“Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng trong anh em.” (1 Pr 3:15). Hộ giáo là hoạt động tuân theo huấn lệnh này.
Những lý do có Hộ Giáo
Nhiều người chê bỏ hộ giáo vì hộ giáo có vẻ quá trí tuệ, trừu tượng và duy lý. Họ cho rằng cuộc sống , tình yêu, luân lý và sự thánh thiêng thì quan trọng hơn những gì là lý luận.
Những ai lý luận như thế đều đúng cả; họ chỉ không chú ý rằng họ đanglý luận. Chúng ta không thể né tránh việc lý luận; chúng ta chỉ có thể né tránh lý luận cho tốt thôi.
Hơn nữa, lý trí là người bạn với đức tin (xem chương hai).
Lý do khác, sâu xa hơn giải thích tại sao một số người chê bỏ lý luận mang tính hộ giáo do bởi họ thường quyết định bằng con tim nhiều hơn bằng đầu óc của mình dù là để tin hay không tin. Con tim là trung tâm của chúng ta, chứ không phải đầu. Nhưng hộ giáo đi đến con tim thông quađầu. Đầu rõ ràng là quan trọng vì nó là cửa ngõ để đến con tim. Chúng ta chỉ có thể yêu những gì chúng ta biết.
Hơn nữa, ít nhất lý trí có quyền phủ quyết. Chúng ta không thể tin những gì chúng ta tin là sai sự thật, và chúng ta không thể yêu những gì chúng ta tin là không thật. Những tranh luận có thể không đưa bạn đến đức tin, nhưng chắc chắn chúng có thể giữ bạn xa đức tin. Vì vậy chúng ta phải tham gia các cuộc tranh luận.
Những tranh luận có thể mang bạn đến gần hơn với đức tin tựa như một chiếc xe hơi có thể đưa bạn đến bãi biển. Chiếc xe không thể bơi, bạn phải nhảy vào để làm điều đó (bạn phải tự bơi). Nhưng bạn không thể nhảy vào (để bơi) từ một nơi cách xa bờ biển một trăm dặm. Trước hết bạn cần chiếc xe đưa bạn đến địa điểm mà từ đó bạn có thể thực hiện một bước nhảy vọt của đức tin vào biển cả. Đức tin là một bước nhảy vọt, nhưng là một bước nhảy vọt trong ánh sáng, không phải trong bóng tối.
Chúng tôi mời gọi các nhà phê bình, những người hoài nghi, những người vô thần và các tín hữu trong các tôn giáo khác đối thoại với chúng tôi và viết cho chúng tôi, vì lợi ích tương hỗ của chúng ta trong việc theo đuổi chân lý và (ít quan trọng hơn nhiều) vì lợi ích của việc cải thiện các ấn bản tương lai của cuốn sách này. Một trong số ít điều trong cuộc sống mà có thể không gây hại rốt cuộc là việc chân thành theo đuổi chân lý.
Liên quan đến phương pháp
Một dẫn nhập hộ giáo thường bàn đến phương pháp luận. Chúng tôi thì không. Chúng tôi tin rằng hiện nay những câu hỏi bậc 2 thuộc phương pháp thường đưa đến sự phân tâm chú ý khỏi câu hỏi bậc 1 thuộc chân lý. Mục đích của chúng tôi là đưa “trở về căn bản.” Chúng tôi không có một lý do mang tính phương pháp riêng tư nào để làm việc đó và chúng tôi cố gắng sử dụng các tiêu chuẩn hiểu biết chung có tính duy lý cùng với các nguyên lý của logic được chấp nhận cách phổ quát trong tất cả các lập luận của chúng tôi.
Nhưng chúng ta phải nói một điều về phương pháp: tranh luận là một công việc của con người được thấm nhập trong một bối cảnh xã hội và tâm lý lớn hơn. Bối cảnh này bao gồm (1) tổng thể tinh thần của hai người tham gia vào các cuộc đối thoại, (2) mối tương quan giữa hai người, (3) tình hình trước mắt, trong đó họ tìm thấy chính mình và (4) hoàn cảnh xã hội, văn hóa và lịch sử lớn hơn xung quanh họ. Ngay cả các yếu tố quốc gia, chính trị, chủng tộc và giới tính cũng ảnh hưởng đến bối cảnh hộ giáo. Không nên sử dụng cùng một lập luận trong cuộc tranh luận với một phụ nữ Hồi giáo đến từTehranđể sử dụng khi tranh luận với một thiếu niên người Mỹ gốc Phi đến từLos Angeles.
Nói cách khác, lập luận giống như thanh kiếm hơn quả bom. Nó có ý nghĩa phần nào với người thả quả bom. Nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với người sử dụng thanh kiếm, vì thanh kiếm như là một bộ phần thân thể nối dài của kiếm sĩ. Vì thế, một sự lý luận trong hộ giáo, khi thực sự được sử dụng trong cuộc đối thoại, là một phần nối dài của người lập luận. Giọng điệu của người lập luận, sự chân thành, chăm sóc, quan tâm, lắng nghe và tôn trọng cũng có ý nghĩa nhiều như hoặc có thể là hơn cả sự lý luận của người ấy. Thế giới đã được Chúa Kitô giành lại không phải bởi những lập luận nhưng do sự thánh thiêng: “Tôi khó có thể nghe bạn nói gì khi bạn lớn tiếng như vậy.”
Sự cần thiết của hộ giáo ngày hôm nay
Hộ giáo đặc biệt cần thiết trong thời nay, khi thế giới đang đứng ở ngã ba đường và những cuộc khủng hoảng.
Nền văn minh phương Tây, lần đầu tiên trong lịch sử của nó, đang trong tình trạng nguy hiểm có nguy cơ tử vong. Lý do thì rất thiêng liêng. Nền văn minh đang đánh mất đi cuộc sống, linh hồn của nó; linh hồn đó chính là đức tin Kitô giáo. Sự viêm nhiễm giết chết nó không bởi đa văn hóa – những tín ngưỡng khác, nhưng chính bởi chủ nghĩa đơn văn hóa tục hóa – không có niềm tin, không có linh hồn. Thế kỷ XX được đánh dấu bởi diệt chủng, hỗn loạn tình dục và tôn thờ tiền bạc. Nếu tất cả các ngôn sứ không phải là những kẻ dối trá, thì chúng ta sẽ bị kết án, trừ phi chúng ta ăn năn và “trở về với quá khứ” (bằng tâm linh chứ không phải bằng khoa học kỹ thuật.)
Chúng ta không chỉ ở trong một cuộc khủng hoảng mang tính dân sự và văn hóa, mà còn ở trong một cuộc khủng hoảng mang tính triết lý và trí thức. Cuộc khủng hoảng của chúng ta là “một cuộc khủng hoảng về sự thật” (sử dụng tựa đề sách của Ralph Martin). Càng ngày, chính ý tưởng về sự thật khách quan càng bị phớt lờ, bị tẩy chay hoặc bị tấn công – đặc biệt bởi những người thiết lập giáo dục và truyền thông, những người khuôn đúc tâm trí của chúng ta. (Xem chương mười lăm về đấu tranh cho sự thật khách quan.)
Mức độ sâu nhất của khủng hoảng nơi chúng ta không phải văn hóa hoặc trí thức nhưng tâm linh. Linh hồn vĩnh cửu của những con người mà Chúa Kitô đã chết cho họ đang lâm nguy. Có người nghĩ rằng cái chết đang đến gần. Chúng ta nghi ngờ về những dự báo như vậy, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng: nền văn minh của chúng ta có thể còn tồn tại đến thế kỷ sau, nhưng bạn thì sẽ không thể . Bạn sẽ sớm đứng trần trụi dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Tốt hơn bạn nên học cách yêu mến và tìm kiếm ánh sáng đó trong khi bạn vẫn còn thời gian, để lúc đó sẽ là niềm vui của bạn chứ không phải sự sợ hãi đời đời. Thật là không hợp thời khi đưa những điều như vậy lên giấy mực – nhưng việc nói rất hùng hồn về sự lành mạnh tâm linh của thời đại không chịu nhìn thẳng vào sự thật của chúng ta.
Ki-tô giáo đơn thuần hay chính thống
Chúng tôi giới hạn mình trong cuốn sách này với những niềm tin cốt lõi chung cho tất cả các Kitô hữu chính thống – như những gì mà CS Lewis đã gọi “Kitô giáo đơn thuần.” Qua từ đơn thuần, chúng ta không có ý nói đến “mẫu số chung thấp nhất” trừu tượng nào đó nhưng là trung tâm hay bản chất của đức tin, như đã được tóm tắt trong Kinh Tin Kính của Các Tông Đồ. Cái cốt lõi cổ xưa và bất biến này hội nhất các tín hữu khác nhau lại và chống lại những người vô tín bên trong nhiều giáo hội và các giáo phái cũng như bên ngoài. Những nhà thần học phóng khoáng (hoặc với những người theo chủ nghĩa tân thời, hoặc những nhà khải huyền hoặc với những người theo chủ nghĩa xét lại) sẽ không thích cuốn sách này, đặc biệt những lập luận của nó về các phép lạ, tính đáng tin cậy của Kinh Thánh, sự thực về việc phục sinh, thiên tính của Chúa Kitô và sự thực về thiên đàng và địa ngục. Chúng tôi mời họ tham gia với những người tự nhận là vô tín trong cố gắng bác bỏ những luận cứ này. Chúng tôi cũng mời họ bắt đầu thực hiện chính xác hơn cái gọi là “sự thật dưới lớp vỏ bọc” trong việc mô tả quan điểm của họ.
Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics
Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli
Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli
http://loanbaotinmung.net/noidung/1018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét