Trang

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu

Ronald Rolheiser,  


Cái chết của Chúa Giêsu rửa sạch mọi thứ kể cả thiếu sót và tội lỗi của chúng ta. Đó là thông điệp rõ ràng của Tin Mừng Thánh Luca về cái chết của Chúa Giêsu.
Như chúng ta biết, chúng ta có bốn Tin Mừng, mỗi Tin Mừng có cái nhìn riêng về sự Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu, các câu chuyện phúc âm không giống như phóng sự của nhà báo về chuyện gì xảy ra ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng đúng hơn là các chú giải thần học những gì xảy ra vào thời đó. Đó là các bức tranh về cái chết của Chúa Giêsu hơn là phóng sự về chủ đề này, họ tùy nghi làm nổi bật một vài hình thức nhất định để thấy điều thiết yếu nhất. Mỗi tác giả Tin Mừng có cách chú giải riêng câu chuyện trên Núi Sọ.
Đối với Thánh Luca, chuyện xảy ra trong cái chết của Chúa Giêsu, là mạc khải rõ ràng nhất, rõ hơn bao giờ hết, về sự thấu hiểu, tha thứ và chữa lành của Thiên Chúa. Theo Thánh Luca, cái chết của Chúa Giêsu rửa sạch mọi thứ của sự thấu hiểu, tha thứ và chữa lành, phủ nhận tất cả mọi ý tưởng ngược lại. Để làm rõ điều này, Thánh Luca nhấn mạnh đến một số yếu tố trong bài tường thuật.
Đầu tiên là vụ bắt Chúa Giêsu ở Vưòn Giếtsêmani, Thánh Luca kể, khi một trong các môn đệ chém người đầy tớ của vị thượng tế làm người này bị đứt tai, Chúa Giêsu sờ vào tai người đầy tớ và chữa lành. Theo Thánh Luca, sự chữa lành của Chúa Giêsu bao gồm mọi hoàn cảnh, thậm chí cả trong hoàn cảnh cay đắng, phản bội và bạo lực. Cuối cùng ân sủng của Chúa sẽ chữa lành cả những tổn thương do hận thù.
Kế đó, sau khi Thánh Phêrô chối Chúa ba lần, Chúa Giêsu bị đưa ra trước Thượng hội đồng, Thánh Luca kể Chúa Giêsu quay lại nhìn ông Phêrô với ánh nhìn làm ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết. Mọi sự trong đoạn này và những gì xảy ra sau đó, ánh nhìn của Chúa Giêsu làm Thánh Phêrô khóc thảm thiết không phải là dấu hiệu của tuyệt vọng và buộc tội, một ánh nhìn làm Phêrô khóc vì hổ thẹn. Không, đúng hơn đây là cái nhìn thấu hiểu và thông cảm mà Phêrô chưa bào giờ thấy trước đây, làm ông nhẹ nhõm khóc, biết rằng mọi chuyện sẽ ổn và ông được bình tâm.
Và khi Thánh Luca kể phiên tòa Chúa Giêsu trước Philatô, ngài kể một chuyện không có trong các phúc âm khác, biết Chúa Giêsu thuộc thẩm quyền của vua Hêrôđê, Philatô gởi Chúa Giêsu đến vua Hêrôđê và hai người này cho đến lúc đó là kẻ thù của nhau, “hôm đó hai người thân thiện với nhau.”
Như Ray Brown nói về bản văn này “Chúa Giêsu có tác dụng chữa lành ngay cả với những người ngược đãi Ngài.”
Cuối cùng trong tường thuật của Thánh Luca, Chúa Giêsu chịu đóng đinh và trong khi họ đóng đinh Ngài, Ngài nói những lời mà giờ ai cũng biết: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm. Những lời này này được tín hữu kitô luôn xem là tiêu chuẩn tối hậu trong cách đối xử với kẻ thù, những người đối xử xấu với chúng ta, gói gọn sự mạc khải sâu sắc trong cái chết của Chúa Giêsu. Được nói lên khi Chúa Giêsu bị con người đóng đinh, cho thấy Chúa thấy và hiểu cả trong các hành động xấu xa nhất của chúng ta: không phải là ý xấu, không phải là cái gì làm chúng ta cuối cùng quay lại chống Chúa, hay Chúa chống chúng ta, nhưng là điều gì đó như sự thiếu hiểu biết – đơn giản, không có tội, không cưỡng lại được, thấu hiểu, tha thứ, một điều gì đó như hành động tự hại mình của một em bé ngây thơ vô tội.
Trong bối cảnh này cũng vậy, Thánh Luca kể việc Chúa Giêsu tha thứ cho người trộm lành. Điều ngài nhấn mạnh ở đây, vượt lên cả những chuyện hiển nhiên, là những điều này: đầu tiên, con người được tha thứ không phải vì nó không có tội, nhưng bất chấp tội của nó; thứ nhì, nó nhận nhiều vô hạn hơn những gì nó xin; và cuối cùng Chúa Giêsu sẽ không chết khi chưa làm xong việc, phải xóa tội cho người này trước.
Cuối cùng trong lời kể của Thánh Luca, ngược với Thánh Mác-cô và Mathêu, Chúa Giêsu không chết trong từ bỏ nhưng chết trong sự tin tưởng hoàn toàn: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Thánh Luca muốn chúng ta thấy nơi những lời này một tấm gương theo cách mà chúng ta đối diện với chính cái chết của mình, dù chúng ta yếu đuối như thế nào. Đâu là bài học? Nhaø vaên Leon Bloy có lần đã viết, điều buồn duy nhất trong cuộc đời, đó là không nên thánh. Vào cuối giờ, khi mỗi người đối diện với chính cái chết của mình, khi đó hối tiếc lớn nhất của chúng ta, chúng ta đã không thánh thiện. Nhưng, như Chúa Giêsu cho chúng ta thấy trong cái chết của Ngài, chúng ta có thể chết (dù trong yếu đuối), biết rằng chúng ta đang chết trong bàn tay nhân lành.
Ngược với đa số truyền thống kitô, tường thuật của Thánh Luca không tập trung vào giá trị cứu chuộc nhờ cái chết của Chúa Giêsu. Nhưng thay vào đó ngài nhấn mạnh: Cái chết của Chúa Giêsu rửa sạch mọi thư, mỗi chúng ta và cả thế giới. Chúa chữa lành tất cả, thông hiểu tất cả và tha thứ tất cả – dù chúng ta thiếu hiểu biết, yếu đuối và phản bội. Trong tường thuật của Thánh Gioan, xác Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm và ngay lập tức “máu và nước” (sự sống và tẩy rửa) tuôn ra. Trong tường thuật của Thánh Luca, cơ thể của Chúa Giêsu không bị đâm. Không cần phải có. Khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã tha thứ tất cả và tất cả đã được rửa sạch.
Marta An Nguyễn dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét