1.- Việc giữ chay Vượt qua của ngày thứ Bảy Tuần Thánh
Giáo hội Công giáo đề nghị tất cả các kitô hữu thực hiện việc giữ chay từ ngày thứ Sáu Tuần Thánh và theo truyền thống kéo dài qua ngày thứ Bảy Tuần Thánh.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, tiến trình của việc ăn chay này cũng tương tự như bao lần ăn chay khác đó là : thực hành sự hối lỗi, thanh tẩy tâm hồn và hoán cải. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ nên giới hạn vào những điều đó. Vì việc ăn chay Vượt qua và kế đến là chay Thánh Thể là một hành động ăn chay của ước muốn và nhờ đó đón chờ Đức Kitô, Lang Quân.
Trong giáo hội Roma vào khoảng thế kỷ thứ III, nếu một người phụ nữ có thai bị bệnh, thì không thể ăn chay hai ngày : nhưng lại được đề nghị giữ chay ngày thứ Bảy, vì được coi là xứng đáng hơn cả.
Việc giữ chay vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh hẳn nhiên cũng đã hiện hữu với lý do dành cho những dự tòng, những người sẽ được lãnh nhận bí tích khai tâm vào đêm vọng vượt qua, như trình bày của Sách Didache, chương 7, câu 4.
« Mong rằng, những người đã rửa tội, …. và những người khác có thể ăn chay trước khi cử hành bí tích rửa tội, nhưng hãy chỉ định cho kẻ lãnh nhận bí tích rửa tội ăn chay một hoặc hai ngày trước khi lãnh bí tích này ».
Vì thế, khởi đầu ý nghĩa của việc giữ chay vượt qua thì không gắn kết vào chỉ một khía cạnh của việc tưởng nhớ cuộc thương khó và chết của Chúa.
2.- Chay Thánh Thể
Bắt nguồn từ việc giữ chay vượt qua mà nhờ đó chúng ta hiểu những hình thức ăn chay ngặt mà Giáo hội cổ xưa đã đề nghị trước một buổi cử hành thánh thể.
Trong nhiều thế kỷ, việc thực hành của Giáo hội latin đã loại trừ mọi hình thức đồ ăn từ giữa đêm cho đến lúc rước lễ. Quy luật này đã được nhận biết với những chuẩn chước nhất là từ Thế Chiến thứ hai. Những giáo huấn hiện tại đòi hỏi tất cả tín hữu (ngoại trừ những người già và bệnh nhân) giữ chay « ít nhất 1 giờ trước khi rước lễ. Không ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước lã và thuốc chữa bệnh » (GL 919).
Tương tự Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho việc đón nhận bí tích thánh này:
« Để dọn mình đón nhận bí tích này cách xứng đáng, các tín hữu phải giữ chay theo quy định của Hội Thánh. Thái độ bên ngoài (cử chỉ, cách ăn mặc) phải biểu lộ lòng tôn kính, sự trang trọng và niềm vui của giây phút được Chúa là thượng khách của chúng ta » (số 1387).
Đối với tất cả những người đã được rửa tội, họ được mời gọi giữ chay thánh thể trong cùng thái độ mà chính yếu tố của bí tích đòi hỏi đối với việc giữ chay vượt qua của ngày thứ Sáu và nhất là với thứ Bảy Tuần Thánh, như một hình thức chuẩn bị trước (hay theo cách gọi là một sự canh thức trước). Việc tưởng nhớ vượt qua đươc cử hành và hoàn thành trong Thánh thể ; vì thế, việc cử hành này sẽ được đón nhận cách hiệu quả và kính mến hơn nếu việc ăn chay mà nó được thực hành trước đó được thực hiện cách nghiêm túc hướng về tương lai : tin tưởng đợi chờ trước khi cử hành mầu nhiệm vượt qua.
Ngoài ra, trong khi nối kết việc ăn chay với việc đợi chờ sự trở lại của Thiên Chúa, các tín hữu làm nên từ việc thực hành này một chiếc cửa gồm hai yếu tố cánh chung và lịch sự : sự tương hỗ dành cho những ai có kinh nghiệm về sự nghèo đói và đợi chờ với những lý do để tiếp tục hy vọng[1].
3.- Một vài nhắc lại
Sách GLHTCH, số 2043 nhắc rằng :
« Chay tịnh và hãm mình góp phần giúp chúng ta làm chủ được các bản năng và đạt tới tự do nội tâm. »
Theo truyền thống, ngày Thứ Sáu là một ngày thực hành đền tội trong Giáo hội Công giáo để tưởng nhớ cuộc thương khó và chết của Đức Kitô trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Giáo Luật cũng chỉ rằng, tất cả các ngày Thứ Sáu của năm là những ngày đền tội trong Giáo hội hoàn vũ (GL, số 1250). « Vào ngày Chàng Rể bị đưa đi thì lúc đó, họ mới ăn chay » (Mc 2.20).
Vậy có hai ý nghĩa đặc trưng cho việc thực hành ăn chay là :
a.- Ăn chay để đợi chờ
Việc ăn chay vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh trở thành đỉnh điểm của tất cả mọi chay tịnh Kitô giáo. Tưởng nhớ cuộc phục sinh, và thánh thể vượt qua trao lại cho chúng ta Lang Quân, cũng như khôi phục lại lễ hội.
b.- Ăn chay để chuẩn bị
Việc giữ chay của Mùa Chay chuẩn bị cho việc ăn chay vượt qua.
Việc ăn chay này giúp chúng ta liên kết với Đức Giesu
để chống lại cùng những cám dỗ với Người và nhờ đó chúng ta tham dự vạo sự vinh
thắng của Người.
Thuở ban đầu, việc ăn chay là một phần trong toàn thể của việc chuẩn bị phép rửa sẽ được cử hành trong đêm vọng vượt qua[2].
Fr. Joseph Nguyễn Hiển, OP.
Lược dịch theo Sophie Gall-Alexeeff, « jeune-pascal-jeune-eucharistique », in catholique.fr
[1] Xem thêm trong Arnaud
Join-Lambert, “Jeune et mystere pascal”, trong La Maison – Dieu, số
232, 2002/4, tr. 97-107.
[2] Xem thêm trong Revue
Célébrer, số 389 : “Chay tịnh và cuộc chiến thiêng liêng”, bản tiếng
Pháp : Carême et combat spirituel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét