Các nhân vật tại cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu
Vu Van An
Linh mục Chinnappan Pelavendran và linh mục Victor Feltes, trên trang mạng https://parishableitems.com/2023/04/01/the-people-at-the-passion, có bài suy niệm về các nhân vật có mặt trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu:
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Người, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Ga 3:16) Thiên Chúa yêu thương mọi người bằng tình yêu vĩnh cửu. Người là Cha của chúng ta. Chúng ta là bạn của Người. Người yêu thương từng người chúng ta và muốn chúng ta biết và yêu mến Người.
Theo cha Pelavendran, Chúa Giêsu đến thế gian với sứ mệnh phục vụ, cứu chuộc bằng cách làm của lễ chuộc tội lỗi chúng ta, và thiết lập Giáo Hội qua các Tông đồ của Người. Giáo hội bắt đầu với Chúa Giêsu và lan rộng với nhiều môn đệ của Người bao gồm cả các tông đồ.
Giờ đây, chúng ta hãy can đảm khởi sự khi bắt đầu suy niệm về những người đã có mặt trong Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu Kitô. Tôi [cha Pelavendran] tình cờ thấy một cuốn sách có tựa đề Pieta, trong đó liệt kê những đau khổ, sự sỉ nhục và vết thương mà Chúa Giêsu phải chịu trong cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Số binh lính được trang bị vũ khí là 150. Những người theo Chúa Giêsu là 23. Những người chịu trách nhiệm giết Chúa Giêsu là 83. Những cú đánh vào đầu Người là 150, 108 cú đánh vào bụng Người và 80 cú đá vào vai Người. Người bị dẫn đi, bị trói bằng dây bằng tóc, 24 lần; nhổ vào mặt, 180 lần. Người bị đánh 6,666 lần; bị đánh vào đầu 110 lần, Người bị đẩy và nhấc lên bằng tóc của Người; bị gai đâm và bị giật râu 23 lần; 20 vết thương trên đầu; vết thương do gai đâm vào đầu là 110; vết thương chí mạng ở trán là 3. Người bị đánh đòn và bị chế giễu như một vị vua và nhận 1000 vết thương trên cơ thể. Có 608 người lính dẫn Chúa Giêsu lên đồi Canvê. Những kẻ nhạo báng Người là 1008. Những giọt máu Người đã mất là 28,430. Chúa Giêsu Kitô đã chịu đựng điều này cho tất cả chúng ta.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một số người đã có mặt trong cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu Kitô.
Những người chống Chúa Giêsu
Sau Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đem ba Tông Đồ thân cận nhất của Người đến vườn Diệtsimani. Chúa Giêsu cầu nguyện một mình cho được làm theo ý muốn của Cha Người. Trong khi các ngài ở đó, tên phản bội, Giuđa, đến với những người lính để bắt Chúa Giêsu.
Giuđa Ítcariốt
Giuđa là ai? Hắn là một trong mười hai tông đồ. Hắn là thủ quỹ và đáng tin cậy với túi tiền. Sau một thời gian, hắn bắt đầu ăn cắp tiền. Hắn đã phản bội Chúa Giêsu bằng một nụ hôn để đổi lấy ba mươi đồng bạc cắc. Sau khi Chúa Giêsu bị kết án tử hình, hắn đi ra ngoài và treo cổ tự tử.
Giuđa tham lam. Giuđa bị quỷ ám. Giuđa đã phải làm trọn lời tiên tri. Giuđa có động cơ chính trị, hắn nghĩ Chúa Giêsu sẽ trở thành Vua. Chúng ta có thể học hỏi từ Giuđa, đối với Chúa chúng ta xấu xa như thế nào là điều không quan hệ; Người yêu chúng ta và muốn chúng ta quay lại với Người. Đừng xét đoán mình qua những gì mình đã làm, đừng nghĩ rằng mình không thể tha thứ được, và hãy trở về với Chúa như Thánh Phêrô đã làm.
Vua Hêrốt
Hêrốt là một người đàn ông giàu có và quan trọng. Ông đã được nghe những câu chuyện về Chúa Giêsu. Ông biết những người thu thuế và những người có tiếng xấu khác được Chúa Giêsu lôi cuốn và ăn năn tội lỗi của họ. Chúa Giêsu thu hút rất đông người ở bất cứ nơi nào Người đến, và ông biết rằng khi Chúa Giêsu 12 tuổi, Người đã làm kinh ngạc các giáo sĩ Do Thái về sự hiểu biết của Người về Sách thánh. Ông rất vui mừng được gặp Chúa Giêsu và hy vọng sẽ thấy một phép lạ.
Hêrốt là người đã chặt đầu Thánh Gioan Tẩy Giả. Ông bị lôi cuốn bởi Thánh Gioan Tẩy Giả và không muốn giết ngài, nhưng ông không còn lựa chọn nào khác. Ông vốn đã tổ chức một bữa tiệc, và cô con gái kế mới của ông, Salomê múa cho ông. Điệu múa của cô này làm ông rất hài lòng và ông hứa sẽ cho cô bất cứ điều gì cô muốn. Mẹ cô bảo cô xin đầu Thánh Gioan Tẩy Giả.
Cha của ông cũng tên là Hêrốt. Chính ông là người đã giết tất cả các em bé trai dưới hai tuổi khi nghe tin về sự ra đời của Chúa Giêsu. Hêrốt tiếp tục chất vấn Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu không trả lời. Hêrốt vốn hy vọng rằng Chúa Giêsu sẽ trả lời một số câu hỏi khó mà các nhà thông thái của ông không trả lời được. Ông thất vọng với Chúa Giêsu vì ông rất hy vọng được thấy những phép lạ, nhưng điều đó đã không xảy ra. Các nhà lãnh đạo Do Thái hy vọng rằng Chúa Giêsu sẽ không thực hiện bất cứ phép lạ nào, vì vậy họ rất hài lòng.
Hêrốt trả Chúa Giêsu lại cho Philatô, và ông và Philatô trở thành bạn của nhau. Cả nhà vua và Tổng trấn đều coi Chúa Giêsu là tội phạm. Ôi, họ thật sai lầm! Vì Người là Đấng vô tội. Giống như họ, chúng ta cũng bóp méo thực tại, biến người tội lỗi thành người vô tội và biến người vô tội thành người tội lỗi. Mỗi khi chúng ta đổ lỗi cho người khác về những gì sai với chúng ta, chúng ta có lỗi, vì đã đổ lỗi cho người khác các tội lỗi của chúng ta.
Ôi, bi thảm làm sao, ngoại trừ chúng ta không phải là chính chúng ta! Chúa gọi chúng ta bằng Tin Mừng và ban cho chúng ta đức tin. Chúa Thánh Thần hoạt động trong cuộc sống của chúng ta, đưa chúng ta đến việc tìm kiếm Chúa Giêsu. Không như Hêrốt, chúng ta muốn hiện diện với Người vì lý do chính đáng, để nhận được Ơn Cứu Độ của Người!
Phôngxiô Philatô
Ông là một công dân La Mã và ông cai trị tất cả những người không phải là công dân La Mã ở Giuđêa và Samaria. Ông sống ở Xêdarêa. Philatô không muốn xét xử Chúa Giêsu. Ông không nghĩ rằng Chúa Giêsu có tội gì và muốn thả Người ra. Vợ ông cũng muốn ông thả Chúa Giêsu vì bà có một giấc mơ. Vào Lễ Vượt Qua, người ta thường thả một tù nhân cho dân chúng. Lúc bấy giờ có một kẻ giết người tên là Baraba đang ngồi tù. Philatô hỏi dân chúng muốn thả ai, thì họ kêu tên Baraba. Ông hỏi họ phải làm gì với Chúa Giêsu, và họ hét lên, hãy đóng đinh Người. Philatô lại nói: “Ta không thấy người này có tội gì cả,” và họ lại la lên: “Đóng đinh hắn!” Khi thấy những nỗ lực của mình để trả tự do cho Chúa Giêsu chỉ khiến đám đông kêu gọi đóng đinh Người to hơn, ông đã rửa tay và nói: “Tôi vô tội về máu của người này; hãy tự lo liệu lấy” (Mt 27:24)
Philatô trao Chúa Giêsu vì muốn lấy lòng đám đông. Philatô là kẻ chiều lòng người ta hơn là kẻ chiều lòng Thiên Chúa. Bao nhiêu lần chúng ta muốn làm hài lòng mọi người, để họ thích chúng ta? Sự tôn trọng con người của chúng ta vượt xa sự tôn trọng của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Các biệt phái, luật sĩ và người Sađốc
Các biệt phái, luật sĩ và người Sađốc là những người đã điệu Chúa Giêsu đến Philatô. Họ có trình độ học vấn cao và hiểu biết về Sách thánh. Chúa Giêsu khiêm tốn và là một người thợ mộc từ Nadarét. Người giống như một thỏi nam châm, thu hút nhiều người đến với Người bằng lời nói và việc làm của Người. Các biệt phái, luật sĩ và người Sađốc ghen tị và đố kỵ với Chúa Giêsu, điều đó khiến họ mù quáng không thể nhìn thấy và chấp nhận Chúa Giêsu là Chúa và Cứu Chúa của họ. Có bao nhiêu người ngày nay mù quáng không biết và chấp nhận sự thật vì lòng kiêu hãnh của họ?
Sự nhạo báng Chúa Giêsu
Sự nhạo báng Chúa Giêsu không chỉ liên quan đến binh lính mà cả đám đông dân chúng. Họ hét lên: Kính chào vua Do Thái, khi họ chế giễu Chúa Giêsu. Họ khoác cho Người một chiếc áo choàng màu tía, loại áo lính thường mặc. Họ đội một vòng gai trên đầu Người khiến Người bị thương và chảy nhiều máu. Họ khạc nhổ vào Người, thân thể Người và vào mặt Người. Họ đánh Người trên thân thể Người và trên mão gai, đâm sâu hơn vào da đầu Người. Ai trong chúng ta có thể chịu đựng những gì Chúa Giêsu đã chịu đựng vì chúng ta? Sự tàn bạo, nhạo báng? Chúa Giêsu đã làm điều này cho chúng ta, để cứu chuộc thế giới bằng cách gánh lấy tội lỗi của chúng ta trên thập giá. Người đã chết cho bạn và cho tôi.
Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
Sau khi Chúa Giêsu bị đánh đòn nặng nề và đội mão gai, Người được lệnh vác thập giá lên đồi Canvê. Chúa Giêsu vác thập giá của Người và bắt đầu cuộc hành trình của Người qua các đường phố Giêrusalem lên đồi Gôngôtha. Trên hành trình của mình, Người đã ngã ba lần. Mỗi lần ngã, Người đều bị đánh và bị túm tóc hoặc cánh tay, đồng thời cũng bị đánh và nhổ vào người. Người đã mất rất nhiều máu và rất mệt mỏi. Cuối cùng khi đến Gôngôtha, Người bị đóng đinh một cách tàn nhẫn vào thập giá, nơi Người sẽ sớm qua đời.
Giờ cuối cùng đã đến. Con Thiên Chúa mà chúng ta gọi là Chúa Giêsu Kitô và được tin là vị cứu tinh của thế giới bị bắt và bị đóng đinh như một tên tội phạm. Vào khoảng ba giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Con chết và được chôn cất.
Chúa Giêsu đã hiến cả cuộc đời của Người để phục vụ con người. Trong bữa tiệc ly, Người đã ban Mình Máu Người làm của ăn cho các môn đệ. Hơi thở cuối cùng của Người khi bị treo trên thập giá đã được dâng lên Cha của Người. Có điển hình nào tốt hơn về một cuộc đời cống hiến cho việc phục vụ và phần thưởng cho việc làm đó là sự sỉ nhục, kết án và đóng đinh hoàn toàn không?
Chúa Giêsu đã sống đời Người hoàn toàn đầu phục ý muốn của Thiên Chúa. Kế hoạch cứu rỗi phải được hoàn thành trong Người và qua Người. Làm sao kế hoạch thần linh này có thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của Giuđa Ítcariốt, Phôngxiô Philatô, Caipha, Hêrốt, và vô số người Do Thái vô danh đã bắt bớ, nhạo báng, tát, đá và đánh đập Người? Những người này đã làm những điều tồi tệ nhất với Chúa Giêsu và tên tuổi cũng như hành động của họ được các thế hệ Kitô hữu ghi nhớ. Tuy nhiên, họ là một phần của kế hoạch thần linh mặc dù họ không biết về nó.
Tất cả chúng ta đều là môn đệ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không phải là nạn nhân trong câu chuyện này. Người sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì tội lỗi của chúng ta.
Thánh Phêrô có cái can đảm dùng gươm của mình trong lúc Chúa Giêsu bị bắt và có mặt trong sân trong của thầy thượng phẩm, nơi có những người có thể đã nhìn thấy ngài tại vườn Diệtsimani. Nhưng lòng can đảm của ngài thất bại vì ngài đã chối bỏ Chúa Giêsu. Tôi nghĩ bài học cho các môn đệ là nhận ra sự yếu đuối của chính mình, và đừng dựa vào sức riêng của mình, nhưng khiêm nhường trông cậy vào Chúa.
Chúa Giêsu tự trình bầy mình như là vua sự thật, với sứ mệnh làm chứng cho sự thật. Chúng ta cũng phải làm chứng cho sự thật thì một số người sẽ nghe. Chúa Giêsu bị đánh đòn dã man và sau đó bị chế nhạo không thương tiếc trong tư cách vua dân Do Thái, mà thực sự Người là như thế! Chúa Giêsu chịu đựng điều này vì Người có một sứ mệnh cao cả hơn, đó là chịu đựng Thập giá.
Philatô muốn tránh đóng đinh Chúa Giêsu và đã nhiều lần cố gắng thả Người vì ông tin rằng Chúa Giêsu vô tội.
Các nhà lãnh đạo Do Thái cố gắng thao túng Philatô bằng sự sợ hãi, sợ trừng phạt con Thiên Chúa, Philatô cũng sợ mất chức. Chúng ta trong tư cách môn đệ phải bảo đảm để nỗi sợ hãi không kiểm soát chúng ta hơn là đức tin.
Còn hai kỳ, kỳ tới : Ba đàng thánh giá và ba nhân vật tiêu biểu
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét