GIA ĐÌNH, CÁI NÔI CỦA SỰ SỐNG
1/ Cha mẹ, những người cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hóa[1]
- Việc Thiên Chúa tạo dựng nên người nam và người nữ theo hình ảnh Người và như họa ảnh Người, là triều thiên đem lại sự trọn hảo cho công việc của tay Người. Người mời gọi họ dự phần đặc biệt vào tình yêu cũng như quyền năng của Người, là Đấng Tạo Hóa và là Cha, bằng việc cho họ được cộng tác cách tự do và có trách nhiệm để lưu truyền hông ân sự sống của Người: Thiên Chúa đã chúc lành cho họ và phán bảo họ: hãy sinh sôi nảy nở, nên đầy dẫy trên mặt đất và hãy bá chủ nó” (St 1,28). Chính vì thế mà mục tiêu căn bản của gia đình là phục vụ cho sự sống, là thực hiện lời chúc lành của Thiên Chúa lúc khởi nguyên, thực hiện bằng việc thông truyền hình ảnh Thiên Chúa từ người nầy sang người khác trong hành động truyền sinh (St 5,1). Việc có con là kết quả và là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng, là lời chứng sống động cho việc trao hiến trọn vẹn cho nhau giữa đôi bạn.
- Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong thông điệp Đấng Cứu Chuộc Con Người, số 14, đã viết: “Con người là một thực tại nhân linh độc nhất, vô song, không tiền khoáng hậu, trong đó ảnh và hình của chính Thiên Chúa vẫn còn nguyên vẹn (St 1,27). Đấy chính là điều Công Đồng Vaticanô II đã nêu lên khi nói về hình ảnh đó và nhắc lại rằng: con người là tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa muốn, lựa chọn từ muôn thuở, được kêu mời và tiền định để lãnh nhận ân sủng và vinh quang”.
- Ngoài ra, hình ảnh của Thiên Chúa còn có thể được diễn tả qua chính việc sinh sản, làm cho mỗi gia đình trở nên một đền thờ của sự sống. Thánh Phaolô Tông đồ nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi tình phụ tử và mẫu tử (x.Ep 3,14-15). Chính Người là cội nguồn cuối cùng của sự sống. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng. gia phả của mỗi người đều có cội rễ trong cõi đời đời[2].
2/ Cha mẹ cùng với Giáo Hội bênh vực sự sống [3]
- Chính vì tình yêu của đôi bạn là chính sự tham dự vào mầu nhiệm sự sống và tình yêu của chính Thiên Chúa, mà Giáo Hội thấy rằng mình có sứ mệnh giữ gìn và bảo vệ phẩm giá cao cả của hôn nhân và trách nhiệm quan trọng của việc thông truyền sự sống con người [4]. Giáo Hội tin rằng sự sống con người, dù có yếu ớt hay đầy đau khổ, vẫn luôn luôn là một hồng ân tuyệt vời của Thiên Chúa tốt lành… Giáo Hội lên án, như là một sự xúc phạm nặng nề đối với phẩm giá con người và đối với sự công bằng, tất cả các hoạt động, nhằm giới hạn sự tự do của đôi bạn trong các quyết định của họ về con cái, như: ngừa thai, làm tuyệt đường sinh sản, phá thai [5]. Có những cách thức ngừa thai không tôn trọng nhân phẩm và quyền bình đẳng giữa vợ chồng, có những phương thức mở đường cho sự lạm dụng và buông thả. Giáo hội kêu gọi tinh thần trách nhiệm, sự trưởng thành, sự tự chủ, tình yêu chân chính và đức khiết tịnh trong bậc vợ chồng [6].
- Để bảo vệ và thăng tiến quyền con người thì cần phải bảo vệ các quyền của gia đình, nhất là quyền sống, bởi vì gia đình là một cộng đoàn của tình yêu và sự sống. Cộng đoàn nầy chỉ được thực hiện khi một người nam và một người nữ tận hiến cho nhau cách hoàn toàn trong hôn nhân, sẵn sàng đón nhận ơn huệ con cái. Quyền căn bản đến với sự sống gắn liền với con người ngay, từ lúc mới thụ thai, và điều đó thuộc về bản chất của luật tự nhiên và truyền thống của các tôn giáo lớn, cũng như theo tinh thần của điều 3 trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Sự kết hợp giữa người mẹ và bào thai và vai trò không thể thay thế của người cha, đòi buộc rằng người con phải được đón nhận trong một gia đình, nơi bảo đảm cho nó sự hiện diện tối đa có thể của cả cha và mẹ[7].
- Mẹ Têrêxa thành Calcuta khi lãnh nhận giải thưởng Nobel về Hòa Bình đã can đảm khẳng định trước mặt những người có trách nhiệm của các Cộng Đồng Chính Trị: Nếu chúng ta chấp nhận rằng, một người mẹ có thể hủy bỏ hoa trái của lòng dạ mình, thì điều gì còn lại cho chúng ta? Việc phá thai là nguyên do làm cho hòa bình thế giới lâm nguy. Thật vậy, không thể có hòa bình đích thực mà không tôn trọng sự sống, nhất là sự sống vô tội và không thể tự vệ, đó là sự sống của những trẻ em chưa được sinh ra.
- Do đó, khi đôi bạn dùng các phương thế chống thụ thai, họ đã tự cho mình có quyền phán xét về ý định của Thiên Chúa, và hạ giá trị tính dục của con người, hạ giá trị ngôi vị riêng của họ, vì làm suy thoái giá trị của việc trao hiến trọn vẹn cho nhau… Trái lại, khi đôi bạn tôn trọng sự liên kết giữa việc vợ chồng kết hợp với nhau và việc truyền sinh của tính dục con người, thì họ đã coi mình là những người thừa hành ý định của Thiên Chúa và làm cho hành vi tính dục trở nên hành vi trao hiến trọn vẹn.
- Vì thế, với trách nhiệm của con người và của người Kitô hữu, vợ chồng phải xét đến lợi ích của mình, đến khả năng nuôi dưỡng và giáo dục, đến hạnh phúc của những đứa con đã sinh ra hoặc sẽ sinh ra, đến nền kinh tế chung của xã hội, đến nghĩa vụ và ơn thánh trong bí tích Hôn Phối, để đón nhận những đứa con sinh ra và chăm sóc chúng cách chu đáo.
3/ Luân lý tính dục
Đời sống thân mật, sự kết hợp nơi thân xác giữa vợ chồng tự bản chất là lương thiện và đáng quý trọng (x. HCMV 51). Vì đó là:
- Dấu hiệu biểu lộ tình yêu trọn vẹn, hiến thân theo định luật của Thiên Chúa đã xếp đặt.
- Dấu hiệu biểu lộ sự trung tín với nhau
- Dấu hiệu biểu lộ sự phong phú của tình yêu đó là sự sống mới nơi con cái.
Hội Thánh không chủ trương khinh miệt thân xác và những gì thuộc thân xác, nhưng cũng không thần thánh hóa thân xác, bởi vì:
- Thân xác là công trình tuyệt hảo của Thiên Chúa, thân xác này sẽ được sống lại trong ngày chung thẩm để cùng với linh hồn trọn hưởng hạnh phúc hay bị luận phạt.
- Tuy nhiên, thân xác chỉ có giá trị tương đối, hành vi sinh lý chỉ có giá trị khi đi kèm với tình yêu chân thật.
Trong sinh hoạt riêng tư của vợ chồng, Hội Thánh nhắc nhở đôi bạn phải luôn trong sạch và tiết độ, nghĩa là không để cho đam mê, lòng ích kỷ thúc đẩy, nhưng biết cao thượng làm chủ được bản thân và kính trọng nhau cũng như kính trọng thánh ý Thiên Chúa.
Trong thời kỳ đính hôn, chuẩn bị… đôi bạn cần trao đổi tìm hiểu nhau, nhưng phải tránh những cử chỉ thiếu kính trọng, thiếu trong sạch, nhất là tránh việc thử nghiệm tình ái hoặc sống chung với nhau. Cách thức này không xây dựng cho nhau đời sống hôn nhân mà còn làm thương tổn, phá hoại.
Lm. Anphong Nguyễn Công Vinh
[1] x.FC 28.
[2] x. ĐGH Gioan-Phaolô II, Angelus Chúa nhật, Ngày Quốc gia bảo vệ sự sống 6.2.1994.
[3] x.FC 30.
[4] x.FC 29.
[5] Id. 30.
[6] x.Hiến Chế Mục Vụ 51.
[7] x. ĐGH Gioan-Phaolô II, Angelus Chúa nhật lễ Thánh Gia 1999.
1/ Cha mẹ, những người cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hóa[1]
- Việc Thiên Chúa tạo dựng nên người nam và người nữ theo hình ảnh Người và như họa ảnh Người, là triều thiên đem lại sự trọn hảo cho công việc của tay Người. Người mời gọi họ dự phần đặc biệt vào tình yêu cũng như quyền năng của Người, là Đấng Tạo Hóa và là Cha, bằng việc cho họ được cộng tác cách tự do và có trách nhiệm để lưu truyền hông ân sự sống của Người: Thiên Chúa đã chúc lành cho họ và phán bảo họ: hãy sinh sôi nảy nở, nên đầy dẫy trên mặt đất và hãy bá chủ nó” (St 1,28). Chính vì thế mà mục tiêu căn bản của gia đình là phục vụ cho sự sống, là thực hiện lời chúc lành của Thiên Chúa lúc khởi nguyên, thực hiện bằng việc thông truyền hình ảnh Thiên Chúa từ người nầy sang người khác trong hành động truyền sinh (St 5,1). Việc có con là kết quả và là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng, là lời chứng sống động cho việc trao hiến trọn vẹn cho nhau giữa đôi bạn.
- Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong thông điệp Đấng Cứu Chuộc Con Người, số 14, đã viết: “Con người là một thực tại nhân linh độc nhất, vô song, không tiền khoáng hậu, trong đó ảnh và hình của chính Thiên Chúa vẫn còn nguyên vẹn (St 1,27). Đấy chính là điều Công Đồng Vaticanô II đã nêu lên khi nói về hình ảnh đó và nhắc lại rằng: con người là tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa muốn, lựa chọn từ muôn thuở, được kêu mời và tiền định để lãnh nhận ân sủng và vinh quang”.
- Ngoài ra, hình ảnh của Thiên Chúa còn có thể được diễn tả qua chính việc sinh sản, làm cho mỗi gia đình trở nên một đền thờ của sự sống. Thánh Phaolô Tông đồ nói với chúng ta rằng: Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi tình phụ tử và mẫu tử (x.Ep 3,14-15). Chính Người là cội nguồn cuối cùng của sự sống. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng. gia phả của mỗi người đều có cội rễ trong cõi đời đời[2].
2/ Cha mẹ cùng với Giáo Hội bênh vực sự sống [3]
- Chính vì tình yêu của đôi bạn là chính sự tham dự vào mầu nhiệm sự sống và tình yêu của chính Thiên Chúa, mà Giáo Hội thấy rằng mình có sứ mệnh giữ gìn và bảo vệ phẩm giá cao cả của hôn nhân và trách nhiệm quan trọng của việc thông truyền sự sống con người [4]. Giáo Hội tin rằng sự sống con người, dù có yếu ớt hay đầy đau khổ, vẫn luôn luôn là một hồng ân tuyệt vời của Thiên Chúa tốt lành… Giáo Hội lên án, như là một sự xúc phạm nặng nề đối với phẩm giá con người và đối với sự công bằng, tất cả các hoạt động, nhằm giới hạn sự tự do của đôi bạn trong các quyết định của họ về con cái, như: ngừa thai, làm tuyệt đường sinh sản, phá thai [5]. Có những cách thức ngừa thai không tôn trọng nhân phẩm và quyền bình đẳng giữa vợ chồng, có những phương thức mở đường cho sự lạm dụng và buông thả. Giáo hội kêu gọi tinh thần trách nhiệm, sự trưởng thành, sự tự chủ, tình yêu chân chính và đức khiết tịnh trong bậc vợ chồng [6].
- Để bảo vệ và thăng tiến quyền con người thì cần phải bảo vệ các quyền của gia đình, nhất là quyền sống, bởi vì gia đình là một cộng đoàn của tình yêu và sự sống. Cộng đoàn nầy chỉ được thực hiện khi một người nam và một người nữ tận hiến cho nhau cách hoàn toàn trong hôn nhân, sẵn sàng đón nhận ơn huệ con cái. Quyền căn bản đến với sự sống gắn liền với con người ngay, từ lúc mới thụ thai, và điều đó thuộc về bản chất của luật tự nhiên và truyền thống của các tôn giáo lớn, cũng như theo tinh thần của điều 3 trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Sự kết hợp giữa người mẹ và bào thai và vai trò không thể thay thế của người cha, đòi buộc rằng người con phải được đón nhận trong một gia đình, nơi bảo đảm cho nó sự hiện diện tối đa có thể của cả cha và mẹ[7].
- Mẹ Têrêxa thành Calcuta khi lãnh nhận giải thưởng Nobel về Hòa Bình đã can đảm khẳng định trước mặt những người có trách nhiệm của các Cộng Đồng Chính Trị: Nếu chúng ta chấp nhận rằng, một người mẹ có thể hủy bỏ hoa trái của lòng dạ mình, thì điều gì còn lại cho chúng ta? Việc phá thai là nguyên do làm cho hòa bình thế giới lâm nguy. Thật vậy, không thể có hòa bình đích thực mà không tôn trọng sự sống, nhất là sự sống vô tội và không thể tự vệ, đó là sự sống của những trẻ em chưa được sinh ra.
- Do đó, khi đôi bạn dùng các phương thế chống thụ thai, họ đã tự cho mình có quyền phán xét về ý định của Thiên Chúa, và hạ giá trị tính dục của con người, hạ giá trị ngôi vị riêng của họ, vì làm suy thoái giá trị của việc trao hiến trọn vẹn cho nhau… Trái lại, khi đôi bạn tôn trọng sự liên kết giữa việc vợ chồng kết hợp với nhau và việc truyền sinh của tính dục con người, thì họ đã coi mình là những người thừa hành ý định của Thiên Chúa và làm cho hành vi tính dục trở nên hành vi trao hiến trọn vẹn.
- Vì thế, với trách nhiệm của con người và của người Kitô hữu, vợ chồng phải xét đến lợi ích của mình, đến khả năng nuôi dưỡng và giáo dục, đến hạnh phúc của những đứa con đã sinh ra hoặc sẽ sinh ra, đến nền kinh tế chung của xã hội, đến nghĩa vụ và ơn thánh trong bí tích Hôn Phối, để đón nhận những đứa con sinh ra và chăm sóc chúng cách chu đáo.
3/ Luân lý tính dục
Đời sống thân mật, sự kết hợp nơi thân xác giữa vợ chồng tự bản chất là lương thiện và đáng quý trọng (x. HCMV 51). Vì đó là:
- Dấu hiệu biểu lộ tình yêu trọn vẹn, hiến thân theo định luật của Thiên Chúa đã xếp đặt.
- Dấu hiệu biểu lộ sự trung tín với nhau
- Dấu hiệu biểu lộ sự phong phú của tình yêu đó là sự sống mới nơi con cái.
Hội Thánh không chủ trương khinh miệt thân xác và những gì thuộc thân xác, nhưng cũng không thần thánh hóa thân xác, bởi vì:
- Thân xác là công trình tuyệt hảo của Thiên Chúa, thân xác này sẽ được sống lại trong ngày chung thẩm để cùng với linh hồn trọn hưởng hạnh phúc hay bị luận phạt.
- Tuy nhiên, thân xác chỉ có giá trị tương đối, hành vi sinh lý chỉ có giá trị khi đi kèm với tình yêu chân thật.
Trong sinh hoạt riêng tư của vợ chồng, Hội Thánh nhắc nhở đôi bạn phải luôn trong sạch và tiết độ, nghĩa là không để cho đam mê, lòng ích kỷ thúc đẩy, nhưng biết cao thượng làm chủ được bản thân và kính trọng nhau cũng như kính trọng thánh ý Thiên Chúa.
Trong thời kỳ đính hôn, chuẩn bị… đôi bạn cần trao đổi tìm hiểu nhau, nhưng phải tránh những cử chỉ thiếu kính trọng, thiếu trong sạch, nhất là tránh việc thử nghiệm tình ái hoặc sống chung với nhau. Cách thức này không xây dựng cho nhau đời sống hôn nhân mà còn làm thương tổn, phá hoại.
Lm. Anphong Nguyễn Công Vinh
[1] x.FC 28.
[2] x. ĐGH Gioan-Phaolô II, Angelus Chúa nhật, Ngày Quốc gia bảo vệ sự sống 6.2.1994.
[3] x.FC 30.
[4] x.FC 29.
[5] Id. 30.
[6] x.Hiến Chế Mục Vụ 51.
[7] x. ĐGH Gioan-Phaolô II, Angelus Chúa nhật lễ Thánh Gia 1999.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét