Chúa nhật, ngày lễ mừng khởi thủy của Kitô giáo.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Từ năm 2020 đại dịch vi trùng Corona hoành hành thế giới, Giáo Hội Công Giáo cho phép người tín hữu Công Giáo được miễn trừ giữ luật buộc bổn phận thiêng liêng ngày Chúa nhật, như trong 10 giới răn của Thiên Chúa và 6 điều răn Hội Thánh truyền dậy“ Thánh hóa, dự lễ ngày Chúa nhật“. Vì để bảo vệ sức khỏe tránh không để cho vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm từ người sang người.
Xưa nay người tín hữu Công Giáo hằng tuần giữ bổn phận đạo đức thiêng liêng này. Và đó là sức sống thiêng liêng cho tâm hồn đức tin người Công Giáo. Bỗng chốc luật buộc này được Giáo hội tạm thời tha bổng bao lâu bệnh đại dịch còn đe dọa không phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật ở thánh đường.
Thay vào đó người tín hữu có thể ở nhà xem lễ trực tuyến qua màn ảnh truyền hình, hay cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Đây là một cung cách sống giữ đạo mới trong bối cảnh khủng hoảng khó khăn vì bệnh dịch đe dọa lan tràn.
Ngày Chúa nhật với đức tin Công Giáo là ngày lễ trọng trong nếp sống tinh thần đức tin.
Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ngày chúa nhật?
Hai ngày lễ cao trọng trong nếp sống đức tin Công Giáo: Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh và lễ mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh được thiết lập mừng kính vào thế kỷ thứ tư sau Chúa giáng sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh sống lại từ cõi chết. Đây là ngày lễ quan trọng của đức tin Kitô giáo. Nếu Chúa Giêsu Kitô không phục sinh sống lại từ cõi chết, đức tin Kitô giáo không có nền tảng. Đây là ngày lễ mừng ơn cứu chuộc, lễ niềm hy vọng cho đời sống mai sau, khi cuộc đời con người trên trần gian chấm dứt được Chúa cứu độ cho linh hồn sống lại trong nước Chúa trên thiên đàng. Nhưng ngày lễ mừng kính hằng năm như hiện nay được phát triển thành hình trong dòng lịch sử thời gian nếp sống phụng vụ Giáo hội từ thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh.
Ngay từ khởi đầu, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, các tín hữu Kitô giáo tiên khởi từ thế kỷ thứ nhất đã hằng tuần vào ngày Chúa nhật tập họp nhau lại cầu nguyện tưởng nhớ sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Như thế ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng đã có trước, là khởi thủy của người tín hữu Kitô giáo.
Ngày Chúa nhật theo Kinh Thánh là ngày khởi đầu công trình sáng tạo thiên nhiên. Ngày Chúa nhật là ngày thứ nhất, sau khi Thiên Chúa sáng tạo công trình thiên nhiên, Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ngày Sabbat.
Ngày kế tiếp, với đức tin Công Giáo, sau ngày Sabbat là ngày Chúa nhật, ngày Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Ngày Chúa nhật vì thế trở thành ngày mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại hằng tuần.
Phúc âm Thánh sử Marcô viết thuật lại: „1 Vừa hết ngày Sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su.2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.“ ( Mc 16,1-2).
Phúc âm Thánh sử Gioan ( Ga 20,19-26), và Thánh sử Luca ( Lc 24,13-35) thuật lại biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại hiện ra với các Tông đề vào ngày thứ nhất trong tuần.
Ngày Chúa nhật là ngày Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại. Thánh Gioan Tông đồ trong sách kinh thánh Khải Huyền đã gọi ngày này là „ ngày của Chúa - dies dominica“ ( Kh 1,10)
Tên ngày Chúa nhật của các ngôn ngữ có gốc rễ tiếng latinh cũng bắt nguồn từ „ dies dominica“ như tiếng Ý: domenica, tiếng Pháp: dimanche, tiếng Tây ban nha: domingo.
Ngôn ngữ các nước có ảnh hưởng nhiều nghiêng về văn hóa Hylạp Roma tên ngày Chúa nhật là ngày mặt trời: Sonntag, sunday, zondag.
Cách thế hiểu này có nguồn gốc nơi Kinh Thánh, như tiên tri Malachi đã nói đến “mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.“ ( Malachi 3,20).
Và từ khi đạo Công Giáo loan truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.
Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức Giáo Hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công Giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này, thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian, Đấng là Mặt Trời công chính.
Ngày Chúa nhật cũng còn được gọi là „ngày thứ tám“. Vì ngày này đánh dấu mốc thời gian chót đã qua với bảy ngày trong tuần lễ. Ngày này báo chỉ về sự tròn đầy chung kết và bước sang thời gian vĩnh cửu, khi Chúa Giêsu Kitô lại đến và làm cho tròn đầy viên mãn. Và như thế ngày Chúa nhật cũng còn ẩn chứa ý nghĩa ngày chung thẩm.
Ngay từ thưở ban đầu thời Giáo hội lúc sơ khai mới thành lập, vào ngày Chúa nhật các tín hữu Chúa Giêsu Kitô đã tập họp mừng lễ tế Tạ ơn- Eucharistie-. Chỉ vào ngày Chúa nhật Giáo hội thưở sơ khai lúc ban đầu cử hành mừng lễ tế Tạ ơn. Vào các ngày thường trong tuần người tín hữu gặp họp nhau để đọc Kinh Thánh cầu nguyện thôi.
Ngày Chúa nhật là ngày dâng lễ tế Tạ ơn mừng kính Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi do Ông Bà nguyên tổ Adong Eva gây ra hậu qủa cho con người.
Khi người tín hữu Chúa Kitô dâng lễ Tạ ơn, họ không chỉ tưởng nhớ đến những biến cố trong đời Chúa Giêsu Kitô trong tinh thần đức tin, nhưng trong bữa mừng tiệc ly họ gặp gỡ Đấng sống lại từ cõi chết trong Bí Tích Thánh Thể qua tiếp nhận tấm Bánh Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô, như ngày xưa Thánh Toma tông đồ đã được phúc xỏ ngón tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu sống lại, và cũng như ngày xưa hai Môn đệ trên đường Emmaus được cùng bàn ăn với Chúa Giêsu sống lại lúc Ngài hiện ra bẻ bánh với họ.
Ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng khởi thủy của đức tin Kitô giáo. Ngày này là ngày mừng công trình sáng tạo mới Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô: cho Ngài sống lại từ cõi chết. Đấng là mặt trời soi chiếu ánh sáng sự sống cho trần gian.
"Ngày Chúa nhật là ngày mang lại lợi ích tốt cho con người. Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô ngày này ẩn chứa khía cạnh thánh đức mang lại cơ hội cho họ có thời giờ nghỉ ngơi kín múc sức lực tinh thần qua cầu nguyện.
Ngày Chúa nhật là ngày được ban thưởng cho nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ sự thư giãn thân xác xác cũng như tinh thần, cơ tốt cho hội họp gia đình cùng gặp gỡ thăm hỏi bạn bè.“ (Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Xưa nay người tín hữu Công Giáo hằng tuần giữ bổn phận đạo đức thiêng liêng này. Và đó là sức sống thiêng liêng cho tâm hồn đức tin người Công Giáo. Bỗng chốc luật buộc này được Giáo hội tạm thời tha bổng bao lâu bệnh đại dịch còn đe dọa không phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật ở thánh đường.
Thay vào đó người tín hữu có thể ở nhà xem lễ trực tuyến qua màn ảnh truyền hình, hay cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Đây là một cung cách sống giữ đạo mới trong bối cảnh khủng hoảng khó khăn vì bệnh dịch đe dọa lan tràn.
Ngày Chúa nhật với đức tin Công Giáo là ngày lễ trọng trong nếp sống tinh thần đức tin.
Vậy đâu là ý nghĩa thần học đạo đức ngày chúa nhật?
Hai ngày lễ cao trọng trong nếp sống đức tin Công Giáo: Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh và lễ mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh được thiết lập mừng kính vào thế kỷ thứ tư sau Chúa giáng sinh.
Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh sống lại từ cõi chết. Đây là ngày lễ quan trọng của đức tin Kitô giáo. Nếu Chúa Giêsu Kitô không phục sinh sống lại từ cõi chết, đức tin Kitô giáo không có nền tảng. Đây là ngày lễ mừng ơn cứu chuộc, lễ niềm hy vọng cho đời sống mai sau, khi cuộc đời con người trên trần gian chấm dứt được Chúa cứu độ cho linh hồn sống lại trong nước Chúa trên thiên đàng. Nhưng ngày lễ mừng kính hằng năm như hiện nay được phát triển thành hình trong dòng lịch sử thời gian nếp sống phụng vụ Giáo hội từ thế kỷ thứ hai sau Chúa giáng sinh.
Ngay từ khởi đầu, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, các tín hữu Kitô giáo tiên khởi từ thế kỷ thứ nhất đã hằng tuần vào ngày Chúa nhật tập họp nhau lại cầu nguyện tưởng nhớ sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Như thế ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng đã có trước, là khởi thủy của người tín hữu Kitô giáo.
Ngày Chúa nhật theo Kinh Thánh là ngày khởi đầu công trình sáng tạo thiên nhiên. Ngày Chúa nhật là ngày thứ nhất, sau khi Thiên Chúa sáng tạo công trình thiên nhiên, Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, ngày Sabbat.
Ngày kế tiếp, với đức tin Công Giáo, sau ngày Sabbat là ngày Chúa nhật, ngày Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết. Ngày Chúa nhật vì thế trở thành ngày mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại hằng tuần.
Phúc âm Thánh sử Marcô viết thuật lại: „1 Vừa hết ngày Sa-bát, bà Ma-ri-a Mác-đa-la với bà Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và bà Sa-lô-mê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giê-su.2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.“ ( Mc 16,1-2).
Phúc âm Thánh sử Gioan ( Ga 20,19-26), và Thánh sử Luca ( Lc 24,13-35) thuật lại biến cố Chúa Giêsu Kitô sống lại hiện ra với các Tông đề vào ngày thứ nhất trong tuần.
Ngày Chúa nhật là ngày Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại. Thánh Gioan Tông đồ trong sách kinh thánh Khải Huyền đã gọi ngày này là „ ngày của Chúa - dies dominica“ ( Kh 1,10)
Tên ngày Chúa nhật của các ngôn ngữ có gốc rễ tiếng latinh cũng bắt nguồn từ „ dies dominica“ như tiếng Ý: domenica, tiếng Pháp: dimanche, tiếng Tây ban nha: domingo.
Ngôn ngữ các nước có ảnh hưởng nhiều nghiêng về văn hóa Hylạp Roma tên ngày Chúa nhật là ngày mặt trời: Sonntag, sunday, zondag.
Cách thế hiểu này có nguồn gốc nơi Kinh Thánh, như tiên tri Malachi đã nói đến “mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.“ ( Malachi 3,20).
Và từ khi đạo Công Giáo loan truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.
Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức Giáo Hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công Giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này, thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian, Đấng là Mặt Trời công chính.
Ngày Chúa nhật cũng còn được gọi là „ngày thứ tám“. Vì ngày này đánh dấu mốc thời gian chót đã qua với bảy ngày trong tuần lễ. Ngày này báo chỉ về sự tròn đầy chung kết và bước sang thời gian vĩnh cửu, khi Chúa Giêsu Kitô lại đến và làm cho tròn đầy viên mãn. Và như thế ngày Chúa nhật cũng còn ẩn chứa ý nghĩa ngày chung thẩm.
Ngay từ thưở ban đầu thời Giáo hội lúc sơ khai mới thành lập, vào ngày Chúa nhật các tín hữu Chúa Giêsu Kitô đã tập họp mừng lễ tế Tạ ơn- Eucharistie-. Chỉ vào ngày Chúa nhật Giáo hội thưở sơ khai lúc ban đầu cử hành mừng lễ tế Tạ ơn. Vào các ngày thường trong tuần người tín hữu gặp họp nhau để đọc Kinh Thánh cầu nguyện thôi.
Ngày Chúa nhật là ngày dâng lễ tế Tạ ơn mừng kính Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết mang lại ơn cứu chuộc cho linh hồn con người khỏi hình phạt tội lỗi do Ông Bà nguyên tổ Adong Eva gây ra hậu qủa cho con người.
Khi người tín hữu Chúa Kitô dâng lễ Tạ ơn, họ không chỉ tưởng nhớ đến những biến cố trong đời Chúa Giêsu Kitô trong tinh thần đức tin, nhưng trong bữa mừng tiệc ly họ gặp gỡ Đấng sống lại từ cõi chết trong Bí Tích Thánh Thể qua tiếp nhận tấm Bánh Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô, như ngày xưa Thánh Toma tông đồ đã được phúc xỏ ngón tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu sống lại, và cũng như ngày xưa hai Môn đệ trên đường Emmaus được cùng bàn ăn với Chúa Giêsu sống lại lúc Ngài hiện ra bẻ bánh với họ.
Ngày Chúa nhật là ngày lễ mừng khởi thủy của đức tin Kitô giáo. Ngày này là ngày mừng công trình sáng tạo mới Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô: cho Ngài sống lại từ cõi chết. Đấng là mặt trời soi chiếu ánh sáng sự sống cho trần gian.
"Ngày Chúa nhật là ngày mang lại lợi ích tốt cho con người. Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô ngày này ẩn chứa khía cạnh thánh đức mang lại cơ hội cho họ có thời giờ nghỉ ngơi kín múc sức lực tinh thần qua cầu nguyện.
Ngày Chúa nhật là ngày được ban thưởng cho nghỉ ngơi lấy lại sức khoẻ sự thư giãn thân xác xác cũng như tinh thần, cơ tốt cho hội họp gia đình cùng gặp gỡ thăm hỏi bạn bè.“ (Đức Giáo Hoàng Benedictô 16.)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét