6. Hậu Quả Tội Nguyên Tổ
đối với Toàn Thể Nhân Loại
đối với Toàn Thể Nhân Loại
Công Đồng Trent đã long trọng trình bày đức tin của Giáo Hội về tội nguyên tổ. Trong bài giáo lý trước chúng ta đã xem xét giáo huấn của Công Đồng về tội riêng của nguyên tổ. Bây giờ chúng ta muốn phản ánh điều Công Đồng nói về những hậu quả của tội đó đối với nhân loại.
Trước tiên Sắc lệnh của Công Đồng Trent tuyên bố về hậu quả tội nguyên tội: “Tội Adam đã truyền tới toàn thể miêu duệ của ông, tức là, tới tất cả mọi người nam và người nữ là con cháu của nguyên tổ, và hậu duệ các người đó, tình thân hữu với Thiên Chúa đã bị tước mất trong bản tính con người (đã mất ơn nghĩa với Thiên Chúa)”.
Sắc lệnh của Công Đồng Trent (Tridentinô) (DS 1512) tuyên ngôn rõ ràng rằng tội Adam đã làm ô uế không phải chỉ một mình ông mà còn làm nhơ nhuốc toàn thể miêu duệ của ông. Adam đã mất sự công chính và thánh thiện nguyên thủy không phải chỉ cho riêng ông, mà cũng “cả cho chúng ta” (nobis etiam).
Vì thế nguyên tổ đã truyền lại cho toàn thể nhân loại không những chỉ cái chết thể xác và những hình phạt khác (những hậu quả của tội), mà còn truyền lại chính tội lỗi là sự chết linh hồn nữa (peccatum quod mors est animae).
Ở điểm này Công Đồng Trent dùng một nhận định của Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Roma. Hội Nghị (Công Đồng) Carthage đã nhắc tới điều này, lặp lại một giáo huấn đã phổ thông khắp toàn Giáo Hội.
Tội ông Adam truyền lan do sinh sản
Trong một chuyển ngữ hiện đại bản văn của Thánh Phaolô mà chúng ta đọc sau đây: “Bởi thế vì tội lỗi đã vào thế gian qua một người duy nhất và sự chết đến qua tội lỗi, vì thế sự chết lan tràn tới toàn thể mọi người bởi tất cả mọi người đều mắc tội” (Rom 5:12). Trong nguyên bản tiếng Hy Lạp chúng ta đọc: (chữ Hylạp), một câu nói mà bản cổ ngữ Latin Vulgate phiên dịch là: “in quo omnes peccaverunt,“ có nghĩa: “trong người đó (một người duy nhất) mọi người đều mắc tội.” Nhưng từ ngữ Hylạp mà bản Vulgate chuyển ngữ là “trong người đó” thì từ khởi đầu người Hy Lạp đã hiểu rõ ràng theo nghĩa “bởi vì” hoặc “tại vì.”
Ngày nay ý nghĩa “bởi vì” hoặc “tại vì” này được các bản chuyển ngữ tân tiến chấp nhận cách đại cương. Tuy nhiên, tính cách đa dạng của những chuyển ngữ truyền đạt (chữ Hy lạp) không thay đổi chân lý cốt tủy trong văn bản của Thánh Phaolô, đó là tội Adam, tội của nguyên tổ chúng ta, đã có những hậu quả đối với toàn thể nhân loại. Hơn nữa, cũng trong đoạn Thư gửi tín hữu Roma nói trên Thánh Tông Đồ viết: “Vì sự bất tuân của một người mà tất cả mọi người đều trở nên kẻ có tội” (Rom 5:19), và liền trước đó ngài viết: “Sự vi phạm của một người dẫn đưa án phạt tới cho toàn thể mọi người” (Rom 5:18). Như thế, Thánh Phaolô nối kết hoàn cảnh tội lỗi của toàn thể nhân loại với tội Adam.
Huấn Quyền của Giáo Hội nhắc tới những lời tuyên bố dẫn thượng của Thánh Phaolô để soi sáng đức tin của chúng ta về mọi hậu quả tội Adam đối với toàn thể nhân loại. Các nhà chú giải Thánh Kinh và thần học Công Giáo sẽ luôn luôn được hướng dẫn bởi giáo huấn này trong việc thẩm định giá trị, với sự khôn ngoan của đức tin, những lời giải thích do khoa học đưa ra về nguồn gốc loài người..
Đặc biệt, trong hội nghị chuyên đề các thần học và khoa học gia, Đức Phaolô VI nói những lời có giá trị đặc biệt và là sức đẩy cho việc khảo cứu sâu xa hơn về tội nguyên tổ như sau: “Những lời giải thích về tội nguyên tổ do một số tác giả thời nay đưa ra đối với quí vị hiển nhiên không thể hợp với giáo huấn căn bản của Giáo Hội Công Giáo. Những tác giả đó, bắt đầu từ tiền đề không minh chứng được về đa tổ thuyết (polygenism), khước từ phần nào rõ ràng rằng tội nguyên tổ mà do đó sự ác độc đã phát sinh nơi toàn thể nhân loại, tiên vàn đã xảy ra vào lúc khởi đầu lịch sử con người chính là sự bất tuân của Adam ‘con người đầu tiên,’ biêu trưng của nhân loại tương lai (figure of that future one)” (AAS LVIII, 1966, 654).
Sắc lệnh Công Đồng Trent (Tridentinô) có một tuyên ngôn khác nữa: Tội Adam truyền tới mọi miêu duệ do việc sinh sản tự nhiên và không phải chỉ do gương xấu (gương mù). Sắc lệnh tuyên bố: “Tội Adam hiện diện trong mọi người thích đáng đối với từng người”, duy nhất do bản chất và truyền lan do việc sinh sản mà không do tiêm nhiễm (DS 1513).
Bởi thế tội nguyên tổ di truyền do việc truyền sinh tự nhiên. Giáo Hội cũng xác tín sự kiện này do việc cử hành Phép Rửa cho trẻ sơ sinh, như Sắc lệnh Công Đồng đề cập tới. Các trẻ sơ sinh không có khả năng phạm tội riêng mình, dẫu vậy theo truyền thống nhiều thế kỷ của Giáo Hội, các trẻ đó lãnh Phép Rửa trong thời gian ngắn sau khi chào đời để được xá tội. Sắc Lệnh tuyên bố: “Các trẻ sơ sinh thực sự lãnh Phép Rửa để được xá tội, ngõ hầu những gì các trẻ thơ đó bị nhiễm do truyền sinh được thanh tẩy nhờ việc tái sinh (trong Phép Rửa )” (DS 1514).
Dẫn chiếu mầu nhiệm cứu độ
Theo bối cảnh này thì rõ ràng là tội nguyên tổ nơi miêu duệ ông Adam không có đặc tính của tội cá nhân. Tội nguyên tổ là sự mất ơn thánh hóa tự nhiên mà bởi tội nguyên tổ nên ơn đó đã bị đổi hướng khỏi mục đích siêu nhiên. Tội nguyên tổ nơi con người là một “tội thuộc bản chất (sin of nature)” và chỉ có thể so sánh theo loại suy với “tội cá nhân.” Trong hoàn cảnh công chính nguyên thủy, trước khi phạm tội, ơn thánh hóa là một “ân” siêu nhiên “ban sẵn” cho bản tính nhân loại. Việc mất ân sủng hàm chứa “luận lý” sâu xa hơn về tội lỗi (is contained in the inner “logic” of sin), tức là sự khước từ thánh ý Thiên Chúa, Đấng ban ơn thánh hóa. Ơn thánh hóa đã ngưng việc phong phú hóa siêu nhiên bản tính mà nguyên tổ trao lại cho con cháu trong hoàn cảnh hiện hữu khi việc truyền sinh nhân loại bắt đầu. Bởi thế con người được cưu mang và sinh ra mà không có ơn thánh hóa. Rõ ràng là “tình trạng nguyên sơ” của con người, nối kết với nguồn căn của mình, tạo thành yếu tố căn cốt của tội nguyên tổ vì là di sản của nguyên tổ (peccatum originale originatum) như thường gọi.
Chúng ta không thể kết thúc bài giáo lý này mà không nhấn mạnh lần nữa điều chúng ta đã nói lúc bắt đầu những đề tài này, đó là tội nguyên tổ phải luôn luôn nhắc tới trong dẫn chiếu về mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta mà đã làm người.” Tín điều này của Kinh Tin Kính về mục đích Nhập Thể cứu độ đề cập tới điểm chính yếu và căn bản tội nguyên tổ. Sắc lệnh của Công Đồng Trent cũng cấu tạo chiếu theo mục đích tối hậu này, và bởi thế được kể trong giáo huấn của toàn thể Truyền Thống. Sắc lệnh này có khởi điểm từ Sách Thánh, và trước hết nơi điều gọi là “tin mừng sơ khởi,” đó là, trong phần lời hứa về một vị sẽ chiến thắng Satan và giải phóng nhân loại. “Tin mừng sơ khởi đã” xuất hiện trong Sách Sáng Thế (3:15) và về sau trong nhiều văn bản khác, cho tới lời trình bày đầy đủ hơn về chân lý này trong Thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Roma. Theo Thánh Tông Đồ thì Adam là “hình ảnh của Đấng sẽ tới” (Rom 5:14). “Vì nếu muôn người phải chết vì một người duy nhất sa ngã, thì ân sủng Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Chúa Giêsu Kitô còn dồi dào biết chừng nào cho muôn người” (Rom 5:15).
“Vì một người duy nhất bất tuân mà muôn người trở thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất vâng phục mà muôn người được làm cho nên công chính” (Rom 5:19). “Như thế vì một người lỗi phạm đem án phạt tới cho mọi người, thì nhờ hành động công chính của một người mà muôn người được làm cho nên công chính và được sống” (Rom 5:18).
Công Đồng Trent đặc biệt dùng lời thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Roma (Rom 5:12) đặt nền tảng giáo huấn của mình, vì nhận thấy trong đó lời minh thị (the affirmation) về đại đồng tính của tội, và cả phổ quát tính của ơn cứu độ. Công Đồng cũng viện dẫn việc trẻ sơ sinh lãnh Phép Rửa, và Công Đồng làm điều này vì Phép Rửa có liên hệ mật thiết với tội nguyên tổ – di sản đại đồng nhận được cùng với bản tính từ nguyên tổ – với chân lý về ơn cứu độ cho mọi người trong Chúa Giêsu Kitô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét