Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Đây là lời giới thiệu của dịch giả: “Như đã hứa, vào thời gian chấm dứt "Năm Đức Tin", tức cuối năm 2013, nay Mai Tá xin gửi đến bà con trong Hội thánh, loạt bài mang tên "Ơn Cứu-Chuộc, nơi Ngài chan chứa" tức tôn-chỉ của Dòng Chúa Cứu Thế khắp nơi, do Lm Kevin O'Shea CSsR giảng-huấn cách nay vài năm, với tất cả lòng trân trọng về phản-ứng của bà con mình. Xin cho người dịch chuyển lời cảm-tạ đến cô bác anh chịu nào để mắt quan tâm dù chỉ đọc nửa giòng viết, cũng rất vui.
Mai Tá
Mai Tá
Chương Một
Đặt vấn đề Cứu-chuộc
Phần 1:
Cứu Thế hay Cứu-Chuộc?
Cứ động-não đi, rồi sẽ thấy
“Hãy tạo bình-an trong tâm hồn
nhờ đó mọi người sống quanh ngươi
sẽ lĩnh nhận ơn cứu-chuộc.”
(Lời thần-sứ Xêraphim được Kallistos Timothy Ware trích-dẫn)
Thường thì, mỗi khi sử-dụng cụm-từ “Ơn cứu-chuộc”, mọi người đều muốn nói lên điều gì đó, có đúng thế không? Với số đông người sống vào thời này, thì: cụm-từ “cứu-chuộc”, “cứu thế” hay “cứu độ”, nói lên điều gì đó khá hấp dẫn.
Ở trời Tây hôm nay, khi đi sắm đồ đạc, người tiêu dùng thường được bảo là mình đã “(cứu)-vớt” được một số điểm, để sau này đi máy bay miễn phí đó là do mình đã giao-dịch tốt với hãng hàng-không bảo-trợ món hàng mình vừa mua. Tương tự như thế, có lần nhà hoạt-động cho nhân-quyền là Mục sư Martin Luther King Jr. quan-niệm rằng: “nỗi niềm khổ-đau mang tính-chất rất cứu-độ”. Vậy thì, điều khiến ông quả-quyết có chứa đựng ý-nghĩa hoặc chủ-trương gì độc-đáo về ơn cứu-chuộc rất đích-thực, không? Có “(cứu)-vớt” được nhiều thứ và nhiều sự không?
Động-não xong, nay mời tất cả mọi người có mặt ở đây, hôm nay, ta khai-mạc cuộc hội-thảo này, bằng cách đưa ra một số câu hỏi giống như thế, để anh em suy-tư, chứ không phải để thâu-thập câu trả lời đúng/sai nào hết. Câu hỏi mà tôi dự tính đưa ra hôm nay, cũng không phải để đem lại giải-pháp nào thoả-đáng cho hiện-tình trong Đạo-giáo mình, nhưng là để anh em và tôi, ta suy thêm theo cách mới, trước khi để tâm dõi-xét những gì được ghi trong Sách Thánh, Truyền-thống Giáo-hội và nền thần-học nói chung. Theo phương-cách mục-vụ, thì đây là hình-thức tập-trung mọi sự vào bản-thể con người, chỉ thế thôi.
Bản thân tôi, nhiều lúc cũng tự đặt cho mình những câu hỏi như thể bảo: nếu sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế hoặc Cứu Chuộc, tức: tên gọi mà lâu nay Dòng mình vẫn sử-dụng nhiều hơn ai khác, cả các học-giả Công-giáo cũng thế, mỗi khi suy-tư về những điều Chúa làm cho ta, rồi sẽ có người lại cứ hỏi: sao lại thế? Phần tôi, lâu nay vẫn được dạy, rằng: về với lịch-sử của Dòng, ta thấy: sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế thời đầu những muốn mang tên gọi là “Dòng Chúa Cứu Chuộc” nghe cho nó thêm lòng đạo-đức một chút; nhưng, vì đã bị có tu-hội khác sử dụng tên gọi như thế trước mình. Và, để dung-hoà tình hình lúc đó, Toà thánh đã thay-đổi đôi chút cho dễ chịu đôi đàng. Có thể nói: anh em Dòng mình lâu nay dùng danh-hiệu “Cứu Thế” cũng chỉ để nhắc mọi người trong Dòng biết mà đạt kết-quả giống như thế cho bằng được. Nếu vậy, thì: mỗi người trong ta cũng nên làm thế để xác-chứng rằng: Thiên-Chúa là Đấng thực-thi công-trình cứu-độ ngập-tràn nơi ta. Và ta nữa, cũng nên tự xét xem, lâu nay, mình có tiếp tay thực-hiện công-cuộc cứu-độ, hoặc “cứu chuộc” do Ngài đề ra hay không, để rồi mọi người sẽ được giải-cứu. Được như thế, cũng nên mừng.
------------------------
Phần 2:
Ơn Cứu-Chuộc:
chủ-đề được bàn đến, cũng khá nhiều
Giáng sinh 2005, có một bài lập-trường quan-điểm, do tờ “The Sydney Morning Herald” ở Úc chủ-xướng, đã nêu đề-tài nổi-bật với giòng chữ như: “Cứu-thế hay Cứu-chuộc, vẫn là ơn an-hòa đầy thiện-tâm, thiện-ý” như nhật-báo chủ-trương, tức: đề-cập đến chuyện Đạo Chúa ở Úc đang tới hồi suy-sụp.
Vào thời đó, chỉ không đầy 20% dân-chúng ở Úc là còn chịu khó đến nhà thờ dự lễ, đều đặn. Bài quan-điểm do nhật-báo này đưa ra chỉ cốt đả-động chuyện xã-hội mình sống, đã và đang nhận thấy có các hiện-tượng, như: bạo loạn, cướp bóc, rối loạn trật tự, hoặc những chuyện khuất-tất đã thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi trên khắp nước. Trước đấy không lâu, cũng thấy xảy đến nhiều hiện-tượng mà cuộc thăm dò/khảo sát vào năm 2002 về cuộc sống an-bình ở thị-thành do cơ-quan nghiên-cứu có tên là “The National Church Life Survey” đứng ra tổ-chức cuộc điều-tra/khảo-sát cho biết, là: vào khi ấy, có đến 25% số người ở độ tuổi 45 đến 60, cho hay là “họ thấy mình bị kích-động đến tận cùng, cả bên trong con người họ, mà chẳng thấy ai ra tay “cứu giúp” hoặc đỡ đần gì. Đồng thời, một phần sáu lớp người trẻ có cuộc sống lôi cuốn dính-dấp vào những thứ do xã-hội đề ra để họ có được chọn-lựa khác nhau. Nhưng, báo này không chỉ-dẫn cho họ biết cách đối-đầu với hiện-tượng sống bức bách, hoặc bị hạch-sách đến độ có cố-gắng cho lắm họ cũng chẳng thấy yên thân.
Bởi thế nên, tôi vẫn thường tự-vấn lương-tâm mình để hỏi rằng: đối với những người như thế, thì “Ơn cứu-chuộc” ở đây, mang đến cho họ những gì? Phải chăng, họ cũng là người kêu gào cho thật to để được thứ gì đó, mà ta - chứ không phải họ - gọi là “ơn cứu-chuộc” cho xôm-tụ?
-------------------
Năm 2000, viện Nghệ-thuật Quốc-gia ở Anh đã thực-hiện một cuộc triển-lãm với đề-tài mang tên rất nổi, như: “Để Thấy Được Ơn Cứu-Chuộc”. Qua triển-lãm, tổ-chức này muốn tập-trung nhấn mạnh vào 3 bức tranh trổi-bật, gồm: bức tranh đầu mang tên: “Ánh Sáng Muôn Dân” do danh-họa Williams Holman Hunt vẽ. Bức thứ hai, của Stanley Spencer cùng một ý-nghĩa, khá đạo-hạnh, là: “Phục Sinh ở Cookham”. Và, bức thứ ba, do hoạ-sĩ Salvador Dali vẽ, mang đầu-đề “nổ bạo” không kém, là bức “Chân-Dung Đức Kitô Theo Thánh Gioan Thánh-Giá”. Người thưởng-lãm tranh hôm ấy, khi ngắm-nghiá các danh-hoạ này, thấy được sự kiếm-tìm nào đó, một thứ mà nhiều người có thói quen gọi là “Ơn cứu-độ” theo nghĩa cổ, rất kinh-điển. Qua nghĩa này, “Ơn cứu độ” hoặc “cứu-chuộc” hay “cứu-vớt” lại là tự-vựng được sử-dụng một cách “đại-trà” tức: có thể đổi-thay đôi chút ý-nghĩa Đạo/đời vốn từng có trước đó. Thật ra, thì: hoạ-phẩm nào trong ba bức ở trên vẫn nói lên ý-nghĩa “cứu độ” rõ nét nhất? Và, bức nào lưu lại trong đầu ta và ở lâu nhất, đó mới là vấn đề ta đặt ra.
Cùng năm 2003, Kênh 4 đài BBC của nước Anh cũng tạo một chương-trình mang tên “Ơn Cứu Độ”. Đây, là đề-mục quảng cáo cốt để người nghe có được ý niệm nào tương-tự theo hai cách; thứ nhất: tập-trung vào chủ-đề “Ơn Cứu Độ là Tự do khiến ta thoát khỏi ràng buộc”; và thứ hai, nhấn-mạnh vào trọng-điểm muốn nói rằng: “Ơn Cứu Độ là để Biến Đổi”. Ràng buộc nói ở cách thứ nhất, là tự-vựng được sử-dụng thời đó, tức: cột-buộc ta vào những thứ mà thần-học xưa gọi đó là “Tội Tổ-tông” và “Sa ngã” khiến ta lâm vào tình-huống không thể làm được điều mình muốn. Ơn Cứu Độ, là tự-do mở rộng cửa cho khả-năng trở-thành người tốt-lành về luân lý. Còn, “Biến đổi” ở cách thứ hai là: lời kêu gọi về tâm lý, cũng mang tính-chất rất riêng của tâm-lý-học. Từ đó, có câu hỏi: việc biến-đổi luân-lý có nghĩa gì với người vẫn cứ sống nhưng không ý-thức về sự hiện-diện của Thiên-Chúa; và thường thì họ không lệ-thuộc gì vào thể-chế tôn-giáo nào hết. Nói khác đi, họ là người sống ở đời, theo cách riêng. Xem thế, có thể hỏi: liệu họ có “biến hình đổi dạng” một cách đích-thực không?
Ở xã hội đời, mọi người đều khao-khát có được biểu-tượng mới, và cũng đói khát huyền-nhiệm, an-toàn và chắc-chắn. Họ đói và khát những thứ mà ta gọi là “Ơn cứu chuộc”, nữa.
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
Mai Tá lược dịch
http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=8371
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét