Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hình ảnh con cá
Cá là loài thủy vật được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng trong công trình sáng tạo vũ trụ vào ngày sáng tạo thứ năm. (Sách Sáng Thế 1,20-23).
Không gian sinh sống, phát triển của loài cá là dòng nước ngoài biển khơi, trong lòng sông, khe suối, ao hồ…
Nước là một trong bốn yếu tố căn bản cho sự sống thiên nhiên phát triển tồn tại. Không chỉ cá cần có nước, nhưng các loài tạo vật trong thiên nhiên như các loại cây cỏ rau hoa, loài thú vật động vật và con người cũng luôn cần phải có nước cho sự sống phát triển tồn tại.
Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo hàng trăm hàng ngàn không biết bao nhiêu loài cá hình thù to nhỏ, mầu sắc khác nhau, cùng ở những vùng biển châu lục đất nước khác nhau trong thiên nhiên, như loài cá sống trong nước mặn ngoài đại dương, loài cá sống trong vùng nước ngọt nơi sông hồ, có loài cá sống tận vùng sâu dưới nền lòng biển, hoặc nơi bùn đất sông hồ, có phần nhiều cá đẻ trứng, nhưng cũng có loài cá sinh con như cá ông voi, cá mập…và nuôi con bằng sữa mẹ. Có những loài cá có da trơn, nhưng cũng có loài cá da có vẩy đan chen xếp bao bọc thành từng lớp che chở cho thân thể của chúng.
Đây là điều lạ lùng cùng mầu nhiệm bí ẩn trong thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá sắp đặt sáng tạo thực hiện cho vũ trụ.
Loài cá gợi đến hình ảnh gì cho đời sống con người?
Xưa nay cá là thực phẩm dinh dưỡng nuôi sống trong thiên nhiên. Cá nhỏ là thực phẩm cho loài cá lớn, cho những thú động vật khác như loài Gấu, loài chim bay lượn trên bầu trời, và cùng cần cho cả con người nữa.
Cá được con người trong nền văn hóa dân gian xưa nay nấu nướng biến chế ra những món ăn thực phẩm thơm ngon hấp dẫn. Và càng ngày người ta phải nuôi các loại cá, nhất là loài cá qúi cao cấp, sao cho sinh sản ra nhiều cùng mau lớn, để kịp có đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thêm nhiều.
Và cũng có mối lo âu là nếu không gìn giữ bảo vệ nước thiên nhiên, thì không gian môi trường sinh sống của loài cá bị hạn chế, bị phá hủy gây nguy hiểm cho thiên nhiên, cho sự sống trong vũ trụ.
Cá được cho là biểu tượng hình ảnh sự sống và hình ảnh về sự sinh sản phong phú nhanh theo cấp số nhân Một con cá mái sinh đẻ không biết bao nhiều trứng cá trong đời nó. Và trong nhiều nền văn hóa dân gian cá được cho là loài mang lại hạnh phúc không cùng và không có gì cản lại được.
Hình ảnh loài Cá đóng vai trò biểu tượng rất đặc biệt trong văn hóa Kitô giáo.
Tiếng Hylạp chữ cá ICHTHYS được đọc thành:
Cá là loài thủy vật được Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng trong công trình sáng tạo vũ trụ vào ngày sáng tạo thứ năm. (Sách Sáng Thế 1,20-23).
Không gian sinh sống, phát triển của loài cá là dòng nước ngoài biển khơi, trong lòng sông, khe suối, ao hồ…
Nước là một trong bốn yếu tố căn bản cho sự sống thiên nhiên phát triển tồn tại. Không chỉ cá cần có nước, nhưng các loài tạo vật trong thiên nhiên như các loại cây cỏ rau hoa, loài thú vật động vật và con người cũng luôn cần phải có nước cho sự sống phát triển tồn tại.
Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo hàng trăm hàng ngàn không biết bao nhiêu loài cá hình thù to nhỏ, mầu sắc khác nhau, cùng ở những vùng biển châu lục đất nước khác nhau trong thiên nhiên, như loài cá sống trong nước mặn ngoài đại dương, loài cá sống trong vùng nước ngọt nơi sông hồ, có loài cá sống tận vùng sâu dưới nền lòng biển, hoặc nơi bùn đất sông hồ, có phần nhiều cá đẻ trứng, nhưng cũng có loài cá sinh con như cá ông voi, cá mập…và nuôi con bằng sữa mẹ. Có những loài cá có da trơn, nhưng cũng có loài cá da có vẩy đan chen xếp bao bọc thành từng lớp che chở cho thân thể của chúng.
Đây là điều lạ lùng cùng mầu nhiệm bí ẩn trong thiên nhiên mà Đấng Tạo Hoá sắp đặt sáng tạo thực hiện cho vũ trụ.
Loài cá gợi đến hình ảnh gì cho đời sống con người?
Xưa nay cá là thực phẩm dinh dưỡng nuôi sống trong thiên nhiên. Cá nhỏ là thực phẩm cho loài cá lớn, cho những thú động vật khác như loài Gấu, loài chim bay lượn trên bầu trời, và cùng cần cho cả con người nữa.
Cá được con người trong nền văn hóa dân gian xưa nay nấu nướng biến chế ra những món ăn thực phẩm thơm ngon hấp dẫn. Và càng ngày người ta phải nuôi các loại cá, nhất là loài cá qúi cao cấp, sao cho sinh sản ra nhiều cùng mau lớn, để kịp có đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thêm nhiều.
Và cũng có mối lo âu là nếu không gìn giữ bảo vệ nước thiên nhiên, thì không gian môi trường sinh sống của loài cá bị hạn chế, bị phá hủy gây nguy hiểm cho thiên nhiên, cho sự sống trong vũ trụ.
Cá được cho là biểu tượng hình ảnh sự sống và hình ảnh về sự sinh sản phong phú nhanh theo cấp số nhân Một con cá mái sinh đẻ không biết bao nhiều trứng cá trong đời nó. Và trong nhiều nền văn hóa dân gian cá được cho là loài mang lại hạnh phúc không cùng và không có gì cản lại được.
Hình ảnh loài Cá đóng vai trò biểu tượng rất đặc biệt trong văn hóa Kitô giáo.
Tiếng Hylạp chữ cá ICHTHYS được đọc thành:
JesousChristosTheouHyiosSoter
I Jesous: Giêsu,
C Christos: Kitô,
TH Theou: Thiên Chúa
Y Hyios: Con
S Soter, Đấng cứu thế
Chúa Giesu Kitô, Con Thiên Chúa, đấng cứu thế
Hình ảnh cá là biểu tượng cho linh hồn, nhất là chỉ về Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu thế trần gian
Ngôn sứ Jona theo kinh thánh thuật lại (Sách Jona 2,1-11) bị các thủy thủ quăng ném xuống biển cho chết, nhưng ông được một con cá lớn nuốt vào bụng. Jona ở trong bụng con cá ba ngày đêm liền. Sau đó con cá này đưa ông vào gần bờ và nhả ném bắn ông lên bờ. Thế là ông được cứu sống không bị chết chìm dưới lòng nước đại dương. Đây là hình ảnh biểu tượng nói về nấm mồ chôn Chúa Giêsu ba ngày, và sự phục sinh sống lại của Người ra khỏi nấm mồ.
Cá và bánh, năm chiếc bánh và hai con cá mà Chúa Giesu Kitô dùng làm phép lạ cho năm ngàn người ăn dư thừa năm xưa bên bờ hồ Galileo, nước Do Thái, là hình ảnh chỉ về phép Thánh Thể. Địa điểm phép lạ này ngày nay còn vết tích có tên Tabgha.( Mc 6,35-44)
Sau khi sống lại Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra và nói cho các Tông đồ thả lưới bên phải thuyền sẽ bắt được cá. Các ông đã làm như vậy, và có được mẻ cá nhiều chưa từng có mà lưới không bị đứt rách. Rồi Chúa Giêsu nướng cá cho các Môn đệ cùng ăn bên bờ hồ. Nơi đây ngày nay còn di tích có ngôi nhà nguyện nhỏ tên là Mensa Christi (Ga 21,3-12). Đây cũng là hình ảnh chỉ về Bí Tích Thánh Thể.
Trong số 12 Môn đệ mà Chúa Giêsu kêu gọi tuyển chọn có những Ông làm nghề chài lưới đánh cá như Ông Phero, Ông Anrê…cho Hội Thánh của Ngài ở trần gian.
Ở các hang toại đạo (Catakomben) bên Roma vào thời kỳ các Kitô hữu bị cấm cách bắt bớ, vào khoảng thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỳ thứ tư khi đạo Công Giáo được loan truyền nơi đây, họ đã trốn vào những nơi đây để hội họp đọc kinh dâng thánh lễ, và họ đã vẽ hình con cá dọc trên tường vách là dấu hiệu bí mật chỉ đường từ cửa hầm ra vào. Hình con cá nơi các hang toại đạo là hình ảnh cổ xưa nhất trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo dùng nói chỉ về Chúa Giêsu Kitô.
Người tín hữu Chúa Kitô từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích rửa tội được hiểu như con cá, có đời sống đức tin mới trong dòng nước rửa tội nơi cộng đoàn hội Thánh Chúa ở trần gian.
Trong dân gian khi ai có nếp sống vững chắc vui vẻ hòa nhã, người đó được ca ví : “Hạnh phúc nhanh nhẹn như con cá bơi lội trong nước!”, hay “ Con cá sống vì nước” để nói lên nhu cầu sự cần thiết trong đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
I Jesous: Giêsu,
C Christos: Kitô,
TH Theou: Thiên Chúa
Y Hyios: Con
S Soter, Đấng cứu thế
Chúa Giesu Kitô, Con Thiên Chúa, đấng cứu thế
Hình ảnh cá là biểu tượng cho linh hồn, nhất là chỉ về Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu thế trần gian
Ngôn sứ Jona theo kinh thánh thuật lại (Sách Jona 2,1-11) bị các thủy thủ quăng ném xuống biển cho chết, nhưng ông được một con cá lớn nuốt vào bụng. Jona ở trong bụng con cá ba ngày đêm liền. Sau đó con cá này đưa ông vào gần bờ và nhả ném bắn ông lên bờ. Thế là ông được cứu sống không bị chết chìm dưới lòng nước đại dương. Đây là hình ảnh biểu tượng nói về nấm mồ chôn Chúa Giêsu ba ngày, và sự phục sinh sống lại của Người ra khỏi nấm mồ.
Cá và bánh, năm chiếc bánh và hai con cá mà Chúa Giesu Kitô dùng làm phép lạ cho năm ngàn người ăn dư thừa năm xưa bên bờ hồ Galileo, nước Do Thái, là hình ảnh chỉ về phép Thánh Thể. Địa điểm phép lạ này ngày nay còn vết tích có tên Tabgha.( Mc 6,35-44)
Sau khi sống lại Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra và nói cho các Tông đồ thả lưới bên phải thuyền sẽ bắt được cá. Các ông đã làm như vậy, và có được mẻ cá nhiều chưa từng có mà lưới không bị đứt rách. Rồi Chúa Giêsu nướng cá cho các Môn đệ cùng ăn bên bờ hồ. Nơi đây ngày nay còn di tích có ngôi nhà nguyện nhỏ tên là Mensa Christi (Ga 21,3-12). Đây cũng là hình ảnh chỉ về Bí Tích Thánh Thể.
Trong số 12 Môn đệ mà Chúa Giêsu kêu gọi tuyển chọn có những Ông làm nghề chài lưới đánh cá như Ông Phero, Ông Anrê…cho Hội Thánh của Ngài ở trần gian.
Ở các hang toại đạo (Catakomben) bên Roma vào thời kỳ các Kitô hữu bị cấm cách bắt bớ, vào khoảng thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỳ thứ tư khi đạo Công Giáo được loan truyền nơi đây, họ đã trốn vào những nơi đây để hội họp đọc kinh dâng thánh lễ, và họ đã vẽ hình con cá dọc trên tường vách là dấu hiệu bí mật chỉ đường từ cửa hầm ra vào. Hình con cá nơi các hang toại đạo là hình ảnh cổ xưa nhất trong lịch sử Hội Thánh Công Giáo dùng nói chỉ về Chúa Giêsu Kitô.
Người tín hữu Chúa Kitô từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích rửa tội được hiểu như con cá, có đời sống đức tin mới trong dòng nước rửa tội nơi cộng đoàn hội Thánh Chúa ở trần gian.
Trong dân gian khi ai có nếp sống vững chắc vui vẻ hòa nhã, người đó được ca ví : “Hạnh phúc nhanh nhẹn như con cá bơi lội trong nước!”, hay “ Con cá sống vì nước” để nói lên nhu cầu sự cần thiết trong đời sống.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét