10 Điều Về Bữa Tiệc Ly
Chuyện về Bữa Tiệc Ly luôn thú vị để thảo luận về những chuyện xảy ra trong ngày đó để hiểu thêm về Chúa Giêsu và Kitô giáo. Ngài không chỉ hy sinh mạng sống vì đại sự mà Ngài còn không cho phép sự thù hận hoành hành. Chúng ta hãy nhìn vào những điều đã xảy ra trong thời gian diễn ra Bữa Tiệc Ly để chúng ta có thể biết rõ hơn về lý do ngày hôm đó vẫn ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta ngày nay.
1. KỶ NIỆM CUỘC VƯỢT QUA
Bữa Vượt Qua biểu hiện cuộc vượt qua của dân Ít-ra-en thoát ách Ai Cập. Trong sách Xuất Hành, máu chiên của cuộc vượt qua được bôi lên cửa, làm cho tai họa đi qua nhà họ và các con trai đầu lòng của họ thoát chết. Bữa Tiệc Ly là bữa quan trọng vì Chúa Giêsu đã cho các môn đệ biết Ngài sẽ trở thành Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa. Máu của Ngài sẽ mở cửa đến với sự tự do. Những người theo Ngài thoát cảnh nô lệ tội lỗi và sự chết để được trường sinh trong Vương Quốc của Thiên Chúa.
2. BÀN TIỆC THÁNH THỂ
Có ba cách nhìn chính về bánh và rượu trong việc rước lễ. Bánh và rượu được dùng trong Bữa Tiệc Ly vẫn liên tục xảy ra trong các cộng đồng Kitô giáo. Bánh và rượu trở thành chính Máu Thịt của Đức Kitô. Ngài hiện diện thực sự qua đức tin của chúng ta dù chúng ta thấy vẫn nguyên hình bánh và rượu, chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể để tưởng nhớ Ngài: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22:19).
3. CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU
Chúa Giêsu mặc khải rằng cái chết của Ngài không là điều ngạc nhiên. Ngài biết Ngài sẽ chết để công cuộc cứu độ nên trọn và Ơn Cứu Độ không uổng phí. Người phản bội phải chịu trách nhiệm với Thiên Chúa về sự phản bội của mình. Thiên Chúa không bao giờ bị lừa vì hành động của Giu-đa. Thiên Chúa luôn ở đó, dù tội lỗi có bí mật thế nào rồi cũng bị phát hiện.
4. BÀN TIỆC LỜI CHÚA
Lời Chúa Giêsu nói về sự vĩ đại và quy luật đều có tầm quan trọng lâu dài. Ngài muốn nhắc nhở những người theo Ngài rằng dù hoàn cảnh có tồi tệ thế nào thì cũng qua khi có sự biện minh. Lời Chúa Giêsu nói trong Bữa Tiệc Ly giúp chúng ta chịu đựng đau khổ, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng luôn có Thiên Chúa ở bên cạnh, dù hoàn cảnh có cam go tới mức nào. Các tông đồ được chia sẻ sự hứa hẹn về phần thưởng và nơi chốn khi ăn Bữa Tiệc Ly với Chúa Giêsu.
5. ĐỘNG THÁI YÊU THƯƠNG
Chúa Giêsu và các môn đệ ăn xong, Chúa Giêsu quỳ xuống rửa chân cho từng người. Động thái này khiến các môn đệ có ấn tượng mạnh, vì động thái đó diễn tả tình yêu thuần khiết, nhưng được đặt trên nền tảng của sự phục vụ. Động thái này là kiểu mẫu về sự phục vụ và lãnh đạo trong Kitô giáo ngày nay.
6. BÁNH KHÔNG MEN
Nhiều người thắc mắc về dạng bánh được dùng trong Bữa Tiệc Ly. Có thể tranh luận rằng Chúa Giêsu đã dùng bánh không men trong bữa ăn vượt qua. Sự thật này rất quan trọng, vì Bữa Tiệc Ly thường được coi là xảy ra vào ngày 14 tháng Nisan, thuộc chiều tối của Lễ Vượt Qua, đánh dấu sự bắt đầu của Lễ Bánh Không Men.
7. LỄ VƯỢT QUA
Có nhiều suy nghĩ về khung thời gian về Bữa Tiệc Ly. Nếu “vượt qua” là lễ Chiên Vượt Qua, chiên được ăn vào ngày đầu tiên của Lễ Bánh Không Men, như vậy Bữa Tiệc Ly mà Chúa Giêsu cử hành với các môn đệ đã xảy ra trước đó khoảng 24 giờ.
8. VƯỢT QUA
Chúa Giêsu biến đổi Lễ Vượt Qua thành Bữa Tiệc Ly. Đó là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu trên trần gian, với phong cách đặc biệt để mọi người tưởng nhớ tới Ngài. Động thái này tiên báo xuyên suốt lịch sử vì Chúa Giêsu vẫn mãi là người duy nhất cứu độ tất cả chúng ta.
9. TẠI GIÊRUSALEM
Bữa tiệc đó ăn đó phải được mừng tại Giêrusalem, do đó cần có một vị trí thích hợp với dịp đặc biệt. Phải chuẩn bị nhiều cho bữa dạ tiệc đó – chiên hy sinh ở Đền Thờ, nấu nướng, dọn chỗ, dụng cụ, bánh và rượu.
10. LÒNG HIẾU KHÁCH
Bữa Tiệc Ly biểu hiện bản chất hiếu khách của các Kitô hữu. Cũng như các tông đồ, các Kitô hữu tuân phục Chúa Giêsu và các giáo huấn của Ngài. Bữa Tiệc Ly cũng biểu hiện lòng hiếu khách của các Kitô hữu đối với nhu cầu phục vụ và hy sinh vì người khác.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét