Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Chương 2:
Giáo Hội giữa thế giới bị hiểu lầm
CUỘC LỮ HÀNH ÐỨC TIN
LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Chương 2: GIÁO HỘI GIỮA THỀ GIỚI BỊ HIỂU LẦM
64-313
LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Chương 2: GIÁO HỘI GIỮA THỀ GIỚI BỊ HIỂU LẦM
64-313
Phần I : GIÁO HỘI THỜI THƯỢNG CỒ
* Truyền thống : Các Giáo Phụ
Phần II : GIÁO HỘI THỜI TRUNG CỒ
Phần III : GIÁO HỘI THỜI PHỤC HƯNG
Phần IV : GIÁO HỘI THỜI HIỆN ĐẠI
Phần V : GIÁO HỘI VIỆT NAM
|
I. NHỮNG HIỂU
LẦM VÀ THANH MINH
1,1. Người
ngoài nhận định về Giáo Hội
Vì Giáo Hội là một hệ phái từ phương
đông, vì Kitô hữu không hoàn toàn hòa mình với tập tục đế quốc, vì các nghi
thức phụng vụ khó hiểu... Giáo Hội đã bị nhận định sai với bản chất của mình :
* Giới bình dân thì nói các Kitô hữu : vô thần đã chọc giận các thần linh gây nên các thiên tai. Họ vu khống các tín hữu tụ họp phụng vụ để loạn luân, uống máu trẻ em, ăn thịt người và thờ đầu lừa.
* Giới trí thức thì coi Kitô hữu như những kẻ khốn khổ, dốt nát, mê tín theo đạo lý sai lầm. Celsus (năm 170) và Porphyre (+305) cố chứng tỏ các sai lầm đó : Thiên Chúa không thể là hài nhi, Giêsu tầm thường không đáng bậc thánh hiền, việc phục sinh là chuyện dối gạt, bốn Phúc âm nói ngược với nhau, và bí tích chỉ cổ võ phạm thêm tội.
* Giới cầm quyền coi Kitô hữu là công dân xấu, vì không tôn thờ hoàng đế, không vâng lời vua quan, và cuối thế kỷ III, họ không tham gia quân đội.
1,2. Các nhà hộ giáo
Một số giới trí thức trong đạo, qua thư từ, sách vở biện hộ cho Kitô giáo (hộ giáo) gởi cho chính quyền hoặc quần chúng. Nổi bật nhất có Thánh Justinô, Origene và Tertuliano. Nội dung chính của các tài liệu đó gổm :
* Giới bình dân thì nói các Kitô hữu : vô thần đã chọc giận các thần linh gây nên các thiên tai. Họ vu khống các tín hữu tụ họp phụng vụ để loạn luân, uống máu trẻ em, ăn thịt người và thờ đầu lừa.
* Giới trí thức thì coi Kitô hữu như những kẻ khốn khổ, dốt nát, mê tín theo đạo lý sai lầm. Celsus (năm 170) và Porphyre (+305) cố chứng tỏ các sai lầm đó : Thiên Chúa không thể là hài nhi, Giêsu tầm thường không đáng bậc thánh hiền, việc phục sinh là chuyện dối gạt, bốn Phúc âm nói ngược với nhau, và bí tích chỉ cổ võ phạm thêm tội.
* Giới cầm quyền coi Kitô hữu là công dân xấu, vì không tôn thờ hoàng đế, không vâng lời vua quan, và cuối thế kỷ III, họ không tham gia quân đội.
1,2. Các nhà hộ giáo
Một số giới trí thức trong đạo, qua thư từ, sách vở biện hộ cho Kitô giáo (hộ giáo) gởi cho chính quyền hoặc quần chúng. Nổi bật nhất có Thánh Justinô, Origene và Tertuliano. Nội dung chính của các tài liệu đó gổm :
* Trình bày sinh hoạt và phụng vụ để
chứng tỏ các tín hữu gặp nhau "không làm gì mờ ám".
* Giới thiệu đời sống bác ái của Giáo
Hội và tố cáo sự băng hoại luân lý của đế quốc : việc giết trẻ em sơ sinh,
những cuộc phiêu lưu tình ái ...
* Chứng minh giáo lý hợp lý và tính cách
lâu đời của đạo đã có từ thời Maisen so với các triết gia Hilạp.
* Những biểu lộ công dân của tín hữu :
cầu nguyện, vâng phục và nạp thuế ; giải thích lý do không hợp tác trong một số
nghề buộc phải tế thần hoặc làm đổ máu người khác như chánh án, quân đội...
Lịch sử Giáo Hội thời tử đạo kéo dài hai
thế kỷ rưỡi, nhưng thực ra thời bình an cũng xấp xỉ với thời hoạn nạn. Nói
chung, ta có thể chia làm hai giai đoạn :
Chúng ta chỉ nghiên cứu những cuộc bách
hại chính :
a/. Hoàng đế Nêron tại Roma (64-67)
Sau cuộc hỏa hoạn từ 18 đến 24-7-64 tại Roma, Nêron đổ lỗi cho các Kitô hữu. Từng đoàn tín hữu bị đẩy ra hí trường để xoa dịu dư luận và làm trò tiêu khiển. Nêron bắt họ đấu gươm, đấu với thú dữ hoặc đóng đinh, tẩm dầu, đốt đuốc. Nhưng các tín hữu bỏ vũ khí ôm nhau chúc bình an; không chống trả với thú lẫn người. Họ bình thản đợi chờ ngày cứu thoát đang đến.
b/. Thời Domitiano (92-96)
Sau khi bị đảo chánh hụt, Domitiano nghi kỵ, thanh lọc lại triều đình, triệt hạ những người Do Thái thờ độc thần và thờ "Ông Vua Do Thái" Giêsu.
c/. Chiếu chỉ Trajan năm 112
Vốn là Hoàng đế tốt bụng và thông minh, Trajan qua thư trả lời cho quan Pline-Trẻ, đề ra chính sách ảnh hưởng suốt thế kỷ II gổm ba điểm : "Không nên tầm nã kitô hữu. Nhưng nếu bị tố cáo và nhận là kitô hữu thì phải trừng phạt. Nếu ai chối và minh chứng bằng việc thờ cúng thần minh thì được tha".
a/. Hoàng đế Nêron tại Roma (64-67)
Sau cuộc hỏa hoạn từ 18 đến 24-7-64 tại Roma, Nêron đổ lỗi cho các Kitô hữu. Từng đoàn tín hữu bị đẩy ra hí trường để xoa dịu dư luận và làm trò tiêu khiển. Nêron bắt họ đấu gươm, đấu với thú dữ hoặc đóng đinh, tẩm dầu, đốt đuốc. Nhưng các tín hữu bỏ vũ khí ôm nhau chúc bình an; không chống trả với thú lẫn người. Họ bình thản đợi chờ ngày cứu thoát đang đến.
b/. Thời Domitiano (92-96)
Sau khi bị đảo chánh hụt, Domitiano nghi kỵ, thanh lọc lại triều đình, triệt hạ những người Do Thái thờ độc thần và thờ "Ông Vua Do Thái" Giêsu.
c/. Chiếu chỉ Trajan năm 112
Vốn là Hoàng đế tốt bụng và thông minh, Trajan qua thư trả lời cho quan Pline-Trẻ, đề ra chính sách ảnh hưởng suốt thế kỷ II gổm ba điểm : "Không nên tầm nã kitô hữu. Nhưng nếu bị tố cáo và nhận là kitô hữu thì phải trừng phạt. Nếu ai chối và minh chứng bằng việc thờ cúng thần minh thì được tha".
Những vị tử đạo lớn trong thế kỷ này có
: Thánh Ignatio (+110), Polycarpo (+155), Justinô (+165), Photin ở Lyon (+177),
Cêcilia (+179) ... Việc bách hại thế nào tùy thuộc các quan tổng trấn địa
phương thiện cảm hay không đối với đạo.
Từ 192, thời Pax Romana chấm dứt. Các
Hoàng Đế hầu hết xuất thân từ quân đội và kết thúc sự nghiệp do đảo chánh hoặc
bị ám sát. Nhiều vùng đất như Gallia, Ả-Rập, Ba-Tư đòi tự trị. Kinh tế bị suy
sụp do nội chiến hay thiên tai, đưa đến việc lạm phát và lạm thuế. Luân lý, văn
hóa cũng bị xuống cấp theo. Ngược lại, Giáo Hội sau bao trở ngại thấy rõ hơn
khả năng của mình. Sự phát triển về giáo thuyết và nhân sự đã hỗ trợ cho đức
tin thuần túy thuở ban đầu.
Trước tình thế đó, các hoàng đế phản ứng
theo hai hướng trái ngược nhau : hoặc thỏa hiệp hoặc thẳng tay triệt hạ. Thời
thỏa hiệp vẫn có các cuộc tử đạo lẻ tẻ, nhưng trong giai đoạn bách hại, chính
sách được áp dụng trên toàn đế quốc. Xin ghi lại những thời điểm chính :
a/. Gần 80 năm lắng dịu 212-249 ; 260-298
Có nhiều lý do giúp Giáo Hội được hưởng những thời kỳ thư thái này. Một số hoàng đế thiện cảm với đạo trong đó có Gallienus (260-268) có vợ là kitô hữu. Một số hoàng đế khác chủ trương đạo-tổ-hợp, đặt tượng Đức Giêsu bên cạnh các thần khác, như Severus Alexander (+235) nói : "Thà Thượng đế được thờ cách nào đó thì tốt hơn". Ngoài ra có các hoàng đế ở trên ngai quá ngắn hạn, hoặc có vị muốn tranh thủ các tín hữu để chống lại man dân.
b/. Chiếu chỉ Septimus Severus 202
a/. Gần 80 năm lắng dịu 212-249 ; 260-298
Có nhiều lý do giúp Giáo Hội được hưởng những thời kỳ thư thái này. Một số hoàng đế thiện cảm với đạo trong đó có Gallienus (260-268) có vợ là kitô hữu. Một số hoàng đế khác chủ trương đạo-tổ-hợp, đặt tượng Đức Giêsu bên cạnh các thần khác, như Severus Alexander (+235) nói : "Thà Thượng đế được thờ cách nào đó thì tốt hơn". Ngoài ra có các hoàng đế ở trên ngai quá ngắn hạn, hoặc có vị muốn tranh thủ các tín hữu để chống lại man dân.
b/. Chiếu chỉ Septimus Severus 202
Sau giai đoạn 10 năm cởi mở, hoàng đế
thấy số tín hữu tăng nhanh quá, nên : cấm dạy và theo đạo, đóng cửa các học
viện như Alexandria, theo dõi lùng bắt khắp nơi. Tiêu biểu cho thời này là hai
thánh nữ Perpêtua và Fêlixita (+203). Các hầm mộ được sử dụng nhiều hơn và trở
thành sở hữu tập thể. Đức Calixto (+222) từng phụ trách tổ chức và mở rộng một
khu rộng lớn.
c/. Chính sách Decius 249
Hoàng đế Decius không chủ trương giết
hại, nhưng coi việc phụng tự hoàng đế là yếu tố bảo vệ sự thống nhất đế quốc.
Vì thế ông tìm mọi cách để tín hữu bỏ đạo : giam lâu hơn, dụ dỗ, hứa hẹn, tra
tấn, bắt đi lao động hầm mỏ, phát thẻ xông hương để kiểm tra. Đức Coreêlio tử
đạo nơi lưu đày, Tarcio tử đạo khi mang Thánh Thể cho các tù nhân. Giai đoạn
này nhiều tín hữu, vì sống yên ổn khá lâu, nên dễ yếu đuối chối đạo. Một số
giám mục như Novatio cương quyết loại trừ họ, còn Đức Cornêlio và Công đồng
Roma (257) chấp nhận cho họ trở về với Giáo Hội sau những thử thách cần thiết.
Hoàng đế Valêrio đi xa hơn : năm 257 ông
cấm tụ họp phụng tự, tịch thu các nghĩa trang, tịch thu tài sản, đày ải giáo
sĩ. Năm 258, ông xử tử những ai không dâng hương tế thần. Vấn đề trưng thu tài
sản khiến các quan địa phương tích cực hơn, các tín hữu gặp áp lực ngay từ thân
nhân trong gia đình. Cuộc tử đạo của đức Sixtô II và th. Laurensô (+258) phản
ánh chính sách này
d/. Cơn Hồng thủy Diôclêtianô : 303-313
Để cai trị cho hiệu quả, Diôclêtianô áp
dụng chính sách tứ quyền (Tétrarchie) : Bên Đông, ông chọn một phụ tá Galêrio,
Bên Tây, Constantin Chlorus chọn Maximiano. Roma có 96 tỉnh nay sát nhập lại
còn 12 tỉnh. Pháp luật được áp dụng gắt gao. Việc thờ cúng hoàng đế đạt đến
thời vàng son, trở thành nghi lễ triều đình. Đây là lý do khiến hoàng đế nghi
ngờ các tín hữu.
Từ 298, Galêrio buộc tất cả quân nhân
phải dâng cúng. Sau đó ông áp lực để Diôclêtiano tung ra bốn sắc lệnh cấm đạo
năm 303. Ngoài các biện pháp của Decius, hoàng đế còn ra lệnh thiêu hủy Sách
Thánh, triệt hạ các nơi thờ phượng. Do tổ chức chính trị chặt chẽ, các quan địa
phương phải răm rắp tuân theo. Nhiều hình khổ mới được sáng tạo để gây kinh
hoàng cho các tín hữu. Năm 311, Maximiano Daia còn cho rảy nước tế thần trên
mọi thực phẩm ở chợ ... Thời này có nhiều vị tử đạo trong quân đội như
Sebastiano (+296), Georgio (+303), đại đội Maximiano, và có nhiều thánh nữ tử
đạo để vẹn toàn tiết hạnh như Agnes, Lucia, Catarina ...
Tuy có lúc phải trốn tránh, Giáo Hội đã
phát triển ngay giữa lòng xã hội. Tertuliano khẳng định : "Kitô hữu không
xa lánh cuộc đời, chúng tôi vẫn lui tới công trường, bể tắm, xưởng thợ, tiệm
buôn, chợ búa. Chúng tôi là thủy thủ, quân nhân, nông dân hay thương gia".
Dấu Thánh Giá và Con Cá = ICHTHUS : (Iesous Christos Theou Unios Soter), đã
xuất hiện khi tình hình an ninh đòi buộc.
Nếu thời sơ khai, phụng vụ được cử hành
trên gác nhà (Cv 20,7t) hoặc ở phòng ăn, thì dần dần các tín hữu sử dụng những
tư gia dành riêng. Khoảng năm 250 mới xuất hiện các nhà thờ đầu tiên. Hầu hết
tân tòng xin nhập đạo vì chứng kiến gương bác ái, tình huynh đệ cộng đoàn hoặc
sự can đảm của các tử đạo. Sau thời gian thử nghiệm về hạnh kiểm, ứng viên phải
có một tín hữu bảo lãnh (đỡ đầu) và sẽ được rửa tội trong lễ Phục Sinh cùng với
việc đặt tay và tham dự bàn tiệc Thánh Thể (ba bí tích khai tâm).
Lễ tạ ơn các ngày thứ nhất trong tuần
đưa tín hữu vào mầu nhiệm sự chết và Phục Sinh của Chúa. Trước lễ họ xưng thú
lỗi lầm thiếu sót (Gc 5,16). Riêng các tội nặng (bội giáo, giết người, ngoại
tình) chỉ được hòa giải một lần. Hôn nhân các tín hữu giữ theo tập tục đế quốc.
Nhưng theo linh đạo của thánh Phaolô (Ep 5) một vợ một chồng và bất khả phân
ly. Việc cầu nguyện và xức dầu người yếu liệt đã được nói đến trong thư Giacôbê
(5,14-15).
Ngoài nhóm 12 tông đồ và 7 phó tế, các
cộng đoàn sơ khai có ba tác vụ chính : các tông đồ du thuyết (như thánh Phaolô,
Barnabê) ; các vị tiên tri giải thích Lời Chúa trong buổi họp và các tiến sĩ
chuyên nghiên cứu Kinh Thánh.
Đầu thế kỷ thứ II, theo thánh Ignatio
Antiokia ta thấy ba chức vụ : Giám mục, Linh mục và Phó tế. Các nhà du thuyết
biến mất, họ định cư phục vụ các công đoàn, dần dần xuất hiện các tác vụ khác.
Thống kê năm 250 ở Roma gổm "có 46 linh mục, 7 phó tế, 7 chuẩn phó tế, 42
thày giúp lễ, 52 thày trừ quỉ, nhiều thày đọc sách và giữ cửa" (Eusebio
H.E 43,11). Tại Syria thế kỷ III còn thấy xuất hiện hai nữ phó tế, cũng được
đặt tay thánh hiến, chuyên phục vụ nữ giới.
Martyr theo chữ có nghĩa là chứng nhân.
Một vị tử đạo đúng nghĩa phải hội đủ ba yếu tố : khôn ngoan, can đảm và ý
thức làm chứng cho Đức Kitô. Họ không phải là những người cuổng tín. Thánh
Polycarpo nói :"Tôi đã khiển trách những kẻ tự ý nộp mình rằng đây không
phải là Thần Khí của Thiên Chúa".
Nhưng khi đã bị bắt, họ làm chứng cho
tới cùng và theo gương Đức Kitô, chấp nhận cả cái chết. Họ làm chứng bằng thái
độ tin tưởng, bằng lời nói và bằng chứng tá cho tình yêu tha thứ.
Chứng từ bằng máu đó thường mang đến
những kết quả bất ngờ : dân chúng cảm xúc, lý hình trở lại và quan tòa cũng
phải kính phục. Origène xin rửa tội khi chứng kiến thân phụ tử đạo. Justino
trước chống các kitô hữu, đã trở lại vì nghĩ rằng "Họ không sợ chết là
điều mọi người sợ, vậy họ không thể làm điều xấu được". Tertuliano thì nói
"các vị càng tiêu diệt chúng tôi càng gia tăng". Vì "máu tử đạo
là hạt giống trổ sinh kitô hữu".
Thế nhưng, tử đạo còn là một hiến
tế. Thánh Victrise quả quyết "tử đạo là gì nếu không phải là bắt
chước Đức Giêsu Kitô" còn thánh Ignatio lại mong muốn trở thành hạt lúa bị
thú vật nghiền nát, để trở thành "Bánh dâng lên Thiên Chúa". Và trên
giàn lửa thánh Polycarpo đã cầu nguyện rằng : "Lạy Chúa, hiến tế của con
sắp hoàn tất trong ngày hôm nay ... Xin tạ ơn Người cho con vinh dự chịu đau
khổ, được cầm trong tay triều thiên tử đạo và được kề môi vào chén thương
khó".
Hiến tế ấy đưa các vị tử đạo vào mối
phúc thứ tám, dành cho những người hiến dâng mạng sống cho Đấng mình yêu mến.
Hiến tế ấy là dấu chắc chắn phúc vinh quang. Các tín hữu tôn kính các ngài như
những vị thánh, lưu giữ thánh tích và kỷ niệm ngày các ngài sinh ra trên Thiên
quốc. Sau này, các tín hữu chọn các ngài làm đấng bảo trợ. Nhưng Giáo Hội sẽ
xác định vị nào thực sự là thánh tử đạo.
Lịch sử Giáo Hội thời tử đạo kéo dài hai
thế kỷ rưỡi (64-313) trong đó thời bình xấp xỉ với thời hoạn nạn. Gổm hai thời
kỳ :
1/. Thời Roma còn ổn định (64-192): Do
những nghi kỵ với tôn giáo mới, do tin đồn thất thiệt và thú vui hí trường,
cuộc tử đạo bộc phát dưới thời Nêrô, Domitiano. Suốt thế kỷ thứ 2, việc bách
hại rải rác tùy theo khu vực, do chiếu chỉ Trajan năm 112 : cấm tầm nã, xét xử
nếu bị tố cáo và tha cho tín hữu sám hối.
2/. Thế kỷ III : Từ năm 192, Roma bước
vào cuộc khủng hoảng về mọi mặt : chính thế quân phiệt, kinh tế văn hóa xã hội
suy đồi. Nên đứng trước một Giáo Hội trên đà phát triển, các hoàng đế hoặc thỏa
hiệp hoặc bách hại trên toàn đế quốc. Riêng từ 212-249, 260-298 tình hình lắng
dịu vì các vua nhu nhược, vì đạo tổ hợp hoặc vì cần các tín hữu góp phần chống
nạn man dân.
Chiếu chỉ Septimus 202 cấm theo đạo, dạy
đạo. Decius (249-251) chủ trương giam lâu, dụ dỗ , bắt lao động nặng và phát
thẻ xông hương. Valerio (257-260) cho quan địa phương thu tài sản. Nhưng từ 298
và sau 303, Giáo Hội trải qua cơn hồng thủy thời Diocletiano khi lệnh bách hại
buộc phải áp dụng cách máy móc tại các địa phương.
3/ Đời sống Giáo Hội : Tuy phải trốn
tránh, các tín hữu vẫn sống chan hòa trong lòng xã hội, thực hành đủ nghề
nghiệp. Trong những lúc căng thẳng, hang toại đạo là thành phố ngầm cho họ cư
ngụ. Sinh hoạt tôn giáo đi sâu vào sống bí tích. Các chức vụ Giám mục, Linh
mục, Phó tế đi vào ổn định.
Để thành vị tử đạo phải hội đủ năm yếu
tố : khôn ngoan, can đảm làm chứng cho Đức Kitô đặc biệt bằng tình yêu tha thứ;
ngoài ra tử đạo còn là một hiến tế, là con đường chắc chắn nhất đón nhận mối
phúc thứ tám Chúa đã hứa thuở xưa.
1. Các dư luận sai lầm về Giáo Hội thời
tử đạo ?
2. Nội dung chính các nhà hộ giáo bênh
vực Giáo Hội ?
3. Chính sách bách hại trước năm 192 ?
4. So sánh tình hình Giáo Hội và Đế quốc
sau năm 192 ?
5. Các biện pháp Roma dùng để cản trở
Giáo hội t.kỷ III
6. Biết gì về đời sống và phụng tự Giáo
Hội sơ khai ?
7. Các tác vụ chính quản trị Giáo Hội
những thế kỷ đầu ?
8. Ý nghĩa tử đạo ?
BÀI ĐỌC THÊM
... Các quan phải đặt ảnh hoàng đế
Augustô, thân phụ của Cêsar vào chỗ nhất, chỗ thứ hai, phía bên phải, phải đặt
ảnh Augusta (Livia, vợ của Augustô), và chỗ thứ ba phía bên trái, đặt ảnh của
Tiberiô Cesar, con trai Augustô, thủ đô sẽ cung cấp các bức ảnh đó cho các
quan. Ngoài ra, ở mỗi nhà hát, phải đặt một bàn thờ và một lư hương, trước khi
các nghệ sĩ xuất hiện thì các thành viên của hội đồng và tất cả các quan chức
sẽ dâng hương chúc tụng các vị hoàng đế (...)
(Bản ghi bằng
tiếng Hy Lạp từ năm 14 tới 15 sau công nguyên,
khởi đầu triều đại Tibère, trích trong petit, op.cit trang 125).
khởi đầu triều đại Tibère, trích trong petit, op.cit trang 125).
Luciano (125-192), văn sĩ Hy lạp gốc
Samosate xứ Syrie, đã đi du lịch nhiều nơi và đã sáng tác nhiều truyện ngắn,
thường là các mẫu đối thoại. Ông đã ghi lại hình ảnh vui của xã hội thời đó,
chế giễu các giá trị đã được thiết lập : triết học và tôn giáo. Trong tác phẩm
"cái chết của kẻ lang bạt ", ông kể về cuộc đời một tên bịp bợm khoác
lác, đã một thời khai thác tính dễ tin của kitô hữu. Đối với Lucianô, đây là cơ
hội để trình bày về các kitô hữu như những kẻ ngây thơ.
Trước hết, những người đáng thương này
xác tín rằng họ sẽ bất tử và sẽ sống mãi. Vì thế họ coi thường cái chết và
nhiều người tự ý chấp nhận cái chết. Người sáng lập tôn giáo của họ đã thuyết
phục họ rằng tất cả họ đều là anh em. Từ khi bỏ các vị thần Hy lạp, họ thờ một
gã ngụy biện bị đóng đinh và sống theo lời dạy của ông. Thế là họ coi thường
của cải và góp tài sản để dùng chung (...) Bỗng dưng xuất hiện trong số họ một
tên bịp bợm khôn khéo, biết lợi dụng tình thế, hắn có thể làm giàu nhanh chóng,
nắm đầu những kẻ ngu ngơ đó làm theo ý mình.
(Trích trong
P.de Labriolle,
La réaction paienne, Paris 1934, trang 103).
La réaction paienne, Paris 1934, trang 103).
Tôi nghe nói rằng, các kitô hữu do niềm
tin phi lý nào đó thúc đẩy mà tôi không biết, đã tôn thờ đầu một con vật xấu
xí, đó là đầu con lừa. Nghi thức nhập đạo thì thật khủng khiếp. Một đứa trẻ
được phủ đầy bột đặt trước mặt người dự tòng, để người này khỏi nghi ngờ. Người
dự tòng bị đánh lừa bởi lớp bột, tin rằng những nhát dao của mình vô hại, và
thế là y đã giết chết đứa trẻ (...) Họ đua nhau liếm máu của đứa trẻ, rồi tranh
dành, chia nhau các phần chi thể. Chính bởi tội ác này đã liên kết họ với nhau,
chính vì đã đồng lõa vi phạm tội ác, họ thề sẽ cùng giữ bí mật (...)
Còn về các bữa tiệc của họ thì mọi người
đều biết cả, vì đâu đâu cũng thấy nói (...) Vào các ngày lễ họ tụ họp dự tiệc
cùng với tất cả con cái, chị em, và mẹ của họ, đàn ông đàn bà con trai con gái,
thuộc mọi lứa tuổi. Sau khi đã ăn uống no đầy, khi cơn say đốt lên lửa dục loạn
luân, thì họ thúc con chó đã được cột sẵn vào trụ đèn dầu nhảy lên bằng cách
ném thức ăn cho nó xa hơn chiều dài sợi dây cột . Thế là đèn rớt xuống và tắt
ngúm (...) Khi đó họ ôm ghì lấy bất cứ ai và nếu họ không loạn luân bằng hành
động, thì họ cũng đã loạn luân trong ý muốn.
(Minucius
Felix, Octavius, IX,6
trích trong : Labriolle, La Reaction paienne, trang 91).
trích trong : Labriolle, La Reaction paienne, trang 91).
Có một giống người mới sinh hôm qua,
chúng vô tổ quốc cũng chẳng có truyền thống, đã liên kết với nhau để chống lại
mọi tổ chức tôn giáo và dân sự, bị công lý truy nã, bị mọi người sỉ nhục, chúng
lại lấy làm vinh dự vì sự khinh bỉ này : đó là các Kitô hữu (...)
Đây là các châm ngôn của họ :"Đi
khỏi đây, hỡi những người có văn hóa, khôn ngoan, biết phán đoán; với chúng
tôi, những kẻ văn hóa, khôn ngoan là những kẻ xấu. Còn người dốt nát, thiển
cận, thất học và đơn sơ , hãy mạnh dạn đến với chúng tôi". Khi nhận rằng
những hạng người đó mới xứng với Chúa của mình, họ cho chúng ta thấy rõ là họ
chỉ muốn và chỉ thu nạp những tên khờ khạo, những tâm hồn xấu xa, ngu xuẩn, các
nô lệ, đàn bà và trẻ em đáng thương.
Muốn bác bỏ việc một Thiên Chúa xuống
trần gian để công chính hóa con người thì chẳng cần gì phải lý luận dài dòng.
Bởi lẽ Thiên Chúa có ý định gì khi vào trần gian này ? Phải chăng là để biết
chuyện gì xảy ra nơi con người ? nhưng Ngài vốn biết tất cả mọi sự mà ! Hay là,
dù biết mọi sự nhưng quyền năng của Ngài bị hạn chế đến nỗi Ngài không thể sửa
lại các sai trái nếu không gửi ngay vị đại diện xuống trần gian (...)
Phải chăng vì phần rỗi của chúng ta mà
Thiên Chúa muốn tự mạc khải mình để cứu độ những kẻ được coi là đạo đức, tức
những kẻ nhận biết Ngài,và để phạt những kẻ xấu là những kẻ khước từ Ngài ? Nếu
thế thì người ta phải nghĩ rằng sau nhiều thế kỷ Thiên Chúa mới lo công chính
hóa nhân loại, còn trước đó Ngài không quan tâm gì tới ? (...) Thiên Chúa là
chân, Thiện, Mỹ; Ngài là sự thiện tối cao, là vẻ đẹp tuyệt hảo. Nếu xuống trần
gian Ngài sẽ phải chịu sự biến đổi : thiện hảo sẽ biến thành độc ác, vẻ đẹp
thành xấu xí, hạnh phúc thành bất hạnh, trọn hảo thành thiếu sót (...) một sự
thay đổi như thế không thể nào xứng hợp với Thiên Chúa được.
Nếu các Kitô hữu không chịu làm trọn
phận sự phụng tự thông thường, không chịu tỏ lòng tôn thờ vị cầm quyền thì họ
cũng phải từ chối việc người ta giải phóng mình, từ chối quyền cưới vợ, sinh
con, và kiếm sống. Họ chỉ còn cách là đi xa khỏi đây, không để lại chút mầm
mống nào, hầu trái đất không còn giống người này nữa. Nhưng nếu họ muốn lập gia
đình, có con cái, ăn hoa quả của đất, thì họ phải chia sẻ niềm vui lẫn nỗi đau
của cuộc sống, phải trả lại cho những người được ủy thác cai trị niềm vinh dự
họ đáng được.
Nếu ai cũng như các người, thì hoàng đế
chỉ còn một mình và bị bỏ rơi. Như thế, đế quốc sẽ trở nên miếng mổi cho man
dân thô bạo nhất, dữ tợn nhất. Chẳng mấy chốc, cái tôn giáo đẹp đẽ của các
người sẽ chẳng còn dấu vết nào, và thế là xong, không thể nào cứu vãn được vinh
quang của sự khôn ngoan đích thực trong loài người nữa (...)
Hãy đem hết sức mình phục vụ hoàng đế,
hãy cùng ngài bảo vệ luật pháp, hãy chiến đấu vì ngài nếu tình thế đòi hỏi, hãy
giúp đỡ ngài trong việc điều khiển quân đội. Để làm được những điều đó, các
người đừng trốn tránh nghĩa vụ dân sự và quân sự, nếu cần hãy nhận các chức vụ
nhà nước vì luật pháp đòi hỏi và vì lý do đạo đức.
(Celse, La
Parole de Vérité qua tác phẩm "Contre Celse"
của Origène thế kỷ III, - JC. Để đọc LSGH I. tr 38).
của Origène thế kỷ III, - JC. Để đọc LSGH I. tr 38).
Nếu cho rằng người Hy lạp khá đần độn vì
nghĩ các thần ở trong tượng đá, thì quan niệm đó vẫn trong sáng hơn, kẻ cho
rằng Thiên Chúa đã xuống trong cung lòng Trinh nữ Maria, đã trở thành một thai
nhi, và sau khi lọt lòng mẹ, đã được vấn tã, vấy đầy máu me, và còn những thứ
tệ hơn nữa (...).
Tại sao khi bị dẫn tới trước mặt vị
thượng tế và chính quyền, ông Kitô không nói được một lời nào xứng với bậc hiền
triết, một nhân thần....? Ngài đã để cho người ta đánh đập, khạc nhổ vào mặt, đội
vòng gai (...) Cứ cho rằng ông phải chịu đau khổ theo lệnh của Thiên Chúa, phải
chấp nhận hình phạt, nhưng trong suốt cuộc khổ nạn, ông không có lấy một diễn
từ can đảm, một đôi lời mạnh mẽ và khôn ngoan để đối lại với Philatô, kẻ xét xử
ông lại để ông ta xỉ nhục như một tên vô lại ở đầu đường xó chợ.
Còn về việc phục sinh : một sự dối trá
kinh khủng (xem Thes. 4, 14) người ta đã biến chế nó thành bài hát cho những
con vật vô tri để chúng đáp lại, và các con vật này hét rống lên, tru tréo lên,
ổn ào điếc tai, với ý tưởng con người bằng xương bằng thịt, tự bay lên không
trung như chim, hay được nâng lên trên đám mây (...)
(Trích trong
Labriolle, trang 260 tt).
LỜI NGUYỆN CHO CHÍNH QUYỀN
Bức thư của th. Clêmente kết thúc bằng một "lời nguyện chung" cầu cho các Kitô hữu và hết mọi người.
Lạy Chúa, xin ban sự hòa thuận và bình an cho chúng con và mọi dân cư trên trái đất, như Chúa đã ban cho cha ông chúng con khi cha ông chúng con cầu khẩn Danh Chúa trong đức tin và chân lý. Vì thế, xin Ngài hãy làm cho chúng con biết phục tùng Danh toàn năng và chí thánh Ngài, cũng như với các vị đang lãnh đạo và hướng dẫn chúng con dưới thế này.
Lạy Chúa, chính Ngài đã ban cho họ quyền
năng do uy lực lớn lao và khôn tả của Ngài, để khi đã hiểu rằng chính do ngài,
họ nhận được vinh quang và vinh dự, chúng con sẽ tùng phục họ và sẽ không làm
gì trái ý Chúa. Xin Chúa ban cho họ sức khỏe, bình an, hòa thuận, ỗn định, để
họ thực thi quyền hành Chúa ban cách tốt đẹp
(Clément de
Roma, Thư gửi tín hữu Corintô, 60-61
trích trong "Les Ecrits des Pères apostoliques" trang 108).
trích trong "Les Ecrits des Pères apostoliques" trang 108).
Tertuliano (155-222) ở Carthage đã đem
tài trạng sư của mình để bênh vực các Kitô hữu, lòng can đảm của họ đã khiến
ông trở lại. Sau tác phẩm của thánh Augustinô, tác phẩm của ông thuộc vào loại
quan trọng nhất của văn chương Kitô giáo La tinh, và là tác phẩm đầu tiên mang
tính bút chiến.
Chúng tôi mới xuất hiện hôm qua, nhưng
hôm nay chúng tôi đã có mặt khắp lãnh địa và các tổ chức của quý vị : thành
phố, hải đảo, đổn binh, đô thị tự trị, làng xã, trại lính, quân đội, đền đài,
thượng viện, chợ búa, nghị trường ; chúng tôi chỉ chừa lại cho quý vị các đền
thờ thần thôi ! (...) Đã đến lúc đích thân tôi trình bày cho quý vị sinh hoạt
của nhóm người mà quý vị gọi là "bọn phiến loạn Kitô giáo" để sau khi
đã chứng minh các sinh hoạt đó không phải là xấu, tôi sẽ cho quý vị thấy đó là
những sinh hoạt rất tốt.
Chúng tôi là một thân thể vì cùng có một
niềm tin, tuân giữ cùng một kỷ luật, liên kết trong cùng một niềm hy vọng.
Chúng tôi hợp thành một hiệp hội, một đoàn thể vây quanh Thiên Chúa bằng kinh
nguyện của chúng tôi như một đoàn quân xiết chặt vòng vây. Khí giới này làm đẹp
lòng Thiên Chúa. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các hoàng đế, cho các vị cầm
quyền, cho quân đội, cho tình thế hiện nay, cho hòa bình thế giới, cho tận thế
chậm đến. ... Nhưng nhất là khi chúng tôi thực thi đức ái, những kẻ bêu xấu
chúng tôi, sẽ phải nói : "Kìa xem họ yêu nhau như dường nào", bởi vì
những kẻ ấy thường ghen ghét lẫn nhau ; và nói : "Kìa xem họ sẵn sàng chết
cho nhau", vì những kẻ ấy chỉ rình giết nhau. Còn tiếng "anh
em", một từ ngữ riêng của kitô hữu chúng tôi, thì họ lại cắt nghĩa sai đi.
Tôi tin rằng ở nơi họ, tất cả các từ ngữ chỉ mối quan hệ thân thuộc, đều là
những tình cảm giả vờ.
Chúng tôi cũng là anh em với quý vị vì
thiên nhiên là bà mẹ chung của chúng ta ; quý vị sẽ không là người nữa nếu quý
vị không là anh em tốt với nhau. Nhưng người ta càng có lý hơn nữa, khi gọi và
coi nhau như anh em vì cùng nhận một Thiên Chúa là Cha chung, vì cùng được no
thỏa bởi cùng một thần khí thánh thiện và cùng được ánh sáng chân lý chiếu soi,
sau khi đã cùng nhau ra khỏi vực sâu u tối, mê muội.
... Chúng tôi cùng chung sống với quý
vị, cùng của ăn, áo mặc như quý vị, cùng kiểu sống như quý vị, cùng có những
nhu cầu cuộc đời như quý vị. Chúng tôi không phải là các tu sĩ Bà la môn hay
những thầy tu khổ hạnh (fakirs) ở rừng sâu Ấn Độ hay những người xa lìa cuộc
sống (...). Chúng tôi vẫn đến nghị trường, chợ búa, nhà tắm công cộng, quán xá,
cửa hàng, nhà trọ, hội chợ và các nơi buôn bán khác của quý vị, chúng tôi ở
trong thế giới này của quý vị. Cùng quí vị, chúng tôi là quân nhân, nông gia và
là thương nhân.
(Tertullianô,
Apologétique, chương 37,39, 42
được viết vào khoảng năm 200, trad. Belles Lettres).
được viết vào khoảng năm 200, trad. Belles Lettres).
Khi cấm các tín hữu quân nhân mang vòng
hoa trong các buổi cúng tế, Tertullianô kết luận rằng Kitô hữu không được ở lại
trong quân đội.
... Kitô hữu có được phép dùng gươm
không, khi Chúa đã dạy: ai dùng gươm sẽ chết vì gươm ? Là con của hòa bình,
ngay cả việc tranh cãi nhau cũng không được phép, vậy Kitô hữu có được đi chiến
đấu không ? Người Kitô hữu có thể kết án người khác mang xiềng xích, tù ngục,
tra tấn hay tử hình không, trong khi chính anh ta không được trả thù những bất
công người khác gây ra cho mình ? Kitô hữu có được đứng gác đền thờ thần mà anh
ta đã từ bỏ không ? Anh ta có được phép ngổi ăn ở những nơi mà thánh tông đồ đã
cấm không ? Những kẻ mà kitô hữu phải tránh xa như phù thủy thì khi tai biến
đến kitô hữu có được bảo vệ họ bằng cây giáo đã từng đâm sâu cạnh sườn Đức Kitô
không ? Liệu anh ta có thể mang cờ hiệu đối thủ của Đức Kitô không ?
Thánh Hippolitô, linh mục ở Roma, đầu
thế kỷ III, trong cuốn Tradition apostolique (truyền thống tông đồ), đã đề nghị
các mẫu kinh Phụng vụ và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lãnh bí tích rửa
tội, các thừa tác vụ...
... Ai là tư tế hay canh giữ đền thờ
thần ngoại thì phải bỏ nghề hoặc bị đuổi (không được học đạo). Quân nhân cấp
dưới không được giết ai cả. Nếu nhận lệnh thì không được thi hành và không được
tuyên thệ. Nếu từ chối sẽ bị đuổi. Ai có quyền xét xử, làm quan án trong thành
phố mặc áo đỏ, phải từ chức nếu không sẽ bị đuổi. Người mới học đạo hay tín hữu
gia nhập quân đội sẽ bị đuổi vì họ coi thường Thiên Chúa.
Hippolyte, La
Tradition apostolique
(Sources Chrétiennes)
(Sources Chrétiennes)
... Tôi chưa bao giờ tham gia vào một
cuộc thẩm tra các kitô hữu nào ; vì vậy tôi không biết thường thường người ta
dựa vào sự kiện gì để trừng phạt họ, tra hỏi về cái gì và phải đi đến đâu (...)
Phải chăng chỉ vì mang tên kitô hữu,
không cần có tội ác nào, hay là danh xưng kitô hữu gắn liền với tội ác mà ta
phải trừng phạt ? Tạm thời, đây là cách tôi đã theo đối với các kitô hữu được
giao nộp cho tôi. Đích thân tôi hỏi họ có phải là Kitô hữu không? Đối với những
người nhận mình là kitô hữu tôi hỏi lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba đồng thời
dùng cực hình để dọa họ. Kẻ nào cứ một mực xưng mình là Kitô hữu, tôi ra lệnh
xử tử. Thực ra, dù việc xưng mình là Kitô hữu có ý nghĩa gì đi nữa, thì đối với
tôi, thái độ cứng đầu và cố chấp đã đáng bị trừng phạt rồi. Trong số những
người cuồng tín này có những công dân Roma, tôi đã ghi tên và giải họ về Roma
(...) nhiều trường hợp đặc biệt đã xảy ra (...)
Có nhiều người chối đạo, không nhận mình
hiện là Kitô hữu hay đã là Kitô hữu. Theo lệnh tôi, họ kêu khấn các thần linh,
dâng hương và rượu, cầu xin trước tượng ngài, hơn nữa, còn phỉ báng danh Giêsu
Kitô, nghĩa là tất cả những gì mà theo người ta nói, không thể nào ép buộc được
những kẻ thực sự là kitô hữu. Với những người này, tôi nghĩ là phải thả họ ra
...
Một số người khác quả quyết rằng họ đã
bỏ đạo không còn là kitô hữu nữa, người được ba năm, người lâu hơn, kẻ khác đã
bỏ được 20 năm. Tất cả họ đã tôn thờ tượng ngài, các tượng thần và phỉ báng
Giêsu Kitô.
Đàng khác, họ quả quyết rằng tất cả tội
lỗi và sai lầm của họ chỉ là thường xuyên tụ họp vào đúng ngày đã định, trước
khi mặt trời mọc, để cùng nhau đối đáp bài ca ca tụng Đức Kitô là Chúa và cùng
thề hứa với nhau, không phải là kết ước gây tội ác này hay tội ác kia, nhưng là
hứa không phạm tội ăn trộm, ăn cướp, ngoại tình, lỗi lời hứa, không từ chối ở
tù khi bị đòi buộc. Sau đó họ có thói quen là chia tay nhau rồi lại họp nhau để
dùng bữa, bữa ăn này rất bình thường và vô tội vạ ngay cả cách thực hành này họ
đã bỏ ngay sau tôi theo lệnh ngài cấm các cuộc hội họp. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng
cần phải tiến hành việc tìm kiếm cho ra sự thật nên tôi cũng đã tra tấn hai nữ
nô lệ mà họ gọi là hai nữ phó tế. Tôi đã chẳng tìm thấy một sự mê tín vô lý và
quá độ nào cả.
Vì vậy, tôi đã xin ngưng thi hành lệnh
để xin tôn ý của ngài. Tôi thấy rằng nội vụ này đáng phải làm như vậy, nhất là
vì số người bị ghép tội. Đó là một đám đông đủ mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã
hội, phái nam phái nữ, đã bị hoặc sẽ bị đem ra xét xử. Thứ mê tín này đã lan
tràn ra không chỉ ở thành thị mà cả ở làng mạc, thôn quê. Tôi tin rằng chúng ta
có thể chặn đứng nó được và tìm ra phương dược để chữa trị. Vì thế, hiện nay
tôi thấy đền thờ trước đây hoang vắng thì nay lại có người thường xuyên lui tới,
những cuộc đại lễ lâu nay phải bị gián đoạn nay được tiếp tục lại (...)
(Pline le
Jeune, Correspondance, X, 96,
trad. Belles Lettres).
trad. Belles Lettres).
Félicité được Chúa ban một ơn trọng đại.
Bà bị bắt khi đã có thai được tám tháng. Gần ngày có tổ chức những cuộc vui
chơi, bà cảm thấy buồn phiền vì cuộc xử tử bà sẽ bị hoãn lại : vì luật Roma cấm
giết đàn bà có thai. Bà sợ rằng sau này máu tinh tuyền, không tì vết của mình
sẽ hòa trộn với máu kẻ gian ác. Những bạn tù chịu tử đạo cũng buồn khi nghĩ
rằng phải bỏ lại một người bạn tù rất tốt, một người bạn đã cùng họ tiến bước
đến cùng một niềm hy vọng.
Vì vậy, ba ngày trước khi diễn ra cuộc
lễ vui, mọi người cùng đồng tâm hiệp ý cầu nguyện, dâng lên Chúa lời khẩn xin
của họ. Ngay khi vừa cầu nguyện xong, Félicité chuyển bụng sinh con. Và do sự
khó khăn tự nhiên vì sinh con vào tháng thứ tám, bà đau đớn, rên la. Lúc đó
người cai tù nói với bà : "Đau đẻ mà rên như vậy thì khi bị đem ra cho thú
dữ, bà sẽ ra sao ?" Félicité đáp lại :"Lúc này tôi phải chịu đau đớn,
nhưng đến lúc đó, một Đấng khác trong tôi sẽ chịu đau đớn thay cho tôi, bởi
chính vì Ngài mà tôi chịu đau đớn".
(Texte
présenté dans A.Kamman, La Geste du sang, p.81).
Đọc thêm
Khi có lệnh thiêu hủy Sách Thánh, Irena ở Salonique
tuyên bố : "Tôi thà chịu thiêu sống chứ không chịu để sách Thánh bị
đốt". Còn thày phó tế Hermes ở Heracles thì nói : "Thưa quan tòa, giả
dụ ngài tìm thấy và đốt hết sách Thánh của chúng tôi, thì hãy biết cho rằng,
con cháu chúng tôi trung thành với những kỷ niệm của cha ông, sẽ tái tạo những
tác phẩm ấy nhiều gấp bội".
Lm Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu OP
Hiệu đính tháng 9/2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét