Trang

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

TỪ NGỮ KINH THÁNH : GIÔNA

 


 

“Lời Chúa phán cùng Giôna .... : (Gn 3,1)

Giôna, tiếng Do Thái là Yônàh, “chim bồ câu”. Cuốn sách Giôna nói : “Giôna là con của Amittai” (Gn 1,1). Giôna thường được đồng hóa với vị tiên tri cũng là con của Amittai sống vào thời Giêrôbôam II (783-743) loan báo sự bành trướng của vương quốc phương Bắc (2V 14,25), quê quán ở Gat – Hépher thuộc miền đất Zabulon (Gs 19,13) nay là el Mesed, cách Nazareth 4km về phía đông bắc.

Sách Giôna kể truyện ông Giôna được Chúa sai đi rao giảng cho dân thánh Ninivê, nhưng ông lại đáp tàu đi Tarsi. Ra khơi rồi, sóng gió nổi lên và các thuyền nhân coi ông là nguyên nhân gây ra tai họa nên thài ông xuống biển. Cơn bão êm lại (Gn 1,1-16). Một con cá lớn nuốt ông vào bụng. Ba ngày sau ông được nhả vào bờ (2,1-10). Được gọi lần nữa. ông đến Ninivê loan báo tai họa sắp đến. Dân Ninivê hối cải và Chúa tha phạt dân thành (3,1-10). Ông Giôna bất mãn và Thiên Chúa giải thích cho ông về lòng nhân từ (4,1-11)

Tác giả của cuốn sách không rõ là ai, sống vào khoảng năm 450 hay vào thời điểm trễ hơn nữa sau này. Giới hạn muộn nhất về thời gian trước tác là khoảng năm 180, khi Ben Sira đưa ra danh sách 12 tiên tri (Hc 49,10)

Thực ra ông Giôna được xếp vào 12 tiên tri nhỏ, nhưng sách Giôna không thể xếp vào loại văn tiên tri đúng nghĩa. Bộ kinh điển Công Giáo xếp sách này vào loại “tiên tri nhỏ”, theo thứ tự của người Do thái, vì nhân vật chính là một tiên tri. Nhưng chính tác phẩm lại không phải là một tập sấm ngôn.

Qua một số sự kiện trong tác phẩm, người ta cũng thể coi sách này thuộc loại lịch sử vì : có sự khác biệt giữa thời ông Giôna thi hành sứ vụ (thế kỷ thứ 7) và thời điểm của tác phẩm căn cứ theo lời văn (thế kỷ thứ 5). Các phép lạ dồn dập trong khoảng 50 câu văn (Gn 1). Những mô tả về tâm lý khó lý giải được : về tính khí của ông Giôna và về sự hối cải khá dễ dàng của dân Ninivê về tính chất văn học : các đề tài lấy lại của các tiên tri và thánh vịnh.

Đúng hơn, phải xếp sách Giôna vào loại sách Giáo Huấn theo nội dung của tác phẩm : Israel được gọi làm thừa sai cho các dân tộc, Thiên Chúa có toàn quyền rút lại các biện pháp trừng phạt vì Người muốn lương dân hối cải và ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho hết mọi người (Gn 4)


https://giaophanphucuong.org/tu-ngu-kinh-thanh/giona- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét