Gđpv : Tại sao không đọc Amen cuối Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Tại sao bỏ chữ "Amen" cuối Kinh "Lạy Cha" trong Thánh lễ? (không có trong sách lễ nhỏ). Theo con hiểu chữ "Amen" có nghĩa là "Tôi tin như vậy, xin được như vậy". Con đã đi đến chỗ tin rằng các lời cầu nguyện bổ sung đã được thêm vào Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, nơi mà chữ Amen không được đọc, bây giờ đã làm cho các tín hữu cũng bỏ chữ Amen, khi chúng con lần chuỗi Mân Côi hoặc chuỗi Lòng Thương Xót Chúa với nhóm cầu nguyện của chúng con - hoặc bất cứ lúc nào chúng con đọc Kinh Lạy Cha trong một nhóm. Con cũng đã nhận thấy điều này ở nghi thức Phụng vụ Rước lễ, trong đó chỉ đọc Kinh Lạy Cha – chữ Amen được bỏ qua - và trên đài phát thanh Công Giáo trong khu vực của con. Thưa cha, con tin chắc rằng chúng ta đang làm một cái gì đó sai lầm nghiêm trọng. - M. W., Forest Grove, Oregon, Mỹ.
Đáp: Độc giả chúng tôi đã có nhận xét rất thú vị, và minh họa một thí dụ về một hậu quả không lường trước được của cải cách phụng vụ của Công đồng chung Vatican II.
Trước cuộc cải cách, kinh Lạy Cha đọc trong Thánh lễ bao gồm chữ "Amen", một thuật ngữ có thể được tạm dịch "xin được như vậy". Trong Lễ trọng, linh mục có thể một mình hát Kinh Lạy Cha; trong Thánh lễ thường, ngài sẽ đọc Kinh Lạy Cha với người giúp lễ, nhưng chỉ một mình linh mục đọc nhỏ chữ Amen.
Năm 1958, huấn thị "De Musica Sacra" đã đặt ra các quy tắc cho sự tham gia trực tiếp của các tín hữu, trong đó cho phép cộng đoàn đọc hay hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, và tất cả đọc chữ “Amen” ở cuối kinh.
Cuộc cải cách phụng vụ sắp xếp lại các nghi thức Hiệp lễ, và điều này dẫn đến việc không bỏ chữ Amen, nhưng hoãn nó vào cuối đoạn tiếp theo của Kinh Lạy Cha.
Một thay đổi đáng kể là một phiên bản rút gọn của kinh khẩn xin (embolism, kinh đọc sau Kinh Lạy Cha): "Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ...", đây là kinh trước đây được linh mục đọc thầm khi ngài bẻ bánh, bây giờ được đọc lớn tiếng, lấy tín hiệu từ câu cuối của Kinh Lạy Cha.
Vào cuối lời nguyện này, thay vì đọc "Amen", tín hữu tung hô: "Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.
Lời tung hô này là một bổ sung mới vào các nghi thức Hiệp lễ, và có lẽ đã được thêm vào vì lý do đại kết. Cụm từ này, mặc dù không có trong bản văn Tin Mừng, đã được xem theo truyền thống như một câu cuối của Kinh Lạy Cha trong các truyền thống Đông Phương và Tin Lành. Trong một số nghi lễ, mọi người đọc câu này, trong khi trong một số nghi lễ khác, chẳng hạn nghi lễ Byzantine, chỉ vị linh mục đọc câu này sau khi ca đoàn kết thúc Kinh Lạy Cha.
Sau lời tung hô này, chúng ta thấy lời cầu cho bình an. Trước đây, kinh này được linh mục đọc riêng sau kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Agnus Dei” và trước lời chúc bình an, vốn được trao đổi lời chúc trong các Lễ trọng, và giữa các giáo sĩ mà thôi. Bây giờ, nó được đọc lớn tiếng bởi linh mục, và được thay đổi từ số ít qua số nhiều (không còn “xin đừng chấp tội của con", nhưng “xin đừng chấp tội chúng con").
Cuối cùng, sau kinh này, mọi người mới thưa Amen (sau câu “Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời” do linh mục đọc), vốn theo một cách nào đó kết thúc Kinh Lạy Cha và các lời nguyện tiếp đó. Từ một quan điểm phụng vụ chặt chẽ, việc lùi đọc chữ "Amen" này tuân theo một logic nhất định. Không chắc rằng các vị soạn ra nghi thức hoàn toàn nắm bắt được năng lực của sự thay đổi này, trong việc hình thành các thói quen cầu nguyện của các tín hữu theo thời gian.
Như độc giả trên nêu ra, nhiều người Công Giáo sống đạo thường bỏ qua chữ "Amen" cuối cùng trong Kinh Lạy Cha, và điều này có thể được gán cho sự thực hành phụng vụ mới.
Việc chữ "Amen" là thành phần của Kinh Lạy Cha trong các bối cảnh phi phụng vụ được chứng tỏ, chẳng hạn, bằng cách nó được đưa vào trong các kinh chung được tìm thấy trong Sách Toát yếu Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Vì văn bản phụng vụ có thể thay đổi, giải pháp duy nhất là chúng ta phải chú ý khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha khi lần chuỗi Mân Côi, và các trường hợp tương tự, và tạo nên thói quen đọc chữ "Amen."
Truyền thông Công Giáo, đặc biệt là đài phát thanh, có thể có một tác động tích cực trong nỗ lực này, và cần được khuyến khích một cách lịch sự để sửa bất kỳ sơ suất nào, vốn đã giảm sút do thói quen. (Zenit.org 7-11-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Tại sao bỏ chữ "Amen" cuối Kinh "Lạy Cha" trong Thánh lễ? (không có trong sách lễ nhỏ). Theo con hiểu chữ "Amen" có nghĩa là "Tôi tin như vậy, xin được như vậy". Con đã đi đến chỗ tin rằng các lời cầu nguyện bổ sung đã được thêm vào Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, nơi mà chữ Amen không được đọc, bây giờ đã làm cho các tín hữu cũng bỏ chữ Amen, khi chúng con lần chuỗi Mân Côi hoặc chuỗi Lòng Thương Xót Chúa với nhóm cầu nguyện của chúng con - hoặc bất cứ lúc nào chúng con đọc Kinh Lạy Cha trong một nhóm. Con cũng đã nhận thấy điều này ở nghi thức Phụng vụ Rước lễ, trong đó chỉ đọc Kinh Lạy Cha – chữ Amen được bỏ qua - và trên đài phát thanh Công Giáo trong khu vực của con. Thưa cha, con tin chắc rằng chúng ta đang làm một cái gì đó sai lầm nghiêm trọng. - M. W., Forest Grove, Oregon, Mỹ.
Đáp: Độc giả chúng tôi đã có nhận xét rất thú vị, và minh họa một thí dụ về một hậu quả không lường trước được của cải cách phụng vụ của Công đồng chung Vatican II.
Trước cuộc cải cách, kinh Lạy Cha đọc trong Thánh lễ bao gồm chữ "Amen", một thuật ngữ có thể được tạm dịch "xin được như vậy". Trong Lễ trọng, linh mục có thể một mình hát Kinh Lạy Cha; trong Thánh lễ thường, ngài sẽ đọc Kinh Lạy Cha với người giúp lễ, nhưng chỉ một mình linh mục đọc nhỏ chữ Amen.
Năm 1958, huấn thị "De Musica Sacra" đã đặt ra các quy tắc cho sự tham gia trực tiếp của các tín hữu, trong đó cho phép cộng đoàn đọc hay hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, và tất cả đọc chữ “Amen” ở cuối kinh.
Cuộc cải cách phụng vụ sắp xếp lại các nghi thức Hiệp lễ, và điều này dẫn đến việc không bỏ chữ Amen, nhưng hoãn nó vào cuối đoạn tiếp theo của Kinh Lạy Cha.
Một thay đổi đáng kể là một phiên bản rút gọn của kinh khẩn xin (embolism, kinh đọc sau Kinh Lạy Cha): "Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ...", đây là kinh trước đây được linh mục đọc thầm khi ngài bẻ bánh, bây giờ được đọc lớn tiếng, lấy tín hiệu từ câu cuối của Kinh Lạy Cha.
Vào cuối lời nguyện này, thay vì đọc "Amen", tín hữu tung hô: "Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.
Lời tung hô này là một bổ sung mới vào các nghi thức Hiệp lễ, và có lẽ đã được thêm vào vì lý do đại kết. Cụm từ này, mặc dù không có trong bản văn Tin Mừng, đã được xem theo truyền thống như một câu cuối của Kinh Lạy Cha trong các truyền thống Đông Phương và Tin Lành. Trong một số nghi lễ, mọi người đọc câu này, trong khi trong một số nghi lễ khác, chẳng hạn nghi lễ Byzantine, chỉ vị linh mục đọc câu này sau khi ca đoàn kết thúc Kinh Lạy Cha.
Sau lời tung hô này, chúng ta thấy lời cầu cho bình an. Trước đây, kinh này được linh mục đọc riêng sau kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Agnus Dei” và trước lời chúc bình an, vốn được trao đổi lời chúc trong các Lễ trọng, và giữa các giáo sĩ mà thôi. Bây giờ, nó được đọc lớn tiếng bởi linh mục, và được thay đổi từ số ít qua số nhiều (không còn “xin đừng chấp tội của con", nhưng “xin đừng chấp tội chúng con").
Cuối cùng, sau kinh này, mọi người mới thưa Amen (sau câu “Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời” do linh mục đọc), vốn theo một cách nào đó kết thúc Kinh Lạy Cha và các lời nguyện tiếp đó. Từ một quan điểm phụng vụ chặt chẽ, việc lùi đọc chữ "Amen" này tuân theo một logic nhất định. Không chắc rằng các vị soạn ra nghi thức hoàn toàn nắm bắt được năng lực của sự thay đổi này, trong việc hình thành các thói quen cầu nguyện của các tín hữu theo thời gian.
Như độc giả trên nêu ra, nhiều người Công Giáo sống đạo thường bỏ qua chữ "Amen" cuối cùng trong Kinh Lạy Cha, và điều này có thể được gán cho sự thực hành phụng vụ mới.
Việc chữ "Amen" là thành phần của Kinh Lạy Cha trong các bối cảnh phi phụng vụ được chứng tỏ, chẳng hạn, bằng cách nó được đưa vào trong các kinh chung được tìm thấy trong Sách Toát yếu Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Vì văn bản phụng vụ có thể thay đổi, giải pháp duy nhất là chúng ta phải chú ý khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha khi lần chuỗi Mân Côi, và các trường hợp tương tự, và tạo nên thói quen đọc chữ "Amen."
Truyền thông Công Giáo, đặc biệt là đài phát thanh, có thể có một tác động tích cực trong nỗ lực này, và cần được khuyến khích một cách lịch sự để sửa bất kỳ sơ suất nào, vốn đã giảm sút do thói quen. (Zenit.org 7-11-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét