Người phụ nữ
ngoại tình bị bắt quả tang
Câu chuyện
người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang và được Chúa Giêsu tha tội đáng để
chúng ta chú ý, điều đáng chú ý đầu tiên là dường như câu chuyện này bị đặt
nhầm chỗ!
Từ thế
kỷ thứ ba, trình thuật này mới xuất hiện như là một phần trong Tin Mừng Thánh
Gioan (Ga 7,53-8,11), nhưng rồi cũng chẳng ăn nhập gì ráo với phần còn lại xét
về thể loại cũng như ngôn ngữ, và cũng không thấy có trong các bản thảo sơ
thời. Đoạn này thường được xem như là đoạn chèn muộn thời vào Tin Mừng Thánh
Gioan, có lẽ từ thời có những tranh cãi về sự tha thứ tội lỗi và quy luật rõ
ràng của Công đồng Giêrusalem rằng những người cải đạo sang Kitô giáo nên tránh
“gian dâm” (porneia,
Cv 15,29). Nhiều người cho rằng đây là tội ngoại tình, nhưng trong một bài viết[1], tôi đã nói rằng cách giải thích này của Công
đồng là thiếu chính xác. Tuy nhiên, vài kitô hữu ở thời đại ấy muốn lưu giữ câu
chuyện này, quay về với Chúa Giêsu để lý luận rằng Giáo Hội không nên có thái
độ nghiêm khắc đối với các tội nặng về tính dục, thế là họ đưa nó vào trong Tin
Mừng thứ tư.
Mặt khác, thể loại, ý nghĩa và bầu khí của câu chuyện lại rất giống với các câu chuyện trong Tin Mừng Luca: trong ngôn ngữ, trong các đối chiếu, trong cách biểu lộ sự dịu dàng và lòng thương xót của Chúa Giêsu, đặc biệt với các phụ nữ. Thật sự, trong một vài bản thảo của Tin Mừng Luca, câu chuyện này xuất hiện rất thích hợp sau Lc 21,37-38, trong đoạn nói về hành động của Chúa Giêsu tại Đền Thờ Giêrusalem. Như vậy, có một thời đoạn văn đáng chú ý này từng là một câu chuyện độc lập, phổ biến và luân chuyển tự do, được cho là rất ý nghĩa để nói về thái độ của Chúa Giêsu đối với tội nhân. Và rồi đến lúc nó được cố định trong Tin Mừng Thứ Tư, đoạn nói về cú chạm trán cuối cùng của Chúa Giêsu với các đối thủ trong Đền Thờ , “những kinh sư và người Pharisiêu” (Ga 8,3) – ta lưu ý rằng câu nêu đích danh này chỉ xuất hiện ở đây trong Tin Mừng Gioan nhưng rất thường thấy trong Tin Mừng Luca.
Những mối căng thẳng gia tăng
Khi đọc đoạn Tin Mừng Thánh Gioan này, chúng ta thấy có mối căng thẳng gia tăng giữa Chúa Giêsu với các đối thủ trong giới tôn giáo ở Giêrusalem. Ở những đoạn trước đoạn này trong Tin Mừng Luca, chúng ta thấy hành trình lên Giêrusalem có một chủ đề xuyên suốt là Chúa Giêsu đang tiến dần về điểm đến cuối cùng của mình (Lc 9,51; 13,22), nơi mà Ngài định thực hiện sứ mệnh ngôn sứ của mình cho dân Israel là khai mở vương quốc của Thiên Chúa và chết khi thực hiện sứ mệnh này (Lc 19,28-46) như các ngôn sứ trước đây đã làm (Lc 13,33). Sắp xếp đến Giêrusalem để chuẩn bị cử hành ngày đại lễ hằng năm của người Do Thái, lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu giảng dạy hằng ngày trong Đền Thờ cho đám thính giả “say mê” gồm khách hành hương đến từ khắp vùng Địa Trung Hải, khi âm mưu loại bỏ Ngài dần hình thành nơi các đối thủ (Lc 19,47-48).
Trong Tin Mừng Thánh Gioan, đoạn chèn này nói về người phụ nữ ngoại tình được đặt ở đầu chương tám (8,1), nơi nói rằng Chúa Giêsu rời khỏi Đền Thờ Giêrusalem để nghỉ qua đêm trên núi Cây Dầu (trong Tin Mừng Luca chúng ta cũng biết rằng Ngài thường làm như vậy [Lc 22,39]) và sáng hôm sau quay trở lại Đền Thờ, nơi “mọi người đến với Ngài. Ngài ngồi xuống giảng dạy họ” (Ga 8,2). Buổi giảng dạy cho đám thính giả chăm chú này bổng nhiên bị quấy rầy khi một nhóm kinh sư và người Pharisiêu tràn vào, kéo theo một người phụ nữ như mất hồn, diễu quanh và sỉ nhục cô trước mọi người. Họ tố cáo là cô bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, như vậy phạm điều răn thứ sáu mà Thiên Chúa đã ban cho Israel (Xh 20,14). Vì thế, họ nói tội này Môisê ra lệnh xử phạt ném đá cho đến chết (Đnl 22,22). Họ hống hách hỏi “vị tôn sư” thông thái kia nói gì về điều này? (Ga 8,3-5).
Gioan giải thích rằng (8,6) họ hỏi thế cốt để thử Chúa Giêsu và trừ khử Ngài, điều chúng ta thường thấy các đối thủ của Chúa Giêsu hay thực hiện để chống lại Ngài trong các tin mừng, chẳng hạn như khi họ hỏi quan điểm của Ngài về việc có phải trả thuế cho quân chiếm đóng Roma không (Mt 22,15-17). Ở đây chúng ta thấy họ đang cố gài Chúa Giêsu phải chọn lựa một đàng chấp thuận luật Môisê ném đá người phụ nữ cho đến chết và như vậy khiến người Roma bất bình vì phạm luật cấm người Do Thái lên án xử tử (Ga 18,31); đàng khác, nếu Chúa Giêsu tuân theo luật Roma là xem thường luật Môise, đồng thời mất điểm đối với những đồng bào Do Thái của mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu làm như không biết đến những người đang tra vấn mình, Ngài cúi xuống và dùng ngón tay viết trên nền đất (8,6); nhưng họ tiếp tục gặn hỏi mãi. Trước sự dai dẵng của họ, Chúa Giêsu đứng thẳng lên, nhìn thẳng vào họ và nói một câu để đời: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi” (Ga 8,7), rồi cúi xuống viết tiếp. Có vẻ như Chúa Giêsu trích dẫn đoạn sách Đnl 17,7 nói rằng: “Các nhân chứng phải là người đầu tiên tra tay giết nó, rồi toàn dân tiếp tay sau”; như thế, thay vì kêu mời các nhân chứng trong vụ ngoại tình của người phụ nữ, Ngài lại kêu mời những người thấy mình sạch tội hãy bắt đầu thi hành xử phạt, như vậy Ngài đã thách thức những người tố cáo chị phụ nữ và lột mặt thói đạo đức giả của họ. Chúng ta biết Ngài có một quan điểm rất mạnh về thói này của họ (Lc 6,42).
Viết trên nền đất
Chúa Giêsu viết gì? Các nhà chú giải không ngại tốn bao tâm huyết và giấy mực để tìm ra những gì Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên đất, nhiều gợi ý cho rằng đó là danh sách tất cả những tội lỗi của các kinh sư và người Pharisiêu hiện diện ở đấy, cốt để cho thấy Ngài bất cần biết đến họ cũng như tỏ vẻ khinh thường họ bằng cách vẽ nguệch ngoạc trên cát. Đơn giản là chúng ta chẳng biết gì về điều này, mặc dù tôi thấy hấp hẫn với lối so sánh với dòng chữ bí ẩn vẽ trên tường trong bữa tiệc của vua Belshazzar mà ngôn sứ Đaniel đã giải thích rằng: “Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại nhà vua; nhà vua đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ” (Đn 5,26-27). Đây hoàn toàn là lời chỉ trích giới quyền lực Israel!
Tuy nhiên, điều quan trọng chính là Chúa Giêsu đã lật thế cờ với các đối thủ. Họ dần nhận ra được vấn đề và bỏ đi hết kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi (Ga 8,9), những kẻ già đời và có nhiều điều xấu xa phải che giấu, hoặc những người có đủ kinh nghiệm để nhận ra rằng mình không láu lĩnh hơn người Galilê cực thông minh này. Đám đông dường như cũng đã giải tán bởi vì cuối cùng “chỉ còn lại một mình Đức Giêsu và người phụ nữ đứng trước Ngài” (Ga 8,9). Ngài đứng thẳng dậy và nói với người phụ nữ như một con người hơn là một con tốt thí tôn giáo trong âm mưu của các kinh sư và người Pharisiêu: “Này bà, họ đâu cả rồi? Không ai lên án bà sao? (Ga 8,10). Về điều này, có hai chú giải xem ra thật thích hợp, đầu tiên là từ “bà” (‘woman’) mà Chúa Giêsu dùng ở đây không có nghĩa xem thường người phụ nữ bị bắt vì ngoại tình. Thật ra, đây là điều thêm vào đặc trưng của Gioan, và trong Tin Mừng Gioan, đây là lối xưng hô mà Chúa Giêsu dùng khi nói cách lịch sự và trân trọng với các phụ nữ, chẳng hạn như nói Maria Magdalêna khi phục sinh (Ga 20,15), với mẹ mình ở Cana và trên thập giá (Ga 2,4; 19,26). Một điểm khác, khi Chúa Giêsu hỏi “Không ai lên án chị sao?”, từ Hy Lạp katakrinein thường được sử dụng như là thuật ngữ pháp luật để diễn tả sự lên án hay đã thấy có tội. Như vậy, điều này giúp hiểu chính xác hơn rằng Chúa Giêsu đã phá vỡ âm mưu gài bẫy của các đối thủ khi nói cách chính xác rằng: “không ai thấy chị có tội sao?” Và người phụ nữ thưa: “Thưa Ngài, không có ai cả” (Ga 8,11), ở đây dùng từ kyrie, có thể tỏ lòng cung kính, nhưng chắn chắn là lòng biết ơn người đã cứu mình hay ít ra đã tránh cho mình phải chịu sỉ nhục hơn nữa.
Lời cuối cùng của Chúa Giêsu là “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu”, hoặc không thấy chị có tội, “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Ga 8,11). Điều này cho thấy rõ ràng rằng người phụ nữ có tội. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, chẳng hạn như khi giảng dạy về ly dị hoặc trả thuế cho người Roma, Chúa Giêsu đã tránh né câu hỏi thù nghịch đặt ra cho Ngài về việc tuân giữ luật Môisê bằng cách chuyển vấn đề và đập vào sườn đối thủ. Như đối với người phụ nữ đứng trước mình, Ngài chẳng quan tâm đến hành động được cho là tội lỗi của chị khi vi phạm lề luật và đáng chết theo luật – theo thủ đoạn của các đối thủ - cũng như hành vi tội lỗi của chị vì làm mất giá trị hôn nhân và chồng mình, hành vi này giờ đây được Chúa Giêsu tha thứ, để chị ra đi với nhắn nhủ rằng đừng ngoại tình nữa. Chỉ ít câu sau đó trong chương này của Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với các đối thủ: “phần tôi, tôi không xét đoán ai cả” (Ga 8,15), lời tuyên bố có thể giúp làm tăng thêm thế lực cho đoạn chèn này vào trong Tin Mừng Gioan. Tự thân câu chuyện không có một chỉ dẫn nào cho thấy biến cố này xảy ra vào lúc nào trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, mặc dù khi đặt nó ở đây trong Tin Mừng Gioan (và song song với Tin Mừng Luca) thì nó xảy ra chỉ trước khi Chúa Giêsu bị bắt. Tuy nhiên, thật thú vị khi nghĩ rằng biến cố này có thể xảy ra sớm hơn trong đời sống công khai của Chúa Giêsu, và như thế người phụ nữ ngoại tình được tha thứ rất có thể đã trở thành một trong nhiều phụ nữ đạo đức đồng hành và hỗ trợ Chúa Giêsu và các môn đệ, theo Tin Mừng Luca (Lc 8,2-3), và sau này cũng đã hiện diện lúc Ngài chết trên núi Sọ (23,49).
Trong phụng vụ ngày lễ tiến dâng con trẻ Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem, có trích dẫn Thánh vịnh 84,7 khi áp dụng vào những gì được dấu ẩn trong biến cố đó: “Càng tiến lên, họ càng mạnh bước đến chiêm ngưỡng Chúa Trời ngự trên núi Xion”. Cũng trong tinh thần đó, ta có thể đồng hóa sự biện hộ và tha thứ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ tội lỗi trong Tin Mừng Gioan như là một cách diễn tả rằng Thiên Chúa hằng sống đã thật sự hiện diện và hành động trong Đền Thờ của Ngài. Và điều hiển nhiên hơn cả là: sự tha thứ thì bất kỳ lúc nào cũng có thể được.
Mặt khác, thể loại, ý nghĩa và bầu khí của câu chuyện lại rất giống với các câu chuyện trong Tin Mừng Luca: trong ngôn ngữ, trong các đối chiếu, trong cách biểu lộ sự dịu dàng và lòng thương xót của Chúa Giêsu, đặc biệt với các phụ nữ. Thật sự, trong một vài bản thảo của Tin Mừng Luca, câu chuyện này xuất hiện rất thích hợp sau Lc 21,37-38, trong đoạn nói về hành động của Chúa Giêsu tại Đền Thờ Giêrusalem. Như vậy, có một thời đoạn văn đáng chú ý này từng là một câu chuyện độc lập, phổ biến và luân chuyển tự do, được cho là rất ý nghĩa để nói về thái độ của Chúa Giêsu đối với tội nhân. Và rồi đến lúc nó được cố định trong Tin Mừng Thứ Tư, đoạn nói về cú chạm trán cuối cùng của Chúa Giêsu với các đối thủ trong Đền Thờ , “những kinh sư và người Pharisiêu” (Ga 8,3) – ta lưu ý rằng câu nêu đích danh này chỉ xuất hiện ở đây trong Tin Mừng Gioan nhưng rất thường thấy trong Tin Mừng Luca.
Những mối căng thẳng gia tăng
Khi đọc đoạn Tin Mừng Thánh Gioan này, chúng ta thấy có mối căng thẳng gia tăng giữa Chúa Giêsu với các đối thủ trong giới tôn giáo ở Giêrusalem. Ở những đoạn trước đoạn này trong Tin Mừng Luca, chúng ta thấy hành trình lên Giêrusalem có một chủ đề xuyên suốt là Chúa Giêsu đang tiến dần về điểm đến cuối cùng của mình (Lc 9,51; 13,22), nơi mà Ngài định thực hiện sứ mệnh ngôn sứ của mình cho dân Israel là khai mở vương quốc của Thiên Chúa và chết khi thực hiện sứ mệnh này (Lc 19,28-46) như các ngôn sứ trước đây đã làm (Lc 13,33). Sắp xếp đến Giêrusalem để chuẩn bị cử hành ngày đại lễ hằng năm của người Do Thái, lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu giảng dạy hằng ngày trong Đền Thờ cho đám thính giả “say mê” gồm khách hành hương đến từ khắp vùng Địa Trung Hải, khi âm mưu loại bỏ Ngài dần hình thành nơi các đối thủ (Lc 19,47-48).
Trong Tin Mừng Thánh Gioan, đoạn chèn này nói về người phụ nữ ngoại tình được đặt ở đầu chương tám (8,1), nơi nói rằng Chúa Giêsu rời khỏi Đền Thờ Giêrusalem để nghỉ qua đêm trên núi Cây Dầu (trong Tin Mừng Luca chúng ta cũng biết rằng Ngài thường làm như vậy [Lc 22,39]) và sáng hôm sau quay trở lại Đền Thờ, nơi “mọi người đến với Ngài. Ngài ngồi xuống giảng dạy họ” (Ga 8,2). Buổi giảng dạy cho đám thính giả chăm chú này bổng nhiên bị quấy rầy khi một nhóm kinh sư và người Pharisiêu tràn vào, kéo theo một người phụ nữ như mất hồn, diễu quanh và sỉ nhục cô trước mọi người. Họ tố cáo là cô bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, như vậy phạm điều răn thứ sáu mà Thiên Chúa đã ban cho Israel (Xh 20,14). Vì thế, họ nói tội này Môisê ra lệnh xử phạt ném đá cho đến chết (Đnl 22,22). Họ hống hách hỏi “vị tôn sư” thông thái kia nói gì về điều này? (Ga 8,3-5).
Gioan giải thích rằng (8,6) họ hỏi thế cốt để thử Chúa Giêsu và trừ khử Ngài, điều chúng ta thường thấy các đối thủ của Chúa Giêsu hay thực hiện để chống lại Ngài trong các tin mừng, chẳng hạn như khi họ hỏi quan điểm của Ngài về việc có phải trả thuế cho quân chiếm đóng Roma không (Mt 22,15-17). Ở đây chúng ta thấy họ đang cố gài Chúa Giêsu phải chọn lựa một đàng chấp thuận luật Môisê ném đá người phụ nữ cho đến chết và như vậy khiến người Roma bất bình vì phạm luật cấm người Do Thái lên án xử tử (Ga 18,31); đàng khác, nếu Chúa Giêsu tuân theo luật Roma là xem thường luật Môise, đồng thời mất điểm đối với những đồng bào Do Thái của mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu làm như không biết đến những người đang tra vấn mình, Ngài cúi xuống và dùng ngón tay viết trên nền đất (8,6); nhưng họ tiếp tục gặn hỏi mãi. Trước sự dai dẵng của họ, Chúa Giêsu đứng thẳng lên, nhìn thẳng vào họ và nói một câu để đời: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi” (Ga 8,7), rồi cúi xuống viết tiếp. Có vẻ như Chúa Giêsu trích dẫn đoạn sách Đnl 17,7 nói rằng: “Các nhân chứng phải là người đầu tiên tra tay giết nó, rồi toàn dân tiếp tay sau”; như thế, thay vì kêu mời các nhân chứng trong vụ ngoại tình của người phụ nữ, Ngài lại kêu mời những người thấy mình sạch tội hãy bắt đầu thi hành xử phạt, như vậy Ngài đã thách thức những người tố cáo chị phụ nữ và lột mặt thói đạo đức giả của họ. Chúng ta biết Ngài có một quan điểm rất mạnh về thói này của họ (Lc 6,42).
Viết trên nền đất
Chúa Giêsu viết gì? Các nhà chú giải không ngại tốn bao tâm huyết và giấy mực để tìm ra những gì Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên đất, nhiều gợi ý cho rằng đó là danh sách tất cả những tội lỗi của các kinh sư và người Pharisiêu hiện diện ở đấy, cốt để cho thấy Ngài bất cần biết đến họ cũng như tỏ vẻ khinh thường họ bằng cách vẽ nguệch ngoạc trên cát. Đơn giản là chúng ta chẳng biết gì về điều này, mặc dù tôi thấy hấp hẫn với lối so sánh với dòng chữ bí ẩn vẽ trên tường trong bữa tiệc của vua Belshazzar mà ngôn sứ Đaniel đã giải thích rằng: “Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại nhà vua; nhà vua đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ” (Đn 5,26-27). Đây hoàn toàn là lời chỉ trích giới quyền lực Israel!
Tuy nhiên, điều quan trọng chính là Chúa Giêsu đã lật thế cờ với các đối thủ. Họ dần nhận ra được vấn đề và bỏ đi hết kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi (Ga 8,9), những kẻ già đời và có nhiều điều xấu xa phải che giấu, hoặc những người có đủ kinh nghiệm để nhận ra rằng mình không láu lĩnh hơn người Galilê cực thông minh này. Đám đông dường như cũng đã giải tán bởi vì cuối cùng “chỉ còn lại một mình Đức Giêsu và người phụ nữ đứng trước Ngài” (Ga 8,9). Ngài đứng thẳng dậy và nói với người phụ nữ như một con người hơn là một con tốt thí tôn giáo trong âm mưu của các kinh sư và người Pharisiêu: “Này bà, họ đâu cả rồi? Không ai lên án bà sao? (Ga 8,10). Về điều này, có hai chú giải xem ra thật thích hợp, đầu tiên là từ “bà” (‘woman’) mà Chúa Giêsu dùng ở đây không có nghĩa xem thường người phụ nữ bị bắt vì ngoại tình. Thật ra, đây là điều thêm vào đặc trưng của Gioan, và trong Tin Mừng Gioan, đây là lối xưng hô mà Chúa Giêsu dùng khi nói cách lịch sự và trân trọng với các phụ nữ, chẳng hạn như nói Maria Magdalêna khi phục sinh (Ga 20,15), với mẹ mình ở Cana và trên thập giá (Ga 2,4; 19,26). Một điểm khác, khi Chúa Giêsu hỏi “Không ai lên án chị sao?”, từ Hy Lạp katakrinein thường được sử dụng như là thuật ngữ pháp luật để diễn tả sự lên án hay đã thấy có tội. Như vậy, điều này giúp hiểu chính xác hơn rằng Chúa Giêsu đã phá vỡ âm mưu gài bẫy của các đối thủ khi nói cách chính xác rằng: “không ai thấy chị có tội sao?” Và người phụ nữ thưa: “Thưa Ngài, không có ai cả” (Ga 8,11), ở đây dùng từ kyrie, có thể tỏ lòng cung kính, nhưng chắn chắn là lòng biết ơn người đã cứu mình hay ít ra đã tránh cho mình phải chịu sỉ nhục hơn nữa.
Lời cuối cùng của Chúa Giêsu là “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu”, hoặc không thấy chị có tội, “Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Ga 8,11). Điều này cho thấy rõ ràng rằng người phụ nữ có tội. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, chẳng hạn như khi giảng dạy về ly dị hoặc trả thuế cho người Roma, Chúa Giêsu đã tránh né câu hỏi thù nghịch đặt ra cho Ngài về việc tuân giữ luật Môisê bằng cách chuyển vấn đề và đập vào sườn đối thủ. Như đối với người phụ nữ đứng trước mình, Ngài chẳng quan tâm đến hành động được cho là tội lỗi của chị khi vi phạm lề luật và đáng chết theo luật – theo thủ đoạn của các đối thủ - cũng như hành vi tội lỗi của chị vì làm mất giá trị hôn nhân và chồng mình, hành vi này giờ đây được Chúa Giêsu tha thứ, để chị ra đi với nhắn nhủ rằng đừng ngoại tình nữa. Chỉ ít câu sau đó trong chương này của Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói với các đối thủ: “phần tôi, tôi không xét đoán ai cả” (Ga 8,15), lời tuyên bố có thể giúp làm tăng thêm thế lực cho đoạn chèn này vào trong Tin Mừng Gioan. Tự thân câu chuyện không có một chỉ dẫn nào cho thấy biến cố này xảy ra vào lúc nào trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, mặc dù khi đặt nó ở đây trong Tin Mừng Gioan (và song song với Tin Mừng Luca) thì nó xảy ra chỉ trước khi Chúa Giêsu bị bắt. Tuy nhiên, thật thú vị khi nghĩ rằng biến cố này có thể xảy ra sớm hơn trong đời sống công khai của Chúa Giêsu, và như thế người phụ nữ ngoại tình được tha thứ rất có thể đã trở thành một trong nhiều phụ nữ đạo đức đồng hành và hỗ trợ Chúa Giêsu và các môn đệ, theo Tin Mừng Luca (Lc 8,2-3), và sau này cũng đã hiện diện lúc Ngài chết trên núi Sọ (23,49).
Trong phụng vụ ngày lễ tiến dâng con trẻ Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem, có trích dẫn Thánh vịnh 84,7 khi áp dụng vào những gì được dấu ẩn trong biến cố đó: “Càng tiến lên, họ càng mạnh bước đến chiêm ngưỡng Chúa Trời ngự trên núi Xion”. Cũng trong tinh thần đó, ta có thể đồng hóa sự biện hộ và tha thứ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ tội lỗi trong Tin Mừng Gioan như là một cách diễn tả rằng Thiên Chúa hằng sống đã thật sự hiện diện và hành động trong Đền Thờ của Ngài. Và điều hiển nhiên hơn cả là: sự tha thứ thì bất kỳ lúc nào cũng có thể được.
Lm. Jack Mahoney SJ(Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ, WGP.Qui Nhơn 03.08.2015)
[1] Lm.
Jack Mahoney, SJ, Nền
tảng ly dị trong Tin Mừng Matthêô, http://conggiao.info/news/2132/29884
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét