Trang

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

300 nhà lãnh đạo hồi giáo đưa ra “khuôn mặt thật của hồi giáo”

300 nhà lãnh đạo hồi giáo đưa ra “khuôn mặt thật của hồi giáo”  - 


cath.ch, Raphael Zbinden, 2016-01-25
TOPSHOTS-SAUDI-RELIGION-ISLAM-HAJJ
Từ ngày 25 đến 27 tháng 1-2016, 300 nhà trí thức, chính trị gia, chức sắc cao cấp của hồi giáo trên toàn thế giới về Marrakech, Marốc họp để long trọng tuyên bố hồi giáo phải bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số.
Hãng tin công giáo Crux cho biết, buổi gặp gỡ quy tụ các giáo sư đại học, các nhà làm luật hồi giáo, các chức sắc cao cấp hồi giáo, các bộ trưởng phụng tự của các Quốc gia có đa số dân là người hồi giáo như Pakistan, Irak, Nigeria, Ả rập Xauđi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Marốc. Mục đích là để công bố một tuyên ngôn nhấn mạnh đến việc phải bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, kể cả các tín hữu kitô, việc bảo vệ này đã ăn sâu trong truyền thống hồi giáo. Họ cũng muốn chứng tỏ nhóm Nhà nước Hồi giáo Tự xưng và các lực lượng tương tự đã sai đường lạc lối.
Các nhà tổ chức đoan chắc, từ 1400 năm nay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hồi giáo có cuộc họp này.
Các “nhân vật quan trọng” chú giải kinh Coran
Các nhà tham dự khẳng định “hiến chương Médine” mà tiên tri Mahomet tuyên bố năm 622 – được một số người xem đây là Hiến chế đầu tiên của thế giới – đòi hỏi sự bảo vệ tự do tôn giáo và quyền cho các nhóm thiểu số.
Cuộc họp này được Vương quốc Marốc và Diễn đàn cổ động hòa bình trong các xã hội Hồi giáo, một tổ chức đặt trụ sở ở Emirat ả rập thống nhất, hỗ trợ. Thủ lãnh hồi giáo người gốc Mauritania, Abdullah bib Bayyah, điều khiển cuộc họp, ông là chuyên gia chú giải kinh Coran, ông nổi tiếng về tầm nhìn bao dung các bản văn thiêng liêng.
Giáo sư Hamza Yusuf ở Đại học Berkeley, California xác nhận với hãng tin Crux tầm quan trọng của vai trò người điều khiển. “Trong thế giới sunnit, có lẽ ông là chuyên gia nổi tiếng nhất trong lãnh vực luật hiến chế, sự xuất hiện pháp chế trong truyền thống hồi giáo”, giáo sư khẳng định. Giáo sư người Mỹ Yusuf cho biết vị lãnh đạo Abdullah bib Bayyah rất đau lòng trước những chuyện xảy ra trong thế giới hồi giáo, nhất là việc áp bức người yézidi ở Irak, người Do Thái ở Yemen, người Kitô giáo ở Syria và Ai Cập.
Đâu là ảnh hưởng?
Thường thường, các sáng kiến “ôn hòa” của người hồi giáo thu phục được người Phương Tây nhưng không thu phục được tín hữu hồi giáo trong thế giới hồi giáo, vì các sáng kiến này không phải là những hình ảnh chủ chốt như những hình ảnh có một vị thế ở “ngoài đường” của hồi giáo, giáo sư giải thích.
Trong trường hợp cuộc họp thượng đỉnh ở Marrakech, các sự việc khác một chút. Bên cạnh Quốc vương Marốc, nhóm hội thảo gồm một cựu chánh án Tòa Thượng thẩm Pakistan và Giám đốc Phân khoa nghiên cứu hồi giáo ở Viện Hàn lâm khoa học Iran.
Giáo sư Hamza Yusuf ghi nhận, sự hiện diện của hai nước Pakistan và Iran, nơi mà nhân quyền và tự do tôn giáo thường có vấn đề, thì đây là một dấu hiệu đáng khích lệ. Ông nhấn mạnh, “sẽ không bao giờ có các thay đổi lớn trong nội bộ hồi giáo để tiến đến chủ nghĩa đa thể chế, nếu không có hai Quốc gia này tham dự”.
Một dấu hiệu đáng khích lệ khác là có sự hiện diện các đại diện các cộng đoàn tôn giáo thiểu số đến từ các nước hồi giáo, nhất là các tín hữu kitô người Irak và Palestina. Hồng y Mỹ về hưu  Theodore Mc Carrick đại diện Giáo hội công giáo.
Các nhà tổ chức phát biểu họ ước mong gặp Đức Giáo hoàng để trình lên ngài bản tuyên bố cuối cùng của cuộc họp.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét