Bài ca của Môsê trước khi qua đời
Vũ Văn An
Lúc được 120 tuổi, cái tuổi không còn có thể ‘đi ra đi vào’ được nữa, cái tuổi ‘sắp đến ngày ngươi phải lìa đời’ như chính Giavê cho ông hay, sau khi đã trao quyền và tấn phong cho Giôsuê nối nghiệp, với lời hịch hết sức bi hùng: ‘mạnh bạo lên, can đảm lên, đừng sợ, đừng run trước mặt chúng’ vì ‘Chúa luôn ở với ngươi’, Môsê cho triệu tập toàn dân để nghe ông đọc ‘bài ca’ sau đây:
Trời hãy lắng tai, này tôi sắp kể, đất nghe cho tường lời lẽ miệng tôi:
Giáo huấn của tôi như giọt mưa thánh thót, lời tôi dạy bảo tựa sương móc nhỏ sa, khác nào mưa rơi trên nội cỏ, giống như nước đổ xuống đồng xanh.
Này tôi xưng tụng thánh danh Chúa, trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ!
Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo, vì mọi đường lối Người đều thẳng ngay.
Chúa tín thành, không mảy may gian dối, Người quả là chính trực công minh.
Những đứa con mà Chúa đã sinh ra không tì ố lại lỗi đạo với Người, ôi nòi giống lưu manh tà vạy!
Hỡi dân tộc ngu si khờ dại, ngươi đáp đền ơn Chúa vậy sao?
Há chính Người chẳng phải cha ngươi, Đấng dựng nên ngươi, Đấng tạo thành, củng cố?
Hãy nhớ lại những ngày xưa tháng cũ, và ngẫm xem từng thế hệ qua rồi.
Cứ hỏi cha ngươi là người sẽ dạy, thỉnh bậc lão thành, họ sẽ nói cho nghe.
Khi Đấng Tối Cao định phần riêng cho muôn nước, và khiến loài người khắp ngả chia tay, thì Người vạch biên cương cho từng dân tộc theo số các thần minh.
Nhưng sở hữu của Chúa chính là dân Chúa, nhà Gia-cóp là cơ nghiệp của Người.
Gặp thấy nó giữa miền hoang địa, giữa cảnh hỗn mang đầy tiếng hú rợn rùng,
Chúa ấp ủ, Chúa lo dưỡng dục, luôn giữ gìn, chẳng khác nào con ngươi mắt Chúa.
Tựa chim bằng trên tổ lượn quanh, giục bầy con bay nhảy, xoè cánh ra đỡ lấy rồi cõng con trên mình.
Duy một mình Chúa lãnh đạo dân; chẳng có thần ngoại bang nào bên cạnh Chúa.
Người cho nó phóng ngựa trên các vùng đất cao trong xứ, nó được ăn hoa màu đồng ruộng; Người cho nó nếm mật ong chảy ra từ hốc đá, nếm dầu từ tảng đá hoa cương; nếm sữa bò chua và sữa chiên dê, với mỡ chiên con, chiên đực miền Ba-san, mỡ dê đực, với lúa mì tinh hảo; ngươi uống máu trái nho đã hoá rượu nồng.
Giơ-su-run mập ra, nó hất chân đá hậu -ngươi mập, béo, phát phì- nó đã bỏ Thiên Chúa, Đấng đã làm ra nó, Núi Đá độ trì nó, nó đã khinh thường.
Chúng thờ các thần xa lạ khiến Người phải ghen tương, làm những điều ghê tởm mà trêu giận Người; chúng tế những quỷ không phải là Thiên Chúa, tế những thần chúng không biết, những thần mới, vừa mới đến, mà cha ông các ngươi đã không khiếp sợ.
Núi Đá sinh ra ngươi, ngươi lại coi thường, ngươi quên Thiên Chúa, Đấng đã sinh ra ngươi.
Chúa thấy vậy thì khinh miệt, vì con trai con gái Người đã trêu giận Người.
Người phán: "Ta sẽ ẩn mặt đi không nhìn chúng, để xem hậu vận chúng ra sao; vì chúng là giống nòi tráo trở, những đứa con chẳng chút tín trung.
Chúng đã thờ các thần không phải là Thiên Chúa khiến Ta phải ghen tương, thờ những thần hư ảo mà trêu giận Ta;Ta sẽ dùng một dân không phải là dân khiến chúng phải ghen tương, dùng một dân tộc ngu si mà trêu giận chúng.
Phải, lửa thịnh nộ đã bùng lên trong Ta, nó đốt đến tận đáy sâu âm phủ, thiêu huỷ đất đai với cả hoa màu, làm chân núi đồi bốc cháy.
Trên chúng, Ta sẽ chồng chất tai ương, sẽ phóng hết mũi tên của Ta vào chúng.
Khi vì đói, chúng phải hao mòn, vì sốt, vì ôn dịch tàn khốc mà phải tiêu tan, Ta sẽ gửi đến chúng nanh thú dữ, với nọc của loài bò sát trên bụi đất.
Ngoài thì lưỡi gươm sẽ làm chúng mất con, trong thì là nỗi kinh hoàng.
Cả trai tráng lẫn người trinh nữ, trẻ đang bú cũng như người bạc đầu sẽ chung số phận.
Ta đã phán: Ta sẽ đập chúng tan tành, làm cho loài người chẳng còn ai nhớ tới, nếu như Ta không sợ kẻ thù xúc phạm.
Đối thủ chúng chớ có hiểu lầm mà nói rằng: "Chúng ta cao tay hơn, tất cả điều đó, đâu phải là Chúa đã làm.
Quả thế, chúng là một dân tộc phán đoán sai lạc, thiếu hẳn trí thông minh.
Nếu là người khôn ngoan, chúng sẽ hiểu điều đó, sẽ thông suốt hậu vận của mình.
Làm sao một người đuổi được một ngàn người, và hai người khiến mười ngàn người trốn chạy, nếu không phải vì Núi Đá của chúng đã bán chúng đi, và Chúa đã nộp chúng rồi?
Vì núi đá của chúng không phải như Núi Đá của chúng ta. Chính kẻ thù chúng ta đều công nhận.
Nho của chúng lấy giống từ nho của Xơ-đôm, từ những cánh đồng của Gô-mô-ra; trái nho của chúng là trái nho độc, chùm nho của chúng mới đắng làm sao!
Rượu của chúng là nọc mãng xà, là chất độc giết người của rắn hổ mang.
Điều này chẳng được giữ kỹ bên Ta, được niêm phong trong các kho tàng của Ta sao?
Chính Ta sẽ báo oán và đáp trả, vào lúc mà chân chúng lảo đảo té xiêu, vì ngày chúng lâm nạn đã gần, và vận hạn chúng đang sầm sập tới."
Thật vậy, Chúa sẽ xét xử cho thần dân, sẽ dủ lòng thương hàng tôi tớ, khi Người thấy rằng bàn tay chúng yếu đi, và người nô lệ, kẻ tự do cũng chẳng còn.
Bấy giờ Người phán: "Đâu rồi các thần của chúng, đâu rồi núi đá chúng ẩn thân?
Đâu rồi những kẻ ăn mỡ lễ tế của chúng, uống rượu tế chúng dâng?
Các thần đó hãy đứng lên và phù trợ các ngươi, cho các ngươi có một nơi ẩn náu!
Bây giờ hãy coi đây: Ta chính là Ta, bên cạnh Ta, chẳng có thần nào khác, Ta cầm quyền sinh tử, Ta đánh phạt, rồi Ta lại chữa lành, không ai cứu khỏi tay Ta được.
Phải, Ta giơ tay lên trời, Ta nói: Ta sống đến muôn đời!
Khi Ta mài lưỡi gươm sáng loé của Ta, khi Ta ra tay xét xử, thì Ta sẽ báo oán các đối thủ của Ta, sẽ đáp trả những kẻ ghét Ta,
Ta sẽ làm cho các mũi tên của Ta say máu, gươm của Ta sẽ ăn thịt: máu những người bị giết và những tù nhân, thịt đầu các thủ lãnh quân thù."
Hỡi các dân tộc, hãy reo hò mừng dân Chúa, vì Người bắt đền nợ máu các tôi tớ của Người, báo oán các đối thủ của Người, và xá tội cho đất, cho dân của Người.
Ông Mô-sê cùng đến với ông Hô-sê-a, con ông Nun, và nói cho dân nghe tất cả những lời của bài ca này (Đnl 32:1-44).
Trời hãy lắng tai, này tôi sắp kể, đất nghe cho tường lời lẽ miệng tôi:
Giáo huấn của tôi như giọt mưa thánh thót, lời tôi dạy bảo tựa sương móc nhỏ sa, khác nào mưa rơi trên nội cỏ, giống như nước đổ xuống đồng xanh.
Này tôi xưng tụng thánh danh Chúa, trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ!
Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo, vì mọi đường lối Người đều thẳng ngay.
Chúa tín thành, không mảy may gian dối, Người quả là chính trực công minh.
Những đứa con mà Chúa đã sinh ra không tì ố lại lỗi đạo với Người, ôi nòi giống lưu manh tà vạy!
Hỡi dân tộc ngu si khờ dại, ngươi đáp đền ơn Chúa vậy sao?
Há chính Người chẳng phải cha ngươi, Đấng dựng nên ngươi, Đấng tạo thành, củng cố?
Hãy nhớ lại những ngày xưa tháng cũ, và ngẫm xem từng thế hệ qua rồi.
Cứ hỏi cha ngươi là người sẽ dạy, thỉnh bậc lão thành, họ sẽ nói cho nghe.
Khi Đấng Tối Cao định phần riêng cho muôn nước, và khiến loài người khắp ngả chia tay, thì Người vạch biên cương cho từng dân tộc theo số các thần minh.
Nhưng sở hữu của Chúa chính là dân Chúa, nhà Gia-cóp là cơ nghiệp của Người.
Gặp thấy nó giữa miền hoang địa, giữa cảnh hỗn mang đầy tiếng hú rợn rùng,
Chúa ấp ủ, Chúa lo dưỡng dục, luôn giữ gìn, chẳng khác nào con ngươi mắt Chúa.
Tựa chim bằng trên tổ lượn quanh, giục bầy con bay nhảy, xoè cánh ra đỡ lấy rồi cõng con trên mình.
Duy một mình Chúa lãnh đạo dân; chẳng có thần ngoại bang nào bên cạnh Chúa.
Người cho nó phóng ngựa trên các vùng đất cao trong xứ, nó được ăn hoa màu đồng ruộng; Người cho nó nếm mật ong chảy ra từ hốc đá, nếm dầu từ tảng đá hoa cương; nếm sữa bò chua và sữa chiên dê, với mỡ chiên con, chiên đực miền Ba-san, mỡ dê đực, với lúa mì tinh hảo; ngươi uống máu trái nho đã hoá rượu nồng.
Giơ-su-run mập ra, nó hất chân đá hậu -ngươi mập, béo, phát phì- nó đã bỏ Thiên Chúa, Đấng đã làm ra nó, Núi Đá độ trì nó, nó đã khinh thường.
Chúng thờ các thần xa lạ khiến Người phải ghen tương, làm những điều ghê tởm mà trêu giận Người; chúng tế những quỷ không phải là Thiên Chúa, tế những thần chúng không biết, những thần mới, vừa mới đến, mà cha ông các ngươi đã không khiếp sợ.
Núi Đá sinh ra ngươi, ngươi lại coi thường, ngươi quên Thiên Chúa, Đấng đã sinh ra ngươi.
Chúa thấy vậy thì khinh miệt, vì con trai con gái Người đã trêu giận Người.
Người phán: "Ta sẽ ẩn mặt đi không nhìn chúng, để xem hậu vận chúng ra sao; vì chúng là giống nòi tráo trở, những đứa con chẳng chút tín trung.
Chúng đã thờ các thần không phải là Thiên Chúa khiến Ta phải ghen tương, thờ những thần hư ảo mà trêu giận Ta;Ta sẽ dùng một dân không phải là dân khiến chúng phải ghen tương, dùng một dân tộc ngu si mà trêu giận chúng.
Phải, lửa thịnh nộ đã bùng lên trong Ta, nó đốt đến tận đáy sâu âm phủ, thiêu huỷ đất đai với cả hoa màu, làm chân núi đồi bốc cháy.
Trên chúng, Ta sẽ chồng chất tai ương, sẽ phóng hết mũi tên của Ta vào chúng.
Khi vì đói, chúng phải hao mòn, vì sốt, vì ôn dịch tàn khốc mà phải tiêu tan, Ta sẽ gửi đến chúng nanh thú dữ, với nọc của loài bò sát trên bụi đất.
Ngoài thì lưỡi gươm sẽ làm chúng mất con, trong thì là nỗi kinh hoàng.
Cả trai tráng lẫn người trinh nữ, trẻ đang bú cũng như người bạc đầu sẽ chung số phận.
Ta đã phán: Ta sẽ đập chúng tan tành, làm cho loài người chẳng còn ai nhớ tới, nếu như Ta không sợ kẻ thù xúc phạm.
Đối thủ chúng chớ có hiểu lầm mà nói rằng: "Chúng ta cao tay hơn, tất cả điều đó, đâu phải là Chúa đã làm.
Quả thế, chúng là một dân tộc phán đoán sai lạc, thiếu hẳn trí thông minh.
Nếu là người khôn ngoan, chúng sẽ hiểu điều đó, sẽ thông suốt hậu vận của mình.
Làm sao một người đuổi được một ngàn người, và hai người khiến mười ngàn người trốn chạy, nếu không phải vì Núi Đá của chúng đã bán chúng đi, và Chúa đã nộp chúng rồi?
Vì núi đá của chúng không phải như Núi Đá của chúng ta. Chính kẻ thù chúng ta đều công nhận.
Nho của chúng lấy giống từ nho của Xơ-đôm, từ những cánh đồng của Gô-mô-ra; trái nho của chúng là trái nho độc, chùm nho của chúng mới đắng làm sao!
Rượu của chúng là nọc mãng xà, là chất độc giết người của rắn hổ mang.
Điều này chẳng được giữ kỹ bên Ta, được niêm phong trong các kho tàng của Ta sao?
Chính Ta sẽ báo oán và đáp trả, vào lúc mà chân chúng lảo đảo té xiêu, vì ngày chúng lâm nạn đã gần, và vận hạn chúng đang sầm sập tới."
Thật vậy, Chúa sẽ xét xử cho thần dân, sẽ dủ lòng thương hàng tôi tớ, khi Người thấy rằng bàn tay chúng yếu đi, và người nô lệ, kẻ tự do cũng chẳng còn.
Bấy giờ Người phán: "Đâu rồi các thần của chúng, đâu rồi núi đá chúng ẩn thân?
Đâu rồi những kẻ ăn mỡ lễ tế của chúng, uống rượu tế chúng dâng?
Các thần đó hãy đứng lên và phù trợ các ngươi, cho các ngươi có một nơi ẩn náu!
Bây giờ hãy coi đây: Ta chính là Ta, bên cạnh Ta, chẳng có thần nào khác, Ta cầm quyền sinh tử, Ta đánh phạt, rồi Ta lại chữa lành, không ai cứu khỏi tay Ta được.
Phải, Ta giơ tay lên trời, Ta nói: Ta sống đến muôn đời!
Khi Ta mài lưỡi gươm sáng loé của Ta, khi Ta ra tay xét xử, thì Ta sẽ báo oán các đối thủ của Ta, sẽ đáp trả những kẻ ghét Ta,
Ta sẽ làm cho các mũi tên của Ta say máu, gươm của Ta sẽ ăn thịt: máu những người bị giết và những tù nhân, thịt đầu các thủ lãnh quân thù."
Hỡi các dân tộc, hãy reo hò mừng dân Chúa, vì Người bắt đền nợ máu các tôi tớ của Người, báo oán các đối thủ của Người, và xá tội cho đất, cho dân của Người.
Ông Mô-sê cùng đến với ông Hô-sê-a, con ông Nun, và nói cho dân nghe tất cả những lời của bài ca này (Đnl 32:1-44).
Bài cầu nguyện trên đây thường được mệnh danh là Bài Ca Môsê. Nhiều người cho rằng: điều độc đáo nơi Môsê là ông hát cả ở những lúc không có lý do gì để hát. Ta nên nhớ, đây không phải là lần đầu ông hát, ít nhất đây cũng là lần thứ hai. Lần đầu ông cùng toàn dân hát vì lúc ấy dưới sự lãnh đạo của ông, toàn dân đã được giải phóng một cách vinh quang bằng cách vượt qua Biển Đỏ ráo chân, trong khi chiến mã với kị binh, binh hùng với tướng mạnh của Ai Cập bị “quăng tùm xuống biển”, vùi thân dưới lòng biển bao la. Người không biết hát, những lúc như thế, cũng phải bật lên tiếng hát. Nhưng lần này, có gì đâu mà hát. Đám dân cùng ông ra khỏi Ai Cập đã gần như chết hết, chính bản thân ông cũng sắp theo chân họ vào mộ huyệt rồi. Vậy mà ông vẫn cất cao một bản trường ca, dài hơn cả bài ca chiến thắng, thường được gọi là Bài Ca Biển Cả. Có người còn cho bài ca này hết sức độc đáo về hình thức. Chưa ở chỗ nào trong Bộ Cựu Ước mà tư tưởng tiên tri lại được khóac một bộ áo thi ca có tầm cỡ đến thế (xem Emil G. Hirsch và George A. Barton: Song of Moses, JewishEncyclopedia.com).
Nhưng thực ra, bài ca này không do sáng kiến của Môsê. Đệ Nhị Luật 31: 19 viết như sau: “Bây giờ các ngươi (Môsê và Gio-suê) hãy viết cho mình bài ca này, (các) ngươi hãy dạy con cái Ít-ra-en, hãy đặt vào miệng chúng, để Ta (Gia-vê) lấy bài ca ấy làm chứng cáo tội con cái Ít-ra-en”. Thiên Chúa thấy trước các bất trung của Ít-ra-en: họ sẽ được đưa vào Đất Hứa, đất tràn trề sữa và mật, được ăn, được no nê, sẽ béo mập, nhưng rồi sẽ hướng về các thần khác mà làm điếm phụng thờ chúng và khinh thị Gia-vê, phá vỡ giao ước. Bài ca này sẽ là lời chứng cáo tội họ.
Và do đó, bài ca này xem ra không hẳn chỉ là một bài ca mà còn là một luật sống. Ngôn từ để gọi nó có lúc thay đổi giữa bài ca và luật sống là vì vậy. Câu 21: “Bài ca này sẽ làm chứng cáo tội nó, vì dòng dõi chúng sẽ không quên lặp lại bài ca này”. Câu 22: “hôm ấy, ông Môsê đã viết bài ca này và dạy con cái Ít-ra-en”. Câu 24-26: “Ông Môsê đã viết xong các lời của luật này vào một cuốn sách, từ đầu chí cuối...sách ấy sẽ làm chứng cáo tội anh em”. Câu 30: “Ông Môsê nói cho toàn thể đại hội Ít-ra-en nghe những lời của bài ca này, từ đầu chí cuối”. Và sau khi đã nói xong tất cả những lời ấy với toàn thể Ít-ra-en, Môsê bảo họ: "Hãy để tâm vào tất cả những lời mà hôm nay tôi cảnh cáo anh em, hãy truyền những lời đó cho con cái anh em, để chúng lo đem ra thực hành tất cả những lời của Luật này.Thật vậy, đó không phải là một lời trống rỗng đối với anh em, mà đó là sự sống của anh em, và nhờ lời ấy, anh em sẽ được sống trên đất mà anh em sắp qua sông Gio-đan để chiếm hữu." (câu 45-47).
Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dường như không đồng ý như vậy khi ghi chú câu 45 như sau: “Tiếp theo 31:27. Những lời ở đây là thánh luật, chứ không phải là bản thánh ca nói trên”. Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng cùng một ý kiến như thế: “Tiếp 31:27. Lời ở đây là lời của lề luật, c.46, chứ không phải của bài ca. C. 48 tiếp c. 44”.
Các nhà chú giải trên rất có thể dựa vào các phân tích nguồn văn sâu sắc mà đưa ra các chú giải ấy. Tuy nhiên, cũng có người tin rằng bài ca này đã được viết xuống và được đặt trong Hòm Bia Giao Ước cùng với chiếc gậy của A-ha-ron và Ngũ Thư (Song of Moses, trong Bách Khoa mở Wikipedia). Nếu chỉ coi các chương 31-32 như từ một nguồn thì khó mà không tin như vậy, vì quả tình sau khi viết xong “các lời của luật này” Môsê ra lệnh cho các thầy Lêvi đặt sách ấy vào Hòm Bia Giao Ước (xem câu 26).
Joseph Blenkinsopp, giáo sư Thánh Kinh tại Đại Học Notre Dame, khi chú giải Sách Đệ Nhị Luật, đã giải thích đầy đủ hơn về lối chú giải của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ và của Cha Nguyễn Thế Thuấn. Nhận định về các câu 31:16-23, nhà chú giải này cho rằng: bài ca đã được lồng vào song song với lề luật để làm chứng tố cáo lòng bất trung của Ít-ra-en, chính vì thế, cả hai phải được viết xuống. Nhận định các câu 31:24-29, tác giả này cho hay: đoạn này tiếp nối đoạn 31:9-13 và được đoạn 32:45-47 tiếp nối. Riêng “lời này” ở câu 28 nên hiểu là “bài ca này”; hai câu 28-29 đương nhiên đề cập tới bài ca vì việc đọc luật cách tư riêng cho các trưởng lão và viên chức sau khi đã ra lệnh phải thi hành việc đọc công khai (câu 31:11) xem ra không chỉnh. Sở dĩ có sự lẫn lộn này là do những thích ứng có tính biên tập lúc bài ca được thêm vào (xem The New Jerome Biblical Commentary, tr.108).
Hầu hết các nhà chú giải, dựa vào giả thuyết tài liệu (documentary hypothesis) đều nghĩ bài ca này khởi thủy vốn là một bản văn độc lập, sau đó được các soạn giả Đệ Nhị Luật lồng vào ấn bản thứ hai của sách. Ấn bản này được đưa ra như là một phản ứng đối với việc Vương Quốc Giu-đa bị lưu đày qua Babylon. Vì có giả thuyết cho rằng ấn bản đầu của Đệ Nhị Luật có cái nhìn tích cực hơn, từng gợi ý về một hoàng kim thời đại sắp tới. Cái nhìn ấy đến lúc này không còn thích hợp nữa. Do đó, bài ca này thích hợp hơn với ấn bản hai, khi nhìn lại các bất hạnh của Ít-ra-en và chắc chắn đã được soạn thảo vào cùng một thời gian.
Blenkinsopp cũng nghĩ thế. Theo ông, bài ca này đã được lồng vào ở một niên hiệu sau này vì sự đồng điệu trong các thể tài của nó với các lời khuyến dụ (parenesis) của đệ nhị luật. Luận điểm cho rằng nó có niên hiệu rất sớm đã căn cứ vào một trong các điểm sau đây: giống nhau về cấu trúc với truyền thống Êlôhít trong Ngũ Thư; dùng ngôn ngữ cổ; dùng loại hình thi phú mà theo Albright khá thích ứng giữa Xuất Hành 15 và Thủ Lãnh 5 một bên và bên kia là 2 Sm 1. Tuy nhiên, theo tình trạng các nghiên cứu đệ nhị luật hiện nay, khó mà dựa vào truyền thống Êlôhít; ngôn ngữ ở đây phải nói là đang trở thành cổ xưa chứ chưa cổ xưa thực sự (như trong Hbc 3); và người ta hoài nghi không biết các lý thuyết cứng rắn về thi phú có diễn dịch thành thứ tự thời gian chính xác hay không. Các ngụ ý thi ca trong các câu như 7, 15, các ý niệm thần học giả thiết là tiến bộ, cũng như những dấu chỉ ảnh hưởng của khôn ngoan và tiên tri, như hình thức kiện tụng, xem ra muốn nói đến một niên hiệu không thể nào trước thời quân chủ và lưu đầy (đã dẫn, tr.108).
Tóm lại, bài ca rất có thể không phải của Môsê. Bách khoa mở Wikipedia cho rằng: theo khoa chú giải phê phán hiện nay, mặc dù truyền thống Do Thái và Kitô giáo vốn gán bài ca này cho vị tiên tri từng lãnh đạo Dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, nhưng các điều kiện do bài ca này giả định đã làm ý niệm ấy khó chấp nhận được. Cuộc Xuất Hành và cuộc lang thang trong sa mạc đã thuộc một dĩ vãng quá xa. Người đồng thời với tác giả bài ca hình như phải học hỏi những điều đó từ cha ông họ (câu 7). Dân Do Thái lúc ấy như đã định cư tại Pa-lét-tin rồi (các câu 13-14); thì giờ đủ lâu cho họ không những sa vào việc thờ ngẫu thần (các câu 15-19) mà còn bị đem tới chỗ gần diệt vong. Họ chịu áp lực nặng nề của các kẻ thù ngoại đạo (câu 30); nhưng Gia-vê hứa sẽ can thiệp và cứu vớt họ (các câu 34-43).
Tuy nhiên, các nhà chú giải không nhất trí về niên hiệu chính xác của bài ca. George E. Mendenhall thuộc trường Đại Học Michigan thì cho là nó được viết ra trong khoảng thời gian liền sau thất bại của dân quân Do Thái tại Eben-Ezer, và tác giả của nó là tiên tri Samuel. Nhưng khi toàn bộ đoạn Đnl 31: 14-23 được gán cho hai truyền thống Gia-vít và Ê-lô-hít, thì người ta lại tin là nó có trước đó, đồng thời với các trận chiến Xi-ri-a dưới thời Giơ-hô-a-kh á t và Gia-róp-am II. (c. 780). Kuenen và Driver, khi cho rằng kiểu nói “một dân không phải là dân” ở câu 21 có ý ám chỉ người Át-xi-ri, đã cho rằng bài thơ này có từ thời tiên tri Giêrêmia và Êdêkien (c. 630). Trong khi đó những tác giả như Cornill, Steuernagel, và Bertholet lại cho nó thuộc thời sắp kết thúc Lưu Đày, từ thời Isaia thứ hai. Hiện nay, khó có thể xác định được một niên hiệu chính xác, nhưng phần đông nghiêng về thời Lưu Đày.
Ronald Bergey, thuộc phân khoa thần học cải cách ở Aix-en-Provence, Pháp, thì lại cho rằng sự tương đồng về ngôn ngữ giữa Đệ Nhị Luật 32 và các chương chủ yếu của Sách Isaia (tức các chương 1, 5, 28 và 30) cho thấy Bài Ca này và các sách tiên tri có tính Isaia có liên hệ với nhau về phương diện ngữ học. Mặt khác, khi so sánh về phương diện thể tài, người ta thấy giữa hai nguồn này có cả một khuôn mẫu khá nhất quán trong việc lấy thể tài của nhau hay đảo ngược lại các thể tài ấy. Nhưng khó mà nhận định bên nào vay mượn của bên nào.
Điều ấy, một lần nữa, đối với chúng ta không quan trọng. Bài ca này, khi được Giáo Hội chính thức nhìn nhận là qui điển, vượt qua những khía cạnh ấy để nói với ta những diệu kỳ của Chúa, bằng một văn phong độc đáo. Bài ca mở đầu bằng một khúc dạo (câu 1-3) trong đó trời và đất được huy động để lắng nghe lời nhà thi sĩ. Blenkinsopp thì cho rằng trời và đất ở đây được kêu mời làm nhân chứng (xem Giêrêmia 2:12; Tv 50:4-6); và điều này phản ảnh việc nại tới thần minh chứng giám cho việc lên án một chư hầu sau khi một hiệp ước bị vi phạm, mà theo ông, vốn là chủ đề của bài ca này. Về câu 2, có người cho rằng Môsê muốn dẫn khởi lời ông như chính lời Thiên Chúa, theo đó giáo huấn của Người “như giọt mưa thánh thót”, lời Người dạy bảo “tựa sương móc nhỏ sa, khác nào mưa rơi trên nội cỏ, giống như nước đổ xuống đồng xanh”. Có lẽ, lúc suy tư về chính thừa tác vụ của mình, Môsê muốn nói rằng: Lời Chúa qua miệng lưỡi ông, tức giáo huấn, phải rơi trên mọi người như những hạt mưa nhỏ rơi trên đám cỏ non hay như trận mưa rào rơi trên cỏ đồng nội, từ từ thấm nhiễm sâu biến thành những xác tín vững chắc không phải chỉ riêng cho đầu mà còn cho cả tim lòng nữa. Dù sao, theo Blenkinsopp, chữ giáo huấn, lequah, trong tiếng Hípri, chính là điển hình của ngôn ngữ khôn ngoan (xem Gióp 11:4; Cn 1:5; 4:2). Niềm xác tín kia được Môsê phát biểu ở câu 3: “Này tôi xưng tụng thánh danh Chúa, trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ!”, điều mà lúc còn ở Meribah, ông cương quyết không bao giờ thiếu sót thực hành trước mặt dân: sẽ luôn hiển dương danh Thiên Chúa.
Trong các câu 4-6, thể tài của bài ca được xác định. Thể tài ấy nói về sự chính trực và trung tín của Gia-vê đối với dân hư đốn và bất tín của Người. Sự chính trực và trung tín của Giavê được gói ghém trong hạn từ “Núi Đá” mà Môsê dùng ở đây để gọi tên Người. Môsê sử dụng tên này đến 5 lần trong bài ca này (các câu 4, 15, 18, 30, 31). Đây là một tước hiệu thường được Thánh Vịnh (Tv 18:3) cũng như các tiên tri (2 Sm 23:3; Is 44:8; 51:1) dùng để chỉ Thiên Chúa. Đá ở đây chỉ quyền thống trị không bao giờ đổi thay của Chúa, nền tảng chắc chắn để ta nương tựa. Thực thế, Môsê cho rằng sự nghiệp của Chúa hoàn hảo, đường lối của Người thẳng ngay, Người tín thành, không mảy may gian dối, Người chính trực công minh. Nhưng khi nói đến đá, hình như Môsê còn muốn nhắc tới biến cố Chúa cho nước phọt ra từ đá để nuôi sống dân (Xh 17), một loại hình được ông dùng tới dùng lui trong chính Bài Ca này (câu 13: người cho nó nếm mật ong chẩy ra từ hốc đá, nếm dầu từ tảng đá hoa cương) sau này được Thánh Phaolô dùng để áp dụng vào Chúa Kitô, khi ngài viết: “Hết thẩy đã được uống cũng một của uống thần thiêng, quả họ đã uống tự Tảng đá thần thiêng đi theo họ, Tảng đá ấy tức là Chúa Kitô” (1Cor 10:4). Sự chính trực vững như núi đá ấy quả trái ngược với lòng dạ đổi thay của con người. Thực vậy, họ vốn được Chúa “sinh ra không tì ố”, nhưng nay đã tráo trở mà ra “lỗi đạo, lưu manh, tà vậy, ngu si, khờ dại”.
Tuy nhiên, các nhà chú giải không nhất trí về niên hiệu chính xác của bài ca. George E. Mendenhall thuộc trường Đại Học Michigan thì cho là nó được viết ra trong khoảng thời gian liền sau thất bại của dân quân Do Thái tại Eben-Ezer, và tác giả của nó là tiên tri Samuel. Nhưng khi toàn bộ đoạn Đnl 31: 14-23 được gán cho hai truyền thống Gia-vít và Ê-lô-hít, thì người ta lại tin là nó có trước đó, đồng thời với các trận chiến Xi-ri-a dưới thời Giơ-hô-a-kh á t và Gia-róp-am II. (c. 780). Kuenen và Driver, khi cho rằng kiểu nói “một dân không phải là dân” ở câu 21 có ý ám chỉ người Át-xi-ri, đã cho rằng bài thơ này có từ thời tiên tri Giêrêmia và Êdêkien (c. 630). Trong khi đó những tác giả như Cornill, Steuernagel, và Bertholet lại cho nó thuộc thời sắp kết thúc Lưu Đày, từ thời Isaia thứ hai. Hiện nay, khó có thể xác định được một niên hiệu chính xác, nhưng phần đông nghiêng về thời Lưu Đày.
Ronald Bergey, thuộc phân khoa thần học cải cách ở Aix-en-Provence, Pháp, thì lại cho rằng sự tương đồng về ngôn ngữ giữa Đệ Nhị Luật 32 và các chương chủ yếu của Sách Isaia (tức các chương 1, 5, 28 và 30) cho thấy Bài Ca này và các sách tiên tri có tính Isaia có liên hệ với nhau về phương diện ngữ học. Mặt khác, khi so sánh về phương diện thể tài, người ta thấy giữa hai nguồn này có cả một khuôn mẫu khá nhất quán trong việc lấy thể tài của nhau hay đảo ngược lại các thể tài ấy. Nhưng khó mà nhận định bên nào vay mượn của bên nào.
Điều ấy, một lần nữa, đối với chúng ta không quan trọng. Bài ca này, khi được Giáo Hội chính thức nhìn nhận là qui điển, vượt qua những khía cạnh ấy để nói với ta những diệu kỳ của Chúa, bằng một văn phong độc đáo. Bài ca mở đầu bằng một khúc dạo (câu 1-3) trong đó trời và đất được huy động để lắng nghe lời nhà thi sĩ. Blenkinsopp thì cho rằng trời và đất ở đây được kêu mời làm nhân chứng (xem Giêrêmia 2:12; Tv 50:4-6); và điều này phản ảnh việc nại tới thần minh chứng giám cho việc lên án một chư hầu sau khi một hiệp ước bị vi phạm, mà theo ông, vốn là chủ đề của bài ca này. Về câu 2, có người cho rằng Môsê muốn dẫn khởi lời ông như chính lời Thiên Chúa, theo đó giáo huấn của Người “như giọt mưa thánh thót”, lời Người dạy bảo “tựa sương móc nhỏ sa, khác nào mưa rơi trên nội cỏ, giống như nước đổ xuống đồng xanh”. Có lẽ, lúc suy tư về chính thừa tác vụ của mình, Môsê muốn nói rằng: Lời Chúa qua miệng lưỡi ông, tức giáo huấn, phải rơi trên mọi người như những hạt mưa nhỏ rơi trên đám cỏ non hay như trận mưa rào rơi trên cỏ đồng nội, từ từ thấm nhiễm sâu biến thành những xác tín vững chắc không phải chỉ riêng cho đầu mà còn cho cả tim lòng nữa. Dù sao, theo Blenkinsopp, chữ giáo huấn, lequah, trong tiếng Hípri, chính là điển hình của ngôn ngữ khôn ngoan (xem Gióp 11:4; Cn 1:5; 4:2). Niềm xác tín kia được Môsê phát biểu ở câu 3: “Này tôi xưng tụng thánh danh Chúa, trời đất hãy suy tôn Thiên Chúa ta thờ!”, điều mà lúc còn ở Meribah, ông cương quyết không bao giờ thiếu sót thực hành trước mặt dân: sẽ luôn hiển dương danh Thiên Chúa.
Trong các câu 4-6, thể tài của bài ca được xác định. Thể tài ấy nói về sự chính trực và trung tín của Gia-vê đối với dân hư đốn và bất tín của Người. Sự chính trực và trung tín của Giavê được gói ghém trong hạn từ “Núi Đá” mà Môsê dùng ở đây để gọi tên Người. Môsê sử dụng tên này đến 5 lần trong bài ca này (các câu 4, 15, 18, 30, 31). Đây là một tước hiệu thường được Thánh Vịnh (Tv 18:3) cũng như các tiên tri (2 Sm 23:3; Is 44:8; 51:1) dùng để chỉ Thiên Chúa. Đá ở đây chỉ quyền thống trị không bao giờ đổi thay của Chúa, nền tảng chắc chắn để ta nương tựa. Thực thế, Môsê cho rằng sự nghiệp của Chúa hoàn hảo, đường lối của Người thẳng ngay, Người tín thành, không mảy may gian dối, Người chính trực công minh. Nhưng khi nói đến đá, hình như Môsê còn muốn nhắc tới biến cố Chúa cho nước phọt ra từ đá để nuôi sống dân (Xh 17), một loại hình được ông dùng tới dùng lui trong chính Bài Ca này (câu 13: người cho nó nếm mật ong chẩy ra từ hốc đá, nếm dầu từ tảng đá hoa cương) sau này được Thánh Phaolô dùng để áp dụng vào Chúa Kitô, khi ngài viết: “Hết thẩy đã được uống cũng một của uống thần thiêng, quả họ đã uống tự Tảng đá thần thiêng đi theo họ, Tảng đá ấy tức là Chúa Kitô” (1Cor 10:4). Sự chính trực vững như núi đá ấy quả trái ngược với lòng dạ đổi thay của con người. Thực vậy, họ vốn được Chúa “sinh ra không tì ố”, nhưng nay đã tráo trở mà ra “lỗi đạo, lưu manh, tà vậy, ngu si, khờ dại”.
Các câu 7-14 đề cập tới sự quan phòng từng dẫn dắt Israel an toàn qua sa mạc và ban cho họ mảnh đất phì nhiêu. Câu 8 được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là: “Người vạch biên cương cho từng dân tộc theo số các thần minh”. Cha Nguyễn Thế Thuấn thì dịch là “theo số các con cái Thiên Chúa” và tuy ghi chú thêm rằng lời dịch đó là dịch theo bản Hy-lạp, chứ bản Hípri ghi rõ là “con cái Israel”, Cha cũng đồng ý: con cái Thiên Chúa đây chỉ các thiên thần canh giữ các dân tộc. Blenkinsopp chú thích hai câu 8-9 như sau: trong nguyên bản Hípri, Elyon (Đấng Tối Cao), vốn là một tước hiệu của Thượng Đế có trước thời người Do Thái, có lẽ của người Giêrusalem xưa (được Men-ki-xê-đê và Bi-lơ-am sử dụng, xem St 14: 18-22; Dân số 24:16). Đấng Tối Cao, theo ý niệm phẩm trật thần minh Ca-na-an, này chỉ định mỗi một dân nước trong số 70 dân nước của thế giới (St 10) cho một trong số 70 vị thần của phẩm trật, riêng Israel được diễm phúc Chúa dành riêng cho mình, một dân được Người ưu tuyển. Dân ấy được Người chăm sóc một cách đầy ấp ủ, dưỡng dục và giữ gìn như “con ngươi mắt Người” (câu 10), một thuật ngữ sau này được tác giả Thánh Vịnh mô phỏng tại Tv 17:8. Nhưng câu 11 mới nói lên hết nét tài hoa và nghệ thuật thi ca của tác giả: “Tựa chim bằng trên tổ lượn quanh, giục bầy con bay nhẩy, xòe cánh ra đỡ lấy rồi cõng con trên mình”. Hình ảnh chim bằng này từng được Xuất Hành 19:4 sử dụng. Câu 14 có nhắc tới chiên đực miền Ba-san. Đây là một vùng phì nhiêu phía bắc Hồ Ga-li-lê, nổi tiếng về chiên dê và gỗ sồi. Trên đường từ Ai Cập tới Ca-na-an, người Do Thái đã đánh bại Vua Ốc của Ba-san, và lãnh thổ của ông được phân phối cho chi tộc Mơ-na-se (Đnl 3; Tv 22:12; Is 2:13). Cũng trong câu 14 này, Môsê dùng lại kiểu nói trong lời Giacóp chúc phúc cho con cái ở St 49:11 đó là “máu trái nho” để chỉ rượu nho nồng.
Câu 15-18 được dùng để mô tả sự bất trung và rơi vào việc thờ tà thần của Israel, trong đó, Israel được gọi là Giơ-su-run một tước hiệu chỉ có ở đây, ở 33: 5, 26; Is 44:2. Tước hiệu này có thể rút ra từ chữ yasar có nghĩa là “chính trực” mà cũng có thể rút ra từ chữ sor, có nghĩa là “bò mộng”. Trong câu này, Giơ-su-run chắc chắn đã được rút ra từ chữ sau, với nghĩa xấu chỉ con bò đá hậu nhưng trong Is 44:2, chắc chắn nó được rút từ chữ trước, chỉ “kẻ Ta tuyển chọn”. Con bò mộng này sau khi no nê đẫy đà đã rẫy bỏ Thiên Chúa, Đấng tạo ra mình (đúng ra là hạ sinh theo nghĩa mẹ sinh con) mà đi thờ qủy. Theo Blenkinsopp, chữ qủy đây là sedim vốn từ gốc sedu của tiếng Accadian mà ra, chỉ được dùng ở đây và ở Tv 106:37.
Việc Israel rơi vào bất trung và thờ ngẫu tượng buộc Gia-vê phải đe dọa họ (các câu 19-27) với tai ương cả nước và gần như với việc tận diệt cả nước, để dùng một “dân không phải là dân”. Câu 21 này tổng quát, khó định là dân nào, có thể là Philitinh mà cũng có thể là Babylon. Câu 22 với lửa hủy hoại đất đai hoa mầu là hình ảnh thi ca của án phạt Thiên Chúa (xem Tl 9:15,20; Am 2:4; Grm 15:4). Nhưng câu 26 bắt đầu chuyển hướng: Ít-ra-en sẽ không bị diệt hoàn toàn vì nếu không kẻ thù sẽ cướp công (xem Gs 7:9; Is 10:7). Các câu 28-43 mô tả việc Gia-vê quyết định nói với Israel ra sao qua sự cùng cực khốn khổ của họ, dẫn họ tới một tâm trí tốt hơn, và ban cho họ chiến thắng trên các kẻ thù của họ. Có người nhận định: ngôn từ khôn ngoan trong hai câu 28-29 là điều đáng lưu ý. “Điều này” ở câu 34 được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chú thích là: “dịch một đại từ Hípri cũng có nghĩa là nó. Sau khi nói về chúng (địch thù của Ít-ra-en), có thể ở đây lại bắt đầu nói về bản thân Ít-ra-en để báo tin ơn giải thoát. Theo hướng này, sẽ dịch là: còn nó, chẳng phải nó được dấu kín bên Ta, phong trữ trong kho tàng...? (xem Tv 27:5): thật rõ ràng Ít-ra-en luôn được Thiên Chúa trân trọng, ấp ủ (câu 10 trên; Tv 23:6...) ngay khi Người phải đánh phạt nó”. Bản Thánh Kinh Jerusalem dịch theo lối này: Mais lui, n'est-il pas à l'abri près de moi, scellé dans mes trésors? Câu 43: có người dựa vào Bản Bẩy Mươi và Văn Chương Qumran để dịch là: “Hỡi các tầng trời, hãy mừng vui cùng dân Người, hỡi các thần minh, hãy thờ lạy Người, vì Người bắt đền nợ máu các tôi tớ Người, và xá tội cho đất đai dân Người”. “Hôsêa” (có nghĩa người cứu) trong câu 44, theo Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, mới là tên thật của con ông Nun; sau này ông Môsê sửa lại thành Giosuê để nhấn mạnh ý: “chính Đức Chúa cứu” (xem Ds 13:16). Bản Jerusalem thì dùng tên Giosuê: Moïse vint avec Josué fils de Nûn, et prononça aux oreilles du peuple toutes les paroles de ce cantique. Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng theo lối dịch này.
Dàn bài tổng quát của bài ca này giống dàn bài của Thánh Vịnh 78, 105, 106, và đoạn văn xuôi Edk 20, cũng như các phúng dụ ở Edk 16 và 23. Tuy nhiên, trong Bài Ca Môsê, thể tài được xử lý trọn vẹn hơn và với một ý lực thi ca cao hơn.
Việc Israel rơi vào bất trung và thờ ngẫu tượng buộc Gia-vê phải đe dọa họ (các câu 19-27) với tai ương cả nước và gần như với việc tận diệt cả nước, để dùng một “dân không phải là dân”. Câu 21 này tổng quát, khó định là dân nào, có thể là Philitinh mà cũng có thể là Babylon. Câu 22 với lửa hủy hoại đất đai hoa mầu là hình ảnh thi ca của án phạt Thiên Chúa (xem Tl 9:15,20; Am 2:4; Grm 15:4). Nhưng câu 26 bắt đầu chuyển hướng: Ít-ra-en sẽ không bị diệt hoàn toàn vì nếu không kẻ thù sẽ cướp công (xem Gs 7:9; Is 10:7). Các câu 28-43 mô tả việc Gia-vê quyết định nói với Israel ra sao qua sự cùng cực khốn khổ của họ, dẫn họ tới một tâm trí tốt hơn, và ban cho họ chiến thắng trên các kẻ thù của họ. Có người nhận định: ngôn từ khôn ngoan trong hai câu 28-29 là điều đáng lưu ý. “Điều này” ở câu 34 được Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chú thích là: “dịch một đại từ Hípri cũng có nghĩa là nó. Sau khi nói về chúng (địch thù của Ít-ra-en), có thể ở đây lại bắt đầu nói về bản thân Ít-ra-en để báo tin ơn giải thoát. Theo hướng này, sẽ dịch là: còn nó, chẳng phải nó được dấu kín bên Ta, phong trữ trong kho tàng...? (xem Tv 27:5): thật rõ ràng Ít-ra-en luôn được Thiên Chúa trân trọng, ấp ủ (câu 10 trên; Tv 23:6...) ngay khi Người phải đánh phạt nó”. Bản Thánh Kinh Jerusalem dịch theo lối này: Mais lui, n'est-il pas à l'abri près de moi, scellé dans mes trésors? Câu 43: có người dựa vào Bản Bẩy Mươi và Văn Chương Qumran để dịch là: “Hỡi các tầng trời, hãy mừng vui cùng dân Người, hỡi các thần minh, hãy thờ lạy Người, vì Người bắt đền nợ máu các tôi tớ Người, và xá tội cho đất đai dân Người”. “Hôsêa” (có nghĩa người cứu) trong câu 44, theo Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, mới là tên thật của con ông Nun; sau này ông Môsê sửa lại thành Giosuê để nhấn mạnh ý: “chính Đức Chúa cứu” (xem Ds 13:16). Bản Jerusalem thì dùng tên Giosuê: Moïse vint avec Josué fils de Nûn, et prononça aux oreilles du peuple toutes les paroles de ce cantique. Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng theo lối dịch này.
Dàn bài tổng quát của bài ca này giống dàn bài của Thánh Vịnh 78, 105, 106, và đoạn văn xuôi Edk 20, cũng như các phúng dụ ở Edk 16 và 23. Tuy nhiên, trong Bài Ca Môsê, thể tài được xử lý trọn vẹn hơn và với một ý lực thi ca cao hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét