Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Tại sao phải cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi ?

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : 

Tại sao phải cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi ?

Kinh Mân Côi là một truyền thống sùng bái phổ biến và quan trọng của Giáo hội Công giáo Rôma. Xuất phát từ tiếng Latinh : rosarium, nghĩa là khu vườn hoa hồng. Trong tiếng Việt Kinh Mân Côi còn được gọi bằng các tên như: Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi.
Người Công Giáo đã quá quen thuộc với việc đọc kinh Mân Côi hay lần chuỗi Mân Côi : gồm có Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh và chiêm ngắm các mầu nhiệm.
Theo cấu trúc chuyên biệt của mình, Kinh Mân Côi là một kinh nguyện có hai phần rõ rệt, phần khẩu nguyện và phần tâm nguyện. Phần khẩu nguyện là phần đọc các kinh nguyện, đặc biệt Kinh Kính Mừng là kinh chính yếu, kinh được lập đi lập lại 10 lần ở mỗi Mầu Nhiệm Mân Côi. Phần tâm nguyện là phần suy niệm các Mầu Nhiệm Mân Côi cũng là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Hai phần này làm nên Kinh Mân Côi như xác với hồn làm nên bản tính con người, đến nỗi, thiếu một trong hai sẽ không còn phải là và được gọi là Kinh Mân Côi nữa.
Trong Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae (Chuỗi Mân Côi Dâng Kính Đức Trinh Nữ Maria) của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ở đoạn 12, đã lập lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI về việc đọc Kinh Mân Côi mà không suy ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi thì như xác không hồn (Kinh Mân Côi bao gồm hai yếu tố làm nên Kitô giáo là Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Đáp Ứng. Yếu tố Mạc Khải Thần Linh nơi Kinh Mân Côi được gồm tóm trong Mầu Nhiệm Mân Côi, với Lời Nhập Thể là một Chúa Kitô Giáng Sinh, Ánh Sáng, Tử Giá và Phục Sinh. Yếu tố Đức Tin Đáp Ứng nơi Kinh Mân Côi được chất chứa nơi Kinh Kính Mừng, với hình ảnh Mẹ Maria đầy ơn phúc, tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa. Nếu việc lần hạt Mân Côi bao gồm cả khẩu nguyện là tác động miệng lưỡi đọc Kinh Kính Mừng về Mẹ, lẫn tâm nguyện là tác động tâm trí chiêm ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi về Chúa, thì Cách Thức Suy Niệm Kinh Mân Côi tuyệt hảo nhất và hiệu nghiệm nhất đó là chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô bằng ánh mắt Mẹ Maria và tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim Mẹ Maria).
Đây là “bản kinh tóm lược Phúc Âm” như Đức Cố Giáo Hoàng Phao-lô VI viết trong Tông Huấn Marialis Cultus (Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria), đoạn 54 ngài dạy rằng :” Đứng sau việc tham gia Phụng vụ các giờ kinh –là đỉnh cao mà việc cầu nguyện trong gia đình có thể đạt được- phải xem xâu chuỗi dâng kính Đức Trinh Nữ Maria như “kinh nguyện chung” tốt đẹp nhất và có hiệu quả nhất mà mỗi gia đình Kitô hữu được mời gọi để đọc chung với nhau.”.
ới đây là những ơn lành mà chuỗi Mân côi đã đem đến cho nhân loại.
Trường hợp thứ nhất đó là vào thế kỷ 13, bè rối Albigeois nổi lên ở miền Nam nước Pháp, thế nhưng với chuỗi Mân côi do Đức Mẹ truyền dạy, chỉ trong một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã cảm hóa được 150.000 người theo bè rối trở về cùng Giáo Hội.
Trường hợp thứ hai đó là vào thế kỷ 16 ảnh hưởng của Tin lành trở nên mạnh mẽ và đe dọa toàn cõi Âu Châu. Nhưng dân thành Luxembourg vẫn nhất quyết trung thành với Giáo Hội. Hôm ấy toàn thể dân phố được mời tới nhà thờ để nghe giảng thuyết. Khi vị mục sư bước lên tòa giảng, thì một người giáo dân xướng kinh và tất cả nhà thờ đều lần hạt to tiếng cho đến lúc vị mục sư phải bước xuống tòa giảng và ra khỏi nhà thờ. Và như thế nhờ kinh Mân côi dân thành Luxembourg giữ vững niềm tin và sự trung thành với Giáo Hội.
Trường hp th ba đó là vào thế k 16 (Thánh Giáo Hoàng Piô V, nguyên Giáo Sĩ Dòng Ða Minh đã ấn định tiêu chuẩn 15 mầu nhiệm Kinh Mân Côi vào năm 1569), khi quân Th Nhĩ Kỳ đe da và xâm chiếm Âu Châu (1571). Ngài đã khuyến khích và phát động việc lần chuỗi Mân Côi và đặc biệt dành một năm 1572 để tôn vinh cảm tạ Mẹ Maria, vì nhờ chuỗi Mân Côi mà đạo quân Thập Tự (ô hợp và không chuyên) đã thắng quân Thổ Nhỉ Kỳ một cách lạ lùng, tại Ðịa Trung Hải trong trận chiến Lepanto vào ngày 7/10/1571 -Hi quân Th nhĩ Kỳ là lc lung mnh nht và tinh nhu nht thế gii thi by gi, chưa k quân s và chiến thuyn ca h đông hơn lc lượng ca Công giáo nhiu ln- . Thánh Giáo Hoàng Piô V cũng đã thiết lập trong lịch phụng vụ ngày Lễ Ðức Mẹ Chiến Thắng vào ngày 7/10/1573. Ngày lễ này đã được Ðức Giáo Hoàng Gregory XIII đổi lại thành Lễ Ðức Mẹ Mân Côi và còn giữ lại cho tới ngày nay.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (nay là Chân Phước Gioan Phaolô) đã ban hành Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae (Chuỗi Mân Côi Dâng Kính Đức Trinh Nữ Maria) ngày 16-10-2002, trong đó Ngài thêm Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng.
Trường hợp thứ tư, đó là vào thế kỷ 20. Trước năm 1917, Bồ Đào Nha ở vào một tình trạng suy thoái một cách trầm trọng về phương diện tôn giáo. Gần hai thế kỷ, óc bè phái đã gây nên những chia rẽ và những cuộc nội chiến. Giáo Hội bị bách hại bởi những kẻ theo nhóm tam điểm. Nhà thờ bị phá hủy, các linh mục và tu sĩ bị bắt bớ, khắp nơi người ta tổ chức những đoàn hội chống lại Giáo Hội. Thế nhưng kể từ năm 1917, năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha đã đi vào một khúc quanh mới của lịch sử. Người ta tổ chức những đoàn hội chuyên lo lần hạt Mân côi, để xin Mẹ chấm dứt những xáo trộn và ban mọi ơn lành xuống cho đất nước. Và Bồ Đào Nha đã xứng đáng với tước hiệu quê hương của kinh Mân côi.
Bởi vậy ngày Lễ Mân Côi (7/10) cũng nhắc nhở nhân loại rằng Mẹ luôn kêu gọi thế giới hoán cải. Biết bao lần Mẹ đã hiện ra ở các nơi trên thế giới, Mẹ đều mời gọi con người ăn năn, sám hối. Nhân loại có thể được cứu vãn khỏi hiểm nguy, khỏi tội lỗi, nếu họ biết hối cải. Tại Fatima, Mẹ đã lập đi lập lại nhiều lần lời này. Và phương tiện hữu hiệu nhất, tốt nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện với Kinh Mân Côi, với chuỗi Mân Côi là phương thế tối hảo để nhân loại và con người được Chúa tha thứ và ban ơn.
“Kinh Mân Côi là “mỏ vàng”, để cho chúng ta đến nhận lãnh, và không bao giờ cạn”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét