Chúng ta cần một sự quân bình – Charles E. Miller.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng”)
Hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng có một sự quân bình trong đời sống là cần thiết. Một người hướng ngoại yêu thích xuất hiện nơi công chúng cũng cần có thời gian sống cô độc và thinh lặng. Một người hướng nội biết giá trị của những khoảnh khắc cô độc, thỉnh thoảng cũng nên được phấn khích bởi một đám đông tưng bừng vui vẻ.
Chúa Giêsu đã cho chúng ta một mẫu gương về sự quân bình cần thiết cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Chúa Giêsu có thói quen đi tới hội đường vào những ngày Sabát, Người đã tham dự phụng vụ nơi Đền Thờ Giêrusalem trong những thời gian được chỉ định. Ngài cũng sẵn sàng ra đi và trải qua suốt đêm trong cầu nguyện với Cha Ngài trên trời.
Phúc Âm ngày hôm nay hé mở cho chúng ta thấy những tông đồ trở lại với Chúa Giêsu sau hành trình truyền giáo mà Ngài đã gởi họ từng hai người một. Đó là thời gian giúp cho họ rao giảng cho mọi người và cầu nguyện với mọi người. Chúa Giêsu nói với họ: “Các con hãy lui vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút”. Họ đã ra đi với Chúa Giêsu lên một chiếc thuyền và vào nơi hoang địa. Chúa Giêsu hiểu sự cần thiết của việc quân bình trong đời sống cho các môn đồ của Ngài.
Chúa Giêsu cũng muốn cả chúng ta nữa duy trì sự quân bình. Ngày xưa trong đời sống thiêng liêng của chúng ta là cùng nhau cử hành phụng vụ. Tham dự cách năng nổ và ý thức trong phụng vụ thánh, đặc biệt là trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật là nguồn mạch không gì có thể thay thế được, để chúng ta có thể đạt được một tinh thần Kitô giáo thật sự. Cả chúng ta nữa, cũng phải có thời gian để đến một nơi thanh vắng mà cầu nguyện một mình với Chúa Giêsu trong thinh lặng và hồi tâm. Chúng ta cần có những cơ hội để cầu nguyện theo cách của mình và cho những chủ ý của chính chúng ta. Cả hai, cầu nguyện chung và riêng là một phần đời sống của người Công giáo chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ chểnh mảng việc phụng vụ hoặc những hình thức cầu nguyện riêng tư. Như thế, chúng ta sẽ không bao giờ chểnh mảng việc cầu nguyện tư trong đời sống riêng của mình.
Đôi khi một số người đã kinh nghiệm với hình thức phụng vụ, phàn nàn rằng họ không thể cầu nguyện trong Thánh Lễ được nhiều hơn. Những gì mà họ muốn nói là hình thức trong suốt Thánh Lễ, điều đó đã được diễn ra trong tiếng Latinh và họ hầu như hoàn toàn im lặng, họ có thể cầu nguyện theo cách của họ và cho những nhu cầu của họ. Bây giờ họ được kêu gọi trở lại như một gia đình, một cộng đoàn. Họ và tất cả chúng ta phải biết rằng thi hành bổn phận Kitô giáo có liên quan ít nhiều đến việc thờ phượng ngày Chúa Nhật, ngay cả trong những lãnh vực cầu nguyện. Bên ngoài những nghi thức phụng vụ, chúng ta cũng cần có thời gian để cầu nguyện theo cách riêng của mình, để làm viên mãn nhu cầu tôn giáo cá nhân của chúng ta, chúng ta có thể đến với phụng vụ một cách sẵn sàng và nồng nhiệt, kết hợp với anh chị em thiêng liêng trong gia đình thờ phượng Thiên Chúa Cha của chúng ta.
Những người nhiệt tâm với việc canh tân phụng vụ, họ đã tìm thấy trong việc thờ phượng công một kinh nghiệm hướng thuợng và thoả mãn, phải nhận biết rằng họ cần có thời gian cho việc sùng kính cá nhân và riêng tư nữa. Phải giữ sự quân bình đó là điều quan trọng, sùng kính riêng tư sẽ không bình thường, nếu coi thường đặc tính thờ phượng công xuyên qua việc đọc lớn tiếng hoặc là cầu nguyện chung. Nhu cầu thinh lặng, cầu nguyện chiêm niệm, hồi tâm, đó cũng là ý nghĩa của đời sống và nơi chốn chúng ta phải có trong đời sống của chúng ta. Một sự chiêm niệm về giáo huấn và gương mẫu của Chúa Giêsu, diễn tả mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta sẽ không muốn Thánh Lễ phải trở nên im lặng, là một sự sùng kính cá nhân, hoặc chúng ta cũng không xoay trở những diễn tả tôn giáo riêng tư trở thành những mẫu cầu nguyện chung của cộng đoàn. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta sự quan trọng của việc quân bình trong cầu nguyện, Ngài đã cho chúng ta một gương mẫu. Nỗ lực và thời gian chúng ta đặt vào cả hai, chúng ta cần có nỗ lực và thời gian để chú trọng đến cả hai phụng vụ chung và cầu nguyện riêng theo cách của chúng ta đáp trả lại gương mẫu và giáo huấn của Chúa Giêsu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét