm của tôi về ly hôn, cách hủy hôn của Giáo hội chỉ là thời gian mà người nào đó hỏi tôi về vấn đề thô thiển và chu đáo: Điều gì thực sự đã xảy ra?”. Đối với ông, quy trình tiêu hôn giúp giải quyết các vấn đề về hôn nhân và ly hôn.
4. Ủng Hộ Các Gia Đình Đầy Ắp Đức Tin
ĐHY Dolan nói về việc chúng ta cần nâng đỡ “những người nhờ hồng ân và lòng thương xót của Chúa mà cố gắng sống nhân đức và trung thành”. Ngài cũng nói tới những người đã bỏ sự nghiệp để chăm sóc con cái. Các gia đình này không thể hoàn hảo nhưng thể hiện lý tưởng mà chúng ta hy vọng các gia đình khác nỗ lực đạt được. Nếu chúng ta muốn củng cố gia đình, chúng ta cần nâng đỡ các gia đình này. Khi chúng ta nâng đỡ các gia đình này, chúng ta cũng có thể thường xuyên lấy đó làm gương cho các gia đình khác.
Tập trung vào các vấn đề gia đình như vậy giúp chúng ta chứng tỏ rằng việc ly hôn có thể tránh được và việc có hơn hai đứa con cũng không làm cho người ta mệt mỏi. Nếu không làm chứng về các giáo huấn của Giáo hội về gia đình, một số người ngày nay sẽ chấp nhận giáo huấn đó.
5. Giải Thích Cho Giới Trẻ Biết Giá Trị Của Hôn Ước
Ngày nay, tỷ lệ kết hôn ở giới trẻ càng ngày càng giảm. Văn hóa của chúng ta đã không còn đánh giá cao hôn ước. Điều này cũng có thể thấy sự giảm sút trong đời sống tôn giáo và lời hứa đối với các linh mục. Tôi nghĩ cần phải phản ánh về giá trị của lời thề hứa, dù với nhau hoặc với Thiên Chúa. Hy vọng công nghị về gia đình có thể giúp chúng ta xa tránh nền văn hóa tạm thời.
Thiếu lòng chung thủy sẽ hủy hoại gia đình. Một gia đình được tạo nên bởi hôn nhân ổn định là một gia đình thề hứa với nhau trong hôn nhân. Mặc dù đời sống vợ chồng có thể không ổn định vào một lúc nào đó, nhưng người ta vẫn không thể rời bỏ nhau.
Các vấn đề xử lý ở đây là các vấn đề tiên quyết: Tại sao thề hứa? Lời thề hứa thêm giá trị gì? Lời thề hứa có thể giữ suốt đời? Tại sao thề hứa với nhau hoặc thề hứa với Thiên Chúa theo ơn gọi? Trong quá khứ, các vấn đề này đã được bao gồm, nhưng ngày nay thường lại không có. Thế hệ trẻ có các giá trị nào đó có thể dạy chúng ta nhưng phải đấu tranh trong lĩnh vực này.
Kết Luận
Dĩ nhiên danh sách này không thể toàn diện. Tới một mức độ nào đó, tôi giới thiệu các lĩnh vực mà tôi biết rằng chúng ta có thể suy nghĩ và cải thiện dù không chắc chắn con đường nào tốt nhất để cải thiện. Tôi cảm thấy rằng các đề nghị được các phương tiện truyền thông chú ý nhất, hoặc là thay đổi giáo lý, hoặc là gần giống như vậy. Có 5 lĩnh vực mà Giáo hội giáo huấn chung, nhưng vẫn có một lĩnh vực rộng lớn để chúng ta suy nghĩ thêm. Tất cả các điều cải thiện này bắt đầu trong suy nghĩ và lý thuyết nhưng có cách áp dụng cụ thể và thực tế để giúp đỡ gia đình hoặc những người xung quanh gia đình (như những người độc thân). Dù công nghị có thảo luận về những người này hay không, mỗi chúng ta vẫn có thể nghĩ về họ nhiều hơn và hy vọng cải thiện cách thực hành mục vụ của Giáo hội.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét