Các đặc tính của Thân Xác Phục Sinh
Các đặc tính của Thân Xác Phục Sinh
Phaolô Phạm Lợi
(Chủng viện St. Meinrad, Mùa Phục Sinh 2020)
(Chủng viện St. Meinrad, Mùa Phục Sinh 2020)
Dẫn nhập
Các câu hỏi liên quan đến thân xác phục sinh từ lâu đã trở thành chủ đề chính của tư tưởng Kitô giáo và vẫn là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Nhiều câu hỏi cơ bản đã được đặt ra liên quan đến chủ đề này, chẳng hạn như: Mỗi tín hữu sẽ sống lại với thân xác nào? Chúng ta mong chờ một sự phục sinh thể lý hay chỉ thuần túy tinh thần, phi vật chất? Những phẩm chất đặc biệt nào thân xác phục sinh có? Trả lời những câu hỏi này một cách rốt ráo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với bất kỳ nhà thần học Kitô giáo nào, nói gì đến những Kitô hữu bình thường. Nói cách khác, “một cách nào đó, sự phục sinh nằm quá xa so với chân trời hiểu biết của con người, vượt ra ngoài tất cả kinh nghiệm của chúng ta nên, khi trở về với chính mình, chúng ta thấy mình tiếp tục cuộc tranh luận của các môn đệ [Chúa ngày xưa]: Chính xác thì “sự trỗi dậy” này gồm những gì? Điều đó có ý nghĩa gì với con người, đối với cả thế giới và toàn bộ lịch sử?” (1). Thật vậy, chủ đề về bản chất của thân xác phục sinh này là một chủ đề còn rất nhiều tranh luận, và có rất ít sự chắc chắn về nó. Như Ratzinger bình luận, “khó có thể diễn tả một cách cụ thể về mối quan hệ của con người với vật chất trong thế giới mới, hay về ‘thân xác phục sinh'” (2). Trong khi vẫn không chắc chắn về bản chất của thân xác phục sinh, các nguồn kinh thánh và thần học khác nhau cho chúng ta biết rằng thân xác phục sinh, vốn dĩ thiêng liêng và biến đổi, sở hữu những đặc tính sau: Bất thụ khổ (Impassibility), Quang diệu (Clarity), Thần thấu (Subtlety), và Tinh nhanh (Agility).
Một vài khái niệm
Trước nhất, cần phải hiểu đúng các khái niệm của chủ đề này. Theo Ratzinger, nói “sự phục sinh của thân thể” hay “sự phục sinh của thân xác” là đúng; còn nói “sự phục sinh của thân xác vật lý” là sai (3). Lý do là, “‘thân xác’ và ‘tinh thần’ không đối lập nhau; cái đối lập là ‘thân xác vật lý’ và ‘thân xác thiêng liêng’ (4). Chính vì thế, Ratzinger khẳng định rằng đó không phải là sự phục sinh của thân xác vật lý, mà là sự phục sinh của con người toàn thể; đó không phải là sự trở lại của thân xác vật lý hay sinh học, mà là sự trở lại của thân thể phục sinh dưới một hình thức khác, như thân thể phục sinh của Chúa Giêsu. Nói cách khác, phục sinh là sự tái tạo con người toàn thể (6).
Những đặc tính của thân xác phục sinh của Chúa Kitô là những hình dung mẫu của thân xác vinh hiển (thân xác vinh hiển dành cho tất cả người lành được gọi vào sự kết hiệp và hiệp thông mãi mãi với Thiên Chúa). Giống như thân xác vinh quang của Chúa Kitô phục sinh, thân xác phục sinh của chúng ta sẽ không sở hữu những khiếm khuyết do tội nguyên tổ, như sự phát triển không hoàn hảo, các bệnh mãn tính hoặc những khiếm khuyết về thể chất khác. Theo Levering, “mỗi đặc tính của thân xác phục sinh giúp loại bỏ những trở ngại đối với thân xác khi nó thông dự vào việc thờ lạy vĩnh cửu cùng với linh hồn” (7). Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta: “[Chúa Giêsu] có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (8). Thật vậy, thân xác phục sinh sẽ dự phần vào bản chất của Thiên Chúa trong Chúa Kitô và nhờ Chúa Thánh Thần. Như Gorman bình luận, “chết và phục sinh là một sự biến đổi: từ một cơ thể dễ hư nát, thấp hèn, yếu đuối và tự nhiên thành một cơ thể bất diệt, đáng kính, mạnh mẽ và thiêng liêng” (9). Nói cách khác, đối với những người chết trong ân sủng Chúa, sự vĩnh cửu của họ sẽ được thể hiện trong thân xác phục sinh. Thân xác này sẽ sở hữu những đặc tính tuyệt vời như thân xác phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô.
Tính bất thụ khổ của Thân Xác Phục Sinh
Đặc tính đầu tiên của thân xác phục sinh là tính bất thụ khổ. Bất thụ khổ nghĩa là thân xác phục sinh sẽ không còn chịu đau đớn thể lý nữa. Nói cách khác, nhờ đặc tính này, thân xác hiển vinh sẽ không phải chịu bất kỳ loại đau đớn hay đau khổ nào. Trong cuộc khổ nạn của mình, Chúa Giêsu đã phải chịu đựng những cực hình khủng khiếp khiến Ngài đau đớn tột cùng. Sau khi Ngài sống lại từ cõi chết, không gì có thể làm tổn thương hay làm đau Ngài nữa. Cũng vậy, thân xác phục sinh của chúng ta sẽ không biết đau đớn. Sẽ không có đau đớn, bệnh tật, đau khổ, hoặc cái chết trong trạng thái của thân xác phục sinh. Không có gì có thể làm tổn thương hoặc làm đau chúng ta nữa. McCann lập luận:
Tất cả các khiếm khuyết được loại trừ khỏi thân xác hiển vinh. Sự hư nát và hay thay đổi không còn sức mạnh trên chúng ta nữa. Tất cả các hoạt động phát sinh và duy trì sự sống hoặc bất cứ điều gì khác liên quan đến bản chất của một thân xác phàm trần và thụ động đều được loại trừ khỏi thân xác phục sinh. Thân xác đó được đồng hóa với bản chất của linh hồn và chia sẻ sự bất hoại của nó (10).
Thân xác phục sinh sẽ không phải chịu cái chết, hư nát, hoặc thay đổi. Những khiếm khuyết nơi xác phàm sẽ được sửa chữa nơi thân xác phục sinh vinh hiển. Sẽ có một niềm vui bất tận – thiêng liêng nhưng cũng có cảm giác và biến hóa. Thánh Phaolô dạy chúng ta: “[Thân xác] gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt” (11). Thân xác phàm thì thay đổi và hư nát. Thân xác phục sinh thì bất biến và không hư hoại. “Sự không hư hoại này,” theo lời của McCann, “là sự không hư hoại vượt thắng sự hư nát liên tục” (12). Trong cuộc sống hiện tại, cơ thể chúng ta theo lẽ thường sẽ trải qua mệt mỏi sau quá trình lao động nặng hoặc vui chơi. Cơ thể phục sinh sẽ không biết mệt mỏi, sẽ không cần nghỉ ngơi, cũng sẽ không lệ thuộc vào các đam mê thể lý.
Ngoài ra, tính bất thụ khổ (vốn dĩ con người đã từng sở hữu trong trạng thái nguyên thủy) cho ta biết linh hồn sẽ hoàn toàn điều khiển thân xác. Thánh Tôma lập luận rằng thông qua việc khôi phục lại trật tự đúng đắn, Thiên Chúa sẽ điều hành linh hồn, và linh hồn sẽ điều hành thân xác. Ngài viết:
Thân xác hiển vinh của con người và tất cả những gì của nó sẽ hoàn toàn chịu sự chi phối của linh hồn, giống như cách khi linh hồn hoàn toàn chịu sự chi phối của Thiên Chúa. Vì vậy, thân xác hiển vinh sẽ không chịu bất kỳ thay đổi nào trái với vận mệnh của nó và sẽ được hoàn thiện bởi linh hồn. Do đó, thân xác phục sinh sẽ không còn đau đớn (13).
Trong trạng thái vinh hiển, trật tự này sẽ được hoàn thiện. Việc linh hồn điều hành thân xác nghĩa là thân xác sẽ không còn phải chịu chi phối bởi những đam mê xấu hay sự hư nát thể lý, mặc dù thân xác sẽ vẫn còn cảm giác. McCann cho rằng: “Thân xác được đồng hóa với bản chất của linh hồn và chia sẻ tính bất thụ khổ của linh hồn” (14). Thật vậy, Thánh Tôma tin rằng tất cả các giác quan sẽ nên hoàn hảo, phù hợp với vinh quang của linh hồn. Trong đời sống vĩnh hằng, các biểu hiện thể lý của nhân đức vẫn đẹp tươi như các dấu chỉ của sự chiến thắng thiêng liêng. Nhưng các biểu hiện đó sẽ không bao giờ còn bị hư nát hay thối rữa nữa.
Tính bất thụ khổ bao gồm cảm giác thật của thân xác vinh hiển. Nói cách khác, thân xác vinh hiển sẽ sở hữu những cơ quan cảm giác thật và bất thụ khổ. Thánh Tôma cho rằng:
Các giác quan nơi thân xác phục sinh là kết quả của việc tiếp nhận các ngoại vật bên ngoài linh hồn. Tuy nhiên, cần lưu ý là các cơ quan giác quan được biến đổi bởi ngoại vật bên ngoài linh hồn theo hai phương thức. Một là bởi một sự biến đổi tự nhiên. Biến đổi tự nhiên xảy ra khi một cơ quan giác quan nào phát sinh cảm giác khi ngoại vật bên ngoài linh hồn tác động lên cơ quan đó… Hai là bởi một sự biến đổi tinh thần. Biến đổi tinh thần xảy ra khi các cảm giác được tiếp nhận bởi một công cụ theo phương thức thiêng liêng của một người. Cảm giác đó có thể là một ý hướng hay một hình thái, nhưng không phải là chính nó (15).
Cảm giác thật này miêu tả vai trò năng động của thân xác hiển vinh, vốn dĩ được phân biệt với linh hồn. Cảm giác đã biến đổi này không phát xuất từ linh hồn mà đến từ một thứ gì đó bên ngoài linh hồn. Biến đổi tự nhiên và biến đổi tinh thần là hai động lực bên ngoài siêu thăng và biến đổi thân xác hiển vinh thành “một trạng thái trong đó vật chất [thân xác hiển vinh] và tinh thần [linh hồn] sẽ mãi thuộc về nhau theo một thể thức mới” (16). Trong thể thức này, cả thân xác hiển vinh và linh hồn sẽ được siêu việt hóa. Fletcher lập luận:
Thân xác phục sinh sẽ là một dạng vật chất thật, và vật chất đó sẽ không đến từ một vật chất mới dành cho sự phục sinh mà sẽ là một với vật chất của thân xác đã từng sống ở thế gian. Theo cách này, tính liên tục được bảo tồn trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần, vì cả vật chất và tinh thần sẽ được chữa lành và tôn vinh vào thời cánh chung (17).
Vì vật chất tính của nó, thân xác hiển vinh sẽ hoạt động tương tự như cách thân xác trần gian hoạt động. Tuy nhiên, thân xác hiển vinh sẽ không còn đau đớn trong khi thân xác trần gian thì có, điều đó có nghĩa là thân xác hiển vinh sẽ không có cùng cảm giác với thân xác trần gian.
Tính quang diệu của Thân Xác Phục Sinh
Phẩm chất thứ hai của thân xác phục sinh là tính quang diệu. Tính quang diệu của thân xác hiển vinh ám chỉ vẻ đẹp tươi, vinh quang và sáng láng của nó theo mức độ ân sủng. Tính quang diệu hay sáng láng sẽ là vinh quang của linh hồn người lành tràn ngập từ đầu tới toàn bộ thân thể. Thánh Phaolô dạy: “Ánh mặt trời thì khác, ánh mặt trăng thì khác, ánh tinh tú thì khác, bởi vì ánh sáng tinh tú này khác với ánh sáng tinh tú kia. Việc kẻ chết sống lại cũng vậy” (18). Chính Chúa Giêsu mạc khải: “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ” (19). Truyền thống Kitô giáo tin rằng, thân xác hiển vinh sẽ có những vầng quang. Những vầng quang này sẽ là dấu hiệu quang vinh trên thiên đàng của chúng ta cùng với Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về những vầng quang này qua biến cố biến hình của Ngài (20).
Thật vậy, chúng ta sẽ sở hữu ánh sáng quang vinh của Thiên Chúa mà qua đó chúng ta sẽ nhìn thấy Người trong vinh quang của Người điều mà thông thường không thể làm được. Bất kể ngoại hình một người có trên trái đất như thế nào, thân xác hiển vinh của người đó trên thiên đàng sẽ đẹp tuyệt vời vượt ngoài sức tưởng tượng, vượt xa vẻ đẹp và sự tráng lệ của ngay cả những người đẹp nhất trên trái đất. Sự thánh thiện sẽ là vẻ đẹp đích thực và trường cửu. McCann khẳng định: “Linh hồn yêu mến phúc kiến và phúc kiến soi sáng và biến đổi linh hồn” (21). Như thánh Phaolô đã nói: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người” (22).
Giống như pha lê, vinh quang thiên đàng của thân xác chúng ta là một vinh quang toàn thể. Nói cách khác, mọi bộ phận của thân xác phục sinh sẽ rõ rành rành. Giống như màu sắc của một vật thể trong một vật chứa pha lê được nhìn thấy, vinh quang của linh hồn sẽ tỏa sáng qua thân xác phục sinh. Thánh Tôma viết:
Sự sáng láng này là kết quả do vinh quang của linh hồn tràn ngập thân xác. Vì một vật được tiếp nhận bởi một vật khác thì được tiếp nhận không theo dạng thức của vật đó mà theo dạng thức của vật tiếp nhận. Chính vì thế, sự sáng láng thiêng liêng của linh hồn sẽ được chuyển qua thân xác theo cách thức thể lý. Và tùy theo mức độ sáng láng của linh hồn theo cấp độ ân sủng, thì thân xác phục sinh sẽ thừa hưởng những mức độ sáng láng khác nhau (23).
Vinh quang được sở hữu bởi linh hồn trong phúc kiến tràn ngập và biến đổi thân xác phục sinh. Do đó, thân xác phục sinh thừa hưởng những gì thuộc về linh hồn và kết hiệp hoàn hảo với linh hồn. Levering tin rằng: “Khi thân xác được đoàn tụ với linh hồn và chia sẻ sự vinh quang của nó, ‘Sự sáng láng của linh hồn, vốn dĩ thiêng liêng, sẽ được truyền qua cho thân xác một cách thể lý’” (24). Sự sáng láng này sẽ không giải phóng màu sắc tự nhiên của thân xác nhưng sẽ làm cho thân xác chói lọi tương xứng với mức độ đức mến của linh hồn. Giống như thân xác biến hình của Chúa Giêsu, thân xác hiển vinh của chúng ta sẽ rực rỡ hơn mặt trời, nhưng không hề chói lóa.
Tính thần thấu của Thân Xác Phục Sinh
Đặc tính thứ ba của thân xác phục sinh là tính thần thấu. Tính thần thấu có nghĩa là thân xác, khi vẫn còn là thân xác thật và chưa bị đồng hóa với linh hồn, hoàn toàn tùng phục linh hồn. Thánh Phaolô dạy chúng ta: “Gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (26). Thân xác của chúng ta ở đời này được gọi là “tự nhiên”, vì nó bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên như bao loài vật khác, chẳng hạn như sinh sản, tăng trưởng và những thứ tương tự. Tuy nhiên, sau khi được phục sinh và vào thời cánh chung, chúng ta sẽ không còn cần các chức năng sinh học này nữa. Thân xác hiển vinh thì thiêng liêng và hoàn toàn tùng phục những mong muốn và nhu cầu của linh hồn hiển vinh. Điều này không có nghĩa là thân xác phục sinh sẽ không còn là vật chất, vì cả vật chất và tinh thần sẽ được chữa lành và tôn vinh vào thời cánh chung. Nhưng thân xác phục sinh sẽ được giải phóng khỏi những yếu tố và chức năng sinh học. McCann giải thích: thân xác hiển vinh giống như thần khí, và tính thần thấu này là một đặc tính đặc biệt của thần khí. Nhưng nhớ rằng, trên thực tế, thân xác của chúng ta không và không thể biến thành thần khí, mà chỉ phảng phất thần khí mà thôi. Quan điểm này được thánh Tôma xác thực: “Thân xác không thể biến đổi thành thần khí, vì chúng không có cùng một nhóm vật chất” (29). Nói cách khác, thân xác hiển vinh phảng phất sự toàn thiện của nó trong liên hệ với fifth, hay bản chất thiên đàng. Bản chất này sẽ là nguyên lý hoạt động nền tảng của thân xác phục sinh (30).
Hơn nữa, tính thần thấu không có nghĩa là phi vật thể. Sở dĩ như vậy là vì thân xác của chúng ta sẽ không phải tuân theo bất kỳ định luật vật chất nào. Đúng hơn, như Levering giải thích, “đó là khả năng xuyên thấu của thân xác” (31). Nói cách khác, thân xác phục sinh, “vượt thắng trọng lượng” và “siêu thăng sự giới hạn của không gian” (32). Thân xác sẽ vẫn là thân xác, nhưng “khả năng xuyên thấu của các thân xác hiển vinh cho phép họ di chuyển cùng nhau một cách hài hòa, mà không gây xáo trộn hoặc ma sát. Bởi vì, thân xác phục sinh sẽ hoàn toàn chịu sự chi phối của mô thể của nó hay linh hồn” (33). Thánh Gioan cho chúng ta biết một ví dụ điển hình nhất về sự thần thấu khi Chúa Giêsu phục sinh đi xuyên qua các bức tường của một căn phòng bị khóa (34). Nhờ đặc tính thần thấu, Chúa Giêsu đã có thể đi xuyên qua tường của căn phòng, thì, có lẽ, theo một cách thế tương tự, trước đó cùng ngày, Ngài đã đi xuyên qua ngôi mộ đóng kín với thân xác phục sinh và vinh hiển của Ngài. Như Cornelis lập luận: “Thân xác phục sinh của Chúa Giêsu ở một trạng thái mới, có khả năng di chuyển như ý muốn của Ngài, không bị ràng buộc bởi áp suất, trọng lượng, hay các định luật tự nhiên khác” (35). Tương tự như vậy, thân xác phục sinh của chúng ta sẽ có thể “thắng trọng lực và siêu việt” (36). Nói cách khác thân xác phục sinh của chúng ta cũng sẽ không bị ràng buộc bởi áp suất, trọng lượng, hay các định luật tự nhiên khác. Chúng ta cũng sẽ có thể đi xuyên qua các bức tường như Chúa Giêsu đã làm.
Ngoài ra, tính thần thấu là sự viên mãn của tính nội tại tương liên thụ tạo (phân biệt với nội tại tương liên tạo hóa) (perichoresis hay circumincession – chỉ Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần – Ba Ngôi bình lập bình tồn dùng phương thức rất giống nhau trong nội tại tương liên để trở nên một Thiên Chúa) của thân xác phục sinh. Cụ thể, đó là khả năng của chúng ta cư ngụ và được cư ngụ bởi Chúa và người khác. Theo McCann, “thân xác phục sinh sẽ thật như thân xác Chúa Giêsu” (37). Trong sự hiệp thông và kết hiệp thiêng liêng của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu hiện diện trong Chúa Cha bởi chính Ngài và qua Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu dạy: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng, Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em” (38). Nội tại năng động của Chúa Giêsu và Chúa Cha qua Chúa Thánh Thần mạc khải một chân lý, đó là chúng ta sẽ được dự phần vào đời sống vĩnh hằng của Chúa Giêsu và Ba Ngôi vào thời cánh chung. Perichoresis cũng cho thấy sự đồng nhất, sự nên một của thân xác phục sinh và linh hồn vào thời cánh chung. Ratzinger giúp ta hiểu rõ hơn về điểm này:
Thật vậy, nhu cầu hiệp nhất của vật chất chỉ được thành toàn bởi phi vật chất, bởi tinh thần. Tinh thần không chia nhỏ hiệp nhất thành nhị nguyên. Mà tinh thần là một năng lượng tốt mới của sự thống nhất, vốn dĩ tuyệt đối cần thiết cho những gì bị tan rã nếu nó muốn là một (39).
Sự hiệp nhất của vật chất thể lý chỉ được thành toàn bởi tinh thần phi vật chất. Sự hiệp nhất đó không bao giờ bị mất vào thời cánh chung. Nói đúng hơn, sự hiệp nhất sẽ ngày càng sống động và tích cực ngõ hầu tình trạng hiển vinh của linh hồn và thân xác sẽ là một.
Tính tinh nhanh của Thân Xác Phục Sinh
Đặc tính thứ tư của thân xác phục sinh là tính tinh nhanh. Tính tinh nhanh “giúp thân xác trở thành một công cụ cho linh hồn vinh hiển” (40). Theo thánh Phaolô: “[Thân xác] gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang” (41). Từ sự yếu đuối của một đứa trẻ sơ sinh không thể di chuyển, dễ bị tổn thương và yếu ớt, chúng ta được nuôi dưỡng bởi sức mạnh thiêng liêng. Với sức mạnh to lớn đó, thân xác vinh hiển của chúng ta có thể tồn tại mà không cần thức ăn và di chuyển từ nơi này sang nơi khác với tốc độ suy nghĩ. Chúa Giêsu mạc khải đặc tính này khi Ngài, sau khi phục sinh ở Giêrusalem, gần như ngay lập tức xuất hiện gần làng Em-mau cùng hai môn đệ đang đi về đó (42). McCann tin rằng thân xác hiển vinh: “có thể đi từ nơi này sang nơi khác cực kỳ nhanh, theo ý chí của linh hồn, và di chuyển cùng các thân xác phục sinh khác với vận tốc tương tự” (43). Nói cách khác, nhờ tính tinh nhanh, thân xác phục sinh: “sẽ được giải thoát khỏi sự nặng nề vật lý của nó và sẽ có khả năng di chuyển tới bất cứ nơi nào linh hồn muốn với sự dễ dàng và nhanh nhẹn nhất” (44).
Ngoài ra, thân xác vinh hiển sẽ hợp nhất và tuân phục linh hồn đến nỗi thân xác sẽ làm bất cứ điều gì chúng ta nghĩ. Điều đó có nghĩa là, “thân xác phục sinh sẽ phản ánh một cách hoàn hảo sự di chuyển thiêng liêng của linh hồn” (45). Nói cách khác, thân xác phục sinh “trở thành một công cụ hoàn hảo, luôn sẵn sàng và linh hoạt để tùng phục linh hồn trong mọi hoạt động trong đời sống viên mãn sau này” (46). Ngoài ra, thân xác phục sinh sẽ được giải phóng khỏi bất cứ thứ gì gây trở ngại cho linh hồn. Như thánh Tôma lập luận: “Sức mạnh của linh hồn vinh hiển quá đỗi lớn lao vượt thắng các sức mạnh tầm thường” (47) đến độ “bất cứ lúc nào linh hồn muốn ở đâu, thì ngay lúc đó thân xác sẽ hiện diện ở đó” (48). Do đó, khi chúng ta di chuyển từ nơi này sang nơi khác, “thời gian di chuyển sẽ không thể cảm nhận được” (49) (Nói cách khác, khái niệm thời gian di chuyển sẽ không còn vì thân xác phục sinh di chuyển bằng tốc độ của suy nghĩ). Vì vậy, vào thời cánh chung, khi Thiên Chúa biến đổi mọi sự, nếu chúng ta, trong thân xác vinh hiển, muốn về lại nhà mình mặc dù đang ở bất cứ nơi nào khác ở trên thế giới, tại thời điểm chúng ta mong muốn, chúng ta sẽ ở nhà ngay lập tức (Đây chỉ là một minh họa giúp người đọc dễ hình dung hơn về tính tinh nhanh của thân xác phục sinh. Vì, có lẽ, trong thế giới mới, chưa chắc nhà chúng ta còn tồn tại).
Thánh Tôma cho rằng người lành trên thiên đàng sẽ không ở yên một chỗ mà di chuyển linh hoạt. Ngài nói:
Linh hồn hợp nhất với thể xác không chỉ là mô thể của xác, mà còn là động lực của xác; và trong cả hai cách thế đó, thân xác hiển vinh tùng phục linh hồn hiển vinh một cách hoàn hảo… Nhờ tính tinh nhanh, thân xác tuân phục linh hồn như là động lực của nó, do đó, thân xác sẽ rất linh hoạt và sẵn sàng tuân phục linh hồn trong tất cả các chuyển động và hoạt động (50).
Sự di chuyển của người lành trên thiên đàng là sự di chuyển của cả linh hồn và thể xác vinh hiển, trong đó thân xác tuân phục linh hồn và hoàn thành các yêu cầu của linh hồn một cách tức thì. Theo Levering, “sự di chuyển của người lành, việc biểu lộ năng lực hòa hợp giữa linh hồn và thân xác vinh hiển tôn vinh Thiên Chúa” và “gia tăng sự hoàn hảo của phúc kiến” (51). Cũng nhờ di chuyển, người lành ngày càng thánh thiện và mật thiết với Thiên Chúa. Di chuyển cũng cho phép người lành nhìn thấy toàn cảnh công trình sáng tạo lộng lẫy và huy hoàng của Thiên Chúa bằng chính đôi mắt của họ.
Tạm kết
Ở một mức độ nào đó, thân xác phục sinh sẽ được ban cho những phẩm chất siêu nhiên để nó có thể trở thành một công cụ hoàn hảo của linh hồn. Thân xác vinh hiển sẽ bất thụ khổ, quang diệu, thần thấu, và tinh nhanh. Với những đặc tính siêu việt này, chúng ta sẽ thông dự vào đời sống thánh thiêng trong sự hiệp thông muôn đời với Ba Ngôi Thiên Chúa. Những phẩm chất đặc biệt này của thân xác phục sinh cho chúng ta hy vọng về một cuộc sống vĩnh cửu trong sự hiệp thông hoàn hảo với Thiên Chúa Ba Ngôi. Như McCann lập luận: “Nếu trong cuộc sống trần gian, đó là một thân xác phàm hèn giống như các loài vật khác, chịu chi phối bởi các điều kiện tự nhiên và có các nhu cầu thể lý, thì bấy giờ đó sẽ là một thân xác hiển vinh, hoàn toàn tuân phục linh hồn và thực hiện các yêu cầu của linh hồn một cách hoàn hảo” (53). Chính vì thế, tác dụng của sự phục sinh, phú bẩm cho chúng ta nhờ Chúa Giêsu, “là để phục hồi sự toàn vẹn của bản tính con người và làm cho thân xác phục sinh trở thành công cụ hoàn hảo của linh hồn” (54). Walter Kasper tin rằng: “Sự phục sinh không phải là sự nối tiếp cuộc sống cũ, mà là sự khởi đầu của một sáng tạo mới” (55). Mặc dù, dẫu biết rằng là trên đây chỉ vẫn là những suy đoán thần học. Nói cách khác, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn một trăm phần trăm về những điều vừa thảo luận ở trên. Tuy nhiên, thân xác vinh hiển với tất cả vinh quang, đẹp đẽ và huy hoàng sẽ là phần thưởng cho tất cả người lành, những người được chúc phúc, không dành cho kẻ dữ. Nên hay không nên giành lấy cuộc sống đó, có lẽ, là câu hỏi thật dễ để trả lời.
Tài liệu tham khảo
1. Benedict XVI, Homily: Easter Vigil, (15 April 2006), The Holy See, accessed on April 16, 2018, http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060415_veglia-pasquale.html.
2. Joseph Ratzinger, Eschatology: Death and Eternal Life (Washington D.C.: The Catholic University of America Press, 1988), 194.
3. See Joseph Ratzinger, Introduction to Christianity (San Francisco: Ignatius Press, 2004), 357.
4. Ibid.
5. Ibid.
6. Keith Lemna, Lecture on God and Human Person (St. Meinrad, IN: St Meinrad Seminary, recorded April 17 2018).
7. Matthew Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple: Salvation according to Thomas Aquinas (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 2002), 133.
8. Phil 3: 21.
9. Michael Gorman, Apostle of the Crucified Lord: A Theological Introduction to Paul & His Letters (Grand Rapids, MI: William B. Eerdmans Publishing Company, 2017), 334.
10. D.J. McCann, The Resurrection of the Body (New York: The Macmillan Company, 1928), 87.
11. 1 Cor 15: 42.
12. McCann, The Resurrection of the Body, 85.
13. Thomas Aquinas, Summa Theologiae III, q. 82, a. 1, in Summa Theologica: First Complete American Edition in Three Volumes, vol. 3, trans. Fathers of the English Dominican Province (New York: Benziger Brothers, 1948), 2906.
14. McCann, The Resurrection of the Body, 87.
15. Summa Theologiae (ST) III, q. 82, a. 3, trans. English Dominican Province, 2908.
16. Ratzinger, Eschatology: Death and Eternal Life, 194.
17. Patrick Fletcher, Resurrection Realism: Ratzinger the Augustian (Eugene, OR: Cascade Books, 2014), 200.
18. 1 Cor 15: 41- 42.
19. Mt 13: 43.
20. See Mt 17:1-8
21. McCann, The Resurrection of the Body, 89.
22. 1 Cor 2:9.
23. ST III, q. 85, a. 1, trans. English Dominican Province, 2925.
24. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 134.
25. McCann, The Resurrection of the Body, 90.
26. 1 Cor 15: 44.
27. Fletcher, Resurrection Realism: Ratzinger the Augustian, 200.
28. McCann, The Resurrection of the Body, 90.
29. ST III, q. 83, a. 1, trans. English Dominican Province, 2911.
30. See ST III, q. 83, a. 1, trans. English Dominican Province, 2912.
31. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 133
32. Lemna, Lecture on God and Human Person, recorded April 20, 2018.
33. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 133.
34. See John 20: 19.
35. H. Cornelis, et al., The Resurrection of the Body, trans. M. Joselyn (Notre Dame, IN: Fides Publishers, 1964), 114.
36. Lemna, Lecture on God and Human Person, recorded April 20, 2018.
37. McCann, The Resurrection of the Body, 90.
38. John 14: 20.
39. Ratzinger, Eschatology: Death and Eternal Life, 191.
40. McCann, The Resurrection of the Body, 91.
41. 1 Cor 15:43.
42. See Luke 24
43. McCann, The Resurrection of the Body, 91.
44. Catechism of Council of Trent, trans. Theodore Alois Buckley (London: George Routledge, 1852), 126. PDF Ebook.
45. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 133.
46. McCann, The Resurrection of the Body, 91.
47. ST III, q. 84, a. 3, trans. English Dominican Province, 2921.
48. ST III, q. 84, a. 1, trans. English Dominican Province, 2919.
49. ST III, q. 84, a. 3, trans. English Dominican Province, 2921
50. ST III, q. 84, a. 1, trans. English Dominican Province, 2919.
51. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 134.
52. See Ibid., 134.
53. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 134.
54. McCann, The Resurrection of the Body, 92.
55. Walter Kasper, Jesus The Christ (New York: Paulist Press, 1976), 144.
2. Joseph Ratzinger, Eschatology: Death and Eternal Life (Washington D.C.: The Catholic University of America Press, 1988), 194.
3. See Joseph Ratzinger, Introduction to Christianity (San Francisco: Ignatius Press, 2004), 357.
4. Ibid.
5. Ibid.
6. Keith Lemna, Lecture on God and Human Person (St. Meinrad, IN: St Meinrad Seminary, recorded April 17 2018).
7. Matthew Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple: Salvation according to Thomas Aquinas (Notre Dame, IN: University of Notre Dame Press, 2002), 133.
8. Phil 3: 21.
9. Michael Gorman, Apostle of the Crucified Lord: A Theological Introduction to Paul & His Letters (Grand Rapids, MI: William B. Eerdmans Publishing Company, 2017), 334.
10. D.J. McCann, The Resurrection of the Body (New York: The Macmillan Company, 1928), 87.
11. 1 Cor 15: 42.
12. McCann, The Resurrection of the Body, 85.
13. Thomas Aquinas, Summa Theologiae III, q. 82, a. 1, in Summa Theologica: First Complete American Edition in Three Volumes, vol. 3, trans. Fathers of the English Dominican Province (New York: Benziger Brothers, 1948), 2906.
14. McCann, The Resurrection of the Body, 87.
15. Summa Theologiae (ST) III, q. 82, a. 3, trans. English Dominican Province, 2908.
16. Ratzinger, Eschatology: Death and Eternal Life, 194.
17. Patrick Fletcher, Resurrection Realism: Ratzinger the Augustian (Eugene, OR: Cascade Books, 2014), 200.
18. 1 Cor 15: 41- 42.
19. Mt 13: 43.
20. See Mt 17:1-8
21. McCann, The Resurrection of the Body, 89.
22. 1 Cor 2:9.
23. ST III, q. 85, a. 1, trans. English Dominican Province, 2925.
24. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 134.
25. McCann, The Resurrection of the Body, 90.
26. 1 Cor 15: 44.
27. Fletcher, Resurrection Realism: Ratzinger the Augustian, 200.
28. McCann, The Resurrection of the Body, 90.
29. ST III, q. 83, a. 1, trans. English Dominican Province, 2911.
30. See ST III, q. 83, a. 1, trans. English Dominican Province, 2912.
31. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 133
32. Lemna, Lecture on God and Human Person, recorded April 20, 2018.
33. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 133.
34. See John 20: 19.
35. H. Cornelis, et al., The Resurrection of the Body, trans. M. Joselyn (Notre Dame, IN: Fides Publishers, 1964), 114.
36. Lemna, Lecture on God and Human Person, recorded April 20, 2018.
37. McCann, The Resurrection of the Body, 90.
38. John 14: 20.
39. Ratzinger, Eschatology: Death and Eternal Life, 191.
40. McCann, The Resurrection of the Body, 91.
41. 1 Cor 15:43.
42. See Luke 24
43. McCann, The Resurrection of the Body, 91.
44. Catechism of Council of Trent, trans. Theodore Alois Buckley (London: George Routledge, 1852), 126. PDF Ebook.
45. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 133.
46. McCann, The Resurrection of the Body, 91.
47. ST III, q. 84, a. 3, trans. English Dominican Province, 2921.
48. ST III, q. 84, a. 1, trans. English Dominican Province, 2919.
49. ST III, q. 84, a. 3, trans. English Dominican Province, 2921
50. ST III, q. 84, a. 1, trans. English Dominican Province, 2919.
51. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 134.
52. See Ibid., 134.
53. Levering, Christ’s Fulfillment of Torah and Temple, 134.
54. McCann, The Resurrection of the Body, 92.
55. Walter Kasper, Jesus The Christ (New York: Paulist Press, 1976), 144.
Nguồn: giaophanhatinh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét