france-catholique.fr, Frédéric Aimard, 2020-07-22
Quyển sách dày 400 trang. Chương trình của tác giả là so sánh 6 hoặc 7 giáo hoàng cuối cùng, mô tả các thách thức chính trị, giáo điều và mục vụ của từng thời kỳ, phác họa bản tổng kết. Chúng tôi bắt đầu đọc với một chút e ngại. Vì chúng tôi cảm thấy tác giả không muốn để lại bất kỳ một khía cạnh tối nào trong chức vị giáo hoàng…
Trước tiên, chúng tôi sững sờ trước công việc tổng hợp của nhà báo, tác giả đã xem lại cả một thế kỷ lịch sử Giáo hội ở Rôma với các quan sát riêng của mình, chính yếu tại chỗ và một nửa thế kỷ làm việc trí tuệ, kiểm lại các văn bản chính – các tông thư, các bài diễn văn, các bài báo – bằng nhiều ngôn ngữ và với các tài liệu tham khảo tiểu sử tốt nhất. Lại còn đối chiếu với lịch sử Công giáo Pháp. Vì thế với Đức Gioan XXIII, tác giả dựa trên cố tổng biên tập của chúng tôi, Luc Baresta. Và trong một số trường hợp phức tạp, như trường hợp rước lễ cho những người ly dị-tái hôn, tác giả dùng tài liệu thu thập được của tạp chí chúng tôi vào thời đó.
Điều làm cho cuốn sách này trở nên hiếm hoi trước hết là tinh thần công giáo, hợp nhất và đại kết hoàn hảo của nó. Không đặt bẫy, không cự lại, một đảm bảo thầm lặng nhưng với sự tiết chế trong cách diễn tả, hoàn toàn không có ý muốn chinh phục bằng sức mạnh. Phần mô tả lại còn thuyết phục hơn. Đức Hồng y Béa nói rằng, “mỗi triều giáo hoàng có dung mạo tương ứng với nhân cách của giáo hoàng đó, với các cần thiết của thời đó và nhất là với chương trình hoạch định huyền ẩn của Chúa Thánh Thần, Đấng làm sống động và luôn hướng dẫn Giáo hội.” Chính đó là điều kỳ diệu mà tác giả Denis Lensel làm cho chúng ta sống lại các thời buổi này, thấy sự lát gạch đích thực của các giáo hoàng. Các giáo hoàng đúng là các mục tử như Đức Gioan XXIII hay Đức Phanxicô của chúng ta, các giáo hoàng tiến sĩ hay giáo sư như Đức Phaolô VI hay Đức Bênêđictô XVI, với trường hợp duy nhất Đức Gioan-Phaolô II, người vừa là triết gia, nhà thần học, thể thao gia, nhà truyền giáo các dân tộc …
Phần đầu tác giả nhắc lại các nhân vật của lịch sử thánh. Phần thứ nhì tác giả nhấn mạnh đến các ảnh hưởng của các giáo hoàng với nhau, các cuộc gặp gỡ quan phòng, làm sáng tỏ đầu đuôi sự việc và các việc dẫn đến Công đồng Vatican II, của chủ nghĩa tiến bộ, và nguy cơ cắt đứt với truyền thống. Phần thứ ba gồm mỗi phần tác giả tạo một hồ sơ xuyên suốt, liên quan đến việc bảo vệ sự sống và tự do khi đối diện với các ý thức hệ, với hòa bình trên thế giới, với vấn đề truyền giáo cho giới trẻ, về sinh thái học, thông điệp Chúc Tụng Chúa Laudato si ‘. …
Các trang đẹp nhất trong phần cuối cho chúng ta thấy các giáo hoàng đương đầu với các thử thách của họ, công khai hoặc riêng tư. Các vụ vu khống, các cuộc cải cách luôn là các việc còn dang dở (như cải cách Giáo triều), bệnh tật …
Khi bắt đầu đọc quyển sách này, chúng tôi nghĩ nó dày, nhưng sau đó chúng tôi nhận ra quyển sách đã tóm cho chúng tôi hàng ngàn trang giáo điều, tông huấn, chuẩn bị cho chúng tôi đọc lại chúng, nhưng hiểu được tiến trình tuần tự và vì thế hiểu được Đức Phanxicô!
Phanxicô, người kế vị. Sự bổ sung của các giáo hoàng (François le successeur. La complémentarité des papes, Denis Lensel, nhà xuất bản Pierre Téqui)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét