Người Giáo dân có được phép "Chúc Lành" không ?
Được, trong một số trường hợp.
-Chúc lành (Blessing) là một lời cầu nguyện, chúng ta khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn cho người hoặc vật chất, với mục đích chúng được dành riêng dưới sự quan phòng của Thiên Chúa. Nó không phải là một lời phù phép làm biến đổi bản chất của người hay vật chất được chúc lành. Sự chúc lành được gọi là "Á bí tích".
Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (1669) dạy rằng :"Các á bí tích thuộc quyền của chức tư tế Rửa tội : bất cứ người nào đã được rửa tội cũng được kêu gọi trở thành "một sự chúc lành" và làm phép chúc lành. Bởi vậy, giáo dân có thể chủ sự một số những sự chúc lành. Một sự chúc lành càng liên quan đến sinh hoạt của Giáo Hội và của các bí tích thì việc chủ sự những chúc lành đó càng được dành cho các thừa tác vụ có chức thánh (các giám mục, linh mục, phó tế)"
GLGHCG (1670) dạy :"...bởi vì tất cả các bí tích và á bí tích đều rút lấy sức mạnh từ Chúa Kitô. Hầu như không có một sự sử dụng chính đáng nào của các sự vật vật chất mà lại không thể hướng về cùng đích này là: thánh hóa con người và ca tụng Thiên Chúa"
Thí dụ chúc lành cho chuổi "Mân Côi" hay "Ngành Lá" cho ngày Lễ Lá hoặc "Tro" cho Lễ Tro giáo dân không được "Chúc Lành"
Ngoài ra người giáo dân tha hồ "chúc lành" trên con cái mình, trên gia đình hoặc những cặp đã đính hôn hay cha mẹ sắp sinh nở.
Dĩ nhiên nếu có các thừa tác vụ có chức thánh hiện diện thì nên nhờ họ "chúc lành"
http://www.dccthaingoai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=494:ngi-giao-dan-co-c-phep-qchuc-lanhq-khong-&catid=92:giao-ly-vn-ap&Itemid=233
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét