“Các bà tìm Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng
bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa.” (Mc 16,6) Sứ thần của Thiên Chúa, mặc áo choàng chói loá, đã nói
những lời này với các phụ nữ đi kiếm xác Đức Giêsu được mai táng trong mồ. Thế
nhưng tác giả sách Tin Mừng cũng nói với chúng ta điều tương tự trong đêm cực
thánh này: Đức Giêsu không phải là một nhân vật quá vãng. Người đang sống,
Người đi trước chúng ta như là Đấng Hằng Sống, Người gọi mời chúng ta bước theo
Người, và trong hành trình đó, chính chúng ta sẽ tìm thấy nẻo đường của sự
sống.
“Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa.” Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ về Thập Giá và Cuộc Phục Sinh của Người lần đầu tiên, lúc thầy trò trên núi đi xuống sau Cuộc Biến Hình, các môn đệ thắc mắc tự hỏi “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì (Mc 9,10). Trong lễ Phục Sinh, chúng ta mừng vui vì Đức Kitô không ở mãi trong mồ, thân xác Người không bị hư hoại; Người ở giữa thế giới của những người sống, chứ không phải thế giới của kẻ chết; chúng ta mừng vui vì Người là Alpha và cũng là Omêga, như chúng ta đã tuyên bố trong Đêm Canh Thức Vượt Qua; Người đã sống không chỉ hôm qua, nhưng hôm nay và mãi mãi nữa. (Xc. Hr 13,8)
Tuy vậy, nói gì thì nói, Phục Sinh vẫn ở xa, vượt xa ngoài tầm nhìn của chúng ta, vượt xa khỏi tất cả những kinh nghiệm, trải nghiệm của chúng ta, bởi thế mà, khi quay lại với chính mình mà tự vấn, chúng ta vẫn phải tiếp tục đối diện với luận đề mà các môn đệ xưa kia đã đặt ra: “sống lại” thực ra có nghĩa là gì? Điều ấy có ý nghĩa gì với chúng ta, cho toàn thế giới và cho trọn vẹn dòng lịch sử?
Một thần học gia người Đức đã có lần mai mỉa nói rằng, phép lạ một xác chết sống lại – nếu điều này thực sự xảy ra, điều mà ông ta không tin – sẽ là một điều chả có liên can, tác động hay nhằm nhò gì, bởi lẽ nó chẳng dính dáng gì tới chúng ta. Thực ra, nếu chỉ đơn giản là chuyện ai đó được hồi sinh, và chỉ có thế mà thôi, thì làm sao mà điều ấy lại có thể dính dáng, tác động gì đến chúng ta được chứ?
Thế nhưng, vấn đề là thế này, Cuộc Phục Sinh của Đức Kitô còn hơn thế nữa, nó khác biệt. Chúng ta có thể mượn ngôn ngữ của thuyết tiến hoá để diễn tả thế này, đó là “bước đột biến” lớn nhất, chắc chắn đó là bước nhảy mang tính quyết định nhất đưa tới một cảnh giới mới mẻ, chưa từng có trong suốt dọc dài lịch sử cũng như sự tiến triển, biến thiên của nó: một bước nhảy đưa tới một trật tự hoàn toàn mới mẻ, có tác động thiết thân với mỗi người chúng ta, và với toàn bộ dòng lịch sử.
Cuộc bàn luận mà xưa kia các môn đệ đã khởi sự, do vậy, sẽ bao gồm những câu hỏi sau: Cái gì đã xảy ra khi đó? Điều ấy có ý nghĩa gì với chúng ta, với cả thế giới này, và với chính bản thân tôi?
Trước nhất: điều gì đã xảy ra vậy? Đức Giêsu không còn ở trong mồ nữa. Người đã sống một sự sống hoàn toàn mới. Thế nhưng làm thế nào lại có thể xảy ra như vậy được? Sức thiêng nào đã hành động, đã tác động? Điểm mấu chốt thế này: con người Đức Giêsu không chỉ đơn độc, Người không phải là một ngôi vị đóng kín trong chính mình. Người cùng bản thể với Thiên Chúa hằng sống, và hiệp nhất trong cùng một ngôi vị. Do vậy có thể nói được rằng, Người được chính Thiên Chúa Hằng Sống ôm lấy thật khắng khít, không chỉ xét ở cấp độ trìu mến tình cảm, nhưng cái ôm choàng ấy còn bao phủ, hoà vào, thẩm thấu vào chính bản thể của Người nữa.
Sự sống của Người không chỉ là của mỗi mình Người, sự sống ấy hiệp thông, thông dự trọn vẹn với Thiên Chúa, do vậy, thực ra, nó không thể nào bị cất đi được. Vì yêu thương, Người có thể phó mình chịu chết, nhưng rõ ràng khi làm thế Người đã phá tan án quyết chung kết của tử thần, vì lẽ nơi Người sự sống luôn hằng hữu. Người là Đấng, là nhân vật duy nhất có sự sống bất khả hoại, bởi thế mà khi kinh qua cái chết, Người sẽ làm bừng lên một sự sống mới.
Chúng ta thử diễn tả ý tưởng vừa nói thêm một lần nữa, và ở một góc nhìn khác. Cái chết của Người là một nghĩa cử yêu thương. Tại Bữa Tiệc Ly, Người đã tiên báo về cái chết của mình và đã biến nó thành một hành vi tự hiến. Việc Người thông hiệp liên lỉ với Thiên Chúa được hiểu một cách cụ thể là sự hiệp thông liên lỉ trong tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu này lại là đối lực thực sự chống lại sự chết, và mạnh hơn sự chết. Phục Sinh giống như một cuộc bừng vỡ chan hoà ánh sáng, toả lan yêu thương, giúp phá bỏ đi mối đan quyện thâm căn cố đế giữa “sinh và diệt”. Cuộc Phục Sinh mở ra một chiều kích mới của cuộc hiện hữu, một địa hạt mới mẻ của đời sống, trong đó, vật chất được biến đổi hoàn toàn, và cũng được dự phần, cũng có chỗ của mình, và nhờ đó, một thế giới mới được khai sinh.
Sự kiện này rõ ràng không chỉ đơn thuần là một phép lạ của thời quá khứ, nó có xảy ra cũng chẳng có tác động gì tới chúng ta. Nhưng, đó là một bước đại nhảy vọt trong lịch sử “tiến hoá” cũng như lịch sử đời sống nói chung, hướng tới một đời sống tương lai mới mẻ, một thế giới mới, khởi đầu từ Đức Kitô, đã liên tục đi vào thế giới này, thế giới mà chúng ta đang sống, biến cải nó và hướng đích cho nó.
Làm sao điều này lại xảy ra được? Làm thế nào mà sự kiện này lại tác động thực sự tới tôi, lại có thể hướng đích cuộc sống của tôi về chính nó? Câu trả lời, thoạt tiên gây ngỡ ngàng, nhưng hoàn toàn chính xác, thế này: sự kiện này thực sự xảy đến cho tôi qua đức tin và Phép Rửa. Vì thế, mà Phép Rửa là một phần trong Đêm Canh Thức Vượt Qua… Phép Rửa được lập ra vì điều này, rằng không phải chúng ta đang cử hành một biến cố quá khứ, nhưng là một cuộc đổi dời lớn lao nhất từng có trong lịch sử nhân loại, giờ xảy tới cho tôi, chụp bắt tôi, tuôn đổ ơn lành trên tôi.
Phép Rửa không giống hành vi kiểu như hoà nhập xã hội vào một tổ chức là Giáo hội, cũng chẳng phải là một thứ nghi thức cổ thời, rắc rối để nhận người vào Hội thánh. Đó cũng không phải là một cử điệu tẩy uế, tắm rửa đơn thuần, cũng không phải là một hình thức thanh tẩy, hay dọn dẹp tâm hồn. Đó đích thực là một cuộc chết đi, sống lại, được sinh ra một lần nữa, được biến đổi trong một đời sống mới.
Làm sao chúng ta có thể hiểu được điều này? Tôi cho rằng, những gì xảy ra nơi Phép Rửa có thể trở nên dễ hiểu hơn với chúng ta, khi chúng ta cùng nhau đọc hiểu kỹ càng phần kết của bản tự thuật thiêng liêng ngắn gọn, mà thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta trong Thư gửi tín hữu Galát. Những lời sau đây làm nên cốt tuỷ của bản tự thuật này: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Tôi sống, những tôi không còn phải là tôi nữa. “Tôi”, cái căn cốt xác định căn tính của người ta – của người đàn ông tên là Phaolô – giờ đã đổi khác rồi. Thánh nhân vẫn còn đó, và một trật cũng không còn đó nữa. Thánh nhân đã kinh qua một cái “không”, và giờ thánh nhân vẫn còn tiếp tục thấy cái “không” đó đúng với ngài: Tôi, nhưng không còn phải là tôi.
Qua những lời này, thánh Phaolô không có ý diễn tả về một kinh nghiệm thần bí siêu nhiên nào đó, là điều có lẽ đã được ban cho ngài, cũng là điều hấp dẫn với chúng ta nếu xét theo góc nhìn lịch sử. Nhưng không, cụm từ này chính là một xác quyết về điều xảy ra nơi bí tích Thánh Tẩy. Cái “tôi” của tôi được lấy đi, được tháp nhập vào cùng với một chủ thể vừa mới mẻ vừa cao cả hơn. Điều ấy nghĩa là, cái “tôi” của tôi trở lại, những giờ thì đã được biến đổi, nát vụn ra, được khai mở nhờ được tháp nhập cùng với một Đấng khác, nơi Người “tôi” được hít thở một cả luồng sinh khí mới mẻ.
Thánh Phaolô minh giải cho chúng ta cũng điều này một lần nữa, nhưng ở một góc nhìn khác, nơi Chương III Thư gửi tín hữu Galát, ngài nói về “lời hứa”, ngài khẳng định, lời hứa ấy đã được ban cho một cá nhân – cho một người, là chính Đức Kitô. Người mang lấy nơi chính mình, trọn vẹn “lời hứa”.
Thế nhưng điều xảy ra với chúng ta thì như thế nào? Thánh Phaolô trả lời: Anh em chỉ là một trong Đức Kitô (xc. Gl 3,28). Không phải một sự vật, nhưng là một, là duy nhất một chủ thể mới mẻ. Việc người ta được giải phóng khỏi cái tôi tù túng này, việc người ta khám phá, tìm thấy bản thân mình nơi một chủ thể mới, có nghĩa là, người ta nhận thấy mình đang ở trong vùng đất, vùng trời bát ngát bao la của Thiên Chúa, người ta nhận thấy mình đang được lôi kéo bước vào một đời sống không còn bị chế ngự bởi cảnh “sinh diệt” nữa.
Phục Sinh bừng vỡ chói loà đã phủ bóng trên chúng ta trong bí tích Thánh Tẩy như thế là để sinh ích cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta được kết nối với một địa hạt mới mẻ, bất chấp những khổ luỵ thường ngày của mình, một cách nào đó, chúng ta đã được dẫn vào đó, được dấn bước vào đó rồi. Sống cuộc sống của mình như một tiến trình liên lỉ để hướng tới bầu trời rộng mở này: chính là sống ý nghĩa của Phép Rửa, của việc trở nên Kitô hữu.
Đấy chính là niềm vui Đêm Canh Thức Vượt Qua. Phục Sinh không phải là một thứ gì đó quá vãng, Phục Sinh đã chạm tới, đã phủ bóng trên chúng ta rồi. Chúng ta nắm bắt lấy nó, chúng ta nắm chặt Đức Giêsu phục sinh, và chúng ta biết là Người ôm ấp chúng ta thật chặt ngay cả khi đôi tay chúng ta trở nên yếu mềm. Chúng ta nắm lấy tay của Người, và như thế chúng ta cũng nắm lấy tay của nhau nữa, và chúng ta trở nên một chủ thể duy nhất, chứ không phải là một thứ duy nhất. Tôi, nhưng không còn phải là tôi: đây chính là công thức làm nên đời sống người Kitô hữu và nó được đặt nền nơi Phép Rửa, công thức của Phục Sinh cho thời hiện tại. Tôi, nhưng không còn phải là tôi: Nếu chúng ta sống như thế, chúng ta sẽ góp phần biến cải thế giới. Đó là công thức đối ngược hoàn toàn với tất cả các ý thức hệ chủ trương bạo lực, đó là một dự phóng giúp chống lại những hủ hoá, những thèm khát quyền lực hay sở hữu.
“Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống”, Đức Giêsu đã nói như thế trong Tin Mừng theo thánh Gioan (14,19) với các môn đệ, và cũng là, cho cả chúng ta nữa. Chúng ta sẽ sống nhờ thông hiệp liên lỉ với Người, nhờ được tháp nhập vào Người là chính sự sống. Sự sống đời đời, phúc trường sinh bất tử, chúng ta không sở đắc do bởi chính sức lực hay công trạng mình, nhưng nhờ qua một liên hệ – tức là sự thông hiệp liên lỉ với Người, là chính Sự Thật, Tình Yêu, và do vậy cũng là vĩnh hằng, và là chính Thiên Chúa.
Chỉ nguyên tình trạng bất khả hoại của linh hồn, không thể mặc lấy cho đời sống vĩnh cửu một ý nghĩa thực sự, nó không thể làm cho đời sống ấy trở thành một đời sống đúng nghĩa. Sự sống mà chúng ta có, là do bởi chúng ta được trìu mến yêu thương bởi chính Đấng là Sự Sống; chúng ta sống là nhờ sống-với và ở trong tình yêu thương của Người. Tôi, nhưng không còn phải là tôi: Đấy chính là nẻo đường của Thập Giá, nẻo đường “vượt qua” một đời sống chỉ biết đóng kín trong “cái tôi”, và bởi thế sẽ mở ra với đường dẫn tới niềm vui đích thực và lâu bền.
Vì lẽ đó, chúng ta có thể vui sướng ca vang, cùng với toàn thể Hội thánh, những lời của bài Exsultet: “Mừng vui lên, hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời! Mừng vui lên, hỡi toàn trái đất vui lên…!” Phục Sinh là một biến cố có tầm mức vũ hoàn, tác động tới cả trời đất, kết nối trời đất với nhau. Mượn những lời của bài Exsultet, một lần nữa, chúng ta tuyên xưng: “Đức Kitô, Đấng từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình chiếu soi vạn dân, Người hằng sống và hiển trị muôn đời”.
Amen!
Giáo hoàng Bênêđíctô XVI
Chuyển dịch: Hoàng Long (Nhóm phiên dịch Mai Khôi)
https://www.thecatholicthing.org
“Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa.” Khi Đức Giêsu nói với các môn đệ về Thập Giá và Cuộc Phục Sinh của Người lần đầu tiên, lúc thầy trò trên núi đi xuống sau Cuộc Biến Hình, các môn đệ thắc mắc tự hỏi “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì (Mc 9,10). Trong lễ Phục Sinh, chúng ta mừng vui vì Đức Kitô không ở mãi trong mồ, thân xác Người không bị hư hoại; Người ở giữa thế giới của những người sống, chứ không phải thế giới của kẻ chết; chúng ta mừng vui vì Người là Alpha và cũng là Omêga, như chúng ta đã tuyên bố trong Đêm Canh Thức Vượt Qua; Người đã sống không chỉ hôm qua, nhưng hôm nay và mãi mãi nữa. (Xc. Hr 13,8)
Tuy vậy, nói gì thì nói, Phục Sinh vẫn ở xa, vượt xa ngoài tầm nhìn của chúng ta, vượt xa khỏi tất cả những kinh nghiệm, trải nghiệm của chúng ta, bởi thế mà, khi quay lại với chính mình mà tự vấn, chúng ta vẫn phải tiếp tục đối diện với luận đề mà các môn đệ xưa kia đã đặt ra: “sống lại” thực ra có nghĩa là gì? Điều ấy có ý nghĩa gì với chúng ta, cho toàn thế giới và cho trọn vẹn dòng lịch sử?
Một thần học gia người Đức đã có lần mai mỉa nói rằng, phép lạ một xác chết sống lại – nếu điều này thực sự xảy ra, điều mà ông ta không tin – sẽ là một điều chả có liên can, tác động hay nhằm nhò gì, bởi lẽ nó chẳng dính dáng gì tới chúng ta. Thực ra, nếu chỉ đơn giản là chuyện ai đó được hồi sinh, và chỉ có thế mà thôi, thì làm sao mà điều ấy lại có thể dính dáng, tác động gì đến chúng ta được chứ?
Thế nhưng, vấn đề là thế này, Cuộc Phục Sinh của Đức Kitô còn hơn thế nữa, nó khác biệt. Chúng ta có thể mượn ngôn ngữ của thuyết tiến hoá để diễn tả thế này, đó là “bước đột biến” lớn nhất, chắc chắn đó là bước nhảy mang tính quyết định nhất đưa tới một cảnh giới mới mẻ, chưa từng có trong suốt dọc dài lịch sử cũng như sự tiến triển, biến thiên của nó: một bước nhảy đưa tới một trật tự hoàn toàn mới mẻ, có tác động thiết thân với mỗi người chúng ta, và với toàn bộ dòng lịch sử.
Cuộc bàn luận mà xưa kia các môn đệ đã khởi sự, do vậy, sẽ bao gồm những câu hỏi sau: Cái gì đã xảy ra khi đó? Điều ấy có ý nghĩa gì với chúng ta, với cả thế giới này, và với chính bản thân tôi?
Trước nhất: điều gì đã xảy ra vậy? Đức Giêsu không còn ở trong mồ nữa. Người đã sống một sự sống hoàn toàn mới. Thế nhưng làm thế nào lại có thể xảy ra như vậy được? Sức thiêng nào đã hành động, đã tác động? Điểm mấu chốt thế này: con người Đức Giêsu không chỉ đơn độc, Người không phải là một ngôi vị đóng kín trong chính mình. Người cùng bản thể với Thiên Chúa hằng sống, và hiệp nhất trong cùng một ngôi vị. Do vậy có thể nói được rằng, Người được chính Thiên Chúa Hằng Sống ôm lấy thật khắng khít, không chỉ xét ở cấp độ trìu mến tình cảm, nhưng cái ôm choàng ấy còn bao phủ, hoà vào, thẩm thấu vào chính bản thể của Người nữa.
Sự sống của Người không chỉ là của mỗi mình Người, sự sống ấy hiệp thông, thông dự trọn vẹn với Thiên Chúa, do vậy, thực ra, nó không thể nào bị cất đi được. Vì yêu thương, Người có thể phó mình chịu chết, nhưng rõ ràng khi làm thế Người đã phá tan án quyết chung kết của tử thần, vì lẽ nơi Người sự sống luôn hằng hữu. Người là Đấng, là nhân vật duy nhất có sự sống bất khả hoại, bởi thế mà khi kinh qua cái chết, Người sẽ làm bừng lên một sự sống mới.
Chúng ta thử diễn tả ý tưởng vừa nói thêm một lần nữa, và ở một góc nhìn khác. Cái chết của Người là một nghĩa cử yêu thương. Tại Bữa Tiệc Ly, Người đã tiên báo về cái chết của mình và đã biến nó thành một hành vi tự hiến. Việc Người thông hiệp liên lỉ với Thiên Chúa được hiểu một cách cụ thể là sự hiệp thông liên lỉ trong tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu này lại là đối lực thực sự chống lại sự chết, và mạnh hơn sự chết. Phục Sinh giống như một cuộc bừng vỡ chan hoà ánh sáng, toả lan yêu thương, giúp phá bỏ đi mối đan quyện thâm căn cố đế giữa “sinh và diệt”. Cuộc Phục Sinh mở ra một chiều kích mới của cuộc hiện hữu, một địa hạt mới mẻ của đời sống, trong đó, vật chất được biến đổi hoàn toàn, và cũng được dự phần, cũng có chỗ của mình, và nhờ đó, một thế giới mới được khai sinh.
Sự kiện này rõ ràng không chỉ đơn thuần là một phép lạ của thời quá khứ, nó có xảy ra cũng chẳng có tác động gì tới chúng ta. Nhưng, đó là một bước đại nhảy vọt trong lịch sử “tiến hoá” cũng như lịch sử đời sống nói chung, hướng tới một đời sống tương lai mới mẻ, một thế giới mới, khởi đầu từ Đức Kitô, đã liên tục đi vào thế giới này, thế giới mà chúng ta đang sống, biến cải nó và hướng đích cho nó.
Làm sao điều này lại xảy ra được? Làm thế nào mà sự kiện này lại tác động thực sự tới tôi, lại có thể hướng đích cuộc sống của tôi về chính nó? Câu trả lời, thoạt tiên gây ngỡ ngàng, nhưng hoàn toàn chính xác, thế này: sự kiện này thực sự xảy đến cho tôi qua đức tin và Phép Rửa. Vì thế, mà Phép Rửa là một phần trong Đêm Canh Thức Vượt Qua… Phép Rửa được lập ra vì điều này, rằng không phải chúng ta đang cử hành một biến cố quá khứ, nhưng là một cuộc đổi dời lớn lao nhất từng có trong lịch sử nhân loại, giờ xảy tới cho tôi, chụp bắt tôi, tuôn đổ ơn lành trên tôi.
Phép Rửa không giống hành vi kiểu như hoà nhập xã hội vào một tổ chức là Giáo hội, cũng chẳng phải là một thứ nghi thức cổ thời, rắc rối để nhận người vào Hội thánh. Đó cũng không phải là một cử điệu tẩy uế, tắm rửa đơn thuần, cũng không phải là một hình thức thanh tẩy, hay dọn dẹp tâm hồn. Đó đích thực là một cuộc chết đi, sống lại, được sinh ra một lần nữa, được biến đổi trong một đời sống mới.
Làm sao chúng ta có thể hiểu được điều này? Tôi cho rằng, những gì xảy ra nơi Phép Rửa có thể trở nên dễ hiểu hơn với chúng ta, khi chúng ta cùng nhau đọc hiểu kỹ càng phần kết của bản tự thuật thiêng liêng ngắn gọn, mà thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta trong Thư gửi tín hữu Galát. Những lời sau đây làm nên cốt tuỷ của bản tự thuật này: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Tôi sống, những tôi không còn phải là tôi nữa. “Tôi”, cái căn cốt xác định căn tính của người ta – của người đàn ông tên là Phaolô – giờ đã đổi khác rồi. Thánh nhân vẫn còn đó, và một trật cũng không còn đó nữa. Thánh nhân đã kinh qua một cái “không”, và giờ thánh nhân vẫn còn tiếp tục thấy cái “không” đó đúng với ngài: Tôi, nhưng không còn phải là tôi.
Qua những lời này, thánh Phaolô không có ý diễn tả về một kinh nghiệm thần bí siêu nhiên nào đó, là điều có lẽ đã được ban cho ngài, cũng là điều hấp dẫn với chúng ta nếu xét theo góc nhìn lịch sử. Nhưng không, cụm từ này chính là một xác quyết về điều xảy ra nơi bí tích Thánh Tẩy. Cái “tôi” của tôi được lấy đi, được tháp nhập vào cùng với một chủ thể vừa mới mẻ vừa cao cả hơn. Điều ấy nghĩa là, cái “tôi” của tôi trở lại, những giờ thì đã được biến đổi, nát vụn ra, được khai mở nhờ được tháp nhập cùng với một Đấng khác, nơi Người “tôi” được hít thở một cả luồng sinh khí mới mẻ.
Thánh Phaolô minh giải cho chúng ta cũng điều này một lần nữa, nhưng ở một góc nhìn khác, nơi Chương III Thư gửi tín hữu Galát, ngài nói về “lời hứa”, ngài khẳng định, lời hứa ấy đã được ban cho một cá nhân – cho một người, là chính Đức Kitô. Người mang lấy nơi chính mình, trọn vẹn “lời hứa”.
Thế nhưng điều xảy ra với chúng ta thì như thế nào? Thánh Phaolô trả lời: Anh em chỉ là một trong Đức Kitô (xc. Gl 3,28). Không phải một sự vật, nhưng là một, là duy nhất một chủ thể mới mẻ. Việc người ta được giải phóng khỏi cái tôi tù túng này, việc người ta khám phá, tìm thấy bản thân mình nơi một chủ thể mới, có nghĩa là, người ta nhận thấy mình đang ở trong vùng đất, vùng trời bát ngát bao la của Thiên Chúa, người ta nhận thấy mình đang được lôi kéo bước vào một đời sống không còn bị chế ngự bởi cảnh “sinh diệt” nữa.
Phục Sinh bừng vỡ chói loà đã phủ bóng trên chúng ta trong bí tích Thánh Tẩy như thế là để sinh ích cho chúng ta. Nhờ đó, chúng ta được kết nối với một địa hạt mới mẻ, bất chấp những khổ luỵ thường ngày của mình, một cách nào đó, chúng ta đã được dẫn vào đó, được dấn bước vào đó rồi. Sống cuộc sống của mình như một tiến trình liên lỉ để hướng tới bầu trời rộng mở này: chính là sống ý nghĩa của Phép Rửa, của việc trở nên Kitô hữu.
Đấy chính là niềm vui Đêm Canh Thức Vượt Qua. Phục Sinh không phải là một thứ gì đó quá vãng, Phục Sinh đã chạm tới, đã phủ bóng trên chúng ta rồi. Chúng ta nắm bắt lấy nó, chúng ta nắm chặt Đức Giêsu phục sinh, và chúng ta biết là Người ôm ấp chúng ta thật chặt ngay cả khi đôi tay chúng ta trở nên yếu mềm. Chúng ta nắm lấy tay của Người, và như thế chúng ta cũng nắm lấy tay của nhau nữa, và chúng ta trở nên một chủ thể duy nhất, chứ không phải là một thứ duy nhất. Tôi, nhưng không còn phải là tôi: đây chính là công thức làm nên đời sống người Kitô hữu và nó được đặt nền nơi Phép Rửa, công thức của Phục Sinh cho thời hiện tại. Tôi, nhưng không còn phải là tôi: Nếu chúng ta sống như thế, chúng ta sẽ góp phần biến cải thế giới. Đó là công thức đối ngược hoàn toàn với tất cả các ý thức hệ chủ trương bạo lực, đó là một dự phóng giúp chống lại những hủ hoá, những thèm khát quyền lực hay sở hữu.
“Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống”, Đức Giêsu đã nói như thế trong Tin Mừng theo thánh Gioan (14,19) với các môn đệ, và cũng là, cho cả chúng ta nữa. Chúng ta sẽ sống nhờ thông hiệp liên lỉ với Người, nhờ được tháp nhập vào Người là chính sự sống. Sự sống đời đời, phúc trường sinh bất tử, chúng ta không sở đắc do bởi chính sức lực hay công trạng mình, nhưng nhờ qua một liên hệ – tức là sự thông hiệp liên lỉ với Người, là chính Sự Thật, Tình Yêu, và do vậy cũng là vĩnh hằng, và là chính Thiên Chúa.
Chỉ nguyên tình trạng bất khả hoại của linh hồn, không thể mặc lấy cho đời sống vĩnh cửu một ý nghĩa thực sự, nó không thể làm cho đời sống ấy trở thành một đời sống đúng nghĩa. Sự sống mà chúng ta có, là do bởi chúng ta được trìu mến yêu thương bởi chính Đấng là Sự Sống; chúng ta sống là nhờ sống-với và ở trong tình yêu thương của Người. Tôi, nhưng không còn phải là tôi: Đấy chính là nẻo đường của Thập Giá, nẻo đường “vượt qua” một đời sống chỉ biết đóng kín trong “cái tôi”, và bởi thế sẽ mở ra với đường dẫn tới niềm vui đích thực và lâu bền.
Vì lẽ đó, chúng ta có thể vui sướng ca vang, cùng với toàn thể Hội thánh, những lời của bài Exsultet: “Mừng vui lên, hỡi muôn lớp cơ binh thiên thần trên trời! Mừng vui lên, hỡi toàn trái đất vui lên…!” Phục Sinh là một biến cố có tầm mức vũ hoàn, tác động tới cả trời đất, kết nối trời đất với nhau. Mượn những lời của bài Exsultet, một lần nữa, chúng ta tuyên xưng: “Đức Kitô, Đấng từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình chiếu soi vạn dân, Người hằng sống và hiển trị muôn đời”.
Amen!
Giáo hoàng Bênêđíctô XVI
Chuyển dịch: Hoàng Long (Nhóm phiên dịch Mai Khôi)
https://www.thecatholicthing.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét