ĐÓN NHẬN HAY CHỐI TỪ LỜI CHÚA THEO
(2V 22-23) và (Gr 36)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Hội, CSsR.
WHĐ (5.7.2020) - Khi đọc sách ngôn sứ Giêrêmia, một cuốn sách dài nhất trong cuốn Kinh Thánh xét về số từ, chắc hẳn ai cũng sẽ có ấn tượng thật đặc biệt về chương 36. Theo R.P. Carroll, chương 36 “là một trong những câu truyện tuyệt hay không chỉ của sách Giêrêmia mà còn của toàn bộ Kinh Thánh”[1].
Nhiều vấn đề được đề cập đến trong chương này, nhưng có lẽ điều ghi dấu sâu đậm nhất nơi tâm trí độc giả chính là thái độ bất kính của một vị vua trước Lời Chúa. Quả thật, vua Giơhôgiakim đã “xé” và “đốt” cuộn sách ghi lại Lời Chúa. Thái độ của vua Giơhôgiakim càng khó chấp nhận hơn nếu ta đọc chương 36 của sách Giêrêmia trong tương quan với chương 22 và 23 của sách Các Vua quyển thứ hai. Vì 2 V 22-23 cũng kể về thái độ của một vị vua trước Lời Chúa. Vua này không ai khác, chính là Giôsigia, cha của Giơhôgiakim. Khi nghe đọc Lời Chúa, ông đã có những thái độ hoàn toàn trái ngược với con trai của mình.
Đón nhận hay khước từ Lời Chúa, đây là một đề tài quan trọng được đề cập trong hai câu truyện. Bởi thế, bài viết này xin được đề cập đến thái độ của hai vua trước Lời Chúa, và hai thái độ khác nhau sẽ dẫn đến những hệ luỵ khác nhau.
Trước tiên, ta cùng nhìn thoáng qua nội dung của hai câu truyện: Gr 36 và 2 V 22-23.
Theo chương 36 của sách ngôn sứ Giêrêmia, vào năm thứ tư triều Giơhôgiakim làm vua Giuđa, tức năm 605 trước công nguyên (tcn.), Giêrêmia nhận được lệnh của Đức Chúa, yêu cầu ông viết lại tất cả những lời mà Ngài đã phán với ông, liên quan đến Ítraen, Giuđa và tất cả các nước. Đức Chúa hy vọng rằng, nhờ được nghe những lời này, mà dân chúng sẽ hối cải, từ bỏ con đường xấu xa tội lỗi, để rồi sẽ được Thiên Chúa tha thứ. Để làm việc này, Giêrêmia nhờ đến Barúc, một ký lục. Ông đọc cho Barúc viết tất cả mọi lời Đức Chúa đã phán với ông từ thời vua Giôsigia cho đến lúc này, tức năm 604 tcn., vào một cuộn sách (c.1-4).
Vì không thể đến Đền Thờ (c. 5), Giêrêmia yêu cầu Barúc đọc cuộn sách này cho mọi người nghe tại Nhà Đức Chúa, tức là Đền Thờ (c. 6-7). Vào “năm thứ tư triều vua Giơhôgiakim”, tức năm 604 tcn., Barúc thi hành lệnh của Giêrêmia: ông đọc cuộn sách tại Đền Thờ (c. 9-10). Mikhagiơhu nghe được mọi lời Đức Chúa khi Barúc đọc, nên đã xuống đền vua, vào phòng thư ký và kể lại cho các thủ lãnh đang hội họp ở đó (c. 11-13). Khi biết chuyện, các thủ lãnh sai Giơhuđi đến gặp Barúc và xin ông cầm cuộn sách đến đọc trước mặt các ông. Khi nghe đọc sách, các ông sợ hãi và quyết định đi báo cho vua hay biết sự việc (c. 16). Nhưng trước khi vào chầu vua, các ông đã nói Giêrêmia và Barúc đi trốn (c. 19).
Qua báo cáo của các thủ lãnh, vua Giơhôgiakim yêu cầu mang cuộn sách đến. Giơhuđi được lệnh vua đi lấy cuộn sách về và đọc trước mặt vua. Khi đó vua đang ngự tại cung mùa đông, trước mặt vua có lò sưởi đang cháy (c. 21-22). Nghe đọc cuộn sách, vua và các thuộc hạ chẳng những không kinh hãi mà vua còn lấy con dao gọt bút của ký lục xén dần từng cột của cuộn sách và ném vào lò sưởi, cho đến khi cả cuộn sách bị thiêu rụi (c. 23). Cho dù đã có ba thủ lãnh khẩn khoản xin vua đừng đốt cuộn sách, nhưng vua cũng chẳng thèm nghe (c.25). Sau khi đốt cuộn sách, vua sai người đi bắt ngôn sứ Giêrêmia và ký lục Barúc, nhưng Đức Chúa đã “che giấu” các ông (c.26). Sau đó, ngôn sứ Giêrêmia lại nhận được lệnh của Chúa đi lấy một cuộn sách khác và viết vào đó không chỉ những lời trong cuộn sách trước mà còn thêm những lời sấm chống lại vua Giơhôgiakim (c. 29-31). Một lần nữa, Giêrêmia lại triệu tập Barúc và đọc cho viên ký lục này viết tất cả những Lời trong cuộn sách trước và còn nhiều lời khác nữa được thêm vào cuộn sách thứ hai này (c. 32).
Theo chương 22 và 23 sách Các Vua quyển thứ hai, vào năm thứ mười tám triều vua Giôsigia, tức năm 622 tcn., vua sai ký lục Saphan đến Đền Thờ gặp thượng tế Khinkigiahu, để nói với thượng tế cộng lại số bạc dâng vào Đền Thờ và chuẩn bị cho việc tu sửa Đền Thờ (2 V 22,3-8). Việc bất ngờ xảy đến, đó là trong khi tu sửa Đền Thờ, thượng tế đã tìm thấy cuộn sách Luật và đưa cho Saphan. Là một ký lục, Saphan đọc cuộn sách đó. Khi đọc xong, ông thấy cần đi trình bày với vua Giôsigia và trước mặt vua, ông lại đọc cuốn sách Luật một lần nữa (22,8-10). Khi nghe những lời trong sách, vua Giôsigia xé áo mình ra và truyền lệnh cho một số tư tế và ký lục đi gặp nữ ngôn sứ Khunđa để thỉnh ý Đức Chúa (c.11-13). Sau khi nhận được ý của Chúa, chính vua đã đọc cuộn sách Luật tại Đền Thờ, trước toàn dân (2 V 23,1-2). Sau đó, vua lập giao ước trước nhan Đức Chúa, cam kết đi theo Chúa và hết lòng, hết dạ tuân theo mệnh lệnh, chỉ thị và quy tắc của Người và toàn dân cũng chấp nhận giao ước (c. 3). Và sau đó vua Giôsigia đã làm một cuộc cải cách sâu rộng về tôn giáo tại Giuđa, ông đã cho đốt hết những đồ vật hay những nơi thờ cúng các ngẫu tượng (23,4-25).
Từ khoảng bốn mươi năm trở lại đây, nhiều nhà chú giải đã nghiên cứu Gr 36 trong tương quan với 2 V 22-23, và đề nghị đọc bản văn này dưới ánh sáng của bản văn kia, bởi vì hai bản văn có rất nhiều điểm tương đồng cũng như tương phản[2].
Trước tiên, ta thấy hai câu truyện đều kể về sự xuất hiện khá bất ngờ của hai cuộn sách. Thính giả không được biết trước về sự có mặt của cuộn sách ngôn sứ, vì bây giờ nó mới được viết ra (Gr 36). Vua Giôsigia và dân chúng cũng ngỡ ngàng vì cuộn sách Luật bất ngờ được tìm thấy (2 V 22-23). Trong hai câu truyện, ta cũng thấy vai trò quan trọng của các ký lục, nhất là của dòng họ Saphan gắn liền với hai cuộn sách[3]. Ta cũng thấy cuộn sách Luật cũng như cuộn sách của Giêrêmia đều được đọc đến ba lần (2 V 22,8.10 ; 23,2 ; Gr 36,10.15.21). Về nội dung, một đề tài nổi bật trong hai câu truyện cũng được đề cập, đó là cơn thịnh nộ của Đức Chúa, Đấng yêu cầu mọi người hoán cải mới có thể tránh được tai hoạ (2 V 22,13.16-17 ; Gr 36,3.7).
Có nhiều điểm giống nhau giữa hai câu truyện, đó là những đề tài thú vị nếu tìm hiểu sâu thêm. Ở đây, chỉ xin đề cập đến một điểm rất đặc biệt, đó là thái độ của hai vua khi đối diện hai cuộn sách. Khi nghe đọc sách, cả hai vua đều có phản ứng. Tuy nhiên, trong khi vua Giôsigia xé áo mình ra và thiêu hủy mọi đồ thờ cúng bất kính đối với Đức Chúa, thì người con của ông là vua Giơhôgiakim lại xé và đốt hết cả cuộn sách ngôn sứ. Thái độ của hai vua khi nghe đọc sách là điểm tương phản rõ ràng của hai câu truyện. Nói cách khác, trước Lời Chúa, vua Giôsigia đã hoán cải, còn vua Giơhôgiakim đã không hoán cải. Thái độ tương phản của hai vua được thể hiện rất rõ qua những từ khóa trong hai bản văn mà chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.
a. ערק “xé”
Khi nghe Saphan đọc cuộn sách Luật vừa được tìm thấy tại Đền Thờ (22,10), vua Giôsigia đã xé áo mình ra (ערקתאוידגב)[4] (22,11b.19). Cử chỉ này cho thấy vua đã có một cảm xúc rất mạnh, có lẽ vì vừa nghe biết “cơn thịnh nộ” bừng bừng của Đức Chúa sắp giáng xuống, như lời ông nói với các quan chức khi sai họ đi thỉnh ý Đức Chúa: “Hãy đi thỉnh ý Đức Chúa cho ta, cho dân và toàn thể Giuđa về những lời ghi chép trong sách đã tìm thấy đây, vì Đức Chúa đã bừng bừng nổi cơn thịnh nộ chống lại chúng ta, bởi lẽ tổ tiên chúng ta đã không vâng nghe các lời trong sách này mà làm theo mọi việc đã viết trong đó” (c. 13).
Khi xé áo như thế, vua Giôsigia cũng cho thấy ông muốn hoán cải[5] vì nhận ra lỗi lầm của tất cả các bậc tổ tiên: “Bởi lẽ tổ tiên chúng ta đã không vâng nghe các lời trong sách này mà làm theo mọi điều đã viết trong đó” (2 V 22,13b). Chính Đức Chúa cũng đã nhận ra lòng hoán cải của vua Giôsigia khi nói rằng: “Bởi vì ngươi đã mềm lòng và hạ mình trước nhan Đức Chúa khi nghe những gì Ta nói chống lại nơi đó và dân cư ở đó,.... Và bởi vì ngươi đã xé áo mình ra (ערק) và khóc lóc trước nhan Ta” (c. 19). Rồi sau đó, như chúng ta biết, vua Giôsigia đã cho thấy lòng hoán cải của ông bằng một cuộc cải cách tôn giáo sâu rộng tại Giuđa và còn vươn tới tận phía Bắc (x. 2 V 23,4-23).
Ngược với vua Giôsigia là người đã xé áo tỏ lòng ăn năn sám hối khi nghe đọc sách Luật, con của ông là vua Giơhôgiakim và các quần thần không tỏ ra đau khổ hay sám hối gì cả. Quả thật, như Kinh Thánh ghi lại, khi nghe tất cả những lời này, vua và tất các các thuộc hạ “chẳng kinh hãi, cũng chẳng xé áo mình ra (אלוערקםהידגב)” (Gr 36,24). Trái lại, thay vì xé áo, thì vua đã xé cuộn sách ngôn sứ: “Mỗi khi ông Giơhuđi đọc được ba hay bốn cột, thì vua lấy con dao gọt bút của ký lục
xé đi (ערק) và ném vào lửa trong lò sưởi, cho đến khi cả cuộn sách bị thiêu rụi trong lò ấy” (Gr 36,23).
Như vậy, ta thấy rõ thái độ trái ngược của hai vua khi nghe và đáp lại Lời Chúa. Về vấn đề này, C.D. Isbell cho rằng, bằng cách dùng từ “xé” (ערק), tác giả của Gr 36 chắc chắn muốn đặt hành vi xấu xa của vua Giơhôgiakim đối lập với thái độ tốt lành của vua cha là Giôsigia[6]. Đặt những câu từ của hai bản văn bên cạnh nhau, ta thấy rõ hơn thái độ tương phản của hai vua:
2 V 22,11: “Khi nghe những lời trong sách Luật, vua (Giôsigia) đã xé áo mình ra”
יהיועמשׁכךלמהתאירבדרפסהרותהערקיותאוידגב
Gr 36,23: Khi Giơhuđi đọc được ba hay bốn cột, thì vua (Giơhôgia-kim) đã lấy con dao gọt bút của ký lục mà xén đi”
יהיואורקכידוהישׁלשׁתותלדהעבראוהערקירעתברפס
Gr 36,24: “Họ (vua Giơhôgiakim và các quan cận thần) chẳng kinh hãi cũng chẳng xé áo mình khi nghe tất cả những lời này”.
אלוודחפאלווערקתאםהידגבךלמהלכווידבעםיעמשׁהתאלכםירבדההלאה
b. ףרשׁ “đốt”
Một từ khóa khác làףרש (đốt) xuất hiện bảy lần trong 2 V 23[7] và năm lần trong Gr 36 [8], cũng cho thấy rõ phản ứng hoàn toàn trái ngược của hai vua khi nghe đọc sách [9].
Quả thật, sau khi chính mình đọc sách Luật, vua Giôsigia đã ký kết giao ước với Đức Chúa dựa theo tất cả những lời đã viết trong cuộn sách (23,3). Rồi vua ra lệnh (הוצ) cho các tư tế lôi ra (איצוה) khỏi Đền Thờ, “mọi đồ vật đã làm để kính thần Baan, thần Asêra và toàn thể thiên binh” và cho thiêu hủy (ףרש) tất cả các đồ vật đó ở ngoài Giêrusalem, tại Kítrôn[10] (2 V 23,4). Vua cũng cho lôi “cột thờ” ra khỏi Giêrusalem và mang đốt (ףרש) tại thung lũng Kítrôn (23,6.15). Vua cũng dẹp bỏ những con ngựa mà các vua Giuđa đã dâng kính mặt trời và phóng hoả đốt (ףרש) “xe của mặt trời”. Vua còn cho phá và thiêu huỷ (ףרש) tế đàn ở nơi cao tại Bếten mà vua Giarópam đã lập (23,15), cho đốt (ףרש) những xương cốt trên tế đàn để làm ô uế nơi đó (23,16). Tại Samari, vua cũng dẹp bỏ tất cả các đền thờ tại nơi cao, ra lệnh sát tế các tư tế của các tế đàn và cũng cho thiêu hủy (ףרש) xương người trên đó (23,20).
Về phần vua Giơhôgiakim, vừa nghe đọc cuộn sách, thì đã lập tức ra lệnh (הוצ) bắt Barúc là ký lục và Giêrêmia là ngôn sứ (Gr 36,26). Vua đã muốn “lôi” hai tác giả của cuộn sách ra ngoài để xét xử, thay vì lôi những đồ thờ cúng các thần dân ngoại để đốt đi. Nhất là vừa nghe đọc Lời Chúa nói qua ngôn sứ Giêrêmia, ông vừa đốt (ףרש) cuộn sách đó: “Mỗi khi ông Giơhuđi đọc được ba hay bốn cột thì vua lấy con dao gọt bút của ký lục xén đi và bỏ vào lửa trong lò sưởi, cho đến khi cả cuộn sách bị thiêu rụi trong lò ấy” (36,23)[11]. Dù cho Ennahan, Đơlagiahu và Gơmácgiahu đã khẩn khoản xin vua đừng đốt (ףרש) cuộn sách ấy, nhưng vua vẫn cứng lòng và quyết tâm đốt (36,25). Việc vua Giơhôgiakim đốt (ףרש) cuộn sách còn được lặp lại bốn lần ở phần tiếp theo của câu truyện (Gr 36,27.28.29.32).
Theo T. Römer, trong hai bản văn, từ “đốt, hay thiêu huỷ” (ףרש) được lặp đi lặp lại như một điệp khúc, điều này có mục đích nhấn mạnh việc hoán cải của vua Giôsigia và sự ương ngạnh của vua Giơhôgiakim trước Lời Chúa[12]. Còn theo C.D. Isbell, từ “đốt” (ףרש) được dùng đúng năm lần (sic)[13] trong 2 V 23 và trong Gr 36 chính là ý muốn của tác giả Gr 36, vì hạn từ này cũng được lặp lại năm lần trong Gr 36. Cũng như từ ערק (xé) đã làm nổi bật hành vi tương phản của hai vua thế nào, thì từ ףרש (đốt) cũng làm nổi bật sự khác biệt căn bản giữa hai câu truyện như thế. Việc vua Giôsigia “đốt” có ý nghĩa tích cực: đó là một cuộc cải cách, một sự thay da đổi thịt về tôn giáo và chính trị. Những đám cháy mà Giôsigia tạo ra cho thấy vua đã thực sự nghe Lời Chúa trong cuộn sách Luật. Trái lại, việc Giơhôgiakim “đốt cuộn sách” là một hành động tiêu cực, đây là một dấu chỉ cho thấy ông từ chối cải cách và không chịu khuất phục lời Chúa nói qua ngôn sứ Giêrêmia[14].
Sự tương phản của hai vua còn được chứng thực qua hạn từרמש “nghe”.
c. רמש “nghe”
Khi Saphan đến gặp vua Giôsigia, ông chỉ thưa với vua rằng: “Tư tế Khikigiahu đã đưa cho tôi một cuốn sách” (2 V 22,10). Làm vậy, Saphan đã không nói cho vua biết đó là cuốn sách gì và được tìm thấy ở đâu. Ông như muốn để vua tự mình khám phá ra căn tính của cuốn sách này. Theo J.P. Sonnet, vua Giôsigia như được đặt trước thử thách: liệu vua có nhận ra đây là cuộn sách gì không?[15] Thế mà ngay khi Saphan đọc cuộn sách trước mặt vua (ינפלךלמה), thì như bản văn ghi lại: vua đã “nghe những lời trong sách Luật” (22,11a). Như thế, vua đã nghe (רמשׁ) và nhận ra ngay rằng đây là những lời của sách Luật. Vua Giôsigia đã biết “nghe” (רמש) nên đã “đã xé áo mình ra” (22,11b). Và ngay sau đó, vua phái năm người đi thỉnh ý Đức Chúa (2 V 22,12). Vì biết nghe, nên vua cũng đã nhận ra rằng sở dĩ “Đức Chúa đã bừng bừng nổi cơn thịnh nộ” là vì “tổ tiên chúng ta đã không vâng nghe (רמש) các lời trong sách này mà làm (השע) theo mọi điều đã viết trong đó” (2 V 22,13). Qua lời nói này của ông, ta nhận ra rằng, đối với vua Giôsigia, “nghe” (רמש) và “làm hay thực hành” (השע) những gì viết trong sách Luật là điều thiết yếu để có thể tránh cơn thịnh nộ của Đức Chúa. Việc vua biết nghe đã được chính Đức Chúa chứng nhận ngang qua lời của nữ ngôn sứ Khunđa như ta thấy trong 2 V 22,18b-19:
“Đức Chúa, Thiên Chúa của Ítraen phán thế này:
“Ngươi đã nghe (רמש) những lời này,
bởi vì ngươi đã mềm lòng
và ngươi đã hạ mình trước nhan Đức Chúa
khi ngươi nghe (רמש) điều Ta nói…
vì ngươi đã xé áo mình,
vì ngươi đã khóc lóc trước nhan ta,
thì Ta, Ta cũng đã nghe, (רמש)
Sấm ngôn của Đức Chúa”.
Nhìn vào cấu trúc của sấm ngôn này, ta nhận thấy động từ רמש (nghe) có vai trò đóng khung, nghĩa là động từ “nghe” nằm ở phần đầu và phần cuối trong Lời của Đức Chúa: Giôsigia đã “nghe” Lời Chúa, thì Ngài cũng “nghe” ông. Ta có thể suy ra thế này: bởi vì ngươi đã nghe (רמש) lời của Ta, thì Ta, đến lượt Ta, Ta cũng nghe Ta cũng nghe (רמש) ngươi. Hơn nữa, việc “nghe” của vua Giôsigia được đặt giữa bốn khẳng định của Đức Chúa, mà theo C.D. Isbell, những khẳng định này thể hiện rất rõ tâm tình của một đôi tai biết lắng nghe: 1) bởi vì ngươi đã mềm lòng; 2) ngươi đã hạ mình trước nhan Đức Chúa; 3) vì ngươi đã xé áo mình; 4) vì ngươi đã khóc lóc trước nhan Ta. Trước đó, bản văn không nói đến việc vua Giôsigia “hạ mình”, hay “khóc lóc” khi nghe đọc sách Luật, nhưng những khẳng định này của Đức Chúa cho phép ta nghĩ rằng, khi nghe Lời Chúa, phản ứng của Giôsigia không chỉ hệ tại ở việc “nghe” bằng đôi tai bên ngoài, mà còn hệ tại ở “chất lượng” của việc lắng nghe, tức là để Lời Chúa đụng chạm đến tâm hồn ông. Nói cách khác, vua Giôsigia đã để cho những gì ông nghe được thấm vào và biến đổi lòng dạ ông[16].
Như thế Giôsigia đã biết “nghe” và việc “nghe” của ông cũng rất chất lượng. Điều này được thể hiện qua việc vua đã “xé áo mình” và “đốt” những đồ vật dùng cho việc thờ ngẫu tượng thần ngoại. Sau khi nghe đọc Lời Chúa, Giôsigia đã “là người khởi xướng của một cuộc cải cách lớn về chính trị và tôn giáo (2 V 22-23)”[17]. Ngược với vua cha là Giôsigia, vua Giơhôgiakim đã không biết nghe, ta không thấy một “chất lượng nghe ” nào nơi ông. Quả thật, khi Giơhuđi đọc cuộn sách “vào tai của vua” (ינזאבךלמה), bản văn đã không nói vua “nghe” những lời đang được đọc giống như vua cha là Giôsigia đã nghe (2 V 22,10). Tệ hơn nữa, trong khi Giơhuđi đọc, thì vua đã “xé” và “ném” những cột sách vào trong lò lửa (Gr 36,23). Chỉ có một chỗ nói đến việc vua Giơhôgiakim và các đầy tớ của ông “nghe tất cả những lời này”, tuy nhiên, việc “nghe” này lại đi sau hai hành động ở thể phủ định, đó là vua và các đầy tớ “không run sợ” và “không xé áo mình” khi “nghe tất cả những lời này” (c. 24).
Như vậy, trong Gr 36, không có một dấu hiệu nào cho thấy vua Giơhôgiakim đã “nghe” những gì được đọc vào tai ông. Ta cũng không thấy một khẳng định nào cho thấy ông giống với vua cha là Giôsigia trong 2 V 22,19. Một lần nữa, hạn từ רמש, cũng như hai hạn từ ערק (xé) và ףרש (đốt), về mặt hình thức, đã nối kết hai bản văn lại, nhưng nội dung thì khác nhau. Cách tổng quát, ta có thể tóm gọn thái độ trái ngược của hai vua trước việc nghe Lời Chúa như sau:
2 R 22-23
|
Giôsigia
2 V 22-23
|
Giơhôgiakim
Gr 36
|
Gr 36
|
22,10b
|
Saphan đọc sách “trước mặt vua” (ינפלךלמה)
|
Giơhuđi đọc cuộn sách “vào tai vua” (ינזאבךלמה)
|
36,23a
|
22,11a
|
Giôsigia “nghe” (רמש) những lời trong sách Luật
| ||
22,11b
|
Giôsigia “xé” ((ערק áo mình
|
Giơhôgiakim “xé” (ערק) những cột sách và ném vào lửa
|
36,23b
|
23,4.6.11.
15.15.16.20
|
Giôsigia cho “đốt” (ףרש) những đồ thờ phượng của tượng thần.
|
Giơhôgiakim “đốt” (ףרש) cuộn sách
|
36,25.27.
28.29.32.
|
Như thế, ngang qua ba hạn từרמש (nghe), ערק (xé) và ףרש (đốt), mà thoạt nhìn, có vai trò nối kết hai bản văn, ta thấy rất rõ thái độ tương phản của hai vua khi nghe Lời Chúa. Thái độ của hai vua sẽ dẫn đến những lời đáp trả khác nhau của Đức Chúa dành cho hai ông. Đó là điều sẽ được đề cập sau đây.
5. Lời đáp trả của Đức Chúa
Trong 2 V 22-23 và Gr 36, ta không chỉ thấy phản ứng trái ngược của hai vua khi nghe Lời Chúa, nhưng còn thấy sự tương phản rất rõ trong lời đáp trả của Đức Chúa đối với số phận của hai vua.
a. Sấm ngôn kép
Tương lai của vua Giôsigia và của vua Giơhôgiakim được miêu tả song song, nhưng một lần nữa theo cách thức đối lập[18]. Nhìn bề mặt, hai vua cùng nhận từ Đức Chúa sấm ngôn kép, do nữ ngôn sứ Khunđa[19] và Giêrêmia nói lại. Hơn nữa, những công thức dẫn nhập vào sấm ngôn liên quan đến tương lai của hai vua cũng gần giống nhau:
1: Sấm ngôn thứ nhất cho Giôsigia: 2 V 22,15
Đức Chúa phán thế này: “Hãy nói với người đã cử các ngươi đến gặp ta...”
הכרמאהוהיורמאשׁיאלרשׁאחלשׁםכתאילא
2: Sấm ngôn thứ hai cho Giôsigia: 2 V 22,18
Liên quan đến vua Giuđa người sai các ông đi thỉnh ý Đức Chúa, hãy nói với nó: Đức Chúa phán thế này
לאךלמהדוהיחלשׁהםכתאשׁרדלתאהוהיהכרמאהוהיורמאתוילאהכרמאהוהי
1: Sấm ngôn thứ nhất dành cho Giơhôgiakim: Gr 36,29
Liên quan đến Giơhôgiakim, vua Giuđa, ngươi hãy nói: “Đức Chúa phán thế này
לעוםיקיוהיךלמהדוהירמאתהכרמאהוהי
2: Sấm ngôn thứ hai dành cho Giơhôgiakim: Gr 36,30
Bởi thế, Đức Chúa phán thế này, với Giơhôgiakim, vua Giuđa:
ןכלהכרמאהוהילעםיקיוהיךלמהדוהי
Các sấm ngôn trên đây đều đậm tính ngôn sứ, thể hiện qua thể thức “Đức Chúa phán thế này” (הכרמאהוהי) và tương lai của hai vua đều được các ngôn sứ loan báo, chứ không được nói trước trong cuộn sách. Nhưng qua nữ ngôn sứ Khunđa, vua Giôsigia nhận được sấm ngôn hứa ban điều tốt lành. Trái lại, qua ngôn sứ Giêrêmia, vua Giơhôgiakim nhận được sấm ngôn báo hiệu tai hoạ.
b. Sấm ngôn cứu độ
Đối với vua Giôsigia, như chúng ta đã đề cập, rõ ràng là, sở dĩ Đức Chúa lắng nghe Giôsigia, đó là vì vua đã biết “nghe” những lời của Đức Chúa ghi trong sách Luật. Lời đáp trả của Thiên Chúa cho sự hối cải của Giôsigia được thể hiện qua sự việc là “tai hoạ” (הער) mà Đức Chúa muốn giáng xuống thì nay được biến đổi thành “bình yên” (םולש) như lời Ngài nói: “Vì ngươi đã mềm lòng và hạ mình trước nhan Đức Chúa khi nghe những gì Ta đã nói chống lại nơi đó và dân cư ở đó… vì ngươi đã xé áo mình và đã khóc lóc trước nhan Ta, thì Ta, Ta cũng đã nghe. Bởi thế (ןכל), này Ta sẽ cho ngươi sum họp với tổ tiên ngươi[20], ngươi được bình yên (םולשׁב) sum họp nơi phần mộ ngươi. Mắt ngươi sẽ không thấy gì về tất cả tai hoạ (לכבהערה) Ta sắp giáng xuống nơi này” (2 V 22,19-20).
c. Lời sấm báo tai họa
Đức Chúa đã nghe vua Giôsigia. Trái lại, Đức Chúa không nghe Giơhôgiakim. Quả thật, trong Gr 36, “tai hoạ” (הער) không những không được lấy đi, mà còn trở nên nguy hại hơn. Điều này được thấy rõ trong việc vua sẽ không có con cháu nối ngôi trên ngai vàng Đavít, thân xác của vua sẽ bị ném ra ngoài, chịu phơi nắng ban ngày và ướp lạnh ban đêm (Gr 36,30). Vua đã “ném” (ךלש) cuộn sách Lời Chúa vào lò lửa, thì sẽ đến một lúc, thân xác vua cũng sẽ bị “ném” (ךלש) ra bên ngoài. Cái chết không được chôn trong mồ - nhất là xác chết bị ném ra ngoài (תכלשׁמ) – thực sự trái ngược với cái chết “an bình” םולשׁב)) trong phần mộ của vua Giôsigia (2 R 22,20b)[21]. Theo T. Römer, lời đáp trả của Đức Chúa với hai vua thật là rõ ràng và hoàn toàn đối lập. Vua Giôsigia nhận được lời sấm cứu độ, nghĩa là “vua sẽ chết mà không phải thấy Giêrusalem bị phá huỷ và dân phải đi lưu đày”. Trái lại, với vua Giơhôgiakim, Đức Chúa tiên báo sự kết thúc của triều đại của vua sẽ kết thúc, và ông chết mà không được chôn trong mộ, điều này theo não trạng Do Thái, là một sự trừng phạt kinh khủng nhất (36,30b)[22].
Hơn nữa, nhờ vào việc biết nghe của mình mà vua Giôsigia đã được tách khỏi số phận của dân chúng như Đức Chúa phán: “Mắt ngươi sẽ không thấy gì về tất cả tai hoạ (לכבהערה)Ta sắp giáng xuống nơi này” (2 V 22,19-20). Trái lại, vì không những không nghe mà còn đốt Lời Chúa, vua Giơhôgiakim phải chịu cùng với dân chúng hình phạt của Đức Chúa và “tất cả những tai hoạ” (לכבהערה): “Còn về Giơhôgiakim, vua Giuđa, người sẽ nói: “Đức Chúa phán thế này: ngươi đã đốt cuộn sách ấy... Vì thế, Đức Chúa phán về Giơhôgiakim vua Giuđa, như sau: nó sẽ chẳng có người nào nối ngôi trên ngai vàng Đavít nữa, thây nó sẽ bị vất ra phơi nắng ban ngày, và ướp lạnh ban đêm. Ta sẽ trừng phạt nó, dòng dõi và cả tôi tớ nó, vì các tội chúng phạm. Ta sẽ giáng xuống trên chúng, cũng như dân cư tại Giêrusalem và người Giuđa, mọi tai hoạ Ta đã nói cho chúng mà chúng chẳng thèm nghe” (Gr 36,29-31). Về điểm này, J.P. Sonnet viết: “Trong khi ở 2 V 22,15.18, nữ ngôn sứ Khunđa dành cho vua Giôsigia sấm ngôn kép để tách biệt vua ra khỏi số phận của dân chúng, thì ngôn sứ Giêrêmia lại được kêu gọi để lên án vua Giơhôgiakim hai lần (Gr 36,29.30), vua sẽ là người đầu tiên chịu hình phạt mà Đức Chúa sẽ cho rơi xuống mọi người”[23].
Tạm kết
Nếu nhìn kỹ hơn giới từ ןכל (bởi thế)được đặt ngay đằng trước hai sấm ngôn trái ngược nhau liên quan đến tương lai của hai vua, ta sẽ thấy rõ hơn hệ lụy của việc nghe hay chối bỏ Lời Chúa. Quả thật, Đức Chúa đã đáp trả hai vua ngay khi thấy phản ứng của họ trước Lời Ngài.
Sấm ngôn dành cho vua Giôsigia:
“Bởi thế (ןכל), Ta sẽ cho ngươi sum họp với tổ tiên, ngươi sẽ được bình yên sum họp nơi phần mộ ngươi” (2 V 22,20).
Sấm ngôn dành cho vua Giơhôgiakim cũng bắt đầu bằng :ןכל
“Bởi thế (ןכל), chống lại vua Giơhôgiakim, nó sẽ chẳng có người nào nối ngôi trên ngai vàng Đavít…” (Gr 36,30).
Theo lô-gích của bản văn, ta có thể hiểu rằng, đối với vua Giôsigia thì ןכל có nghĩa là: “Bởi vì ngươi đã nghe, bởi vì những gì ngươi đã làm…” (cc. 18-19). Nhưng đối với Giơhôgiakim, ןכל có nghĩa là: “Bởi vì ngươi đã xé và đốt cuộn sách” (Gr 36,29). Nói cách khác, đối với vua Giôsigia, sấm ngôn cứu độ là kết quả của việc ông đã biết nghe, trong khi đối với Giơhôgiakim, sấm ngôn đau khổ là hậu quả đương nhiên của việc ông đã đốt cuộn sách. Tất nhiên, Đức Chúa sẽ nói rằng, không chỉ vua, mà toàn dân Giuđa đã không để tâm đến tai họa mà Ngài đã tiên báo (c. 31b), nhưng theo lô-gich của câu truyện, dường như nguyên nhân thực sự thúc đẩy Đức Chúa tuyên lời sấm tai hoạ chống lại Giơhôgiakim và toàn dân, đó là do vua đã đốt cuộn sách. Theo ý nghĩa này, ta hiểu tại sao tác giả của chương 36 đặt câu truyện ông kể vào năm thứ tư của triều đại vua Giơhôgiakim, nghĩa là năm 605 tcn. Vì chính vào năm đó đã diễn ra trận chiến tại Cáckêmit và sau đó đế quốc Babylon bành trướng, nổi lên như một ông chủ mới tại vùng Cận Đông. Ý tác giả muốn nói, ngay khi vua xé và vứt bỏ Lời Chúa, thì những sấm ngôn ở đầu sách Giêrêmia loan báo quân thù sẽ từ phía Bắc mà đến (Gr 2-6) bắt đầu trở thành hiện thực[24]. Việc vua xé và đốt Lời Chúa đã nhanh chóng mang đến tai họa cho toàn dân.
Đặt để hai câu truyện của vua Giôsigia và của vua Giơhôgiakim trong tương quan với nhau, ta thấy rõ hơn cho câu hỏi được đặt ra: cần có thái độ nào trước Lời Chúa ? Ngang qua thái độ tương phản của hai vua và những lời sấm của Đức Chúa về tương lai của họ, ta cũng thấy rõ Lời Chúa được viết ra có giá trị là thế nào. Vua Giôsigia biết nghe đối lập với vua Giơhôgiakim không biết nghe. Hai câu truyện này đưa ra hai kiểu mẫu về thái độ đối với việc nghe Lời Chúa: một thái độ thích đáng thì dẫn tới ơn cứu độ, đó là thái độ của vua Giôsigia, và một thái độ không thích đáng thì gây ra tai hoạ, đó là thái độ của Giơhôgiakim. Nói cách khác, trước Lời Chúa, người ta có thể vâng phục hay chối từ. Giơhôgiakim trở thành kiểu mẫu của tất cả các vị vua xấu xa, có trách nhiệm về tai hoạ giáng xuống Giuđa, vì đã “đốt” Lời Chúa. Trái lại, tuân phục sách Luật như vua Giôsigia thì sẽ làm hài lòng Đức Chúa và sẽ nhận được sấm ngôn cứu độ.
Phú Tảo, ngày 18 tháng 06 năm 2019Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 115 (tháng 11 & 12 năm 2019)
[1] R.P. Carroll, “Manuscripts don't Burn - Inscribing the prophetic tradition. Reflection on Jeremiah 36”, trong: M. Augustin et K. DietrichSchunck (éd.), “Dort ziehen Schiffe dahin...”: Collected Communications to the XIVth Congress of the International Organization for the Study of the Old Testament, Paris 1992, Frankfurt am Main, Peter Lang, 1996, tr. 31.
[2] Cf. C.D. Isbell, “2 Kings 22,3-23,24 and Jeremiah 36. A Stylistic Comparison”, JSOT 8 (1978), tr. 33-45.
[4] “Xé áo” là hành vi diễn tả một cảm xúc rất mạnh, có thể do quá thất vọng, quá đau khổ, hay quá giận dữ. và đây cũng là tập tục liên quan đến tang chế. Chẳng hạn, khi nhận ra mình không thể cứu em là Giuse, thì Rưuvên đã xé áo mình ra (St 37,29). Khi được tin con mình là Giuse bị thú dữ ăn thịt, thì Giacóp đã “xé áo mình ra” (x. Gn 37,31-35). Khi biết tất các con cái mình đều chết hết, thì Gióp đã “xé áo mình ra” (G 1,18-20). Để báo tin cho thượng tế Êlia rằng quân Ítraen bại trận, hai người con trai của ông bị giết và hòm bia Thiên Chúa thì bị lấy đi, người đưa tin đã trình diện trước vị thượng tế qua bên ngoài là “áo quần xé rách, đầu thì rắc đất” (x. 1 Sam 4,12-17). Sau khi nghe những lời ngôn sứ Êlia tố cáo tội của mình thì vua A-kháp “xé áo mình ra, khoác áo vải bố bám sát vào thịt, ăn chay, nằm ngủ với bao bì và bước đi thểu não” (1 R 21,27). X. W. Thiel, “ערק”, TdOT 13, tr. 175.
[5] X. C.D. Isbell, “2 Kings 22,3-23,24 and Jeremiah 36. A Stylistic Comparison”, tr. 37.
[10] Kítrôn là tên của thung lũng và dòng suối nằm ở phía đông Giêrusalem, giữa thành Giêrusalem và núi Ôliu. Đây là nơi thiêu huỷ và vứt bỏ các đồ vật, tượng thần kính các thần ngoại giáo (x. 1 V 15,13; 2 Sb 15,16; 29,16; 30,14)
[11] Hạn từ Ehn không xuất hiện trong câu 23 này, nhưng việc vua Giơhôgiakim xé và ném cuộn sách vào lò lửa cho thấy rõ ông đốt cuộn sách.
[12] T. Römer, Jérémie, duprophète au livre, Poliez-le-Grand, Moulin, 2003, tr. 88.
[16] “Dans le langage biblique, le rapport entre le lecteur et le texte est exprimé par la catégorie de l’écoute (רמשׁ): une écoute qui ne relève pas tant de l’activité sensorielle que de l’inclination du coeur et qui ordonne l’action (השע)”. A.K. Mukenge, “Les derniers rois de Juda et la lecture du “Livre”: Josias (2 R 22-23), Joiaqim (Jr 36) et Jékonias (Ba 1,1-14)”, RTL 30 (1999), tr. 11.
[23] J.P. Sonnet, “Le livre trouvé”: 2 Rois 22 dans sa finalité narrative”, ghi chú số 44, tr. 855.
[24] T. Römer, Jérémie, du prophète au livre, tr. 87.89; J. Ferry viết: “Les narrateurs nous présentent deux archétypes de comportement face à la parole divine dans ce qu’on peut appeler un récit de réforme et un récit d’anti-réforme. Josias montre ce qui aurait dû être fait pour éviter la catastrophe. Jr 36 montre que cette chance n’a pas été saisie”, “Le livre dans le livre. Lecture de Jérémie 36”, trong: J.D. Macchi, C. Nihan, T. Römer (éd.), Les recueils prophétiques de la Bible, Genève, Labor et Fides, 2012, tr. 295 ; J. Erzberger cũng viết: “les deux oracles interprètent le comportement du roi vis-à-vis du message du rouleau lu devant eux. L’oracle de malheur contre Yoyaqîm reprend les motifs de l’oracle de salut pour Josias”. “Jr 36: Moïse et Jérémie en dispute sur la tradition”, tr. 37.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét