Trang

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Đức Hồng Y Scola chất vấn các chỉ trích Đức Phanxicô: “Giáo hoàng là giáo hoàng”

americamagazine.org, Gerard O’Connell, 2020-07-21

Đức Hồng Y Angelo Scola, người về nhì trong mật nghị bầu giáo hoàng gần đây nhất đã lên tiếng hai lần trong các tuần vừa qua để chống những người, đặc biệt là trong Giáo hội, đã thường xuyên và ngày càng tấn công Đức Phanxicô. Ngài tuyên bố: “Đây là một dấu hiệu rất mâu thuẫn và cho thấy một sự  suy yếu nhất định của dân Chúa, nhất là trong giới trí thức. Đó là một thái độ sai lầm nặng vì họ quên ‘giáo hoàng là giáo hoàng’.”
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang mạng của Tòa Tổng Giám mục Milan nhân dịp kỷ niệm 50 năm chịu chức linh mục của ngài, ngày 18 tháng 7, Đức Hồng y tuyên bố: “Sự công nhận giáo hoàng trong giáo hội, không phải do tính khí, do văn hóa, sự nhạy cảm, hay tình bạn, hoặc mình chia sẻ hoặc không chia sẻ các hiểu biết của mình.”
Ngài nói tiếp: “Giáo hoàng là người đảm bảo tối hậu, triệt để và chính thức sự hiệp nhất của Giáo hội, và chắc chắn là thông qua việc thực hiện mang tính công đồng của tác vụ của thánh Phêrô”.
Đức Hồng Y Angelo Scola đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại những người thường xuyên và ngày càng tấn công Đức Phanxicô.
Sau đó, ngài đề cập đến vô số cách thức mà các cuộc tấn công đã được đưa ra để tấn công Đức Phanxicô trong những năm qua, cựu hồng y tòa thượng phụ Venise và Tổng Giám mục giáo phận Milan tuyên bố,: “Tôi xem các hình thức tuyên bố, thư từ, bài viết, giả định phán xét về hành động của ngài, nhất là so sánh khó chịu với các giáo hoàng tiền nhiệm, một hiện tượng tiêu cực dứt khoát phải được loại bỏ càng sớm càng tốt.
Cả trong cuộc phỏng vấn và trong lời nói đầu mới của ấn bản thứ nhì quyển tiểu sử của ngài “Tôi đánh cược vào tự do” (Ho scommesso sulla Libertà cùng viết với nhà báo Ý Luigi Geninazzi và phát hành vào ngày 13 tháng 6, Đức Hồng y nhấn mạnh việc “tìm hiểu Giáo hoàng” (imparare il papa), một thành ngữ ngài có được từ Thánh Gioan-Phaolô II.
Ngài cho biết: “Có nghĩa là phải khiêm nhường và kiên nhẫn để đồng cảm với lịch sử cá nhân của ngài, cách ngài nói lên đức tin của mình,  đưa ra các lựa chọn về lãnh đạo và quản trị. Điều này còn cần thiết hơn trong quan hệ với giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh, người có tâm lý và cách tiếp cận khác với người châu Âu chúng ta.” Hồng y nhắc lại “có một cái gì tương tự cũng đã xảy ra với Đức Gioan-Phaolô II.”
Hồng y Scole tuyên bố: “Tôi thực sự ngưỡng mộ và xúc động trước khả năng phi thường của Đức Phanxicô, ngài gần gũi với tất cả mọi người, đặc biệt những người bị loại trừ, những người bị dưới ách của loại “văn hóa vứt bỏ” như ngài nhắc nhở chúng ta trong quyết tâm muốn truyền đạt Tin Mừng cho thế giới của ngài.
Đức Hồng Y Scola: “Ngay từ khi còn nhỏ,  tôi đã được học ‘giáo hoàng là giáo hoàng’, người mà tín hữu công giáo phải yêu mến, tôn trọng và vâng lời.”
Hơn nữa, “một vài cử chỉ của Đức Phanxicô đã đánh động tôi rất nhiều và chắc chắn nó rất có ý nghĩa cho mọi người, ngay cả đối với những người không tin. Với tính khí của tôi, tôi sẽ không thể làm được, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng của mình.”
Trong lời nói đầu quyển tiểu sử của mình, Hồng y 78 tuổi có một quan hệ thân tình với Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI  đã viết: “Đức Phanxicô tìm cách lay động lương tâm bằng cách đặt câu hỏi về phong tục tập quán thâm căn cố đế trong Giáo hội, và càng lúc càng đẩy mạnh hơn, có thể nói như vậy. Điều này có thể gây một số hoang mang và đảo lộn nhưng các cuộc tấn công ngày càng gay gắt và vô lễ hơn bao giờ hết chống con người của ngài, đặc biệt là những người ở bên trong Giáo hội là sai.”
Đức Hồng y Scola nói thêm: “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được học ‘giáo hoàng là giáo hoàng’, người mà tín hữu công giáo phải yêu mến, tôn trọng và vâng lời vì ngài là dấu hiệu hữu hình và là người đảm bảo sự hiệp nhất của Giáo hội để đi theo Chúa Kitô. Hơn nữa, sự hiệp thông với người kế vị ngai Thánh Phêrô không phải là vấn đề văn hóa, tình cảm con người hay một cảm nhận tình cảm nhưng đúng hơn là nó liên quan đến chính bản chất của giáo hội.”
Kết luận về sự chỉ trích mạnh mẽ chống Đức Phanxicô, Đức Hồng y tiếp tục nói lên nỗi lo của mình trước các “tranh cãi và chia rẽ ngày càng trở nên cay đắng hơn dù phải trả giá bằng sự thật và bác ái.” Nhưng, ngài cho biết: “Tôi không thấy nguy cơ của việc ly giáo; nhưng tôi ngại sự quay về một cuộc tranh luận hậu công đồng giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến về vấn đề di sản của công đồng Vatican II.”
Ngài thấy trong việc này “nổi lên các tông giọng kích động” của một “quan điểm ngược lại khô cằn” giữa “những người giữ truyền thống cứng nhắc” và “những người cho rằng phải thích ứng hành động theo đòi hỏi của thế giới”. Nhưng cũng như Đức Phanxicô, Đức Hồng y Scola tin rằng cách để vượt qua các căng thẳng này là giao phó cho Chúa Thánh Thần, Đấng không để bị khống chế bởi lô-gic của các phe đối lập.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét