Giải đáp phụng vụ: Đọc tên Giám mục tân cử hoặc Đức Giám Quản Tông Toà trong Kinh nguyện Thánh Thể không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây, chúng con đã có một Giám mục mới được bổ nhiệm cho giáo phận, nhưng chưa nhận toà. Một số linh mục của giáo phận đang thảo luận về việc liệu ngài có thể được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể với tư cách là Giám mục tân cử hay không. Vào năm 2009, chính cha đã viết một bài về việc nêu tên các Giám mục trong các Kinh nguyện Thánh Thể, và trích dẫn chú thích của các Kinh nguyện Thánh Thể và Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM, số 149), vốn nói rằng chỉ có Giám mục hoặc một vị tương đương với Giám mục giáo phận theo luật, Giám mục phó, và Giám Mục Phụ Tá có thể được nêu tên. Trong bài viết tiếp theo, cha nói rằng một Đức Giám Quản Tông Toà có thể được nêu tên và được quy chiếu đến trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Có đúng là một Đức Giám Quản Tông Toà là tương đương với một Giám mục giáo phận trong pháp luật, và liệu có nguồn nào khác gợi ý rằng một Đức Giám Quản Tông Toà phải được nêu tên, ngoài trang web được đưa nhắc đến không? Sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, nói rằng “Từ ngày Giám mục nhận toà giáo phận của mình, tên của ngài được nêu lên trong Kinh nguyện Thánh Thể.” Liệu có là chính xác để nói rằng điều này ngăn cản nêu tên ngài trước ngày đó, hoặc liệu đúng là ngài chỉ được nêu tên kể từ ngày đó, và có thể được nêu tên trước đó nữa chăng? - J. D., Wagga Wagga, Úc.
Đáp: Trước tiên tôi có thể nói rằng thật là vui mừng khi thấy các linh mục có tình yêu đối với sự hiệp thông Giáo hội, như là mong muốn nêu tên vị Giám mục trong Thánh lễ, ngay cả trước khi ngài nhận toà giáo phận.
Cũng thật hài lòng khi thấy rằng nhiều bạn đọc thực sự chịu khó quay trở lại vấn đề. Các hành động thống hối như thế có lẽ sẽ rút ngắn thời gian luyện ngục của họ.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ miễn cho các bạn đọc khác thử thách này, bằng cách trình bày các lập luận chính của các bài viết năm 2009. Những điều này được dựa trên một nghiên cứu bằng tiếng Ý được công bố trên tờ Notitiae, cơ quan chính thức của Thánh bộ Phượng tự và Bí tích. Nhan đề của bài báo, do Ivan Grigis viết, được dịch là “việc nhắc tên của Đức Giám Mục trong Kinh nguyện Thánh Thể (Notitiae 45 (2009) 308-320). Mặc dù nó không phải là một sắc lệnh chính thức, tác phẩm tập hợp tất cả các tài liệu chính thức liên quan về chủ đề này.
Bài báo bắt đầu từ một nhận xét về một thay đổi tinh tế trong chữ đỏ, trong lần tái bản năm 2008 của Sách lễ Latinh chính thức năm 2002. Trong phiên bản mới, số 149 của Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) đã được sửa đổi, để cho phép một Giám mục cử hành thánh lễ ngoài giáo phận của mình trước tiên nêu tên của Giám mục giáo phận sở tại, và sau đó xưng mình là tôi tớ bất xứng của Chúa. Trước đây, ngài nêu tên mình trước, và sau đó nêu tên Giám mục địa phương.
Tác giả cho biết rằng sự thay đổi nhỏ nhưng rõ ràng này thực sự dựa trên một nguyên tắc Giáo hội học, vì sau Đức Giáo Hoàng, sự hiệp thông Giáo hội được thiết lập thông qua Giám mục giáo phận, người mục tử của phần Dân Chúa đó, đang kêu mời họ đến với Bí tích Thánh Thể. Do đó, bất cứ ai chủ sự hợp pháp Thánh lễ luôn luôn làm như vậy, nhân danh mục tử địa phương và trong sự hiệp thông với ngài.
Một thay đổi khác trong Sách lễ tái bản là phần chú thích ở phần tương ứng của mỗi Kinh nguyện Thánh Thể, giải thích việc nêu tên tùy chọn của các Giám mục khác. Chú thích năm 2002 nói rằng Giám mục phó hoặc một Giám mục khác có thể được nêu tên, như được mô tả trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 149. Phiên bản 2008 loại bỏ cụm từ “hoặc một Giám mục khác.” Điều này phù hợp với Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149, vốn chỉ dự kiến nêu tên Giám mục phó hoặc Giám Mục Phụ Tá, và không nêu tên các Giám mục khác, ngay cả khi các vị hiện diện trong cộng đoàn.
Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149 cũng nói:
“Nếu chủ tế là Giám mục, thì trong các kinh nguyện Thánh Thể, sau lời Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng. Nếu Giám mục cử hành Thánh lễ ngoài giáo phận của mình, thì sau lời: Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng của Chúa và anh em con là T..., Giám mục giáo phận T... Giám mục giáo phận, hoặc vị có quyền tương đương phải được nêu tên trong công thức này: Cùng với tôi tớ Chúa là Ðức Giáo Hoàng T... và Ðức Giám mục (hoặc Ðức Ðại diện, Ðức Giám chức, Ðức Phủ doãn, Ðức Viện phụ, Cha Giám quản) T... chúng con.
“Trong kinh nguyện Thánh Thể, được phép nêu tên các Giám mục phó và phụ tá (nhưng không nêu tên các Giám mục khác có thể đang hiện diện). Khi có nhiều vị phải được nêu tên, thì đọc dưới một công thức tổng quát: Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.
“Phải thích ứng những công thức trên trong mỗi kinh nguyện Thánh Thể, sao cho hợp với cấu trúc văn phạm” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.)
Để tóm tắt các quy tắc khác nhau, chúng tôi có thể nói như sau:
Giám mục giáo phận hoặc vị tương đương của ngài phải luôn được nêu tên trong mỗi thành lễ.
Nếu chỉ có một Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, ngài có thể được nêu tên nếu chủ tế muốn.
Nếu có nhiều hơn một Giám Mục Phụ Tá, các ngài có thể được nêu tên chung, đó là ‘Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.” Các vị không được nêu tên riêng.
Vì chỉ các Giám mục hoặc Đấng Bản Quyền địa phương, thực sự có thẩm quyền mục vụ trong giáo phận, mới được nêu tên, nên theo đó không có Giám mục nào khác được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể ngay cả khi các vị có mặt và đang chủ sự trong Thánh lễ. Trong trường hợp sau này, Giám mục chủ tế nêu tên mình trong Kinh nguyện Thánh Thể I, và các kinh nguyện khác, nếu cử hành một mình. Tuy nhiên, các linh mục đồng tế không nêu tên Giám mục này trong phần tương ứng của các Kinh nguyện Thánh Thể khác.
Trong các trường hợp như vậy, một lời cầu cho Giám mục chủ sự nên được đưa vào lời nguyện các tín hữu.
Ngoài bài báo nói trên, chúng tôi có thể đề cập đến một vài trường hợp đặc biệt. Các linh mục cử hành tại Rôma có thể nói một cách đơn giản, “Đức Giáo Hoàng P. của chúng con” và bỏ qua bất kỳ sự nêu tên nào đến Giám mục giáo phận. Một số người nói, “Đức Giáo Hoàng P. và là Giám mục của chúng con”, nhưng điều này là không thực sự cần thiết, vì Giáo hoàng và Giám mục Rôma là một và như nhau.
Trong việc nêu tên Giáo hoàng, theo thông lệ, chỉ nêu tên giáo hoàng, bỏ qua chữ số (chẳng hạn Giáo hoàng Gioan Phaolô, bỏ chữ Đệ Nhị), và trong việc nêu tên các Giám mục, bỏ qua các tước hiệu danh dự như Hồng Y chẳng hạn.
Trong thời gian trống tòa Giám mục, câu “Giám mục P của chúng con’ đơn giản bị bỏ qua. Tiêu chí tương tự được tuân giữ cho việc không nêu tên giáo hoàng trong thời gian trống toà (sede vacante.). Tên của một Giám quản giáo phận tạm thời không được nêu lên.
Đối với Đức Giám Quản Tông Toà, trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói: Một Đức Giám Quản Tông Toà - dù toà là trống hay không - với một sự chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn, là một Giám mục và thực sự đang thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình, đặc biệt là trong vấn đề tâm linh, được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Có hai ý nghĩa có thể của Đức Giám Quản Tông Toà.
Theo Giáo luật, điều 371.2, ngai Giám Quản Tông Toà là một phần của Dân Chúa, được dựng lên trên cơ sở ổn định, nhưng không phải là một giáo phận vì các lý do đặc biệt và nghiêm trọng. Đức Giám Quản Tông Toà tương đương về mặt pháp lý với Giám mục giáo phận. Có khoảng 10 ngai Giám Quản Tông Toà như vậy trên thế giới.
Thứ hai, thực hành hiện tại sử dụng thuật ngữ Đức Giám Quản Tông Toà cho một vị Giám mục, mà Giáo hoàng bổ nhiệm vì các lý do nghiêm trọng và đặc biệt cho một toà trống hoặc đã có, trong một khoảng thời gian tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngài có thể được bổ nhiệm kế nhiệm thực sự (sede plena) nếu, chẳng hạn, Giám mục giáo phận bị mất khả năng vì bệnh tật hoặc tuổi cao. Trong trường hợp này, quyền tài phán của Giám mục thường trú sẽ bị đình chỉ. (Điều 312 của Bộ Giáo luật 1917 đề cập đến các Đức Giám Quản Tông Toà; còn Bộ Giáo luật hiện nay thì không.)
Vì ngày nay các Giám mục dễ dàng nghỉ hưu hơn nếu mất năng lực, việc sử dụng Đức Giám Quản Tông Toà là ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số vị được bổ nhiệm trong một số trường hợp. Thí dụ: Nếu một Giám mục được thuyên chuyển, và Tòa thánh thấy trước rằng có thể mất một thời gian để tìm một người kế vị phù hợp, thì chính vị Giám mục đó hoặc một vị Giám mục khác đôi khi được đặt làm Đức Giám Quản Tông Toà để quản lý giáo phận trong thời gian đó.
Mặt khác, một Giám quản giáo phận không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngài thường là một linh mục được bầu bởi hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản lý một toà trống, cho đến khi một Giám mục mới được bổ nhiệm và nhận Giáo phận. Linh mục có hầu hết các quyền hạn và nghĩa vụ của Giám mục nhưng với một số hạn chế; và ngài không thể đưa ra bất kỳ sự đổi mới quan trọng nào.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể khẳng định rằng Đức Giám Quản Tông Toà, bởi vì ngài có toàn quyền tài phán trong giáo phận và nhờ ngài mà sự hiệp thông Giáo hội được thiết lập, nên được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngoại trừ trường hợp của một toà Giám Quản Tông Toà theo giáo luật, điều 371.2, công thức được sử dụng sẽ là “Giám mục P của chúng con”, vì do các hiệu quả, Đức Giám Quản Tông Toà là Giám mục của giáo phận. Mặc dù về mặt lý thuyết, Giáo hoàng có thể chỉ định một linh mục làm Đức Giám Quản Tông Toà của một giáo phận, nhưng trong thực tế, vị này luôn luôn là một Giám mục.
Điểm cốt yếu cần được ghi nhớ là rằng việc nêu tên Giáo hoàng và Giám mục không phải là một phép lịch sự xã hội, nhưng thiết lập một hành vi thần học về sự hiệp thông giáo hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong Lễ quy Rôma khi chúng ta cầu nguyện “cùng với Giáo hoàng và Giám mục (una cum)”, chứ không chỉ cầu cho Giáo hoàng và Giám mục. Do đó, sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, do bạn đọc của chúng tôi nêu lên, là có căn cứ về mặt thần học, chứ không chỉ là một vấn đề nghi lễ giao tiếp.
Vì lý do này, bởi vì Giám mục tân cử, cho dù ngài đã là Giám mục hay chưa, chưa được hưởng quyền tài phán mục vụ trong giáo phận, và do đó không thể thiết lập sự hiệp thông Giáo hội qua việc cử hành Thánh lễ, không được nêu tên. Tương tự như vậy, và vì các lý do tương tự, vị Giám mục nghỉ hưu không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. (Zenit.org 7-7-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/2020/07/07/liturgy-qa-mentioning-a-bishop-elect-or-apostolic-administrator
Hỏi: Gần đây, chúng con đã có một Giám mục mới được bổ nhiệm cho giáo phận, nhưng chưa nhận toà. Một số linh mục của giáo phận đang thảo luận về việc liệu ngài có thể được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể với tư cách là Giám mục tân cử hay không. Vào năm 2009, chính cha đã viết một bài về việc nêu tên các Giám mục trong các Kinh nguyện Thánh Thể, và trích dẫn chú thích của các Kinh nguyện Thánh Thể và Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM, số 149), vốn nói rằng chỉ có Giám mục hoặc một vị tương đương với Giám mục giáo phận theo luật, Giám mục phó, và Giám Mục Phụ Tá có thể được nêu tên. Trong bài viết tiếp theo, cha nói rằng một Đức Giám Quản Tông Toà có thể được nêu tên và được quy chiếu đến trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Có đúng là một Đức Giám Quản Tông Toà là tương đương với một Giám mục giáo phận trong pháp luật, và liệu có nguồn nào khác gợi ý rằng một Đức Giám Quản Tông Toà phải được nêu tên, ngoài trang web được đưa nhắc đến không? Sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, nói rằng “Từ ngày Giám mục nhận toà giáo phận của mình, tên của ngài được nêu lên trong Kinh nguyện Thánh Thể.” Liệu có là chính xác để nói rằng điều này ngăn cản nêu tên ngài trước ngày đó, hoặc liệu đúng là ngài chỉ được nêu tên kể từ ngày đó, và có thể được nêu tên trước đó nữa chăng? - J. D., Wagga Wagga, Úc.
Đáp: Trước tiên tôi có thể nói rằng thật là vui mừng khi thấy các linh mục có tình yêu đối với sự hiệp thông Giáo hội, như là mong muốn nêu tên vị Giám mục trong Thánh lễ, ngay cả trước khi ngài nhận toà giáo phận.
Cũng thật hài lòng khi thấy rằng nhiều bạn đọc thực sự chịu khó quay trở lại vấn đề. Các hành động thống hối như thế có lẽ sẽ rút ngắn thời gian luyện ngục của họ.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ miễn cho các bạn đọc khác thử thách này, bằng cách trình bày các lập luận chính của các bài viết năm 2009. Những điều này được dựa trên một nghiên cứu bằng tiếng Ý được công bố trên tờ Notitiae, cơ quan chính thức của Thánh bộ Phượng tự và Bí tích. Nhan đề của bài báo, do Ivan Grigis viết, được dịch là “việc nhắc tên của Đức Giám Mục trong Kinh nguyện Thánh Thể (Notitiae 45 (2009) 308-320). Mặc dù nó không phải là một sắc lệnh chính thức, tác phẩm tập hợp tất cả các tài liệu chính thức liên quan về chủ đề này.
Bài báo bắt đầu từ một nhận xét về một thay đổi tinh tế trong chữ đỏ, trong lần tái bản năm 2008 của Sách lễ Latinh chính thức năm 2002. Trong phiên bản mới, số 149 của Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) đã được sửa đổi, để cho phép một Giám mục cử hành thánh lễ ngoài giáo phận của mình trước tiên nêu tên của Giám mục giáo phận sở tại, và sau đó xưng mình là tôi tớ bất xứng của Chúa. Trước đây, ngài nêu tên mình trước, và sau đó nêu tên Giám mục địa phương.
Tác giả cho biết rằng sự thay đổi nhỏ nhưng rõ ràng này thực sự dựa trên một nguyên tắc Giáo hội học, vì sau Đức Giáo Hoàng, sự hiệp thông Giáo hội được thiết lập thông qua Giám mục giáo phận, người mục tử của phần Dân Chúa đó, đang kêu mời họ đến với Bí tích Thánh Thể. Do đó, bất cứ ai chủ sự hợp pháp Thánh lễ luôn luôn làm như vậy, nhân danh mục tử địa phương và trong sự hiệp thông với ngài.
Một thay đổi khác trong Sách lễ tái bản là phần chú thích ở phần tương ứng của mỗi Kinh nguyện Thánh Thể, giải thích việc nêu tên tùy chọn của các Giám mục khác. Chú thích năm 2002 nói rằng Giám mục phó hoặc một Giám mục khác có thể được nêu tên, như được mô tả trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 149. Phiên bản 2008 loại bỏ cụm từ “hoặc một Giám mục khác.” Điều này phù hợp với Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149, vốn chỉ dự kiến nêu tên Giám mục phó hoặc Giám Mục Phụ Tá, và không nêu tên các Giám mục khác, ngay cả khi các vị hiện diện trong cộng đoàn.
Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma số 149 cũng nói:
“Nếu chủ tế là Giám mục, thì trong các kinh nguyện Thánh Thể, sau lời Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng. Nếu Giám mục cử hành Thánh lễ ngoài giáo phận của mình, thì sau lời: Cùng với Ðức Giáo Hoàng T..., thì thêm: và con là tôi tớ bất xứng của Chúa và anh em con là T..., Giám mục giáo phận T... Giám mục giáo phận, hoặc vị có quyền tương đương phải được nêu tên trong công thức này: Cùng với tôi tớ Chúa là Ðức Giáo Hoàng T... và Ðức Giám mục (hoặc Ðức Ðại diện, Ðức Giám chức, Ðức Phủ doãn, Ðức Viện phụ, Cha Giám quản) T... chúng con.
“Trong kinh nguyện Thánh Thể, được phép nêu tên các Giám mục phó và phụ tá (nhưng không nêu tên các Giám mục khác có thể đang hiện diện). Khi có nhiều vị phải được nêu tên, thì đọc dưới một công thức tổng quát: Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.
“Phải thích ứng những công thức trên trong mỗi kinh nguyện Thánh Thể, sao cho hợp với cấu trúc văn phạm” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.)
Để tóm tắt các quy tắc khác nhau, chúng tôi có thể nói như sau:
Giám mục giáo phận hoặc vị tương đương của ngài phải luôn được nêu tên trong mỗi thành lễ.
Nếu chỉ có một Giám mục phó hay Giám Mục Phụ Tá, ngài có thể được nêu tên nếu chủ tế muốn.
Nếu có nhiều hơn một Giám Mục Phụ Tá, các ngài có thể được nêu tên chung, đó là ‘Ðức Giám mục T... chúng con và các Giám mục cộng tác với ngài.” Các vị không được nêu tên riêng.
Vì chỉ các Giám mục hoặc Đấng Bản Quyền địa phương, thực sự có thẩm quyền mục vụ trong giáo phận, mới được nêu tên, nên theo đó không có Giám mục nào khác được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể ngay cả khi các vị có mặt và đang chủ sự trong Thánh lễ. Trong trường hợp sau này, Giám mục chủ tế nêu tên mình trong Kinh nguyện Thánh Thể I, và các kinh nguyện khác, nếu cử hành một mình. Tuy nhiên, các linh mục đồng tế không nêu tên Giám mục này trong phần tương ứng của các Kinh nguyện Thánh Thể khác.
Trong các trường hợp như vậy, một lời cầu cho Giám mục chủ sự nên được đưa vào lời nguyện các tín hữu.
Ngoài bài báo nói trên, chúng tôi có thể đề cập đến một vài trường hợp đặc biệt. Các linh mục cử hành tại Rôma có thể nói một cách đơn giản, “Đức Giáo Hoàng P. của chúng con” và bỏ qua bất kỳ sự nêu tên nào đến Giám mục giáo phận. Một số người nói, “Đức Giáo Hoàng P. và là Giám mục của chúng con”, nhưng điều này là không thực sự cần thiết, vì Giáo hoàng và Giám mục Rôma là một và như nhau.
Trong việc nêu tên Giáo hoàng, theo thông lệ, chỉ nêu tên giáo hoàng, bỏ qua chữ số (chẳng hạn Giáo hoàng Gioan Phaolô, bỏ chữ Đệ Nhị), và trong việc nêu tên các Giám mục, bỏ qua các tước hiệu danh dự như Hồng Y chẳng hạn.
Trong thời gian trống tòa Giám mục, câu “Giám mục P của chúng con’ đơn giản bị bỏ qua. Tiêu chí tương tự được tuân giữ cho việc không nêu tên giáo hoàng trong thời gian trống toà (sede vacante.). Tên của một Giám quản giáo phận tạm thời không được nêu lên.
Đối với Đức Giám Quản Tông Toà, trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nói: Một Đức Giám Quản Tông Toà - dù toà là trống hay không - với một sự chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn, là một Giám mục và thực sự đang thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình, đặc biệt là trong vấn đề tâm linh, được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể.
Có hai ý nghĩa có thể của Đức Giám Quản Tông Toà.
Theo Giáo luật, điều 371.2, ngai Giám Quản Tông Toà là một phần của Dân Chúa, được dựng lên trên cơ sở ổn định, nhưng không phải là một giáo phận vì các lý do đặc biệt và nghiêm trọng. Đức Giám Quản Tông Toà tương đương về mặt pháp lý với Giám mục giáo phận. Có khoảng 10 ngai Giám Quản Tông Toà như vậy trên thế giới.
Thứ hai, thực hành hiện tại sử dụng thuật ngữ Đức Giám Quản Tông Toà cho một vị Giám mục, mà Giáo hoàng bổ nhiệm vì các lý do nghiêm trọng và đặc biệt cho một toà trống hoặc đã có, trong một khoảng thời gian tạm thời hoặc vĩnh viễn. Ngài có thể được bổ nhiệm kế nhiệm thực sự (sede plena) nếu, chẳng hạn, Giám mục giáo phận bị mất khả năng vì bệnh tật hoặc tuổi cao. Trong trường hợp này, quyền tài phán của Giám mục thường trú sẽ bị đình chỉ. (Điều 312 của Bộ Giáo luật 1917 đề cập đến các Đức Giám Quản Tông Toà; còn Bộ Giáo luật hiện nay thì không.)
Vì ngày nay các Giám mục dễ dàng nghỉ hưu hơn nếu mất năng lực, việc sử dụng Đức Giám Quản Tông Toà là ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số vị được bổ nhiệm trong một số trường hợp. Thí dụ: Nếu một Giám mục được thuyên chuyển, và Tòa thánh thấy trước rằng có thể mất một thời gian để tìm một người kế vị phù hợp, thì chính vị Giám mục đó hoặc một vị Giám mục khác đôi khi được đặt làm Đức Giám Quản Tông Toà để quản lý giáo phận trong thời gian đó.
Mặt khác, một Giám quản giáo phận không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngài thường là một linh mục được bầu bởi hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản lý một toà trống, cho đến khi một Giám mục mới được bổ nhiệm và nhận Giáo phận. Linh mục có hầu hết các quyền hạn và nghĩa vụ của Giám mục nhưng với một số hạn chế; và ngài không thể đưa ra bất kỳ sự đổi mới quan trọng nào.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể khẳng định rằng Đức Giám Quản Tông Toà, bởi vì ngài có toàn quyền tài phán trong giáo phận và nhờ ngài mà sự hiệp thông Giáo hội được thiết lập, nên được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. Ngoại trừ trường hợp của một toà Giám Quản Tông Toà theo giáo luật, điều 371.2, công thức được sử dụng sẽ là “Giám mục P của chúng con”, vì do các hiệu quả, Đức Giám Quản Tông Toà là Giám mục của giáo phận. Mặc dù về mặt lý thuyết, Giáo hoàng có thể chỉ định một linh mục làm Đức Giám Quản Tông Toà của một giáo phận, nhưng trong thực tế, vị này luôn luôn là một Giám mục.
Điểm cốt yếu cần được ghi nhớ là rằng việc nêu tên Giáo hoàng và Giám mục không phải là một phép lịch sự xã hội, nhưng thiết lập một hành vi thần học về sự hiệp thông giáo hội. Điều này được thể hiện rất rõ trong Lễ quy Rôma khi chúng ta cầu nguyện “cùng với Giáo hoàng và Giám mục (una cum)”, chứ không chỉ cầu cho Giáo hoàng và Giám mục. Do đó, sách Nghi thức Giám mục, đoạn 1147, do bạn đọc của chúng tôi nêu lên, là có căn cứ về mặt thần học, chứ không chỉ là một vấn đề nghi lễ giao tiếp.
Vì lý do này, bởi vì Giám mục tân cử, cho dù ngài đã là Giám mục hay chưa, chưa được hưởng quyền tài phán mục vụ trong giáo phận, và do đó không thể thiết lập sự hiệp thông Giáo hội qua việc cử hành Thánh lễ, không được nêu tên. Tương tự như vậy, và vì các lý do tương tự, vị Giám mục nghỉ hưu không được nêu tên trong Kinh nguyện Thánh Thể. (Zenit.org 7-7-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/2020/07/07/liturgy-qa-mentioning-a-bishop-elect-or-apostolic-administrator
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét