TÌM HIỂU CÁC SÁCH TIN MỪNG ( PHÚC ÂM )
1. Các sách Tin Mừng là gì ?
Các sách Tin Mừng là những sách ghi lại Tin Mừng trọng đại cho muôn dân: Đức Giê-su là Đấng Cứu Độ ( x. Lc 2, 10 – 11 ).
2. Tin Mừng trọng đại ấy đã được loan báo như thế nào ?
Chính Đức Giê-su đã truyền lệnh cho các Tông Đồ: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" và "Các ông ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng" ( Mc 16, 15 . 20 ).
3. Lời rao giảng Tin Mừng của các Tông Đồ tác động trên các tín hữu đầu tiên như thế nào ?
Các tín hữu đầu tiên đã đón nhận lời rao giảng của các Tông Đồ tại Giê-ru-sa-lem. Chính lời rao giảng ấy quy tụ họ thành cộng đoàn Hội Thánh, giúp họ hiệp thông với Chúa và với nhau ( x. Cv 2, 42 ), thúc đẩy họ ra đi loan báo Tin Mừng cho cả các miền xa ngoài biên giới Pa-lét-tin. ( x. Cv 8, 4 ).
4. Tại sao có các sách Tin Mừng ?
Vì các chứng nhân thuộc thế hệ đầu tiên cứ dần dần khuất đi, nhiều người trong Hội Thánh sơ khai nhận thấy phải giữ lại những truyền khẩu. Một số truyền khẩu được ghi thành tài liệu. Trước khi viết, các tác giả đã thu gom, chọn lọc và cẩn thận sắp xếp các truyền khẩu và tài liệu này để biên soạn các sách Tin Mừng.
5. Khi ghi lại các sách Tin Mừng, cộng đoàn tiên khởi nhắm mục đích nào ?
Cộng đoàn tiên khởi đã sống niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng đã chết và sống lại. Vì thế, khi ghi lại các sách Tin Mừng, họ muốn tuyên xưng và truyền đạt niềm tin ấy cho muôn thế hệ.
6. Có bao nhiêu sách Tin Mừng ?
Có bốn sách Tin Mừng:
1. Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu. 2. Tin Mừng theo Thánh Mác-cô. 3. Tin Mừng theo Thánh Lu-ca. 4. Tin Mừng theo Thánh Gio-an. Tuy nhiên chỉ có một Tin Mừng duy nhất là Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô. 7. Các sách Tin Mừng Nhất Lãm gồm những sách nào ?
Đó là ba sách Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca.
8. Tại sao gọi là các sách Tin Mừng Nhất Lãm ?
Nhất Lãm là một cái nhìn chung duy nhất ( "syn-opsis" ). Khi đặt các sách Tin Mừng Nhất Lãm thành ba cột song song, độc giả có thể nhận thấy một dàn bài chung với những điểm giống nhau và khác nhau.
Ví dụ: Đức Giê-su chịu phép rửa: Mt 3, 13 – 17 // Mc 1, 9 – 11 // Lc 3, 21 – 22. 9. Trong việc cử hành Phụng Vụ, các sách Tin Mừng giữ vai trò nào ?
Trong Thánh Lễ, các sách Tin Mừng có vị trí hàng đầu:
- Chỉ có những thừa tác viên có Chức Thánh ( Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế ) mới được công bố Tin Mừng. - Hội Thánh tỏ lòng tôn kính các sách Tin Mừng ( x. Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rô-ma số 35 ): + Cộng đoàn hát Ha-le-lui-a với lời tung hô Tin Mừng. + Thừa tác viên chào cộng đoàn. + Thừa tác viên rước và xông hương sách Tin Mừng trong các đại lễ. + Cộng đoàn đứng tung hô trước và sau khi nghe bài Tin Mừng. + Thừa tác viên hôn sách Tin Mừng. Ngoài ra, các sách Tin Mừng cũng được dùng khi cử hành các Bí Tích khác.
10. Trong đời sống Ki-tô hữu, các sách Tin Mừng giữ vai trò nào ?
Trong đời sống Ki-tô hữu, các sách Tin Mừng giữ vai trò hết sức quan trọng khi chúng ta:
- cầu nguyện riêng và chung trong gia đình. - dạy và học Giáo Lý ( thiếu nhi, dự tòng, hôn nhân, người trưởng thành và các hoàn cảnh khác ). - chia sẻ Lời Chúa trong nhóm, trong các đoàn thể. | |
http://www.trungtammucvudcct.com/web/news.php?mode=chitiet&no=69&cid=15&id=556 |
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
TÌM HIỂU CÁC SÁCH TIN MỪNG ( PHÚC ÂM )
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét