VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin Mừng thánh Gioan 20,19-23
I. TIN MỪNG
19 Vào
chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng
kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói:
"Bình an cho anh em! "20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh
sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông:
"Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh
em."22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận
lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ
ai, thì người ấy bị cầm giữ."
19 On the evening of that first day of the week, when the doors
were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and
stood in their midst and said to them, "Peace be with you."
20 When he had said this, he showed them his hands and his
side. The disciples rejoiced when they
saw the Lord.
21 (Jesus) said to them
again, "Peace be with you. As the Father has sent me, so I send you."
22 And when he had said
this, he breathed on them and said to them, "Receive the holy Spirit.
23 Whose sins you forgive
are forgiven them, and whose sins you retain are retained."
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết lại câu Công vụ tông đồ 2,3-4a
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Vào chiều ngày nào, Đức Giêsu
đến đướng giữa các môn đệ và nói : “ Bình an cho anh em” (Ga 20,19)
a. Ngày
thứ nhất trong tuần.
b. Ngày
lễ Vượt Qua.
c. Ngày
lễ Ngũ Tuần.
d. Ngày
lễ sa bát.
02. Khi đứng giữa các tông đồ, Đức Giêsu đã nói gì? (Ga
20,19)
a. Bình
an cho anh em.
b. Thầy
đã sống lại rồi.
c. Anh
em đừng sợ, Thầy đây.
d. Cả
a, b và c đúng.
03. Vì sao cánh cửa nơi các môn đệ
ở đều đóng kín? (Ga 20,19)
a. Vì
các ông thất vọng.
b. Vì
Thầy đã chết.
c. Vì
sợ người Do thái.
d. Vị
bị vua Hêrôđê lùng bắt.
04. Đức Giêsu thổi hơi vào các môn
đệ và bảo các ông hãy nhận lấy điều gì? (Ga 20,22)
a.
Thánh Thần.
b. Sự
hiểu biết.
c. Sự
khôn ngoan.
d. Tin
mừng Nước Thiên Chúa.
05. Khi nhận lấy Thánh Thần, các
môn đệ có quyền gì? (Ga 20,23)
a. Tha
tội cho ai, thì người ấy được tha.
b. Cầm
giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.
c. Kết
án nhưng ai không tin theo mình.
d. Chỉ
có a và b đúng.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Đức Giêsu thổi hơi vào các môn
đệ và bảo các ông hãy nhận lấy điều gì? (Ga 20,22)
02. Khi đứng giữa các môn đệ, Đức
Giêsu đã làm gì và bảo các ông: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”? (Ga 20, 22)
03. Ai đã đứng giữa các môn đệ và
ban Thánh Thần cho các ông? (Ga 20, 19-23)
04. Khi đúng giữa các môn đệ, Đức
Giêsu đã cho các ông xem gì? (Ga 20, 20)
05. Khi đúng giữa các môn đệ, Đức
Giêsu đã cho các ông xem gì? (Ga 20, 20)
06. Như ai đã sai Thầy thì Thầy
cũng sai anh em? (Ga 20, 21)
07. Các môn đệ sợ người nào mà các
cửa đều đóng kín? (Ga 20, 19)
08. Cửa sổ nơi các môn đệ ở thế
nào? (Ga 20,19)
09. Đức Giêsu nói: “Anh em tha tội
cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữa ai, thì người ấy bị thế nào”?
(Ga 20,23)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Anh
em hãy nhận lấy Thánh Thần.
Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha;
anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm
giữ."
Tin Mừng thánh Gioan 20,22b-23
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin Mừng thánh Gioan 20,19-23
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề :
Chúa
Thánh Thần ngự xuống trên từng người.
* Bạn
hãy viết lại câu Công vụ tông đồ 2,3-4a
Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra
đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. a.
Ngày thứ nhất trong tuần (Ga 20,19)
02. a.
Bình an cho anh em (Ga 20,19)
03. c.
Vì sợ người Do thái (Ga 20,19)
04. a.
Thánh Thần (Ga 20,22)
05. d.
Chỉ có a và b đúng (Ga 20,23)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01.
Thánh Thần (Ga 20,22)
02.
Thổi hơi (Ga 20,22)
03. Đức
Giêsu (Ga 20,19-23)
04.
Cạnh sườn (Ga 20,20)
05. Xem
tay (Ga 20,20)
06.
Chúa Cha (Ga 20,21)
07. Do
thái (Ga 20,19)
08.
Đóng kín (Ga 20,19)
09. Cầm
giữ (Ga 20,23)
Hàng dọc : Hiện Xuống
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Bài
giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Năm B
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài Tin Mừng Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay,
Chúa Giêsu thổi hơi và ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ: “Chúa thổi hơi vào
các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22).
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về Chúa Thánh
Thần hiện xuống.
Đạo Công Giáo
chúng ta không phải là Đạo chỉ thờ Một Chúa. Đạo Công Giáo chúng ta, chính là
Đạo thờ Một Chúa Ba Ngôi: Ngôi Thứ Nhứt là Cha, Ngôi Thứ Hai là Con, Ngôi Thứ
Ba là Thánh Thần. Cũng như Ngôi Cha và Ngôi Con, Ngôi Ba Thánh Thần là Thiên
Chúa quyền phép vô cùng, hằng có đời đời, ở khắp mọi nơi và thông biết mọi sự.
Khi còn sống
trên trần gian nầy, Chúa Giêsu nói cho các tông đồ biết trước một ngày kia, Ngài
sẽ không còn ở với họ nữa, nhưng chính Chúa Thánh Thần sẽ thay mặt Ngài, đến ở
với họ để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Ngài: “Thật vậy, nếu Thầy không ra
đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng
ấy đến với anh em” (Ga 16,7) / “Thầy còn
nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nỗi.
Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga
16,12-13).
Khi nói với các
tông đồ: Nếu Thầy không ra đi thì Chúa Thánh Thần không đến, Chúa Giêsu xem sự
đến của Chúa Thánh Thần có giá trị ngang hàng với sự ra đi chịu chết cứu chuộc
của Ngài.
Để cho được Chúa
Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ, Chúa Giêsu đã phải trả giá bằng sự tử
nạn của mình, bằng ngày Thứ Sáu Tử Nạn của mình. Vì thế, mỗi lần nhìn lên Thánh
Giá, Giáo Hội biết rằng đó là giá Chúa Giêsu đã phải trả để mua lấy Chúa Thánh
Thần cho Giáo Hội để Chúa Thánh Thần
luôn ở với Giáo Hội cho đến ngày tận thế, hầu soi sáng, an ủi, bảo vệ và ban
sức mạnh cho đoàn con của Chúa trong Giáo Hội .
Tác động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội thật kỳ diệu! Chính
Chúa Thánh Thần làm cho Giáo Hội do Chúa Giêsu lập ra, được sống, được hoạt
động, được phát triển, được an toàn. Không lạ gì khi các Giáo Phụ gọi Chúa
Thánh Thần là “linh hồn của Giáo Hội”.
Khi chúng ta thấy Chúa Thánh Thần thực hiện được những điều kỳ
lạ nơi các tông đồ, chúng ta có thể nói rằng: điều gì Chúa Giêsu chưa làm được,
Chúa Thánh Thần làm được khi hiện xuống; việc nào Chúa Giêsu xem ra thất bại,
Chúa Thánh Thần khi hiện xuống, làm thành công; nơi nào Chúa Giêsu xem ra không
gặt hái được kết quả, nơi đó, khi hiện xuống, Chúa Thánh Thần tỏ ra kiến hiệu.
Chúng ta hãy xem: dù hết sức lo lắng dạy dỗ các tông đồ ba năm,
Chúa Giêsu vẫn không làm cho họ hiểu được những gì Ngài muốn họ hiểu: Ngài muốn
họ hiểu những điều siêu nhiên, họ lại chỉ hiểu những điều tự nhiên; Ngài muốn
họ uống chén đắng với Ngài, họ không chấp nhận; Ngài muốn họ vác thập giá với
Ngài, họ từ chối. Nhưng lạ thay, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông
đồ, họ hiểu được rõ ràng và đầy đủ tất cả những gì Chúa Giêsu đã dạy họ bấy lâu
nay, mà họ không hiểu; họ trình bày giáo lý của Thầy mình một cách trung thực;
họ giảng dạy Lời Chúa một cách chính xác và hiệu nghiệm. Ngay trong bài giảng
đầu tiên, dưới sự hướng dẫn và soi sáng của Chúa Thánh Thần, thánh Phêrô đã sốt
sắng và chững chạc trình bày Lời Chúa, làm cho nhiều ngàn người nghe - những
người mà cách đây hơn một tháng, đã từng hò reo trước dinh Philatô: “Hãy tha
Baraba ! Hãy đóng đinh Giêsu vào thập giá!” - được ơn ăn năn trở lại với Chúa
Giêsu ngay lập tức: “Những ai đã đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy
đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,41).
Chúng ta hãy xem: Dù là Con Thiên Chúa toàn năng, làm được mọi
sự, làm cho bão táp lặng im, làm cho kẻ chết sống lại, Chúa Giêsu vẫn không cải
hóa được những tông đồ bồng bột, ích kỷ, nhát đảm, sợ sệt. Biết Thầy mình đã
sống lại thật rồi, nhưng mỗi lần họp nhau, họ vẫn đóng của gài then vì sợ.
Nhưng khi Chúa Thánh Thần vừa hiện xuống, các tông đồ thực hiện một cách mạnh
mẽ lời Thầy mình đã dạy xưa: “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, hãy nói ra
giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt
10,27).
Khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, các tông đồ không còn im lặng
nữa. Dù bị cấm nói về Thầy, họ vẫn mạnh dạn rao giảng: “Họ cho gọi hai ông vào
và tuyệt đối cấm hai ông không được lên tiếng hay giảng dạy về danh Đức Giêsu
nữa. Hai ông Phêrô và Gioan đáp lại: "Nghe lời các ông hơn là nghe lời
Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Các ông
thử xét xem! Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không
thể không nói ra" (Cv 4,18-20).
Khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, các tông đồ nhảy mừng sung
sướng mỗi khi vì Thầy mà bị vu cáo, đánh đập, tù đày: “Họ cho gọi các Tông Đồ
lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giêsu, rồi thả các
ông ra. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng
đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,40-41).
Với Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trường tồn một cách lạ lùng trong
hai ngàn năm qua, và còn trường tồn một cách lạ lùng hơn nữa cho đến tận thế.
Vì thế, Giáo Hội Lữ Hành, Giáo Hội Tại Thế, Giáo Hội Giao Chinh luôn luôn sốt
sắng cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần đến:
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến!”
Bắt chước Giáo Hội là Mẹ chúng ta, chúng ta hãy luôn luôn sốt
sắng cầu xin Chúa Thánh Thần đến.
Xin Chúa Thánh Thần đến để đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong
lòng chúng ta, vì lòng chúng ta lạnh lẽo âm u, đầy những tính ích kỷ, tự ái,
ghen tị, hờn giận, báo thù, xua đuổi, chứ chưa có lòng yêu mến Chúa thật nồng
nàn, chưa có lòng yêu tha nhân thật chân thành, đại độ và cao thượng.
Xin Chúa Thánh Thần đến để sửa lại mọi sự trong ngoài chúng ta,
vì bên trong chúng ta thì nhiều khi lệch lạc, gian dối, quanh co, còn bên ngoài
chúng ta thì nhiều khi thiếu ngay chính, thiếu thẳng thắn, thiếu trong sáng,
ngay cả trong những việc lành của mình.
Xin Chúa Thánh Thần đến để an ủi chúng ta làm những việc lành,
vì con người xác thịt của chúng ta thì tự nhiên biếng nhác, không muốn siêng
năng làm các việc lành phước đức, chỉ muốn làm những việc dễ dãi, những việc có
lợi lộc vật chất, những việc tội lỗi do bảy mối tội đầu điều khiển.
Đặc biệt, chúng
ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần đến để ban Bảy Ơn Đặc Biệt của Ngài cho chúng ta
sống đạo đẹp lòng Chúa: Ơn Khôn ngoan, để dạy chúng ta biết những gì vật chất
trần gian nầy chỉ là phù vân chóng qua, duy Chúa mới là gia nghiệp đời đời của
chúng ta, là hạnh phúc trên hết của chúng ta; Ơn Hiểu Biết, để giúp chúng ta
hiểu biết Đạo mình là chân thật và giúp chúng ta hiểu biết giáo lý của Đạo
mình; Ơn Thông Minh, để giúp chúng ta học biết đạo lý của Chúa một cách thông
suốt và dễ dàng; Ơn Dạy Bảo, để giúp chúng ta giải quyết được những điều khó
khăn bối rối trong cuộc sống của mình; Ơn Mạnh Mẽ, để chúng ta chịu đựng được
tất cả mọi sự khó khăn trên đời nầy vì lòng yêu mến Chúa; Ơn Đạo Đức, để giúp
chúng ta sốt sắng thờ phượng Chúa và mau mắn thi hành thánh ý Chúa một cách
trọn lành; Ơn Kính Sợ, để giúp chúng ta không dám cố ý phạm một tội gì làm mất
lòng Chúa.
Mỗi sáng khi bắt đầu ngày sống, chúng ta hãy có thói quen đạo
đức cầu nguyện với Chúa Thánh Thần bằng cách đọc 7 kinh Sáng Danh, xin Chúa
Thánh Thần ban Bảy Ơn để chúng ta sống thêm một ngày đẹp lòng Chúa.
Mỗi tối trước khi nhắm mắt ngủ để kết thúc ngày sống, chúng ta
hãy có thói quen đạo đức cầu nguyện với Chúa Thánh Thần bằng cách sốt sắng đọc 7 kinh Sáng Danh, xin
Chúa Thánh Thần ban Bảy Ơn để chúng ta sống thêm một đêm đẹp lòng Chúa.
Và trước khi làm bất cứ một công việc gì, chúng ta hãy luôn lặp
lại lời cầu nguyện hết sức quan trọng của Giáo Hội: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin
hãy đến!”
Amen.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Ngôn Ngữ Tình Yêu - Lễ Hiện Xuống
1. Câu
chuyện Tháp Babel
Sách
Sáng Thế 11,1-9 kể câu chuyện về Tháp Babel.
Bấy giờ
thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn
luận với nhau: Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân
tán tới mọi miền trên mặt đất.
Trước ý
định đầy kiêu căng và ngông cuồng đó, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở
nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng
việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả.
Hình
ảnh tháp Babel mượn từ các tháp Ziggurat miền Lưỡng Hà: tháp vuông, nhiều tầng,
càng cao tầng nhỏ lại. Những tháp này xây trong khu vực đền thờ với mục đích
tôn giáo là để bắt liên lạc với thần trên cao bằng dâng lễ vật và làm bệ để
thần lên xuống với con người. Ngày nay còn có nhiều di tích về các tháp này.
Tác giả Thánh kinh mượn hình ảnh các tháp Ziggurat để cắt nghĩa tại sao loài
người lại chia rẽ và phân tán, từ đó dạy
bài học tôn giáo. Babel bởi động từ balal (làm cho lộn xộn). Tác giả dùng hình
ảnh xây tháp Babel để chỉ tội cộng đồng của con người, muốn dựa vào sức lực và
tài năng của mình để chống lại Chúa, gạt bỏ Chúa mà tự quyết định cho mình.
Trong Cựu ước, Babel là kinh đô của một đế quốc hùng mạnh tượng trưng cho sự
kiêu căng.
2. Chúa
Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất.
Một khi
con người đã loại bỏ Chúa, tự nhiên chia rẽ và phân tán với đồng loại. Kiêu
căng gây chia rẽ. Thiên Chúa là duy nhất và là giềng mối hiệp nhất. Sự hiệp
nhất chỉ có thể được tái lập bởi và quanh Thiên Chúa. Ngày Hiên Xuống, Thánh
Thần sẽ hiệp nhất nhân loại quanh Đức Kitô Phục Sinh (Cv 2,1-11). Thánh Thần
làm vết thương của tháp Babel được lành. Thánh Thần là nguyên lý đoàn kết và
hiệp nhất. Thánh Thần làm cho con người hiểu nhau, gần nhau, và giúp Giáo Hội
trở thành Giáo Hội của mọi dân tộc.
Dưới tác
động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh. Bấy giờ các môn
đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi,
ùa vào nhà nơi các ông đang hội họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đậu
xuống trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói
được nhiều thứ tiếng khác nhau.
Trong
thời gian lễ Ngũ Tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về
Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người
đều nghe các Tông đồ nói tiếng của mình.
Họ ngạc
nhiên, sửng sốt, thán phục và bàn tán cùng nhau: Phải chăng chúng ta đều nghe
họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa?
Đây
chính là một cuộc tụ họp đông đảo mà mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông
với nhau. Có được như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần
là nguồn sức sống mãnh liệt. Chúa Thánh Thần là sự trẻ trung của Giáo hội. Chúa
Thánh Thần là năng lực đổi mới thế giới. Ngài như luồng gió cường tráng. Ngài
như ngọn lửa bừng bừng. Luồng gió và ngọn lửa ấy đã khơi dậy nguồn năng lực
tiềm ẩn nơi những bác thuyền chài thất học, biến họ thành những con người thay
đổi thế giới. Nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.
Qua
hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các Tông đồ, chúng ta nhận thấy
ngôn ngữ Chúa Thánh Thần dùng đã liên kết và tạo nên sự cảm thông. Đó chính là
thứ ngôn ngữ của tình yêu. Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài là
thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, không thể xích lại gần
nhau và không thể cảm thông với nhau. Khi đó hận thù sẽ bùng nổ.
Chương
17, Tin mừng Gioan là lời cầu nguyện đẹp nhất trong toàn bộ Kinh thánh mà Phụng
vụ Lời Chúa đọc trong tuần lễ này, trong đó Chúa Giêsu với tư cách là Thượng
tế, là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người đã dâng Chúa Cha lời khấn
nguyện. Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha tôn vinh Ngài qua cái chết và sự sống lại
của Ngài. Chúa Giêsu cầu nguyện cho các môn đệ và cầu nguyện cho những ai tin
vào Ngài được hiệp nhất trong yêu thương. Chúa Giêsu không cầu xin cho họ có
sức mạnh, vì sức mạnh thường đưa con người vào nguy cơ ỷ lại chính mình, kiêu
căng tự mãn. Chúa Giêsu cũng không cầu xin cho họ có quyền lực vì quyền lực dễ
đưa con người vào hố sâu tham vọng, tham vọng thống trị, tham vọng giàu sang và
nhiều tham vọng khác. Khi cầu nguyện cho Giáo hội, Chúa Giêsu không xin cho
Giáo hội được phát triển bằng sức mạnh và quyền lực, nhưng Ngài chỉ xin cho tất
cả được hiệp nhất trong Ngài và hiệp nhất với nhau, để Ngài ở đâu thì họ cũng
được ở đó và để họ được chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần là
thần Chân Lý và Sự Thật, gìn giữ Giáo hội trong tình thương, hiệp nhất Giáo hội
trong Chân Lý và thánh hiến Giáo hội trong Sự Thật.
3. Ngôn
ngữ tình yêu
Vào năm
1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn
ngữ quốc tế. Ông ước mong mọi người có thể sử dụng ngôn ngữ ấy một cách dễ
dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ. Thế
giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Không đạt kết quả vì người
ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng
cho mọi mối liên hệ.
Tình
yêu chân chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần. Tình yêu là một thứ ngôn ngữ
mà ai cũng có thể hiểu được. Tình yêu không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng.
Tình yêu còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc
sống đong đầy tình bác ái huynh đệ.
Một ánh
mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, một việc làm giúp đỡ, ngôn ngữ tình yêu
dễ hiểu dễ gần nhau. Ngôn ngữ này giúp con người hiểu được nhau và hiểu được
chính Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên ai yêu thương thì gặp được
Thiên Chúa.
Rất
nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường
ăn năn trở về cùng Chúa. Người thời nay không còn tin vào những lý thuyết đẹp,
những lời nói hay, những hứa hẹn xa vời thực tế. Những lý thuyết đẹp phải được
kiểm nghiệm bằng những kết quả đẹp. Những lời nói hay chỉ có giá trị khi đi đôi
với những việc làm tốt. Vì thế, muốn làm chứng cho Chúa, người tín hữu phải có
một đời sống đạo gương mẫu. Đời sống đạo gương mẫu không phải chỉ là siêng năng
đi đọc kinh, đi lễ. Nhưng nhất là phải gương mẫu trong cách ăn nết ở.
Đức TGM
Giuse Ngô Quang Kiệt chia sẽ câu chuyện thật cảm động.
Thỉnh
thoảng tôi có dịp gặp một ông trùm xứ Long Châu. Long Châu là một giáo xứ thuộc
giáo phận Nam ninh. Trước đây, chỉ có gia đình ông tin Chúa. Gia đình ông tích
cực rao giảng Lời Chúa. Kết quả là sau 20 năm hầu như cả làng gần 500 khẩu đã
tin theo Chúa. Cứ mỗi dịp lễ Phục Sinh và Giáng Sinh có khoảng 20 người xin rửa
tội. Tôi hỏi ông nhờ bí quyết nào mà việc truyền giáo của ông có kết quả tốt
đẹp như thế. Ngẫm nghĩ một lát, ông trả lời: “Nhờ đời sống gia đình”. Bên Trung
quốc, đời sống gia đình trong thời đại mới đang gặp khủng hoảng. Vợ chồng bất
hoà với nhau. Con cái không vâng lời cha mẹ, có khi còn hành hung cả cha mẹ. Số
gia đình tan vỡ ngày càng tăng lên. Trong khi đó gia đình ông trùm vẫn trên
thuận dưới hoà, vợ chồng thương yêu kính trọng nhau, con cái vâng lời cha mẹ,
anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Thấy thế, người trong làng bảo nhau:
“Đây là đạo tốt vì có thể gìn giữ được hạnh phúc gia đình”. Nhờ tấm gương sống
đạo của gia đình ông trùm mà mọi người trong làng tin theo Chúa. Những anh em
ngoài Công giáo cũng nhìn vào đời sống của chúng ta. Nếu người Công giáo thật
sự sống tốt thì không cần rao giảng mọi người cũng tin. Đời sống công bình bác
ái, khiêm nhường nhịn nhục, đoàn kết yêu thương có sức thuyết phục hơn tất cả
mọi lời nói hay đẹp.
Trong
đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ
ngôn ngữ của hận thù, hiềm khích. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ,
nghi kị. Hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa
Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và
bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Máy vi
tính là phát minh hiện đại của con người. Máy cũng có một thứ ngôn ngữ riêng.
Ngôn ngữ của máy vi tính xây dựng trên cơ sở lý luận toán học và sự chính xác.
Ngôn ngữ máy vi tính giúp con người rất nhiều trong việc thông tin và trao đổi
liên lạc với nhau nhanh chóng.
Trong
đời sống, con người dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ như Anh, Pháp, Việt Nam... cho
nhu cầu thông tin liên lạc với nhau. Nhưng có một thứ ngôn ngữ ngay từ thuở sơ
sinh ai cũng có, ai cũng biết. Đó là ngôn ngữ tình yêu, ngôn ngữ vỗ về âu yếm,
ngôn ngữ sưởi ấm tâm hồn. Khi ngôn ngữ này được nói ra bằng âm thanh hay biểu
lộ qua nét mặt nụ cười của ông bà cha mẹ, anh chị em, tất cả mọi người đều hiểu
được cả.
Ngôn
ngữ tình yêu phát xuất từ trái tim tâm hồn, nên gọn nhẹ trong sáng và truyền đi
tín hiệu nhanh chóng nhạy cảm ngay từ những giây phút đầu tiên của sự sống một
con người. Qua ngôn ngữ tình yêu, mối liên lạc tình người được xây dựng từ cha mẹ
tới con cái, con người với nhau trong đời sống.
Ngôn
ngữ tình yêu không viết bằng mẫu tự A B C hay hình vẽ biểu tượng như chữ Nho,
chữ Thái lan, chữ Ả rập... cũng không bằng những dấu hiệu chương trình lý luận
toán học như ngôn ngữ của máy vi tính. Ngôn ngữ tình yêu từ bẩm sinh đã nằm ẩn
sâu trong trái tim tâm hồn mỗi người. Ai ai cũng có chương trình ngôn ngữ đó và
đều có thể sử dụng được chương trình này.
Dù là
tiếng mẹ đẻ, ta cũng cần phải học, phải mài giũa, phải sửa đổi mới hoàn chỉnh
trong sáng văn phạm cùng câu cú. Dù là ngôn ngữ đã được hệ thống và cài sẵn
chương trình chạy trong máy vi tính, người sử dụng máy cũng vẫn phải học cách
sử dụng điều khiển sao cho đúng không bị sai lầm.
Những
sai lầm trong tiếng mẹ đẻ và trong ngôn ngữ máy vi tính là do con người sử dụng
gây ra. Cần phải điều chỉnh lại cách sử dụng sao cho đúng. Trong ngôn ngữ tình
yêu cũng thế, khi chương trình ngôn ngữ này sai lỗi là do con người gây ra.
Thiên Chúa ghi trong tâm hồn mỗi người chương trình ngôn ngữ tình yêu. Khi sử dụng
hoặc là con người không dùng đúng chương trình hoặc là muốn sử dụng sai của
riêng mình. Vì thế sinh ra sai lầm và không còn truyền đi tín hiệu thông tin,
không hiểu nhau được nữa.
Những
sai lầm đó là do thiếu tình liên đới với nhau, do chỉ chú ý tìm quyền lợi riêng
tư cho mình. Ngôn ngữ tình yêu kêu gọi sự hiểu biết thông cảm với nhau, niềm
vui, niềm hy vọng, sự tha thứ làm hòa và tình liên đới trong cuộc sống.
Ngày lễ
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thánh Tông đồ đã tìm ra được ngôn ngữ chung cho
cả nhân loại. Ngôn ngữ tình yêu do Chúa Thánh Thần mang đến và ghi khắc trong
tâm hồn con người. Qua ngôn ngữ này ai cũng hiểu được Tin mừng ơn cứu độ của
Chúa Giêsu và đến với nhau rồi cùng nhau tìm về với Thiên Chúa. Ngôn ngữ Thánh
Thần kiến tạo một gia đình, mọi người là anh em con một Cha trên trời.
Chúa
Thánh Thần mang từ trời cao đến cho con người ngôn ngữ của Chúa Cha, ngôn ngữ
này khác gì là “tiếng mẹ đẻ” của con người : ngôn ngữ tình yêu – ngôn ngữ của
toàn cầu.
Kinh
Thánh đã được dịch ra hơn hai ngàn ngôn ngữ. Chúng ta còn cần dịch ra một thứ
ngôn ngữ ai cũng hiểu, đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.
Lạy
Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu, để
chúng con luôn nói với nhau bằng ngôn ngữ của Ngài, ngôn ngữ yêu thương và hiệp
nhất. Amen.
Linh
mục Giuse Nguyễn Hữu An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét