CÁC BÀI SUY NIỆM LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ - NĂM B (NHIỀU TÁC GIẢ)
Suy niệm LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ- B
Lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26
MỤC LỤC
1. Bàn tiệc Thánh Thể.
2. Mình Máu Thánh Chúa.
3. Dâng tiến lễ vật.
4. Ta là Bánh – Lm. Ignatiô Trần Ngà.
5. Này là Mình Máu Thầy – Lm. ViKiNi
6. Hy lễ thập giá – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền.
7. “Này là Máu Ta” – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
8. Hiến lễ tình yêu – Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc.
9. Kết hiệp với Đức Kitô và với nhau.
10. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
11. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
12. Mầu nhiệm tình yêu.
13. Bánh bởi Trời
14. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
15. Đây là đất thánh - Arthur Tone.
16. Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.
17. Tặng phẩm thần linh.
18. Thánh Thể – Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
19. Vì muôn người.
20. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
21. Tấm bánh tình yêu – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
22. Cậu bé Marcellino.
23. Tình yêu và sự sống.
24. Thánh Thể.
25. Thánh Thể: Nguồn cứu độ – Anmai, CSsR..
26. Thánh Thể.
27. Bữa tiệc.
28. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
29. Dấu chỉ của tình yêu.
30. Tình Chúa.
31. Lễ Mình Máu Chúa.
32. Trao ban đến tận cùng – Lm. Ignatiô Trần Ngà.
33. Tình Chúa.
34. Giao ước mới.
35. Bánh Ban Sự Sống – Peter Feldmeier.
36. Kể lại câu chuyện.
37. Đồng hành.
38. Chia sẻ.
39. Bữa tiệc linh thánh.
40. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua – JKN.
41. Suy Niệm của Lm Trần Bình Trọng.
42. Suy niệm của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng.
43. Hồng ân của Bí Tích Thánh Thể.
44. Bữa ăn của Chúa - Martin Lê Hoàng Vũ.
45. Tình yêu Thiên Chúa không bao giờ tắt.
46. Thánh Thể và Thánh Giá.
47. Này là Mình Ta. Này là Máu Ta.
48. Chuẩn bị tiệc Vượt Qua và khai mạc Giao Ước.
49. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.
50. Chú giải của Noel Quesson.
51. Chú giải của William Barclay.
52. Giao Ước Tình Yêu.
53. Lời mời gọi chân tình.
54. Kỷ vật tình yêu.
55. Hiện Diện - Hiệp Nhất - Chia Sẻ.
Lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26
MỤC LỤC
1. Bàn tiệc Thánh Thể.
2. Mình Máu Thánh Chúa.
3. Dâng tiến lễ vật.
4. Ta là Bánh – Lm. Ignatiô Trần Ngà.
5. Này là Mình Máu Thầy – Lm. ViKiNi
6. Hy lễ thập giá – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền.
7. “Này là Máu Ta” – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
8. Hiến lễ tình yêu – Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc.
9. Kết hiệp với Đức Kitô và với nhau.
10. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
11. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
12. Mầu nhiệm tình yêu.
13. Bánh bởi Trời
14. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
15. Đây là đất thánh - Arthur Tone.
16. Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy.
17. Tặng phẩm thần linh.
18. Thánh Thể – Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
19. Vì muôn người.
20. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
21. Tấm bánh tình yêu – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
22. Cậu bé Marcellino.
23. Tình yêu và sự sống.
24. Thánh Thể.
25. Thánh Thể: Nguồn cứu độ – Anmai, CSsR..
26. Thánh Thể.
27. Bữa tiệc.
28. Lễ Mình Máu Chúa Kitô.
29. Dấu chỉ của tình yêu.
30. Tình Chúa.
31. Lễ Mình Máu Chúa.
32. Trao ban đến tận cùng – Lm. Ignatiô Trần Ngà.
33. Tình Chúa.
34. Giao ước mới.
35. Bánh Ban Sự Sống – Peter Feldmeier.
36. Kể lại câu chuyện.
37. Đồng hành.
38. Chia sẻ.
39. Bữa tiệc linh thánh.
40. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua – JKN.
41. Suy Niệm của Lm Trần Bình Trọng.
42. Suy niệm của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng.
43. Hồng ân của Bí Tích Thánh Thể.
44. Bữa ăn của Chúa - Martin Lê Hoàng Vũ.
45. Tình yêu Thiên Chúa không bao giờ tắt.
46. Thánh Thể và Thánh Giá.
47. Này là Mình Ta. Này là Máu Ta.
48. Chuẩn bị tiệc Vượt Qua và khai mạc Giao Ước.
49. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.
50. Chú giải của Noel Quesson.
51. Chú giải của William Barclay.
52. Giao Ước Tình Yêu.
53. Lời mời gọi chân tình.
54. Kỷ vật tình yêu.
55. Hiện Diện - Hiệp Nhất - Chia Sẻ.
1. Bàn tiệc Thánh Thể
Tin Mừng thuật lại một bữa ăn. Đó là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu, được gọi là bữa Tiệc Ly, lại đúng vào tiệc Vượt qua, kỷ niệm biến cố Chúa giải thoát Israel ra khỏi đất Ai Cập. Trong đời thường, chúng ta đã từng ăn uống. Cơm nhà cơm khách, ăn cưới ăn giỗ. Ăn với gia đình hoặc vò võ một mình, cơm hàng cháo chợ. Cỗ bàn thịnh soạn hay dưa mắm cho qua bữa.
Chúa Giêsu cũng đã ăn uống. Ngài dự tiệc cưới tại Cana. Ngài nhận lời đến ăn cơm tại nhà Matthêu và Giakêu. Ngài dùng bữa với chị em Maria, Martha và Lagiarô tại Bêtania. Và chắc chắn Ngài cũng ngồi ăn với dân chúng trong biến cố bánh hoá nhiều. Tất nhiên, Ngài cũng thường xuyên ăn uống với nhóm 12. Và thậm chí, Ngài còn dùng bữa với những kẻ tội lỗi, khiến cho bọn biệt phái phải lên tiếng: Tại sao thầy các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và phường tội lỗi như vậy.
Ăn để nuôi thân. Cơm rau cá thịt bồi bổ thân xác, tạo sinh lực. Và hơn thế nữa, bữa ăn còn là dịp để gặp gỡ, cảm thông và chia sẻ tâm tình như ăn cưới, ăn khao hay để tưởng nhớ một người đã khuất như ăn giỗ. Trong bữa ăn, thân xác tiếp nhận thực phẩm, còn tinh thần được hưởng niềm vui hội ngộ: cha mẹ con cái gặp nhau, họ hàng bè bạn gặp nhau. Có thức ăn được bày biện cụ thể trên mâm, nhưng cũng có thức ăn vô hình là những vui buồn được mọi người chia sẻ, cảm thông. Và như thế, bữa ăn nào cũng có hai loại thực phẩm. Hữu hình và vô hình. Hữu hình đó là cơm rau cá thịt. Còn vô hình đó là những nỗi niềm, những cảm xúc, những kỷ niệm.
Trong bữa Tiệc Ly cũng có hai loại thức ăn. Thức ăn hữu hình là một ít rau, một ít bánh không men và một ít rượu. Còn thức ăn vô hình đó là kỷ niệm về cuộc vượt qua khỏi kiếp sống nô lệ của dân Do Thái, là giao ước Thiên Chúa đã ký kết với dân Ngài, là ký ức về những tháng ngày Chúa Giêsu sống với các môn đệ; là niềm cay đắng khi biết có một môn đệ phải bội Ngài, là cuộc vượt qua do chính Ngài thực hiện qua cái chết.
Mọi bữa ăn trước đây, Ngài đã ngồi đồng bàn và trở thành đồng bạn. Đồng bàn vì cùng ăn uống những thực phẩm được dọn ra. Đồng bạn vì Ngài cùng hiệp thông và chia sẻ mọi nỗi vui buồn của họ. Còn trong bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu đồng bàn với nhóm 12 và trở nên bạn hữu của họ. Và hơn thế nữa còn trở nên kẻ hầu người hạ khi cúi xuống rửa chân cho họ.
Tình yêu vào giây phút ly biệt này đã thôi thúc Ngài đưa ra lời cam kết bằng chính mạng sống của Ngài, mạng sống của Thiên Chúa làm người. Lời cam kết này được biểu lộ bằng máu sẽ đổ ra ngày hôm sau trên đỉnh đồi Canvê. Đồng thời qua bữa tiệc này Ngài còn bày tỏ ước nguyện của mình: Đó là Ngài sẽ vượt qua mọi giới hạn của thân phận con người để đi vào cõi sâu xa bên trong hầu thông truyền cho con người sự sống của Thiên Chúa bằng cách cho con người được ăn và uống Thiên Chúa.
Như thế con người được nuôi dưỡng bằng chính sự sống của Thiên Chúa. Được Thiên Chúa nuôi dưỡng, con người sẽ đi vào cuộc sống của Thiên Chúa. Ăn uống là để được nuôi dưỡng và gặp gỡ. Cũng vậy nơi bàn tiệc Thánh Thể, Thiên Chúa cũng nuôi dưỡng và gặp gỡ chúng ta, nhờ đó chúng ta được sống bằng chính cuộc sống của Thiên Chúa.
2. Mình Máu Thánh Chúa
Dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ của người Ai Cập và được đào luyện để trở thành dân riêng của Chúa. Một thứ giao kèo đã được thực hiện giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Thiên Chúa ban cho họ một lề luật quy định thái độ và cách sống của họ đối với Chúa, và của mọi người đối với nhau. Người Do Thái đã đồng thanh thề hứa xin thi hành mọi lời Chúa đã phán. Maisen lập bàn thờ và toàn dân cử hành nghi lễ ký kết giao ước với Thiên Chúa. Người ta giết bê để làm lễ tế. Máu bê một nửa được rưới trên bàn thờ, một nửa được rảy trên dân.
Ở đây lễ ký kết giao ước đã được thực hiện bằng máu bê. Và trong lịch sử của dân Chúa, giao ước này đã không được tuân giữ từ phía dân Ngài. Nhưng Thiên Chúa là Đấng luôn trung tín trong lòng yêu thương của Ngài. Và Ngài đã thực hiện một giao ước mới.
Nhưng lần này, giao ước được thiết lập không phải trong một nghi lễ, mà là bằng một cuộc sống. Lễ vật giao hoà không phải là chiên bò hay máu của chúng, mà là chính Con Thiên Chúa làm người, đã sống giữa con người, để mạc khải tình thương của Chúa đối với con người và cuối cùng đã đổ đến giọt máu cuối cùng không phải trên bàn thờ mà trên thập giá.
Tin Mừng của thánh lễ hôm nay cho chúng ta thấy: Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài đang chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua, lễ kỷ niệm dân Chúa được giải thoát khỏi ách nô lệ người Ai Cập. Nhưng chúng ta lại cũng có thể thấy được rằng cảnh tượng diễn ra không còn ở trong một nghi lễ mà là ở trong chính cuộc sống. Hay nói cách khác trong chính việc cử hành lễ Vượt Qua này, cái ý nghĩa thâm sâu nhất, cái nội dung đích thực của mọi nghi lễ được cử hành đang trở thành hiện thực.
Chúa Giêsu và các môn đệ đang sống biến cố Vượt Qua, đang sống cuộc giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Cử chỉ của Chúa Giêsu, hãy cầm lấy bánh, hãy cầm lấy rượu, mang ý nghĩa là Mình Máu Ngài, nói lên cái chết của Ngài, một cái chết cho nhiều người mà đại diện là 12 môn đệ, đồng bàn với Ngài, nhưng cũng là những người sẽ chối Chúa, sẽ bỏ Chúa để thoát thân, những con người tội lỗi, yếu đuối như bao con người tội lỗi và yếu đuối khác. Nhưng với bữa tiệc ly trở thành tiệc Thánh Thể này, khi trao cho các môn đệ Mình Máu Ngài, Chúa Giêsu tự báo cho các môn đệ ơn tha thứ, ơn cứu thoát. Khi lãnh nhận Mình Máu Chúa, các môn đệ lãnh nhận cho mình cuộc hy sinh của Chúa Giêsu và ơn cứu rỗi được dành cho con người.
Chính vì vậy mà sau khi Chúa Giêsu phục sinh, nghĩa là sau khi các môn đệ đã có những cử chỉ bất trung, các ông vẫn có thể đồng bàn với Người. Sự đồng bàn ở đây có ý nghĩa của một sự giao hoà. Giáo Hội trong suốt dòng lịch sử, đã không ngừng lặp lại cử chỉ này như Chúa Giêsu đã truyền dạy để tưởng nhớ đến Ngài. Nhưng không phải chỉ là một sự tưởng nhớ trong tưởng tượng, trong tình cảm, mà là trong chính cuộc sống bằng cách sống trọn vẹn ý nghĩa, nội dụng của nghi lễ mình làm.
Việc cộng đoàn Kitô hữu họp lại với nhau trong nhà thờ để cử hành thánh lễ phải là điểm khởi đầu và kết thúc của một giai đoạn dấn thân. Nghĩa là thánh lễ được cử hành trong nhà thờ cần phải được nối tiếp trong cuộc sống và cuộc sống cũng cần phải được cử hành trong thánh lễ tại nhà thờ chứ không được tách thánh lễ ra khỏi cuộc sống. Bởi đó chúng ta thực sự kéo dài thánh lễ trong cuộc sống bằng cách thực thi bái ái yêu thương hay chưa. Đồng thời chúng ta có biết gom góp những hy sinh của cuộc sống để dâng tiến trong thánh lễ hay chưa.
3. Dâng tiến lễ vật.
Có một mẩu chuyện kể lại rằng: Trước khi từ giã mái nhà Nagiarét để lên đường rao giảng Phúc Âm, Chúa Giêsu đã hỏi Đức Mẹ: Thưa Mẹ, Mẹ muốn con để lại gì cho Mẹ sau những năm Mẹ đã giúp đỡ và an ủi con? Đức Mẹ đã trả lời: Mẹ chỉ mong được đứng cạnh con dưới chân thánh giá vào ngày thứ sáu hầu kết hiệp với hy lễ của con.
Đúng thế, kết hiệp với hy lễ của Đức Kitô cũng chính là điểm cao đẹp nhất mà người tín hữu chúng ta phải thực hiện. Để hiểu được điều đó, chúng ta hãy nhìn lên bàn thờ và chúng ta sẽ thấy những gì? Trước hết vị linh mục thượng phẩm chính là Chúa Giêsu. Sau khi thiết lập và cử hành thánh lễ đầu tiên vào chiều thứ năm tuần thánh, Ngài còn tiếp tục hiện diện và cử hành trong mỗi thánh lễ. Bởi vì nếu không có Chúa Giêsu thì cũng chẳng có thánh lễ. Và như sách giáo lý đã dạy, qua bàn tay linh mục chính Chúa Giêsu cử hành thánh lễ và dâng lên Chúa Cha của lễ tinh tuyền, bởi vì Đức Chúa Giêsu là linh mục đời đời theo dòng Melchisédech.
Bên cạnh Chúa Giêsu là vị linh mục, đã lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh. Nhờ ngài mà bánh rượu sẽ trở nên Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Nhờ ngài mà thánh lễ được cử hành ở khắp mọi nơi trên mặt đất này. Như chúng ta đã thấy trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã truyền chức linh mục cho các môn đệ, rồi trong dòng thời gian, các môn đệ lại truyền chức cho những người khác, như vậy quyền dâng tiến hy lễ và truyền phép được chuyển thông cho đến tận cùng thời gian. Vị linh mục rao giảng Lời Chúa, tha thứ tội lỗi và nhất là cử hành thánh lễ.
Thế nhưng, trong thánh lễ chúng ta không chỉ dừng lại ở đó để rồi có một thái độ thụ động, mơ mộng hay ngủ gục. Chúng ta không xem lễ như xem một vở kịch, một cuốn phim, nhưng chúng ta thực sự tham dự bằng cách kết hiệp tâm tình với những lời vị linh mục đọc và những việc vị linh mục làm. Và dưới một góc độ nào đó thì trong thánh lễ chúng ta cũng là những người cử hành, những người dâng tiến.
Để chuẩn bị cho con mình trong thánh lễ mở tay, có một bà mẹ đã cẩn thật trồng một đám lúa mì. Sau khi đã thu hoạch, bà xay thành bột rồi làm thành những chiếc bánh. Và trong ngày con bà cử hành thánh lễ đầu tiên, thì chính bà đã đem những tấm bánh ấy đến nhà thờ để dâng tiến.
Hơn thế nữa, trong ngày chịu phép rửa tội, chúng ta cũng đã được xức dầu để thánh hiến cho Thiên Chúa và như thế chúng ta cũng được tham dự vào chức vụ linh mục của Chúa Giêsu, và chúng ta gọi đó là chức linh mục cộng đồng của mọi người tín hữu, khác với chức linh mục thừa tác của những người được tuyển chọn qua bí tích Truyền Chức Thánh. Bởi đó trong thánh lễ chúng ta cũng thi hành chức vụ linh mục, chúng ta cộng tác với Chúa Giêsu, chúng ta góp phần bằng của lễ cuộc đời chúng ta, đó là những lao công vất vả và những hy sinh gian khổ chúng ta gặp phải. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng: cử hành thánh lễ là việc của Chúa Giêsu và các linh mục chứ không phải là việc của tôi. Bởi đó tôi có thể nghĩ đến những chuyện khác trong khi tham dự thánh lễ. Có ý thức vai trò của mình, chúng ta mới tham dự thánh lễ một cách sống động và việc tham dự sống động này mới thực sự đem lại lợi ích cho chúng ta.
4. Ta là Bánh – Lm. Ignatiô Trần Ngà
Chúa Giêsu dùng một ngôn ngữ vừa hình tượng vừa thân quen để diễn tả vai trò hết sức quan trọng của Ngài đối với sự sống của chúng ta, đó là bánh. "Ta là Bánh".
Nếu Chúa Giêsu ở Việt Nam, thì Ngài sẽ nói: "Ta là cơm", vì ở đất nước chúng ta cơm là thực phẩm hàng ngày của mọi người.
Thân phận của bánh, của cơm là phải chịu nghiền, chịu nhai, chịu tiêu tan và phân hủy đi để đem lại sự sống cho người khác.
Để trở thành cơm thành bánh nuôi sống con người, thóc lúa bị phơi ra nắng, kế đó phải bị xay, bị nghiền, bị sàng sảy, chịu trầy vi tróc vảy, rồi mới thành hạt gạo trong ngần. Hạt gạo nầy lại phải chịu ngâm, chịu vò trong nước, chịu bỏ vào nồi nấu sôi rồi mới thành cơm. Khi đã thành cơm lại còn bị hàm răng của con người nhai nghiến, chịu co bóp và phân huỷ trong hệ tiêu hoá rồi mới thành chất dinh dưỡng đem lại sức sống cho con người.
Nhưng để được lớn lên thành người, ngoài các loại cơm bánh thông thường, chúng ta còn cần những tấm bánh khác. Xét theo nghĩa rộng, cha mẹ cũng là cơm bánh cho con, vì nhờ cha mẹ chịu nghiền tán, chịu tiêu hao đi, con cái mới có thể lớn lên thành người.
Cha mẹ cũng là cơm bánh
Nhà thơ Kiên Giang có những diễn tả rất thiết tha về tình thương dạt dào của người mẹ, người mẹ hiến mình làm cơm, làm bánh cho con lớn lên:
"Ngày xửa ngày xưa thời trẻ dại
Con đau rên siết mẹ sầu lo
Bán đôi bông cưới mua thang thuốc
Mua bánh tai heo giấy học trò.
Đêm nao con khóc đòi ru ngủ
Mẹ thức mỏi mòn: nhịp võng đưa
Thân lạnh nằm khoanh lòng mẹ ấm
Mẹ ơi! con lớn giữa niềm ru.
Nhớ ngày mẹ ốm nằm trong xó
Chiếu lạnh ủ không ấm vóc gầy
Đau đớn không hề rên siết khẽ
Sợ con nghe tiếng mà buồn lây"...
Mẹ là cơm bánh cho con khi mẹ thức thâu đêm để cho con say nồng giấc ngủ.
Mẹ là cơm bánh cho con khi mẹ đem bao nhiêu dinh dưỡng trong châu thân hoá thành dòng sữa nuôi con.
Mẹ là cơm bánh cho con khi mẹ phải hao mòn đi cho con được lớn lên từng ngày; mẹ phải gầy guộc đi để cho con lớn mạnh; lưng mẹ ngày càng còng xuống cho con được đứng thẳng hiên ngang.
Mẹ đúng là tấm bánh rất cần thiết cho con. Mẹ chịu nghiền tán, chịu tiêu hao đi để con thành người khôn lớn.
Chúa là Tấm Bánh cho loài người
Chúa Giêsu phán: "Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh nầy sẽ được sống đời đời". Suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu hoá mình nên như cơm bánh, chịu nghiền tán, chịu tiêu hao đi cho nhân loại được sống còn.
Chúa Giêsu hoá mình nên cơm bánh cho nhân loại khi Ngài gieo mình xuống thế, sống kiếp người lam lũ thấp hèn để đồng hành và khai hoá chúng ta.
Chúa Giêsu là tấm bánh bẻ ra cho nhân loại khi Ngài chịu đau thương mất mát, chịu tiêu hao, chịu nghiền tán... cho chúng ta được hạnh phúc và vinh quang:
Ngài hạ mình xuống làm người phàm để cho chúng ta được tôn lên làm con Thiên Chúa;
Ngài cam chịu vô vàn sỉ nhục cho chúng ta được vinh quang;
Ngài phải mang đầy thương tích cho chúng ta được chữa lành;
Ngài phải chết đi trong đau thương cho chúng ta được sống lại trong vinh hiển;
Ngài xuống tận âm phủ cho chúng ta được lên cõi trời cao;
Và nhất là qua bí tích Thánh Thể, Ngài hiến ban thân mình như tấm bánh cho mỗi người chúng ta được ăn Ngài thực sự, để cho chúng ta được trở nên đồng huyết nhục với Ngài, để Ngài ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài, để Thiên Chúa và con người không còn là hai mà chỉ là một xương một thịt: Một sự kết hợp nhiềm mầu và đầy yêu thương...
Hôm nay, Chúa Giêsu tha thiết mời gọi chúng ta hãy ăn Ngài.
Ăn Chúa Giêsu là vâng nghe lời Ngài phán dạy, là học với Ngài, noi gương bắt chước Ngài, là uốn nắn đời sống chúng ta nên giống Ngài... để lớn lên thành người có phẩm chất cao đẹp, có đạo đức, có văn hoá.
Và một khi đã được nuôi dưỡng hằng ngày bằng bánh Giêsu -"các con hãy nhận lấy mà ăn"- thì chúng ta cũng được mời gọi trở thành bánh cho người thân trong gia đình cũng như cho các anh chị em đang sống quanh ta - "các con hãy làm việc nầy (việc Thầy đang làm) để tưởng nhớ đến Thầy".
5. Này là Mình Máu Thầy – Lm. ViKiNi
(Trích trong ‘Xây Nhà Trên Đá’ – Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm)
Trong phòng tiệc ly, Chúa Giêsu đã phán với các môn đệ: “Này là Mình Thầy … Này là Máu Thầy”. Các môn đệ đã tin, đã kính cẩn lãnh nhận, dầu các ông không hiểu sự việc sẽ ra sao. Còn Chúa Giêsu, Ngài đã thấy rõ ràng: Trong vườn cây Dầu, Ngài nói với môn đệ: “Này Con Người bị nộp vào tay phường tội lỗi” (Mc. 14, 41). Khi quân dữ đến, Ngài nói với chúng: “Này tôi đây”. Trước lời nói đó, quân dữ và Giuđa đã giật lùi lại và ngã nhào xuống đất. Nếu cứ để chúng sợ hãi, thì hỏng việc cứu độ, nên Ngài đã cho chúng đứng dậy và tự ý nộp mình Ngài cho chúng. Ngài bảo: “Này tôi đây. Các ngươi bắt tôi thì để cho những người này ra đi” (Ga. 18, 5-8). Chúng đã hỗn độn tranh nhau chộp lấy mình Ngài.
Trước quảng trường dinh Philatô, Đức Giêsu bước ra, đầu đội triều thiên gai, khoác áo choàng đỏ. Ngài không nói, Philatô nói thay Ngài: “Này là Người”, các thượng tế, Pharisiêu và dân chúng la hét lên: “Đóng đinh, đóng đinh ngay đi” (Ga. 19, 5-6). Họ đã kéo lôi mình Ngài cách hằn học, dữ tợn, rồi đem đi giết, phanh thây, chọc tiết. Họ đã giết được một người, người đó Gioan tiền hô đã bảo với họ: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”.
Giết xong, họ về nhà giết một con chiên khác, con chiên thú vật, để mừng đại lễ Vượt qua: một lễ quốc khánh của toàn dân Do thái để kỷ niệm hai biến cố lịch sử oai hùng vĩ đại nhất của dân tộc. Một là: Thiên Chúa giải phóng dân tộc thoát ách nô lệ Ai Cập. Ngày đó Thiên Chúa đã truyền cho Môisen và tổ tiên họ: giết con chiên một tuổi, sung sức nhất, trong sạch nhất, lấy máu nó bôi lên cửa nhà dân Do thái để được cứu sống. Còn cửa nhà dân Ai Cập, không có máu chiên thì các con đầu lòng bị giết. Sau đó họ ăn thịt chiên với bánh không men lấy sức mạnh vượt ra khỏi đất Ai Cập để về quê hương đất hứa Thiên Chúa ban.
Hai là biến cố: Thiên Chúa đã lập giao ước với toàn dân ở núi Sinai. Thiên Chúa đã truyền cho ông Môisen xuống núi thuật lại lời giao ước và giới luật của Chúa. “Toàn dân đồng thanh đáp: Mọi lời Chúa phán, chúng tôi sẽ thi hành. Rồi họ ngả chiên bò làm lễ toàn thiêu và lễ hiệp thông.
Họ làm lễ toàn thiêu bằng thiêu đốt tất cả lễ vật dâng lên trước nhan Chúa để tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và làm chủ mọi loài, Ngài đã ban sự sống cho họ, vì thế, họ hoàn toàn phó thác mạng sống mình và dân tộc mình cho Thiên Chúa.
Họ làm lễ hiệp thông để lấy máu thịt chiên bò. Một nửa máu được rẩy trên bàn thờ, tượng trưng phía Thiên Chúa. Một nửa rẩy trên toàn dân, lúc đó Môisen tuyên bố: “Đây là Máu giao ước Chúa lập với anh em”.
Sau đó, họ ăn thịt chiên hy tế trước tôn nhan Thiên Chúa để hiệp thông sự sống của Thiên Chúa.
Hôm nay lễ Mình Máu Chúa Kitô, bài đọc 1 nhắc đến giao ước cũ thời Môisen, bài tin mừng nhắc đến giao ước mới thời Chúa Giêsu và do chính Chúa Giêsu thiết lập bằng Mình Máu Ngài.
Bài đọc 2, thánh Phaolô đã so sánh cho ta thấy giao ước cũ chỉ là hình bóng bề ngoài của giao ước mới.
Giao ước cũ chỉ là máu chiên bò không thể xóa được tội lỗi. Trái lại, năm này qua năm khác, chính những hy lễ đó nhắc cho ta nhớ mình có tội. Vì vậy, Chúa chẳng ưa thích những sinh lễ đó (Dt. 10, 3-5).
Giao ước mới, chính là Đức Kitô vừa làm thượng tế đem phúc lộc của thế giới tương lai trường cửu đến cho loài người, vừa tự hiến tế chính máu mình, chỉ một lần, đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta, thanh tẩy lương tâm khỏi chết, xóa tội muôn người, đền tội nhân loại và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi mọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa (Dt. 9, 11-15. 28 và 10, 12).
Lạy Chúa Giêsu nhân ái, Ngài đã thương mến trao mình máu Ngài cho các môn đệ, Ngài đã nhẫn nhục nộp mình cho quân dữ và hy sinh mạng sống mình cho chúng con. Ngài thương xót tất cả, kể cả kẻ thù, đều được máu Ngài thanh tẩy lương tâm khỏi chết rửa sạch mọi tội lỗi, Ngài muốn tất cả đều được đồng huyết nhục với Ngài, được hiệp thông bản tính vinh quang của Thiên Chúa và được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa hứa ban. Xin cho chúng con tha thiết kính cẩn đón rước Mình Máu Ngài, nhiệt tình yêu mến Ngài, đồng sinh đồng tử và đồng hành với Ngài luôn mãi. Xin đừng bao giờ để chúng con xô đẩy, đánh đập Ngài, phanh thây, đâm thủng trái tim từ ái của Ngài.
6. Hy lễ thập giá – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Hôm nay lễ suy tôn Thánh Thể. Nói đến Thánh thể người ta thường hay nói đến một bữa ăn, một bữa ăn Agape, bữa ăn huynh đệ. Nhưng thực ra, "Bản chất của Bí tích Thánh Thể không chỉ là bữa ăn chung, mà còn và trước tiên là hiện tại hóa hy lễ thập giá. Thiếu giá trị hy tế, Mầu Nhiệm Thánh Thể không có ý nghĩa và chỉ có giá trị như là một buổi gặp gỡ giao hảo và huynh đệ" (Bí tích cứu độ).
Vì thế hôm nay, chúng ta cùng nhau khơi gợi lại ý nghĩa và những giá trị thiêng liêng của thánh lễ.
Một họa sĩ người Ý, đã diễn tả giá trị thánh lễ qua bức tranh như sau: Khi linh mục dâng lễ, trên đầu ngài có 4 thiên thần bay lượn, miệng ngậm loa, sẵn sàng báo tin ngày chung thẩm của thế giới. Nhưng xem ra các Ngài còn chờ đợi cho tới khi linh mục cuối cùng này cử hành xong thánh lễ giao hòa dâng lên Thiên Chúa, mới gióng lên tiếng loa định mệnh này.
Thực vậy, Mẹ Têrêsa thành Calcutta thường hay nói với các chị em trong dòng rằng: "Không có thánh lễ Misa, chúng ta sẽ ra sao, mọi sự dưới gầm trời này hẳn sẽ bị tiêu hủy, chỉ có thánh lễ mới ngăn được tay Thiên Chúa. Không có thánh lễ, chắc chắn giáo hội sẽ không còn tồn tại và thế giới ắt sẽ bị diệt vong".
Vì cử hành thánh lễ là hiện tái hóa hy tế thập giá năm xưa của Chúa Kytô trên thập giá. Máu Thánh Chúa được tiếp tục đổ ra cho nhiều người được tha tội, được ơn cứư độ. Hy tế thập giá của Chúa Kytô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn tiếp tục tái diễn để giao hòa thế gian với Thiên Chúa.
Nhìn vào thế giới hôm nay, người ta thấy tội lỗi mỗi ngày một gia tăng, sự dữ ngày càng ngập tràn. Tại sao Thiên Chúa không trút cơn thịnh nộ xuống trên địa cầu? Thưa, bởi vì hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, Con Chiên Thiên Chúa tế lễ trên bàn thờ, xoa dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha, "và tước khí giới nơi bàn tay sẵn sàng sửa phạt của Ngài". Chúng ta không thể đếm được các tia lửa từ các ông khói tàu thủy tung tóe ra. Thế mà, các tia lửa đó không gây hỏa hoạn. Vì chúng rơi xuống biển và dập tắt ngay. Cũng không thể đếm được các tội ác hằng ngày từ trái đất xông lên và đòi sự công thẳng của Thiên Chúa. Nhưng nhờ sự giải hòa của Thánh lễ, chúng ta được đẩy vào đại dương của lòng từ bi Thiên Chúa và hình phạt đã không trút xuống địa cầu.
Thánh Laurensô Giustinianô nói: "lưỡi loài người không thể kể hết những ơn phúc từ thánh lễ: nào là tội nhân được giao hòa với Thiên Chúa, người công chính nên công chính hơn, tội lỗi được xóa sạch, nết xấu được giảm thiểu, nhân đức và công nghiệp gia tăng, kế hoạch của ma quỷ bị bẻ gãy".
Cha sở họ Ars: "Mọi việc lành họp lại cũng không thể so sánh với thánh lễ Misa, vì mọi việc lành là của loài người, còn thánh lễ là của Thiên Chúa".
Thế nhưng, hôm nay nhiều người vẫn xem nhẹ thánh lễ. Họ đi lễ nhưng thiếu tấm lòng đón nhận ơn cứu độ, ơn tha thứ của Chúa. Đi lễ cho qua lần chiếu lượt. Đi lễ vì luật buộc. Vì người khác đi mình cũng được. Có mấy ai ý thức giá trị của hiến tế thập giá. Có mấy ai hiểu được hy tế thập giá cần phải được cử hành mỗi ngày để xin ơn tha tội và để Con Thiên Chúa lại tiếp tục đổ máu mình ra để giao hòa với Chúa Cha.
Bên cạnh đó, khi tham dự thánh lễ là chúng ta thông hiệp vào Mình và Máu Thánh Chúa Kytô. Chúng ta được kết hợp nên một trong Chúa Kytô. Chúa Kytô là Đầu Hội Thánh đã dâng chính mình làm tế lễ, còn chúng ta là những chi thể trong nhiệm thể của Người, chúng ta cùng ăn một bánh, cùng uống một chén thánh là chính Mình Máu Thánh Chúa Kytô, chúng ta có cùng chịu hiến tế chính mình như Đức Kytô là Đầu của Hội thánh hay không? Liệu rằng, chúng ta có thể đứng nhìn Chúa chịu sát tế, còn mình không chịu làm gì cả, hay chỉ đứng đó như những khách bàng quang, đứng bên vệ đường nhìn xem máu Chiên Con vô tội đang đổ ra vì loài người, mà lòng mình không cảm thấy một chút hổ thẹn hay ái ngại lương tâm? Chúa Kytô vẫn đang đổ máu vì tội lỗi loài người. Giáo hội vẫn đang hiệp thông với đau khổ của Con Chiên Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ đóng góp phần vụ gì trong việc đền tội cho thế giới và cứu độ trần gian?
Chúng ta biết rằng, trên bàn thờ tế lễ Giáo hội buộc phải có tượng Chúa chịu nạn, chính là để nhắc nhở chúng ta phải hy sinh, phải dâng hiến mình như Chúa Giêsu đã hiến dâng. Phải đóng góp phần chúng ta như Mẹ Maria đã đóng góp chính nỗi đau khổ xé nát lòng mình, hiệp thông với đau khổ của Chúa Giêsu để dâng lên Chúa Cha.
Thiết tưởng để thánh lễ thực sự mưu ích cho phần rỗi chúng ta và cho toàn thể nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng phải biết gom góp hy sinh mỗi ngày như những hạt lúa bị nghiền nát, như trái nho ép thành chén rượu mới có của lễ để dâng trên bàn thờ. Đó chẳng phải là mồ hôi nước mắt trong lao công con người làm nên hay sao? Đó chẳng phải là những hy sinh, những chén đắng trong cuộc đời mà mỗi người chúng ta đang chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa hay sao?
Lạy Chúa, xin nhận lấy hạt lúa nghèo nàn này, nó thuộc về Chúa. Dưới cối xay của bổn phận trong bậc sống của mình, của những thập giá Chúa gởi tới. Xin cho con được nghiền nát cho Chúa, và xin cho ngọn lửa tình yêu mến làm con trở nên một tấm bánh tinh tuyền dâng lên trước tôn nhan Chúa. Amen.
Vì thế hôm nay, chúng ta cùng nhau khơi gợi lại ý nghĩa và những giá trị thiêng liêng của thánh lễ.
Một họa sĩ người Ý, đã diễn tả giá trị thánh lễ qua bức tranh như sau: Khi linh mục dâng lễ, trên đầu ngài có 4 thiên thần bay lượn, miệng ngậm loa, sẵn sàng báo tin ngày chung thẩm của thế giới. Nhưng xem ra các Ngài còn chờ đợi cho tới khi linh mục cuối cùng này cử hành xong thánh lễ giao hòa dâng lên Thiên Chúa, mới gióng lên tiếng loa định mệnh này.
Thực vậy, Mẹ Têrêsa thành Calcutta thường hay nói với các chị em trong dòng rằng: "Không có thánh lễ Misa, chúng ta sẽ ra sao, mọi sự dưới gầm trời này hẳn sẽ bị tiêu hủy, chỉ có thánh lễ mới ngăn được tay Thiên Chúa. Không có thánh lễ, chắc chắn giáo hội sẽ không còn tồn tại và thế giới ắt sẽ bị diệt vong".
Vì cử hành thánh lễ là hiện tái hóa hy tế thập giá năm xưa của Chúa Kytô trên thập giá. Máu Thánh Chúa được tiếp tục đổ ra cho nhiều người được tha tội, được ơn cứư độ. Hy tế thập giá của Chúa Kytô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn tiếp tục tái diễn để giao hòa thế gian với Thiên Chúa.
Nhìn vào thế giới hôm nay, người ta thấy tội lỗi mỗi ngày một gia tăng, sự dữ ngày càng ngập tràn. Tại sao Thiên Chúa không trút cơn thịnh nộ xuống trên địa cầu? Thưa, bởi vì hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, Con Chiên Thiên Chúa tế lễ trên bàn thờ, xoa dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha, "và tước khí giới nơi bàn tay sẵn sàng sửa phạt của Ngài". Chúng ta không thể đếm được các tia lửa từ các ông khói tàu thủy tung tóe ra. Thế mà, các tia lửa đó không gây hỏa hoạn. Vì chúng rơi xuống biển và dập tắt ngay. Cũng không thể đếm được các tội ác hằng ngày từ trái đất xông lên và đòi sự công thẳng của Thiên Chúa. Nhưng nhờ sự giải hòa của Thánh lễ, chúng ta được đẩy vào đại dương của lòng từ bi Thiên Chúa và hình phạt đã không trút xuống địa cầu.
Thánh Laurensô Giustinianô nói: "lưỡi loài người không thể kể hết những ơn phúc từ thánh lễ: nào là tội nhân được giao hòa với Thiên Chúa, người công chính nên công chính hơn, tội lỗi được xóa sạch, nết xấu được giảm thiểu, nhân đức và công nghiệp gia tăng, kế hoạch của ma quỷ bị bẻ gãy".
Cha sở họ Ars: "Mọi việc lành họp lại cũng không thể so sánh với thánh lễ Misa, vì mọi việc lành là của loài người, còn thánh lễ là của Thiên Chúa".
Thế nhưng, hôm nay nhiều người vẫn xem nhẹ thánh lễ. Họ đi lễ nhưng thiếu tấm lòng đón nhận ơn cứu độ, ơn tha thứ của Chúa. Đi lễ cho qua lần chiếu lượt. Đi lễ vì luật buộc. Vì người khác đi mình cũng được. Có mấy ai ý thức giá trị của hiến tế thập giá. Có mấy ai hiểu được hy tế thập giá cần phải được cử hành mỗi ngày để xin ơn tha tội và để Con Thiên Chúa lại tiếp tục đổ máu mình ra để giao hòa với Chúa Cha.
Bên cạnh đó, khi tham dự thánh lễ là chúng ta thông hiệp vào Mình và Máu Thánh Chúa Kytô. Chúng ta được kết hợp nên một trong Chúa Kytô. Chúa Kytô là Đầu Hội Thánh đã dâng chính mình làm tế lễ, còn chúng ta là những chi thể trong nhiệm thể của Người, chúng ta cùng ăn một bánh, cùng uống một chén thánh là chính Mình Máu Thánh Chúa Kytô, chúng ta có cùng chịu hiến tế chính mình như Đức Kytô là Đầu của Hội thánh hay không? Liệu rằng, chúng ta có thể đứng nhìn Chúa chịu sát tế, còn mình không chịu làm gì cả, hay chỉ đứng đó như những khách bàng quang, đứng bên vệ đường nhìn xem máu Chiên Con vô tội đang đổ ra vì loài người, mà lòng mình không cảm thấy một chút hổ thẹn hay ái ngại lương tâm? Chúa Kytô vẫn đang đổ máu vì tội lỗi loài người. Giáo hội vẫn đang hiệp thông với đau khổ của Con Chiên Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ đóng góp phần vụ gì trong việc đền tội cho thế giới và cứu độ trần gian?
Chúng ta biết rằng, trên bàn thờ tế lễ Giáo hội buộc phải có tượng Chúa chịu nạn, chính là để nhắc nhở chúng ta phải hy sinh, phải dâng hiến mình như Chúa Giêsu đã hiến dâng. Phải đóng góp phần chúng ta như Mẹ Maria đã đóng góp chính nỗi đau khổ xé nát lòng mình, hiệp thông với đau khổ của Chúa Giêsu để dâng lên Chúa Cha.
Thiết tưởng để thánh lễ thực sự mưu ích cho phần rỗi chúng ta và cho toàn thể nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng phải biết gom góp hy sinh mỗi ngày như những hạt lúa bị nghiền nát, như trái nho ép thành chén rượu mới có của lễ để dâng trên bàn thờ. Đó chẳng phải là mồ hôi nước mắt trong lao công con người làm nên hay sao? Đó chẳng phải là những hy sinh, những chén đắng trong cuộc đời mà mỗi người chúng ta đang chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa hay sao?
Lạy Chúa, xin nhận lấy hạt lúa nghèo nàn này, nó thuộc về Chúa. Dưới cối xay của bổn phận trong bậc sống của mình, của những thập giá Chúa gởi tới. Xin cho con được nghiền nát cho Chúa, và xin cho ngọn lửa tình yêu mến làm con trở nên một tấm bánh tinh tuyền dâng lên trước tôn nhan Chúa. Amen.
7. “Này là Máu Ta” – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Máu cần thiết cho sự sống. Thiếu máu nhiều bệnh nhân sẽ khó sống. Hiến máu đã cứu được nhiều người thoát chết. Hiến máu là tặng ban sự sống. Đó là hình ảnh cuộc hiến mình của Đức Kitô trên thập giá. Trong bữa tiệc ly, Đức Kitô cho biết Người sẽ đổ máu ra để cứu thế giới khi Người cầm chén rượu và nói: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống. Này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội”. Máu để cứu sống, máu để thiết lập giao ước, máu để tha tội, tất cả những ý nghĩa này đã được tiên báo trong Cựu ước.
Máu để cứu sống được diễn tả bằng hình ảnh con Chiên Vượt Qua. Để cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Chúa truyền cho người Do Thái giết một con chiên còn trong sạch, lấy máu bôi lên cửa. Đêm hôm ấy, thiên thần Chúa đến trừng phạt người Ai Cập, nhà nào có máu chiên bôi trên cửa sẽ được cứu thoát. Để tưởng niệm việc được cứu sống và được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, từ đó, hằng năm vào đúng ngày ấy, người Do Thái vẫn giữ tập tục giết chiên mừng lễ. Lễ đó gọi là lễ Vượt Qua. Con chiên bị giết gọi là con chiên Vượt qua. Khi hiến mình đúng vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu trở thành Chiên Vượt Qua mới. Máu Người đổ ra cứu linh hồn ta khỏi nô lệ tội lỗi và khỏi chết. Các thánh Giáo phụ cắt nghĩa rằng: Miệng ta là cửa linh hồn. Người rước Mình Máu Thánh Chúa vào miệng cũng như bôi máu chiên lên cửa nhà, sẽ được cứu sống và được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi.
Máu giao ước được diễn tả qua nghi lễ ông Môsê cử hành dưới chân núi Sinai. Bài đọc thứ nhất hôm nay thuật lại: “Ông Môsê sai các thanh niên trong dân Israel tiến dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò tơ làm lễ hiệp thông tế Chúa. Ông lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: Tất cả những gì Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và sẽ tuân theo. Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy trên dân và nói: Đây là máu giao ước Chúa đã lập với anh em”. Đó là giao ước cũ hay là Cựu ước.
Tại Việt Nam cũng như tại các nước Á Đông có tục “uống máu ăn thề”. Khi muốn giao kết với nhau, mỗi người lấy một chút máu của mình hòa chung vào một chén rượu. Sau đó mọi người chia nhau cạn chén. Việc uống máu ăn thề nói lên sự đồng tâm nhất trí. Những người cùng uống chung chén rượu pha máu trở nên ruột thịt với nhau, cùng sống cùng chết với nhau. Đức Giêsu đổ máu ra để lập một giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa. Máu Đức Giêsu giao hòa con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Máu giao ước đó làm cho con người trở thành con cái ruột thịt của Thiên Chúa và trở nên anh em ruột thịt với nhau. Đó là máu giao ước.
Máu để tha tội được dùng nhiều trong Cựu ước. Khi dâng lễ đền tội, người ta cũng xả thịt một con vật dâng cho Thiên Chúa. Thày cả lấy máu con vật vảy lên tội nhân để ban ơn tha tội. Khi ta rước Mình Máu Thánh Chúa, ta cũng được tha tội vì Máu Chúa không vảy lên thân xác, nhưng vảy vào linh hồn ta.
Những ý nghĩa mà máu súc vật trong Cựu ước tượng trưng nay được hoàn thành viên mãn trong Máu Đức Kitô.
Nhân loại đang rên xiết trong ách nô lệ đã được Người giải thoát. Nhân loại đang xa lìa Thiên Chúa và bất hòa với nhau đã được Người giao hòa thành một gia đình thương yêu thuận hòa, sống chết có nhau. Nhân loại đang sống trong tội lỗi được Máu Người tẩy sạch mọi vết nhơ.
Chúng ta được ân phúc dường ấy là nhờ Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Dòng Máu Người đổ ra đến đâu đem lại sự sống đến đấy. Dòng Máu Người lan tới đâu thì ban ơn tha tội đến đấy.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy cảm tạ tình yêu vô biên của Người đã hiến mình, đổ máu để cứu chuộc ta.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy đáp lại tình yêu của Người bằng cách siêng năng đến lãnh nhận và siêng năng đến thờ lạy Đức Giêsu ngự trong phép Thánh Thể.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy noi gương Người, biết quên mình, hiến thân phục vụ đồng loại.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Bạn có tham dự Thánh lễ và chịu lễ sốt sắng không?
2) Mỗi khi chịu lễ, bạn có cảm nghiệm được Đức Giêsu ngự trong bạn không?
3) Yêu mến Chúa trong phép Thánh Thể, bạn có muốn nên giống Người, biết hiến thân phục vụ đồng loại không?
4) Trong Kinh Thánh, máu có những ý nghĩa nào?
Máu để cứu sống được diễn tả bằng hình ảnh con Chiên Vượt Qua. Để cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Chúa truyền cho người Do Thái giết một con chiên còn trong sạch, lấy máu bôi lên cửa. Đêm hôm ấy, thiên thần Chúa đến trừng phạt người Ai Cập, nhà nào có máu chiên bôi trên cửa sẽ được cứu thoát. Để tưởng niệm việc được cứu sống và được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, từ đó, hằng năm vào đúng ngày ấy, người Do Thái vẫn giữ tập tục giết chiên mừng lễ. Lễ đó gọi là lễ Vượt Qua. Con chiên bị giết gọi là con chiên Vượt qua. Khi hiến mình đúng vào dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu trở thành Chiên Vượt Qua mới. Máu Người đổ ra cứu linh hồn ta khỏi nô lệ tội lỗi và khỏi chết. Các thánh Giáo phụ cắt nghĩa rằng: Miệng ta là cửa linh hồn. Người rước Mình Máu Thánh Chúa vào miệng cũng như bôi máu chiên lên cửa nhà, sẽ được cứu sống và được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi.
Máu giao ước được diễn tả qua nghi lễ ông Môsê cử hành dưới chân núi Sinai. Bài đọc thứ nhất hôm nay thuật lại: “Ông Môsê sai các thanh niên trong dân Israel tiến dâng những lễ toàn thiêu, và ngả bò tơ làm lễ hiệp thông tế Chúa. Ông lấy một nửa phần máu, đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: Tất cả những gì Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và sẽ tuân theo. Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy trên dân và nói: Đây là máu giao ước Chúa đã lập với anh em”. Đó là giao ước cũ hay là Cựu ước.
Tại Việt Nam cũng như tại các nước Á Đông có tục “uống máu ăn thề”. Khi muốn giao kết với nhau, mỗi người lấy một chút máu của mình hòa chung vào một chén rượu. Sau đó mọi người chia nhau cạn chén. Việc uống máu ăn thề nói lên sự đồng tâm nhất trí. Những người cùng uống chung chén rượu pha máu trở nên ruột thịt với nhau, cùng sống cùng chết với nhau. Đức Giêsu đổ máu ra để lập một giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa. Máu Đức Giêsu giao hòa con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Máu giao ước đó làm cho con người trở thành con cái ruột thịt của Thiên Chúa và trở nên anh em ruột thịt với nhau. Đó là máu giao ước.
Máu để tha tội được dùng nhiều trong Cựu ước. Khi dâng lễ đền tội, người ta cũng xả thịt một con vật dâng cho Thiên Chúa. Thày cả lấy máu con vật vảy lên tội nhân để ban ơn tha tội. Khi ta rước Mình Máu Thánh Chúa, ta cũng được tha tội vì Máu Chúa không vảy lên thân xác, nhưng vảy vào linh hồn ta.
Những ý nghĩa mà máu súc vật trong Cựu ước tượng trưng nay được hoàn thành viên mãn trong Máu Đức Kitô.
Nhân loại đang rên xiết trong ách nô lệ đã được Người giải thoát. Nhân loại đang xa lìa Thiên Chúa và bất hòa với nhau đã được Người giao hòa thành một gia đình thương yêu thuận hòa, sống chết có nhau. Nhân loại đang sống trong tội lỗi được Máu Người tẩy sạch mọi vết nhơ.
Chúng ta được ân phúc dường ấy là nhờ Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Dòng Máu Người đổ ra đến đâu đem lại sự sống đến đấy. Dòng Máu Người lan tới đâu thì ban ơn tha tội đến đấy.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy cảm tạ tình yêu vô biên của Người đã hiến mình, đổ máu để cứu chuộc ta.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy đáp lại tình yêu của Người bằng cách siêng năng đến lãnh nhận và siêng năng đến thờ lạy Đức Giêsu ngự trong phép Thánh Thể.
Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy noi gương Người, biết quên mình, hiến thân phục vụ đồng loại.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Bạn có tham dự Thánh lễ và chịu lễ sốt sắng không?
2) Mỗi khi chịu lễ, bạn có cảm nghiệm được Đức Giêsu ngự trong bạn không?
3) Yêu mến Chúa trong phép Thánh Thể, bạn có muốn nên giống Người, biết hiến thân phục vụ đồng loại không?
4) Trong Kinh Thánh, máu có những ý nghĩa nào?
8. Hiến lễ tình yêu – Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Đối với tất cả những người Công giáo chúng ta thì Hiến tế trên Thập Giá là nơi Chúa Giê su đã đổ máu ra để ban ơn cứu độ, là nơi Chúa tuyên bố: “Mọi sự đã hoàn tất”(Ga 19,30), vì hiến lễ Misa chính là Hiến lễ Thập Giá kéo dài. Thế nhưng, khi chúng ta cùng các tông đồ đi vào bàn tiệc dự bữa Tiệc Ly với Chúa, chúng ta đã thấy Máu Chúa đổ ra ngay từ trong bữa Tiệc ly, vào lúc Chúa Giêsu cầm lấy chén và trao cho các tông đồ: “Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”(Mc 14,24). Không phải ở trên cây Thánh Giá, Máu Chúa mới đổ ra, mà ngay giờ phút này, Máu Chúa đã đổ ra cho nhiều người được tha tội, và các tông đồ là những người đầu tiên được ăn Thịt Chúa và uống Máu Chúa từ Nhà Tiệc Ly.
Hiến lễ Misa là hiến lễ được kéo dài từ Hy tế Thập Giá nhưng cũng bao hàm cả giờ phút xúc động Chúa lập phép Mình Thánh, Máu Thánh trong bữa Tiệc Ly. Có thể thấy, Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta chương trình cứu độ, không phải bằng mồ hôi – là những biểu hiện vất vả đời trần thế – hay bằng những con đường chông gai vác Thập Giá, mà ở đỉnh cao nhất, đó là Hiến Tế Cuộc Đời, trao ban Mình và Máu Ngài cho toàn dân.
Máu là biểu hiện của sự sống. Vì thế, khi người ta thề hứa với nhau một điều gì trọng đại thì người ta thường gọi là “Uống máu ăn thề” (Thành ngữ). Người Do Thái ngày xưa, khi muốn hiến dâng cho Thiên Chúa một lễ vật tinh tuyền và đẹp lòng Thiên Chúa thì người ta muốn dâng sự sống của mình, nhưng vì mạng sống của con người cao quý nên được thay thế bằng mạng sống của chiên cừu dâng tế lễ cho Thiên Chúa. Do đó, máu chiên được bôi lên thành cửa (tại đất nước Ai Cập) được biểu hiện là sự sống. Sự sống không chỉ của thể xác, mà sự sống của linh hồn. Sự sống thể xác là lễ Vượt qua của thời Cựu Ước, khi Thiên thần Chúa đi qua, thấy máu chiên bôi trên thành cửa thì để cho nhà đó được bình an, nhưng nhà nào không có máu bôi trên thành cửa thì Thiên thần Chúa lập tức giết chết con đầu lòng của nhà đó (x. Xh 12, 1-14). Năm ấy, cả đất nước Ai Cập đều có đại tang. Còn bên đất nước Israel thì sự sống tràn đầy và bình an đã làm cho toàn dân Do Thái được sống hạnh phúc. Sang thời Tân Ước, Máu của Chiên Thiên Chúa, từ nhà Tiệc Ly cũng như từ trên Thập Giá đổ ra đã trao ban cho tất cả mọi người, cho sự sống linh hồn được bảo đảm. Vì vậy, máu là biểu hiện của tình yêu, của giao ước. Và Chúa Giêsu gọi giao ước này là giao ước mới, mặc dầu xét về bề ngoài, trước sau vẫn là máu, nhưng giao ước mới được đổ ra từ Chiên Thiên Chúa. Giao ước ấy mới hoàn tất được Chương trình Cứu độ và trao ban sự sống đời đời cho những kẻ tin.
Bí tích Thánh Thể mà chúng ta cử hành mỗi ngày là nhắc lại cho chúng ta một hiến tế tình yêu, một hiến tế mà Chiên Thiên Chúa đã bị sát tế và lễ Vượt qua của thời Tân Ước hôm nay không phải chỉ vượt qua Biển Đỏ, mà còn vượt qua cả sự chết để được vào đất hứa là Thiên Đàng. Với một ý nghĩa quan trọng đó, Bí tích Thánh Thể là nơi hội tụ của tình yêu, là nơi kết tinh của trời đất, là trung tâm điểm của ơn cứu độ. Nơi đây, chúng ta đến không phải bằng lòng tin mà cả bằng lòng kính mến, vì tình yêu phải đáp đền bằng tình yêu, mà bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình yêu đã được Đức Giê su thiết lập không phải là bằng một lời phán, và cũng không phải chỉ là bằng những biểu tượng bên ngoài nhưng là chính Thịt và Máu Ngài từ tay Ngài trao cho các tông đồ, Ngài nói: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, các con hãy cầm lấy mà uống. Này là Mình Ta, này là Máu Ta”. Một giao ước mới được ký kết trong chính Thân Mình và Máu Chúa Giêsu. Giao ước ấy là Giao ước Tình yêu Hiến tế. Vì vậy, đức tin chưa đủ mà cần phải có lòng mến tha thiết để đáp lại tình yêu vô cùng của Chúa đã trao ban cho chúng ta nơi Bí tích Thánh Thể yêu thương.
Điều lạ lùng trong Bí tích Thánh Thể đó là dùng tình yêu để xóa đi hận thù; dùng tình yêu để cảm hóa những oán ghét. Đức Giêsu đã dùng tình yêu của mình trên Thập Giá để xóa tội trần gian, và tình yêu ấy đã làm cho những kẻ thù của Chúa Giêsu phải thốt lên: “Người này đích thực là người công chính”(Lc 23,47). Tình yêu ấy đã làm cho bao nhiêu những người từ trong cõi chết sống lại. Tình yêu đánh thức tất cả nhân loại và đánh thức tất cả những ai đang ở trong cõi chết. Đến với Bí tích Thánh Thể không chỉ bằng lời nói mà bằng cả việc làm, bằng lòng yêu mến, bằng những hy sinh có thể được và bằng sự kết hợp tha thiết với Chúa Giêsu. Lời Chúa Giêsu tha thiết thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, Con muốn rằng con ở đâu thì những kẻ Cha ban cho Con cũng ở đó với Con” (Ga 17,24). Bí tích Thánh Thể đã phát xuất từ lời cầu nguyện Hiến tế của Chúa Giêsu để đưa chúng ta vào sâu trong mầu nhiệm sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, và khởi đi từ Bí tích Thánh Thể với việc chúng ta ăn Thịt và uống Máu Ngài, chúng ta được trở nên sự sống trong Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Chúng ta là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ mặc lấy danh hiệu Kitô hữu mà còn được nên đồng hình đồng dạng với Ngài, vì được ăn Thịt và uống Máu Ngài, được ở trong Ngài. Khi chúng ta ý thức như vậy thì Bí tích Thánh Thể làm cho người ta được tẩy sạch tội lỗi. Như trong sách Khải Huyền của thánh Gioan diễn tả: “Tôi thấy một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc đủ mọi thành phần, giai cấp. Họ mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành thiên tuế”. Và thánh Gioan tả tiếp: “Tôi hỏi những người này từ đâu mà đến thì được trả lời ‘họ từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trong Máu của Con Chiên’”(Kh 7, 9,14). Chính Máu Đức Giêsu Kitô đã tẩy sạch trần gian, đã tha thứ tội lỗi và đã đưa những người yêu Chúa vào sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tất cả được khởi điểm từ Bí tích Thánh Thể. Cho nên, điều mà Chúa Giêsu tiên quyết: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết”(Ga 6,54). Những lời tiên quyết của Chúa Giê su đã khiến nhiều môn đệ của Người thốt lên: “Lời này chói tai quá, ai mà nghe được. Từ lúc đó nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa”(Ga 6, 60, 66). Chỉ có tông đồ Phê rô đại diện tông đồ đoàn mười hai đã thưa với Chúa Giê su rằng: “Chúng con bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6, 68-69).
Hôm nay, sự sống đời đời nơi Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta: Hãy cầm lấy mà ăn; hãy cầm lấy mà uống. Một lần nữa, mỗi người chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể trong tất cả lòng tin yêu của người Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể,
Chúa đã cho chúng con được mặc lấy danh hiệu Kitô hữu.
Chúa còn cho chúng con ăn Thịt và uống Máu Chúa,
để chúng con được đồng hóa trong Chúa
và được sống bằng sức sống của Chúa
là sự sống của Tình yêu Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người.
Xin cho chúng con thực hiện được lời Chúa đã cầu nguyện, đó là:
“Chúa ở đâu, chúng con cũng ở đó với Chúa”,
và để chúng con được nên một
trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi
là Cha và Con, và Thánh Thần. Amen.
Hiến lễ Misa là hiến lễ được kéo dài từ Hy tế Thập Giá nhưng cũng bao hàm cả giờ phút xúc động Chúa lập phép Mình Thánh, Máu Thánh trong bữa Tiệc Ly. Có thể thấy, Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta chương trình cứu độ, không phải bằng mồ hôi – là những biểu hiện vất vả đời trần thế – hay bằng những con đường chông gai vác Thập Giá, mà ở đỉnh cao nhất, đó là Hiến Tế Cuộc Đời, trao ban Mình và Máu Ngài cho toàn dân.
Máu là biểu hiện của sự sống. Vì thế, khi người ta thề hứa với nhau một điều gì trọng đại thì người ta thường gọi là “Uống máu ăn thề” (Thành ngữ). Người Do Thái ngày xưa, khi muốn hiến dâng cho Thiên Chúa một lễ vật tinh tuyền và đẹp lòng Thiên Chúa thì người ta muốn dâng sự sống của mình, nhưng vì mạng sống của con người cao quý nên được thay thế bằng mạng sống của chiên cừu dâng tế lễ cho Thiên Chúa. Do đó, máu chiên được bôi lên thành cửa (tại đất nước Ai Cập) được biểu hiện là sự sống. Sự sống không chỉ của thể xác, mà sự sống của linh hồn. Sự sống thể xác là lễ Vượt qua của thời Cựu Ước, khi Thiên thần Chúa đi qua, thấy máu chiên bôi trên thành cửa thì để cho nhà đó được bình an, nhưng nhà nào không có máu bôi trên thành cửa thì Thiên thần Chúa lập tức giết chết con đầu lòng của nhà đó (x. Xh 12, 1-14). Năm ấy, cả đất nước Ai Cập đều có đại tang. Còn bên đất nước Israel thì sự sống tràn đầy và bình an đã làm cho toàn dân Do Thái được sống hạnh phúc. Sang thời Tân Ước, Máu của Chiên Thiên Chúa, từ nhà Tiệc Ly cũng như từ trên Thập Giá đổ ra đã trao ban cho tất cả mọi người, cho sự sống linh hồn được bảo đảm. Vì vậy, máu là biểu hiện của tình yêu, của giao ước. Và Chúa Giêsu gọi giao ước này là giao ước mới, mặc dầu xét về bề ngoài, trước sau vẫn là máu, nhưng giao ước mới được đổ ra từ Chiên Thiên Chúa. Giao ước ấy mới hoàn tất được Chương trình Cứu độ và trao ban sự sống đời đời cho những kẻ tin.
Bí tích Thánh Thể mà chúng ta cử hành mỗi ngày là nhắc lại cho chúng ta một hiến tế tình yêu, một hiến tế mà Chiên Thiên Chúa đã bị sát tế và lễ Vượt qua của thời Tân Ước hôm nay không phải chỉ vượt qua Biển Đỏ, mà còn vượt qua cả sự chết để được vào đất hứa là Thiên Đàng. Với một ý nghĩa quan trọng đó, Bí tích Thánh Thể là nơi hội tụ của tình yêu, là nơi kết tinh của trời đất, là trung tâm điểm của ơn cứu độ. Nơi đây, chúng ta đến không phải bằng lòng tin mà cả bằng lòng kính mến, vì tình yêu phải đáp đền bằng tình yêu, mà bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình yêu đã được Đức Giê su thiết lập không phải là bằng một lời phán, và cũng không phải chỉ là bằng những biểu tượng bên ngoài nhưng là chính Thịt và Máu Ngài từ tay Ngài trao cho các tông đồ, Ngài nói: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, các con hãy cầm lấy mà uống. Này là Mình Ta, này là Máu Ta”. Một giao ước mới được ký kết trong chính Thân Mình và Máu Chúa Giêsu. Giao ước ấy là Giao ước Tình yêu Hiến tế. Vì vậy, đức tin chưa đủ mà cần phải có lòng mến tha thiết để đáp lại tình yêu vô cùng của Chúa đã trao ban cho chúng ta nơi Bí tích Thánh Thể yêu thương.
Điều lạ lùng trong Bí tích Thánh Thể đó là dùng tình yêu để xóa đi hận thù; dùng tình yêu để cảm hóa những oán ghét. Đức Giêsu đã dùng tình yêu của mình trên Thập Giá để xóa tội trần gian, và tình yêu ấy đã làm cho những kẻ thù của Chúa Giêsu phải thốt lên: “Người này đích thực là người công chính”(Lc 23,47). Tình yêu ấy đã làm cho bao nhiêu những người từ trong cõi chết sống lại. Tình yêu đánh thức tất cả nhân loại và đánh thức tất cả những ai đang ở trong cõi chết. Đến với Bí tích Thánh Thể không chỉ bằng lời nói mà bằng cả việc làm, bằng lòng yêu mến, bằng những hy sinh có thể được và bằng sự kết hợp tha thiết với Chúa Giêsu. Lời Chúa Giêsu tha thiết thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, Con muốn rằng con ở đâu thì những kẻ Cha ban cho Con cũng ở đó với Con” (Ga 17,24). Bí tích Thánh Thể đã phát xuất từ lời cầu nguyện Hiến tế của Chúa Giêsu để đưa chúng ta vào sâu trong mầu nhiệm sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, và khởi đi từ Bí tích Thánh Thể với việc chúng ta ăn Thịt và uống Máu Ngài, chúng ta được trở nên sự sống trong Đức Giêsu Kitô – Con Thiên Chúa Hằng Sống.
Chúng ta là người Kitô hữu, chúng ta không chỉ mặc lấy danh hiệu Kitô hữu mà còn được nên đồng hình đồng dạng với Ngài, vì được ăn Thịt và uống Máu Ngài, được ở trong Ngài. Khi chúng ta ý thức như vậy thì Bí tích Thánh Thể làm cho người ta được tẩy sạch tội lỗi. Như trong sách Khải Huyền của thánh Gioan diễn tả: “Tôi thấy một trăm bốn mươi bốn ngàn người thuộc đủ mọi thành phần, giai cấp. Họ mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành thiên tuế”. Và thánh Gioan tả tiếp: “Tôi hỏi những người này từ đâu mà đến thì được trả lời ‘họ từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trong Máu của Con Chiên’”(Kh 7, 9,14). Chính Máu Đức Giêsu Kitô đã tẩy sạch trần gian, đã tha thứ tội lỗi và đã đưa những người yêu Chúa vào sống trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Tất cả được khởi điểm từ Bí tích Thánh Thể. Cho nên, điều mà Chúa Giêsu tiên quyết: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết”(Ga 6,54). Những lời tiên quyết của Chúa Giê su đã khiến nhiều môn đệ của Người thốt lên: “Lời này chói tai quá, ai mà nghe được. Từ lúc đó nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa”(Ga 6, 60, 66). Chỉ có tông đồ Phê rô đại diện tông đồ đoàn mười hai đã thưa với Chúa Giê su rằng: “Chúng con bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”(Ga 6, 68-69).
Hôm nay, sự sống đời đời nơi Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta: Hãy cầm lấy mà ăn; hãy cầm lấy mà uống. Một lần nữa, mỗi người chúng ta đến với Bí tích Thánh Thể trong tất cả lòng tin yêu của người Kitô hữu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Thánh Thể,
Chúa đã cho chúng con được mặc lấy danh hiệu Kitô hữu.
Chúa còn cho chúng con ăn Thịt và uống Máu Chúa,
để chúng con được đồng hóa trong Chúa
và được sống bằng sức sống của Chúa
là sự sống của Tình yêu Thiên Chúa Ngôi Hai nhập thể làm người.
Xin cho chúng con thực hiện được lời Chúa đã cầu nguyện, đó là:
“Chúa ở đâu, chúng con cũng ở đó với Chúa”,
và để chúng con được nên một
trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi
là Cha và Con, và Thánh Thần. Amen.
9. Kết hiệp với Đức Kitô và với nhau.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ - Achille Degeest)
Chúng ta biết rằng niềm tin vào Thánh Thể đã khai mào cho nhiều cách hiểu khác nhau về sự hiện diện của Đức Kitô trong bánh và rượu. Các cách hiểu khác nhau này đôi khi đã là nguồn chia rẽ giữa các Giáo Hội. Đó đây, chúng còn là một trong nhiều cản trở mà hướng đại kết phải cố gắng vượt qua. Người ta sẽ thích đọc đoạn văn dưới đây, tuy không có tính cách chính thức, nhưng đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong bước hiệp nhất giữa Giáo Hội Công giáo và Anh giáo. Đây là một trích đoạn trong bản tuyên ngôn chung về học thuyết Thánh Thể ban ngày 7-9-1971 do uỷ ban quốc tế Anh giáo-Công giáo- La mã.
Sau khi đã nói rằng: “Chúng tôi ao uớc diễn tả trong tài liệu này sự đồng nhất mà chúng tôi đã đạt được”, Uỷ ban nói tiếp:
“Việc hiệp thông với Đức Kitô trong Thánh Thể giả thiết Ngài hiện diện thật sự, được biểu lộ dưới hình thức bánh và rượu. Bánh và rượu này trở nên Mình và Máu Ngài trong mầu nhiệm này. Nhưng sự hiện diện thật sự Mình và Máu Đức Kitô chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh công cuộc cứu độ, nhờ đó Ngài tự hiến bản thân Ngài, và cũng nhờ đó Ngài ban cho những kẻ thuộc về Ngài, ơn giao hoà, bình an và sự sống. Một đàng ơn huệ Thánh Thể xuất phát từ Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, nhờ đó ý định cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện cách dứt khoát. Đàng khác mục đích của Thánh Thể là thông ban cho thân thể Ngài là Giáo Hội, sự sống của Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, đến nỗi các chi thể của Ngài luôn được kết hiệp với Đức Kitô và với nhau một cách trọn vẹn hơn nữa.
Những lời của Đức Giêsu nói trong bữa Tiệc ly: “Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta” không cho phép ta tách biệt ơn huệ sự hiện diện với tác động của bữa ăn bí tích. Các yếu tố không hẳn chỉ là những dấu chỉ đơn thuần: Mình và Máu Đức Kitô hiện diện thực sự đấy và cũng được thực sự trao ban là để khi lãnh nhận chúng, các tín hữu được liên kết trong sự hiệp thông với Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Theo quy luật phụng vụ cổ truyền, lời nguyện truyền phép dẫn đến việc tín hữu rước lễ. Nhờ lời nguyện tạ ơn này, 1 lời kinh tin tưởng dâng lên Chúa Cha, bánh và rượu nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà trở nên Mình và Máu Đức Kitô, cho nên khi rước lễ, chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Kitô.
Vị Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chính là vị Chúa quang vinh. Trong nghi lễ tạ ơn, chúng ta hưởng trước các niềm vui của thế giới sẽ đến. Nhờ tác động biến đổi của Thần linh Thiên Chúa, bánh rượu của trần thế trở nên man-na bởi trời và rượu mới, bữa tiệc cánh chung cho người mới. Các yếu tố của tạo thành thứ nhất trở nên bảo chứng và của đầu mùa cho trời mới đất mới.
Từ đoạn văn khá cô đọng về mặt đạo lý trên, ta hãy ghi nhớ các điều này:
- Mình và Máu Đức Kitô thật sự hiện diện trong bánh và rượu Thánh Thể.
- Việc hiệp lễ Thánh Thể nối kết lại với Đức Kitô và với nhau.
- Việc hiệp lễ Thánh Thể ngay từ bây giờ đã hướng chúng ta vào một định mệnh: Định mệnh liên kết chúng ta với Thiên Chúa. Việc kết hiệp này bắt đầu từ hôm nay sẽ đạt tới mức viên mãn khi thời gian kết thúc.
Chúng ta biết rằng niềm tin vào Thánh Thể đã khai mào cho nhiều cách hiểu khác nhau về sự hiện diện của Đức Kitô trong bánh và rượu. Các cách hiểu khác nhau này đôi khi đã là nguồn chia rẽ giữa các Giáo Hội. Đó đây, chúng còn là một trong nhiều cản trở mà hướng đại kết phải cố gắng vượt qua. Người ta sẽ thích đọc đoạn văn dưới đây, tuy không có tính cách chính thức, nhưng đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong bước hiệp nhất giữa Giáo Hội Công giáo và Anh giáo. Đây là một trích đoạn trong bản tuyên ngôn chung về học thuyết Thánh Thể ban ngày 7-9-1971 do uỷ ban quốc tế Anh giáo-Công giáo- La mã.
Sau khi đã nói rằng: “Chúng tôi ao uớc diễn tả trong tài liệu này sự đồng nhất mà chúng tôi đã đạt được”, Uỷ ban nói tiếp:
“Việc hiệp thông với Đức Kitô trong Thánh Thể giả thiết Ngài hiện diện thật sự, được biểu lộ dưới hình thức bánh và rượu. Bánh và rượu này trở nên Mình và Máu Ngài trong mầu nhiệm này. Nhưng sự hiện diện thật sự Mình và Máu Đức Kitô chỉ có thể hiểu được trong bối cảnh công cuộc cứu độ, nhờ đó Ngài tự hiến bản thân Ngài, và cũng nhờ đó Ngài ban cho những kẻ thuộc về Ngài, ơn giao hoà, bình an và sự sống. Một đàng ơn huệ Thánh Thể xuất phát từ Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, nhờ đó ý định cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện cách dứt khoát. Đàng khác mục đích của Thánh Thể là thông ban cho thân thể Ngài là Giáo Hội, sự sống của Đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, đến nỗi các chi thể của Ngài luôn được kết hiệp với Đức Kitô và với nhau một cách trọn vẹn hơn nữa.
Những lời của Đức Giêsu nói trong bữa Tiệc ly: “Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta” không cho phép ta tách biệt ơn huệ sự hiện diện với tác động của bữa ăn bí tích. Các yếu tố không hẳn chỉ là những dấu chỉ đơn thuần: Mình và Máu Đức Kitô hiện diện thực sự đấy và cũng được thực sự trao ban là để khi lãnh nhận chúng, các tín hữu được liên kết trong sự hiệp thông với Đức Kitô, Chúa chúng ta.
Theo quy luật phụng vụ cổ truyền, lời nguyện truyền phép dẫn đến việc tín hữu rước lễ. Nhờ lời nguyện tạ ơn này, 1 lời kinh tin tưởng dâng lên Chúa Cha, bánh và rượu nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà trở nên Mình và Máu Đức Kitô, cho nên khi rước lễ, chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Kitô.
Vị Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chính là vị Chúa quang vinh. Trong nghi lễ tạ ơn, chúng ta hưởng trước các niềm vui của thế giới sẽ đến. Nhờ tác động biến đổi của Thần linh Thiên Chúa, bánh rượu của trần thế trở nên man-na bởi trời và rượu mới, bữa tiệc cánh chung cho người mới. Các yếu tố của tạo thành thứ nhất trở nên bảo chứng và của đầu mùa cho trời mới đất mới.
Từ đoạn văn khá cô đọng về mặt đạo lý trên, ta hãy ghi nhớ các điều này:
- Mình và Máu Đức Kitô thật sự hiện diện trong bánh và rượu Thánh Thể.
- Việc hiệp lễ Thánh Thể nối kết lại với Đức Kitô và với nhau.
- Việc hiệp lễ Thánh Thể ngay từ bây giờ đã hướng chúng ta vào một định mệnh: Định mệnh liên kết chúng ta với Thiên Chúa. Việc kết hiệp này bắt đầu từ hôm nay sẽ đạt tới mức viên mãn khi thời gian kết thúc.
10. Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Anh chị em thân mến.
Đoàn kịch nói Kim Cương tuy bây giờ không còn tồn tại, nhưng những vở kịch của đoàn đã đi sâu vào lòng người. Tôi còn nhớ đến vở kịch mang tên Lá Sầu Riêng. Trong đó nói lên tình cảnh của một người đàn bà nghèo trải qua những khó khăn, gian khổ. Bà mới được quyền nuôi đứa con mà mình đã sinh ra. Mẹ góa con côi, bà phải tảo tần hôm sớm để lo cho con được nên người. Khi nó đã trở thành một vị bác sĩ và sắp thành hôn với một cô gái mà nó đã yêu thương. Bất ngờ một hôm vì nhớ con quá, bà mẹ lên thăm con mà không báo trước.
Bà bước vào nhà thấy con không được vui vì đang có cô người yêu hiện diện trong nhà. Bà mới chợt hiểu ra con mình không dám cho người ta biết về nguồn gốc nghèo khổ của mình, nhất là đối với cô người yêu. Chính vì thế anh ta không dám nhận mẹ mình trước mặt người yêu vì dáng vẽ quê mùa nghèo hèn của người mẹ. Anh ta sợ mất người yêu mà đành chối người đã sinh ra và đã hi sinh cả cuộc đời cho mình. Thấy thế, mẹ anh buồn quá mới thốt lên một câu:" Con ơi, nhớ lúc nhỏ, mẹ cho con chỉ một cái kẹo thôi, con cũng vui, nhưng bây giờ, mẹ đã cho con cả cuộc đời mà con cũng không vui được sao?" Lời nói đó đã đánh động đứa con, nó chợt hiểu ra không có gì sánh được với tình mẹ.
Khi nó chấp nhận người mẹ nghèo hèn, đã hy sinh cả cuộc đời cho nó, chẵng những nó có được người mẹ, mà trái lại người yêu nó cũng chấp nhận khi thấy một người sống có nhân nghĩa và có hiếu.
Chúng ta vừa chứng kiến lại một sự kiện lịch sử của sự cho đi, không phải chỉ một cái kẹo hay chỉ một cuộc đời, mà là cả mạng sống. "Đây là Mình Ta... Đây là Máu Ta." Ngài không còn giữ lại gì cho Mình, Ngài đã cho đi tất cả. Ngài tự hiến làm của ăn cho những người mà Ngài yêu thương, để nuôi dưỡng họ trong mọi hoàn cảnh. Ngài muốn hòa nhập vào chính cuộc sống của họ để nuôi dưỡng, để thông cảm, để yêu thương và để đem họ về hưởng hạnh phúc với Ngài. Trải qua thời gian, biết bao người đã cảm nhận được Tình Thương bao la đó, nên họ đã được cải hóa để có cuộc sống xứng đáng với những gì họ đã nhận được.
Nhưng cũng có không ích người lo sợ, họ sợ mất đi những cái mình đang có, sợ mất đi những cái mình đang tận hưởng được, sợ mất đi chỗ đứng trên trần gian nầy, sợ mất đi những tiền tài danh vọng mà một ngày nào đó nó sẽ phản bội và từ bỏ họ. Thế mà họ lo sợ mất những thứ đó, nên họ tìm cách bám lấy nó, để rồi trong cuộc sống hằng ngày, họ sống mà không cần biết đến Đấng đã từng yêu thương họ, đã từng cho họ cuộc sống an lành, đã dám đổ máu ra và chết vì họ. Họ đã quên Đấng đã cho họ cả cuộc đời, cả mạng sống của mình. "Đây là Mình Ta... Đây là Máu Ta, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người..."
Chúa Giêsu nói với từng người trong chúng ta như thế. Lời nói đó chúng ta nghe rất thường, chút nữa đây trong thánh lễ chúng ta cũng nghe lại lời nói thâm tình đó. Có lẽ lời nói đó không đủ đánh động tâm hồn chúng ta, nên chưa thay đỗi được con người quá khô cứng này. Lời nói đó cũng không lai động nỗi con tim chúng ta, để nó biết run lên và cảm nhận được tình yêu thương bao của Đấng dám cho chúng ta cả cuộc đời, cả mạng sống của mình.
Như vậy làm sao chúng ta có thể so sánh được với người con trong vở kịch, nó nhìn thấy được những sai lầm của mình và biết sữa đỗi. Còn chúng ta, nghe nhiều quá nên không còn suy nghĩ, không còn có thể thay đỗi được nữa, mặc dù hằng ngày chúng ta vẫn dùng thức ăn của Tình yêu để nuôi sống mình. Nhưng chúng ta đến rước Chúa mà vẫn không một chút ý thức. Nếu mỗi người chịu khó suy tư về những việc mình làm, chịu khó để hết tâm trí vào những gì mình thực hiện, thì công việc của chúng ta sẽ tốt hơn, và vì thế chắc con người của mình cũng sẽ được tốt hơn. Được như thế, Thiên Chúa cũng vui mừng khi nhìn thấy Tình yêu của Ngài đã được đáp trả.
Xin Chúa ban ơn cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình yêu Chúa, xin Chúa cải hóa để chúng ta biết quay trở về với Tình yêu của Ngài.
Đoàn kịch nói Kim Cương tuy bây giờ không còn tồn tại, nhưng những vở kịch của đoàn đã đi sâu vào lòng người. Tôi còn nhớ đến vở kịch mang tên Lá Sầu Riêng. Trong đó nói lên tình cảnh của một người đàn bà nghèo trải qua những khó khăn, gian khổ. Bà mới được quyền nuôi đứa con mà mình đã sinh ra. Mẹ góa con côi, bà phải tảo tần hôm sớm để lo cho con được nên người. Khi nó đã trở thành một vị bác sĩ và sắp thành hôn với một cô gái mà nó đã yêu thương. Bất ngờ một hôm vì nhớ con quá, bà mẹ lên thăm con mà không báo trước.
Bà bước vào nhà thấy con không được vui vì đang có cô người yêu hiện diện trong nhà. Bà mới chợt hiểu ra con mình không dám cho người ta biết về nguồn gốc nghèo khổ của mình, nhất là đối với cô người yêu. Chính vì thế anh ta không dám nhận mẹ mình trước mặt người yêu vì dáng vẽ quê mùa nghèo hèn của người mẹ. Anh ta sợ mất người yêu mà đành chối người đã sinh ra và đã hi sinh cả cuộc đời cho mình. Thấy thế, mẹ anh buồn quá mới thốt lên một câu:" Con ơi, nhớ lúc nhỏ, mẹ cho con chỉ một cái kẹo thôi, con cũng vui, nhưng bây giờ, mẹ đã cho con cả cuộc đời mà con cũng không vui được sao?" Lời nói đó đã đánh động đứa con, nó chợt hiểu ra không có gì sánh được với tình mẹ.
Khi nó chấp nhận người mẹ nghèo hèn, đã hy sinh cả cuộc đời cho nó, chẵng những nó có được người mẹ, mà trái lại người yêu nó cũng chấp nhận khi thấy một người sống có nhân nghĩa và có hiếu.
Chúng ta vừa chứng kiến lại một sự kiện lịch sử của sự cho đi, không phải chỉ một cái kẹo hay chỉ một cuộc đời, mà là cả mạng sống. "Đây là Mình Ta... Đây là Máu Ta." Ngài không còn giữ lại gì cho Mình, Ngài đã cho đi tất cả. Ngài tự hiến làm của ăn cho những người mà Ngài yêu thương, để nuôi dưỡng họ trong mọi hoàn cảnh. Ngài muốn hòa nhập vào chính cuộc sống của họ để nuôi dưỡng, để thông cảm, để yêu thương và để đem họ về hưởng hạnh phúc với Ngài. Trải qua thời gian, biết bao người đã cảm nhận được Tình Thương bao la đó, nên họ đã được cải hóa để có cuộc sống xứng đáng với những gì họ đã nhận được.
Nhưng cũng có không ích người lo sợ, họ sợ mất đi những cái mình đang có, sợ mất đi những cái mình đang tận hưởng được, sợ mất đi chỗ đứng trên trần gian nầy, sợ mất đi những tiền tài danh vọng mà một ngày nào đó nó sẽ phản bội và từ bỏ họ. Thế mà họ lo sợ mất những thứ đó, nên họ tìm cách bám lấy nó, để rồi trong cuộc sống hằng ngày, họ sống mà không cần biết đến Đấng đã từng yêu thương họ, đã từng cho họ cuộc sống an lành, đã dám đổ máu ra và chết vì họ. Họ đã quên Đấng đã cho họ cả cuộc đời, cả mạng sống của mình. "Đây là Mình Ta... Đây là Máu Ta, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người..."
Chúa Giêsu nói với từng người trong chúng ta như thế. Lời nói đó chúng ta nghe rất thường, chút nữa đây trong thánh lễ chúng ta cũng nghe lại lời nói thâm tình đó. Có lẽ lời nói đó không đủ đánh động tâm hồn chúng ta, nên chưa thay đỗi được con người quá khô cứng này. Lời nói đó cũng không lai động nỗi con tim chúng ta, để nó biết run lên và cảm nhận được tình yêu thương bao của Đấng dám cho chúng ta cả cuộc đời, cả mạng sống của mình.
Như vậy làm sao chúng ta có thể so sánh được với người con trong vở kịch, nó nhìn thấy được những sai lầm của mình và biết sữa đỗi. Còn chúng ta, nghe nhiều quá nên không còn suy nghĩ, không còn có thể thay đỗi được nữa, mặc dù hằng ngày chúng ta vẫn dùng thức ăn của Tình yêu để nuôi sống mình. Nhưng chúng ta đến rước Chúa mà vẫn không một chút ý thức. Nếu mỗi người chịu khó suy tư về những việc mình làm, chịu khó để hết tâm trí vào những gì mình thực hiện, thì công việc của chúng ta sẽ tốt hơn, và vì thế chắc con người của mình cũng sẽ được tốt hơn. Được như thế, Thiên Chúa cũng vui mừng khi nhìn thấy Tình yêu của Ngài đã được đáp trả.
Xin Chúa ban ơn cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình yêu Chúa, xin Chúa cải hóa để chúng ta biết quay trở về với Tình yêu của Ngài.
11. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)
Chúa Nhật thứ hai sau lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đây là lễ rất quan trọng, vì nó diễn tả sự hiểu biết và niềm tin của Kitô hữu vào Đức Giêsu Kitô.
I. Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến tuyệt vời
Khi Thiên Chúa đưa dân Do Thái ra khỏi Aicập, dân đã phải đi trong hoang địa bốn mươi năm trường. Giữa chốn hoang vu như vậy và không canh tác, làm sao dân có lương thực để ăn? Thiên Chúa đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân. Đây là một điều rất lạ lùng trong lịch sử loài người. Dân Do Thái đã tưởng rằng Môsê là người đã cho dân Manna, nhưng Đức Giêsu đã đính chính: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi đã cho các ông ăn bánh bởi trời…” (Ga. 6, 32).
Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, cũng là bữa tiệc Đức Giêsu và các môn đệ làm theo truyền thống Do Thái tưởng niêm lễ Vượt Qua, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là mình thầy, sẽ bị trao nộp vì anh em;” cũng tương tự vậy, Ngài cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra vì anh em” (Mc. 14, 23-24).
Bí tích Thánh Thể là sáng kiến tuyệt vời của Đức Giêsu. Bí tích Thánh Thể là biểu tượng tình yêu của Đức Giêsu cho con người, cho thấy Đức Giêsu đã tự nguyện chấp nhận cái chết, điều mà hôm sau như thể Đức Giêsu không thể nào trốn thoát được. Đức Giêsu như tấm bánh được bẻ ra nuôi sống nhiều người. Đức Giêsu là lương thực, là sự sống cho con người. “Ai không ăn bánh này, sẽ không có sự sống nơi mình” (Ga.6, 53).
II. Bí tích Thánh Thể hàm chứa một mặc khải sâu xa
“Làm sao một người lại có thể lấy máu thịt mình nuôi sống chúng ta?” (Ga. 6,52). Người ta dùng cơm bánh để sống chứ không ai ăn thịt uống máu người khác để sống. Quả thực lời nói của Đức Giêsu thật “khó nghe” đối với không chỉ con người đương thời nhưng cả với con người của mọi thời đại. Đứng trước người phát biểu lời này, người ta sẽ nghĩ, hoặc đây là một người điên, hoặc đây là một người rất đặc biệt.
Đứng trước lời nói “sống sượng” của Đức Giêsu, một số đông dân chúng đã bỏ không đi theo Đức Giêsu nữa. Cả một số môn đệ xưa nay đi theo Ngài, cũng bỏ Ngài: “Lời chi mà sống sượng thế, ai nghe cho nổi” (Ga. 6,60). Đức Giêsu cũng nhận ra điều đó; Ngài hỏi nhóm mười hai: “còn các anh, các anh có muốn bỏ đi không?” (Ga. 6,67); và Phêrô đã có một câu trả lời rất đặc biệt: “bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai, Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Ga. 6,68). Thật sự, không thể ngờ rằng Phêrô có câu trả lời rất đặc biệt như vậy. Không có ơn từ trên, Phêrô không thể có câu trả lời như vậy. Không có ơn từ trên, người ta không thể tin bí tích Thánh Thể được.
Làm sao một người lại có thể là lương thực nuôi sống người khác? Nếu không phải là người bị khùng điên, thì hẳn phải là một người rất đặc biệt. Người này phải có một nguồn gốc thần linh. Những người chấp nhận lời nói này của Đức Giêsu, phải là người được ơn như Phêrô và các môn đệ, nhận ra nguồn gốc siêu vượt của Đức Giêsu. Nếu chỉ là phàm nhân, thì không thể lấy thịt máu mình nuôi sống người khác. Đức Giêsu là người thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn. Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể.
III. Bí tích Thánh Thể quy tụ và phát triển Giáo Hội Chúa Kitô
Ngày xưa người Do Thái đã có thói quen tụ họp nhau vào ngày sabbát để nghe đọc Lời Chúa. Chính thánh Phaolô cũng dùng những dịp người Do Thái gặp nhau này để rao giảng Đức Giêsu phục sinh cho người Do Thái. Với niềm tin vào Đức Giêsu phục sinh, Kitô hữu tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa và cử hành nghi thức bẻ bánh: “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà phán…” (Mc.14, 22). Kitô hữu không chỉ tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, mà còn để ăn thịt và uống máu Chúa, để có sự sống đời đời.
Ngày xưa khi nghệ thuật in ấn chưa phổ biến, việc tụ họp nhau để nghe Lời Chúa và được nghe giải thích Lời Chúa là chuyện cần thiết. Ngày nay, với phương tiện hiện đại người ta có thể có sách Lời Chúa để đọc hằng ngày, được nghe diễn giải Lời Chúa bất cứ lúc nào người đó muốn, nên nếu chỉ để nghe Lời Chúa, thì người ta không cần đến với nhau nữa. Tuy nhiên, Kitô hữu vẫn tiếp tục tụ họp nhau, không chỉ để nghe Lời Chúa nhưng còn để tham dự nghi thức bẻ bánh, để tham dự bí tích Thánh Thể.
Hiểu như trên, người ta nhận ra nét đặc biệt của giáo huấn về bí tích tư tế thừa tác nơi Hội Thánh Công Giáo. Bí tích Thánh Thể qua thừa tác viên tư tế mang tính xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô. Không phải tất cả mọi người đều có thể cử hành bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể không chỉ là dấu chỉ mình máu thánh Đức Giêsu Kitô, nhưng là biểu tượng, là dấu chỉ thực, vừa là dấu chỉ vừa là thực tại, là chính mình máu Đức Kitô. Chức vụ tư tế phổ quát, tư tế vương giả của mọi Kitô hữu, giúp Kitô hữu tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Niềm tin vào bí tích Thánh Thể diễn tả sự hiểu biết sâu xa của Kitô hữu về chính Đức Giêsu, đồng thời củng cố nuôi dưỡng Hội Thánh. Đức Giêsu không chỉ là con người, nhưng còn là Thiên Chúa nhập thể. Chính Thiên Chúa xây dựng và củng cố Hội Thánh của Ngài qua bí tích Thánh Thể. Đức Giêsu Kitô củng cố và nuôi dưỡng Hội Thánh Chúa mỗi ngày.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. Bạn có bị khủng hoảng niềm tin vào bí tích Thánh Thể bao giờ chưa? Nếu được xin chia sẻ.
2. Bí tích Thánh Thể có giúp bạn sống đức tin Kitô hữu không?
3. Đức Giêsu Kitô hiện diện nơi cung lòng bạn và hiện diện nơi bí tích Thánh Thể khác nhau như thế nào? Xin giải thích theo sự hiểu biết của bạn.
Chúa Nhật thứ hai sau lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đây là lễ rất quan trọng, vì nó diễn tả sự hiểu biết và niềm tin của Kitô hữu vào Đức Giêsu Kitô.
I. Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến tuyệt vời
Khi Thiên Chúa đưa dân Do Thái ra khỏi Aicập, dân đã phải đi trong hoang địa bốn mươi năm trường. Giữa chốn hoang vu như vậy và không canh tác, làm sao dân có lương thực để ăn? Thiên Chúa đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân. Đây là một điều rất lạ lùng trong lịch sử loài người. Dân Do Thái đã tưởng rằng Môsê là người đã cho dân Manna, nhưng Đức Giêsu đã đính chính: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi đã cho các ông ăn bánh bởi trời…” (Ga. 6, 32).
Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, cũng là bữa tiệc Đức Giêsu và các môn đệ làm theo truyền thống Do Thái tưởng niêm lễ Vượt Qua, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là mình thầy, sẽ bị trao nộp vì anh em;” cũng tương tự vậy, Ngài cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra vì anh em” (Mc. 14, 23-24).
Bí tích Thánh Thể là sáng kiến tuyệt vời của Đức Giêsu. Bí tích Thánh Thể là biểu tượng tình yêu của Đức Giêsu cho con người, cho thấy Đức Giêsu đã tự nguyện chấp nhận cái chết, điều mà hôm sau như thể Đức Giêsu không thể nào trốn thoát được. Đức Giêsu như tấm bánh được bẻ ra nuôi sống nhiều người. Đức Giêsu là lương thực, là sự sống cho con người. “Ai không ăn bánh này, sẽ không có sự sống nơi mình” (Ga.6, 53).
II. Bí tích Thánh Thể hàm chứa một mặc khải sâu xa
“Làm sao một người lại có thể lấy máu thịt mình nuôi sống chúng ta?” (Ga. 6,52). Người ta dùng cơm bánh để sống chứ không ai ăn thịt uống máu người khác để sống. Quả thực lời nói của Đức Giêsu thật “khó nghe” đối với không chỉ con người đương thời nhưng cả với con người của mọi thời đại. Đứng trước người phát biểu lời này, người ta sẽ nghĩ, hoặc đây là một người điên, hoặc đây là một người rất đặc biệt.
Đứng trước lời nói “sống sượng” của Đức Giêsu, một số đông dân chúng đã bỏ không đi theo Đức Giêsu nữa. Cả một số môn đệ xưa nay đi theo Ngài, cũng bỏ Ngài: “Lời chi mà sống sượng thế, ai nghe cho nổi” (Ga. 6,60). Đức Giêsu cũng nhận ra điều đó; Ngài hỏi nhóm mười hai: “còn các anh, các anh có muốn bỏ đi không?” (Ga. 6,67); và Phêrô đã có một câu trả lời rất đặc biệt: “bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai, Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Ga. 6,68). Thật sự, không thể ngờ rằng Phêrô có câu trả lời rất đặc biệt như vậy. Không có ơn từ trên, Phêrô không thể có câu trả lời như vậy. Không có ơn từ trên, người ta không thể tin bí tích Thánh Thể được.
Làm sao một người lại có thể là lương thực nuôi sống người khác? Nếu không phải là người bị khùng điên, thì hẳn phải là một người rất đặc biệt. Người này phải có một nguồn gốc thần linh. Những người chấp nhận lời nói này của Đức Giêsu, phải là người được ơn như Phêrô và các môn đệ, nhận ra nguồn gốc siêu vượt của Đức Giêsu. Nếu chỉ là phàm nhân, thì không thể lấy thịt máu mình nuôi sống người khác. Đức Giêsu là người thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn. Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể.
III. Bí tích Thánh Thể quy tụ và phát triển Giáo Hội Chúa Kitô
Ngày xưa người Do Thái đã có thói quen tụ họp nhau vào ngày sabbát để nghe đọc Lời Chúa. Chính thánh Phaolô cũng dùng những dịp người Do Thái gặp nhau này để rao giảng Đức Giêsu phục sinh cho người Do Thái. Với niềm tin vào Đức Giêsu phục sinh, Kitô hữu tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa và cử hành nghi thức bẻ bánh: “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà phán…” (Mc.14, 22). Kitô hữu không chỉ tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, mà còn để ăn thịt và uống máu Chúa, để có sự sống đời đời.
Ngày xưa khi nghệ thuật in ấn chưa phổ biến, việc tụ họp nhau để nghe Lời Chúa và được nghe giải thích Lời Chúa là chuyện cần thiết. Ngày nay, với phương tiện hiện đại người ta có thể có sách Lời Chúa để đọc hằng ngày, được nghe diễn giải Lời Chúa bất cứ lúc nào người đó muốn, nên nếu chỉ để nghe Lời Chúa, thì người ta không cần đến với nhau nữa. Tuy nhiên, Kitô hữu vẫn tiếp tục tụ họp nhau, không chỉ để nghe Lời Chúa nhưng còn để tham dự nghi thức bẻ bánh, để tham dự bí tích Thánh Thể.
Hiểu như trên, người ta nhận ra nét đặc biệt của giáo huấn về bí tích tư tế thừa tác nơi Hội Thánh Công Giáo. Bí tích Thánh Thể qua thừa tác viên tư tế mang tính xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô. Không phải tất cả mọi người đều có thể cử hành bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể không chỉ là dấu chỉ mình máu thánh Đức Giêsu Kitô, nhưng là biểu tượng, là dấu chỉ thực, vừa là dấu chỉ vừa là thực tại, là chính mình máu Đức Kitô. Chức vụ tư tế phổ quát, tư tế vương giả của mọi Kitô hữu, giúp Kitô hữu tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Niềm tin vào bí tích Thánh Thể diễn tả sự hiểu biết sâu xa của Kitô hữu về chính Đức Giêsu, đồng thời củng cố nuôi dưỡng Hội Thánh. Đức Giêsu không chỉ là con người, nhưng còn là Thiên Chúa nhập thể. Chính Thiên Chúa xây dựng và củng cố Hội Thánh của Ngài qua bí tích Thánh Thể. Đức Giêsu Kitô củng cố và nuôi dưỡng Hội Thánh Chúa mỗi ngày.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. Bạn có bị khủng hoảng niềm tin vào bí tích Thánh Thể bao giờ chưa? Nếu được xin chia sẻ.
2. Bí tích Thánh Thể có giúp bạn sống đức tin Kitô hữu không?
3. Đức Giêsu Kitô hiện diện nơi cung lòng bạn và hiện diện nơi bí tích Thánh Thể khác nhau như thế nào? Xin giải thích theo sự hiểu biết của bạn.
12. Mầu nhiệm tình yêu.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
“Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống”. Đó là lời của bà Suzanna sau khi được cứu trong trận động đất ở Armêni vào tháng 12/1987. Trong số hàng ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch, có hai mẹ con bà Suzanna may mắn còn sống sót. Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước. Tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra? Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩa táo bạo, đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút. Đứa bé đã đỡ khát nhờ máu người mẹ. Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu.
Câu truyện trên giúp chúng ta hiểu phần nào bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đã chết để chúng ta được sống. Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá và Ngài lấy Thịt Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng ta.
Chính trong bối cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể, bí tích của Giao Ước mới: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ, đó là cử chỉ thuộc nghi thức bữa tiệc Vượt Qua (x.Xh 12,26-27). Nhưng lời mời gọi: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”, Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghĩa của cử chỉ thuộc lễ Vượt Qua cũ, và làm cho nó trở thành cử chỉ của riêng Ngài. Cả lời Chúa phán trên chén rượu cũng vậy: “Này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Lời này đã gợi lại Giao Ước Sinai, nhưng ở đây giao ước không còn được niêm ấn bởi máu chiên bò, mà là máu của chính Con Một Thiên Chúa, máu có hiệu lực thanh tẩy tội lỗi (Bđ. 2)
Hơn nữa, nếu trong lễ Vượt Qua, người ta cùng ăn thịt con chiên chịu sát tế, thì cử chỉ Chúa Giêsu bẻ bánh, trao cho, ám chỉ thân xác Chúa bị xâu xé, hiến cho người khác, và lời nói: “Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người…” lại càng làm nổi bật ý nghĩa hy tế của lễ Vượt Qua mới, tức là Bàn Tiệc Thánh Thể. Nói cách khác, dưới hình thức bánh rượu, Chúa Giêsu đã thể hiện trước, đã cảm nếm trước cuộc vượt qua của chính Ngài, tức là cuộc khổ nạn và Phục Sinh sẽ xảy ra hôm sau. Ngài biến cái chết thành hy lễ cứu độ đem là sự sống, thành quà tặng và lương thực siêu nhiên cho tất cả những ai tin vào Ngài. Nhờ đó, các môn đệ Chúa Giêsu khi ăn bữa tiệc này, đã được dự phần vào Giao Ước mới, được hiệp thông với Ngài trong biến cố chết và sống lại, được cùng với Ngài đi từ cõi chết vào cõi sống muôn đời. Và cũng từ đó, qua muôn thế hệ, mỗi lần cử hành Thánh Thể, một mặt Giáo Hội tái diễn và hiện tại hoá cuộc hiến tế của Chúa Giêsu để nhớ đến Ngài; mặt khác, Giáo Hội lại hướng về tương lai, hướng tới ngày Chúa đến trong vinh quang để đưa chúng ta vào dự bàn tiệc Nước Trời, bàn tiệc viên mãn đã được khơi mào từ Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay.
Theo lời Chúa truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24b), mỗi ngày và đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, Giáo Hội cử hành Thánh Thể để nhắc con cái mình nhớ đến tình yêu của Đấng đã hiến mạng sống vì nhân loại, Đấng ấy vẫn đang hiện diện để trao ban cho nhân loại bánh sự sống là chính Mình Máu Ngài. Vì thế, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không hiện diện như khán giả xem một vở kịch, cũng không phải chỉ nhớ đến một kỷ niệm trong quá khứ không liên hệ gì đến cuộc sống thực tế, nhưng là hiệp thông sự sống với Chúa Kitô, là chia sẻ hy tế thập giá của Ngài và cùng với Ngài tôi hiến dâng thân mình làm lễ tế sống động đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1). Do đó, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không lập đi lập lại những cử chỉ, những động tác theo thói quen, nhưng tôi hiến dâng cho Chúa niềm vui nỗi buồn, những lo âu và hy vọng, những tâm tư thao thức của tôi. Nói chung là tất cả những gì đan dệt nên cuộc sông đời thường đều có thể trở thành hy lễ dâng lên Thiên Chúa, những hy lễ như dấu chỉ tình yêu của tôi nhằm đáp trả Đấng đã yêu thương đến nỗi hiến ban chính Con Một yêu dấu cho tôi.
Mặt khác, Thánh Thể không chỉ tạo mối tương quan ân tình giữa Chúa và cá nhân tôi, nhưng còn mờ rộng, bao trùm mọi người. Thật vậy, bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ chính là bánh của bữa ăn hằng ngày nơi Ngài sống. Chén rượu cũng vậy, và bánh ấy, rượu ấy, đã được biến đổi thành Mình Máu Ngài. Do đó mầu nhiệm Thánh Thể còn là mầu nhiệm chia sẻ, chia sẻ để mọi người cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ, và chính việc chia sẻ này đã được Chúa Giêsu dùng như dấu chỉ các môn đệ làm để nhớ đến Ngài: Hai môn đệ đi Emmau đã nhân ra Đấng Phục Sinh và chính lúc Ngài “cầm lấy bánh chúc tụng, đoạn bẻ ra trao cho hai ông…” (Lc 24,30-31).
Ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người chúng ta không được đóng khung nhưng buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiẹm yêu thương ngay trong cuộc đời mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực, nếu chúng ta sống dững dưng ích kỷ, bưng tai bịt mắt trước nhưng anh em đói khát khốn cùng, đòi khát cơm bánh vật chất, nhất là đói khát công lý và tình thương.
Giờ đây, chúng ta sắp cùng nhau chia sẻ Bàn Tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa giúp chúng ta, một khi đã hiệp thông với Ngài, thì cũng biết thông hiệp với anh em bằng cuộc sống yêu thương phục vụ, Có như thế, Bàn Tiệc Thánh Thể sẽ trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đây chúng ta được nối kết với Chúa Kitô, thông chia cùng một sự sống với Ngài. Nơi đây, chúng ta nối kết với mọi người anh em, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng, yêu thương, đang lúc chờ đợi Bàn Tiệc hạnh phúc vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.
“Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống”. Đó là lời của bà Suzanna sau khi được cứu trong trận động đất ở Armêni vào tháng 12/1987. Trong số hàng ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch, có hai mẹ con bà Suzanna may mắn còn sống sót. Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước. Tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra? Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩa táo bạo, đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút. Đứa bé đã đỡ khát nhờ máu người mẹ. Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu.
Câu truyện trên giúp chúng ta hiểu phần nào bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đã chết để chúng ta được sống. Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá và Ngài lấy Thịt Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng ta.
Chính trong bối cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể, bí tích của Giao Ước mới: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ, đó là cử chỉ thuộc nghi thức bữa tiệc Vượt Qua (x.Xh 12,26-27). Nhưng lời mời gọi: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”, Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghĩa của cử chỉ thuộc lễ Vượt Qua cũ, và làm cho nó trở thành cử chỉ của riêng Ngài. Cả lời Chúa phán trên chén rượu cũng vậy: “Này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Lời này đã gợi lại Giao Ước Sinai, nhưng ở đây giao ước không còn được niêm ấn bởi máu chiên bò, mà là máu của chính Con Một Thiên Chúa, máu có hiệu lực thanh tẩy tội lỗi (Bđ. 2)
Hơn nữa, nếu trong lễ Vượt Qua, người ta cùng ăn thịt con chiên chịu sát tế, thì cử chỉ Chúa Giêsu bẻ bánh, trao cho, ám chỉ thân xác Chúa bị xâu xé, hiến cho người khác, và lời nói: “Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người…” lại càng làm nổi bật ý nghĩa hy tế của lễ Vượt Qua mới, tức là Bàn Tiệc Thánh Thể. Nói cách khác, dưới hình thức bánh rượu, Chúa Giêsu đã thể hiện trước, đã cảm nếm trước cuộc vượt qua của chính Ngài, tức là cuộc khổ nạn và Phục Sinh sẽ xảy ra hôm sau. Ngài biến cái chết thành hy lễ cứu độ đem là sự sống, thành quà tặng và lương thực siêu nhiên cho tất cả những ai tin vào Ngài. Nhờ đó, các môn đệ Chúa Giêsu khi ăn bữa tiệc này, đã được dự phần vào Giao Ước mới, được hiệp thông với Ngài trong biến cố chết và sống lại, được cùng với Ngài đi từ cõi chết vào cõi sống muôn đời. Và cũng từ đó, qua muôn thế hệ, mỗi lần cử hành Thánh Thể, một mặt Giáo Hội tái diễn và hiện tại hoá cuộc hiến tế của Chúa Giêsu để nhớ đến Ngài; mặt khác, Giáo Hội lại hướng về tương lai, hướng tới ngày Chúa đến trong vinh quang để đưa chúng ta vào dự bàn tiệc Nước Trời, bàn tiệc viên mãn đã được khơi mào từ Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay.
Theo lời Chúa truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24b), mỗi ngày và đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, Giáo Hội cử hành Thánh Thể để nhắc con cái mình nhớ đến tình yêu của Đấng đã hiến mạng sống vì nhân loại, Đấng ấy vẫn đang hiện diện để trao ban cho nhân loại bánh sự sống là chính Mình Máu Ngài. Vì thế, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không hiện diện như khán giả xem một vở kịch, cũng không phải chỉ nhớ đến một kỷ niệm trong quá khứ không liên hệ gì đến cuộc sống thực tế, nhưng là hiệp thông sự sống với Chúa Kitô, là chia sẻ hy tế thập giá của Ngài và cùng với Ngài tôi hiến dâng thân mình làm lễ tế sống động đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1). Do đó, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không lập đi lập lại những cử chỉ, những động tác theo thói quen, nhưng tôi hiến dâng cho Chúa niềm vui nỗi buồn, những lo âu và hy vọng, những tâm tư thao thức của tôi. Nói chung là tất cả những gì đan dệt nên cuộc sông đời thường đều có thể trở thành hy lễ dâng lên Thiên Chúa, những hy lễ như dấu chỉ tình yêu của tôi nhằm đáp trả Đấng đã yêu thương đến nỗi hiến ban chính Con Một yêu dấu cho tôi.
Mặt khác, Thánh Thể không chỉ tạo mối tương quan ân tình giữa Chúa và cá nhân tôi, nhưng còn mờ rộng, bao trùm mọi người. Thật vậy, bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ chính là bánh của bữa ăn hằng ngày nơi Ngài sống. Chén rượu cũng vậy, và bánh ấy, rượu ấy, đã được biến đổi thành Mình Máu Ngài. Do đó mầu nhiệm Thánh Thể còn là mầu nhiệm chia sẻ, chia sẻ để mọi người cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ, và chính việc chia sẻ này đã được Chúa Giêsu dùng như dấu chỉ các môn đệ làm để nhớ đến Ngài: Hai môn đệ đi Emmau đã nhân ra Đấng Phục Sinh và chính lúc Ngài “cầm lấy bánh chúc tụng, đoạn bẻ ra trao cho hai ông…” (Lc 24,30-31).
Ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người chúng ta không được đóng khung nhưng buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiẹm yêu thương ngay trong cuộc đời mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực, nếu chúng ta sống dững dưng ích kỷ, bưng tai bịt mắt trước nhưng anh em đói khát khốn cùng, đòi khát cơm bánh vật chất, nhất là đói khát công lý và tình thương.
Giờ đây, chúng ta sắp cùng nhau chia sẻ Bàn Tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa giúp chúng ta, một khi đã hiệp thông với Ngài, thì cũng biết thông hiệp với anh em bằng cuộc sống yêu thương phục vụ, Có như thế, Bàn Tiệc Thánh Thể sẽ trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đây chúng ta được nối kết với Chúa Kitô, thông chia cùng một sự sống với Ngài. Nơi đây, chúng ta nối kết với mọi người anh em, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng, yêu thương, đang lúc chờ đợi Bàn Tiệc hạnh phúc vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.
13. Bánh bởi Trời
(Suy niệm của AM. Trần Bình An)
Tại Xứ Bùi Thái, tỉnh Biên Hoà, giáo phận Xuân Lộc, Việt Nam, có một gia đình làm nghề mổ thịt chó. Ông chồng làm xong, bà vợ đem ra chợ bán. Vào quãng năm 1984 bà vợ lâm trọng bệnh. Cha chính xứ Bùi Thái, lúc ấy là Cha Bách, được mời đến để ban các phép cuối cùng. Cha xứ tới ban phép Giải tội và Xức dầu xong, khi trao Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, thì không thấy Mình Thánh trong hộp đựng Mình Thánh đâu! Ngài tưởng mình quên, nên chỉ khuyên bảo bệnh nhân đôi lời rồi ra về.
Ngày thứ hai, trước khi tới nhà bà ấy, Cha Bách đã nhắc mình nhớ lấy Mình Thánh Chúa. Ở tại nhà kẻ liệt, khi ngài làm các lễ nghi xong, tới lúc mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, ngài cũng chẳng thấy Mình Thánh đâu. Thật lạ lùng, chẳng hiểu tại sao. Sau đó, ngài cũng lại âm thầm trở về.
Tới lần thứ ba, Cha Bách mới nói với Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ biết, hôm trước ngài đem Mình Thánh đến nhà kẻ liệt, mà thấy Mình Thánh Chúa biến mất. Lần này ngài xin ông ấy làm chứng, ngài đã lên nhà thờ lấy Mình Thánh Chúa, để đem tới nhà kẻ liệt. Nhưng kết quả lần thứ ba này cũng như hai lần trước: khi mở hộp Mình Thánh Chúa ra, thì cũng chẳng còn Mình Thánh Chúa nữa. Cha Bách và Ông Chủ Tịch trở về đầy kinh ngạc.
Tới lần thứ tư, Cha Bách cùng với ông Chủ Tịch đem Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt như ba lần trước. Lần này trước khi mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, thì Cha Bách hỏi bệnh nhân:
- Đã ba lần tôi đem Mình Thánh cho bà, mà cả ba lần Mình Thánh Chúa đều biến mất. Vậy để lần này Chúa khỏi biến mất đi như trước, thì bà xét mình lại, xem có điều gì ngăn trở cho được chịu lễ chăng? Những lần xưng tội vừa qua bà xưng tội có nên không? Có giấu tội không?
- Thưa cha con không giấu tội.
- Vậy không hiểu tại sao Mình Thánh Chúa biến đi? Bà thử nhớ lại coi, trong gia đình có sự hoà thuận yêu thương nhau không?
- Thưa cha, không có hoà thuận, vì trước đây có mấy lần con đi bán thịt về, bán không được giá, phải bán rẻ, nhưng nhà con không hiểu, lại hồ nghi cho con giấu tiền, hay làm thế này thế nọ, nên giữa con và chồng con từ đó không tin tưởng và yêu thương nhau nữa!
- Nếu vậy thì bà hãy làm hoà với ông ấy, để xứng đáng Chúa ngự vào lòng bà. Chúa không muốn ngự vào những tâm hồn giận ghét nhau.
Cha xứ cho mời ông chồng đến bên giường. Hai vợ chồng làm hoà cùng nhau. Sau đó ngài mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, Mình Thánh Chúa vẫn còn. Bệnh nhân đã được Rước lễ, sau đó mấy ngày thì qua đời. Một người trong cuộc đã thuật lại câu chuyện này trong tuần tĩnh tâm của tổ chức Gia đình Đồng Công tại Thủ Đức, Việt Nam. (Tu sĩ Kim Ngân, CMC, Dongcong.net)
Tin Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, Thánh Máccô thuật lại Đức Giêsu thành lập Bí tích Thánh Thể. “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người.” (Mc 14, 22-24)
Hy tế
Giao Ước Cũ dùng chiên bò làm của lễ hiến dâng lên Thiên Chúa, như Bài Đọc I, trích sách Xuất Hành vào thời ông Môsê. “Sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà.” Mặc dù dân Chúa luôn sống bất tín bất trung, nhưng “Thiên Chúa chậm bất bình và rất mực khoan dung.” (Tv 85, 5b)
Sang đến thời Giao Ước Mới, Chúa Giêsu dùng chính Máu và Thịt của mình làm của lễ hiến tế, gánh hết tội lỗi nhân loại, làm giá cứu chuộc muôn dân, tái lập mối giao hoà giữa Thiên Chúa và con người, cùng như hoà giải con người với nhau. “Đức Kitô Giêsu, Đấng tự hiến làm giá cứu chuộc mọi người.” (1Tm 2, 6)
Phục vụ
Chính Đức Giêsu cũng đã công khai sứ vụ nhập thể là phục vụ và hy tế: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người.” (Mt 20, 28)
Khiêm hạ, thầm lặng, nhẫn nhục, nhập thể trong nghèo khó, Đức Giêsu hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, rao giảng, chịu lăng mạ, khổ nạn, chịu chết và phục sinh, vì sức sống của Người chính là tuân phục Thánh Ý: “Lương thực của Thầy là làm theo thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.” (Ga 4,34). Không những phục vụ Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu còn phục vụ con người, tự biến mình thành lương thực trường sinh, dưỡng nuôi và giải thoát con ngưởi khỏi vũng lầy tội nhơ, khỏi vong thân chịu chết, được sống viên mãn muôn đời. “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” (Ga 6, 54-55)
Đức Giêsu cũng không chỉ phục vụ bằng việc rao giảng, mặc dù Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi (Tv 119,105), nhưng còn bằng chính hành động, thái độ phục vụ tha nhân cụ thể, như biến nước thành rượu giúp đôi tân hôn ở Cana, chữa bệnh, trừ quỷ, tha thứ lội lỗi, hoá bánh ra nuôi hàng ngàn dân, cho sống lại. Cao điểm phục vụ nhân loại là Chúa Giêsu hoá thân vào Bánh và Rượu để trở nên lương thực trường sinh. “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em.” (Lc 22, 19)
“Mỗi khi trao Chúa Giêsu Thánh Thể cho giáo dân, con hãy ý thức trao cả đời con, thời giờ của con, sức khoẻ, tài năng, tiền của, nghĩa là máu thịt con cùng với Mình Máu Thánh Chúa làm của nuôi mọi người và mỗi người, không phân biệt ai.” (Đường Hy Vọng, số 376)
Hiệp nhất
“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì kẻ ấy ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.”( Ga 6, 56) Người Kitô hữu được hiệp nhất và thánh hoá nhờ Chúa Giêsu, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, đón rước Thánh Thể. Như cành nho kếp hợp chặt chẽ với cây nho, chung một dòng nhựa dưỡng nuôi toàn thân, toàn thể mọi cành, người tín hữu Kitô cùng chịu khổ nạn với Chúa Giêsu qua những thánh giá bổn phận, trách nhiệm hằng ngày.
Như thế nhờ Người, với Người và trong Người, người Kitô hữu dồi dào ân sủng, thanh khiết, mới có thể xứng đáng trở nên con cái Thiên Chúa, cũng như gắn bó mật thiết với nhau, trở thành anh em với mọi người. “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” (Ep 4, 3)
“Giọt nước hoà tan vào rượu thế nào, đời con tan biến trong Chúa Kitô như vậy.” (Đường Hy Vọng, số 368)
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Người hằng đêm ngày, thầm lặng chờ đợi chúng con đến với Người, dâng lời cảm tạ và ngợi khen, cùng được đón rước vào lòng. Nhưng chúng con đã nhiều khi hững hờ, thờ ơ, lười biếng, ngại ngùng, quên bẵng, chỉ vì thiếu lòng mến, thiếu tình yêu Chúa. Kính xin Chúa Thánh Thần tái sinh chúng con, ban xuống Tin Cậy Mến dồi dào, cho chúng con biết trở về với Tình Yêu vô biên, với Lòng Thương Xót vô bờ.
Lạy Mẹ Maria, Người Nữ Thánh Thể, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II đã khẳng định, xin cầu bầu, giúp đỡ chúng con luôn hiệp nhất với Mình Máu Chúa Giêsu, để chúng con đầy tràn hồng ân, đem chia sẻ tình yêu Thiên Chúa với mọi người. Amen.
Tại Xứ Bùi Thái, tỉnh Biên Hoà, giáo phận Xuân Lộc, Việt Nam, có một gia đình làm nghề mổ thịt chó. Ông chồng làm xong, bà vợ đem ra chợ bán. Vào quãng năm 1984 bà vợ lâm trọng bệnh. Cha chính xứ Bùi Thái, lúc ấy là Cha Bách, được mời đến để ban các phép cuối cùng. Cha xứ tới ban phép Giải tội và Xức dầu xong, khi trao Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt, thì không thấy Mình Thánh trong hộp đựng Mình Thánh đâu! Ngài tưởng mình quên, nên chỉ khuyên bảo bệnh nhân đôi lời rồi ra về.
Ngày thứ hai, trước khi tới nhà bà ấy, Cha Bách đã nhắc mình nhớ lấy Mình Thánh Chúa. Ở tại nhà kẻ liệt, khi ngài làm các lễ nghi xong, tới lúc mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, ngài cũng chẳng thấy Mình Thánh đâu. Thật lạ lùng, chẳng hiểu tại sao. Sau đó, ngài cũng lại âm thầm trở về.
Tới lần thứ ba, Cha Bách mới nói với Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ biết, hôm trước ngài đem Mình Thánh đến nhà kẻ liệt, mà thấy Mình Thánh Chúa biến mất. Lần này ngài xin ông ấy làm chứng, ngài đã lên nhà thờ lấy Mình Thánh Chúa, để đem tới nhà kẻ liệt. Nhưng kết quả lần thứ ba này cũng như hai lần trước: khi mở hộp Mình Thánh Chúa ra, thì cũng chẳng còn Mình Thánh Chúa nữa. Cha Bách và Ông Chủ Tịch trở về đầy kinh ngạc.
Tới lần thứ tư, Cha Bách cùng với ông Chủ Tịch đem Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt như ba lần trước. Lần này trước khi mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, thì Cha Bách hỏi bệnh nhân:
- Đã ba lần tôi đem Mình Thánh cho bà, mà cả ba lần Mình Thánh Chúa đều biến mất. Vậy để lần này Chúa khỏi biến mất đi như trước, thì bà xét mình lại, xem có điều gì ngăn trở cho được chịu lễ chăng? Những lần xưng tội vừa qua bà xưng tội có nên không? Có giấu tội không?
- Thưa cha con không giấu tội.
- Vậy không hiểu tại sao Mình Thánh Chúa biến đi? Bà thử nhớ lại coi, trong gia đình có sự hoà thuận yêu thương nhau không?
- Thưa cha, không có hoà thuận, vì trước đây có mấy lần con đi bán thịt về, bán không được giá, phải bán rẻ, nhưng nhà con không hiểu, lại hồ nghi cho con giấu tiền, hay làm thế này thế nọ, nên giữa con và chồng con từ đó không tin tưởng và yêu thương nhau nữa!
- Nếu vậy thì bà hãy làm hoà với ông ấy, để xứng đáng Chúa ngự vào lòng bà. Chúa không muốn ngự vào những tâm hồn giận ghét nhau.
Cha xứ cho mời ông chồng đến bên giường. Hai vợ chồng làm hoà cùng nhau. Sau đó ngài mở hộp đựng Mình Thánh Chúa ra, Mình Thánh Chúa vẫn còn. Bệnh nhân đã được Rước lễ, sau đó mấy ngày thì qua đời. Một người trong cuộc đã thuật lại câu chuyện này trong tuần tĩnh tâm của tổ chức Gia đình Đồng Công tại Thủ Đức, Việt Nam. (Tu sĩ Kim Ngân, CMC, Dongcong.net)
Tin Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa hôm nay, Thánh Máccô thuật lại Đức Giêsu thành lập Bí tích Thánh Thể. “Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: "Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta". Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người.” (Mc 14, 22-24)
Hy tế
Giao Ước Cũ dùng chiên bò làm của lễ hiến dâng lên Thiên Chúa, như Bài Đọc I, trích sách Xuất Hành vào thời ông Môsê. “Sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà.” Mặc dù dân Chúa luôn sống bất tín bất trung, nhưng “Thiên Chúa chậm bất bình và rất mực khoan dung.” (Tv 85, 5b)
Sang đến thời Giao Ước Mới, Chúa Giêsu dùng chính Máu và Thịt của mình làm của lễ hiến tế, gánh hết tội lỗi nhân loại, làm giá cứu chuộc muôn dân, tái lập mối giao hoà giữa Thiên Chúa và con người, cùng như hoà giải con người với nhau. “Đức Kitô Giêsu, Đấng tự hiến làm giá cứu chuộc mọi người.” (1Tm 2, 6)
Phục vụ
Chính Đức Giêsu cũng đã công khai sứ vụ nhập thể là phục vụ và hy tế: “Con người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người.” (Mt 20, 28)
Khiêm hạ, thầm lặng, nhẫn nhục, nhập thể trong nghèo khó, Đức Giêsu hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, rao giảng, chịu lăng mạ, khổ nạn, chịu chết và phục sinh, vì sức sống của Người chính là tuân phục Thánh Ý: “Lương thực của Thầy là làm theo thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.” (Ga 4,34). Không những phục vụ Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu còn phục vụ con người, tự biến mình thành lương thực trường sinh, dưỡng nuôi và giải thoát con ngưởi khỏi vũng lầy tội nhơ, khỏi vong thân chịu chết, được sống viên mãn muôn đời. “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.” (Ga 6, 54-55)
Đức Giêsu cũng không chỉ phục vụ bằng việc rao giảng, mặc dù Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi (Tv 119,105), nhưng còn bằng chính hành động, thái độ phục vụ tha nhân cụ thể, như biến nước thành rượu giúp đôi tân hôn ở Cana, chữa bệnh, trừ quỷ, tha thứ lội lỗi, hoá bánh ra nuôi hàng ngàn dân, cho sống lại. Cao điểm phục vụ nhân loại là Chúa Giêsu hoá thân vào Bánh và Rượu để trở nên lương thực trường sinh. “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em.” (Lc 22, 19)
“Mỗi khi trao Chúa Giêsu Thánh Thể cho giáo dân, con hãy ý thức trao cả đời con, thời giờ của con, sức khoẻ, tài năng, tiền của, nghĩa là máu thịt con cùng với Mình Máu Thánh Chúa làm của nuôi mọi người và mỗi người, không phân biệt ai.” (Đường Hy Vọng, số 376)
Hiệp nhất
“Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì kẻ ấy ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy.”( Ga 6, 56) Người Kitô hữu được hiệp nhất và thánh hoá nhờ Chúa Giêsu, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, đón rước Thánh Thể. Như cành nho kếp hợp chặt chẽ với cây nho, chung một dòng nhựa dưỡng nuôi toàn thân, toàn thể mọi cành, người tín hữu Kitô cùng chịu khổ nạn với Chúa Giêsu qua những thánh giá bổn phận, trách nhiệm hằng ngày.
Như thế nhờ Người, với Người và trong Người, người Kitô hữu dồi dào ân sủng, thanh khiết, mới có thể xứng đáng trở nên con cái Thiên Chúa, cũng như gắn bó mật thiết với nhau, trở thành anh em với mọi người. “Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau.” (Ep 4, 3)
“Giọt nước hoà tan vào rượu thế nào, đời con tan biến trong Chúa Kitô như vậy.” (Đường Hy Vọng, số 368)
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Người hằng đêm ngày, thầm lặng chờ đợi chúng con đến với Người, dâng lời cảm tạ và ngợi khen, cùng được đón rước vào lòng. Nhưng chúng con đã nhiều khi hững hờ, thờ ơ, lười biếng, ngại ngùng, quên bẵng, chỉ vì thiếu lòng mến, thiếu tình yêu Chúa. Kính xin Chúa Thánh Thần tái sinh chúng con, ban xuống Tin Cậy Mến dồi dào, cho chúng con biết trở về với Tình Yêu vô biên, với Lòng Thương Xót vô bờ.
Lạy Mẹ Maria, Người Nữ Thánh Thể, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II đã khẳng định, xin cầu bầu, giúp đỡ chúng con luôn hiệp nhất với Mình Máu Chúa Giêsu, để chúng con đầy tràn hồng ân, đem chia sẻ tình yêu Thiên Chúa với mọi người. Amen.
14. Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Trong một dịp gặp gỡ với những bạn bè cùng lới thời phổ thông trung học, thì bất ngờ, một người bạn ngồi bên cạnh đặt câu hỏi như thế này: "Bánh Thánh trên bàn thờ mà mọi người sẽ lên nhận lấy, có phải là Mình Chúa thật sự, hay đó chỉ là một biểu tượng?" Và con đã trả lời rằng: "Đây là một vấn đề thuộc lãnh vực đức tin. Nếu không cùng một niềm tin, thì làm sao anh có thể chấp nhận được những điều tôi nói."
Thưa anh chị em! Câu chuyện đã kết thúc một cách ngắn ngủi như vậy. Thế nhưng dư âm của nó thì có thể nói là vẫn còn kéo dài cho tới ngày hôm nay. Và rồi hàng năm, mỗi khi đến ngày lễ này, ngày lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, con đều nhớ lại kỷ niệm đó, một kỷ niệm không chỉ đơn giản là một lần tay bắt mặt mừng, mà dường như đó là một cơ hội Chúa gửi đến để giúp mình xác tín mạnh mẽ hơn về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể.
Khi còn ở trần gian này, Đức Giêsu đã tuyên bố rằng: "Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế." Nghĩa là trong tình thương của Chúa, Người sẽ đồng hành với chúnmg ta suốt mọi ngày trong đời sống của mình. Nếu đọc lại lời hứa này trong cái nhìn tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng: Đức Giêsu không thể không hiện diện trong Bí tích Thánh thể được. Bởi vì khi yêu nhau, người ta không bao giờ muốn rời xa nhau. Và nếu vì lý do nào đó mà người ta không thể ở gần nhau được, thì họ sẽ cảm thấy một nỗi trống vắng rất lớn lao, cho nên người ta mới nói rằng:
"Người đi một nữa hồn tôi mất,
một nữa hồn kia đứng dại khờ."
Bước vào trần thế này bằng con đường Tình Yêu: "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào", Đức Giêsu cũng mang một nỗi niềm như thế. Nghĩa là trong ước mơ của Chúa luôn có bóng hình của chúng ta. Chúa hoàn toàn không hề muốn xa lìa những kẻ Người thương mến, nên đã có lần Người mở miệng kêu xin rằng: "Lạy Cha! Con muốn rằng: con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng sẽ ở đó với con." Yêu là muốn gần nhau, là muốn đồng hành với nhau.
Người ta không thể cứ ở xa nhau mãi, rồi chỉ gửi biểu tượng đến thay thế cho tình yêu. Như vậy thì làm sao ta có thể nói bánh và rượu trên bàn thờ, mà chút nữa đây tôi sẽ rước lấy, chỉ là biểu tượng của Mình và Máu Chúa Kitô. Vã lại, nếu tấm bánh trên bàn thờ đó không là sự hiện diện thật của Chúa, thì rõ ràng, Người đã không yêu chúng ta bằng con người thật, mà ngược lại, đó chỉ là bóng hình của tình yêu mà thôi.
Mà nếu chỉ là bóng hình thôi thì chắc chắn rằng, tình yêu giữa Thiên Chúa và con người vẫn mãi mãi là một tình yêu dang dở. Hơn nữa, xét trong ý nghĩa: yêu là cho đi tất cả, là cho đi trọn vẹn, thì quả thật, bánh và rượu trên bàn thờ phải thật sự là thịt và máu Chúa. Bởi vì Chúa muốn ở gần với tôi và ở trong tôi, cho nên Chúa không thể và không bao giờ gửi một biểu tượng đến ở với tôi. Chính vì thế mà khi nói rằng: Bánh và rượu trên bàn thờ chỉ là biểu tượng của mình máu thánh Chúa, thì đó mới thật sự là một điều khó hiểu, vì nó hoàn toàn mâu thuẫn với hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Người đã chấp nhận chết trên thập giá để minh chứng tình yêu giữa Thiên Chúa và con người.
Thưa anh chị em! Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay xoay quanh một vấn đề rất căn bản: "Đức Kitô chính là tấm bánh mang lại sự sống đời đời cho tất cả những ai tin vào Người". Có lẽ chúng ta cũng vẫn còn nhớ phép lạ vĩ đại mà Đức Giêsu đã thực hiện để nuôi sống hơn năm ngàn người trong nơi hoang vắng. Ngày hôm ấy, liền sau khi dân chúng được no nê thừa thãi một thứ bánh đặc biệt, thì Đức Giêsu giới thiệu cho họ một thứ bánh đặc biệt hơn, cao quý hơn.
Thứ bánh đặc biệt này mới thật sự cần thiết và đem lại sự sống đời đời cho chính họ, đó chính là Mình và Máu Chúa: "Tôi chính là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi sẽ không hề đói. Ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ". Và hôm nay đây, trong khung cảnh ấm cúng của bữa tiệc ly, bữa ăn cuối cùng với các đồ đệ của mình, Đức Giêsu đã xác nhận một lần nữa khi cầm bánh và rượu trong tay mà đọc rằng: "Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy. Này là Máu Thầy, Máu Giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội".
Như vậy đức Giêsu đã tìm ra được một phương thế để ở lại với các môn đệ, cũng như là với tất cả những ai tin vào Người, đó chính là Bí tích Thánh thể, Bí tích của tình thương Chúa. Và chắc chắn rằng ai trong chúng ta đang ngồi đây cũng đã tin vào Chúa Giêsu hiện điện trong Bí tích ấy. Thế nhưng chúng ta hãy dành một chút thời giờ để nhìn lại xem: thái độ bên ngoài của chúng ta có ăn khớp với niềm tin của mình không? Nói khác đi là tôi có kính trọng đủ và coi Bí tích Thánh thể như là một thứ lương thực cần thiết cho đời sống của mình không?
Bởi vì thực tế đã cho thấy rằng: có khi chúng ta đến với Bí tích Thánh thể, đến với Thánh lễ ngày Chúa nhật một cách gượng ép ngại ngùng. Người ta đi lễ thì tôi cũng đi. Tôi đi lễ vì sợ người ta có một cái nhìn không tốt về tôi. Tôi đi lễ vì sợ ông cha biết mình bỏ lễ ngày Chúa nhật. Vào trong nhà thờ: người ta đứng thì tôi đứng; người ta ngồi thì tôi ngồi; người ta quỳ thì tôi cũng thế; người ta đi rước lễ thì tôi cũng vậy, mà tôi hoàn toàn không có một chút ý thức nào cả. Tệ hơn nữa là tôi đang ở trong tình trạng tội nặng mà tôi vẫn ung dung đi rước lễ như mọi người. Hoặc là ngược lại với thái độ trên, tôi quá kính trọng Mình Thánh Chúa đến độ mà giờ đây thứ lương thực siêu nhiên đó đã trở thành xa lạ với tôi. Tôi luôn cảm thấy mình bất xứng thấp hèn, nên không bao giờ tôi dám đến gần, mà cũng chẳng bao giờ tôi dám rước lấy.
Thưa anh chị em! Chúng ta cần loại trừ ngay cả hai thái độ ấy trong đời sống niềm tin của mình, bởi vì như lời một Thánh Vịnh đã viết: "Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, nào có ai chịu nổi được ư". Dĩ nhiên là khi muốn rước Chúa, chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị chu đáo, ít ra là theo những điều kiện mà Giáo hội đã chỉ dạy. Thế nhưng việc rước lễ sốt sắng sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ơn ích thiêng liêng, mà trong đó, chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ các tội nhẹvà những sức mạnh cần thiết để chúng ta sống cuộc đời này tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn.
Ước mong rằng, cùng với việc tìm kiếm lương thực nuôi dưỡng cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cũng biết sắp xếp công ăn việc làm của mình để tìm đến với Bí tích Thánh thể, với Thánh lễ hàng ngày, hàng tuần bằng tất cả lòng tin tưởng và kính trọng, để lãnh nhận thứ lương thực thiêng liêng, một thứ lương thực mà Chúa đã bảo đảm là sẽ ích lợi và cần thiết cho cuộc sống này và đời sau vĩnh cữu. Đó chính là đều mà chúng ta cùng cầu xin Chúa cho nhau trong Thánh lễ hôm nay.
Thưa anh chị em! Câu chuyện đã kết thúc một cách ngắn ngủi như vậy. Thế nhưng dư âm của nó thì có thể nói là vẫn còn kéo dài cho tới ngày hôm nay. Và rồi hàng năm, mỗi khi đến ngày lễ này, ngày lễ kính Mình Máu Chúa Kitô, con đều nhớ lại kỷ niệm đó, một kỷ niệm không chỉ đơn giản là một lần tay bắt mặt mừng, mà dường như đó là một cơ hội Chúa gửi đến để giúp mình xác tín mạnh mẽ hơn về sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể.
Khi còn ở trần gian này, Đức Giêsu đã tuyên bố rằng: "Này đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế." Nghĩa là trong tình thương của Chúa, Người sẽ đồng hành với chúnmg ta suốt mọi ngày trong đời sống của mình. Nếu đọc lại lời hứa này trong cái nhìn tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng: Đức Giêsu không thể không hiện diện trong Bí tích Thánh thể được. Bởi vì khi yêu nhau, người ta không bao giờ muốn rời xa nhau. Và nếu vì lý do nào đó mà người ta không thể ở gần nhau được, thì họ sẽ cảm thấy một nỗi trống vắng rất lớn lao, cho nên người ta mới nói rằng:
"Người đi một nữa hồn tôi mất,
một nữa hồn kia đứng dại khờ."
Bước vào trần thế này bằng con đường Tình Yêu: "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào", Đức Giêsu cũng mang một nỗi niềm như thế. Nghĩa là trong ước mơ của Chúa luôn có bóng hình của chúng ta. Chúa hoàn toàn không hề muốn xa lìa những kẻ Người thương mến, nên đã có lần Người mở miệng kêu xin rằng: "Lạy Cha! Con muốn rằng: con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng sẽ ở đó với con." Yêu là muốn gần nhau, là muốn đồng hành với nhau.
Người ta không thể cứ ở xa nhau mãi, rồi chỉ gửi biểu tượng đến thay thế cho tình yêu. Như vậy thì làm sao ta có thể nói bánh và rượu trên bàn thờ, mà chút nữa đây tôi sẽ rước lấy, chỉ là biểu tượng của Mình và Máu Chúa Kitô. Vã lại, nếu tấm bánh trên bàn thờ đó không là sự hiện diện thật của Chúa, thì rõ ràng, Người đã không yêu chúng ta bằng con người thật, mà ngược lại, đó chỉ là bóng hình của tình yêu mà thôi.
Mà nếu chỉ là bóng hình thôi thì chắc chắn rằng, tình yêu giữa Thiên Chúa và con người vẫn mãi mãi là một tình yêu dang dở. Hơn nữa, xét trong ý nghĩa: yêu là cho đi tất cả, là cho đi trọn vẹn, thì quả thật, bánh và rượu trên bàn thờ phải thật sự là thịt và máu Chúa. Bởi vì Chúa muốn ở gần với tôi và ở trong tôi, cho nên Chúa không thể và không bao giờ gửi một biểu tượng đến ở với tôi. Chính vì thế mà khi nói rằng: Bánh và rượu trên bàn thờ chỉ là biểu tượng của mình máu thánh Chúa, thì đó mới thật sự là một điều khó hiểu, vì nó hoàn toàn mâu thuẫn với hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Người đã chấp nhận chết trên thập giá để minh chứng tình yêu giữa Thiên Chúa và con người.
Thưa anh chị em! Phụng vụ Lời Chúa ngày hôm nay xoay quanh một vấn đề rất căn bản: "Đức Kitô chính là tấm bánh mang lại sự sống đời đời cho tất cả những ai tin vào Người". Có lẽ chúng ta cũng vẫn còn nhớ phép lạ vĩ đại mà Đức Giêsu đã thực hiện để nuôi sống hơn năm ngàn người trong nơi hoang vắng. Ngày hôm ấy, liền sau khi dân chúng được no nê thừa thãi một thứ bánh đặc biệt, thì Đức Giêsu giới thiệu cho họ một thứ bánh đặc biệt hơn, cao quý hơn.
Thứ bánh đặc biệt này mới thật sự cần thiết và đem lại sự sống đời đời cho chính họ, đó chính là Mình và Máu Chúa: "Tôi chính là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi sẽ không hề đói. Ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ". Và hôm nay đây, trong khung cảnh ấm cúng của bữa tiệc ly, bữa ăn cuối cùng với các đồ đệ của mình, Đức Giêsu đã xác nhận một lần nữa khi cầm bánh và rượu trong tay mà đọc rằng: "Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy. Này là Máu Thầy, Máu Giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được ơn tha tội".
Như vậy đức Giêsu đã tìm ra được một phương thế để ở lại với các môn đệ, cũng như là với tất cả những ai tin vào Người, đó chính là Bí tích Thánh thể, Bí tích của tình thương Chúa. Và chắc chắn rằng ai trong chúng ta đang ngồi đây cũng đã tin vào Chúa Giêsu hiện điện trong Bí tích ấy. Thế nhưng chúng ta hãy dành một chút thời giờ để nhìn lại xem: thái độ bên ngoài của chúng ta có ăn khớp với niềm tin của mình không? Nói khác đi là tôi có kính trọng đủ và coi Bí tích Thánh thể như là một thứ lương thực cần thiết cho đời sống của mình không?
Bởi vì thực tế đã cho thấy rằng: có khi chúng ta đến với Bí tích Thánh thể, đến với Thánh lễ ngày Chúa nhật một cách gượng ép ngại ngùng. Người ta đi lễ thì tôi cũng đi. Tôi đi lễ vì sợ người ta có một cái nhìn không tốt về tôi. Tôi đi lễ vì sợ ông cha biết mình bỏ lễ ngày Chúa nhật. Vào trong nhà thờ: người ta đứng thì tôi đứng; người ta ngồi thì tôi ngồi; người ta quỳ thì tôi cũng thế; người ta đi rước lễ thì tôi cũng vậy, mà tôi hoàn toàn không có một chút ý thức nào cả. Tệ hơn nữa là tôi đang ở trong tình trạng tội nặng mà tôi vẫn ung dung đi rước lễ như mọi người. Hoặc là ngược lại với thái độ trên, tôi quá kính trọng Mình Thánh Chúa đến độ mà giờ đây thứ lương thực siêu nhiên đó đã trở thành xa lạ với tôi. Tôi luôn cảm thấy mình bất xứng thấp hèn, nên không bao giờ tôi dám đến gần, mà cũng chẳng bao giờ tôi dám rước lấy.
Thưa anh chị em! Chúng ta cần loại trừ ngay cả hai thái độ ấy trong đời sống niềm tin của mình, bởi vì như lời một Thánh Vịnh đã viết: "Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, nào có ai chịu nổi được ư". Dĩ nhiên là khi muốn rước Chúa, chúng ta cần phải có một sự chuẩn bị chu đáo, ít ra là theo những điều kiện mà Giáo hội đã chỉ dạy. Thế nhưng việc rước lễ sốt sắng sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ơn ích thiêng liêng, mà trong đó, chúng ta sẽ nhận được ơn tha thứ các tội nhẹvà những sức mạnh cần thiết để chúng ta sống cuộc đời này tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn.
Ước mong rằng, cùng với việc tìm kiếm lương thực nuôi dưỡng cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cũng biết sắp xếp công ăn việc làm của mình để tìm đến với Bí tích Thánh thể, với Thánh lễ hàng ngày, hàng tuần bằng tất cả lòng tin tưởng và kính trọng, để lãnh nhận thứ lương thực thiêng liêng, một thứ lương thực mà Chúa đã bảo đảm là sẽ ích lợi và cần thiết cho cuộc sống này và đời sau vĩnh cữu. Đó chính là đều mà chúng ta cùng cầu xin Chúa cho nhau trong Thánh lễ hôm nay.
15. Đây là đất thánh - Arthur Tone.
Một linh mục Mỹ, cha Frank Ramsberger đi viếng đất thánh. Cha muốn khảo cứu, đặc biệt những nơi Chúa Giêsu đã sống, đã làm việc, đã chịu nạn, chết và sống lại từ cõi chết. Cha làm thân với một cậu trai tên Yosef, người có bộ mặt nâu của một người chăn cừu Ả-rập. Cậu bé giúp lễ cho cha, dạy cha một vài từ ngữ Ả-rập khó.
Khi vị linh mục sắp sửa từ biệt để đến một vùng khác của đất thánh, ngài nói với Yosef: “Có ít con trai và con gái được đặc ân sống trên mảnh đất Đức Giêsu đã sống. Con biết rằng Con Thiên Chúa đã sống như một cậu con trai, một người đàn ông, đã đi đứng trên những con đường này và đã thở bầu không khí này. Cái đó không giúp con yêu Người hơn sao?
Yosef trả lời một câu đầy ý nghĩa: “Cha chẳng cần phải sống ở đây để yêu Chúa, vì bây giờ Chúa ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay mỗi một nơi đều là đất thánh. Bất cứ nơi nào chúng ta ở, chúng ta ở trên đất của Chúa Giêsu.
Có bao giờ bạn nghĩ như vậy không? Pilsen (thay thế bằng tên họ đạo của cha) là một phần đất thánh. Đức Giêsu ở ngay đây, ngay lúc này.
Đây là ý tưởng về ngày lễ Mình Thánh Chúa. Thân thể Đức Kitô. Chúng ta nhắc lại thứ năm tuần thánh. Lúc đầu tiên Người nói những lời này: “Đây là Mình Ta… đây là Máu Ta”. Hôm nay chúng ta mừng lễ, về việc những lời trên được lặp lại trên khắp thế giới mỗi ngày, về việc Đức Giêsu hiện diện trên mọi bàn thờ khắp thế giới. Đức Kitô ở nơi đây. Đây là đất thánh Pilsen (tên họ đạo thành phố) là đất thánh.
Đây là Betlehem. Đức Giêsu sinh ra tại đây trong mỗi Thánh Lễ. Đây là Nazareth. Đức Giêsu lớn lên ở đây trong đời sống chúng ta. Chúa Giêsu làm phép lạ ở đây, phép lạ thiêng liêng: Người chữa chúng ta khỏi phong cùi tội lỗi. Người chừa những người què thiêng liêng để họ có thể bước đi trên đường lối của Người. Người mở mắt cho những ai không thấy được những sự thiêng liêng. Đức Giêsu tha thứ tội lỗi tại nơi đây trong tòa cáo giải.
Quan trọng nhất, ngôi Thánh đường này là “Căn phòng rộng trên lầu” trong Tin Mừng hôm nay, ở đó Đức Giêsu đã nói lời truyền phép đầu tiên. Không có nơi nào Thánh hơn nơi này.
Đây cũng là Cana, Đức Giêsu tham dự đám cưới trong nhà thờ này. Người dự đám tang nơi quê hương Người. Người ở ngay đây, khi chúng ta an táng một người thân yêu. Đây là Đền Thờ Giêrusalem. Đức Giêsu giảng dạy ở đây qua vị linh mục của Người, qua các thầy cô giáo lý, qua cha mẹ của các con em. Chúa Giêsu hiện diện trong làng, trong nhà thờ, ngoài phố, ngoài cánh đồng, trên bờ hồ, trên đỉnh đồi, và ngôi nhà ở đất thánh. Người cũng hiện diện trong nhà của chúng ta.
Hôm nay là ngày của Chúa Cha, trên đất thánh Đức Kitô tôn kính Cha trên trời của Người. Trong phương cách giới hạn của chúng ta, chúng ta hãy tôn kính Cha mình. Bạn hãy nói với cha bạn như Đức Giêsu thường nói với Cha Người rằng: Bạn yêu Người, bạn quý mến những gì Cha bạn làm cho bạn.
Vâng, bạn và tôi thực sự đang sống trên đất thánh, vì Thiên Chúa làm người sống tại nơi đây ở giữa chúng ta: Mình Thánh Chúa Kitô ở với chúng ta.
Xin Chúa chúc lành bạn.
Khi vị linh mục sắp sửa từ biệt để đến một vùng khác của đất thánh, ngài nói với Yosef: “Có ít con trai và con gái được đặc ân sống trên mảnh đất Đức Giêsu đã sống. Con biết rằng Con Thiên Chúa đã sống như một cậu con trai, một người đàn ông, đã đi đứng trên những con đường này và đã thở bầu không khí này. Cái đó không giúp con yêu Người hơn sao?
Yosef trả lời một câu đầy ý nghĩa: “Cha chẳng cần phải sống ở đây để yêu Chúa, vì bây giờ Chúa ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay mỗi một nơi đều là đất thánh. Bất cứ nơi nào chúng ta ở, chúng ta ở trên đất của Chúa Giêsu.
Có bao giờ bạn nghĩ như vậy không? Pilsen (thay thế bằng tên họ đạo của cha) là một phần đất thánh. Đức Giêsu ở ngay đây, ngay lúc này.
Đây là ý tưởng về ngày lễ Mình Thánh Chúa. Thân thể Đức Kitô. Chúng ta nhắc lại thứ năm tuần thánh. Lúc đầu tiên Người nói những lời này: “Đây là Mình Ta… đây là Máu Ta”. Hôm nay chúng ta mừng lễ, về việc những lời trên được lặp lại trên khắp thế giới mỗi ngày, về việc Đức Giêsu hiện diện trên mọi bàn thờ khắp thế giới. Đức Kitô ở nơi đây. Đây là đất thánh Pilsen (tên họ đạo thành phố) là đất thánh.
Đây là Betlehem. Đức Giêsu sinh ra tại đây trong mỗi Thánh Lễ. Đây là Nazareth. Đức Giêsu lớn lên ở đây trong đời sống chúng ta. Chúa Giêsu làm phép lạ ở đây, phép lạ thiêng liêng: Người chữa chúng ta khỏi phong cùi tội lỗi. Người chừa những người què thiêng liêng để họ có thể bước đi trên đường lối của Người. Người mở mắt cho những ai không thấy được những sự thiêng liêng. Đức Giêsu tha thứ tội lỗi tại nơi đây trong tòa cáo giải.
Quan trọng nhất, ngôi Thánh đường này là “Căn phòng rộng trên lầu” trong Tin Mừng hôm nay, ở đó Đức Giêsu đã nói lời truyền phép đầu tiên. Không có nơi nào Thánh hơn nơi này.
Đây cũng là Cana, Đức Giêsu tham dự đám cưới trong nhà thờ này. Người dự đám tang nơi quê hương Người. Người ở ngay đây, khi chúng ta an táng một người thân yêu. Đây là Đền Thờ Giêrusalem. Đức Giêsu giảng dạy ở đây qua vị linh mục của Người, qua các thầy cô giáo lý, qua cha mẹ của các con em. Chúa Giêsu hiện diện trong làng, trong nhà thờ, ngoài phố, ngoài cánh đồng, trên bờ hồ, trên đỉnh đồi, và ngôi nhà ở đất thánh. Người cũng hiện diện trong nhà của chúng ta.
Hôm nay là ngày của Chúa Cha, trên đất thánh Đức Kitô tôn kính Cha trên trời của Người. Trong phương cách giới hạn của chúng ta, chúng ta hãy tôn kính Cha mình. Bạn hãy nói với cha bạn như Đức Giêsu thường nói với Cha Người rằng: Bạn yêu Người, bạn quý mến những gì Cha bạn làm cho bạn.
Vâng, bạn và tôi thực sự đang sống trên đất thánh, vì Thiên Chúa làm người sống tại nơi đây ở giữa chúng ta: Mình Thánh Chúa Kitô ở với chúng ta.
Xin Chúa chúc lành bạn.
16. Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy
(Suy niệm của Noel Quesson)
Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thực. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được.
Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.
Đã có nhiều phép lạ về Thánh Thể. Chắc Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào bí tích này, cho chúng ta hiểu rõ ý định của Người khi lập phép Thánh Thể, đó thực là của nuôi linh hồn chúng ta, cần thiết cho linh hồn cũng như đồ ăn cần cho thân xác. Đó thực là Thịt và Máu của Chúa, dù mắt thường không nhận rõ thực tại này.
Trong Thánh Lễ, linh mục làm những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa Tiệc ly, cũng đọc những lời Chúa đã đọc: “Các con làm việc này để nhớ đến Thầy”. Làm việc này là việc gì? Là cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và phân phát cho mọi người.
Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống Kitô hữu. Trước hết vì ở đây cử hành mầu nhiệm Cứu độ. Chúa Giêsu đã chết để cứu chuộc nhân loại. Người chết vì yêu thương chúng ta. Ngoài việc chết một lần trong lịch sử, Chúa còn dùng Thịt và Máu nuôi dưỡng ta, để biểu lộ Tình yêu của Chúa, để ta thông hiệp với sự sống vô biên của Chúa, của một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến muôn đời. Những thực tại này được thể hiện trong bí tích Thánh Thể, trong Thánh Lễ. Sống cuộc sống thế trần chúng ta cốt đem sự sống tới cho loài người và bí tích Thánh Thể chính là suối nguồn sự sống. Chúng ta cần năng tiếp xúc với nguồn sống đó, chúng ta mới có sự sống để có thể chuyển thông sự sống ấy cho người khác.
Trong Thánh Lễ, chúng ta được đón nhận Lời Chúa và tiếp nhận Mình Chúa vào tâm hồn. Lời Chúa đã thành cụ thể đi vào tâm hồn ta khi ta tiếp nhận Mình Chúa. Chúa đã hiến mạng sống cho mọi người và trao ban chính mình cho chúng ta như là bánh sự sống, vì lẽ đó, tiệc Thánh Thể là nhiệm tích Mình và Máu Đức Kitô, nhiệm tích của sự hiện diện đích thực của Đức Kitô. Chính Thánh Linh đã làm cho Đức Kitô thực sự có mặt và hiến ban trong Bánh và Rượu (Conseil oecuménique năm 1974).
Tiệc Thánh Thể còn là cuộc họp mặt của các tín hữu. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải hiệp nhất với nhau. Thánh Thể là dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng và vững chắc: chỉ có một tấm bánh, một chén rượu chia ra cho mọi người. Trong chúng ta đều lưu hành một của ăn và một thức uống, đều có chung một nguồn sống. Từ Thánh Lễ đi ra, chúng ta ý thức mình là một phần chi thể, là Thịt Máu Đức Kitô, chúng ta mang Đức Kitô trong mình. Trong khi đó, người anh chị em bên cạnh ta cũng là phần chi thể Máu Thịt Đức Kitô như ta. Còn gì gần gũi hơn và thân thiết hơn thế.
Lạy Chúa, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng con được hòa nhập vào sự sống Thánh thiện của Chúa. Nhờ hiến lễ Tạ Ơn, chúng con cũng được tôn vinh Thiên Chúa; nhờ Tiệc Thánh, chúng con được hiệp nhất với nhau trong Ngài. Chúng con xin cảm tạ Ngài.
Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thực. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được.
Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.
Đã có nhiều phép lạ về Thánh Thể. Chắc Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào bí tích này, cho chúng ta hiểu rõ ý định của Người khi lập phép Thánh Thể, đó thực là của nuôi linh hồn chúng ta, cần thiết cho linh hồn cũng như đồ ăn cần cho thân xác. Đó thực là Thịt và Máu của Chúa, dù mắt thường không nhận rõ thực tại này.
Trong Thánh Lễ, linh mục làm những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa Tiệc ly, cũng đọc những lời Chúa đã đọc: “Các con làm việc này để nhớ đến Thầy”. Làm việc này là việc gì? Là cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và phân phát cho mọi người.
Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống Kitô hữu. Trước hết vì ở đây cử hành mầu nhiệm Cứu độ. Chúa Giêsu đã chết để cứu chuộc nhân loại. Người chết vì yêu thương chúng ta. Ngoài việc chết một lần trong lịch sử, Chúa còn dùng Thịt và Máu nuôi dưỡng ta, để biểu lộ Tình yêu của Chúa, để ta thông hiệp với sự sống vô biên của Chúa, của một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến muôn đời. Những thực tại này được thể hiện trong bí tích Thánh Thể, trong Thánh Lễ. Sống cuộc sống thế trần chúng ta cốt đem sự sống tới cho loài người và bí tích Thánh Thể chính là suối nguồn sự sống. Chúng ta cần năng tiếp xúc với nguồn sống đó, chúng ta mới có sự sống để có thể chuyển thông sự sống ấy cho người khác.
Trong Thánh Lễ, chúng ta được đón nhận Lời Chúa và tiếp nhận Mình Chúa vào tâm hồn. Lời Chúa đã thành cụ thể đi vào tâm hồn ta khi ta tiếp nhận Mình Chúa. Chúa đã hiến mạng sống cho mọi người và trao ban chính mình cho chúng ta như là bánh sự sống, vì lẽ đó, tiệc Thánh Thể là nhiệm tích Mình và Máu Đức Kitô, nhiệm tích của sự hiện diện đích thực của Đức Kitô. Chính Thánh Linh đã làm cho Đức Kitô thực sự có mặt và hiến ban trong Bánh và Rượu (Conseil oecuménique năm 1974).
Tiệc Thánh Thể còn là cuộc họp mặt của các tín hữu. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải hiệp nhất với nhau. Thánh Thể là dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng và vững chắc: chỉ có một tấm bánh, một chén rượu chia ra cho mọi người. Trong chúng ta đều lưu hành một của ăn và một thức uống, đều có chung một nguồn sống. Từ Thánh Lễ đi ra, chúng ta ý thức mình là một phần chi thể, là Thịt Máu Đức Kitô, chúng ta mang Đức Kitô trong mình. Trong khi đó, người anh chị em bên cạnh ta cũng là phần chi thể Máu Thịt Đức Kitô như ta. Còn gì gần gũi hơn và thân thiết hơn thế.
Lạy Chúa, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng con được hòa nhập vào sự sống Thánh thiện của Chúa. Nhờ hiến lễ Tạ Ơn, chúng con cũng được tôn vinh Thiên Chúa; nhờ Tiệc Thánh, chúng con được hiệp nhất với nhau trong Ngài. Chúng con xin cảm tạ Ngài.
17. Tặng phẩm thần linh.
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An)
Phúc Âm kể lại: Đang khi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Rồi Người cầm lấy chén rượu và nói: Này là Máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống. (Mt 26,26-29; Lc, 22,14-20). Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chúa dặn dò các môn đệ: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Tiệc Thánh Thể này được chính Chúa Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum, được thiết lập trong Tiệc Ly và đã được chính Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện đan kết với nhau thật tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúctrường cửu của người tín hữu chúng ta.
Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.
Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô.Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.
Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần.Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội.Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một bánh là thân mình Đức Kitô (1Cor 10,17).
Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô.Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô- hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi Linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà Linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như Linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của Linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa Linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa.Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là Linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc Linh mục Truyền Phép:
“Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
“Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
“Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18, 20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo,vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: “Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống …” (Mt 25, 35-36). Trái lại nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài.Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi Linh mục đọc Lời Truyền Phép.
Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. Thiên Chúa đã yêu thế gian nổi ban chính Con Một … (Ga 3,16) và Con Một là Đức Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.
Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng laị là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Đức Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa. Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
Phúc Âm kể lại: Đang khi ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Rồi Người cầm lấy chén rượu và nói: Này là Máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống. (Mt 26,26-29; Lc, 22,14-20). Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể và Chúa dặn dò các môn đệ: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. Tiệc Thánh Thể này được chính Chúa Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum, được thiết lập trong Tiệc Ly và đã được chính Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện đan kết với nhau thật tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúctrường cửu của người tín hữu chúng ta.
Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh Thể chính là Tặng Phẩm Thần Linh mà Thiên Chúa trao cho nhân loại.
Lịch sử cứu độ là lịch sử hồng ân và là lịch sử tình yêu tự hiến của Thiên Chúa. Cao điểm của lịch sử này là Thập Giá Đức Kitô.Thập Giá là tột đỉnh hy sinh của Thiên Chúa. Thập Giá biểu lộ tình yêu điên rồ của Thiên Chúa. Thập Giá cũng là tột đỉnh hy sinh của Đức Kitô, Đấng đã hạ mình vâng phục Chúa Cha cho đến chết và chết trên Thập Giá. Thập giá là cao điểm tình yêu tự hiến của Chúa Kitô.
Tình yêu sâu thẳm và khôn dò của Thiên Chúa biểu lộ nơi Thập Giá Đức Kitô là tình yêu vượt thời gian. Tình yêu tự hiến của Đức Kitô biểu lộ bằng cái chết cũng vượt thời gian. Chúa Kitô chỉ tự hiến một lần, tự hiến trọn vẹn thay cho mọi lần.Chúa đã biểu lộ điều này trong bữa Tiệc Ly. Từ đó, Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của đời sống Giáo Hội, là trọng tâm và là tột đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội. Thánh Thể làm nên Giáo Hội.Không có Thánh Thể thì không có Giáo Hội. Giáo hội là thân mình gồm nhiều người ăn cùng một bánh là thân mình Đức Kitô (1Cor 10,17).
Giáo hội luôn định tín rằng: dù chỉ một miếng bánh nhỏ, khi đã được Truyền Phép, vẫn chứa đựng cả thân xác, linh hồn và thần tính của Đức Kitô.Chúng ta có Đức Kitô nguyên vẹn và cụ thể. Chính Chúa Thánh Thần Kitô- hóa bánh rượu, làm cho bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô. Khi Linh mục, thừa tác viên của Giáo hội, thay mặt Chúa Kitô đọc Lời Truyền Phép. Lời Truyền Phép mà Linh mục đọc không phải là một câu thần chú có một ma lực biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, giống như Linh mục có quyền trên Chúa Kitô, khiến Chúa đến thì Ngài phải đến. Lời Truyền Phép chính là Lời Chúa Kitô, Lời mà Chúa Kitô muốn nói qua môi miệng của Linh mục. Chúa Kitô đã chọn một số người để họ lập lại y nguyên Lời Truyền Phép của Ngài. Chính Chúa Thánh Thần lấp đầy “khoảng cách” giữa Linh mục và Đức Kitô, khiến Lời Truyền Phép trở nên “công hiệu”, làm cho nội dung của Lời trở thành hiện thực. Sau Truyền Phép bánh không còn là bánh mà là Mình Thánh Chúa, rượu không còn là rượu mà là Máu Thánh Chúa.Đã có một sự thay đổi, sự thay đổi ấy là thay đổi bản thể hay “biến thể”. Đây là công việc của Chúa Thánh Thần, chứ không phải là công việc của người phàm, dù người ấy là Linh mục. Vì ý thức điều đó, Giáo hội thiết tha khẩn cầu trước lúc Linh mục Truyền Phép:
“Chúng con nài xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa của lễ này, để biến thành Mình và Máu của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể II).
“Lạy Cha, chúng con tha thiết nài xin Cha, cũng nhờ Chúa Thánh Thần, mà thánh hóa của lễ chúng con dâng hiến Cha đây, để trở nên Mình và Máu Đức Giêsu Kitô, con Cha, Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể III).
“Lạy Cha, xin cho Chúa Thánh Thần đoái thương thánh hóa những của lễ này, để biến thành Mình và Máu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con” (Kinh Nguyện Thánh Thể IV).
Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Kitô hiện diện thực sự giữa chúng ta, trong hình bánh và rượu. Điều đó không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự bằng những cách khác, như hiện diện qua lời Kinh Thánh, hiện diện trong Giáo hội, hiện diện nơi những người nghèo khổ, hiện diện giữa hai hoặc ba người họp nhau cầu nguyện (Mt 18, 20). Tất cả những cách hiện diện đó đều là hiện diện thực. Có điều khác là: Đức Kitô không đồng hóa với lời Kinh thánh, Lời Kinh thánh được đọc lên không là bản thân Đức Kitô; Đức Kitô cũng không đồng hóa với người nghèo,vì người nghèo không là bản thân Đức Kitô, dù Ngài đã nói: “Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống …” (Mt 25, 35-36). Trái lại nơi Bí Tích Thánh Thể, sau Lời Truyền Phép, bánh và rượu là Đức Kitô, là bản thân Ngài, là bản thể Ngài, là Mình và Máu Ngài.Trong Bí Tích Thánh Thể, sự hiện diện của Đức Kitô có một chiều sâu hữu thể mà không nơi nào có. Sự hiện diện đích thực và đặc biệt này của Đức Kitô là kết quả của một sự thay đổi mà tác động thay đổi chính là công việc của Chúa Thánh Thần làm khi Linh mục đọc Lời Truyền Phép.
Bí Tích Thánh Thể là sáng kiến của tình yêu. Tình yêu luôn có những sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu. Thiên Chúa đã yêu thế gian nổi ban chính Con Một … (Ga 3,16) và Con Một là Đức Giêsu đã yêu cho đến cùng, đã lập Bí tích Thánh Thể để ở với con người luôn mãi.
Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường, nhưng laị là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống con người hàng ngày. Chúa Giêsu đã muốn trở nên những gì cần thiết và gần gũi đó. Người muốn bánh và rượu trở nên thịt máu của Người. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập Giá, Đức Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Vật chất đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện thần linh.
Mình và Máu Chúa Kitô là hồng ân vô giá, chúng ta đón nhận để có sự sống thần linh của Chúa. Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, chúng ta nên quỳ gối trước Thánh Thể, chúng ta có thể học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
18. Thánh Thể – Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ đã lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.
Bí tích Thánh Thể còn được gọi là Bí tích Tạ Ơn (Thanksgiving). Chúa Giêsu đã lập Bí tích này trong Bữa Tiệc Ly như là Giao Ước mới. Ngày xưa, ông Môisen đã dâng lễ toàn thiêu và hiến dâng Thiên Chúa của lễ đền tội. Dân Dothái đã giết những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Ông Môisen hướng dẫn Dân theo nghi thức hoà giải. Ông dâng của lễ và mời gọi dân chúng đồng lòng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa: Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: “Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo” (Xh 24,7). Ông lấy máu rảy trên dân để ký kết giao ước: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8).
Tác giả thư gửi tín hữu Do thái diễn tả về Chúa Giêsu: “Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta” (Dt 9,12). Ngày xưa người ta dùng máu dê và tro bò rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, thì nay Chúa Kitô đã hiến tế chính máu mình để tẩy sạch tội lỗi chúng sinh. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly. Thánh Marcô đã ghi lại: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22). Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa: Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,23-24).
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục thượng phẩm, bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế đã tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói:Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo hội Công giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.
Chúa Giêsu đã dưỡng nuôi chúng ta bằng Mình và Máu Thánh. Hình ảnh thứ hai rất thân thương và gần gũi là người mẹ nuôi con cũng bằng chính dòng sữa của mình. Các trẻ thơ đã được bú trực tiếp từ nguồn sống của người mẹ. Ở các nước chậm phát triển, các bà mẹ thường cho con bú từ 6 tháng tuổi cho tới 2 năm. Chúng ta biết nguồn sữa từ vú mẹ là loại sữa tốt nhất trong các loại sữa. Sữa được tiết ra từ dòng máu của mẹ. Sữa mẹ là nguồn sống và là nguồn tình yêu. Sữa có đủ các chất béo, ngọt, nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển. Có một điều lợi ích của việc cho con bú là trung bình 500 lượng calo, một ngày sẽ giúp người mẹ giảm cân sau khi sanh.
Chúa Giêsu đã nhiều lần hoá bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng đã làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cước Cana. Chúa biết những nhu cầu cần yếu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần phải ăn phải uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thành thịt và giúp làm sống động các cơ năng tuần hoàn trong thân thể. Đây là một chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.
Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Có nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người quỳ lặng cầu nguyện trước Nhà Tạm hàng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Kết hợp với Chúa trong Bí tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương.
Bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình Yêu mà Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quý trọng vô giá. Thánh lễ giao hoà con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.
Chúng ta hãy năng tham dự thánh lễ. Tham dự một cách sốt sáng và hiệp thông. Chúng ta không đi xem lễ hay dự lễ như khách bàng quan, nhưng hãy tham dự một cách tích cực. Hiệp lễ bằng cách cùng thưa kinh, dâng lời ca tiếng hát, hoà điệu trong mọi nghi thức cử hành và nhất là lắng nghe và áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống. Có đôi trường hợp, chúng ta đi tham dự thánh lễ như để chu toàn bổn phận giữ ngày Chúa Nhật. Đi trễ về sớm. Không hiểu ngôn ngữ, nghe tai này ra tai kia. Để nuôi dưỡng đời sống nội tâm, chúng ta cần dành chút thời giờ riêng tâm sự với Chúa và sưởi ấm tâm hồn.
Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.
Bí tích Thánh Thể còn được gọi là Bí tích Tạ Ơn (Thanksgiving). Chúa Giêsu đã lập Bí tích này trong Bữa Tiệc Ly như là Giao Ước mới. Ngày xưa, ông Môisen đã dâng lễ toàn thiêu và hiến dâng Thiên Chúa của lễ đền tội. Dân Dothái đã giết những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Ông Môisen hướng dẫn Dân theo nghi thức hoà giải. Ông dâng của lễ và mời gọi dân chúng đồng lòng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa: Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: “Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo” (Xh 24,7). Ông lấy máu rảy trên dân để ký kết giao ước: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8).
Tác giả thư gửi tín hữu Do thái diễn tả về Chúa Giêsu: “Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta” (Dt 9,12). Ngày xưa người ta dùng máu dê và tro bò rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, thì nay Chúa Kitô đã hiến tế chính máu mình để tẩy sạch tội lỗi chúng sinh. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly. Thánh Marcô đã ghi lại: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22). Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa: Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,23-24).
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục thượng phẩm, bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế đã tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói:Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo hội Công giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.
Chúa Giêsu đã dưỡng nuôi chúng ta bằng Mình và Máu Thánh. Hình ảnh thứ hai rất thân thương và gần gũi là người mẹ nuôi con cũng bằng chính dòng sữa của mình. Các trẻ thơ đã được bú trực tiếp từ nguồn sống của người mẹ. Ở các nước chậm phát triển, các bà mẹ thường cho con bú từ 6 tháng tuổi cho tới 2 năm. Chúng ta biết nguồn sữa từ vú mẹ là loại sữa tốt nhất trong các loại sữa. Sữa được tiết ra từ dòng máu của mẹ. Sữa mẹ là nguồn sống và là nguồn tình yêu. Sữa có đủ các chất béo, ngọt, nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển. Có một điều lợi ích của việc cho con bú là trung bình 500 lượng calo, một ngày sẽ giúp người mẹ giảm cân sau khi sanh.
Chúa Giêsu đã nhiều lần hoá bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng đã làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cước Cana. Chúa biết những nhu cầu cần yếu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần phải ăn phải uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thành thịt và giúp làm sống động các cơ năng tuần hoàn trong thân thể. Đây là một chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.
Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Có nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người quỳ lặng cầu nguyện trước Nhà Tạm hàng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Kết hợp với Chúa trong Bí tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương.
Bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình Yêu mà Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quý trọng vô giá. Thánh lễ giao hoà con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.
Chúng ta hãy năng tham dự thánh lễ. Tham dự một cách sốt sáng và hiệp thông. Chúng ta không đi xem lễ hay dự lễ như khách bàng quan, nhưng hãy tham dự một cách tích cực. Hiệp lễ bằng cách cùng thưa kinh, dâng lời ca tiếng hát, hoà điệu trong mọi nghi thức cử hành và nhất là lắng nghe và áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống. Có đôi trường hợp, chúng ta đi tham dự thánh lễ như để chu toàn bổn phận giữ ngày Chúa Nhật. Đi trễ về sớm. Không hiểu ngôn ngữ, nghe tai này ra tai kia. Để nuôi dưỡng đời sống nội tâm, chúng ta cần dành chút thời giờ riêng tâm sự với Chúa và sưởi ấm tâm hồn.
Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.
19. Vì muôn người.
Suy Niệm
Đại lễ Vượt qua gần đến. Chúa Giêsu ước ao ăn lễ Vượt qua lần cuối với các môn đệ trước khi chịu khổ hình (Lc 22,15). Ngài đã tiên liệu nơi tổ chức bữa tiệc. Một căn phòng rộng rãi trên lầu, đã chuẩn bị sẵn sàng. Các môn đệ chỉ phải lo những gì cần cho bữa ăn: bánh không men, rượu, chiên và rau đắng. Thế nhưng chỉ mình Chúa Giêsu biết Ngài sẽ làm gì trong bữa tiệc Vượt qua này.
Bữa tiệc cuối là thánh lễ đầu tiên của Chúa. Vẫn bánh đó, vẫn rượu đó trên bàn tiệc. Nhưng đối với các môn đệ, thật là bất ngờ. Khi Chúa Giêsu bẻ bánh, trao cho họ và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Ngài còn mời họ uống rượu và nói: “Đây là Máu Thầy, Máu giao ước, đổ ra vì muôn người.”
Như thế bánh rượu đã được biến đổi tận căn để trở thành Mình Máu Chúa. Ăn bánh và uống rượu trở nên hành vi thông hiệp vào cái chết sắp đến của Thầy.
Ngay hôm sau, trên núi Sọ, máu Chúa đã đổ, và tấm thân Chúa bị nát tan. Hy lễ núi Sọ chỉ diễn ra một lần, nhưng ảnh hưởng trên cả dòng lịch sử.
Bữa tiệc ly chỉ diễn ra một lần, nhưng Chúa muốn nó được lặp lại cho đến tận thế: “Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Mỗi thánh lễ là một bữa tiệc ly, vị linh mục lặp lại cử chỉ và lời nói của Chúa.
Mỗi thánh lễ là một tưởng nhớ hy tế thập giá. Cái chết cứu độ năm xưa, nay trở thành hiện tại để đem đến sự sống cho tín hữu thuộc mọi thời.
Rước lễ là gặp gỡ Đấng hy sinh chịu chết, là kết hợp với Đấng đã yêu đến cùng.
Ta được mời gọi sống như Đấng ta lãnh nhận, nghĩa là bẻ ra, chia sẻ, phục vụ và hiến trao.
Ta không thể tiếp tục sống ích kỷ và khép kín, khi ngày ngày rước lấy Đấng đã chết vì muôn người.
Rước lễ không phải chỉ là nhận Chúa vào miệng, mà là để Chúa chiếm lấy mọi ngõ tối của đời mình, nhờ đó đời ta được hoàn toàn biến đổi.
Nhiều khi có một khoảng cách quá xa giữa thánh lễ và đời thường của người Kitô hữu.
Thực sự gặp Chúa dưới hình bánh rượu sẽ đưa ta gặp Chúa nơi những người nghèo khổ, vì họ cũng là sự hiện diện thật sự của Chúa (x. Mt 25, 35).
Mặt khác, càng say mê phục vụ con người, ta càng cảm thấy nhu cầu rước lấy Đấng phục vụ.
Khi dự lễ, bạn hãy đem theo hy lễ đời mình để kết hiệp với Hy lễ của Chúa.
Gợi Ý Chia Sẻ
Nhiều bạn trẻ dự lễ ngày Chúa Nhật chỉ vì sợ mắc tội. Họ chán xem lễ”. Theo ý bạn, những nguyên nhân nào đưa đến thái độ này? Có cách nào giải quyết không?
Rước lễ có thể trở thành một thói quen nhàm chán, vô nghĩa, nặng phần hình thức. Theo ý bạn, làm thế nào để việc rước Chúa thực sự đem lại lợi ích cho chúng ta?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con một tâm hồn theo hình ảnh Tấm Bánh Thánh:
Một tâm hồn trong trắng, cố tránh cả những ô uế nhỏ mọn để luôn xứng đáng với Chúa.
Một tâm hồn khiêm hạ tìm chiếm chỗ nhỏ bé, nhưng luôn luôn muốn bày tỏ một tình yêu lớn lao.
Một tâm hồn đơn sơ, không biết đến những phức tạp của ích kỷ, và tìm hiến dâng mà không đòi lại.
Một tâm hồn lặng lẽ, hạnh phúc khi thấy sự quảng đại của mình không được người khác biết đến.
Một tâm hồn nghèo khó, chỉ làm giàu cho mình nhờ chiếm được chính Chúa.
Một tâm hồn luôn hướng về tha nhân, quan tâm đến những nhu cầu và ước muốn của họ.
Một tâm hồn luôn kết hiệp với Chúa, và múc lấy nguồn sống từ nơi Chúa.
Đại lễ Vượt qua gần đến. Chúa Giêsu ước ao ăn lễ Vượt qua lần cuối với các môn đệ trước khi chịu khổ hình (Lc 22,15). Ngài đã tiên liệu nơi tổ chức bữa tiệc. Một căn phòng rộng rãi trên lầu, đã chuẩn bị sẵn sàng. Các môn đệ chỉ phải lo những gì cần cho bữa ăn: bánh không men, rượu, chiên và rau đắng. Thế nhưng chỉ mình Chúa Giêsu biết Ngài sẽ làm gì trong bữa tiệc Vượt qua này.
Bữa tiệc cuối là thánh lễ đầu tiên của Chúa. Vẫn bánh đó, vẫn rượu đó trên bàn tiệc. Nhưng đối với các môn đệ, thật là bất ngờ. Khi Chúa Giêsu bẻ bánh, trao cho họ và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Ngài còn mời họ uống rượu và nói: “Đây là Máu Thầy, Máu giao ước, đổ ra vì muôn người.”
Như thế bánh rượu đã được biến đổi tận căn để trở thành Mình Máu Chúa. Ăn bánh và uống rượu trở nên hành vi thông hiệp vào cái chết sắp đến của Thầy.
Ngay hôm sau, trên núi Sọ, máu Chúa đã đổ, và tấm thân Chúa bị nát tan. Hy lễ núi Sọ chỉ diễn ra một lần, nhưng ảnh hưởng trên cả dòng lịch sử.
Bữa tiệc ly chỉ diễn ra một lần, nhưng Chúa muốn nó được lặp lại cho đến tận thế: “Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Mỗi thánh lễ là một bữa tiệc ly, vị linh mục lặp lại cử chỉ và lời nói của Chúa.
Mỗi thánh lễ là một tưởng nhớ hy tế thập giá. Cái chết cứu độ năm xưa, nay trở thành hiện tại để đem đến sự sống cho tín hữu thuộc mọi thời.
Rước lễ là gặp gỡ Đấng hy sinh chịu chết, là kết hợp với Đấng đã yêu đến cùng.
Ta được mời gọi sống như Đấng ta lãnh nhận, nghĩa là bẻ ra, chia sẻ, phục vụ và hiến trao.
Ta không thể tiếp tục sống ích kỷ và khép kín, khi ngày ngày rước lấy Đấng đã chết vì muôn người.
Rước lễ không phải chỉ là nhận Chúa vào miệng, mà là để Chúa chiếm lấy mọi ngõ tối của đời mình, nhờ đó đời ta được hoàn toàn biến đổi.
Nhiều khi có một khoảng cách quá xa giữa thánh lễ và đời thường của người Kitô hữu.
Thực sự gặp Chúa dưới hình bánh rượu sẽ đưa ta gặp Chúa nơi những người nghèo khổ, vì họ cũng là sự hiện diện thật sự của Chúa (x. Mt 25, 35).
Mặt khác, càng say mê phục vụ con người, ta càng cảm thấy nhu cầu rước lấy Đấng phục vụ.
Khi dự lễ, bạn hãy đem theo hy lễ đời mình để kết hiệp với Hy lễ của Chúa.
Gợi Ý Chia Sẻ
Nhiều bạn trẻ dự lễ ngày Chúa Nhật chỉ vì sợ mắc tội. Họ chán xem lễ”. Theo ý bạn, những nguyên nhân nào đưa đến thái độ này? Có cách nào giải quyết không?
Rước lễ có thể trở thành một thói quen nhàm chán, vô nghĩa, nặng phần hình thức. Theo ý bạn, làm thế nào để việc rước Chúa thực sự đem lại lợi ích cho chúng ta?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con một tâm hồn theo hình ảnh Tấm Bánh Thánh:
Một tâm hồn trong trắng, cố tránh cả những ô uế nhỏ mọn để luôn xứng đáng với Chúa.
Một tâm hồn khiêm hạ tìm chiếm chỗ nhỏ bé, nhưng luôn luôn muốn bày tỏ một tình yêu lớn lao.
Một tâm hồn đơn sơ, không biết đến những phức tạp của ích kỷ, và tìm hiến dâng mà không đòi lại.
Một tâm hồn lặng lẽ, hạnh phúc khi thấy sự quảng đại của mình không được người khác biết đến.
Một tâm hồn nghèo khó, chỉ làm giàu cho mình nhờ chiếm được chính Chúa.
Một tâm hồn luôn hướng về tha nhân, quan tâm đến những nhu cầu và ước muốn của họ.
Một tâm hồn luôn kết hiệp với Chúa, và múc lấy nguồn sống từ nơi Chúa.
20. Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Trong bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: Tất cả các con, hãy nhận lấy mà ăn, vì này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con (Ga 20, 22)
Chưa từng có nhà thần học nào dám nghỉ rằng mình hiểu và diển tả đủ về mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể. Thật vậy, miệng lưỡi, tâm trí ta phải "khựng" lại trước mầu nhiệm tình yêu quá cao sâu kỳ diệu này. Trong đời thường, nhiều Kitô hữu lại xem nhẹ Thánh Thể. Nhiều người rước Mình Chúa đều đều, nhưng đời sống chẳng thay đổi bao nhiêu, có khi còn tệ hơn. Có mấy ai nghỉ tại sao Chúa Giêsu lại lập Bí tích Thánh Thể trong một bữa tiệc. Thánh Thể liên hệ đến đời sống Kitô hữu thế nào? Chúng ta cùng suy niệm qua bài Tin Mừng của ngày lễ hôm nay.
a. Mình Máu Chúa Kitô là của ăn nuôi người Kitô hữu: Chính Chúa Giêsu ý thức rõ điều đó, khi nói: "Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy hiến ban cho các con..." Hội Thánh tin vào Lời Chúa Giêsu nói; vì thế, qua 20 thế kỷ, Hội Thánh được sống động và tồn tại nhờ thứ lương thực này. Chính Đức Kitô đã nói: "Ai ăn thịt và uống máu Ta, sẽ được sống đời đời". "Vì thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống..." (Ga 6, 54-55) "nếu các ông không ăn thịt và uống máu Ta, các ông không có sự sống nơi mình..." (c. 6, 52).
Những điều Chúa nói trên, hoàn toàn không có tính tượng trưng, hay chỉ là nói theo nghĩa bóng (vì có người ngày nay, cũng không tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể); Thịt và Máu: chỉ toàn diện con người Đức Kitô đã hiến tế trên thập giá; dòng Máu Chúa đổ ra và cái chết của Người, đã ký kết Giao Ước mới vĩnh cửu để cho nhiều người được tha tội, nhất là trở nên của ăn nuôi người tín hữu, ngay ở đời này...
Một số các thánh được Chúa ban cho đặc ân là: cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể; chính Chúa Giêsu mỉm cười với Cha Thánh họ Ars trong khi ngài dâng Mình Thánh Chúa lên. Bà Têrêsa Newman và Bà Marthe Robin hầu như chỉ sống nhờ Bánh Thánh thể và nước lả trong mấy mươi năm trời.
b. Tiệc Thánh Thể, chính là tái diển Hy Lễ xưa trên thập giá, và ban Thịt Máu mình hiện diện trong bánh rượu làm của ăn nuôi nhân loại "Tiệc Thánh Thể cũng là bữa Tiệc Hiệp thông trong tình yêu, và trong sức sống của Thiên Chúa; vì thế khi dự Tiệc Thánh Thể, mức độ hiệp thông càng lớn, ta càng giống Chúa Kitô, càng biến đổi nên như Người, sức sống thần linh càng chiếm ngự trong ta"... Chính đời sống các Thánh qua 20 tk, đã minh chứng hùng hồn cho ta về hiệu quả cuả thức ăn này, và sự hiệp thông trong cuộc sống thần linh với Thiên Chúa.
c. Gợi ý suy niệm:
* Chúng ta giử đạo đã mấy mươi năm, rước Chúa có khi đã mấy ký bánh rồi, vậy mà sự sống đời đời có ngập tràn trong ta chưa? Tình yêu của Thiên Chúa có đầy dẩy trong ta không? Hay ta cũng chẳng có gì khác lạ? Hội Thánh qua 20 thế kỷ, đã sống nhờ chính lương thực kỳ diệu này, còn ta thì sao? Nếu chưa có, ta có cách nào sữa đổi, để đón nhận lương thực quá kỳ diệu này?
* đi tham dự thánh lễ chính là để được ăn bánh ban sự sống, để Chúa hiện diện trong ta, cho ta được ngụp lặn trong sự sống thần linh và trong tình yêu Chúa; thế mà bao nhiêu lần ta đi lễ quá nhàm chán, đi lễ cho có, cho rồi, để không lỗi luật ngày Chúa nhật, nhất là đi lễ, rước lễ mà chẳng dọn mình xứng đáng chút nào cả. Hiểu được điều này, ta có nghỉ rằng đây là do lỗi ta, không phải do Thiên Chúa không muốn đến với ta, không muốn yêu thương ta chăng?
Chưa từng có nhà thần học nào dám nghỉ rằng mình hiểu và diển tả đủ về mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể. Thật vậy, miệng lưỡi, tâm trí ta phải "khựng" lại trước mầu nhiệm tình yêu quá cao sâu kỳ diệu này. Trong đời thường, nhiều Kitô hữu lại xem nhẹ Thánh Thể. Nhiều người rước Mình Chúa đều đều, nhưng đời sống chẳng thay đổi bao nhiêu, có khi còn tệ hơn. Có mấy ai nghỉ tại sao Chúa Giêsu lại lập Bí tích Thánh Thể trong một bữa tiệc. Thánh Thể liên hệ đến đời sống Kitô hữu thế nào? Chúng ta cùng suy niệm qua bài Tin Mừng của ngày lễ hôm nay.
a. Mình Máu Chúa Kitô là của ăn nuôi người Kitô hữu: Chính Chúa Giêsu ý thức rõ điều đó, khi nói: "Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy hiến ban cho các con..." Hội Thánh tin vào Lời Chúa Giêsu nói; vì thế, qua 20 thế kỷ, Hội Thánh được sống động và tồn tại nhờ thứ lương thực này. Chính Đức Kitô đã nói: "Ai ăn thịt và uống máu Ta, sẽ được sống đời đời". "Vì thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống..." (Ga 6, 54-55) "nếu các ông không ăn thịt và uống máu Ta, các ông không có sự sống nơi mình..." (c. 6, 52).
Những điều Chúa nói trên, hoàn toàn không có tính tượng trưng, hay chỉ là nói theo nghĩa bóng (vì có người ngày nay, cũng không tin vào sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể); Thịt và Máu: chỉ toàn diện con người Đức Kitô đã hiến tế trên thập giá; dòng Máu Chúa đổ ra và cái chết của Người, đã ký kết Giao Ước mới vĩnh cửu để cho nhiều người được tha tội, nhất là trở nên của ăn nuôi người tín hữu, ngay ở đời này...
Một số các thánh được Chúa ban cho đặc ân là: cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể; chính Chúa Giêsu mỉm cười với Cha Thánh họ Ars trong khi ngài dâng Mình Thánh Chúa lên. Bà Têrêsa Newman và Bà Marthe Robin hầu như chỉ sống nhờ Bánh Thánh thể và nước lả trong mấy mươi năm trời.
b. Tiệc Thánh Thể, chính là tái diển Hy Lễ xưa trên thập giá, và ban Thịt Máu mình hiện diện trong bánh rượu làm của ăn nuôi nhân loại "Tiệc Thánh Thể cũng là bữa Tiệc Hiệp thông trong tình yêu, và trong sức sống của Thiên Chúa; vì thế khi dự Tiệc Thánh Thể, mức độ hiệp thông càng lớn, ta càng giống Chúa Kitô, càng biến đổi nên như Người, sức sống thần linh càng chiếm ngự trong ta"... Chính đời sống các Thánh qua 20 tk, đã minh chứng hùng hồn cho ta về hiệu quả cuả thức ăn này, và sự hiệp thông trong cuộc sống thần linh với Thiên Chúa.
c. Gợi ý suy niệm:
* Chúng ta giử đạo đã mấy mươi năm, rước Chúa có khi đã mấy ký bánh rồi, vậy mà sự sống đời đời có ngập tràn trong ta chưa? Tình yêu của Thiên Chúa có đầy dẩy trong ta không? Hay ta cũng chẳng có gì khác lạ? Hội Thánh qua 20 thế kỷ, đã sống nhờ chính lương thực kỳ diệu này, còn ta thì sao? Nếu chưa có, ta có cách nào sữa đổi, để đón nhận lương thực quá kỳ diệu này?
* đi tham dự thánh lễ chính là để được ăn bánh ban sự sống, để Chúa hiện diện trong ta, cho ta được ngụp lặn trong sự sống thần linh và trong tình yêu Chúa; thế mà bao nhiêu lần ta đi lễ quá nhàm chán, đi lễ cho có, cho rồi, để không lỗi luật ngày Chúa nhật, nhất là đi lễ, rước lễ mà chẳng dọn mình xứng đáng chút nào cả. Hiểu được điều này, ta có nghỉ rằng đây là do lỗi ta, không phải do Thiên Chúa không muốn đến với ta, không muốn yêu thương ta chăng?
21. Tấm bánh tình yêu – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh.
Tấm bánh, tình yêu gần gũi.
Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.
Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được.
Chúa trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để đi vào sinh hoạt đời thường của con người. Con người có thể đến với Chúa dễ dàng, không e ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà đầy ý nhị. Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến.
Tấm bánh, tình yêu tự hiến.
Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm. Bánh chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Được sử dụng là bị bẻ ra, bị nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hoá. Vì thế, trở thành tấm bánh là chấp nhận chịu đau đớn, chịu huỷ hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ, vì tấm bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ.
Khi xưng mình là bánh bởi trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh.
Tấm bánh bị tiêu hoá để thực hiện một tình yêu hiệp thông.
Tấm bánh, tình yêu hiệp thông.
Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con người đến sống thân mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết với cây nho.
Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hoà vào từng giòng máu, từng thớ thịt của con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự tiêu huỷ mình để trở thành thịt máu của con người. Không còn sự kết hợp nào sâu xa khăng khít hơn nữa.
Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình thương, chia sẻ lương thực và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.
Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí tích Thánh Thể.
Yêu mến Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi với những người nhỏ bé nghèo hèn?
Cử hành Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em?
Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Khi dâng lễ, tấm bánh có gợi lên cho bạn điều gì về tình yêu của Đức Giêsu không?
2) Khi bạn rước lễ, bạn có cảm nghiệm được tình yêu của Chúa không?
3) Phép Thánh Thể thôi thúc bạn làm gì?
Tấm bánh, tình yêu gần gũi.
Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.
Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được.
Chúa trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để đi vào sinh hoạt đời thường của con người. Con người có thể đến với Chúa dễ dàng, không e ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà đầy ý nhị. Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến.
Tấm bánh, tình yêu tự hiến.
Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm. Bánh chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Được sử dụng là bị bẻ ra, bị nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hoá. Vì thế, trở thành tấm bánh là chấp nhận chịu đau đớn, chịu huỷ hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ, vì tấm bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ.
Khi xưng mình là bánh bởi trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh.
Tấm bánh bị tiêu hoá để thực hiện một tình yêu hiệp thông.
Tấm bánh, tình yêu hiệp thông.
Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con người đến sống thân mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết với cây nho.
Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hoà vào từng giòng máu, từng thớ thịt của con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự tiêu huỷ mình để trở thành thịt máu của con người. Không còn sự kết hợp nào sâu xa khăng khít hơn nữa.
Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình thương, chia sẻ lương thực và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.
Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí tích Thánh Thể.
Yêu mến Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi với những người nhỏ bé nghèo hèn?
Cử hành Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em?
Sống Bí tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Khi dâng lễ, tấm bánh có gợi lên cho bạn điều gì về tình yêu của Đức Giêsu không?
2) Khi bạn rước lễ, bạn có cảm nghiệm được tình yêu của Chúa không?
3) Phép Thánh Thể thôi thúc bạn làm gì?
22. Cậu bé Marcellino.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Một cuốn phim mang tựa đề: “Cậu bé Marcellino” kể lại câu chuyện sau đây:
Ở cổng nhà dòng nọ có cậu bé bị bỏ rơi, một thầy dòng đã đem về nhà dòng nuôi. Với thời gian, cậu bé lớn lên, khôn ngoan và tinh nghịch. Vốn tính nghịch ngợm, cậu bé bị cấm không được leo lên kho trên gác. Nhưng vì tò mò, ngày nọ Marcellino đã leo lên kho trên gác. Cậu sửng sốt khi thấy có một người khổng lồ bị treo trên Thánh giá. Nghĩ rằng người này đang đói, nên ngay đêm đó, Marcellino đã lẻn vào bếp ăn cắp bánh và rượu đem lên cho người bị treo trên Thánh giá. Từ đó, ngày ngày cậu bé cứ âm thầm tiếp tế lương thực cho con người khốn khổ ấy. Thế rồi, một ngày nọ người khổng lồ ấy xuống khỏi Thánh giá, đến bên cạnh cậu bé và hỏi:
- “Con thích điều gì nhất”.
Cậu bé đáp:
- “Con muốn được thấy mẹ con”.
Người khổng lồ liền nói:
- “Con hãy nhắm mắt lại và ngủ say”.
Ngày hôm sau, các tu sĩ trong nhà không thấy Marcellino nữa, họ đi tìm khắp nơi và cuối cùng thấy cậu bé đã chết trong vòng tay của Chúa Giêsu trên Thánh giá.
Anh chị em thân mến, đối với Marcellino trong câu chuyện trên, bánh và rượu là ngôn ngữ cậu bé dùng để nói với Chúa Giêsu: “Con yêu mến Chúa”, “Con muốn được săn sóc Chúa, nuôi dưỡng Chúa”. Còn đối với Chúa Giêsu, bánh và rượu Ngài ban qua Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu hiến thân để trở thành lương thực nuôi sống chúng ta, và Ngài muốn chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài trong Thánh Thể, con người mới có thể mở rộng trái tim và đôi bàn tay để đón nhận Ngài nơi tha nhân. Chúa Giêsu là Bánh từ trời xuống để lôi kéo họ về với Thiên Chúa. Chia sẻ sự sống thần linh nơi bàn tiệc Thánh Thể, người tín hữu được mời gọi chia sẻ cơm bánh hằng ngày với tha nhân. Và kỳ diệu thay, chính khi chia sẻ với tha nhân, người tín hữu cảm nhận được sự sống trường sinh và hạnh phúc đích thức tràn ngập tâm hồn.
Thưa anh chị em, Bí tích Thánh Thể là Bí tích của Tình Yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Từ việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ đưa chúng ta đến việc hiệp nhất với các anh chị em tín hữu. Vì liên kết với Chúa Kitô, nên chúng ta cũng liên kết với nhau để làm thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô, điều mà Thánh Phaolô gọi là “Nhiệm thể Chúa Kitô”. Ăn Thịt và uống Máu Chúa Kitô là lãnh nhận một động lực mạnh mẽ nhất để dẹp bỏ và xua tan những mối bất đồng, những mâu thuẫn sâu xa nhất để chỉ còn trở nên với Chúa Kitô một thân xác và một linh hồn. Sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô hữu trong Bí tích Thánh Thể có sức mạnh thu phục những khách bàng quan, những người xa lạ đến với Giáo Hội, như các tín hữu thời sơ khai đã từng chinh phục và đem lại ảnh hưởng lớn lao cho thế giới ngoại giáo: Họ nói với nhau: “Kìa xem coi họ (các tín hữu Kitô) yêu thương đoàn kết với nhau biết chừng nào!” (x.Cv 2,42-47).
Anh chị em thân mến, “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Tất cả chúng ta đều được mời đến dự tiệc Thánh Thể. Thế nhưng có khá đông người tham dự Thánh lễ mà không tiếp rước Mình Máu Thánh Chúa. Phải chăng Thánh lễ đối với họ chỉ còn là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ không còn là sự sống được trao ban và lãnh nhận? Hoặc phải chăng vì thấy việc rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên họ thất vọng và không muốn rước lễ nữa? “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Chẳng lẽ được mời đến dự tiệc mà chẳng ăn uống gì, chỉ ngồi đó “nhìn miệng” các thực khách, rồi ra về mà lòng vẫn u sầu và bụng vẫn đói meo? Thiết tưởng không phải vô ích khi khẳng định lại điều này: Chẳng bao giờ chúng ta đến với người khác thực sự, nếu không kết hợp thâm sâu với Chúa Kitô.
Đức Cha Helder Camera, Tổng Giám Mục Giáo phận Récite ở Braxil, đã chia sẻ kinh nghiệm thống nhất đời sống hoạt động và chiêm niệm của ngài thế này: “Mỗi sáng, tôi được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể, rồi suốt ngày, tôi gặp gỡ Đức Kitô nơi anh chị em tôi. Cũng một Chúa Giêsu ở trên bàn thờ và ngoài đường phố”. Có lẽ chúng ta dễ quên chân lý này: Hiệp nhất với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp nhất với anh em. Nói cách khác, hiệp nhất với Chúa Kitô đang hiện diện ẩn dấu nơi anh chị em mình, nhất là nơi những người nghèo đói và bất hạnh (x.Mt 25). Và chúng ta cũng hay quên rằng: Hiệp nhất sự sống phải được thể hiện trong sự hiệp nhất lối sống. Lối sống của Chúa Giêsu Thánh Thể là lối sống của tình yêu tự hiến để cho nhân loại được sống, là phục vụ đến hy sinh mạng sống để làm giá cứu chuộc muôn người.
Được nuôi dưỡng cùng một Bánh Thánh –là Thịt Máu Chúa Giêsu- chúng ta được mời gọi chia sẻ chén cơm hằng ngày cho anh em và dấn thân hoạt động cho một trật tự công bằng, huynh đệ, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc của mọi người trên thế giới hôm nay.
Một cuốn phim mang tựa đề: “Cậu bé Marcellino” kể lại câu chuyện sau đây:
Ở cổng nhà dòng nọ có cậu bé bị bỏ rơi, một thầy dòng đã đem về nhà dòng nuôi. Với thời gian, cậu bé lớn lên, khôn ngoan và tinh nghịch. Vốn tính nghịch ngợm, cậu bé bị cấm không được leo lên kho trên gác. Nhưng vì tò mò, ngày nọ Marcellino đã leo lên kho trên gác. Cậu sửng sốt khi thấy có một người khổng lồ bị treo trên Thánh giá. Nghĩ rằng người này đang đói, nên ngay đêm đó, Marcellino đã lẻn vào bếp ăn cắp bánh và rượu đem lên cho người bị treo trên Thánh giá. Từ đó, ngày ngày cậu bé cứ âm thầm tiếp tế lương thực cho con người khốn khổ ấy. Thế rồi, một ngày nọ người khổng lồ ấy xuống khỏi Thánh giá, đến bên cạnh cậu bé và hỏi:
- “Con thích điều gì nhất”.
Cậu bé đáp:
- “Con muốn được thấy mẹ con”.
Người khổng lồ liền nói:
- “Con hãy nhắm mắt lại và ngủ say”.
Ngày hôm sau, các tu sĩ trong nhà không thấy Marcellino nữa, họ đi tìm khắp nơi và cuối cùng thấy cậu bé đã chết trong vòng tay của Chúa Giêsu trên Thánh giá.
Anh chị em thân mến, đối với Marcellino trong câu chuyện trên, bánh và rượu là ngôn ngữ cậu bé dùng để nói với Chúa Giêsu: “Con yêu mến Chúa”, “Con muốn được săn sóc Chúa, nuôi dưỡng Chúa”. Còn đối với Chúa Giêsu, bánh và rượu Ngài ban qua Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu hiến thân để trở thành lương thực nuôi sống chúng ta, và Ngài muốn chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài trong Thánh Thể, con người mới có thể mở rộng trái tim và đôi bàn tay để đón nhận Ngài nơi tha nhân. Chúa Giêsu là Bánh từ trời xuống để lôi kéo họ về với Thiên Chúa. Chia sẻ sự sống thần linh nơi bàn tiệc Thánh Thể, người tín hữu được mời gọi chia sẻ cơm bánh hằng ngày với tha nhân. Và kỳ diệu thay, chính khi chia sẻ với tha nhân, người tín hữu cảm nhận được sự sống trường sinh và hạnh phúc đích thức tràn ngập tâm hồn.
Thưa anh chị em, Bí tích Thánh Thể là Bí tích của Tình Yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến lạ lùng là lấy chính Thịt Máu của Ngài làm của ăn của uống để nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Chính Ngài là của ăn và của uống Chúa Giêsu ban hoàn toàn khác với manna và mạch nước trong sa mạc: “Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời”. Chúa Giêsu không nhằm thoả mãn cái đói cái khát thể xác. Thế nên, Ngài xác quyết: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống”. Vậy Bánh Ngài ban chính là Thịt Máu Ngài. Cụm từ “Thịt Máu” ở đây không những bao gồm tất cả những gì nuôi sống linh hồn con người để đưa đến sự sống vĩnh cửu, mà còn ám chỉ đến Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Con Thiên Chúa đã nhập thể mang lấy xác phàm trong thân phận con người và đã đổ máu ra trên Thập giá để cứu chuộc nhân loại. Ngài đã chấp nhận trở thành của ăn của uống là những cái thường tình nhất của cuộc sống chúng ta để đưa chúng ta đến sự sống vĩnh hằng.
Vì lý do đó, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là kết hiệp mật thiết với chính Chúa Kitô, nghĩa là đồng hoá với Ngài, nên giống Ngài trong tư tưởng, ngôn ngữ và cuộc sống: “Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu tôi, người ấy sẽ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy”. Không bí tích nào giúp chúng ta sống “với Chúa, nhờ Chúa và trong Chúa” bằng bí tích Thánh Thể. Từ đó, Thánh Phaolô dám khẳng định: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Từ việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ đưa chúng ta đến việc hiệp nhất với các anh chị em tín hữu. Vì liên kết với Chúa Kitô, nên chúng ta cũng liên kết với nhau để làm thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô, điều mà Thánh Phaolô gọi là “Nhiệm thể Chúa Kitô”. Ăn Thịt và uống Máu Chúa Kitô là lãnh nhận một động lực mạnh mẽ nhất để dẹp bỏ và xua tan những mối bất đồng, những mâu thuẫn sâu xa nhất để chỉ còn trở nên với Chúa Kitô một thân xác và một linh hồn. Sự hiệp nhất của cộng đoàn Kitô hữu trong Bí tích Thánh Thể có sức mạnh thu phục những khách bàng quan, những người xa lạ đến với Giáo Hội, như các tín hữu thời sơ khai đã từng chinh phục và đem lại ảnh hưởng lớn lao cho thế giới ngoại giáo: Họ nói với nhau: “Kìa xem coi họ (các tín hữu Kitô) yêu thương đoàn kết với nhau biết chừng nào!” (x.Cv 2,42-47).
Anh chị em thân mến, “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Tất cả chúng ta đều được mời đến dự tiệc Thánh Thể. Thế nhưng có khá đông người tham dự Thánh lễ mà không tiếp rước Mình Máu Thánh Chúa. Phải chăng Thánh lễ đối với họ chỉ còn là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ không còn là sự sống được trao ban và lãnh nhận? Hoặc phải chăng vì thấy việc rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên họ thất vọng và không muốn rước lễ nữa? “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Chẳng lẽ được mời đến dự tiệc mà chẳng ăn uống gì, chỉ ngồi đó “nhìn miệng” các thực khách, rồi ra về mà lòng vẫn u sầu và bụng vẫn đói meo? Thiết tưởng không phải vô ích khi khẳng định lại điều này: Chẳng bao giờ chúng ta đến với người khác thực sự, nếu không kết hợp thâm sâu với Chúa Kitô.
Đức Cha Helder Camera, Tổng Giám Mục Giáo phận Récite ở Braxil, đã chia sẻ kinh nghiệm thống nhất đời sống hoạt động và chiêm niệm của ngài thế này: “Mỗi sáng, tôi được nuôi dưỡng bằng Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể, rồi suốt ngày, tôi gặp gỡ Đức Kitô nơi anh chị em tôi. Cũng một Chúa Giêsu ở trên bàn thờ và ngoài đường phố”. Có lẽ chúng ta dễ quên chân lý này: Hiệp nhất với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp nhất với anh em. Nói cách khác, hiệp nhất với Chúa Kitô đang hiện diện ẩn dấu nơi anh chị em mình, nhất là nơi những người nghèo đói và bất hạnh (x.Mt 25). Và chúng ta cũng hay quên rằng: Hiệp nhất sự sống phải được thể hiện trong sự hiệp nhất lối sống. Lối sống của Chúa Giêsu Thánh Thể là lối sống của tình yêu tự hiến để cho nhân loại được sống, là phục vụ đến hy sinh mạng sống để làm giá cứu chuộc muôn người.
Được nuôi dưỡng cùng một Bánh Thánh –là Thịt Máu Chúa Giêsu- chúng ta được mời gọi chia sẻ chén cơm hằng ngày cho anh em và dấn thân hoạt động cho một trật tự công bằng, huynh đệ, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc của mọi người trên thế giới hôm nay.
23. Tình yêu và sự sống.
Đã bao thế kỷ trôi qua, Giáo Hội Công giáo không ngừng đào sâu niềm tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Dẫu có gặp muôn vàn thử thách, dẫu phải đương đầu với bao chỉ trích, người tín hữu vẫn kiên vững trong niềm tin không lay chuyển, bởi chính họ biết rõ Thánh Thể đã đem lại cho họ những gì trong cuộc hành trình thiêng liêng của cuộc đời.
Mỗi thánh lễ là một lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Nhưng ngày lễ trọng được ấn định hàng năm phải là một dịp đặc biệt để chúng ta suy niệm cách sâu sắc hơn về một chân lý vốn được gọi là suối nguồn, là đỉnh cao của đời sống người Kitô hữu, đó là Bí tích Thánh Thể.
Đã hẳn, trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu ở đó để thực hiện lời hứa: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Nhưng trước hết sự hiện diện ấy nhằm tái diễn hy tế thập giá của Ngài. Thực vậy, Bí tích Thánh Thể không phải là một hy tế mới và độc lập, thay thế hay bổ túc cho hy tế thập giá, nhưng là lặp lại hy tế chỉ diễn ra một lần trên thập giá. Cũng một lễ vật, cũng một Đấng đã tự hiến đời mình thuở xưa trên thập giá, còn nay hiến tế qua tác vụ của linh mục trong thánh lễ. Có khác chăng là khác trong cách thức biểu lộ mà thôi.
Như dân Do Thái hằng nhớ lại những kỳ công Thiên Chúa, đặc biệt là hai biến cố: Thiên Chúa giải phóng dân khỏi ách nô lệ Ai Cập và không ngừng ban lương thực của Ngài cho dân suốt dọc theo những nẻo đường sa mạc. Trong thánh lễ, Giáo Hội cũng nhớ lại cuộc vượt qua của Đức Kitô và việc Ngài ban Thánh Thể cho dân mới trên đường lữ hành trần thế.
Thực vậy, tiếp nối Manna trong hoang địa, Thánh Thể trở nên lương thực, trở nên của ăn đàng cho Israel mới là Giáo Hội. Nhưng Manna mới chỉ là hình ảnh tượng trưng, chứ không thể nào sánh ví được với Bí tích Thánh Thể. Bởi vì cũng như bao lương thực trần gian khác, Manna vẫn để con người lại đó với cơn đói và nỗi khát khao vĩnh cửu. Manna chỉ cho người ta sống tạm để khỏi chết chứ không giúp người ta khỏi chết đời đời. Chính thân thể vinh hiển của Đức Kitô mới thực là bánh ban sự sống: Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời.
Chúa Giêsu đã trở nên bánh khi hiến mình làm lễ tế dâng lên Chúa Cha. Chúa Cha đã chấp nhận lễ hy tế ấy bằng cách tôn vinh Chúa Giêsu và đưa vào trong vinh quang của Ngài. Ngài nhận lễ vật mà Chúa Giêsu thay cho loài người dâng tiến, để rồi ban lại cho loài người như của ăn thánh. Từ của ăn thánh ấy, loài người kín múc sự sống để thông hiệp với Thiên Chúa… Và trong bữa tiệc ấy, Thiên Chúa hòa niềm vui của Ngài với tiếng cười của nhân loại. Những ai đón nhận của ăn thánh ấy sẽ được lôi kéo vào trong quỹ đạo của tình yêu Thiên Chúa và lưu lại trong Ngài: Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì sẽ ở lại trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Người ăn uống Mình Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa từ đời này và mai này thuộc về Ngài mãi mãi.
Như thế, Thánh Thể thực hiện trước bữa tiệc cánh chung trong nước trời, sẽ được cử hành trong niềm vui rượu mới. Và như thế Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự và là bảo chứng cho sự sống lại trong ngày sau hết.
Mỗi thánh lễ là một lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Nhưng ngày lễ trọng được ấn định hàng năm phải là một dịp đặc biệt để chúng ta suy niệm cách sâu sắc hơn về một chân lý vốn được gọi là suối nguồn, là đỉnh cao của đời sống người Kitô hữu, đó là Bí tích Thánh Thể.
Đã hẳn, trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu ở đó để thực hiện lời hứa: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Nhưng trước hết sự hiện diện ấy nhằm tái diễn hy tế thập giá của Ngài. Thực vậy, Bí tích Thánh Thể không phải là một hy tế mới và độc lập, thay thế hay bổ túc cho hy tế thập giá, nhưng là lặp lại hy tế chỉ diễn ra một lần trên thập giá. Cũng một lễ vật, cũng một Đấng đã tự hiến đời mình thuở xưa trên thập giá, còn nay hiến tế qua tác vụ của linh mục trong thánh lễ. Có khác chăng là khác trong cách thức biểu lộ mà thôi.
Như dân Do Thái hằng nhớ lại những kỳ công Thiên Chúa, đặc biệt là hai biến cố: Thiên Chúa giải phóng dân khỏi ách nô lệ Ai Cập và không ngừng ban lương thực của Ngài cho dân suốt dọc theo những nẻo đường sa mạc. Trong thánh lễ, Giáo Hội cũng nhớ lại cuộc vượt qua của Đức Kitô và việc Ngài ban Thánh Thể cho dân mới trên đường lữ hành trần thế.
Thực vậy, tiếp nối Manna trong hoang địa, Thánh Thể trở nên lương thực, trở nên của ăn đàng cho Israel mới là Giáo Hội. Nhưng Manna mới chỉ là hình ảnh tượng trưng, chứ không thể nào sánh ví được với Bí tích Thánh Thể. Bởi vì cũng như bao lương thực trần gian khác, Manna vẫn để con người lại đó với cơn đói và nỗi khát khao vĩnh cửu. Manna chỉ cho người ta sống tạm để khỏi chết chứ không giúp người ta khỏi chết đời đời. Chính thân thể vinh hiển của Đức Kitô mới thực là bánh ban sự sống: Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời.
Chúa Giêsu đã trở nên bánh khi hiến mình làm lễ tế dâng lên Chúa Cha. Chúa Cha đã chấp nhận lễ hy tế ấy bằng cách tôn vinh Chúa Giêsu và đưa vào trong vinh quang của Ngài. Ngài nhận lễ vật mà Chúa Giêsu thay cho loài người dâng tiến, để rồi ban lại cho loài người như của ăn thánh. Từ của ăn thánh ấy, loài người kín múc sự sống để thông hiệp với Thiên Chúa… Và trong bữa tiệc ấy, Thiên Chúa hòa niềm vui của Ngài với tiếng cười của nhân loại. Những ai đón nhận của ăn thánh ấy sẽ được lôi kéo vào trong quỹ đạo của tình yêu Thiên Chúa và lưu lại trong Ngài: Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì sẽ ở lại trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Người ăn uống Mình Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa từ đời này và mai này thuộc về Ngài mãi mãi.
Như thế, Thánh Thể thực hiện trước bữa tiệc cánh chung trong nước trời, sẽ được cử hành trong niềm vui rượu mới. Và như thế Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự và là bảo chứng cho sự sống lại trong ngày sau hết.
24. Thánh Thể
Nói đến chuyện ăn thịt người đã là một việc ghê tởm, phương chi còn nói đến chuyện uống máu người. Nhất là đối với dân Do Thái, máu được coi như là chính sự sống của con người và chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền trên máu huyết, không những của con người mà còn của mọi loài động vật. Đó chính là lý do dân Do Thái không ăn máu huyết, thậm chí còn kiêng cả thịt thú bị chết ngạt, và họ chỉ ăn những thú thịt đã làm sạch không còn tí máu nào sót lại.
Vì thế phản ứng của những người nghe Chúa Giêsu nói: Thật Tôi bảo thật các ông nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình, là một phản ứng dễ hiểu. Đúng là những lời lẽ chối tai không ai nghe nổi. Nhưng đó lại là những lời thực tế nhất, khoa học nhất bởi vì nếu Chúa Giêsu muốn trở nên sự sống của nhân loại, Ngài phải để cho thiên hạ ăn thịt của Ngài. Chúng ta không thể sống nếu không ăn. Và khi chúng ta ăn cái gì thì cái đó trở nên máu thịt chúng ta, trở nên chính chúng ta.
Cũng vậy, vì muốn cho chúng ta được sống và sống bởi chính Ngài, Chúa Giêsu đã trở nên bánh cho chúng ta ăn. Hơn thế nữa, Bí tích Thánh Thể còn là bí tích của hiệp thông, vì nhờ ăn thịt và uống máu Ngài, chúng ta trở nên Ngài và Ngài trở nên chúng ta. Nghĩa là Ngài trở nên thịt máu chúng ta và chúng ta sống thực sự bởi Ngài. Ngài có thể nói rằng thịt máu chúng ta, sự sống chúng ta là thịt máu, là sự sống của Ngài.
Thế nhưng sự hiệp thông ấy không chỉ dừng lại ở mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Giêsu mà thôi. Thực vậy, vì không phải chỉ có một mình tôi ăn thịt và uống máu Ngài, mà cả cộng đoàn dân Chúa đều tham dự vào bàn tiệc của Đức Kitô: bởi vì chỉ có tấm bánh và tất cả chúng ta cùng chia sẻ nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Như thế, Bí tích Thánh Thể không phải chỉ kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa mà còn kết hiệp chúng ta với nhau. Tuy nhiên, không thiếu gì những kẻ rước lễ trong tình trạng chiến tranh lạnh với người khác, đôi khi với cả gia đình, với cả cộng đoàn. Có những cặp vợ chồng ly thân, thậm chí ly dị nhau mà vẫn lên rước lễ. Họ đâu có hiểu rằng làm như vậy là họ đóng đinh Chúa Giêsu, là xé nát thân thể của Ngài? Họ đâu có hiểu rằng làm như thế có nghĩa là kéo Chúa về phe mình, là cấm vận không cho Ngài đến được với đối thủ của họ? Bởi vì làm thế nào Đức Kitô có thể hiệp nhất với chúng ta khi chính chúng ta lại chia rẽ và không chấp nhận nhau.
Nhìn vào tình trạng Giáo Hội cũng vậy, ngay trong nội bộ cộng đoàn này, sự hiệp nhất đôi khi cũng chỉ có tính cách chung chung, hình thức hay lý thuyết mà thôi. Như thế bàn tiệc Thánh Thể có ý nghĩa gì? Người ta nói Thánh Thể làm ra Giáo Hội và Giáo Hội làm ra Thánh Thể, nghĩa là cử hành Thánh Thể. Nhưng một Giáo Hội thiếu hợp nhất thì có thể làm ra Thánh Thể được hay không? Và Thánh Thể có làm ra Giáo Hội được hay không khi mà các tín hữu không đồng tâm nhất trí với nhau. Khi mỗi người trong một gia đình không thể ngồi quanh một bàn ăn, hay khi tấm bánh nồi cơm bị phân tán, quẳng đi mỗi chỗ một mẩu một hạt, thì liệu còn có thể gọi đó là một bữa cơm gia đình hay không?
Hãy nhớ rằng Thánh thể không phải chỉ kết hiệp chúng ta lại với Chúa, mà còn kết hiệp chúng ta lại với nhau, để làm thành một đoàn chiên duy nhất.
Vì thế phản ứng của những người nghe Chúa Giêsu nói: Thật Tôi bảo thật các ông nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình, là một phản ứng dễ hiểu. Đúng là những lời lẽ chối tai không ai nghe nổi. Nhưng đó lại là những lời thực tế nhất, khoa học nhất bởi vì nếu Chúa Giêsu muốn trở nên sự sống của nhân loại, Ngài phải để cho thiên hạ ăn thịt của Ngài. Chúng ta không thể sống nếu không ăn. Và khi chúng ta ăn cái gì thì cái đó trở nên máu thịt chúng ta, trở nên chính chúng ta.
Cũng vậy, vì muốn cho chúng ta được sống và sống bởi chính Ngài, Chúa Giêsu đã trở nên bánh cho chúng ta ăn. Hơn thế nữa, Bí tích Thánh Thể còn là bí tích của hiệp thông, vì nhờ ăn thịt và uống máu Ngài, chúng ta trở nên Ngài và Ngài trở nên chúng ta. Nghĩa là Ngài trở nên thịt máu chúng ta và chúng ta sống thực sự bởi Ngài. Ngài có thể nói rằng thịt máu chúng ta, sự sống chúng ta là thịt máu, là sự sống của Ngài.
Thế nhưng sự hiệp thông ấy không chỉ dừng lại ở mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Giêsu mà thôi. Thực vậy, vì không phải chỉ có một mình tôi ăn thịt và uống máu Ngài, mà cả cộng đoàn dân Chúa đều tham dự vào bàn tiệc của Đức Kitô: bởi vì chỉ có tấm bánh và tất cả chúng ta cùng chia sẻ nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Như thế, Bí tích Thánh Thể không phải chỉ kết hiệp chúng ta với Thiên Chúa mà còn kết hiệp chúng ta với nhau. Tuy nhiên, không thiếu gì những kẻ rước lễ trong tình trạng chiến tranh lạnh với người khác, đôi khi với cả gia đình, với cả cộng đoàn. Có những cặp vợ chồng ly thân, thậm chí ly dị nhau mà vẫn lên rước lễ. Họ đâu có hiểu rằng làm như vậy là họ đóng đinh Chúa Giêsu, là xé nát thân thể của Ngài? Họ đâu có hiểu rằng làm như thế có nghĩa là kéo Chúa về phe mình, là cấm vận không cho Ngài đến được với đối thủ của họ? Bởi vì làm thế nào Đức Kitô có thể hiệp nhất với chúng ta khi chính chúng ta lại chia rẽ và không chấp nhận nhau.
Nhìn vào tình trạng Giáo Hội cũng vậy, ngay trong nội bộ cộng đoàn này, sự hiệp nhất đôi khi cũng chỉ có tính cách chung chung, hình thức hay lý thuyết mà thôi. Như thế bàn tiệc Thánh Thể có ý nghĩa gì? Người ta nói Thánh Thể làm ra Giáo Hội và Giáo Hội làm ra Thánh Thể, nghĩa là cử hành Thánh Thể. Nhưng một Giáo Hội thiếu hợp nhất thì có thể làm ra Thánh Thể được hay không? Và Thánh Thể có làm ra Giáo Hội được hay không khi mà các tín hữu không đồng tâm nhất trí với nhau. Khi mỗi người trong một gia đình không thể ngồi quanh một bàn ăn, hay khi tấm bánh nồi cơm bị phân tán, quẳng đi mỗi chỗ một mẩu một hạt, thì liệu còn có thể gọi đó là một bữa cơm gia đình hay không?
Hãy nhớ rằng Thánh thể không phải chỉ kết hiệp chúng ta lại với Chúa, mà còn kết hiệp chúng ta lại với nhau, để làm thành một đoàn chiên duy nhất.
25. Thánh Thể: Nguồn cứu độ – Anmai, CSsR
Máu: biểu hiện của sự sống! Con người sẽ chết nếu không còn máu trong người. Vào các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Điều đầu tiên các y bác sĩ cho bệnh nhân làm đó là xét nghiệm máu. Qua các chỉ số về máu, các y bác sĩ sẽ tìm biểu đồ, tìm cách điều trị một cách tốt nhất cho bệnh nhân. Như vậy, chúng ta thấy máu đóng một vai trò mang tính "sống còn" trong đời sống con người. Nhờ có máu mà con người được sống, nếu không có máu, con người sẽ phải chết.
Là người bình thường, rất cần máu. Riêng những ai mang danh mình là Kitô hữu, không chỉ cần máu bình thường như mọi người nhưng cần và cần lắm máu cứu độ mà chính Chúa Kitô đã đổ ra để cứu những con người tội lỗi.
Dừng lại một chút để đọc lại, suy gẫm lại những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy máu là chủ đề xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chính nhờ máu đã mang lại sự sống, đã cứu độ con người. Cách riêng trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã nói rõ cho các môn đệ rằng máu Chúa sẽ đổ ra để nuôi sống con người. Ở Cựu Ước, Thánh Thể như là hình bóng đã được tiên báo cho Máu của Chúa Giêsu ở Tân Ước phải đổ ra để cứu chuộc con người.
Những hình bóng chính yếu về Máu của Chúa Kitô trong Cựu ước là Chiên vượt qua (Xh 24,8), và máu xá tội mà thầy thượng tế đưa vào gian cực thánh trong ngày lễ xá tội (x Lv 16, 14), Tất cả những hình bóng này không bị mất đi tầm quan trọng khi Chúa Giêsu đổ máu thật sự trên thập giá vì khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cùng gợi lại ba hình bóng trên, qua những từ ngữ được Ngài sử dụng như "tưởng nhớ" (Xh 12,14); "Máu giao ước mới" và "được tha tội". Điều này được các hình bóng giúp mô tả, giải thích và làm nổi bật tính ưu việt tuyệt đối của bí tích Thánh Thể so với những hình bóng tiên trưng.
Trong Cựu ước, "Máu" đóng một vai trò quan trọng vì nó được coi là nguyên lý sự sống; "Sinh khí thân xác tụ trong huyết (Lv 17,11)" "Huyết, tức là sự sống" (Đnl 12, 23). Do đó ngày xưa Môsê đã lấy mà đóng ấn giao ước Đức Giavê muốn ký với dân (Xh 24, 3-8). Người ta đã sát tế những con bò mộng tơ, lấy máu rưới lên bàn thờ một phần, một phần rảy trên dân, chứng tỏ rằng Giao ước đã được thiết lập cách long trọng. Đây là hình bóng của Giao ước mới mà sau này chính Đức Kitô đã lâp Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại bằng chính máu mình. Không phải như Môisen khi làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, đã phải nhờ đến việc sát tế các con vật. Chính Máu của Đức Kitô đổ ra trên núi Sọ, Ngài sẽ không ngừng dâng lại trong hy tế thánh lễ để không ngừng tái diễn Giao ước của Ngài.
Trong nghi lễ Do thái, bữa ăn chiên vượt qua không phải chỉ có một tầm quan trọng hàng đầu, mà nó còn có một ý nghĩa nổi bật là tưởng nhớ một biến cố lịch sử, biến cố Thiên Chúa Giavê cứu độ dân Do thái. Ngài đã ra tay giải thoát dân Ngài khỏi ách Ai cập. Vì thế bữa ăn vượt qua có một giá trị rõ ràng do sự kiện lịch sử, mà nó có nhiệm vụ gợi lại cho người ta nhớ những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho họ, con chiên vượt qua nhắc lại con vật mà máu nó đã gìn giữ các nhà dân Israel xưa, khi mà máu của nó được bôi trên thành cửa làm dấu để sứ Thần Chúa "Vượt Qua" mà tha cho dân. Trong khi ăn bữa này, người ta cảm tạ Chúa vì những ơn lộc vô biên của cuộc giải thoát ấy. Nên bữa ăn này là hình bóng của bữa tiệc Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong bữa tiệc ly.
Để lập phép Thánh Thể và chuẩn bị cho giao ước mà Chúa Giêsu thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người bằng chính giá máu của Ngài khi Ngài bị người ta đóng đinh trên thập giá. Chúa Giêsu đã chọn bữa ăn vượt qua, và lễ vượt qua "cuối cùng" này đã được chuẩn bị một cách chu đáo. Điều này các tin mừng đã thuật lại cho ta biết các môn đệ "đã chuẩn bị lễ vượt qua" như thế nào, theo các chỉ dẫn của Chúa Giêsu đã dạy (Mt 26, 17-19; Mc 14, 12-16; Lc 22, 7-13). Đặc biệt Thánh Luca còn nhắc lại Lời của Chúa Giêsu "Thầy ước ao ăn lễ vượt qua này với anh em trước khi Thầy chịu khổ nạn..." (Lc 22, 15). Qua đó Đức Kitô muốn cho ta hiểu Ngài chính là con chiên vượt qua thật, con chiên lấy máu mình để cứu độ nhân loại. Mặc dù, trong trình thuật về bữa tiệc ly, ta không thấy ám chỉ gì về con chiên, nhưng đối với các môn đệ thì biểu tượng ấy khá rõ vì việc truyền phép rượu đi liền sau khi ăn thịt chiên. Với việc truyền phép làm hai nhịp như thế, phép Thánh Thể đã bao gồm con chiên vượt qua vào trong đó, và nếu con chiên này không được nhắc đến cũng chỉ vì nó thuần túy là một hình bóng mà từ đây sẽ phải tự xóa mình đi trước thực tại: chỉ có một thực tại phải kể đến, đó là Mình và Máu Đức Kitô, "Máu sẽ đổ ra cho muôn người" cũng như xưa máu con chiên đã đổ ra để cứu các nhà dân Israel. Do đó Thánh Thể là thực tại thay thế cho hình bóng con chiên vượt qua, như lời Thánh Phaolô: "Đức Kitô, chiên vượt qua của chúng ta, đã chịu sát tế" (1 Cr 5, 7).
Sách xuất hành đã ghi lại những qui định của luật lệ về việc ăn lễ Vượt qua nhắc nhở giao ước Giavê đã ký kết với dân Do thái, cũng như việc chuẩn bị lễ như nghi thức, chọn chiên tế lễ phải vẹn toàn, không được đánh đập nó bể xương...(Xh 12, 5-47). Đây là hình bóng giao ước mới mà Chúa Giêsu sẽ thiết lập bằng chính Máu Người. Truyền thống Kitô giáo vẫn thấy hình bóng "con chiên tinh tuyền không bị gãy xương" (Xh 12.47) là chính Chúa Giêsu, chiên tinh tuyền của Đức Chúa Cha. Vì loài người tội lỗi không thể dâng lên Thiên Chúa của lễ vô tỳ tích, nên Chúa Cha đã lập ra hy tế bằng chính Con một của Người nhập thể. Do đó, chỉ có Đức Kitô có thể dâng lên Chúa Cha một hy tế Thánh thiện, vẹn toàn, là con chiên tinh tuyền. Con chiên ấy đã gánh tội trần gian và tự hiến để hủy diệt tội lỗi cho nhân loại, và con chiên này cũng không bị người ta đập gãy xương (Ga 19, 46).
Trong các lời tiên tri của Isaia nói về người tôi tớ Đức Chúa (Is 42,1-9; 49, 1-6; 50, 4-11; 50, 113-53) là người công chính, bị đè bẹp, bị nghiền nát dưới sự đau khổ vì tội lỗi của anh em mình, và được Thiên Chúa tôn vinh, là hình bóng báo hiệu Chúa Giêsu "người tôi tớ thánh thiện" (Cv 4, 27-30; 3, 26) đã chịu nhiều đau khổ, bị bắt bớ, chịu nhục hình, cuối cùng chịu sát tế trên thập giá để thiết lập giao ước cho nhân loại khỏi tội, và Người đã được tôn vinh làm Chúa với quyền năng bởi sự phục sinh từ cõi chết (Rm 1,4)
Chính Thịt và Máu của Đức Giêsu đã làm nên Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể chính là Bí Tích mang Ơn Cứu độ cho toàn thể nhân loại chúng ta. Ơn cứu độ đó đã được Thiên Chúa Cha hứa ban ngay sau khi nguyên tổ phạm tội. Bí tích Thánh Thể là bí tích của ơn cứu độ, ơn cứu độ phổ quát. Mỗi bí tích Thánh Thể (Thánh Lễ) được cử hành, dù ở bất cứ nơi đâu, dù long trọng với sự hiện diện đông đảo của nhiều người hay chỉ âm thầm lặng lẽ của cá nhân vị linh mục, bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành, theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới. Bí tích Thánh Thể là một mối dây nối kết trời và đất. Nó bao gồm và thấm nhập toàn thể thụ tạo. Con Thiên Chúa đã làm người để hoàn lại toàn thể thụ tạo cho Đấng đã kéo nó ra từ hư vô, trong một hành động chúc tụng tuyệt vời. Chính vì thế mà Ngài, Linh mục thượng phẩm đời đời, khi bước vào cung thánh vĩnh cửu nhờ máu đổ ra trên thập giá, Ngài đã hoàn lại cho Đấng Tạo Thành và là Cha toàn thể thụ tạo được cứu chuộc. Ngài thực hiện điều đó nhờ tác vụ linh mục của Giáo Hội, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi chí thánh. Chính thực đó mới là mầu nhiệm đức tin được thực hiện trong bí tích Thánh Thể: thế gian thoát thai từ tay Thiên Chúa Tạo Thành, trở về với Ngài sau khi đã được Chúa Kitô chuộc lại.
Trong Thánh Lễ, mỗi khi chúng ta rước lễ, Hy Tế Thánh Thể tự nó hướng các tín hữu tới việc hiệp nhất thâm sâu với chúa Kitô. Qua việc rước lễ, chúng ta nhận lấy chính Ngài, Đấng đã tự hiến cho chúng ta, chúng ta nhận lấy thân mình Ngài, thân mình mà Ngài đã nộp vì chúng ta trên Thập Giá, máu mà Ngài đã đổ ra là để trở thành máu của Giao Ước mới, có mục đích rất rõ ràng là để cho nhiều người được tha tội (Mt 26, 28). Việc hiệp nhất thâm sâu với Đức Kitô qua việc rước lễ ban cho chúng ta sự sống, sự sống đời đời (Ga 6,57). Thánh Thể đích thực còn là một bữa tiệc, tiệc hiệp thông, hiệp thông giữa người rước lễ với chính Đức Kitô và qua Đức Kitô, với Thiên Chúa Ba Ngôi và với anh chị em mình. Trong bữa tiệc hiệp thông đó, Chúa Kitô tự hiến làm của ăn. Đây không phải là của ăn tượng trưng nhưng "Thịt tôi là của ăn thật, và máu tôi là của uống thật" (Ga 6,55).
Nhớ đến lời dẫn nhập vào Thánh Lễ của một Cha giáo: "Anh chị em thân mến! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh Lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một như Đức Kitô. Nếu sau khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta không thay đổi cuộc đời chúng ta thì Thánh Lễ chúng ta tham dự thành ra vô ích. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đang có mặt ở đây với Ta...". Lời ấy, nếu nghe qua qua thì thấy chẳng có gì và nghe nhiều đôi khi người nghe sẽ nói: "biết rồi! khổ lắm nói mãi".
Vâng! "Biết rồi, khổ lắm nói mãi" nhưng hình như nghe cho qua lần qua lượt chứ không để những lời ấy thấm vào cuộc đời ta. Nếu như ta ý thức thật, Chúa đã đổ máu mình ra để cứu độ ta mà ta không cảm, không nhận và không biến đổi đời ta qua máu cứu độ của Ngài thì quả thật cuộc đời ta chán thật!
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể mở lòng chúng ta để chúng ta mau mắn đến và gặp Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể là của ăn đích thực, là nguồn sống đích thực đến và ở lại trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta có sức để tiếp tục đi theo Ngài trên con đường lữ thứ trần gian đầy gian nan và thử thách này.
Là người bình thường, rất cần máu. Riêng những ai mang danh mình là Kitô hữu, không chỉ cần máu bình thường như mọi người nhưng cần và cần lắm máu cứu độ mà chính Chúa Kitô đã đổ ra để cứu những con người tội lỗi.
Dừng lại một chút để đọc lại, suy gẫm lại những trang Thánh Kinh, chúng ta thấy máu là chủ đề xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chính nhờ máu đã mang lại sự sống, đã cứu độ con người. Cách riêng trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã nói rõ cho các môn đệ rằng máu Chúa sẽ đổ ra để nuôi sống con người. Ở Cựu Ước, Thánh Thể như là hình bóng đã được tiên báo cho Máu của Chúa Giêsu ở Tân Ước phải đổ ra để cứu chuộc con người.
Những hình bóng chính yếu về Máu của Chúa Kitô trong Cựu ước là Chiên vượt qua (Xh 24,8), và máu xá tội mà thầy thượng tế đưa vào gian cực thánh trong ngày lễ xá tội (x Lv 16, 14), Tất cả những hình bóng này không bị mất đi tầm quan trọng khi Chúa Giêsu đổ máu thật sự trên thập giá vì khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cùng gợi lại ba hình bóng trên, qua những từ ngữ được Ngài sử dụng như "tưởng nhớ" (Xh 12,14); "Máu giao ước mới" và "được tha tội". Điều này được các hình bóng giúp mô tả, giải thích và làm nổi bật tính ưu việt tuyệt đối của bí tích Thánh Thể so với những hình bóng tiên trưng.
Trong Cựu ước, "Máu" đóng một vai trò quan trọng vì nó được coi là nguyên lý sự sống; "Sinh khí thân xác tụ trong huyết (Lv 17,11)" "Huyết, tức là sự sống" (Đnl 12, 23). Do đó ngày xưa Môsê đã lấy mà đóng ấn giao ước Đức Giavê muốn ký với dân (Xh 24, 3-8). Người ta đã sát tế những con bò mộng tơ, lấy máu rưới lên bàn thờ một phần, một phần rảy trên dân, chứng tỏ rằng Giao ước đã được thiết lập cách long trọng. Đây là hình bóng của Giao ước mới mà sau này chính Đức Kitô đã lâp Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại bằng chính máu mình. Không phải như Môisen khi làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, đã phải nhờ đến việc sát tế các con vật. Chính Máu của Đức Kitô đổ ra trên núi Sọ, Ngài sẽ không ngừng dâng lại trong hy tế thánh lễ để không ngừng tái diễn Giao ước của Ngài.
Trong nghi lễ Do thái, bữa ăn chiên vượt qua không phải chỉ có một tầm quan trọng hàng đầu, mà nó còn có một ý nghĩa nổi bật là tưởng nhớ một biến cố lịch sử, biến cố Thiên Chúa Giavê cứu độ dân Do thái. Ngài đã ra tay giải thoát dân Ngài khỏi ách Ai cập. Vì thế bữa ăn vượt qua có một giá trị rõ ràng do sự kiện lịch sử, mà nó có nhiệm vụ gợi lại cho người ta nhớ những điều vĩ đại mà Thiên Chúa đã làm cho họ, con chiên vượt qua nhắc lại con vật mà máu nó đã gìn giữ các nhà dân Israel xưa, khi mà máu của nó được bôi trên thành cửa làm dấu để sứ Thần Chúa "Vượt Qua" mà tha cho dân. Trong khi ăn bữa này, người ta cảm tạ Chúa vì những ơn lộc vô biên của cuộc giải thoát ấy. Nên bữa ăn này là hình bóng của bữa tiệc Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong bữa tiệc ly.
Để lập phép Thánh Thể và chuẩn bị cho giao ước mà Chúa Giêsu thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người bằng chính giá máu của Ngài khi Ngài bị người ta đóng đinh trên thập giá. Chúa Giêsu đã chọn bữa ăn vượt qua, và lễ vượt qua "cuối cùng" này đã được chuẩn bị một cách chu đáo. Điều này các tin mừng đã thuật lại cho ta biết các môn đệ "đã chuẩn bị lễ vượt qua" như thế nào, theo các chỉ dẫn của Chúa Giêsu đã dạy (Mt 26, 17-19; Mc 14, 12-16; Lc 22, 7-13). Đặc biệt Thánh Luca còn nhắc lại Lời của Chúa Giêsu "Thầy ước ao ăn lễ vượt qua này với anh em trước khi Thầy chịu khổ nạn..." (Lc 22, 15). Qua đó Đức Kitô muốn cho ta hiểu Ngài chính là con chiên vượt qua thật, con chiên lấy máu mình để cứu độ nhân loại. Mặc dù, trong trình thuật về bữa tiệc ly, ta không thấy ám chỉ gì về con chiên, nhưng đối với các môn đệ thì biểu tượng ấy khá rõ vì việc truyền phép rượu đi liền sau khi ăn thịt chiên. Với việc truyền phép làm hai nhịp như thế, phép Thánh Thể đã bao gồm con chiên vượt qua vào trong đó, và nếu con chiên này không được nhắc đến cũng chỉ vì nó thuần túy là một hình bóng mà từ đây sẽ phải tự xóa mình đi trước thực tại: chỉ có một thực tại phải kể đến, đó là Mình và Máu Đức Kitô, "Máu sẽ đổ ra cho muôn người" cũng như xưa máu con chiên đã đổ ra để cứu các nhà dân Israel. Do đó Thánh Thể là thực tại thay thế cho hình bóng con chiên vượt qua, như lời Thánh Phaolô: "Đức Kitô, chiên vượt qua của chúng ta, đã chịu sát tế" (1 Cr 5, 7).
Sách xuất hành đã ghi lại những qui định của luật lệ về việc ăn lễ Vượt qua nhắc nhở giao ước Giavê đã ký kết với dân Do thái, cũng như việc chuẩn bị lễ như nghi thức, chọn chiên tế lễ phải vẹn toàn, không được đánh đập nó bể xương...(Xh 12, 5-47). Đây là hình bóng giao ước mới mà Chúa Giêsu sẽ thiết lập bằng chính Máu Người. Truyền thống Kitô giáo vẫn thấy hình bóng "con chiên tinh tuyền không bị gãy xương" (Xh 12.47) là chính Chúa Giêsu, chiên tinh tuyền của Đức Chúa Cha. Vì loài người tội lỗi không thể dâng lên Thiên Chúa của lễ vô tỳ tích, nên Chúa Cha đã lập ra hy tế bằng chính Con một của Người nhập thể. Do đó, chỉ có Đức Kitô có thể dâng lên Chúa Cha một hy tế Thánh thiện, vẹn toàn, là con chiên tinh tuyền. Con chiên ấy đã gánh tội trần gian và tự hiến để hủy diệt tội lỗi cho nhân loại, và con chiên này cũng không bị người ta đập gãy xương (Ga 19, 46).
Trong các lời tiên tri của Isaia nói về người tôi tớ Đức Chúa (Is 42,1-9; 49, 1-6; 50, 4-11; 50, 113-53) là người công chính, bị đè bẹp, bị nghiền nát dưới sự đau khổ vì tội lỗi của anh em mình, và được Thiên Chúa tôn vinh, là hình bóng báo hiệu Chúa Giêsu "người tôi tớ thánh thiện" (Cv 4, 27-30; 3, 26) đã chịu nhiều đau khổ, bị bắt bớ, chịu nhục hình, cuối cùng chịu sát tế trên thập giá để thiết lập giao ước cho nhân loại khỏi tội, và Người đã được tôn vinh làm Chúa với quyền năng bởi sự phục sinh từ cõi chết (Rm 1,4)
Chính Thịt và Máu của Đức Giêsu đã làm nên Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể chính là Bí Tích mang Ơn Cứu độ cho toàn thể nhân loại chúng ta. Ơn cứu độ đó đã được Thiên Chúa Cha hứa ban ngay sau khi nguyên tổ phạm tội. Bí tích Thánh Thể là bí tích của ơn cứu độ, ơn cứu độ phổ quát. Mỗi bí tích Thánh Thể (Thánh Lễ) được cử hành, dù ở bất cứ nơi đâu, dù long trọng với sự hiện diện đông đảo của nhiều người hay chỉ âm thầm lặng lẽ của cá nhân vị linh mục, bí tích Thánh Thể vẫn được cử hành, theo một nghĩa nào đó, trên bàn thờ của thế giới. Bí tích Thánh Thể là một mối dây nối kết trời và đất. Nó bao gồm và thấm nhập toàn thể thụ tạo. Con Thiên Chúa đã làm người để hoàn lại toàn thể thụ tạo cho Đấng đã kéo nó ra từ hư vô, trong một hành động chúc tụng tuyệt vời. Chính vì thế mà Ngài, Linh mục thượng phẩm đời đời, khi bước vào cung thánh vĩnh cửu nhờ máu đổ ra trên thập giá, Ngài đã hoàn lại cho Đấng Tạo Thành và là Cha toàn thể thụ tạo được cứu chuộc. Ngài thực hiện điều đó nhờ tác vụ linh mục của Giáo Hội, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi chí thánh. Chính thực đó mới là mầu nhiệm đức tin được thực hiện trong bí tích Thánh Thể: thế gian thoát thai từ tay Thiên Chúa Tạo Thành, trở về với Ngài sau khi đã được Chúa Kitô chuộc lại.
Trong Thánh Lễ, mỗi khi chúng ta rước lễ, Hy Tế Thánh Thể tự nó hướng các tín hữu tới việc hiệp nhất thâm sâu với chúa Kitô. Qua việc rước lễ, chúng ta nhận lấy chính Ngài, Đấng đã tự hiến cho chúng ta, chúng ta nhận lấy thân mình Ngài, thân mình mà Ngài đã nộp vì chúng ta trên Thập Giá, máu mà Ngài đã đổ ra là để trở thành máu của Giao Ước mới, có mục đích rất rõ ràng là để cho nhiều người được tha tội (Mt 26, 28). Việc hiệp nhất thâm sâu với Đức Kitô qua việc rước lễ ban cho chúng ta sự sống, sự sống đời đời (Ga 6,57). Thánh Thể đích thực còn là một bữa tiệc, tiệc hiệp thông, hiệp thông giữa người rước lễ với chính Đức Kitô và qua Đức Kitô, với Thiên Chúa Ba Ngôi và với anh chị em mình. Trong bữa tiệc hiệp thông đó, Chúa Kitô tự hiến làm của ăn. Đây không phải là của ăn tượng trưng nhưng "Thịt tôi là của ăn thật, và máu tôi là của uống thật" (Ga 6,55).
Nhớ đến lời dẫn nhập vào Thánh Lễ của một Cha giáo: "Anh chị em thân mến! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh Lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một như Đức Kitô. Nếu sau khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta không thay đổi cuộc đời chúng ta thì Thánh Lễ chúng ta tham dự thành ra vô ích. Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng đang có mặt ở đây với Ta...". Lời ấy, nếu nghe qua qua thì thấy chẳng có gì và nghe nhiều đôi khi người nghe sẽ nói: "biết rồi! khổ lắm nói mãi".
Vâng! "Biết rồi, khổ lắm nói mãi" nhưng hình như nghe cho qua lần qua lượt chứ không để những lời ấy thấm vào cuộc đời ta. Nếu như ta ý thức thật, Chúa đã đổ máu mình ra để cứu độ ta mà ta không cảm, không nhận và không biến đổi đời ta qua máu cứu độ của Ngài thì quả thật cuộc đời ta chán thật!
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể mở lòng chúng ta để chúng ta mau mắn đến và gặp Ngài nơi Bí Tích Thánh Thể.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể là của ăn đích thực, là nguồn sống đích thực đến và ở lại trên cuộc đời mỗi người chúng ta để chúng ta có sức để tiếp tục đi theo Ngài trên con đường lữ thứ trần gian đầy gian nan và thử thách này.
26. Thánh Thể.
Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể trong bối cảnh của lễ Vượt Qua của người Do Thái, một đại lễ lớn nhất của dân tộc. Đại lễ này tưởng niệm lại hành động can thiệp đầy quyền năng của Thiên Chúa, trong việc dẫn dắt dân Người thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập. Bữa ăn Vượt Qua là một nghi lễ long trọng. Bữa ăn tưởng niệm lại một việc trong quá khứ, và đang khi cử hành việc tưởng niệm đó thì quyền năng của Thiên Chúa lại được tái hiện.
Chúa Giêsu nói: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. Mỗi khi chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể thì quyền năng và tình yêu của Chúa Giêsu lại được tái hiện. Nhưng không chỉ như thế, chính Chúa Giêsu lại hiện diện thật sự ở giữa chúng ta.
Trong khi đó, nhiều người Công giáo lại không ý thức đủ. Họ đi tham dự thánh lễ mà lại đến trễ, về sớm. Vài người lại nói chuyện với nhau hay chỉ nhìn ngắm kẻ khác. Nhiều người vào trong nhà thờ mà không tỏ sự tôn kính Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trong Nhà Tạm. Nhiều người không rước lễ và hầu như không còn để ý đến việc đó nữa. Nhiều người ăn vận trang phục bất xứng, thứ trang phục mà họ không dám mặc khi đến thăm một người bạn. Trong khi xếp hàng lên rước Mình Thánh Chúa Giêsu, một số người thay vì tập trung vào việc chuẩn bị đón Chúa ngự vào tâm hồn mình thì lại đưa mắt nhìn quanh khắp cả nhà thờ.
Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Thật là tốt đẹp khi Giáo hội khuyến khích các tín hữu thường xuyên rước lễ và tạo điều kiện dễ dàng cho việc này. Nhưng cũng vì thế mà xảy ra tình trạng người giáo dân ơ hờ, trễ nải đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cũng có một số tín hữu chịu ảnh hưởng của Tin lành cho rằng Bánh Thánh chỉ là biểu tượng của Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng Chúa Giêsu không nói: “Đây là biểu tượng của Mình Thầy”. Chúa nói cách rõ ràng: “Đây là Mình Thầy”.
Ước gì đại lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô hôm nay giúp mọi tín hữu Công giáo ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ước gì ngày lễ hôm nay canh tân tâm tình biết ơn của chúng ta đối với quà tặng vô giá, mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là chính Thịt Máu Chúa. Càng ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta càng có thêm sức mạnh để tiến bước trên hành trình đức tin của mình.
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì quà tặng vĩ đại Chúa đã ban cho con là Bí tích Thánh Thể. Xin Chúa giúp con luôn xác tín vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích này và hết lòng tôn sùng mến yêu.
Chúa Giêsu nói: “Các con hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”. Mỗi khi chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể thì quyền năng và tình yêu của Chúa Giêsu lại được tái hiện. Nhưng không chỉ như thế, chính Chúa Giêsu lại hiện diện thật sự ở giữa chúng ta.
Trong khi đó, nhiều người Công giáo lại không ý thức đủ. Họ đi tham dự thánh lễ mà lại đến trễ, về sớm. Vài người lại nói chuyện với nhau hay chỉ nhìn ngắm kẻ khác. Nhiều người vào trong nhà thờ mà không tỏ sự tôn kính Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trong Nhà Tạm. Nhiều người không rước lễ và hầu như không còn để ý đến việc đó nữa. Nhiều người ăn vận trang phục bất xứng, thứ trang phục mà họ không dám mặc khi đến thăm một người bạn. Trong khi xếp hàng lên rước Mình Thánh Chúa Giêsu, một số người thay vì tập trung vào việc chuẩn bị đón Chúa ngự vào tâm hồn mình thì lại đưa mắt nhìn quanh khắp cả nhà thờ.
Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Thật là tốt đẹp khi Giáo hội khuyến khích các tín hữu thường xuyên rước lễ và tạo điều kiện dễ dàng cho việc này. Nhưng cũng vì thế mà xảy ra tình trạng người giáo dân ơ hờ, trễ nải đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Cũng có một số tín hữu chịu ảnh hưởng của Tin lành cho rằng Bánh Thánh chỉ là biểu tượng của Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng Chúa Giêsu không nói: “Đây là biểu tượng của Mình Thầy”. Chúa nói cách rõ ràng: “Đây là Mình Thầy”.
Ước gì đại lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô hôm nay giúp mọi tín hữu Công giáo ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ước gì ngày lễ hôm nay canh tân tâm tình biết ơn của chúng ta đối với quà tặng vô giá, mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta là chính Thịt Máu Chúa. Càng ý thức hơn về sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta càng có thêm sức mạnh để tiến bước trên hành trình đức tin của mình.
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa vì quà tặng vĩ đại Chúa đã ban cho con là Bí tích Thánh Thể. Xin Chúa giúp con luôn xác tín vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích này và hết lòng tôn sùng mến yêu.
27. Bữa tiệc.
Để cổ động cho việc cầu nguyện chung trong gia đình, linh mục Pê-tanh đã nói: “Gia đình nào cầu nguyện chung với nhau thì sẽ sống hiệp nhất với nhau”. Việc cầu nguyện chung trong gia đình sẽ củng cố mối dây hiệp nhất mọi thành phần với nhau mỗi ngày một thêm bền chặt. Dù không muốn nói ngược lại linh mục Pê-tanh và không muốn làm giảm giá trị của việc cầu nguyện chung trong gia đình, nhưng cha Gioan Tô-mát, dòng Tên đã nhấn mạnh một khía cạnh khác, cũng quan trọng không kém, đó là việc dùng cơm chung với nhau thì sẽ sống hiệp nhất với nhau.
Bữa ăn chung trong gia đình có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của nó mà ngày nay nhiều người đã bỏ quên hoặc không quan tâm cho đủ. Không phải bất cứ người xa lạ nào cũng có thể ngồi vào bàn ăn dùng bữa chung trong gia đình. Một người nào được mời dùng bữa với gia đình là dấu chỉ được chấp nhận vào tình thân với gia đình đó, người được mời đến dùng bữa với gia đình là người được gia đình đó quý mến. Bữa ăn tạo dựng sự hiệp thông và yêu thương thân thiết ngày càng bền chặt hơn.
Bữa ăn chung trong gia đình làm cho mọi thành phần vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em được hiệp nhất với nhau, được dịp chia sẻ những niềm vui, những quan tâm lo lắng của nhau. Nếu quan sát thêm chúng ta sẽ thấy vai trò của mỗi người được biểu lộ cách rõ ràng trong bữa ăn chung. “Một gia đình dùng bữa chung với nhau sẽ sống hiệp nhất với nhau”, lý tưởng là như thế, nhưng không phải tất cả mọi người, mọi gia đình ngày nay đều có thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp này. Nhiều gia đình đã bỏ mất dịp tốt này, mọi người vội vàng lo cho mình có chút gì vào bụng rồi mau chóng đi lo công việc riêng, mọi người không còn xếp đặt công việc để có thể tham dự bữa cơm chung trong gia đình nữa, nhưng mỗi người xếp đặt đời sống theo một sở thích riêng hay một nhu cầu riêng. Cha mẹ lo làm việc xếp đặt đời sống chạy theo công việc nên không còn quan tâm đến việc ăn cơm chung với con cái; phần con cái bận việc với bạn bè hay công việc riêng của mình nên cũng chẳng màng chi đến bữa cơm chung. Mỗi người trong gia đình đều có lý do riêng để không ăn cơm chung với nhau, nhiều gia đình ngày nay tan vỡ có lẽ vì hai lý do: không cầu nguyện chung với nhau và không ăn cơm chung với nhau. Chúng ta hãy nhìn lại gia đình mình và kiểm điểm theo hai nguyên tắc căn bản trên: cầu nguyện chung và dùng cơm chung.
Chúa Giêsu cũng dùng một bữa ăn, bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ để thiết lập Bí tích Thánh Thể. Chúa đã làm cho bữa ăn cuối cùng này không phải là bữa ăn chứng tỏ tình bạn như trước đây, cũng không phải là bữa ăn để Ngài tự tỏ mình ra như một Môsê mới bằng cách ban phát Manna mới cho họ qua việc hóa bánh ra nhiều, nhưng là bữa ăn liên kết tình bạn và tình yêu.
Chính vì thế thánh Gioan đã viết: “Ngài đã yêu thương các môn đệ của Ngài và đã yêu thương họ đến cùng”. Yêu thương đến cùng có nghĩa là yêu thương đến tột bực. Tột bực tình yêu của Ngài ở đây là việc lập Thánh Thể. Thực vậy, Chúa Giêsu đã ghi dấu đặc biệt của Ngài nơi bữa tiệc này, để từ nay Ngài trở thành nơi gặp gỡ tình yêu giữa chúng ta với Ngài và giữa chúng ta với nhau.
Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Chúa Giêsu vừa báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ giã từ thế gian để về cùng Cha. Ngài sẽ phải xa cách họ luôn sao? Không, trong tình yêu thương, Ngài đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Phương thế tuyệt diệu đó là Bí tích Thánh Thể, nhờ đó Ngài hiện diện thực sự và trải dài sự hiện diện đó đến tận cùng thời gian qua mọi người để ban cho họ những điều tốt lành.
Đây là một mầu nhiệm đức tin, bởi vì lý trí chúng ta không hiểu được, giác quan chúng ta không cảm nhận được, chỉ có đức tin dạy cho chúng ta biết: Chúa hiện diện thật sự trong Bí tích Thánh Thể, nên khi rước lễ là chúng ta ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa, là lương thực vừa giúp chúng ta sống khỏe, sống mạnh, sống tốt đẹp ở đời này vừa bảo đảm cho sự sống lại và cuộc sống vĩnh cửu, như Chúa đã quả quyết: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì Tôi sống trong người ấy, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết và được sống đời đời”. Như vậy, người ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa ngay từ đời này và mai ngày thuộc về Ngài mãi mãi. Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự, và là bảo chứng cho sự sống lại ngày sau hết. Vì vậy, chúng ta hãy siêng năng rước lễ để chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, và sự kết hiệp đó đưa chúng ta đến sự hiệp thông với nhau, tức là yêu thương nhau. Đúng ra phải như vậy, nhưng thực tế có được như vậy không? Có lẽ nhiều người Kitô hữu quên mất điều này: hiệp thông với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp thông với nhau.
Tóm lại, khi dâng thánh lễ là chúng ta cùng tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa cho chúng ta một khi đã được hiệp thông với Chúa, thì cũng biết hiệp thông với nhau bằng cuộc sống yêu thương phục vụ để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Bữa ăn chung trong gia đình có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của nó mà ngày nay nhiều người đã bỏ quên hoặc không quan tâm cho đủ. Không phải bất cứ người xa lạ nào cũng có thể ngồi vào bàn ăn dùng bữa chung trong gia đình. Một người nào được mời dùng bữa với gia đình là dấu chỉ được chấp nhận vào tình thân với gia đình đó, người được mời đến dùng bữa với gia đình là người được gia đình đó quý mến. Bữa ăn tạo dựng sự hiệp thông và yêu thương thân thiết ngày càng bền chặt hơn.
Bữa ăn chung trong gia đình làm cho mọi thành phần vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em được hiệp nhất với nhau, được dịp chia sẻ những niềm vui, những quan tâm lo lắng của nhau. Nếu quan sát thêm chúng ta sẽ thấy vai trò của mỗi người được biểu lộ cách rõ ràng trong bữa ăn chung. “Một gia đình dùng bữa chung với nhau sẽ sống hiệp nhất với nhau”, lý tưởng là như thế, nhưng không phải tất cả mọi người, mọi gia đình ngày nay đều có thể thực hiện được lý tưởng cao đẹp này. Nhiều gia đình đã bỏ mất dịp tốt này, mọi người vội vàng lo cho mình có chút gì vào bụng rồi mau chóng đi lo công việc riêng, mọi người không còn xếp đặt công việc để có thể tham dự bữa cơm chung trong gia đình nữa, nhưng mỗi người xếp đặt đời sống theo một sở thích riêng hay một nhu cầu riêng. Cha mẹ lo làm việc xếp đặt đời sống chạy theo công việc nên không còn quan tâm đến việc ăn cơm chung với con cái; phần con cái bận việc với bạn bè hay công việc riêng của mình nên cũng chẳng màng chi đến bữa cơm chung. Mỗi người trong gia đình đều có lý do riêng để không ăn cơm chung với nhau, nhiều gia đình ngày nay tan vỡ có lẽ vì hai lý do: không cầu nguyện chung với nhau và không ăn cơm chung với nhau. Chúng ta hãy nhìn lại gia đình mình và kiểm điểm theo hai nguyên tắc căn bản trên: cầu nguyện chung và dùng cơm chung.
Chúa Giêsu cũng dùng một bữa ăn, bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ để thiết lập Bí tích Thánh Thể. Chúa đã làm cho bữa ăn cuối cùng này không phải là bữa ăn chứng tỏ tình bạn như trước đây, cũng không phải là bữa ăn để Ngài tự tỏ mình ra như một Môsê mới bằng cách ban phát Manna mới cho họ qua việc hóa bánh ra nhiều, nhưng là bữa ăn liên kết tình bạn và tình yêu.
Chính vì thế thánh Gioan đã viết: “Ngài đã yêu thương các môn đệ của Ngài và đã yêu thương họ đến cùng”. Yêu thương đến cùng có nghĩa là yêu thương đến tột bực. Tột bực tình yêu của Ngài ở đây là việc lập Thánh Thể. Thực vậy, Chúa Giêsu đã ghi dấu đặc biệt của Ngài nơi bữa tiệc này, để từ nay Ngài trở thành nơi gặp gỡ tình yêu giữa chúng ta với Ngài và giữa chúng ta với nhau.
Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Chúa Giêsu vừa báo trước cho các môn đệ là Ngài sẽ giã từ thế gian để về cùng Cha. Ngài sẽ phải xa cách họ luôn sao? Không, trong tình yêu thương, Ngài đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Phương thế tuyệt diệu đó là Bí tích Thánh Thể, nhờ đó Ngài hiện diện thực sự và trải dài sự hiện diện đó đến tận cùng thời gian qua mọi người để ban cho họ những điều tốt lành.
Đây là một mầu nhiệm đức tin, bởi vì lý trí chúng ta không hiểu được, giác quan chúng ta không cảm nhận được, chỉ có đức tin dạy cho chúng ta biết: Chúa hiện diện thật sự trong Bí tích Thánh Thể, nên khi rước lễ là chúng ta ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa, là lương thực vừa giúp chúng ta sống khỏe, sống mạnh, sống tốt đẹp ở đời này vừa bảo đảm cho sự sống lại và cuộc sống vĩnh cửu, như Chúa đã quả quyết: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì Tôi sống trong người ấy, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết và được sống đời đời”. Như vậy, người ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa ngay từ đời này và mai ngày thuộc về Ngài mãi mãi. Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự, và là bảo chứng cho sự sống lại ngày sau hết. Vì vậy, chúng ta hãy siêng năng rước lễ để chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, và sự kết hiệp đó đưa chúng ta đến sự hiệp thông với nhau, tức là yêu thương nhau. Đúng ra phải như vậy, nhưng thực tế có được như vậy không? Có lẽ nhiều người Kitô hữu quên mất điều này: hiệp thông với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp thông với nhau.
Tóm lại, khi dâng thánh lễ là chúng ta cùng tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa cho chúng ta một khi đã được hiệp thông với Chúa, thì cũng biết hiệp thông với nhau bằng cuộc sống yêu thương phục vụ để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
28. Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Một hình ảnh dễ thấy nhất đó là cho đến ngày hôm nay, phần lớn càc nhà thờ ở Việt Nam vẫn còn nhiều người đến tham dự thánh lễ. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Còn ở phương Tây và nhất là các nước văn minh tiến bộ thì không còn được như thế. Đó là dấu hiệu đáng buồn. Nhưng dù là dấu hiệu mừng hay dấu hiệu buồn thì bên cạnh đó vẫn có một mối bận tâm nào đó đặt ra: Không biết phần đông người ta tới nhà thà thờ dự lễ vì mục đích gì? Lý do gì? Nói cách khác, người ta quan niệm về thánh lễ ra sao. Những người không đi lễ, ít lui tới nhà thờ, họ quan niệm về thánh lễ ra sao. Còn anh chị em, chúng ta quan niệm về thánh lễ thế nào? Vì sợ tội? Vì đó luật nên phải giữ?
Vì thế Chúa Nhật lễ Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, thiết tưởng đây phải là dịp để mọi người trả lời cho câu hỏi đó. Để đi tìm câu trả lời này, ta hãy bắt đầu bàn đến chính kinh nghiệm đời thường của chúng ta:
Từ một kinh nghiệm về sự hiện diện:
Trong những quan hệ thường ngày, quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ anh em, quan hệ bạn bè. Sự hiện hiện là cần thiết.
Kinh nghiệm cuộc đời nói với ta: trong một lúc náo đó, mình rơi vào nỗi cô đơn, tất cả những lời nói chung quanh đều vô nghĩa. Thế nhưng sự hiện diện của một người thân, một người bạn là cần thiết và quý giá nhất. Người đó có mặt ở đấy với ta, bên cạnh ta để trao đổi, chia sẻ, nâng đỡ, tâm sự,... với ta.Rất cần. Kinh nhgiệm trong tình yêu cũng thế. Hai người yêu nhau. Sự hiện diện bên nhau không cần nói gì với nhau. Chỉ cần anh có mặt, bên cạnh em là đủ rồi.
Đến kinh nghiệm của đức tin:
Đức Giêsu hứa với các môn đệ: "Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28,20). Lời hứa đó, không phải là lời hứa suông cũng không phải là m ơ hồ. Lời hứa đó được cụ thể bằng chính sự hiện hiện của Ngài trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Ta hãy nghe lại lời Đức Giêsu đã nói: "... này là Mình Thầy...này là Máu Thầy...".(Mc 14,22-24).Này là mình Thầy. Nghĩa là gì? Nghĩa là Thầy không phải hiện diện với các con nh ư một Đấng vô hình nữa. Mà đây này: Mình của Thầy, Thân Xác của Thầy đây này. Thầy đang có mặt giữa anh em, với anh em.
Các môn đệ trong buổi ban đầu của Giáo hội đã có kinh nghiệm đó. Thánh Luca thuật lại kinh nghiệm của hai môn đệ trên dường về Emmaus: "Họ đã nhận ra Người thế nào khi người bẻ bánh" ( Lc 24,35). Như thế các môn đệ đã nhận ra Chúa qua cử chỉ bẻ bánh. Cử chỉ bẻ bánh là gì nếu không phải là một cử hành mầu nhiệm Thánh Thể? Nếu không phải là Thánh lễ?
Và kinh nghhệm của chúng ta:
Kinh nghiệm của chúng ta là kinh nhiệm của cầu nguyện và gặp gỡ. Nếu ai có kinh nghiệm chầu Thánh Thể, cầu nguyện trước Thánh Thể thì họ sẽ có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu. Dấu hiệu của sự hiện diện đó là tâm hồn họ được bình an. Họ cảm nhận được sự nâng đỡ, được chia sẻ và được cảm thông. Đó cũng là kinh nghiệm của các nhà thần bí, của các tu sĩ sống đời chiêm niệm.
Vì thế, nếu anh chị em và các bạn đồng ý với tôi về những suy nghĩ này, thì xin anh chị em và các bạn đừng bao giờ nói rằng: sao tôi chẳng thấy Chúa trong phép Thánh Thể, cũng chẳng gặp được Chúa trong đời thường? Mà phải hỏi ngược lại: Sao Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thánh Thể chẳng thấy tôi? Vì tôi có đến với Ngài đâu mà Ngài thấy tôi!
Tất cả những chia sẻ này, chỉ muốn nói một điều này thôi: để có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa ta cần có những phút giây có mặt bên Thánh Thể Chúa, nhất là trong Thánh lễ. Chính giây phút đó ta sẽ khám phá ra Chúa Giêsu đang có mặt ở đấy.
Vì thế Chúa Nhật lễ Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, thiết tưởng đây phải là dịp để mọi người trả lời cho câu hỏi đó. Để đi tìm câu trả lời này, ta hãy bắt đầu bàn đến chính kinh nghiệm đời thường của chúng ta:
Từ một kinh nghiệm về sự hiện diện:
Trong những quan hệ thường ngày, quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ anh em, quan hệ bạn bè. Sự hiện hiện là cần thiết.
Kinh nghiệm cuộc đời nói với ta: trong một lúc náo đó, mình rơi vào nỗi cô đơn, tất cả những lời nói chung quanh đều vô nghĩa. Thế nhưng sự hiện diện của một người thân, một người bạn là cần thiết và quý giá nhất. Người đó có mặt ở đấy với ta, bên cạnh ta để trao đổi, chia sẻ, nâng đỡ, tâm sự,... với ta.Rất cần. Kinh nhgiệm trong tình yêu cũng thế. Hai người yêu nhau. Sự hiện diện bên nhau không cần nói gì với nhau. Chỉ cần anh có mặt, bên cạnh em là đủ rồi.
Đến kinh nghiệm của đức tin:
Đức Giêsu hứa với các môn đệ: "Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28,20). Lời hứa đó, không phải là lời hứa suông cũng không phải là m ơ hồ. Lời hứa đó được cụ thể bằng chính sự hiện hiện của Ngài trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Ta hãy nghe lại lời Đức Giêsu đã nói: "... này là Mình Thầy...này là Máu Thầy...".(Mc 14,22-24).Này là mình Thầy. Nghĩa là gì? Nghĩa là Thầy không phải hiện diện với các con nh ư một Đấng vô hình nữa. Mà đây này: Mình của Thầy, Thân Xác của Thầy đây này. Thầy đang có mặt giữa anh em, với anh em.
Các môn đệ trong buổi ban đầu của Giáo hội đã có kinh nghiệm đó. Thánh Luca thuật lại kinh nghiệm của hai môn đệ trên dường về Emmaus: "Họ đã nhận ra Người thế nào khi người bẻ bánh" ( Lc 24,35). Như thế các môn đệ đã nhận ra Chúa qua cử chỉ bẻ bánh. Cử chỉ bẻ bánh là gì nếu không phải là một cử hành mầu nhiệm Thánh Thể? Nếu không phải là Thánh lễ?
Và kinh nghhệm của chúng ta:
Kinh nghiệm của chúng ta là kinh nhiệm của cầu nguyện và gặp gỡ. Nếu ai có kinh nghiệm chầu Thánh Thể, cầu nguyện trước Thánh Thể thì họ sẽ có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa Giêsu. Dấu hiệu của sự hiện diện đó là tâm hồn họ được bình an. Họ cảm nhận được sự nâng đỡ, được chia sẻ và được cảm thông. Đó cũng là kinh nghiệm của các nhà thần bí, của các tu sĩ sống đời chiêm niệm.
Vì thế, nếu anh chị em và các bạn đồng ý với tôi về những suy nghĩ này, thì xin anh chị em và các bạn đừng bao giờ nói rằng: sao tôi chẳng thấy Chúa trong phép Thánh Thể, cũng chẳng gặp được Chúa trong đời thường? Mà phải hỏi ngược lại: Sao Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thánh Thể chẳng thấy tôi? Vì tôi có đến với Ngài đâu mà Ngài thấy tôi!
Tất cả những chia sẻ này, chỉ muốn nói một điều này thôi: để có kinh nghiệm về sự hiện diện của Chúa ta cần có những phút giây có mặt bên Thánh Thể Chúa, nhất là trong Thánh lễ. Chính giây phút đó ta sẽ khám phá ra Chúa Giêsu đang có mặt ở đấy.
29. Dấu chỉ của tình yêu.
Hôm nay, mừng kính Mình và Máu thánh Đức Kitô, chúng ta cùng nhau dừng lại để chia sẻ một vài ý nghĩ đơn sơ về bí tích Thánh thể.
Trước hết, bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình Chúa.
Thực vậy, khi yêu thương ai, chúng ta muốn được ở gần người đó để hàn huyên tâm sự, như ca dao đã bảo:
- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
- Yêu nhau chẳng quản xa gần,
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.
Hiểu theo chiều hướng này, thì Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không bờ không bến, vì Ngài không phải chỉ đi qua vài ba ngọn đồi, lội qua dăm bảy con suối để đến với chúng ta. Trái lại, Ngài đã đi con đường dài nhất, con đường từ vô biên đến hữu hạn, con đường từ trời xuống đất, con đường từ một Thiên Chúa toàn năng đến một kẻ nghèo hèn, để trở thành một Emmnuel, nghĩa là một Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ở cùng chúng ta hơn ba chục năm mà thôi chưa đủ, Ngài lại còn muốn ở cùng chúng ta mãi mại, cho đến tận cùng thời gian qua bí tích Thánh thể.
Tuy nhiên, Ngài không phải chỉ ở bên cạnh chúng ta, đi bên lề cuộc sống chúng ta như một kẻ xa lạ. Trái lại, Ngài còn muốn thấm nhập và trở nên một với chúng ta.
Bởi đó, mỗi khi lên rước lễ, chúng ta sẽ được kết hiệp và gắn bó mật thiết với Chúa. Sự kết hiệp và gắn bó này còn mật thiết hơn cả tình bè bạn, tình cha mẹ, tình vợ chồng, bởi vì chúng ta sẽ trở nên một với Ngài.
Giọt nước hòa tan trong rượu thế nào, chúng ta cũng sẽ được hòa tan trong Chúa như vậy. Thanh sắt nung trong lửa, sẽ nóng và đỏ như lửa thế nào, chúng ta cũng sẽ được trở nên giống Chúa như vậy.
Ngoài ra, khi yêu thương ai, ngoài việc muốn được ở gần người đó, chúng ta còn cố gắng làm cho người đó được hạnh phúc: nào là thư từ, nào là quà cáp, nào là thăm hỏi…
Nếu hiểu theo chiều hướng này, thì Chúa Giêsu cũng đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không bờ không bến bởi vì Ngài đã xuống thế để làm gì nếu không phải là để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và án phạt đời đời.
Rồi suốt cả cuộc đời, Ngài đã thực hiện biết bao nhiêu hành động yêu thương. Ngài đã cúi xuống xoa dịu những đớn đau, chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỉ. Hơn thế nữa, Ngài còn chết trên thập già để cứu độ chúng ta như lời Ngài đả phán:
- Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Bằng đó mà thôi cũng chưa đủ, Ngài còn theít lập bí tích Thánh thể để trở nên của ăn nuôi sống linh hồn và đảm bảo cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu:
- Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời.
Một người Cha trước khi chết thường trối lại cho con cháu bản chúc thư. Những người yêu nhau trước khi đi xa, thường trao tặng cho nhau những kỷ vật. Cũng vậy, là một người cha, Đức Kitô trước khi chịu chết, đã trối lại cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta một bản chúc thư, đó là giới luật yêu thương. Là một người tình, Đức Kitô trước khi ra đi, đã trao tặng cho chúng ta một kỷ vật, đó là thịt máu Ngài.
Và như thế, bí tích Thánh thể chính là dẩu chỉ tình yêu bao la mà Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta.
Tiếp đến, bí tích Thánh thể còn là dấu chỉ của tình người.
Thực vậy, nhìn vào một bữa ăn, một bàn tiệc, chúng ta tìm thấy ngay được dấu chỉ của sự yêu thương và hiệp nhất.
Tiên vàn, những người ngồi cùng bàn đều có một mẫu số chung nào đó. Có thể là chia sẻ một niềm vui như đi tự tiệc cưới. Có thể là chia sẻ một nỗi buồn như đi ăn đám giỗ. Có thể là chia sẻ một băn khoan lo lắng như bữa tiệc trước khi tính toán và bắt đầu một công việc quan trọng.
Ngoài ra, khi quây quần chung quanh một bàn ăn, chúng ta còn chia sẻ với nhau một nguồn sống, là những thức ăn do lao công vất vả của nhiều người làm nên. Chính những thức ăn này sẽ được tiêu hóa và trở nên thịt máu, trở nên một phần cơ thể chúng ta. Bởi đó, chúng ta thường phải tránh đi những bất hòa, xích mích trong bữa ăn: trời đánh còn tránh bữa ăn.
Chúa Giêsu cũng đã thiết lập bí tích Thánh thể dưới hình thức một bữa ăn, một bàn tiệc. Chính vì thế, ý nghĩa của sự yêu thương và hiệp nhất cần phải được nổi bật, bởi vì chúng ta cùng ăn một của ăn thiêng liêng muôi sống linh hồn, như thánh Phaolô đã viết:
- Mặc dù chúng ta tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể Đức Kitô.
Hơn thế nữa, nơi bàn tiệc Thánh thể, mọi người đều bình đẳng vì tất cả đều là con cái Chúa, không còn phân biệt già hay trẻ, sang hay hèn…Các tín hữu sơ khai đã ý thức được chân lý căn bản này, họ đã biến nghi thức bẻ bánh, hay bàn tiệc Thánh thể trở nên nơi qui tụ cho tình thương. Họ mang rượu bánh đến góp chung để dâng lễ, để nuôi sống linh mục và tu sĩ, cũng như để giúp đỡ những người nghèo.
Tình bác ái huynh đệ này không phải chỉ đóng khung trong khi tham dự nghi thức bẻ bánh, mà còn được nối tiếp trong cuộc sống, vì trong cuộc sống, họ đã góp chung tiền bạc, tài sản để cho các tông đồ phân phối theo nhu cầu.
Từ những xác quyết trên, chúng ta đi tới hai kết luận. Kết luận thứ nhất, vì bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình Chúa, nên chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ và nhất là rước lễ mỗi khi có thể, để đáp trả những yêu thương Ngài đã dành cho chúng ta.
Kết luận thứ hai, vì bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình người, nên chúng ta hãy cố gắng sống bác ái. Không phải chúng ta chỉ hòa giải và yêu thương trong thánh lễ, trong nhà thờ, mà còn phải hòa giải và yêu thương trong cuộc sống, bởi vì cuộc sống ngập tràn tình bác ái chính là một thánh lễ nối dài, và những hy sinh chúng ta vui lòng chịu vì người khác sẽ là những lễ vật xuất phát từ lòng cuộc đời, chúng ta dâng tiến Chúa.
Trước hết, bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình Chúa.
Thực vậy, khi yêu thương ai, chúng ta muốn được ở gần người đó để hàn huyên tâm sự, như ca dao đã bảo:
- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
- Yêu nhau chẳng quản xa gần,
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.
Hiểu theo chiều hướng này, thì Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không bờ không bến, vì Ngài không phải chỉ đi qua vài ba ngọn đồi, lội qua dăm bảy con suối để đến với chúng ta. Trái lại, Ngài đã đi con đường dài nhất, con đường từ vô biên đến hữu hạn, con đường từ trời xuống đất, con đường từ một Thiên Chúa toàn năng đến một kẻ nghèo hèn, để trở thành một Emmnuel, nghĩa là một Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ở cùng chúng ta hơn ba chục năm mà thôi chưa đủ, Ngài lại còn muốn ở cùng chúng ta mãi mại, cho đến tận cùng thời gian qua bí tích Thánh thể.
Tuy nhiên, Ngài không phải chỉ ở bên cạnh chúng ta, đi bên lề cuộc sống chúng ta như một kẻ xa lạ. Trái lại, Ngài còn muốn thấm nhập và trở nên một với chúng ta.
Bởi đó, mỗi khi lên rước lễ, chúng ta sẽ được kết hiệp và gắn bó mật thiết với Chúa. Sự kết hiệp và gắn bó này còn mật thiết hơn cả tình bè bạn, tình cha mẹ, tình vợ chồng, bởi vì chúng ta sẽ trở nên một với Ngài.
Giọt nước hòa tan trong rượu thế nào, chúng ta cũng sẽ được hòa tan trong Chúa như vậy. Thanh sắt nung trong lửa, sẽ nóng và đỏ như lửa thế nào, chúng ta cũng sẽ được trở nên giống Chúa như vậy.
Ngoài ra, khi yêu thương ai, ngoài việc muốn được ở gần người đó, chúng ta còn cố gắng làm cho người đó được hạnh phúc: nào là thư từ, nào là quà cáp, nào là thăm hỏi…
Nếu hiểu theo chiều hướng này, thì Chúa Giêsu cũng đã yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không bờ không bến bởi vì Ngài đã xuống thế để làm gì nếu không phải là để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và án phạt đời đời.
Rồi suốt cả cuộc đời, Ngài đã thực hiện biết bao nhiêu hành động yêu thương. Ngài đã cúi xuống xoa dịu những đớn đau, chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỉ. Hơn thế nữa, Ngài còn chết trên thập già để cứu độ chúng ta như lời Ngài đả phán:
- Không ai yêu hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu.
Bằng đó mà thôi cũng chưa đủ, Ngài còn theít lập bí tích Thánh thể để trở nên của ăn nuôi sống linh hồn và đảm bảo cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu:
- Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời.
Một người Cha trước khi chết thường trối lại cho con cháu bản chúc thư. Những người yêu nhau trước khi đi xa, thường trao tặng cho nhau những kỷ vật. Cũng vậy, là một người cha, Đức Kitô trước khi chịu chết, đã trối lại cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta một bản chúc thư, đó là giới luật yêu thương. Là một người tình, Đức Kitô trước khi ra đi, đã trao tặng cho chúng ta một kỷ vật, đó là thịt máu Ngài.
Và như thế, bí tích Thánh thể chính là dẩu chỉ tình yêu bao la mà Chúa Giêsu đã dành cho chúng ta.
Tiếp đến, bí tích Thánh thể còn là dấu chỉ của tình người.
Thực vậy, nhìn vào một bữa ăn, một bàn tiệc, chúng ta tìm thấy ngay được dấu chỉ của sự yêu thương và hiệp nhất.
Tiên vàn, những người ngồi cùng bàn đều có một mẫu số chung nào đó. Có thể là chia sẻ một niềm vui như đi tự tiệc cưới. Có thể là chia sẻ một nỗi buồn như đi ăn đám giỗ. Có thể là chia sẻ một băn khoan lo lắng như bữa tiệc trước khi tính toán và bắt đầu một công việc quan trọng.
Ngoài ra, khi quây quần chung quanh một bàn ăn, chúng ta còn chia sẻ với nhau một nguồn sống, là những thức ăn do lao công vất vả của nhiều người làm nên. Chính những thức ăn này sẽ được tiêu hóa và trở nên thịt máu, trở nên một phần cơ thể chúng ta. Bởi đó, chúng ta thường phải tránh đi những bất hòa, xích mích trong bữa ăn: trời đánh còn tránh bữa ăn.
Chúa Giêsu cũng đã thiết lập bí tích Thánh thể dưới hình thức một bữa ăn, một bàn tiệc. Chính vì thế, ý nghĩa của sự yêu thương và hiệp nhất cần phải được nổi bật, bởi vì chúng ta cùng ăn một của ăn thiêng liêng muôi sống linh hồn, như thánh Phaolô đã viết:
- Mặc dù chúng ta tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể Đức Kitô.
Hơn thế nữa, nơi bàn tiệc Thánh thể, mọi người đều bình đẳng vì tất cả đều là con cái Chúa, không còn phân biệt già hay trẻ, sang hay hèn…Các tín hữu sơ khai đã ý thức được chân lý căn bản này, họ đã biến nghi thức bẻ bánh, hay bàn tiệc Thánh thể trở nên nơi qui tụ cho tình thương. Họ mang rượu bánh đến góp chung để dâng lễ, để nuôi sống linh mục và tu sĩ, cũng như để giúp đỡ những người nghèo.
Tình bác ái huynh đệ này không phải chỉ đóng khung trong khi tham dự nghi thức bẻ bánh, mà còn được nối tiếp trong cuộc sống, vì trong cuộc sống, họ đã góp chung tiền bạc, tài sản để cho các tông đồ phân phối theo nhu cầu.
Từ những xác quyết trên, chúng ta đi tới hai kết luận. Kết luận thứ nhất, vì bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình Chúa, nên chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ và nhất là rước lễ mỗi khi có thể, để đáp trả những yêu thương Ngài đã dành cho chúng ta.
Kết luận thứ hai, vì bí tích Thánh thể là dấu chỉ của tình người, nên chúng ta hãy cố gắng sống bác ái. Không phải chúng ta chỉ hòa giải và yêu thương trong thánh lễ, trong nhà thờ, mà còn phải hòa giải và yêu thương trong cuộc sống, bởi vì cuộc sống ngập tràn tình bác ái chính là một thánh lễ nối dài, và những hy sinh chúng ta vui lòng chịu vì người khác sẽ là những lễ vật xuất phát từ lòng cuộc đời, chúng ta dâng tiến Chúa.
30. Tình Chúa.
Vào tháng 12 năm 1987 một cơn động đất lớn đã xảy ra ở xứ Armênia thuộc Liên Xô cũ giết chết hằng ngàn người. Trong số những người bị chôn dưới đống gạch vụn có 2 mẹ con bà Suzanna. Mẹ con may mắn nằm lọt vào trong một khoảng trống nhỏ. Tất cả lương thực họ có chỉ là một hũ mứt nhỏ. Nhưng chẳng bao lâu hũ mứt cũng hết sạch. Lúc đó đứa con 4 tuổi kêu lên: “Mẹ ơi con khát quá”. Bà Suzanna không biết tìm đâu ra nước cho con. Nhưng tình máu mủ đã gợi cho bà một sáng kiến táo bạo: bà dùng một miếng kính vỡ cắt đầu ngón tay mình cho máu chảy ra và đưa vào miệng đứa con cho nó mút. Một lúc sau nó lại kêu khát, bà lại cắt một đầu ngón tay nữa. Cứ như thế cho đến khi người ta cứu 2 mẹ con ra. Sau khi ra ngoài, bà mẹ cho biết rằng: “Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết. Nhưng tôi muốn con tôi sống”
Câu chuyện trên thật cảm động. Nhưng vẫn không cảm động bằng việc Đức Giêsu tự hiến dâng thịt máu mình cho chúng ta. Bà Suzanna đã lấy máu của mình nuôi con khi bà biết rằng chắc chắn bà sẽ chết. Thay vì chết cách vô ích. Bà đã hy sinh dòng máu của mình để cho đứa con được sống. Đó là sự hy sinh trong một tình thế bó buộc. Còn Đức Giêsu thì không có gì bắt buộc cả: Ngài đến trần gian để chết cho loài người. Càng ngày Ngài càng tiến gần đến cái chết. Tuy nhiên bất cứ lúc nào Ngài cũng có thể thoát khỏi cái chết ấy. Dù vậy Ngài vẫn cương quyết đi đến cái chết và cương quyết lấy thịt máu mình làm lương thực nuôi sống loài người chúng ta. Thật đúng là: “Không có tình yêu nào cao trọng cho bằng tình của người dám chết cho người mình yêu thương”. Điểm thứ hai khác biệt giữa bà Suzanna với Đức Giêsu là: việc bà Suzanna hy sinh máu mình cho đứa con chỉ xảy ra một lần; còn việc Đức Giêsu ban thịt máu Ngài cho chúng ta xảy ra hằng ngày, như lời Ngài đã truyền dạy “Chúng con hãy làm việc này để nhớ đến Ta”. Mỗi lần Giáo hội dâng Thánh lễ là mỗi lần việc hy sinh của Đức Giêsu được lập lại, lập lại không chỉ như một tưởng niệm mà lập lại với tất cả hiệu quả có nó. Hiệu quả ấy là như lời Đức Giêsu đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống muôn đời”.
Một điều đáng buồn là lòng chúng ta đã thành chai đá trước tấm lòng của Chúa mà lẽ ra phải khiến chúng ta hết sức cảm động. Ngày nay ở phương Tây, số giáo dân Pháp, chỉ còn có 10% giáo dân dự lễ Chúa Nhật. Còn bên Việt Nam chúng ta, số người bỏ lễ Chúa Nhật cũng càng ngày càng nhiều. Trong số những kẻ còn đi lễ thì nhiều người đứng ngoài Nhà thờ, vừa dự lễ vừa trò chuyện và hút thuốc. Hình như rất nhiều người đi lễ chỉ vì sợ phạm tội trọng.
Khi Nữ Tu Têrêxa Calcutta sang Liên Xô xin mở trụ sở bác ái, Bà đã gặp các vị lãnh đạo chính quyền và đã được đồng ý nhanh chóng. Tuy nhiên khi bà xin cho có Linh mục tại những trụ sở đó thì các vị ấy đã ngần ngại. Lúc Mẹ Têrêxa giải thích: Nguồn sức mạnh của các Nữ Tu chúng tôi là do Mình Thánh Chúa. Nhờ mỗi ngày được rước Mình Thánh Chúa nên các Nữ Tu chúng tôi có sức hy sinh quên mình để phục vụ những người nghèo khổ. Do đó cần phải có Linh mục để mỗi ngày dâng Thánh Lễ và cho chúng tôi rước lễ. Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Bà là những người đã cảm nghiệm được Lời Chúa phán khi lập phép Mình Thánh Chúa “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống muôn đời”.
Hôm nay lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Chúng ta ôn lại tình yêu bao la của Đức Giêsu khiến Ngài chịu chết vì chúng ta và trước khi chết đã ban Mình và Máu Ngài làm thương thực nuôi linh hồn chúng ta.
Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự giảm sút lòng sốt săng của chúng ta đối với việc dự lễ và rước lễ. Chúng ta thờ ơ với một thứ lương thực quý giá mà Chúa đã ban. Chúng ta bỏ mất biết bao ơn ích do việc rước lễ mà nhiều người đạo đức rất quý chuộng.
Giờ đây chắc chúng ta biết mình phải làm gì:
- Trước hết, là những người làm cha mẹ, làm ông bà, chúng ta hãy nhắc nhở và khuyến khích con cháu mình thường xuyên tham dự Thánh Lễ và Rước lễ sốt sắng.
- Phần chúng ta, mỗi khi dự lễ và Rước Lễ, chúng ta hãy cố gắng sốt sắng. Đừng làm một cách máy móc theo thói quen, nhưng hãy đặt hết tâm tình vào đó.
Để kết thúc, xin trích đọc sau đây tâm tình của một người đã biết cách dự lễ và rước lễ sốt sắng: “Mỗi Thánh Lễ, tôi lại cảm thấy có điều gì đó cần thống hối cách đặc biệt. Mỗi Thánh Lễ, tôi lại thấy mình muốn đặt lên đĩa Thánh một chút cố gắng riêng tư, đau khổ, mơ ước, thao thức… Tôi không đi dự Thánh Lễ với hai bàn tay trắng, nhưng với lễ vật là chính cuộc đời tôi. Trong mỗi Thánh Lễ, Lời Chúa lại tác động đến tôi, những lời nói đã nghe nhiều lần tôi nhớ rằng Ngài đã trở nên tấm bánh bẻ ra cho tôi, và tôi cũng phải trở nên tấm bánh bẻ ra cho anh chị em tôi”.
Câu chuyện trên thật cảm động. Nhưng vẫn không cảm động bằng việc Đức Giêsu tự hiến dâng thịt máu mình cho chúng ta. Bà Suzanna đã lấy máu của mình nuôi con khi bà biết rằng chắc chắn bà sẽ chết. Thay vì chết cách vô ích. Bà đã hy sinh dòng máu của mình để cho đứa con được sống. Đó là sự hy sinh trong một tình thế bó buộc. Còn Đức Giêsu thì không có gì bắt buộc cả: Ngài đến trần gian để chết cho loài người. Càng ngày Ngài càng tiến gần đến cái chết. Tuy nhiên bất cứ lúc nào Ngài cũng có thể thoát khỏi cái chết ấy. Dù vậy Ngài vẫn cương quyết đi đến cái chết và cương quyết lấy thịt máu mình làm lương thực nuôi sống loài người chúng ta. Thật đúng là: “Không có tình yêu nào cao trọng cho bằng tình của người dám chết cho người mình yêu thương”. Điểm thứ hai khác biệt giữa bà Suzanna với Đức Giêsu là: việc bà Suzanna hy sinh máu mình cho đứa con chỉ xảy ra một lần; còn việc Đức Giêsu ban thịt máu Ngài cho chúng ta xảy ra hằng ngày, như lời Ngài đã truyền dạy “Chúng con hãy làm việc này để nhớ đến Ta”. Mỗi lần Giáo hội dâng Thánh lễ là mỗi lần việc hy sinh của Đức Giêsu được lập lại, lập lại không chỉ như một tưởng niệm mà lập lại với tất cả hiệu quả có nó. Hiệu quả ấy là như lời Đức Giêsu đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống muôn đời”.
Một điều đáng buồn là lòng chúng ta đã thành chai đá trước tấm lòng của Chúa mà lẽ ra phải khiến chúng ta hết sức cảm động. Ngày nay ở phương Tây, số giáo dân Pháp, chỉ còn có 10% giáo dân dự lễ Chúa Nhật. Còn bên Việt Nam chúng ta, số người bỏ lễ Chúa Nhật cũng càng ngày càng nhiều. Trong số những kẻ còn đi lễ thì nhiều người đứng ngoài Nhà thờ, vừa dự lễ vừa trò chuyện và hút thuốc. Hình như rất nhiều người đi lễ chỉ vì sợ phạm tội trọng.
Khi Nữ Tu Têrêxa Calcutta sang Liên Xô xin mở trụ sở bác ái, Bà đã gặp các vị lãnh đạo chính quyền và đã được đồng ý nhanh chóng. Tuy nhiên khi bà xin cho có Linh mục tại những trụ sở đó thì các vị ấy đã ngần ngại. Lúc Mẹ Têrêxa giải thích: Nguồn sức mạnh của các Nữ Tu chúng tôi là do Mình Thánh Chúa. Nhờ mỗi ngày được rước Mình Thánh Chúa nên các Nữ Tu chúng tôi có sức hy sinh quên mình để phục vụ những người nghèo khổ. Do đó cần phải có Linh mục để mỗi ngày dâng Thánh Lễ và cho chúng tôi rước lễ. Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Bà là những người đã cảm nghiệm được Lời Chúa phán khi lập phép Mình Thánh Chúa “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống muôn đời”.
Hôm nay lễ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Chúng ta ôn lại tình yêu bao la của Đức Giêsu khiến Ngài chịu chết vì chúng ta và trước khi chết đã ban Mình và Máu Ngài làm thương thực nuôi linh hồn chúng ta.
Nhưng chúng ta cũng nhận thấy sự giảm sút lòng sốt săng của chúng ta đối với việc dự lễ và rước lễ. Chúng ta thờ ơ với một thứ lương thực quý giá mà Chúa đã ban. Chúng ta bỏ mất biết bao ơn ích do việc rước lễ mà nhiều người đạo đức rất quý chuộng.
Giờ đây chắc chúng ta biết mình phải làm gì:
- Trước hết, là những người làm cha mẹ, làm ông bà, chúng ta hãy nhắc nhở và khuyến khích con cháu mình thường xuyên tham dự Thánh Lễ và Rước lễ sốt sắng.
- Phần chúng ta, mỗi khi dự lễ và Rước Lễ, chúng ta hãy cố gắng sốt sắng. Đừng làm một cách máy móc theo thói quen, nhưng hãy đặt hết tâm tình vào đó.
Để kết thúc, xin trích đọc sau đây tâm tình của một người đã biết cách dự lễ và rước lễ sốt sắng: “Mỗi Thánh Lễ, tôi lại cảm thấy có điều gì đó cần thống hối cách đặc biệt. Mỗi Thánh Lễ, tôi lại thấy mình muốn đặt lên đĩa Thánh một chút cố gắng riêng tư, đau khổ, mơ ước, thao thức… Tôi không đi dự Thánh Lễ với hai bàn tay trắng, nhưng với lễ vật là chính cuộc đời tôi. Trong mỗi Thánh Lễ, Lời Chúa lại tác động đến tôi, những lời nói đã nghe nhiều lần tôi nhớ rằng Ngài đã trở nên tấm bánh bẻ ra cho tôi, và tôi cũng phải trở nên tấm bánh bẻ ra cho anh chị em tôi”.
31. Lễ Mình Máu Chúa
(Suy niệm của Lm. Thu Băng, CMC)
1. Ý Nghĩa của lễ vượt qua:
Lễ vượt qua là ngày kỷ niệm một biến cố trọng đại như ngày dân Do Thái thoát khỏi đất Ai Cập, ngày giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ của người Ai Cập. Cũng giống như ngày di cư của người Việt Nam thoát khỏi cảnh đô hộ của Cộng Sản năm 1954 hay 1975.
Lễ vượt qua của Chúa là gì? Để kỷ niệm ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu ở ngoài thành Giêrusalem, Ngài sai 2 môn đệ là Phêrô và Gioan vào thành để dọn bữa. Nhà được hân hạnh đón mừng lễ là nhà ông thân sinh của Marcô (Act.15:27), một căn phòng rộng rãi chứa được 120 người khách (Act.1:12). Đang khi ăn Ngài làm một việc cả thể: "Ngài Lập Phép Thánh Thể". Nghĩa là đang ăn, Ngài biết đến giờ phải rời bỏ các môn đệ và những người thân tín, Ngài không nỡ rời bỏ họ cô đơn, không biết cách nào ở lại với họ, Ngài đứng dậy khỏi bàn ăn, lấy khăn thắt lưng rồi đổ nước vào chậu, đi rửa chân cho các môn đệ. Rồi trở lại bàn ăn, cầm lấy bánh và rượu mà truyền: "Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy sẽ đổ ra vì các con, các con hãy cầm lấy mà ăn, mà uống. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".
2. Thánh Thể mầu nhiệm của tình yêu:
Thánh Tôma gọi Thánh Thể là mầu nhiệm của tình yêu vì: Chúa là tình yêu, vì yêu thương nhân loại còn ở thế gian mà Chúa bị sự thúc đẩy quá mức của tình yêu Chúa, Chúa thiết lập Thánh Thể nhiệm mầu. (Chúng ta tưởng tượng hình ảnh con chim đềnh đềnh, vì yêu thương các con nên đã lấy máu mình cho con uống, Chúa cũng thế, vì muốn hiện diện nơi loài người, đến lúc phải lìa bỏ, Ngài đã muốn ngự trong tấm bánh để ở lại với họ). Thánh Thoma đã nói: "Tình yêu đã hóa ra tình yêu".
3. Có chuyện kể rằng:
Ngày 8 tháng 7 năm 1990, vừa qua là ngày kết thúc cuộc đấu bóng đá tại nước Italia. Người ta kẻ thắng người thua đã chảy bao nước mắt.
Cha Antoine De Melo, một linh mục từ nước Ấn độ đã kể chuyện như sau:
Chúa Đức Giêsu nghe thấy người ta than phiền về cuộc đấu bóng gay go giữa 2 đội tuyển Tin Lành và Công Giáo. Khi đội tuyển Công Giáo làm bàn 1-0, thì Đức Giêsu hoan hô vang dội và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, trong 1 cuộc phản công đẹp mắt, đội Tin Lành đã gỡ hòa 1-1. Đức Giêsu cũng reo hò và tung mũ lên trời. Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa, ông lớn tiếng la lên:
- Này ông bạn, ông ủng hộ phe nào vậy?
Chúa Đức Giêsu trả lời:
- Tôi à? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi tới đây chỉ để 'thưởng thức "Trận đấu mà thôi!"
Ông khán giả tỏ vẻ khó chịu về thái độ của Đức Giêsu, liền ghé qua ông bên cạnh nói nhỏ:
- Hắn ta là tên ba phải đấy!
Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Ngài về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài:
- Thưa Ngài, người ta thật buồn cười! Họ tưởng rằng Thiên Chúa đứng về phía họ mà đả phe nghịch kia chứ.
Đức Giêsu gật đầu bảo:
- Thiên Chúa thì không ủng hộ tôn giáo nào cả, mà chỉ ủng hộ con người. Con người cao trọng hơn Tôn Giáo. Chúng con lại chẳng biết là chính những người có Tôn Giáo đó, chúng treo Thiên Chúa lên trên cây thập giá là gì!
Câu chuyện cho ta tư tưởng: Một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua các thời đại, là thái độ bất khoan dung với tôn giáo. Con người chỉ biết nhân danh Thượng Đế, nhân danh Thần Linh và nhân danh quyền lực của mình, để hạ bệ người khác. Thực có Tôn Giáo nào dậy như vậy không?
Câu chuyện cho ta thấy, Chúa yêu thương loài người hơn hết mọi chuyện. Ngài chỉ ủng hộ con người và thiết lập Bí Tích Thánh Thể cũng chỉ vì loài người. Xin cho chúng con biết một lòng sùng kính Bí Tích mến yêu này, để luôn nghiệm thấy hiệu quả của ơn cứu chuộc chúng con.
1. Ý Nghĩa của lễ vượt qua:
Lễ vượt qua là ngày kỷ niệm một biến cố trọng đại như ngày dân Do Thái thoát khỏi đất Ai Cập, ngày giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ của người Ai Cập. Cũng giống như ngày di cư của người Việt Nam thoát khỏi cảnh đô hộ của Cộng Sản năm 1954 hay 1975.
Lễ vượt qua của Chúa là gì? Để kỷ niệm ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu ở ngoài thành Giêrusalem, Ngài sai 2 môn đệ là Phêrô và Gioan vào thành để dọn bữa. Nhà được hân hạnh đón mừng lễ là nhà ông thân sinh của Marcô (Act.15:27), một căn phòng rộng rãi chứa được 120 người khách (Act.1:12). Đang khi ăn Ngài làm một việc cả thể: "Ngài Lập Phép Thánh Thể". Nghĩa là đang ăn, Ngài biết đến giờ phải rời bỏ các môn đệ và những người thân tín, Ngài không nỡ rời bỏ họ cô đơn, không biết cách nào ở lại với họ, Ngài đứng dậy khỏi bàn ăn, lấy khăn thắt lưng rồi đổ nước vào chậu, đi rửa chân cho các môn đệ. Rồi trở lại bàn ăn, cầm lấy bánh và rượu mà truyền: "Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy sẽ đổ ra vì các con, các con hãy cầm lấy mà ăn, mà uống. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".
2. Thánh Thể mầu nhiệm của tình yêu:
Thánh Tôma gọi Thánh Thể là mầu nhiệm của tình yêu vì: Chúa là tình yêu, vì yêu thương nhân loại còn ở thế gian mà Chúa bị sự thúc đẩy quá mức của tình yêu Chúa, Chúa thiết lập Thánh Thể nhiệm mầu. (Chúng ta tưởng tượng hình ảnh con chim đềnh đềnh, vì yêu thương các con nên đã lấy máu mình cho con uống, Chúa cũng thế, vì muốn hiện diện nơi loài người, đến lúc phải lìa bỏ, Ngài đã muốn ngự trong tấm bánh để ở lại với họ). Thánh Thoma đã nói: "Tình yêu đã hóa ra tình yêu".
3. Có chuyện kể rằng:
Ngày 8 tháng 7 năm 1990, vừa qua là ngày kết thúc cuộc đấu bóng đá tại nước Italia. Người ta kẻ thắng người thua đã chảy bao nước mắt.
Cha Antoine De Melo, một linh mục từ nước Ấn độ đã kể chuyện như sau:
Chúa Đức Giêsu nghe thấy người ta than phiền về cuộc đấu bóng gay go giữa 2 đội tuyển Tin Lành và Công Giáo. Khi đội tuyển Công Giáo làm bàn 1-0, thì Đức Giêsu hoan hô vang dội và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, trong 1 cuộc phản công đẹp mắt, đội Tin Lành đã gỡ hòa 1-1. Đức Giêsu cũng reo hò và tung mũ lên trời. Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa, ông lớn tiếng la lên:
- Này ông bạn, ông ủng hộ phe nào vậy?
Chúa Đức Giêsu trả lời:
- Tôi à? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi tới đây chỉ để 'thưởng thức "Trận đấu mà thôi!"
Ông khán giả tỏ vẻ khó chịu về thái độ của Đức Giêsu, liền ghé qua ông bên cạnh nói nhỏ:
- Hắn ta là tên ba phải đấy!
Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Ngài về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài:
- Thưa Ngài, người ta thật buồn cười! Họ tưởng rằng Thiên Chúa đứng về phía họ mà đả phe nghịch kia chứ.
Đức Giêsu gật đầu bảo:
- Thiên Chúa thì không ủng hộ tôn giáo nào cả, mà chỉ ủng hộ con người. Con người cao trọng hơn Tôn Giáo. Chúng con lại chẳng biết là chính những người có Tôn Giáo đó, chúng treo Thiên Chúa lên trên cây thập giá là gì!
Câu chuyện cho ta tư tưởng: Một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua các thời đại, là thái độ bất khoan dung với tôn giáo. Con người chỉ biết nhân danh Thượng Đế, nhân danh Thần Linh và nhân danh quyền lực của mình, để hạ bệ người khác. Thực có Tôn Giáo nào dậy như vậy không?
Câu chuyện cho ta thấy, Chúa yêu thương loài người hơn hết mọi chuyện. Ngài chỉ ủng hộ con người và thiết lập Bí Tích Thánh Thể cũng chỉ vì loài người. Xin cho chúng con biết một lòng sùng kính Bí Tích mến yêu này, để luôn nghiệm thấy hiệu quả của ơn cứu chuộc chúng con.
32. Trao ban đến tận cùng – Lm. Ignatiô Trần Ngà
Tình thương là động cơ chính thúc đẩy người ta ban tặng cho nhau.
Vì tình yêu thương có nhiều cấp độ hơn kém khác nhau nên việc trao ban cũng có nhiều mức độ nhiều ít khác nhau.
1. Trao ban những thứ dư thừa
Khi gặp một người ăn xin xa lạ trên đường phố chìa tay tìm sự giúp đỡ, khách bộ hành dừng lại, tần ngần mở ví, tìm đồng tiền nhỏ nhất trao cho người ấy.
Khi gặp người lỡ bước không chỗ tạm trú qua đêm, người chủ của căn nhà sang trọng chỉ nhường cho người đó một xó nhỏ ngoài hành lang nhà mình.
Khi có nạn nhân những vùng bị lũ quét cuốn trôi hết gia tài sản nghiệp, người dư ăn dư mặc chỉ chia sẻ cho họ những bộ áo quần cũ kỹ, mặc không vừa ý...
Vì tình thương đối với những người hoạn nạn ấy rất nhỏ nhoi nên người ta chỉ trao tặng họ những của dư thừa.
2. Trao ban những điều cần thiết
Khi tình yêu dành cho người khác lớn hơn, người ta sẽ ban tặng cho họ những thứ cần thiết hơn. Hai người bạn tù thương mến nhau đang sống trong cảnh tù đày thiếu đói, người nầy sẵn sàng bẻ đôi miếng bánh đang ăn để chia sớt cho người kia cùng chịu cảnh tù tội đói khát với mình.
3. Trao ban cả bản thân
Cao cả hơn hết là trao ban chính bản thân mình.
Đó là khi người có đôi mắt tinh tường sẵn sàng hiến một con mắt của mình cho người bị nạn hỏng cả hai mắt; người có hai quả thận hoạt động tốt, hiến cho người bị hư thận hoàn toàn một quả; người có hai lá phổi lành lặn, hiến cho người bị ung thư hai buồng phổi một lá; người có hai cánh tay khoẻ mạnh tình nguyện hiến nguyên cả một cánh tay của mình cho người bị tai nạn nghề nghiệp đứt lìa hai chi trên.
Chỉ khi nào người ta yêu mến nạn nhân hết lòng hết sức, yêu nạn nhân còn hơn cả bản thân mình, người ta mới hiến tặng những chi thể trong thân mình cho họ. Vì thế, những nghĩa cử cao đẹp đó rất hiếm hoi trên cõi đời ô trọc nầy.
Chỉ có Chúa Giêsu mới trao ban cả thân xác và mạng sống của Người cho chúng ta.
Người đời nghèo thiếu tình yêu nên cũng rất bủn xỉn trong việc trao ban. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự nên Người trao ban cho chúng ta tất cả không tiếc nuối điều gì, thậm chí còn ban cả bản thân và mạng sống của Người cho chúng ta.
Khi nhân loại ngụp lặn trong đại dương chết chóc mong ước có một "Tấm Phao" thần diệu cứu họ khỏi đắm chìm trong biển chết hãi hùng, Chúa Giêsu từ trời gieo mình xuống và trở nên "Phao Cứu Sinh" cho họ.
Khi nhân loại khao khát thứ bánh thần thiêng mang lại sự sống đời đời, Chúa Giêsu hiến ban Thân Mình Người làm bánh trường sinh mang lại sự sống vĩnh cửu cho thế nhân.
Khi loài người cần máu của Con Thiên Chúa đổ ra tẩy rửa tội lỗi ngút ngàn của họ, Chúa Giêsu sẵn sàng trút máu mình ra không tiếc nuối.
Khi con người cần sinh mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa để đổi mạng cho mình, Chúa Giêsu vui lòng dâng hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân...
Chúa Giêsu luôn đáp ứng tất cả những nhu cầu sâu xa nhất, bức thiết nhất của chúng ta cho dù Người phải thiệt mất mạng sống.
Chúa Giêsu trao ban hết tất cả những gì Người có và ban chính bản thân Người vì yêu thương chúng ta.
"Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga 15,13).
Lạy Chúa Giêsu,
Không ai trên cõi đời nầy yêu thương chúng con bằng Chúa.
Dù chúng con có phản bội, có thờ ơ hờ hững với Chúa thì Chúa vẫn trọn đời yêu quý chúng con.
Vậy mà tiếc thay, nhiều người trong chúng con không nhận ra tình yêu cao vời ấy.
Xin đừng để chúng con trở nên người bội bạc vong ân vì không cảm nhận được tình yêu của Chúa và không biết đáp đền tình yêu trời bể Chúa dành cho chúng con.
Vì tình yêu thương có nhiều cấp độ hơn kém khác nhau nên việc trao ban cũng có nhiều mức độ nhiều ít khác nhau.
1. Trao ban những thứ dư thừa
Khi gặp một người ăn xin xa lạ trên đường phố chìa tay tìm sự giúp đỡ, khách bộ hành dừng lại, tần ngần mở ví, tìm đồng tiền nhỏ nhất trao cho người ấy.
Khi gặp người lỡ bước không chỗ tạm trú qua đêm, người chủ của căn nhà sang trọng chỉ nhường cho người đó một xó nhỏ ngoài hành lang nhà mình.
Khi có nạn nhân những vùng bị lũ quét cuốn trôi hết gia tài sản nghiệp, người dư ăn dư mặc chỉ chia sẻ cho họ những bộ áo quần cũ kỹ, mặc không vừa ý...
Vì tình thương đối với những người hoạn nạn ấy rất nhỏ nhoi nên người ta chỉ trao tặng họ những của dư thừa.
2. Trao ban những điều cần thiết
Khi tình yêu dành cho người khác lớn hơn, người ta sẽ ban tặng cho họ những thứ cần thiết hơn. Hai người bạn tù thương mến nhau đang sống trong cảnh tù đày thiếu đói, người nầy sẵn sàng bẻ đôi miếng bánh đang ăn để chia sớt cho người kia cùng chịu cảnh tù tội đói khát với mình.
3. Trao ban cả bản thân
Cao cả hơn hết là trao ban chính bản thân mình.
Đó là khi người có đôi mắt tinh tường sẵn sàng hiến một con mắt của mình cho người bị nạn hỏng cả hai mắt; người có hai quả thận hoạt động tốt, hiến cho người bị hư thận hoàn toàn một quả; người có hai lá phổi lành lặn, hiến cho người bị ung thư hai buồng phổi một lá; người có hai cánh tay khoẻ mạnh tình nguyện hiến nguyên cả một cánh tay của mình cho người bị tai nạn nghề nghiệp đứt lìa hai chi trên.
Chỉ khi nào người ta yêu mến nạn nhân hết lòng hết sức, yêu nạn nhân còn hơn cả bản thân mình, người ta mới hiến tặng những chi thể trong thân mình cho họ. Vì thế, những nghĩa cử cao đẹp đó rất hiếm hoi trên cõi đời ô trọc nầy.
Chỉ có Chúa Giêsu mới trao ban cả thân xác và mạng sống của Người cho chúng ta.
Người đời nghèo thiếu tình yêu nên cũng rất bủn xỉn trong việc trao ban. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự nên Người trao ban cho chúng ta tất cả không tiếc nuối điều gì, thậm chí còn ban cả bản thân và mạng sống của Người cho chúng ta.
Khi nhân loại ngụp lặn trong đại dương chết chóc mong ước có một "Tấm Phao" thần diệu cứu họ khỏi đắm chìm trong biển chết hãi hùng, Chúa Giêsu từ trời gieo mình xuống và trở nên "Phao Cứu Sinh" cho họ.
Khi nhân loại khao khát thứ bánh thần thiêng mang lại sự sống đời đời, Chúa Giêsu hiến ban Thân Mình Người làm bánh trường sinh mang lại sự sống vĩnh cửu cho thế nhân.
Khi loài người cần máu của Con Thiên Chúa đổ ra tẩy rửa tội lỗi ngút ngàn của họ, Chúa Giêsu sẵn sàng trút máu mình ra không tiếc nuối.
Khi con người cần sinh mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa để đổi mạng cho mình, Chúa Giêsu vui lòng dâng hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân...
Chúa Giêsu luôn đáp ứng tất cả những nhu cầu sâu xa nhất, bức thiết nhất của chúng ta cho dù Người phải thiệt mất mạng sống.
Chúa Giêsu trao ban hết tất cả những gì Người có và ban chính bản thân Người vì yêu thương chúng ta.
"Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga 15,13).
Lạy Chúa Giêsu,
Không ai trên cõi đời nầy yêu thương chúng con bằng Chúa.
Dù chúng con có phản bội, có thờ ơ hờ hững với Chúa thì Chúa vẫn trọn đời yêu quý chúng con.
Vậy mà tiếc thay, nhiều người trong chúng con không nhận ra tình yêu cao vời ấy.
Xin đừng để chúng con trở nên người bội bạc vong ân vì không cảm nhận được tình yêu của Chúa và không biết đáp đền tình yêu trời bể Chúa dành cho chúng con.
33. Tình Chúa.
Du khách đến Huế không thể quên được Nam Giao, cũng như đến Bắc Kinh không thể bỏ qua Điện Trời. Chính tại nơi đây, hàng năm nhà vua sẽ tế Trời thay cho toàn dân.
Tại Huế, Điện Thái Hòa, cửa Ngọ Môn và đàn Nam Giao cũng nằm ngay trên một đường Thẳng. Điện Thái Hòa là nơi vua quan lo việc triều chính. Cửa Ngọ Môn quay về hướng nam. Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu, lúc 12 giờ trưa, tức là giờ Ngọ, thì hình và bóng sẽ trở nên đồng nhất.
Từ Điện Thái Hòa, vua sẽ qua cửa Ngọ Môn, tiến về phương nam đển lên đàn Nam Giao thay dân tế Trời. Sau khi ăn chay nằm đất, vua sẽ bước lên tế đàn hình vuông tượng trưng cho đất, rồi mới tiến lên tế đàn hình tròn, tượng trưng cho Trời. Chính tại nơi đó, vua sẽ long trọng thay mặt toàn thể con dân tế Trời.
Vua trần gian thay dân tế Trời bằng những của lễ vật chất. Vua vũ trụ, Đức Giêsu Kitô dùng chính thân xác và linh hồn của Người để tế lễ cho Thiên Chúa.
Vua trần gian thay dân tế Trời rồi trở lại với công việc triều chính. Vua Giêsu khi tế lễ cho Thiên Chúa lại dùng chính thân xác mình làm của ăn của uống nuôi toàn dân.
“Này là Mình Ta, các con hãy cầm lấy mà ăn… Này là Máu Ta các con hãy cầm lấy mà uống”. Tiệc Thánh Thể này đã được chính Đức Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, đã được Người hứa ban cho dân ở Caphanaum, đã được Người thiết lập ở Giêrusalem trước khi bước vào cuộc khổ nạn, và đã được chính Người cử hành đầu tiên tại làng quê hẻo lánh Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện, đan kết với nhau tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa.
Thánh Thể chính là trung tâm đời sống người tín hữu Kitô.
Thánh Thể chính là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh thể chính là món quà Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại.
Thánh Thể chính là lương thực thiêng liêng cho cuộc sống người tín hữu.
Thánh Thể chính là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của chúng ta.
Mầu nhiệm tình yêu này vượt quá tầm trí mọn của con người. Đức Giêsu đã tự hiến trọn vẹn cho chúng ta, đến nỗi Người không thể cho chúng ta điều gì hơn thế nữa.
Thánh Thể chính là sáng kiến táo bạo nhất của Thiên Chúa đang yêu. Trước khi giã từ cõi thế. Người không còn gì quý hơn để ban tặng cho con người. Người đã trao ban cả thân xác, để thấm nhập vào xác thân con người. Yêu là cho đi, là cho hết, cho cả cuộc đời.
Tại Huế, Điện Thái Hòa, cửa Ngọ Môn và đàn Nam Giao cũng nằm ngay trên một đường Thẳng. Điện Thái Hòa là nơi vua quan lo việc triều chính. Cửa Ngọ Môn quay về hướng nam. Khi mặt trời lên tới đỉnh đầu, lúc 12 giờ trưa, tức là giờ Ngọ, thì hình và bóng sẽ trở nên đồng nhất.
Từ Điện Thái Hòa, vua sẽ qua cửa Ngọ Môn, tiến về phương nam đển lên đàn Nam Giao thay dân tế Trời. Sau khi ăn chay nằm đất, vua sẽ bước lên tế đàn hình vuông tượng trưng cho đất, rồi mới tiến lên tế đàn hình tròn, tượng trưng cho Trời. Chính tại nơi đó, vua sẽ long trọng thay mặt toàn thể con dân tế Trời.
Vua trần gian thay dân tế Trời bằng những của lễ vật chất. Vua vũ trụ, Đức Giêsu Kitô dùng chính thân xác và linh hồn của Người để tế lễ cho Thiên Chúa.
Vua trần gian thay dân tế Trời rồi trở lại với công việc triều chính. Vua Giêsu khi tế lễ cho Thiên Chúa lại dùng chính thân xác mình làm của ăn của uống nuôi toàn dân.
“Này là Mình Ta, các con hãy cầm lấy mà ăn… Này là Máu Ta các con hãy cầm lấy mà uống”. Tiệc Thánh Thể này đã được chính Đức Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, đã được Người hứa ban cho dân ở Caphanaum, đã được Người thiết lập ở Giêrusalem trước khi bước vào cuộc khổ nạn, và đã được chính Người cử hành đầu tiên tại làng quê hẻo lánh Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện, đan kết với nhau tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa.
Thánh Thể chính là trung tâm đời sống người tín hữu Kitô.
Thánh Thể chính là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.
Thánh thể chính là món quà Thiên Chúa trao tặng cho nhân loại.
Thánh Thể chính là lương thực thiêng liêng cho cuộc sống người tín hữu.
Thánh Thể chính là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của chúng ta.
Mầu nhiệm tình yêu này vượt quá tầm trí mọn của con người. Đức Giêsu đã tự hiến trọn vẹn cho chúng ta, đến nỗi Người không thể cho chúng ta điều gì hơn thế nữa.
Thánh Thể chính là sáng kiến táo bạo nhất của Thiên Chúa đang yêu. Trước khi giã từ cõi thế. Người không còn gì quý hơn để ban tặng cho con người. Người đã trao ban cả thân xác, để thấm nhập vào xác thân con người. Yêu là cho đi, là cho hết, cho cả cuộc đời.
34. Giao ước mới.
Sau câu chuyện Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ, câu chuyện về giao ước của Thiên Chúa với Abraham chính là thời điểm chủ chốt trong Cựu ước. Câu chuyện cứu độ của chúng ta bắt đầu từ đây. Thời điểm này trong Kinh Thánh đã trở thành câu chuyện về mối tương quan của Thiên Chúa với dân Người. Câu chuyện này được tóm tắt trong một công thức đã được lập đi lập lại nhiều lần trong Cựu ước “Các ngươi sẽ là dân của Ta, và Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi”.
Giao ước này không giống như mối quan hệ tồn tại giữa các bên đối tác trong thương mại – đó là một cách sắp xếp kinh doanh một cách chặt chẽ. Giao ước này giống như giao ước tồn tại giữa đôi vợ chồng nhiều hơn. Trên thực tế, đây đúng là cách thức mà một số ngôn sứ đã mô tả về giao ước này: họ so sánh giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người với mối quan hệ trong hôn nhân. Về phần mình, Thiên Chúa luôn luôn trung thành; tình yêu của Người không hề thay đổi. Nhưng thật đáng buồn, không phải lúc nào dân của Người cũng trung thành với Người.
Để yêu và được yêu, Thiên Chúa phải ban cho chúng ta sự tự do để chọn lựa. Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại phải có gì quan trọng hơn, so với việc Thiên Chúa toàn năng ban bố lề luật, Thiên Chúa cần có sự vâng phục của chúng ta, chứ không cần đến tình yêu của chúng ta. Nhưng giao ước này phải là một hợp đồng được thực hiện một cách tự do, giữa hai bên hoàn toàn tự do.
Trong bài đọc 1 của ngày hôm nay, chúng ta nhận thấy cách thức Môsê phê chuẩn giao ước, trước khi dân chúng tiến vào đất hứa. Nhưng dân chúng đã không giữ giao ước. Họ rơi vào cảnh sùng bái ngẫu tượng. Mặc dù vậy, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi họ. Rất nhiều lần, Người đề nghị với họ một giao ước, và thông qua các ngôn sứ, Người dạy họ biết hy vọng vào ơn cứu độ.
Và khi đến thời đến buổi, Thiên Chúa đã gửi Chúa Con đến làm Đấng cứu độ chúng ta. Thông qua Người, Thiên Chúa thiết lập với chúng ta một giao ước mới và kéo dài đến muôn đời. Đức Giêsu đánh dấu giao ước này bằng máu của Người. Đức Giêsu chính là người đứng đầu dân tộc mới của Thiên Chúa. Vùng đất mà Người dẫn đưa chúng ta tới không phải là mảnh đất trần gian này, mà là vùng đất của cuộc sống muôn đời. Thông qua Người, chúng ta có một ràng buộc gần gũi hơn bao giờ hết đối với Thiên Chúa. Chúng ta không chỉ là dân Thiên Chúa, mà còn là những người con trai và con gái là gia đình của Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, chúng ta đang có một giao ước với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn trung thành. Chúng ta được mời gọi sống theo cách thức nhất quán với mối tương quan này. Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta phải thành công, Người chỉ cần sự trung tín mà thôi.
Giao ước này không giống như mối quan hệ tồn tại giữa các bên đối tác trong thương mại – đó là một cách sắp xếp kinh doanh một cách chặt chẽ. Giao ước này giống như giao ước tồn tại giữa đôi vợ chồng nhiều hơn. Trên thực tế, đây đúng là cách thức mà một số ngôn sứ đã mô tả về giao ước này: họ so sánh giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người với mối quan hệ trong hôn nhân. Về phần mình, Thiên Chúa luôn luôn trung thành; tình yêu của Người không hề thay đổi. Nhưng thật đáng buồn, không phải lúc nào dân của Người cũng trung thành với Người.
Để yêu và được yêu, Thiên Chúa phải ban cho chúng ta sự tự do để chọn lựa. Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại phải có gì quan trọng hơn, so với việc Thiên Chúa toàn năng ban bố lề luật, Thiên Chúa cần có sự vâng phục của chúng ta, chứ không cần đến tình yêu của chúng ta. Nhưng giao ước này phải là một hợp đồng được thực hiện một cách tự do, giữa hai bên hoàn toàn tự do.
Trong bài đọc 1 của ngày hôm nay, chúng ta nhận thấy cách thức Môsê phê chuẩn giao ước, trước khi dân chúng tiến vào đất hứa. Nhưng dân chúng đã không giữ giao ước. Họ rơi vào cảnh sùng bái ngẫu tượng. Mặc dù vậy, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi họ. Rất nhiều lần, Người đề nghị với họ một giao ước, và thông qua các ngôn sứ, Người dạy họ biết hy vọng vào ơn cứu độ.
Và khi đến thời đến buổi, Thiên Chúa đã gửi Chúa Con đến làm Đấng cứu độ chúng ta. Thông qua Người, Thiên Chúa thiết lập với chúng ta một giao ước mới và kéo dài đến muôn đời. Đức Giêsu đánh dấu giao ước này bằng máu của Người. Đức Giêsu chính là người đứng đầu dân tộc mới của Thiên Chúa. Vùng đất mà Người dẫn đưa chúng ta tới không phải là mảnh đất trần gian này, mà là vùng đất của cuộc sống muôn đời. Thông qua Người, chúng ta có một ràng buộc gần gũi hơn bao giờ hết đối với Thiên Chúa. Chúng ta không chỉ là dân Thiên Chúa, mà còn là những người con trai và con gái là gia đình của Thiên Chúa.
Trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, chúng ta đang có một giao ước với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn trung thành. Chúng ta được mời gọi sống theo cách thức nhất quán với mối tương quan này. Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta phải thành công, Người chỉ cần sự trung tín mà thôi.
35. Bánh Ban Sự Sống – Peter Feldmeier
(Lm. Văn Hào SDB, chuyển ngữ)
“Bởi vậy, Người là trung gian của một giao ước mới (Dt 9,15).
Khi tôi đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân và những cụ già tại một nhà dưỡng lão, lần đầu tiên tôi gặp ông Smith. Ông ta mắc bệnh rối loạn tâm thần. Khi tôi gõ cửa phòng ông và đang chuẩn bị bước vào, tôi tự giới thiệu và cho ông biết giáo xứ đã cử tôi đến đây. Ông ta tỏ vẻ bực bội và khó chịu nói vọng ra “Xin lỗi, mời ông bước ra”. Khi tôi vừa quay lưng để định thoái lui, ông gọi giật tôi lại và hỏi “Ông đến đây làm gì”? Tôi trả lời: “Tôi đến đem mình Thánh Chúa cho ông”. Bấy giờ ông lên tiếng “Ồ, chuyện đó lại khác, mời ông vào”. Thái độ của ông bỗng chốc trở nên cung kính và sốt sắng cách lạ thường. Chúng tôi cùng cầu nguyện với nhau và đọc kinh Lạy Cha, rồi tôi trao Mình Thánh Chúa cho ông. Ông đón nhận với thái độ rất kính cẩn và chậm rãi cầu nguyện cám ơn Chúa sau khi đã rước lễ. Tôi thấy rất cảm động. Sau đó tôi chào ông và nói “Xin lỗi, chào ông nhé, bây giờ thì tôi bước ra đây”.
Kinh nghiệm ngày hôm đó đã gợi hứng rất nhiều cho tôi để suy gẫm về Bí tích Thánh Thể. Hiển nhiên tôi thấy rất rõ, ông Smith đã đón nhận Thánh Thể một cách thật cung kính, chứ không phải như một thói quen máy móc. Ông đã biểu tỏ lòng tôn kính và sự thánh thiện khi rước lễ một cách thật ý thức. Có thể nói đó là phút giây đẹp nhất trong một ngày sống của ông. Mặc dù ông ta đang mắc bệnh về não, khiến ông khó có thể kiểm soát được đầu óc mình, nhưng việc rước Thánh Thể đã khơi dậy lòng sốt mến trong tâm hồn ông, và ông cảm nhận một cách rõ ràng sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi bánh Thánh. Ông đã biểu tỏ rõ nét sự quý trọng thánh thiêng khi đón nhận mình Thánh Chúa Giêsu.
Bài đọc hai trong phụng vụ hôm nay trích từ thư gửi tín hữu Do Thái, trong đó tác giả liệt kê một loạt những biểu tượng khá phức tạp để diễn bày sự thánh thiện của Thiên Chúa. Gợi nhắc lại các nghi thức phụng tự xưa cũ nơi cung thánh của đền thờ, tác giả quy chiếu về Đức Giêsu. Ngài chính là Thượng Tế của giao ước mới, một giao ước đã trở nên trọn hảo. Tác giả đã viết như sau “Đức Kitô đã đến làm Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai. Để vào cung thánh, Người đã đi qua một cái lều lớn hơn và hoàn hảo hơn. Người vào chỉ một lần, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta”. Sau đó tác giả thơ Do Thái dẫn giải tiếp và cho biết cung thánh mới được nói tới chính là quê trời.
Ở đây, chúng ta không cần tưởng tượng ra trời cao hay thiên đàng như một cung thánh thiêng liêng. Nhưng tác giả muốn chúng ta nhìn vào hoàn vũ này như một đền thờ của Thiên Chúa và trời cao nơi Thiên Chúa ngự chính là Cung thánh, nơi cực thánh. Trong đền thờ này có hòm bia giao ước. Cung thánh trong đền thờ năm xưa là nơi đặt hòm bia chứng ước, và cũng là nơi chốn linh thiêng nhất. Vị Thượng Tế phải đi qua một cái lều lớn để tiến đến cái lều nhỏ tận sâu phía trong, là nội cung cực thánh. Ông chỉ vào nơi đây một ngày duy nhất trong năm, đó là ngày lễ xá tội (Yom Kippur). Thượng tế được cột bằng một dải vải dài từ chiếc áo choàng, để khi đi vào cung thánh gặp Thiên Chúa mà lỡ có phải chết, các tư tế khác sẽ dùng miếng vải đó lôi ông ra ngoài vì không ai được vào tận trong cung thánh. Người Do Thái tin rằng đây là nơi cực thánh không ai được vào trừ Thượng tế, và nếu ai liều lĩnh đi vào, người đó sẽ chết. Vị Thượng tế tiến vào cung thánh mỗi năm một lần để gặp Thiên Chúa trực tiếp thay cho dân. Nhưng đây chỉ là hình bóng về một cung thánh khác trên trời cao, nơi chúng ta sẽ được tiếp cận Thiên Chúa một cách trực tiếp. Bằng máu hiến tế đổ ra, Đức Kitô đã đi qua một chiếc lều tạm là chính thân xác Ngài, để tiến về chiếc lều nhỏ, là chính cung thánh trên trời. Vì thế, Ngài trở thành Thượng tế đích thật, là “Trung gian của giao ước mới”.
Theo tôi nghĩ, thế giới tạo thành này hiện hữu với hai cấp độ: cấp độ vật chất hữu hình và cấp độ thiêng liêng vô hình. Cả hai cấp độ này hòa quyện và đan xen với nhau. Cách thái hiện hữu này giúp cắt nghĩa lý do tại sao các phép lạ vẫn xảy ra mà không hủy phá trật tự của tự nhiên, cho dù nó được thực hiện bằng những sức mạnh thần thiêng mà luật tự nhiên không thể cắt nghĩa nổi. Chúng ta hãy tưởng tượng vũ trụ này như một đền thờ, và trời cao như là cánh cửa dẫn vào nội cung cực thánh bên trong đền thờ đó. Ý tưởng này sẽ giúp chúng ta nhìn vào hoàn vũ bao la này và khám phá ra sự linh thánh của nó. Khi tôi thực hiện một quyết định gì về thế giới tạo thành quanh đây, tôi luôn phải ghi nhớ sự linh thánh ẩn chứa bên trong. Nếu chúng ta ý thức rằng tất cả mọi người đang sống trên trái đất đều được phủ che bằng một tấm màn thánh thiêng như thế, chúng ta sẽ đối xử với nhau một cách khác hẳn.
Nhưng trên hết, hình ảnh này sẽ giúp chúng ta hiểu được Đức Kitô đã liên kết trời và đất như thế nào. Đương nhiên trời không phải là đất, và trái đất chúng ta đang ở không phải là quê trời. Nhưng trong Đức Kitô, cả hai thực tại đều liên hệ chặt chẽ với nhau. Trời và đất đều là thành phần của cùng một đền thờ. Trong Đức Kitô, không có cái gì chỉ thuần phàm tục, và cũng không có cái gì tuyệt đối hoàn hảo. Không có cái gì chỉ là tạm bợ và cũng không có gì trong vũ trụ này là vĩnh cửu mãi mãi.
Tôi nghĩ rằng ông Smith đã có một trực giác để thấu hiểu điều này. Từ đáy sâu thẳm của cuộc sống làm người với những giới hạn mong manh, ông đã cảm thức về một thế giới vô hạn. Khi đón nhận Thánh Thể, ông đã thực sự tiến vào Cung Thánh, vào nơi cực thánh cùng với Đức Kitô. Ông đã đón nhận của ăn đàng chỉ một ngày trước khi ông chết. Các thiên thần sẽ đưa ông về quê trời. Ông đã về với Chúa cùng với Bánh ban sự sống đem theo, là lương thực độ đường trong cuộc lữ hành tiến về cung thánh thật, và cũng là quê hương thật của ông. Nơi thánh cung này, cùng với Đức Kitô, ông sẽ đạt tới sự vinh quang tròn đầy.
“Bởi vậy, Người là trung gian của một giao ước mới (Dt 9,15).
Khi tôi đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân và những cụ già tại một nhà dưỡng lão, lần đầu tiên tôi gặp ông Smith. Ông ta mắc bệnh rối loạn tâm thần. Khi tôi gõ cửa phòng ông và đang chuẩn bị bước vào, tôi tự giới thiệu và cho ông biết giáo xứ đã cử tôi đến đây. Ông ta tỏ vẻ bực bội và khó chịu nói vọng ra “Xin lỗi, mời ông bước ra”. Khi tôi vừa quay lưng để định thoái lui, ông gọi giật tôi lại và hỏi “Ông đến đây làm gì”? Tôi trả lời: “Tôi đến đem mình Thánh Chúa cho ông”. Bấy giờ ông lên tiếng “Ồ, chuyện đó lại khác, mời ông vào”. Thái độ của ông bỗng chốc trở nên cung kính và sốt sắng cách lạ thường. Chúng tôi cùng cầu nguyện với nhau và đọc kinh Lạy Cha, rồi tôi trao Mình Thánh Chúa cho ông. Ông đón nhận với thái độ rất kính cẩn và chậm rãi cầu nguyện cám ơn Chúa sau khi đã rước lễ. Tôi thấy rất cảm động. Sau đó tôi chào ông và nói “Xin lỗi, chào ông nhé, bây giờ thì tôi bước ra đây”.
Kinh nghiệm ngày hôm đó đã gợi hứng rất nhiều cho tôi để suy gẫm về Bí tích Thánh Thể. Hiển nhiên tôi thấy rất rõ, ông Smith đã đón nhận Thánh Thể một cách thật cung kính, chứ không phải như một thói quen máy móc. Ông đã biểu tỏ lòng tôn kính và sự thánh thiện khi rước lễ một cách thật ý thức. Có thể nói đó là phút giây đẹp nhất trong một ngày sống của ông. Mặc dù ông ta đang mắc bệnh về não, khiến ông khó có thể kiểm soát được đầu óc mình, nhưng việc rước Thánh Thể đã khơi dậy lòng sốt mến trong tâm hồn ông, và ông cảm nhận một cách rõ ràng sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi bánh Thánh. Ông đã biểu tỏ rõ nét sự quý trọng thánh thiêng khi đón nhận mình Thánh Chúa Giêsu.
Bài đọc hai trong phụng vụ hôm nay trích từ thư gửi tín hữu Do Thái, trong đó tác giả liệt kê một loạt những biểu tượng khá phức tạp để diễn bày sự thánh thiện của Thiên Chúa. Gợi nhắc lại các nghi thức phụng tự xưa cũ nơi cung thánh của đền thờ, tác giả quy chiếu về Đức Giêsu. Ngài chính là Thượng Tế của giao ước mới, một giao ước đã trở nên trọn hảo. Tác giả đã viết như sau “Đức Kitô đã đến làm Thượng Tế đem phúc lộc của thế giới tương lai. Để vào cung thánh, Người đã đi qua một cái lều lớn hơn và hoàn hảo hơn. Người vào chỉ một lần, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta”. Sau đó tác giả thơ Do Thái dẫn giải tiếp và cho biết cung thánh mới được nói tới chính là quê trời.
Ở đây, chúng ta không cần tưởng tượng ra trời cao hay thiên đàng như một cung thánh thiêng liêng. Nhưng tác giả muốn chúng ta nhìn vào hoàn vũ này như một đền thờ của Thiên Chúa và trời cao nơi Thiên Chúa ngự chính là Cung thánh, nơi cực thánh. Trong đền thờ này có hòm bia giao ước. Cung thánh trong đền thờ năm xưa là nơi đặt hòm bia chứng ước, và cũng là nơi chốn linh thiêng nhất. Vị Thượng Tế phải đi qua một cái lều lớn để tiến đến cái lều nhỏ tận sâu phía trong, là nội cung cực thánh. Ông chỉ vào nơi đây một ngày duy nhất trong năm, đó là ngày lễ xá tội (Yom Kippur). Thượng tế được cột bằng một dải vải dài từ chiếc áo choàng, để khi đi vào cung thánh gặp Thiên Chúa mà lỡ có phải chết, các tư tế khác sẽ dùng miếng vải đó lôi ông ra ngoài vì không ai được vào tận trong cung thánh. Người Do Thái tin rằng đây là nơi cực thánh không ai được vào trừ Thượng tế, và nếu ai liều lĩnh đi vào, người đó sẽ chết. Vị Thượng tế tiến vào cung thánh mỗi năm một lần để gặp Thiên Chúa trực tiếp thay cho dân. Nhưng đây chỉ là hình bóng về một cung thánh khác trên trời cao, nơi chúng ta sẽ được tiếp cận Thiên Chúa một cách trực tiếp. Bằng máu hiến tế đổ ra, Đức Kitô đã đi qua một chiếc lều tạm là chính thân xác Ngài, để tiến về chiếc lều nhỏ, là chính cung thánh trên trời. Vì thế, Ngài trở thành Thượng tế đích thật, là “Trung gian của giao ước mới”.
Theo tôi nghĩ, thế giới tạo thành này hiện hữu với hai cấp độ: cấp độ vật chất hữu hình và cấp độ thiêng liêng vô hình. Cả hai cấp độ này hòa quyện và đan xen với nhau. Cách thái hiện hữu này giúp cắt nghĩa lý do tại sao các phép lạ vẫn xảy ra mà không hủy phá trật tự của tự nhiên, cho dù nó được thực hiện bằng những sức mạnh thần thiêng mà luật tự nhiên không thể cắt nghĩa nổi. Chúng ta hãy tưởng tượng vũ trụ này như một đền thờ, và trời cao như là cánh cửa dẫn vào nội cung cực thánh bên trong đền thờ đó. Ý tưởng này sẽ giúp chúng ta nhìn vào hoàn vũ bao la này và khám phá ra sự linh thánh của nó. Khi tôi thực hiện một quyết định gì về thế giới tạo thành quanh đây, tôi luôn phải ghi nhớ sự linh thánh ẩn chứa bên trong. Nếu chúng ta ý thức rằng tất cả mọi người đang sống trên trái đất đều được phủ che bằng một tấm màn thánh thiêng như thế, chúng ta sẽ đối xử với nhau một cách khác hẳn.
Nhưng trên hết, hình ảnh này sẽ giúp chúng ta hiểu được Đức Kitô đã liên kết trời và đất như thế nào. Đương nhiên trời không phải là đất, và trái đất chúng ta đang ở không phải là quê trời. Nhưng trong Đức Kitô, cả hai thực tại đều liên hệ chặt chẽ với nhau. Trời và đất đều là thành phần của cùng một đền thờ. Trong Đức Kitô, không có cái gì chỉ thuần phàm tục, và cũng không có cái gì tuyệt đối hoàn hảo. Không có cái gì chỉ là tạm bợ và cũng không có gì trong vũ trụ này là vĩnh cửu mãi mãi.
Tôi nghĩ rằng ông Smith đã có một trực giác để thấu hiểu điều này. Từ đáy sâu thẳm của cuộc sống làm người với những giới hạn mong manh, ông đã cảm thức về một thế giới vô hạn. Khi đón nhận Thánh Thể, ông đã thực sự tiến vào Cung Thánh, vào nơi cực thánh cùng với Đức Kitô. Ông đã đón nhận của ăn đàng chỉ một ngày trước khi ông chết. Các thiên thần sẽ đưa ông về quê trời. Ông đã về với Chúa cùng với Bánh ban sự sống đem theo, là lương thực độ đường trong cuộc lữ hành tiến về cung thánh thật, và cũng là quê hương thật của ông. Nơi thánh cung này, cùng với Đức Kitô, ông sẽ đạt tới sự vinh quang tròn đầy.
36. Kể lại câu chuyện.
Trên một ngọn đồi ở gần Cape Town, Nam Phi, ngay bên dưới ngọn núi Table nổi tiếng, có một khẩu súng mỗi ngày đều được bắn vào mỗi buổi trưa. Ngọn đồi đó được biết đến như là ngọn đồi Đánh Dấu. Việc bắn súng đã từng phục vụ cho một mục đích tốt đẹp. Nó báo hiệu có một con tàu trên đường đi tới hoặc rời khỏi An Độ, đã đến bến cảng, với đầy hàng hóa, và được cung cấp thực phẩm và thức uống. Kết quả là một cuộc trao đổi đẹp đẽ. Có sự tiếp nhận và có sự cho đi.
Nhưng cảnh đó diễn ra từ trước đây rất lâu. Hiện nay, mục đích này không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên mỗi ngày, khẩu súng đó vẫn còn được bắn một cách nghiêm túc, mặc dù bây giờ, tiếng súng bắn nhỏ hơn, như một lễ nghi không có nội dung. Việc bắn súng này đã từng mang một ý nghĩa thật đẹp. Hiện nay, ý nghĩa này không còn nữa. Hầu hết người dân địa phương đều không để ý tới tiếng súng đó. Người ta nói với các du khách “nếu giữa trưa, bạn nghe thấy môt tiếng nổ lớn, thì đừng lo lắng gì cả. Đó chỉ là tiếng súng thôi”.
Tuy nhiên, lễ nghi đó vẫn còn có một mục tiêu. Hầu hết mọi người đều biết về câu chuyện phía sau lễ nghi đó. Nếu câu chuyện này bị mất đi, thì lễ nghi đó sẽ lại càng trở nên nghèo nàn hơn.
Phép Thánh Thể cử hành một sự kiện tuyệt vời – ân sủng mà Đức Giêsu đã thay mặt chúng ta thực hiện bằng chính sự sống của Người. Mỗi lần chúng ta cử hành Phép Thánh Thể, là chúng ta kể lại câu chuyện này. Nhưng giống như bất cứ điều gì được lập đi lập lại, có một nguy cơ là điều đó có thể trở thành một thứ lễ nghi mà thôi.
Trong Phép Thánh Thể, Đức Giêsu nuôi dưỡng chúng ta bằng bánh ban sự sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự giao thông một chiều. Khi được đón nhận Đức Giêsu, Người chờ đợi chúng ta có một gì đó để đáp trả lại – không phải là cho bản thân Người, mà cho nhau. Nhưng thông thường, việc đón nhận Phép Thánh Thể lại không tạo ra được hiệu quả đáng lẽ phải có – hiến thân phục vụ người khác một cách vô vị lợi.
Chúng ta vẫn tiếp tục công bố về bánh và chén, “Đây là mình Thầy, hiến thân vì anh em… Đây là máu Thầy, đổ ra vì anh em”. Tuy nhiên, dường như Phép Thánh Thể ít có hiệu quả trên con người. Chúng ta không nhìn thấy người nào chịu hiến mạng sống của mình, trong việc phục vụ người khác. Người nào ăn bánh và uống chén này mỗi ngày, thì thường đang được sống cuộc sống trung tâm của mình.
Đối với người Do thái, sự ghi nhớ không chỉ là kể lại. Đó là trình bày cho mỗi thế hệ về những sự kiện mang tính cách giải quyết trong quá khứ. Cũng tương tự như vậy, Phép Thánh Thể không chỉ là giới thiệu về Mình và Máu Đức Kitô, mà còn loan báo và tưởng nhớ về cái chết ban sự sống của Người.
Phép Thánh Thể là trung tâm của tất cả mọi sự. Nhưng không bao giờ có thể tách rời Phép Thánh Thể ra khỏi sự thanh tẩy bản thân. Có hai chân lý được nối kết với nhau – chúng ta được hiệp thông với Đức Giêsu, để có thể hiệp thông với người khác.
Thật là một điều đáng tiếc, nếu Phép Thánh Thể chỉ là một lễ nghi, một thứ lễ nghi trống rỗng. Ở đây, Đức Giêsu hiến thân cho chúng ta, để đến lượt mình, chúng ta có thể hiến thân cho anh em.
Nhưng cảnh đó diễn ra từ trước đây rất lâu. Hiện nay, mục đích này không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên mỗi ngày, khẩu súng đó vẫn còn được bắn một cách nghiêm túc, mặc dù bây giờ, tiếng súng bắn nhỏ hơn, như một lễ nghi không có nội dung. Việc bắn súng này đã từng mang một ý nghĩa thật đẹp. Hiện nay, ý nghĩa này không còn nữa. Hầu hết người dân địa phương đều không để ý tới tiếng súng đó. Người ta nói với các du khách “nếu giữa trưa, bạn nghe thấy môt tiếng nổ lớn, thì đừng lo lắng gì cả. Đó chỉ là tiếng súng thôi”.
Tuy nhiên, lễ nghi đó vẫn còn có một mục tiêu. Hầu hết mọi người đều biết về câu chuyện phía sau lễ nghi đó. Nếu câu chuyện này bị mất đi, thì lễ nghi đó sẽ lại càng trở nên nghèo nàn hơn.
Phép Thánh Thể cử hành một sự kiện tuyệt vời – ân sủng mà Đức Giêsu đã thay mặt chúng ta thực hiện bằng chính sự sống của Người. Mỗi lần chúng ta cử hành Phép Thánh Thể, là chúng ta kể lại câu chuyện này. Nhưng giống như bất cứ điều gì được lập đi lập lại, có một nguy cơ là điều đó có thể trở thành một thứ lễ nghi mà thôi.
Trong Phép Thánh Thể, Đức Giêsu nuôi dưỡng chúng ta bằng bánh ban sự sống. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự giao thông một chiều. Khi được đón nhận Đức Giêsu, Người chờ đợi chúng ta có một gì đó để đáp trả lại – không phải là cho bản thân Người, mà cho nhau. Nhưng thông thường, việc đón nhận Phép Thánh Thể lại không tạo ra được hiệu quả đáng lẽ phải có – hiến thân phục vụ người khác một cách vô vị lợi.
Chúng ta vẫn tiếp tục công bố về bánh và chén, “Đây là mình Thầy, hiến thân vì anh em… Đây là máu Thầy, đổ ra vì anh em”. Tuy nhiên, dường như Phép Thánh Thể ít có hiệu quả trên con người. Chúng ta không nhìn thấy người nào chịu hiến mạng sống của mình, trong việc phục vụ người khác. Người nào ăn bánh và uống chén này mỗi ngày, thì thường đang được sống cuộc sống trung tâm của mình.
Đối với người Do thái, sự ghi nhớ không chỉ là kể lại. Đó là trình bày cho mỗi thế hệ về những sự kiện mang tính cách giải quyết trong quá khứ. Cũng tương tự như vậy, Phép Thánh Thể không chỉ là giới thiệu về Mình và Máu Đức Kitô, mà còn loan báo và tưởng nhớ về cái chết ban sự sống của Người.
Phép Thánh Thể là trung tâm của tất cả mọi sự. Nhưng không bao giờ có thể tách rời Phép Thánh Thể ra khỏi sự thanh tẩy bản thân. Có hai chân lý được nối kết với nhau – chúng ta được hiệp thông với Đức Giêsu, để có thể hiệp thông với người khác.
Thật là một điều đáng tiếc, nếu Phép Thánh Thể chỉ là một lễ nghi, một thứ lễ nghi trống rỗng. Ở đây, Đức Giêsu hiến thân cho chúng ta, để đến lượt mình, chúng ta có thể hiến thân cho anh em.
37. Đồng hành.
Đôi khi người ta cũng cần ở một mình, bởi vì linh hồn đòi hỏi sự cô tịch, để giữ được tính cách cá nhân của nó. Nhưng chúng ta không thể sống cô đơn được. Chúng ta sẽ hóa điên. Sự thật là: rõ ràng chúng ta lệ thuộc vào nhau. Trong cuộc sống của mình, chúng ta cần đến người khác – để nâng đỡ, xác nhận, khích lệ, đồng hành với chúng ta. Họ nuôi dưỡng và hỗ trợ chúng ta theo hàng trăm cách thức khác nhau. Và tất nhiên, chúng ta cũng nuôi dưỡng họ nữa.
Ngày nay, con người được giáo dục theo chủ nghĩa cá nhân, hậu quả là người ta cảm thấy đời sống cộng đồng là khó khăn. Trong thế giới hiện nay, có nhiều nỗi cô đơn. Nhiều người đang kêu gào một người bạn, một người đồng hành, theo nghĩa thuộc về nhau.
Từ ngữ “bạn đồng hành” là một từ ngữ rất hay. Nó xuất phát từ tiếng Latinh: cum, nghĩa là cùng với, và panis, nghĩa là bánh. Như vậy, hiểu theo từng chữ, “bạn đồng hành” nghĩa là một người nào đó mà chúng ta chia sẻ bánh. Không phải bất cứ ai bạn cũng mời vào uống trà với bạn. Đó phải là một người có quan hệ với bạn. Và mối quan hệ này được đào sâu thêm, nhờ việc chia sẻ đồ ăn và thức uống với nhau.
Khi có người nào mời chúng ta tới bàn của họ, là họ hiến tặng chúng ta một thứ gì đó còn nhiều hơn là thức ăn. Họ hiến tặng chúng ta sự tin tưởng, đón nhận và tình bạn. Chúng ta cảm thấy được tôn trọng. Câu chuyện là một phần lớn của thức ăn. Sau đó, chúng ta cảm thấy được nuôi dưỡng, không phải chỉ về mặt thể xác, nhưng còn về mặt tinh thần và tâm hồn nữa.
Phép Thánh Thể chính là bữa ăn mà chúng ta chia sẻ với nhau, để tưởng nhớ Chúa và vâng theo lời truyền dạy của Người. Đức Giêsu làm cho chúng ta trở thành những người đồng hành và bạn bè của Người, bằng cách mời gọi chúng ta đến chia sẻ thức ăn đã được hiến thánh của Phép Thánh Thể. Và trong khi làm như vậy, chúng ta trở thành những người đồng hành và bạn bè của nhau. Nhưng điều này có xảy ra được không?
Ngày nay, người ta có thể ngồi trong xe hơi để tham dự thánh lễ, và sau đó, ra đi, mà không hề có quan hệ với bất cứ ai. Một người như thế nói rằng mình đã thực sự và chân thành tham dự thánh lễ không? Chúng ta đã được gặp gỡ Thiên Chúa, nhưng liệu chúng ta có gặp gỡ các Kitô hữu đồng chí hướng với chúng ta, những người lân cận của chúng ta không? Có hai chân lý được kết nối với nhau – chúng ta được hiệp thông với Đức Giêsu, để có thể hiệp thông với người khác.
Người ta có thể bị đổ vỡ, mà không một người nào biết đến, không một ai quan tâm cả. Việc xây dựng cộng đoàn không gay go như vậy. Chỉ cần sự thân thiện bình thường mà thôi. Bước đầu tiên là phải trở nên quen biết với nhau.
Nếu chúng ta có thể đi vào căn phòng, nơi Đức Giêsu cùng ăn Bữa Tiệc Ly với các tông đồ của Người, thì ngay tức khắc, chúng ta sẽ cảm thấy được mối quan hệ đó. Ở đây, có một nhóm người đang ngồi chung quanh một cái bàn, để chia sẻ bữa ăn với nhau. Đôi khi, trong các nhà thờ của chúng ta, người ta ngồi càng xa nhau càng tốt. Tại sao như vậy? Dường như người ta miễn cưỡng trong việc gặp gỡ nhau. Và nếu không gặp gỡ nhau, thì chúng ta không thể chia sẻ được với nhau. Điều mà chúng ta đem đến cho nhau ở đây, thì chúng ta sẽ được nhận lại gấp trăm. Nhưng nếu không biết cho nhau, thì chúng ta sẽ chẳng nhận được gì cả.
Chúng ta cần đến Đức Kitô – đó là điều rõ ràng. Nhưng chúng ta cũng cần đến nhau nữa. Trong thế giới ngày nay, để trở thành một người có lòng tin, hoặc chỉ là một người có đời sống tinh thần mà thôi, thì có thể đó là một công việc cô độc. Đây là một nơi mà cộng đoàn gia nhập vào. Chúng ta là một cộng đoàn của những kẻ tin, niềm tin chung của mọi người củng cố cho niềm tin của mỗi cá nhân.
Những Kitô hữu tiên khởi nâng đỡ nhau. Họ tha thứ cho những sự xúc phạm đến nhau, chia sẻ tài sản cho nhau, và tăng cường tinh thần cộng đoàn. Sự chia sẻ tạo ra mối quan hệ, và mối quan hệ đưa đến sự chia sẻ. Phép Thánh Thể là trung tâm của tất cả mọi sự. Chính Phép Thánh Thể nối kết mọi người với nhau, và đem đến cho họ khả năng để hiến tặng cho nhau một cách thức phục vụ đầy yêu thương.
Ngày nay, con người được giáo dục theo chủ nghĩa cá nhân, hậu quả là người ta cảm thấy đời sống cộng đồng là khó khăn. Trong thế giới hiện nay, có nhiều nỗi cô đơn. Nhiều người đang kêu gào một người bạn, một người đồng hành, theo nghĩa thuộc về nhau.
Từ ngữ “bạn đồng hành” là một từ ngữ rất hay. Nó xuất phát từ tiếng Latinh: cum, nghĩa là cùng với, và panis, nghĩa là bánh. Như vậy, hiểu theo từng chữ, “bạn đồng hành” nghĩa là một người nào đó mà chúng ta chia sẻ bánh. Không phải bất cứ ai bạn cũng mời vào uống trà với bạn. Đó phải là một người có quan hệ với bạn. Và mối quan hệ này được đào sâu thêm, nhờ việc chia sẻ đồ ăn và thức uống với nhau.
Khi có người nào mời chúng ta tới bàn của họ, là họ hiến tặng chúng ta một thứ gì đó còn nhiều hơn là thức ăn. Họ hiến tặng chúng ta sự tin tưởng, đón nhận và tình bạn. Chúng ta cảm thấy được tôn trọng. Câu chuyện là một phần lớn của thức ăn. Sau đó, chúng ta cảm thấy được nuôi dưỡng, không phải chỉ về mặt thể xác, nhưng còn về mặt tinh thần và tâm hồn nữa.
Phép Thánh Thể chính là bữa ăn mà chúng ta chia sẻ với nhau, để tưởng nhớ Chúa và vâng theo lời truyền dạy của Người. Đức Giêsu làm cho chúng ta trở thành những người đồng hành và bạn bè của Người, bằng cách mời gọi chúng ta đến chia sẻ thức ăn đã được hiến thánh của Phép Thánh Thể. Và trong khi làm như vậy, chúng ta trở thành những người đồng hành và bạn bè của nhau. Nhưng điều này có xảy ra được không?
Ngày nay, người ta có thể ngồi trong xe hơi để tham dự thánh lễ, và sau đó, ra đi, mà không hề có quan hệ với bất cứ ai. Một người như thế nói rằng mình đã thực sự và chân thành tham dự thánh lễ không? Chúng ta đã được gặp gỡ Thiên Chúa, nhưng liệu chúng ta có gặp gỡ các Kitô hữu đồng chí hướng với chúng ta, những người lân cận của chúng ta không? Có hai chân lý được kết nối với nhau – chúng ta được hiệp thông với Đức Giêsu, để có thể hiệp thông với người khác.
Người ta có thể bị đổ vỡ, mà không một người nào biết đến, không một ai quan tâm cả. Việc xây dựng cộng đoàn không gay go như vậy. Chỉ cần sự thân thiện bình thường mà thôi. Bước đầu tiên là phải trở nên quen biết với nhau.
Nếu chúng ta có thể đi vào căn phòng, nơi Đức Giêsu cùng ăn Bữa Tiệc Ly với các tông đồ của Người, thì ngay tức khắc, chúng ta sẽ cảm thấy được mối quan hệ đó. Ở đây, có một nhóm người đang ngồi chung quanh một cái bàn, để chia sẻ bữa ăn với nhau. Đôi khi, trong các nhà thờ của chúng ta, người ta ngồi càng xa nhau càng tốt. Tại sao như vậy? Dường như người ta miễn cưỡng trong việc gặp gỡ nhau. Và nếu không gặp gỡ nhau, thì chúng ta không thể chia sẻ được với nhau. Điều mà chúng ta đem đến cho nhau ở đây, thì chúng ta sẽ được nhận lại gấp trăm. Nhưng nếu không biết cho nhau, thì chúng ta sẽ chẳng nhận được gì cả.
Chúng ta cần đến Đức Kitô – đó là điều rõ ràng. Nhưng chúng ta cũng cần đến nhau nữa. Trong thế giới ngày nay, để trở thành một người có lòng tin, hoặc chỉ là một người có đời sống tinh thần mà thôi, thì có thể đó là một công việc cô độc. Đây là một nơi mà cộng đoàn gia nhập vào. Chúng ta là một cộng đoàn của những kẻ tin, niềm tin chung của mọi người củng cố cho niềm tin của mỗi cá nhân.
Những Kitô hữu tiên khởi nâng đỡ nhau. Họ tha thứ cho những sự xúc phạm đến nhau, chia sẻ tài sản cho nhau, và tăng cường tinh thần cộng đoàn. Sự chia sẻ tạo ra mối quan hệ, và mối quan hệ đưa đến sự chia sẻ. Phép Thánh Thể là trung tâm của tất cả mọi sự. Chính Phép Thánh Thể nối kết mọi người với nhau, và đem đến cho họ khả năng để hiến tặng cho nhau một cách thức phục vụ đầy yêu thương.
38. Chia sẻ.
Trong ý nghĩa yêu thương, trước giờ biệt ly, Chúa Giêsu muốn để lại cho loài người một vật kỷ niệm. Người đời trước khi đi xa, thường lưu lại cho người thân thích một món đồ nào đó để ghi nhớ: một cuốn sách, một khăn tay, một tấm hình, một cái áo, một chiếc nhẫn v.v… Đối với Chúa Giêsu, những vật đó hay bất cứ vật nào cũng đều tầm thường quá, hời hợt quá, không đủ nói lên tấm lòng yêu thương nồng nhiệt của Chúa đối với nhân loại. Kỷ vật Chúa muốn lưu lại cho loài người phải hết sức đặc biệt, đó là chính bản thân Chúa.
Nhưng bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp sửa bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa đã thực hiện ý muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân dưới hình thức nhiệm mầu. Chúa lấy bánh và rượu biến đổi thành Mình và Máu Ngài: “Này là Mình Thầy”, “Này là chén Máu Thầy”. Với những lời ấy, Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể. Rồi Chúa còn truyền cho các môn đệ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quý này để tưởng niệm đến Ngài.
Như thế, trong bữa tiệc ly và cũng là thánh lễ đầu tiên do Chúa Giêsu cử hành, Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và ban quyền chức linh mục cho các tông đồ. Từ đó trở đi, cho tới ngày nay, và cho tới tận thế, trong thánh lễ, khi linh mục trịnh trọng lặp lại những lời của Chúa Giêsu: “Này là Mình Thầy”, “Này là chén Máu Thầy”, tức thì bánh không còn là bánh, rượu không còn là rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Chúa Kitô. Đây là một chân lý cao siêu vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Bởi vì trước và sau khi linh mục đọc lời truyền phép, chúng ta có nhìn xem, đụng chạm tới hay nếm bánh và rượu chưa truyền phép và đã truyền phép, chúng ta chẳng thấy có gì khác nhau. Nhưng theo đức tin thì lại khác xa nhau một trời một vực: một đàng là Mình Máu Thánh Chúa Kitô, một đàng là một tấm bánh nhỏ bé, một chút rượu tầm thường. Vì thế, chúng ta gọi đây là một bí tích và là một mầu nhiệm đức tin.
Như vậy, trong tình yêu và vì tình yêu, Chúa Giêsu đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ; và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian. Thánh thể còn là bí tích của sự hiệp nhất. Trước hết, Thánh Thể làm cho chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, bởi vì Ngài đến với chúng ta dưới hình bánh hình rượu, làm cho chúng ta sống bằng chính sự sống của Ngài. Đồng thời, khi kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, thì thánh thể cũng kết hiệp chúng ta với nhau: được qui tụ chung quanh một bàn ăn, chúng ta cùng uống một chén, chia sẻ cùng một của ăn, chúng ta sống bằng chính mầu nhiệm của tình thương, chúng ta càng hiệp nhất với nhau còn hơn là con cái của một gia đình.
Thánh Thể còn là bí tích của sự chia sẻ: Bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ cũng như chén rượu Ngài đã trao cho các môn đệ là để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ; và chính việc chia sẻ này đã được Chúa dùng như dấu chỉ cho các môn đệ làm để nhớ đến Ngài. Cũng vậy, ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người không được đóng khung những buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh thể, mầu nhiệm yêu thương ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực nếu chúng ta sống dửng dưng, ích kỷ, không quan tâm đến những anh chị em chung quanh. Nếu chúng ta nghèo của cải vật chất, chúng ta hãy chia sẻ, hãy cho tình thương, sự thông cảm, vị tha, bác ái dưới mọi hình thức với hết mọi người.
Tóm lại, về Phép Thánh Thể, chúng ta hãy nhớ: Thánh Thể là một bí tích. Trong Thánh Thể, có Chúa Giêsu thật sự. Vì thế, sau khi truyền phép, không còn bánh và rượu trên bàn thờ nữa. Chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ. Mỗi lần dâng thánh lễ là chúng ta cử hành việc Chúa lập Phép Thánh Thể. Đàng khác, chúng ta hãy cố gắng rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, bởi vì rước lễ làm cho chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô và hiệp nhất với nhau; tăng thêm sức mạnh cũng như nghị lực cho chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; và bảo đảm sự sống đời đời của chúng ta. Như thế, bàn tiệc Thánh Thể trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đó, chúng ta được nối kết với Chúa Kitô và nối kết với nhau, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Nhưng bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp sửa bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa đã thực hiện ý muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân dưới hình thức nhiệm mầu. Chúa lấy bánh và rượu biến đổi thành Mình và Máu Ngài: “Này là Mình Thầy”, “Này là chén Máu Thầy”. Với những lời ấy, Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể. Rồi Chúa còn truyền cho các môn đệ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quý này để tưởng niệm đến Ngài.
Như thế, trong bữa tiệc ly và cũng là thánh lễ đầu tiên do Chúa Giêsu cử hành, Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và ban quyền chức linh mục cho các tông đồ. Từ đó trở đi, cho tới ngày nay, và cho tới tận thế, trong thánh lễ, khi linh mục trịnh trọng lặp lại những lời của Chúa Giêsu: “Này là Mình Thầy”, “Này là chén Máu Thầy”, tức thì bánh không còn là bánh, rượu không còn là rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Chúa Kitô. Đây là một chân lý cao siêu vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người. Bởi vì trước và sau khi linh mục đọc lời truyền phép, chúng ta có nhìn xem, đụng chạm tới hay nếm bánh và rượu chưa truyền phép và đã truyền phép, chúng ta chẳng thấy có gì khác nhau. Nhưng theo đức tin thì lại khác xa nhau một trời một vực: một đàng là Mình Máu Thánh Chúa Kitô, một đàng là một tấm bánh nhỏ bé, một chút rượu tầm thường. Vì thế, chúng ta gọi đây là một bí tích và là một mầu nhiệm đức tin.
Như vậy, trong tình yêu và vì tình yêu, Chúa Giêsu đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ; và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian. Thánh thể còn là bí tích của sự hiệp nhất. Trước hết, Thánh Thể làm cho chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, bởi vì Ngài đến với chúng ta dưới hình bánh hình rượu, làm cho chúng ta sống bằng chính sự sống của Ngài. Đồng thời, khi kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, thì thánh thể cũng kết hiệp chúng ta với nhau: được qui tụ chung quanh một bàn ăn, chúng ta cùng uống một chén, chia sẻ cùng một của ăn, chúng ta sống bằng chính mầu nhiệm của tình thương, chúng ta càng hiệp nhất với nhau còn hơn là con cái của một gia đình.
Thánh Thể còn là bí tích của sự chia sẻ: Bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ cũng như chén rượu Ngài đã trao cho các môn đệ là để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ; và chính việc chia sẻ này đã được Chúa dùng như dấu chỉ cho các môn đệ làm để nhớ đến Ngài. Cũng vậy, ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người không được đóng khung những buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh thể, mầu nhiệm yêu thương ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực nếu chúng ta sống dửng dưng, ích kỷ, không quan tâm đến những anh chị em chung quanh. Nếu chúng ta nghèo của cải vật chất, chúng ta hãy chia sẻ, hãy cho tình thương, sự thông cảm, vị tha, bác ái dưới mọi hình thức với hết mọi người.
Tóm lại, về Phép Thánh Thể, chúng ta hãy nhớ: Thánh Thể là một bí tích. Trong Thánh Thể, có Chúa Giêsu thật sự. Vì thế, sau khi truyền phép, không còn bánh và rượu trên bàn thờ nữa. Chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ. Mỗi lần dâng thánh lễ là chúng ta cử hành việc Chúa lập Phép Thánh Thể. Đàng khác, chúng ta hãy cố gắng rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, bởi vì rước lễ làm cho chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô và hiệp nhất với nhau; tăng thêm sức mạnh cũng như nghị lực cho chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; và bảo đảm sự sống đời đời của chúng ta. Như thế, bàn tiệc Thánh Thể trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đó, chúng ta được nối kết với Chúa Kitô và nối kết với nhau, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
39. Bữa tiệc linh thánh.
Trong cuộc bắt đạo năm 1980, những người Công Giáo tại Guatemala vẫn tiếp tục tụ tập tại nhà thờ mỗi Chúa Nhật cho dù là không có linh mục để cử hành Thánh Lễ, cho dù toàn quốc không có một linh mục nào cả.
Diễn tả lại những lúc tụ tập lại mà không có linh mục, Fernando Bermudez viết trong cuốn “Death and Resurrection in Gautemala, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Gautemala” như sau: “Tất cả mọi người, quì trước mặt nhau, đều xưng tội lỗi mình ra, và cùng nhau hát bài xin Thiên Chúa tha thứ. Và một người làm đầu trong nhóm đứng lên đọc một đoạn Phúc Âm rồi giảng giải với hết khả năng theo sự hiểu biết của anh. Sau đó, anh mời mọi người trong nhóm chia sẻ ý nghĩ của họ về bài Phúc Âm đó.
Mỗi tháng một lần, các giáo xứ gởi đi một đại diện đến một chỗ mà các linh mục vẫn còn được hoạt động. Người đại diện đó phải đi bộ mất 18 tiếng đồng hồ để tham dự Thánh Lễ nhân danh giáo xứ của họ.
Diễn tả về Thánh Lễ này, Bermudez viết: “Bàn thờ được chẩn bị những rổ bánh. Sau Thánh Lễ, các đại diện đến nhận lại cái rổ bánh của mình, bây giờ là Mình Thánh Chúa, đem về giáo xứ của mình để chia sẻ với những anh chị em khác.”
Đó là lòng yêu mến Thánh Thể mà Thánh Lễ hôm nay, kính Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta đang kính nhớ.
Thánh Lễ đặc biệt này cử hành để kỷ niệm món quà rất quý giá mà Chúa Giêsu đã để lại cho các môn đệ trong Bữa Tiệc ly. Thánh Luca đã tả lại như sau:
“Người cấm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: “Này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con; hãy làm sự này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu mà nói: “Này là máu Ta, máu Giao ước mới, đổ ra vì các ngươi” (Lc 22:19-20).
Lời của Chúa Giêsu thật quan trọng. Ngài phán: “Đây là mình Ta, sẽ bị nộp vì các con” và “Đây là Máu Ta, sẽ đổ ra vì các con.”
Những lời này, “sẽ bị nộp vì các con” và “sẽ đổ ra vì các con” nói lên tinh thần hy sinh cao cả. Những lời này nói lên hy tế Thân xác và Máu của của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Diễn tả về hy tế cực thánh trong Thánh Thể, Thánh Phaolô đã viết: “Chén chúc tụng ta (cầm lên mà) đội ơn, lại không phải là thông phần Máu Đức Kitô sao? Bánh ta bẻ, lại không phải là thông phần Thân mình Đức Kitô sao?” (1 Cor 10:16).
Thánh Phaolô nêu ra cho chúng ta một điểm quan trọng. Mỗi lần khi chúng ta cùng nhau cử hành Bí tích Thánh Thể, chúng ta tham dự vào hiến tế của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha.
Nói một cách khác, bữa tiệc Thánh Thể mà chúng ta cử hành mỗi Chúa Nhật là một hy tế giống như hy tế mà Chúa Giêsu đã bắt đầu trong Bữa Tiệc ly và hoàn tất trên đồi Golgôtha. Khi chúng ta hiểu được điều đó thì Thánh Thể sẽ mang một ý nghĩa mới.
Đó là một mầu nhiệm cao cả mà chúng ta tụ họp nơi đây để cùng nhau cử hành cách đặc biệt trong Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Trong một vài phút nữa, khi vị chủ tế cầm Mình Thánh và nói: “Mình Thánh Chúa Kitô”, xin các bạn hãy nỗ lực nhận thức cách đặc biệt cái gì bạn đang đón nhận.
Diễn tả lại những lúc tụ tập lại mà không có linh mục, Fernando Bermudez viết trong cuốn “Death and Resurrection in Gautemala, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Gautemala” như sau: “Tất cả mọi người, quì trước mặt nhau, đều xưng tội lỗi mình ra, và cùng nhau hát bài xin Thiên Chúa tha thứ. Và một người làm đầu trong nhóm đứng lên đọc một đoạn Phúc Âm rồi giảng giải với hết khả năng theo sự hiểu biết của anh. Sau đó, anh mời mọi người trong nhóm chia sẻ ý nghĩ của họ về bài Phúc Âm đó.
Mỗi tháng một lần, các giáo xứ gởi đi một đại diện đến một chỗ mà các linh mục vẫn còn được hoạt động. Người đại diện đó phải đi bộ mất 18 tiếng đồng hồ để tham dự Thánh Lễ nhân danh giáo xứ của họ.
Diễn tả về Thánh Lễ này, Bermudez viết: “Bàn thờ được chẩn bị những rổ bánh. Sau Thánh Lễ, các đại diện đến nhận lại cái rổ bánh của mình, bây giờ là Mình Thánh Chúa, đem về giáo xứ của mình để chia sẻ với những anh chị em khác.”
Đó là lòng yêu mến Thánh Thể mà Thánh Lễ hôm nay, kính Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta đang kính nhớ.
Thánh Lễ đặc biệt này cử hành để kỷ niệm món quà rất quý giá mà Chúa Giêsu đã để lại cho các môn đệ trong Bữa Tiệc ly. Thánh Luca đã tả lại như sau:
“Người cấm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: “Này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con; hãy làm sự này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu mà nói: “Này là máu Ta, máu Giao ước mới, đổ ra vì các ngươi” (Lc 22:19-20).
Lời của Chúa Giêsu thật quan trọng. Ngài phán: “Đây là mình Ta, sẽ bị nộp vì các con” và “Đây là Máu Ta, sẽ đổ ra vì các con.”
Những lời này, “sẽ bị nộp vì các con” và “sẽ đổ ra vì các con” nói lên tinh thần hy sinh cao cả. Những lời này nói lên hy tế Thân xác và Máu của của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Diễn tả về hy tế cực thánh trong Thánh Thể, Thánh Phaolô đã viết: “Chén chúc tụng ta (cầm lên mà) đội ơn, lại không phải là thông phần Máu Đức Kitô sao? Bánh ta bẻ, lại không phải là thông phần Thân mình Đức Kitô sao?” (1 Cor 10:16).
Thánh Phaolô nêu ra cho chúng ta một điểm quan trọng. Mỗi lần khi chúng ta cùng nhau cử hành Bí tích Thánh Thể, chúng ta tham dự vào hiến tế của Chúa Kitô lên Thiên Chúa Cha.
Nói một cách khác, bữa tiệc Thánh Thể mà chúng ta cử hành mỗi Chúa Nhật là một hy tế giống như hy tế mà Chúa Giêsu đã bắt đầu trong Bữa Tiệc ly và hoàn tất trên đồi Golgôtha. Khi chúng ta hiểu được điều đó thì Thánh Thể sẽ mang một ý nghĩa mới.
Đó là một mầu nhiệm cao cả mà chúng ta tụ họp nơi đây để cùng nhau cử hành cách đặc biệt trong Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Trong một vài phút nữa, khi vị chủ tế cầm Mình Thánh và nói: “Mình Thánh Chúa Kitô”, xin các bạn hãy nỗ lực nhận thức cách đặc biệt cái gì bạn đang đón nhận.
40. Chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua – JKN.
Câu hỏi gợi ý:
1. Tại sao Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi ăn mừng lễ Vượt Qua, và Ngài cũng tử nạn và phục sinh vào dịp đại lễ này? Điều đó có ý nghĩa gì?
2. Khác với lễ vật bị đốt cháy hoàn toàn trong hy lễ toàn thiêu, con chiên bị sát tế vào dịp lễ Vượt Qua lại trở nên của ăn cho con người. Bạn có nhìn thấy tương quan giữa hy lễ thập giá và bí tích Thánh Thể không?
3. Đức Giêsu không chỉ chịu đau khổ và chết cho con người, mà còn trở nên của ăn cho họ. Bạn có thấy đó là mẫu gương để chúng ta bắt chước không?
Suy tư gợi ý:
1. Sự trùng hợp giữa ba biến cố quan trọng
Đã đến thời điểm Đức Giêsu phải sát tế chính bản thân mình làm lễ hy sinh toàn thiêu để thờ phượng Thiên Chúa và đền tội thay cho toàn thể nhân loại. Thời điểm ấy trùng vào dịp mừng lễ Vượt qua hàng năm của người Do Thái. Và cũng nhân dịp này Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể, ngay trong bữa tiệc mừng lễ Vượt Qua với các tông đồ. Sự trùng hợp giữa ba biến cố này - lễ Vượt Qua, việc lập bí tích Thánh Thể, và cuộc tử nạn phục sinh của Đức Giêsu - ắt phải có một ý nghĩa rất lớn, và ba biến cố này ắt phải liên hệ với nhau rất mật thiết. Chúng ta hãy tìm hiểu.
2. Lễ Vượt Qua của người Do Thái
Đại lễ này bắt nguồn từ biến cố Thiên Chúa giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Ai Cập, xảy ra trước Đức Giêsu khoảng 1250 năm (x. Xh 7,8-15,21). Nhờ sự can thiệp giải phóng của Thiên Chúa, dân Do Thái được vượt từ cảnh nô lệ qua tự do. Đức Giêsu cũng đến để giải phóng con người, làm cho họ vượt từ ách nô lệ tội lỗi và ma quỉ qua tình trạng tự do của con cái Thiên Chúa, từ tình trạng chết trong tội lỗi qua tình trạng sống trong ân sủng, từ đau khổ qua hạnh phúc. Ngài thực hiện sự giải phóng đó bằng cả cuộc đời của một vị Thiên-Chúa-Nhập-Thể, đặc biệt bằng cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Cuộc tử nạn và phục sinh này cũng là một cuộc vượt qua: vượt từ cõi chết qua cõi sống, từ tình trạng hay hư nát qua tình trạng bất diệt. Như vậy, cuộc vượt qua của dân Do Thái qua Biển Đỏ là biến cố đi trước làm hình bóng hay ẩn dụ cho cuộc vượt qua của Đức Giêsu, cũng là cuộc vượt qua của những ai tin vào Ngài: vượt từ cảnh nô lệ tội lỗi qua cảnh tự do của con cái Thiên Chúa. Vì thế, việc Đức Giêsu chọn thời điểm mừng lễ Vượt Qua để thực hiện cuộc tử nạn và phục sinh của mình bao hàm một ý nghĩa hết sức sâu xa.
3. Hy tế toàn thiêu và hy tế chiên vượt qua
Để cứu chuộc và giải phóng nhân loại, Đức Giêsu phải trả giá bằng đau khổ tột cùng và chết thê thảm như một của lễ vật bị sát tế dâng lên Thiên Chúa. Để hiểu được sự đau khổ và cái chết của Đức Giêsu là một hy tế thờ phượng Thiên Chúa Cha và đền tội nhân loại, và để hiểu được việc lập bí tích Thánh Thể như một của ăn tâm linh mà Đức Giêsu để lại khi bị sát tế như một lễ vật, chúng ta cần hiểu ít nhiều về lễ hy sinh toàn thiêu và lễ sát tế chiên Vượt Qua của người Do Thái.
Ngày xưa - ít nhất kể từ ông Nôê trở về sau (x. St 8,20) - dân Do Thái thờ phượng Thiên Chúa bằng cách dâng lên Ngài những hy lễ toàn thiêu. Theo tập tục được đặt ra sau này từ thời Môsê, thì người muốn dâng hy lễ toàn thiêu phải đặt tay trên con vật khi nó bị giết để nói lên mình là người chủ muốn dâng lễ vật ấy. Vị tư tế lấy máu của con vật rẩy quanh bàn thờ. Rồi con vật được chặt ra thành mảnh. Vị tư tế đặt các mảnh thịt lên bàn thờ để thiêu hủy hoàn toàn, chứ không phải thiêu cho chín để sau đó đem ăn. Ý nghĩa của lễ toàn thiêu là con người muốn biểu lộ sự toàn phục của mình đối với Thiên Chúa, là Chúa Tể của vũ trụ, có toàn quyền sinh sát trên toàn thể tạo vật. Đáng lẽ con người phải tự sát tế chính mình, nhưng nếu như thế, con người sẽ phải chết, là điều Thiên Chúa không muốn. Vì thế, con người dùng một con vật nào đó tượng trưng cho sinh mạng của mình để giết và thiêu cháy hoàn toàn. Điều này muốn nói lên lòng thành của con người, không tiếc với Thiên Chúa điều gì, vì tất cả đều thuộc về Ngài. Lễ vật toàn thiêu vừa để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, vừa để đền tội và xin ơn cho mình.
Nhưng trước ngày giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa truyền dạy một hình thức sát tế mới được thực hiện vào các dịp đại lễ Vượt Qua hàng năm. Cách hy tế mới khác với cách cũ ở chỗ: trong hy tế cũ - tức hy lễ toàn thiêu - thì lễ vật bị thiêu hủy hoàn toàn, còn trong hy lễ Vượt Qua thì lễ vật cũng bị sát tế, nhưng bị không thiêu hủy hoàn toàn: thịt con vật chỉ được nướng lên để sau đó con người ăn nó (xem Xh 12,3-14). Trong nghi thức sát tế mới này con người cũng được dự phần vào lễ vật, và lễ vật trở thành của ăn nuôi dưỡng con người. Đây chính là hình bóng hay ẩn dụ cho bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu thiết lập vào dịp này.
4. Cuộc tử nạn của Đức Giêsu với hy lễ Thánh Thể
Cuộc tử nạn của Đức Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Ngài vừa là chủ dâng, vừa là tư tế, vừa là lễ vật. Bình thường ba khoản này khác nhau; tuy nhiên, cũng có thể chủ dâng cũng là tư tế, nhưng cả hai người ấy dường như không bao giờ lại là lễ vật. Vì lễ vật là đối tượng bị giết, chịu đau khổ và chết thay cho chủ dâng hay thay cho kẻ có tội phải đền mạng. Trong hy lễ toàn thiêu này, Đức Giêsu tự nguyện làm lễ vật bị sát tế, chẳng những để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa thay cho con người, mà còn để đền tội cho toàn thể nhân loại, đồng thời xin ơn tha thứ cho họ. Sự tự nguyện khủng khiếp này chỉ có thể phát xuất từ tình yêu cao cả đối với Thiên Chúa và toàn thể con người, đồng thời từ sự toàn phục đối với Thiên Chúa Cha.
Nhưng hy lễ này, Đức Giêsu không muốn thực hiện theo kiểu hy lễ toàn thiêu, trong đó lễ vật hoàn toàn bị thiêu hủy. Kiểu hy tế ấy biểu hiện tính “vì Thiên Chúa” một cách triệt để. Ngài muốn thực hiện hy lễ của Ngài theo kiểu hy lễ chiên vượt qua, trong đó lễ vật ngoài việc dâng hiến cho Thiên Chúa, còn trở nên của ăn cho con người. Kiểu hy tế này mang tính hai chiều: vừa “vì Thiên Chúa” mà cũng vừa “vì con người “. Đó là hai chiều kích căn bản trong việc nhập thể của Ngài và trong Giao Ước Mới do Ngài thiết lập. Khi tự nguyện làm lễ vật bị giết, Ngài chọn chết trên thập giá - là bàn thờ của hy tế này - được cấu tạo bằng hai chiều ngang và dọc, tượng trưng cho hai chiều kích căn bản ấy.
5. Tình yêu Đức Giêsu dành cho con người
Vì thế, trước khi ra đi chịu tử hình thập giá, tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Ngài trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người. Tôi thật xúc động khi nghĩ đến điều này. Ngài vốn là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, nhưng Ngài lại yêu thương con người chúng ta vô hạn. Tình yêu của Ngài đối với chúng ta là một đối trọng cho tình yêu của Ngài đối với Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa cũng hài lòng khi thấy Con mình biết chia sẻ cho nhân loại tình yêu mà đáng lẽ phải dành trọn vẹn cho mình. Tại sao? Chính vì Thiên Chúa cũng yêu thương con người. Điều này có phần nào tương tự như người chồng đòi hỏi người vợ phải dành trọn vẹn tình yêu và sự trìu mến cho mình, nhưng lại rất hài lòng khi thấy vợ mình chia sẻ tình yêu và sự trìu mến ấy cho con cái, vì chính người chồng cũng yêu thương con cái không kém gì người vợ. Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa đã chia sẻ cho chúng ta tình yêu mà đáng lẽ các Ngài phải dành trọn vẹn cho nhau. Điều đó chúng ta thấy được nơi Đức Giêsu.
Ngài đến thế gian không chỉ nghĩ đến việc thi hành thánh ý Chúa Cha, đến việc biểu lộ tình yêu, sự vâng phục đối với Chúa Cha, mà còn nghĩ rất nhiều đến con người, đến việc sáng kiến ra những điều Ngài có thể làm cho con người. Ngài yêu con người, chắc chắn không chỉ vì con người là tạo vật của Thiên Chúa được nâng lên hàng con cái Ngài, mà còn vì thấy con người rất đáng thương, quá đau khổ do tội lỗi. Càng chia sẻ đau khổ với con người, càng cảm nghiệm được sự dày vò khó chịu của đau khổ, Ngài càng yêu thương con người hơn. Tình yêu đầy tính cảm thông đó khiến Ngài không chỉ đau khổ và chết thay cho chúng ta, mà còn mà trở nên của ăn để nuôi dưỡng chúng ta, để ở lại với chúng ta, để có thể ban sức mạnh thần thiêng cho chúng ta, để đời sống chúng ta nên mạnh mẽ, hạnh phúc hơn.
6. Áp dụng tinh thần yêu thương của Đức Giêsu vào đời sống
Thiên Chúa cảm thông và yêu thương chúng ta như vậy, lẽ nào chúng ta lại không cảm thông và yêu thương nhau? Tình yêu của Đức Giêsu có hai chiều kích: yêu Thiên Chúa và thương con người, lẽ nào chúng ta cùng là con người với nhau lại chỉ quan tâm đến Thiên Chúa mà không quan tâm đến nhau? Là một Thiên Chúa yêu thương, chắc chắn Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau, quan tâm đến nhau hơn là quan tâm đến Ngài. Tại sao? Vì những người chung quanh chúng ta cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta hơn Ngài rất nhiều. Ngài là Thiên Chúa - Đấng không thiếu thốn sự gì và cũng không hề ích kỷ - Ngài không cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta cho bằng những người chung quanh đang sống với chúng ta. Tại sao chúng ta lại quá quan tâm tới Ngài mà bỏ rơi anh chị em mình? Trong thực tế, chính khi ta yêu thương và quan tâm đến anh chị em mình, là chúng ta yêu mến Thiên Chúa. Nếu yêu mến Thiên Chúa thì hãy bắt chước Đức Giêsu: chẳng những chấp nhận chịu khổ để anh chị em mình đỡ khổ, mà còn trở nên “của ăn” cho anh chị em mình nữa.
Cầu nguyện
Lạy Cha, Đức Giêsu là Thiên Chúa mà lại yêu thương con người như vậy, đang khi chúng con cùng là con người với nhau, cùng chịu đau khổ như nhau, mà chúng con lại không thông cảm với nhau, không yêu thương nhau, không quan tâm tới nhau. Chúng con quá ích kỷ, tình yêu của chúng con quá nghèo nàn. Xin Cha hãy ban tình yêu cho chúng con.
1. Tại sao Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi ăn mừng lễ Vượt Qua, và Ngài cũng tử nạn và phục sinh vào dịp đại lễ này? Điều đó có ý nghĩa gì?
2. Khác với lễ vật bị đốt cháy hoàn toàn trong hy lễ toàn thiêu, con chiên bị sát tế vào dịp lễ Vượt Qua lại trở nên của ăn cho con người. Bạn có nhìn thấy tương quan giữa hy lễ thập giá và bí tích Thánh Thể không?
3. Đức Giêsu không chỉ chịu đau khổ và chết cho con người, mà còn trở nên của ăn cho họ. Bạn có thấy đó là mẫu gương để chúng ta bắt chước không?
Suy tư gợi ý:
1. Sự trùng hợp giữa ba biến cố quan trọng
Đã đến thời điểm Đức Giêsu phải sát tế chính bản thân mình làm lễ hy sinh toàn thiêu để thờ phượng Thiên Chúa và đền tội thay cho toàn thể nhân loại. Thời điểm ấy trùng vào dịp mừng lễ Vượt qua hàng năm của người Do Thái. Và cũng nhân dịp này Đức Giêsu lập bí tích Thánh Thể, ngay trong bữa tiệc mừng lễ Vượt Qua với các tông đồ. Sự trùng hợp giữa ba biến cố này - lễ Vượt Qua, việc lập bí tích Thánh Thể, và cuộc tử nạn phục sinh của Đức Giêsu - ắt phải có một ý nghĩa rất lớn, và ba biến cố này ắt phải liên hệ với nhau rất mật thiết. Chúng ta hãy tìm hiểu.
2. Lễ Vượt Qua của người Do Thái
Đại lễ này bắt nguồn từ biến cố Thiên Chúa giải phóng dân Do Thái khỏi ách thống trị của Ai Cập, xảy ra trước Đức Giêsu khoảng 1250 năm (x. Xh 7,8-15,21). Nhờ sự can thiệp giải phóng của Thiên Chúa, dân Do Thái được vượt từ cảnh nô lệ qua tự do. Đức Giêsu cũng đến để giải phóng con người, làm cho họ vượt từ ách nô lệ tội lỗi và ma quỉ qua tình trạng tự do của con cái Thiên Chúa, từ tình trạng chết trong tội lỗi qua tình trạng sống trong ân sủng, từ đau khổ qua hạnh phúc. Ngài thực hiện sự giải phóng đó bằng cả cuộc đời của một vị Thiên-Chúa-Nhập-Thể, đặc biệt bằng cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Cuộc tử nạn và phục sinh này cũng là một cuộc vượt qua: vượt từ cõi chết qua cõi sống, từ tình trạng hay hư nát qua tình trạng bất diệt. Như vậy, cuộc vượt qua của dân Do Thái qua Biển Đỏ là biến cố đi trước làm hình bóng hay ẩn dụ cho cuộc vượt qua của Đức Giêsu, cũng là cuộc vượt qua của những ai tin vào Ngài: vượt từ cảnh nô lệ tội lỗi qua cảnh tự do của con cái Thiên Chúa. Vì thế, việc Đức Giêsu chọn thời điểm mừng lễ Vượt Qua để thực hiện cuộc tử nạn và phục sinh của mình bao hàm một ý nghĩa hết sức sâu xa.
3. Hy tế toàn thiêu và hy tế chiên vượt qua
Để cứu chuộc và giải phóng nhân loại, Đức Giêsu phải trả giá bằng đau khổ tột cùng và chết thê thảm như một của lễ vật bị sát tế dâng lên Thiên Chúa. Để hiểu được sự đau khổ và cái chết của Đức Giêsu là một hy tế thờ phượng Thiên Chúa Cha và đền tội nhân loại, và để hiểu được việc lập bí tích Thánh Thể như một của ăn tâm linh mà Đức Giêsu để lại khi bị sát tế như một lễ vật, chúng ta cần hiểu ít nhiều về lễ hy sinh toàn thiêu và lễ sát tế chiên Vượt Qua của người Do Thái.
Ngày xưa - ít nhất kể từ ông Nôê trở về sau (x. St 8,20) - dân Do Thái thờ phượng Thiên Chúa bằng cách dâng lên Ngài những hy lễ toàn thiêu. Theo tập tục được đặt ra sau này từ thời Môsê, thì người muốn dâng hy lễ toàn thiêu phải đặt tay trên con vật khi nó bị giết để nói lên mình là người chủ muốn dâng lễ vật ấy. Vị tư tế lấy máu của con vật rẩy quanh bàn thờ. Rồi con vật được chặt ra thành mảnh. Vị tư tế đặt các mảnh thịt lên bàn thờ để thiêu hủy hoàn toàn, chứ không phải thiêu cho chín để sau đó đem ăn. Ý nghĩa của lễ toàn thiêu là con người muốn biểu lộ sự toàn phục của mình đối với Thiên Chúa, là Chúa Tể của vũ trụ, có toàn quyền sinh sát trên toàn thể tạo vật. Đáng lẽ con người phải tự sát tế chính mình, nhưng nếu như thế, con người sẽ phải chết, là điều Thiên Chúa không muốn. Vì thế, con người dùng một con vật nào đó tượng trưng cho sinh mạng của mình để giết và thiêu cháy hoàn toàn. Điều này muốn nói lên lòng thành của con người, không tiếc với Thiên Chúa điều gì, vì tất cả đều thuộc về Ngài. Lễ vật toàn thiêu vừa để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, vừa để đền tội và xin ơn cho mình.
Nhưng trước ngày giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa truyền dạy một hình thức sát tế mới được thực hiện vào các dịp đại lễ Vượt Qua hàng năm. Cách hy tế mới khác với cách cũ ở chỗ: trong hy tế cũ - tức hy lễ toàn thiêu - thì lễ vật bị thiêu hủy hoàn toàn, còn trong hy lễ Vượt Qua thì lễ vật cũng bị sát tế, nhưng bị không thiêu hủy hoàn toàn: thịt con vật chỉ được nướng lên để sau đó con người ăn nó (xem Xh 12,3-14). Trong nghi thức sát tế mới này con người cũng được dự phần vào lễ vật, và lễ vật trở thành của ăn nuôi dưỡng con người. Đây chính là hình bóng hay ẩn dụ cho bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu thiết lập vào dịp này.
4. Cuộc tử nạn của Đức Giêsu với hy lễ Thánh Thể
Cuộc tử nạn của Đức Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Ngài vừa là chủ dâng, vừa là tư tế, vừa là lễ vật. Bình thường ba khoản này khác nhau; tuy nhiên, cũng có thể chủ dâng cũng là tư tế, nhưng cả hai người ấy dường như không bao giờ lại là lễ vật. Vì lễ vật là đối tượng bị giết, chịu đau khổ và chết thay cho chủ dâng hay thay cho kẻ có tội phải đền mạng. Trong hy lễ toàn thiêu này, Đức Giêsu tự nguyện làm lễ vật bị sát tế, chẳng những để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa thay cho con người, mà còn để đền tội cho toàn thể nhân loại, đồng thời xin ơn tha thứ cho họ. Sự tự nguyện khủng khiếp này chỉ có thể phát xuất từ tình yêu cao cả đối với Thiên Chúa và toàn thể con người, đồng thời từ sự toàn phục đối với Thiên Chúa Cha.
Nhưng hy lễ này, Đức Giêsu không muốn thực hiện theo kiểu hy lễ toàn thiêu, trong đó lễ vật hoàn toàn bị thiêu hủy. Kiểu hy tế ấy biểu hiện tính “vì Thiên Chúa” một cách triệt để. Ngài muốn thực hiện hy lễ của Ngài theo kiểu hy lễ chiên vượt qua, trong đó lễ vật ngoài việc dâng hiến cho Thiên Chúa, còn trở nên của ăn cho con người. Kiểu hy tế này mang tính hai chiều: vừa “vì Thiên Chúa” mà cũng vừa “vì con người “. Đó là hai chiều kích căn bản trong việc nhập thể của Ngài và trong Giao Ước Mới do Ngài thiết lập. Khi tự nguyện làm lễ vật bị giết, Ngài chọn chết trên thập giá - là bàn thờ của hy tế này - được cấu tạo bằng hai chiều ngang và dọc, tượng trưng cho hai chiều kích căn bản ấy.
5. Tình yêu Đức Giêsu dành cho con người
Vì thế, trước khi ra đi chịu tử hình thập giá, tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Đức Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Ngài trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người. Tôi thật xúc động khi nghĩ đến điều này. Ngài vốn là Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, nhưng Ngài lại yêu thương con người chúng ta vô hạn. Tình yêu của Ngài đối với chúng ta là một đối trọng cho tình yêu của Ngài đối với Thiên Chúa. Và chính Thiên Chúa cũng hài lòng khi thấy Con mình biết chia sẻ cho nhân loại tình yêu mà đáng lẽ phải dành trọn vẹn cho mình. Tại sao? Chính vì Thiên Chúa cũng yêu thương con người. Điều này có phần nào tương tự như người chồng đòi hỏi người vợ phải dành trọn vẹn tình yêu và sự trìu mến cho mình, nhưng lại rất hài lòng khi thấy vợ mình chia sẻ tình yêu và sự trìu mến ấy cho con cái, vì chính người chồng cũng yêu thương con cái không kém gì người vợ. Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa đã chia sẻ cho chúng ta tình yêu mà đáng lẽ các Ngài phải dành trọn vẹn cho nhau. Điều đó chúng ta thấy được nơi Đức Giêsu.
Ngài đến thế gian không chỉ nghĩ đến việc thi hành thánh ý Chúa Cha, đến việc biểu lộ tình yêu, sự vâng phục đối với Chúa Cha, mà còn nghĩ rất nhiều đến con người, đến việc sáng kiến ra những điều Ngài có thể làm cho con người. Ngài yêu con người, chắc chắn không chỉ vì con người là tạo vật của Thiên Chúa được nâng lên hàng con cái Ngài, mà còn vì thấy con người rất đáng thương, quá đau khổ do tội lỗi. Càng chia sẻ đau khổ với con người, càng cảm nghiệm được sự dày vò khó chịu của đau khổ, Ngài càng yêu thương con người hơn. Tình yêu đầy tính cảm thông đó khiến Ngài không chỉ đau khổ và chết thay cho chúng ta, mà còn mà trở nên của ăn để nuôi dưỡng chúng ta, để ở lại với chúng ta, để có thể ban sức mạnh thần thiêng cho chúng ta, để đời sống chúng ta nên mạnh mẽ, hạnh phúc hơn.
6. Áp dụng tinh thần yêu thương của Đức Giêsu vào đời sống
Thiên Chúa cảm thông và yêu thương chúng ta như vậy, lẽ nào chúng ta lại không cảm thông và yêu thương nhau? Tình yêu của Đức Giêsu có hai chiều kích: yêu Thiên Chúa và thương con người, lẽ nào chúng ta cùng là con người với nhau lại chỉ quan tâm đến Thiên Chúa mà không quan tâm đến nhau? Là một Thiên Chúa yêu thương, chắc chắn Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau, quan tâm đến nhau hơn là quan tâm đến Ngài. Tại sao? Vì những người chung quanh chúng ta cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta hơn Ngài rất nhiều. Ngài là Thiên Chúa - Đấng không thiếu thốn sự gì và cũng không hề ích kỷ - Ngài không cần tình yêu và sự quan tâm của chúng ta cho bằng những người chung quanh đang sống với chúng ta. Tại sao chúng ta lại quá quan tâm tới Ngài mà bỏ rơi anh chị em mình? Trong thực tế, chính khi ta yêu thương và quan tâm đến anh chị em mình, là chúng ta yêu mến Thiên Chúa. Nếu yêu mến Thiên Chúa thì hãy bắt chước Đức Giêsu: chẳng những chấp nhận chịu khổ để anh chị em mình đỡ khổ, mà còn trở nên “của ăn” cho anh chị em mình nữa.
Cầu nguyện
Lạy Cha, Đức Giêsu là Thiên Chúa mà lại yêu thương con người như vậy, đang khi chúng con cùng là con người với nhau, cùng chịu đau khổ như nhau, mà chúng con lại không thông cảm với nhau, không yêu thương nhau, không quan tâm tới nhau. Chúng con quá ích kỷ, tình yêu của chúng con quá nghèo nàn. Xin Cha hãy ban tình yêu cho chúng con.
41. Suy Niệm của Lm Trần Bình Trọng.
Các con lại không thức với Thày được một giờ sao?
Hôm nay Giáo hội mừng lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Trước khi về trời, Chúa không lỡ bỏ rơi loài người mồ côi, Chúa để lại cho loài người một kỷ vật cao quý là mình máu Thánh Người trong Bí tích Thánh thể để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người, để ban sức mạnh thiêng liêng và an ủi loài người: Đây là Mình Thày (Mc 14,22), Đây là Máu Thày, máu giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14,24). Cái giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người không phải được ký kết bằng máu hiến tế của chiên cừu, mà Môsê đã dùng trong Cựu ước, nhưng bằng máu Con Thiên Chúa như Chúa phán trong Phúc âm hôm nay và được Thánh Phaolô thuật lại trong Thư gửi tín hữu Do thái (Dt 9,14).
Thánh lễ mi-sa là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc thánh là dấu chỉ ta chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa. Nếu người công giáo được hỏi xem có tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể không, chắc đa số sẽ trả lời là có. Đó là một trong những điểm khác biệt giữa người Công giáo và người Tin lành. Người Công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể do lời truyền phép của linh mục. Tuy nhiên đôi khi ta có thể nghi ngờ về sự hiện diện thực của Chúa trong Bí tích Mình thánh. Có khi nào ta nghe tiếng cám dỗ bảo ta điều gì không nên tin, việc gì không nên làm, vấn đề gì cần phải được xét lại không? Có bao giờ ta tự hỏi không biết khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ: Này là mình Ta... Này là máu Ta có thực sự như vậy không? Không biết bánh rượu sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép có thực sự trở thành mình máu thánh Chúa không? Sở có những câu hỏi như vậy là vì ta thấy bánh rượu sau khi được truyền phép trông bề ngoài không có gì khác với bánh rượu trước khi truyền phép? Có một linh mục kia tự nghĩ nếu quả thật bánh rượu sau khi được truyền phép không phải là mình máu thánh Chúa thì những lần ngài dâng lễ quả là vô ích. Nếu quả thật không có sự biến đổi thực sự do lời truyền phép của linh mục dâng thánh lễ, thì vị linh mục đó không thể tự lừa dối mình, nghĩa là không thể tiếp tục dâng thánh lễ. Và vị linh mục đó lý luận chẳng lẽ từ khi Chúa lập Bí tích Thánh thể và lập chức linh mục đã có cả hàng triệu linh mục trên thế giới đã đọc lại lời Chúa hàng ngày: Đây là Mình Ta… Đây là Máu Ta lại tiếp tục dâng thánh lễ được sao?
Ta cứ giả sử người công giáo tin trong đầu óc có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể, và khi rước lễ là rước mình thánh Chúa. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được bằng con tim có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Mình Máu thánh không lại là chuyện khác. Để có thể cảm nghiệm được có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể, ta hãy đáp lại lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28). Nếu chưa có kinh nghiệm cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ta hãy đến cầu nguyện và thờ lạy trước Mình thánh Chúa, để bày tỏ nỗi lòng với Chúa, để trút những gánh nặng của cuộc sống, những nỗi khổ tâm của lòng mình vào lòng từ ái của Chúa. Ta có thể cầu nguyện riêng một mình, hay với nhóm, hay chỉ cần ngồi đó thinh lặng để cho lòng mình nói với Chúa. Khi mẹ Teresa, thành Calcutta được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục phục phụ người nghèo bên Ấn Độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời Chúa Thánh thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hàng giờ trước Mình thánh Chúa. Chúa bảo ta qua các tông đồ: Các con lại không thức với Thày được một giờ sao (Mc 14,37)?
Để đáp lại lời Chúa mời gọi, ta hãy thức với Chúa một giờ, hãy cầu nguyện với Chúa một giờ trước Thánh thể Chúa, hoặc ban ngày hay ban tối, hoặc với ngưòi khác hay một mình xem ta cảm thấy thế nào? Nếu lần này không cảm thấy gì, thì lần sau, rồi lần sau nữa. Ta hãy thức với Chúa một giờ xem lời Chúa và Mình thánh Chúa có sức tác động và biến đổi tâm hồn và đời sống ta không, xem Chúa có thực sự là sức mạnh, là nguồn vui, là niềm an ủi, là sự cậy trông và là lẽ sống của đời ta không?
Hôm nay Giáo hội mừng lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Trước khi về trời, Chúa không lỡ bỏ rơi loài người mồ côi, Chúa để lại cho loài người một kỷ vật cao quý là mình máu Thánh Người trong Bí tích Thánh thể để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người, để ban sức mạnh thiêng liêng và an ủi loài người: Đây là Mình Thày (Mc 14,22), Đây là Máu Thày, máu giao ước đổ ra cho muôn người (Mc 14,24). Cái giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người không phải được ký kết bằng máu hiến tế của chiên cừu, mà Môsê đã dùng trong Cựu ước, nhưng bằng máu Con Thiên Chúa như Chúa phán trong Phúc âm hôm nay và được Thánh Phaolô thuật lại trong Thư gửi tín hữu Do thái (Dt 9,14).
Thánh lễ mi-sa là việc làm mới lại lễ hi sinh thánh giá. Tham dự vào bàn tiệc thánh là dấu chỉ ta chấp nhận giao ước mới với Thiên Chúa. Nếu người công giáo được hỏi xem có tin vào sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh thể không, chắc đa số sẽ trả lời là có. Đó là một trong những điểm khác biệt giữa người Công giáo và người Tin lành. Người Công giáo tin có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể do lời truyền phép của linh mục. Tuy nhiên đôi khi ta có thể nghi ngờ về sự hiện diện thực của Chúa trong Bí tích Mình thánh. Có khi nào ta nghe tiếng cám dỗ bảo ta điều gì không nên tin, việc gì không nên làm, vấn đề gì cần phải được xét lại không? Có bao giờ ta tự hỏi không biết khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trong thánh lễ: Này là mình Ta... Này là máu Ta có thực sự như vậy không? Không biết bánh rượu sau khi linh mục chủ tế đọc lời truyền phép có thực sự trở thành mình máu thánh Chúa không? Sở có những câu hỏi như vậy là vì ta thấy bánh rượu sau khi được truyền phép trông bề ngoài không có gì khác với bánh rượu trước khi truyền phép? Có một linh mục kia tự nghĩ nếu quả thật bánh rượu sau khi được truyền phép không phải là mình máu thánh Chúa thì những lần ngài dâng lễ quả là vô ích. Nếu quả thật không có sự biến đổi thực sự do lời truyền phép của linh mục dâng thánh lễ, thì vị linh mục đó không thể tự lừa dối mình, nghĩa là không thể tiếp tục dâng thánh lễ. Và vị linh mục đó lý luận chẳng lẽ từ khi Chúa lập Bí tích Thánh thể và lập chức linh mục đã có cả hàng triệu linh mục trên thế giới đã đọc lại lời Chúa hàng ngày: Đây là Mình Ta… Đây là Máu Ta lại tiếp tục dâng thánh lễ được sao?
Ta cứ giả sử người công giáo tin trong đầu óc có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể, và khi rước lễ là rước mình thánh Chúa. Tuy nhiên ta có cảm nghiệm được bằng con tim có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Mình Máu thánh không lại là chuyện khác. Để có thể cảm nghiệm được có Chúa hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh thể, ta hãy đáp lại lời Chúa mời gọi: Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28). Nếu chưa có kinh nghiệm cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ta hãy đến cầu nguyện và thờ lạy trước Mình thánh Chúa, để bày tỏ nỗi lòng với Chúa, để trút những gánh nặng của cuộc sống, những nỗi khổ tâm của lòng mình vào lòng từ ái của Chúa. Ta có thể cầu nguyện riêng một mình, hay với nhóm, hay chỉ cần ngồi đó thinh lặng để cho lòng mình nói với Chúa. Khi mẹ Teresa, thành Calcutta được hỏi tại sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục phục phụ người nghèo bên Ấn Độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời Chúa Thánh thể là sức mạnh của bà và bà cầu nguyện hàng giờ trước Mình thánh Chúa. Chúa bảo ta qua các tông đồ: Các con lại không thức với Thày được một giờ sao (Mc 14,37)?
Để đáp lại lời Chúa mời gọi, ta hãy thức với Chúa một giờ, hãy cầu nguyện với Chúa một giờ trước Thánh thể Chúa, hoặc ban ngày hay ban tối, hoặc với ngưòi khác hay một mình xem ta cảm thấy thế nào? Nếu lần này không cảm thấy gì, thì lần sau, rồi lần sau nữa. Ta hãy thức với Chúa một giờ xem lời Chúa và Mình thánh Chúa có sức tác động và biến đổi tâm hồn và đời sống ta không, xem Chúa có thực sự là sức mạnh, là nguồn vui, là niềm an ủi, là sự cậy trông và là lẽ sống của đời ta không?
42. Suy niệm của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng.
Thánh Thể dấu chỉ của ơn hiệp thông
Cuộc sống mỗi ngày quanh ta kết thành vô vàn dấu chỉ. Một tấm biển báo trên đường đi: dấu chỉ của luật giao thông; Một cử chỉ cúi chào: dấu chỉ của lòng kính trọng; Một bông hoa, một cánh thiệp: dấu chỉ của lòng yêu thương, tình bạn, sự luyến nhớ…
Đời sống của Giáo Hội cũng không hề khác. Để diễn tả một chân lý đức tin nào đó, Thiên Chúa, Chúa Kitô và Giáo Hội đã sử dụng rất nhiều biểu tượng và dấu chỉ. Chẳng hạn: Cột lửa, cột mây đồng hành với dân Chúa suốt bốn mươi năm trường trong sa mạc là dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người; Hòm bia thánh chứa đựng Thập điều là dấu chỉ của giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân; Ngón tay, cánh tay, chim bồ câu, lưỡi lửa là dấu chỉ của ơn Thánh Thần; Ánh lửa, nến cháy sáng là biểu trưng của đức tin, của lòng mến…
Và trong muôn vàn biểu tượng ấy, có một biểu tượng trở thành dấu chỉ chất chứa nơi mình nó ơn cứu độ đời đời, mang lại ơn cứu độ cho bất cứ ai tin tưởng và lãnh nhận bằng tất cả lòng thành kính, tất cả tình yêu và tôn thờ Thiên Chúa. Tôi muốn nói đến các bí tích Chúa Kitô đã thiết lập và trao lại cho Giáo Hội.
Vậy bí tích là gì? Thánh Augustinô định nghĩa rất đơn giản: bí tích là DẤU CHỈ HỮU HIỆU.
Dấu chỉ là điều gì đó hữu hình giác quan có thể tiếp thu: mắt có thể nhìn thấy, tay có thể đụng chạm… Nhưng không chỉ có thế. Dấu chỉ dù chỉ là một thực tại hữu hình nhưng bản thân nó lại nói cho ta biết một điều gì đó lớn lao, vượt ra ngoài trí hiểu và sự khôn ngoan của ta. Nói chính xác, dấu chỉ của bí tích là biểu tượng của lòng tin cho ta biết những thực tại thuộc về Thiên Chúa, những thực tại dẫu vô hình nhưng là những thực tại có thực mà ta không thể nhìn thấy, chỉ có thể chấp nhận trong đức tin.
Cuộc sống nói chung và cuộc sống đức tin của người Công giáo được đan kết bằng những dấu chỉ, để từ những dấu chỉ đó, diễn tả một chiều kích cao sâu xuyên qua cái hữu hình.
Nhưng không đơn thuần là dấu chỉ, mà bí tích còn là dấu chỉ hữu hiệu. Hữu hiệu vì nó sinh hiệu quả, nó có cả một thực tại ở phía sau những gì nó diễn tả. Nói như thế hơi khó hiểu. Bạn có thể hiểu nôm na thế này: ví dụ bạn tặng người yêu một bông hoa. Bông hoa ấy, tự nó không nói lên điều gì, nhưng khi bạn cầm lấy nó mà tặng cho người yêu, bông hoa ấy có một giá trị. Bông hoa ấy trở nên biểu trưng của lòng yêu thương, quý mến mà bạn dành cho người yêu của mình.
Nhưng đấy chỉ mới là dấu chỉ. Chẳng hạn sau khi nhận bông hoa, tự dưng người yêu của bạn cảm động, nghe tâm hồn ấm áp. Chỉ với một bông hoa nhỏ bé ấy thôi, nhưng cả hai dù là người tặng lẫn người nhận sao mà sung sướng, hạnh phúc và gần gũi lạ thường. Bạn ạ, đấy chính là sự hiệu nghiệm của một dấu chỉ, là hiệu quả, là thực tại phía sau những gì mà cành hoa diễn tả.
Bí tích là như thế: những dấu chỉ hữu hiệu. Hữu hiệu vì khi lãnh bí tích, ta cũng đồng thời lãnh nhận tình yêu của Chúa, lãnh nhận sức sống thần linh Thiên Chúa ban tặng cho ta, làm tâm hồn ta mạnh mẽ, đủ cứng cát mà chống lại cám dỗ, chống lại thói hư tật xấu nơi chính bản thân mình. Ngang qua những dấu chỉ của bí tích, ơn Bảo Trợ lớn lao là chính Thánh Thần được ban cho ta. Và ngang qua dấu chỉ của bí tích, ta tham dự vào sự sống hạnh phúc vĩnh cửu của Chúa chúng ta. Bởi đó, một thực tại hữu hiệu thật lớn lao mà bí tích là dấu chỉ đã diễn tả.
Bí tích Thánh Thể cũng là một dấu chỉ: DẤU CHỈ CỦA SỰ HIỆP THÔNG. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác: bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, như Hội Thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng: “Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn II). Hay: “Và khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn III). Chính Chúa Giêsu đã từng nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6, 56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông. Có ai trong chúng ta dám khẳng định dứt khoát và mạnh mẽ như Chúa Giêsu? Dẫu là tình yêu mặn nồng của đôi lứa yêu nhau hay ngay cả vợ chồng đi nữa, có chắc là họ ở trong nhau như Chúa trong ta và ta trong Chúa? Chỉ có bí tích Thánh Thể làm nên sự hiệp thông kỳ diệu, sự hiệp thông toàn vẹn: Chúa với ta và ta với Chúa: một thân thể không thể tách lìa.
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Người. Thánh Phaolô đã từng nói: tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta.
Bởi thế, trong Chúa Kitô, nhờ Thánh Thể của Người, tất cả chúng ta thật xứng đáng gọi Thiên Chúa là Cha còn ta chỉ là một với nhau, cùng làm con của Cha.
Nói như thế, không có nghĩa là trong thực tế, chúng ta đã có thể hiệp thông hoàn toàn với nhau. Hiệp thông toàn vẹn là một ước mơ lớn lao của người Kitô hữu. Bởi trong Giáo Hội vẫn còn đó nhiều chia rẽ, mà nỗi đau không phải chỉ một ngày, hai ngày mà nỗi đau bởi thiếu hiệp thông, thiếu sự nên một, trở thành vết thương lở lói qua từng thế kỷ, qua mỗi thế hệ: hết cha ông đến con cháu, vậy mà vẫn chưa có thể lành lặn.
Hiệp thông vẫn là ước mơ bởi lòng ta vẫn còn đó nỗi oán hận anh em, vẫn còn đó sự ganh ghét, và không thể tha thứ cho nhau. Bởi trong gia đình ta còn đó nhiều chia rẽ, đố kỵ. Gia đình ta còn quá coi trọng đồng tiền, vì thế kẻ có tiền trở thành chủ gia, người già yếu, người thất nghiệp bị coi là phế nhân. Quá coi trọng vật chất cho nên trật tự gia đình bị đảo ngược: đứa con có tiền cho nên mặc sức đi sớm về khuya, mặc sức tự tung tự tác, dẫu là cha mẹ cũng trở nên người phục phụ cho nó thay vì nó phải đền ơn báo nghĩa.
Hơn ai hết, Chúa Giêsu hiểu rõ sự giằn co giữa ranh giới của hiệp thông và chia rẻ. Vì thế nơi Thánh Thể của Người, Chúa ban tặng cho ta tình yêu vàsức mạnh. Tình yêu ấy, sức mạnh ấy đã đưa Người hiến dâng mạng sống để làm bùng lên một sức sống mới, một sức sống mãnh liệt có khả năng phá tan hận thù, phá tan chia rẽ cho ta đến gần với ơn hiệp thông. Ay chính là sức sống của người biết tha thứ, biết đặt tình yêu lên trên mọi hố sâu của hận thù, chia rẻ và dám hiến thân cho anh chị em, cho chân lý, cho lẽ sống, để tình yêu, sự hiệp thông được nêu cao và bền vững. Bởi thế mỗi một lần tham dự thánh lễ, mỗi một lần rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, là mỗi một lần ta học lấy và tập tành lối sống của Chúa Giêsu, đó là một lối sống biết ra khỏi con người mình, biết vượt lên trên mọi ích kỷ, mọi vụ lợi riêng tư mà đến với anh chị em bằng một tấm lòng yêu thương chân thành, một tấm lòng đã mang lấy sự sống của Chúa Giêsu, hơn thế nữa: mang lấy chính Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng ngự trong ta và ta trong Người.
Cuộc sống mỗi ngày quanh ta kết thành vô vàn dấu chỉ. Một tấm biển báo trên đường đi: dấu chỉ của luật giao thông; Một cử chỉ cúi chào: dấu chỉ của lòng kính trọng; Một bông hoa, một cánh thiệp: dấu chỉ của lòng yêu thương, tình bạn, sự luyến nhớ…
Đời sống của Giáo Hội cũng không hề khác. Để diễn tả một chân lý đức tin nào đó, Thiên Chúa, Chúa Kitô và Giáo Hội đã sử dụng rất nhiều biểu tượng và dấu chỉ. Chẳng hạn: Cột lửa, cột mây đồng hành với dân Chúa suốt bốn mươi năm trường trong sa mạc là dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người; Hòm bia thánh chứa đựng Thập điều là dấu chỉ của giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với dân; Ngón tay, cánh tay, chim bồ câu, lưỡi lửa là dấu chỉ của ơn Thánh Thần; Ánh lửa, nến cháy sáng là biểu trưng của đức tin, của lòng mến…
Và trong muôn vàn biểu tượng ấy, có một biểu tượng trở thành dấu chỉ chất chứa nơi mình nó ơn cứu độ đời đời, mang lại ơn cứu độ cho bất cứ ai tin tưởng và lãnh nhận bằng tất cả lòng thành kính, tất cả tình yêu và tôn thờ Thiên Chúa. Tôi muốn nói đến các bí tích Chúa Kitô đã thiết lập và trao lại cho Giáo Hội.
Vậy bí tích là gì? Thánh Augustinô định nghĩa rất đơn giản: bí tích là DẤU CHỈ HỮU HIỆU.
Dấu chỉ là điều gì đó hữu hình giác quan có thể tiếp thu: mắt có thể nhìn thấy, tay có thể đụng chạm… Nhưng không chỉ có thế. Dấu chỉ dù chỉ là một thực tại hữu hình nhưng bản thân nó lại nói cho ta biết một điều gì đó lớn lao, vượt ra ngoài trí hiểu và sự khôn ngoan của ta. Nói chính xác, dấu chỉ của bí tích là biểu tượng của lòng tin cho ta biết những thực tại thuộc về Thiên Chúa, những thực tại dẫu vô hình nhưng là những thực tại có thực mà ta không thể nhìn thấy, chỉ có thể chấp nhận trong đức tin.
Cuộc sống nói chung và cuộc sống đức tin của người Công giáo được đan kết bằng những dấu chỉ, để từ những dấu chỉ đó, diễn tả một chiều kích cao sâu xuyên qua cái hữu hình.
Nhưng không đơn thuần là dấu chỉ, mà bí tích còn là dấu chỉ hữu hiệu. Hữu hiệu vì nó sinh hiệu quả, nó có cả một thực tại ở phía sau những gì nó diễn tả. Nói như thế hơi khó hiểu. Bạn có thể hiểu nôm na thế này: ví dụ bạn tặng người yêu một bông hoa. Bông hoa ấy, tự nó không nói lên điều gì, nhưng khi bạn cầm lấy nó mà tặng cho người yêu, bông hoa ấy có một giá trị. Bông hoa ấy trở nên biểu trưng của lòng yêu thương, quý mến mà bạn dành cho người yêu của mình.
Nhưng đấy chỉ mới là dấu chỉ. Chẳng hạn sau khi nhận bông hoa, tự dưng người yêu của bạn cảm động, nghe tâm hồn ấm áp. Chỉ với một bông hoa nhỏ bé ấy thôi, nhưng cả hai dù là người tặng lẫn người nhận sao mà sung sướng, hạnh phúc và gần gũi lạ thường. Bạn ạ, đấy chính là sự hiệu nghiệm của một dấu chỉ, là hiệu quả, là thực tại phía sau những gì mà cành hoa diễn tả.
Bí tích là như thế: những dấu chỉ hữu hiệu. Hữu hiệu vì khi lãnh bí tích, ta cũng đồng thời lãnh nhận tình yêu của Chúa, lãnh nhận sức sống thần linh Thiên Chúa ban tặng cho ta, làm tâm hồn ta mạnh mẽ, đủ cứng cát mà chống lại cám dỗ, chống lại thói hư tật xấu nơi chính bản thân mình. Ngang qua những dấu chỉ của bí tích, ơn Bảo Trợ lớn lao là chính Thánh Thần được ban cho ta. Và ngang qua dấu chỉ của bí tích, ta tham dự vào sự sống hạnh phúc vĩnh cửu của Chúa chúng ta. Bởi đó, một thực tại hữu hiệu thật lớn lao mà bí tích là dấu chỉ đã diễn tả.
Bí tích Thánh Thể cũng là một dấu chỉ: DẤU CHỈ CỦA SỰ HIỆP THÔNG. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác: bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, như Hội Thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng: “Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn II). Hay: “Và khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn III). Chính Chúa Giêsu đã từng nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6, 56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông. Có ai trong chúng ta dám khẳng định dứt khoát và mạnh mẽ như Chúa Giêsu? Dẫu là tình yêu mặn nồng của đôi lứa yêu nhau hay ngay cả vợ chồng đi nữa, có chắc là họ ở trong nhau như Chúa trong ta và ta trong Chúa? Chỉ có bí tích Thánh Thể làm nên sự hiệp thông kỳ diệu, sự hiệp thông toàn vẹn: Chúa với ta và ta với Chúa: một thân thể không thể tách lìa.
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Người. Thánh Phaolô đã từng nói: tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta.
Bởi thế, trong Chúa Kitô, nhờ Thánh Thể của Người, tất cả chúng ta thật xứng đáng gọi Thiên Chúa là Cha còn ta chỉ là một với nhau, cùng làm con của Cha.
Nói như thế, không có nghĩa là trong thực tế, chúng ta đã có thể hiệp thông hoàn toàn với nhau. Hiệp thông toàn vẹn là một ước mơ lớn lao của người Kitô hữu. Bởi trong Giáo Hội vẫn còn đó nhiều chia rẽ, mà nỗi đau không phải chỉ một ngày, hai ngày mà nỗi đau bởi thiếu hiệp thông, thiếu sự nên một, trở thành vết thương lở lói qua từng thế kỷ, qua mỗi thế hệ: hết cha ông đến con cháu, vậy mà vẫn chưa có thể lành lặn.
Hiệp thông vẫn là ước mơ bởi lòng ta vẫn còn đó nỗi oán hận anh em, vẫn còn đó sự ganh ghét, và không thể tha thứ cho nhau. Bởi trong gia đình ta còn đó nhiều chia rẽ, đố kỵ. Gia đình ta còn quá coi trọng đồng tiền, vì thế kẻ có tiền trở thành chủ gia, người già yếu, người thất nghiệp bị coi là phế nhân. Quá coi trọng vật chất cho nên trật tự gia đình bị đảo ngược: đứa con có tiền cho nên mặc sức đi sớm về khuya, mặc sức tự tung tự tác, dẫu là cha mẹ cũng trở nên người phục phụ cho nó thay vì nó phải đền ơn báo nghĩa.
Hơn ai hết, Chúa Giêsu hiểu rõ sự giằn co giữa ranh giới của hiệp thông và chia rẻ. Vì thế nơi Thánh Thể của Người, Chúa ban tặng cho ta tình yêu vàsức mạnh. Tình yêu ấy, sức mạnh ấy đã đưa Người hiến dâng mạng sống để làm bùng lên một sức sống mới, một sức sống mãnh liệt có khả năng phá tan hận thù, phá tan chia rẽ cho ta đến gần với ơn hiệp thông. Ay chính là sức sống của người biết tha thứ, biết đặt tình yêu lên trên mọi hố sâu của hận thù, chia rẻ và dám hiến thân cho anh chị em, cho chân lý, cho lẽ sống, để tình yêu, sự hiệp thông được nêu cao và bền vững. Bởi thế mỗi một lần tham dự thánh lễ, mỗi một lần rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, là mỗi một lần ta học lấy và tập tành lối sống của Chúa Giêsu, đó là một lối sống biết ra khỏi con người mình, biết vượt lên trên mọi ích kỷ, mọi vụ lợi riêng tư mà đến với anh chị em bằng một tấm lòng yêu thương chân thành, một tấm lòng đã mang lấy sự sống của Chúa Giêsu, hơn thế nữa: mang lấy chính Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng ngự trong ta và ta trong Người.
43. Hồng ân của Bí Tích Thánh Thể
(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)
Từ ngày tổ tông loài người sa ngã phạm tội, ông bà nguyên tổ và con cháu cắt đứt mọi tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, phải xa lìa Thiên Chúa vĩnh viễn và cuối cùng phải trầm luân đời đời trong cõi chết.
Không nỡ để cho loài người phải chìm ngập trong đau khổ và sự chết do tội lỗi gây ra, Thiên Chúa tìm mọi cách cứu vớt loài người để họ được sống hạnh phúc với Người luôn mãi.
Thế là Thiên Chúa lên kế hoạch cứu độ loài người. Kế hoạch đó nhắm đến ba mục tiêu tối quan trọng sau đây:
- Xóa bỏ tội lỗi con người.
- Kết hợp nên một với con người và ở với họ mọi ngày cho đến tận thế.
- Thông ban sự sống cao cấp và viên mãn của Thiên Chúa cho loài người.
Ba mục tiêu cao cả nầy được đạt tới trọn vẹn nhờ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
Vậy thì Bí Tích Thánh Thể là gì mà có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời đến thế?
Có thể trả lời vắn gọn: Bí Tích Thánh Thể, còn gọi là Thánh Lễ, chính là hy tế thập giá của Chúa Giêsu đã khởi đầu cách đây hơn 2.000 năm trên đồi Can-vê và còn tiếp tục diễn tiến qua các thời đại cho đến ngày tận thế. (Giáo lý Công Giáo 1323,1366)
Trăm nghe không bằng một thấy. Muốn hiểu điều cốt yếu của Bí Tích Thánh Thể hay Thánh Lễ là gì thì cứ việc nhìn vào tượng chuộc tội, hoặc muốn thấy rõ hơn thì nhìn vào mười bốn bức tranh đường thánh giá mà các tín hữu vẫn chiêm ngắm vào mỗi ngày thứ sáu hằng tuần. Tượng chuộc tội đó, mười bốn bức họa đường thánh giá đó, minh họa cho thấy hy tế thập giá của Chúa Giêsu diễn ra thế nào. Thánh Lễ ta tham dự hôm nay chính là phần nối tiếp của hy tế thập giá đó và cũng là một với hy tế đó.
1. Nhờ Thánh Lễ, Chúa Giêsu dâng mình đền tội cho ta.
Luật Chúa đã truyền: “Tội lỗi tất phải đưa đến sự chết” (xem Ê-dê-ki-ên 18,20. Rm 5,12. Rm 6,23. Giacôbê 1,15) mà luật Chúa thì không thể xóa bỏ được. Chiếu theo luật nầy, loài người đã phạm tội nên loài người không thể thoát chết, trừ phi có ai chết thay cho họ. Thế là Ngôi Hai Thiên Chúa tình nguyện làm Đấng chết thay.
Khi dâng mình làm lễ tế trên đồi Can-vê hôm xưa, cũng là khi dâng mình trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa Giêsu chịu đền tội và chịu chết thay cho người tội lỗi để họ được ơn tha thứ và thoát khỏi án chết đời đời. (xem glcg 1365, 1366)
2. Nhờ Thánh Lễ, Chúa Giêsu cho ta được kết hợp nên một với Người và Người ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Làm thế nào để cho con người được nên một với Chúa Giêsu?
Chúa Giêsu có một sáng kiến tuyệt vời: Người hiện diện dưới hình tấm bánh, dưới hình rượu để cho chúng ta được ăn Người, được uống Người. Và một khi đã ăn Chúa Giêsu, chúng ta được nên cùng máu thịt, cùng một thân mình với Chúa như lời Người phán: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6, 56)
Thiên Chúa như đại dương bao la. Còn chúng ta như vũng nước nhỏ bên bờ đại dương. Khi ta rước Chúa vào lòng, ngăn cách giữa ta với Chúa không còn nữa: Ta được tan hòa vào Chúa như ao nước nhỏ tan hòa vào đại dương, nên một với đại dương, được nước đại dương làm cho trong lành.
3. Nhờ Thánh Lễ, Chúa Giêsu ban sự sống của Người cho ta.
Muốn cho cành nho rừng tiếp nhận được sự sống của cây nho vườn, thì nó phải được tháp nối nên một với cây nho vườn.
Muốn cho một bàn tay bị cắt lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể, trở nên một với thân thể.
Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giêsu thì phải làm cho họ nên một với Chúa Giêsu.
Khi rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, chúng ta được hòa tan trong Chúa, Chúa với ta không còn là hai mà chỉ là một. Nhờ đó, Sự Sống đời đời của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu sẽ được thông ban cho ta như sự sống của thân thể chuyển thông cho từng chi thể. Nhờ đó, chúng ta mới được sống đời đời như lời Chúa Giêsu xác nhận: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6,54)
Như thế, Thánh Lễ, hay nói khác đi là hy tế thập giá của Chúa Giêsu là một phương thế tuyệt vời Thiên Chúa dùng để cùng một lúc ban cho chúng ta đến ba hồng ân vô giá, đó là tha thứ tội lỗi cho chúng ta, cho ta được thông hiệp nên một với Chúa và nhất là thông ban sự sống vô cùng cao quý của chính Người cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa phải trả giá rất đắt, trả giá bằng cả cuộc đời và sinh mạng của Chúa để đem lại cho chúng con những ân huệ quá đỗi tuyệt vời. Lẽ nào chúng con lại ngoảnh mặt quay lưng hay tỏ ra thờ ơ hững hờ với những hồng ân cao vời như thế?
Xin cho chúng con sớm nhận ra hồng ân vô giá nầy để ngày ngày siêng năng tham dự Thánh Lễ và tận hưởng thiên ân.
Từ ngày tổ tông loài người sa ngã phạm tội, ông bà nguyên tổ và con cháu cắt đứt mọi tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa, phải xa lìa Thiên Chúa vĩnh viễn và cuối cùng phải trầm luân đời đời trong cõi chết.
Không nỡ để cho loài người phải chìm ngập trong đau khổ và sự chết do tội lỗi gây ra, Thiên Chúa tìm mọi cách cứu vớt loài người để họ được sống hạnh phúc với Người luôn mãi.
Thế là Thiên Chúa lên kế hoạch cứu độ loài người. Kế hoạch đó nhắm đến ba mục tiêu tối quan trọng sau đây:
- Xóa bỏ tội lỗi con người.
- Kết hợp nên một với con người và ở với họ mọi ngày cho đến tận thế.
- Thông ban sự sống cao cấp và viên mãn của Thiên Chúa cho loài người.
Ba mục tiêu cao cả nầy được đạt tới trọn vẹn nhờ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
Vậy thì Bí Tích Thánh Thể là gì mà có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời đến thế?
Có thể trả lời vắn gọn: Bí Tích Thánh Thể, còn gọi là Thánh Lễ, chính là hy tế thập giá của Chúa Giêsu đã khởi đầu cách đây hơn 2.000 năm trên đồi Can-vê và còn tiếp tục diễn tiến qua các thời đại cho đến ngày tận thế. (Giáo lý Công Giáo 1323,1366)
Trăm nghe không bằng một thấy. Muốn hiểu điều cốt yếu của Bí Tích Thánh Thể hay Thánh Lễ là gì thì cứ việc nhìn vào tượng chuộc tội, hoặc muốn thấy rõ hơn thì nhìn vào mười bốn bức tranh đường thánh giá mà các tín hữu vẫn chiêm ngắm vào mỗi ngày thứ sáu hằng tuần. Tượng chuộc tội đó, mười bốn bức họa đường thánh giá đó, minh họa cho thấy hy tế thập giá của Chúa Giêsu diễn ra thế nào. Thánh Lễ ta tham dự hôm nay chính là phần nối tiếp của hy tế thập giá đó và cũng là một với hy tế đó.
1. Nhờ Thánh Lễ, Chúa Giêsu dâng mình đền tội cho ta.
Luật Chúa đã truyền: “Tội lỗi tất phải đưa đến sự chết” (xem Ê-dê-ki-ên 18,20. Rm 5,12. Rm 6,23. Giacôbê 1,15) mà luật Chúa thì không thể xóa bỏ được. Chiếu theo luật nầy, loài người đã phạm tội nên loài người không thể thoát chết, trừ phi có ai chết thay cho họ. Thế là Ngôi Hai Thiên Chúa tình nguyện làm Đấng chết thay.
Khi dâng mình làm lễ tế trên đồi Can-vê hôm xưa, cũng là khi dâng mình trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa Giêsu chịu đền tội và chịu chết thay cho người tội lỗi để họ được ơn tha thứ và thoát khỏi án chết đời đời. (xem glcg 1365, 1366)
2. Nhờ Thánh Lễ, Chúa Giêsu cho ta được kết hợp nên một với Người và Người ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Làm thế nào để cho con người được nên một với Chúa Giêsu?
Chúa Giêsu có một sáng kiến tuyệt vời: Người hiện diện dưới hình tấm bánh, dưới hình rượu để cho chúng ta được ăn Người, được uống Người. Và một khi đã ăn Chúa Giêsu, chúng ta được nên cùng máu thịt, cùng một thân mình với Chúa như lời Người phán: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6, 56)
Thiên Chúa như đại dương bao la. Còn chúng ta như vũng nước nhỏ bên bờ đại dương. Khi ta rước Chúa vào lòng, ngăn cách giữa ta với Chúa không còn nữa: Ta được tan hòa vào Chúa như ao nước nhỏ tan hòa vào đại dương, nên một với đại dương, được nước đại dương làm cho trong lành.
3. Nhờ Thánh Lễ, Chúa Giêsu ban sự sống của Người cho ta.
Muốn cho cành nho rừng tiếp nhận được sự sống của cây nho vườn, thì nó phải được tháp nối nên một với cây nho vườn.
Muốn cho một bàn tay bị cắt lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể, trở nên một với thân thể.
Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giêsu thì phải làm cho họ nên một với Chúa Giêsu.
Khi rước Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, chúng ta được hòa tan trong Chúa, Chúa với ta không còn là hai mà chỉ là một. Nhờ đó, Sự Sống đời đời của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu sẽ được thông ban cho ta như sự sống của thân thể chuyển thông cho từng chi thể. Nhờ đó, chúng ta mới được sống đời đời như lời Chúa Giêsu xác nhận: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6,54)
Như thế, Thánh Lễ, hay nói khác đi là hy tế thập giá của Chúa Giêsu là một phương thế tuyệt vời Thiên Chúa dùng để cùng một lúc ban cho chúng ta đến ba hồng ân vô giá, đó là tha thứ tội lỗi cho chúng ta, cho ta được thông hiệp nên một với Chúa và nhất là thông ban sự sống vô cùng cao quý của chính Người cho chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa phải trả giá rất đắt, trả giá bằng cả cuộc đời và sinh mạng của Chúa để đem lại cho chúng con những ân huệ quá đỗi tuyệt vời. Lẽ nào chúng con lại ngoảnh mặt quay lưng hay tỏ ra thờ ơ hững hờ với những hồng ân cao vời như thế?
Xin cho chúng con sớm nhận ra hồng ân vô giá nầy để ngày ngày siêng năng tham dự Thánh Lễ và tận hưởng thiên ân.
44. Bữa ăn của Chúa - Martin Lê Hoàng Vũ.
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại một bữa ăn. Đó là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu và các môn đệ. Bữa ăn mà chúng ta quen gọi một cách trang trọng là bữa tiệc ly. Trong bữa ăn đó, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể sau khi đã tâm sự hết với các môn đệ. Chúa Giêsu đã dùng bữa ăn cuối cùng với các ông vào đúng ngày người Do Thái ăn mừng lễ Vượt qua.
Ăn uống lả nhu cầu thiết yếu của đời sống. Người ta ăn để sống và có sức khỏe làm việc. Đã ngồi ăn chung với nhau là người ta phải có mối liên hệ nào đó với nhau. Còn biết ngồi ăn chung với nhau là dấu hiệu người ta còn quan tâm đến nhau. Những người cùng một gia đình, họ hàng, dòng tộc, bạn bè, đồng nghiệp thường hay ngồi ăn với nhau. Họ ngồi ăn chung với nhau để trao đổi công việc hàn huyên tâm sự, lắng nghe, chia sẻ và gỡ rối mọi khúc mắc. Sau một bữa ăn với nhau, người ta hiểu thêm về nhau và tình người được hâm nóng.
Hơn ai hết, Đức Giêsu đã thấy rõ giá trị cần thiết của một bữa ăn. Đối với Ngài, ăn chung không chỉ đơn thuần là để no cái thân xác, mà nhất thiết là tinh thần được thỏa mãn. Ngoài ra món ăn tinh thần và món ăn thiêng liêng còn cần thiết hơn món ăn vật chất nữa. Chính vì thế, mà trong cuộc đời công khai, Đức Giêsu đã nhiều lần dùng bữa với người này người nọ. Chúa đã đi ăn tiệc cưới của người bà con ở Cana. Chúa đã dùng bữa nhà ông Giakêu. Chúa đã ăn bữa cơm thịnh soạn ở nhà ông Lagiarô. Ngài bị chỉ trích vì ngồi đồng bàn với người tội lỗi và những người Pharisêu. Tất cả những bữa ăn đó đều đem lại ơn ích cho ngườI có lòng mời Chúa. Trường hợp tiệc cưới Cana và bữa ăn ở nhà ông Giakê là một điển hình: Họ đã được hưởng một niềm vui trọn vẹn của bữa tiệc mừng.Chúa ra tay cứu giúp trong những bế tắc mà nhiều khi họ cũng không ngờ. Song đỉnh cao của các bữa ăn chính là bữa tiệc ly của Chúa trước khi chịu chết. Đó là một bữa ăn giá trị cứu độ con người. Một bữa ăn không thể nào quên trong trí nhớ của những người được kêu mời là môn đệ. Chúng ta hôm nay cũng đang được tham dự bữa ăn đó qua thánh lễ. Bữa ăn đó là tiền thân của Thánh lễ hôm nay. Thánh lễ là hiện thực lại bữa ăn cuối cùng của Chúa.
Bởi trong thánh lễ Chúa Giêsu ban chính Mình và Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng ta. Nhờ sự chết và Phục Sinh của Chúa con người được mời gọi tham dự vào sự sống vĩnh cửu qua việc tham dự thánh lễ.Trước tiên, Chúa Giêsu là lương thực của bữa ăn của đại gia đình dân Chúa. Đồng thời Ngài cũng là chủ tiệc, là người đồng bàn với chúng ta. Tham dự thánh lễ là chúng ta nối liên lạc yêu thương với Ngài. Chúng ta được gặp gỡ chính Ngài là thượng nguồn của sự sống. Chúng ta ăn và uống Mình và Máu Ngài để được sống viên mãn trong Thiên Chúa. Là người đồng bàn, Ngài lắng nghe chúng ta tâm sự qua những lời cầu nguyện của cộng đoàn trong thánh lễ.
Như vậy, thánh lễ là trung tâm cuộc sống của người tín hữu, luôn chi phối mọi hành động của chúng ta, là cơ quan đầu não điều khiển cho chúng ta biết sống trong mối tương quan yêu thương với Thiên Chúa. Khi đi tham dự thánh lễ đức tin của chúng ta sẽ được vững vàng, sẽ không còn những giằng co tranh chấp, những ham muốn ích kỷ, chúng ta tự biết làm gì cho Chúa và cho tha nhân.
Nhân ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay, chúng ta đã có dịp đào sâu về giá trị của thánh lễ và bí tích Thánh Thể. Chúng ta phải biết thay đổi suy nghĩ chỉ xem Thánh lễ như là một thói quen, hay là một gánh nặng phải thực hiện, một việc xưa cũ nhàm chán, mà biết tím được trong thánh lễ một nguồn sức dồi dào để chúng ta cảm thấy phấn khởi hào hứng khi đến thánh đường của giáo xứ tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật.
Lạy Chúa, nhiều khi chúng con đến tham dự thánh lễ ở nhà thờ mà tâm hồn lại để ở nơi khác. Chúng con tận dụng cả giờ lễ để lo nghĩ cho một công việc sắp làm hoặc đã làm mà còn đang dở dang. nhiều khi chúng con đã quên mất gái trị cứu độ của Thánh lễ. Xin cho chúng con biết quý trọng thánh lễ như một viên ngọc quý, để chúng con được sống bằng chính sự sống của Chúa. Vì trong thánh lễ Chúa đã ban Mình Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng con. Amen.
Ăn uống lả nhu cầu thiết yếu của đời sống. Người ta ăn để sống và có sức khỏe làm việc. Đã ngồi ăn chung với nhau là người ta phải có mối liên hệ nào đó với nhau. Còn biết ngồi ăn chung với nhau là dấu hiệu người ta còn quan tâm đến nhau. Những người cùng một gia đình, họ hàng, dòng tộc, bạn bè, đồng nghiệp thường hay ngồi ăn với nhau. Họ ngồi ăn chung với nhau để trao đổi công việc hàn huyên tâm sự, lắng nghe, chia sẻ và gỡ rối mọi khúc mắc. Sau một bữa ăn với nhau, người ta hiểu thêm về nhau và tình người được hâm nóng.
Hơn ai hết, Đức Giêsu đã thấy rõ giá trị cần thiết của một bữa ăn. Đối với Ngài, ăn chung không chỉ đơn thuần là để no cái thân xác, mà nhất thiết là tinh thần được thỏa mãn. Ngoài ra món ăn tinh thần và món ăn thiêng liêng còn cần thiết hơn món ăn vật chất nữa. Chính vì thế, mà trong cuộc đời công khai, Đức Giêsu đã nhiều lần dùng bữa với người này người nọ. Chúa đã đi ăn tiệc cưới của người bà con ở Cana. Chúa đã dùng bữa nhà ông Giakêu. Chúa đã ăn bữa cơm thịnh soạn ở nhà ông Lagiarô. Ngài bị chỉ trích vì ngồi đồng bàn với người tội lỗi và những người Pharisêu. Tất cả những bữa ăn đó đều đem lại ơn ích cho ngườI có lòng mời Chúa. Trường hợp tiệc cưới Cana và bữa ăn ở nhà ông Giakê là một điển hình: Họ đã được hưởng một niềm vui trọn vẹn của bữa tiệc mừng.Chúa ra tay cứu giúp trong những bế tắc mà nhiều khi họ cũng không ngờ. Song đỉnh cao của các bữa ăn chính là bữa tiệc ly của Chúa trước khi chịu chết. Đó là một bữa ăn giá trị cứu độ con người. Một bữa ăn không thể nào quên trong trí nhớ của những người được kêu mời là môn đệ. Chúng ta hôm nay cũng đang được tham dự bữa ăn đó qua thánh lễ. Bữa ăn đó là tiền thân của Thánh lễ hôm nay. Thánh lễ là hiện thực lại bữa ăn cuối cùng của Chúa.
Bởi trong thánh lễ Chúa Giêsu ban chính Mình và Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng ta. Nhờ sự chết và Phục Sinh của Chúa con người được mời gọi tham dự vào sự sống vĩnh cửu qua việc tham dự thánh lễ.Trước tiên, Chúa Giêsu là lương thực của bữa ăn của đại gia đình dân Chúa. Đồng thời Ngài cũng là chủ tiệc, là người đồng bàn với chúng ta. Tham dự thánh lễ là chúng ta nối liên lạc yêu thương với Ngài. Chúng ta được gặp gỡ chính Ngài là thượng nguồn của sự sống. Chúng ta ăn và uống Mình và Máu Ngài để được sống viên mãn trong Thiên Chúa. Là người đồng bàn, Ngài lắng nghe chúng ta tâm sự qua những lời cầu nguyện của cộng đoàn trong thánh lễ.
Như vậy, thánh lễ là trung tâm cuộc sống của người tín hữu, luôn chi phối mọi hành động của chúng ta, là cơ quan đầu não điều khiển cho chúng ta biết sống trong mối tương quan yêu thương với Thiên Chúa. Khi đi tham dự thánh lễ đức tin của chúng ta sẽ được vững vàng, sẽ không còn những giằng co tranh chấp, những ham muốn ích kỷ, chúng ta tự biết làm gì cho Chúa và cho tha nhân.
Nhân ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô hôm nay, chúng ta đã có dịp đào sâu về giá trị của thánh lễ và bí tích Thánh Thể. Chúng ta phải biết thay đổi suy nghĩ chỉ xem Thánh lễ như là một thói quen, hay là một gánh nặng phải thực hiện, một việc xưa cũ nhàm chán, mà biết tím được trong thánh lễ một nguồn sức dồi dào để chúng ta cảm thấy phấn khởi hào hứng khi đến thánh đường của giáo xứ tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật.
Lạy Chúa, nhiều khi chúng con đến tham dự thánh lễ ở nhà thờ mà tâm hồn lại để ở nơi khác. Chúng con tận dụng cả giờ lễ để lo nghĩ cho một công việc sắp làm hoặc đã làm mà còn đang dở dang. nhiều khi chúng con đã quên mất gái trị cứu độ của Thánh lễ. Xin cho chúng con biết quý trọng thánh lễ như một viên ngọc quý, để chúng con được sống bằng chính sự sống của Chúa. Vì trong thánh lễ Chúa đã ban Mình Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng con. Amen.
45. Tình yêu Thiên Chúa không bao giờ tắt.
(Suy niệm của Lm. Nguyễn Hữu Thy)
Hôm nay, tất cả mọi tín hữu Công Giáo trong khắp thế giới đều cùng nhau xuống đường để cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa một cách công khai trên trên các đường phố và tại các công viên, v.v… điều mà chúng ta thường chỉ làm trong các nhà thờ hay trong các nguyện đường, sau những cánh cửa khép kín.Tự bản chất, chính sự xuống đường như thế đã là một bài thuyết giáo hùng hồn rồi. Và người ta gọi sự xuống đường-cầu nguyện đó bằng một danh xưng cổ điển rất trang trọng: Rước Kiệu!
Biến cố xuống đường hay rước kiệu của các Kitô hữu chúng ta hôm nay, trong ngày đại lễ kính Mình và Máu Thánh Đức Giêsu, có một khuôn mặt, có một nội dung, hay nói cách khác, nó nói lên một điều gì đó. Đức cố Giám Mục Georg Moser, giáo phận Rottenburg-Stuttgart (CHLB Đức) đã nói một lời, mà nếu chúng ta hiểu rõ, tất cả chúng ta sẽ ý thức được những gì chúng ta muốn bày tỏ và muốn nói lên trong ngày lễ trọng đại này: Chúng ta không biểu tình, không chống đối, không khiêu khích ai cả. Tất cả những người tín hữu công Giáo chúng ta chỉ muốn mang đến cho những người anh em bên lương hay vô tín ngưỡng một sứ điệp rất đáng lắng nghe. Lời của Giám Mục Moser là: “ Trong niềm tin kính Phép Thánh Thể, chúng ta cảm nghiệm được rằng tình yêu của Thiên Chúa đố vớii loài người chúng ta không bao giờ tắt “ (Messbuch ‘77’, trang 418). Với câu nói này, Đức Giám Mục Moser đã tóm tắt được những câu viết có nội dung đầy xúc tích trong bài Sách Thánh và bài Phúc Âm. Vâng, tình yêu Thiên Chúa không bao giờ tắt! Dầu cho mọi sự trên trời dưới đất có đổi thay, dầu cho mỗi ngày con người có thay đi đổi lại gương mặt của mình như người ta thay đổi áo quần, và sau cùng, dầu cho cuộc sống có xoay vần hoán vị như mây trời như nước biển, thì có một điều muôn đời vẫn nguyên vẹn, không hề thay đổi: Đó là tình yêu Thiên Chúa đối với loài người chúng ta!
Để chúng ta có thể tin tưởng vào tình yêu của Người, chứ không hồ nghi hay ngờ vực, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một dấu chỉ. Dấu chỉ đó là Phép Thánh Thể dưới hình thức một bữa ăn: Bánh và rượu. Bữa ăn hay bàn tiệc Thánh Thể là một việc hiện tại hóa cuộc khổ nạn và phục sinh khải hoàn của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngay chính ở đây và trong giờ phút này. Nhưng dấu chỉ đó không phai tàn và qua mau như một dấu tay trên một đồ vật nào đó. Đó là một dấu chỉ bền vững và trường tồn, bởi vì hôm nay chúng ta công khai tuyên xưng: Thiên Chúa vẫn luôn ở giữa chúng tôi - cả sau Bữa Tiệc Thánh - một cách thực sự và bản thể với Mình và Máu Thánh Người.
Tình yêu Thiên Chúa - một tình yêu không hề tắt - không chỉ là một sự thiện cảm hay một tình cảm trừu tượng suông, nhưng là một nhân vị, là một con người sống động, một con người đã tự “hiến thân”, đã tự ban tặng mình cho chúng ta và cho tất cả mọi người, và không hề đặt câu hỏi: liệu sự hy sinh và tự hiến mình như thế cho nhiều người, có được biết ơn, có được đền bù tương xứng hay không! Một tình yêu như thế thực là một tình yêu vô cùng, một tình hoàn toàn vô vị lợi và không tính toán, một tình yêu tồn tại trong mọi hoàn cảnh – trong khi thăng hoa cũng như khi đổ vỡ thất bại - một tình yêu “cho đến cùng”, một tình yêu “không còn gì nữa” (x. Ga 13,1).
Về tình yêu không hề tắt đó, thánh Phaolô đã nói đến trong bài Sách Thánh, mà chúng ta vừa nghe. Trước hết chúng ta hãy suy niệm lời nói của Chúa: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!”
Suốt trong giòng cuộc sống người ta thường quên đi rất nhiều điều. Nhưng có lẽ đó lại là một cái hay, là người ta còn có thể quên đi được nhiều chuyện. Ngược lại, thật là cả một điều tiêu cực và bất lợi, nếu như người ta không thể quên đi được nhiều điều trong cuộc sống. Thế nhưng, là cả một đại họa, nếu như chúng ta bỏ quên tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Đúng vậy, nếu như chúng ta quên đi tình yêu Thiên Chúa, thì thế giới và vũ trụ sẽ mất hướng đi và chuẩn độ của mình, thì tất cả mọi sự sẽ bị đảo lộn và trở thành bất an. Vâng, lúc bấy giờ không còn tình yêu, không còn gì là nhân bản nữa, nhưng chỉ có hành động, sự thành công và sức mạnh thống trị, và chỉ còn những gì là “pháp lý”, chứ không còn tình yêu nữa, như thánh Phaolô đã viết: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13).
Rồi đây, sau Thánh Lễ và Rước Kiệu, tất cả chúng ta lại chia tay nhau ra đi, mỗi người về nhà mình, Nhưng điều nối kết và ràng buộc chúng ta lại với nhau, đó là tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu không bao giờ tắt. Điều nối kết và hiệp nhất chúng ta là tình yêu Thiên Chúa trong một người - Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta - được dấu ẩn dưới hình thức bánh rượu đơn sơ. Và chỉ đức tin mới thấu hiểu được những gì con mắt nhân loại không thể nhìn thấy được, trí khôn nhân loại không thể hiểu được, vâng, chỉ có đức tin mạnh mẽ mới thấu hiểu được.
Chính Đức Kitô, Đấng khiêm tốn ngự giữa chúng ta dưới những hình thức đơn sơ tầm thường, không phải là một ai vô danh nào đó, nhưng chính người là đường, là sự thật và là sự sống của nhân loại. Người là Chúa, là người anh cả và là người bạn của chúng ta. Người là một người bạn tốt giữa một thời đại hận thù, là một người bạn mà các bản Phúc Âm cũng như thánh Phaolô đã nói là đã luôn làm thoả mãn mọi mong đợi khẩn thiết của con người một cách dư tràn.
Người bạn đó, tức tình yêu Thiên Chúa nhập thể - một tình yêu không hề tắt - luôn hằng quan tâm săn sóc và ấp ủ chúng ta. Nếu chúng ta không quên điều đó, thì chúng ta có thể tạo cho mình một nếp sống mới; thì xã hội chúng ta sẽ có được một bộ mặt mới; thì chúng ta sẽ trở nên những con người mới; thì tinh thần trách nhiệm đối nhau trong gia đình cũng ngoài xã hội sẽ triển nở và chúng ta sẽ không còn vô tình và bàng quang để cho những người khác phải đau khổ quằn quại trong định mệnh eo le của họ.
Vào năm 1849, thi sỹ người Nga Dostojewski bị kết án tử hình. Khi ông đã bước lên đoạn đầu đài trước sự chứng kiến của một đám đông dân chúng tò mò, thì lúc bấy giờ trong giây phút cuối cùng mỏng manh làm biên giới phân chia cái chết và sự sống của một con người, trước khi bản án được thi hành, ân xá của nhà vua tha chết cho ông cũng vừa kịp tới. Sau đó cá bạn bè đã hỏi thi sỹ ông dã nghĩ gì khi phải đối diện với cái chết như thế, ông ta đã trả lời: “Một làn sóng của lòng thương xót và tình bao dung đã dâng trào lên trong tôi …”. Tiếp đến nhà thi sỹ đã kết thúc lời tâm sự bằng những tiếng nói phát xuất từ trái tim ông: “Hỡi anh em đồng loại, anh em không còn có thể làm được gì nữa để cho tôi hết có thể yêu quý anh em!”
Đó cũng chính là ý nghĩa của đại lễ Mình Máu Thánh Chúa. Tình yêu đó của Thiên Chúa là “trường dạy” đào tạo tình yêu. Giá như tất cả mọi người cùng cộng tác, thì bộ mặt của giáo xứ chúng ta, bộ mặt của trái đất sẽ được đổi mới. Hận thù, ghen tương, bạo động và sự khốn cùng cũng nhu sự đói rét của nhân loại sẽ bị chấm dứt, và bấy giờ sẽ được hiện thực những gì Phúc Âm dã tường trình: “Tất cả mọi người đều được ăn no nê” (Mt 14, 20)
Hôm nay, tất cả mọi tín hữu Công Giáo trong khắp thế giới đều cùng nhau xuống đường để cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa một cách công khai trên trên các đường phố và tại các công viên, v.v… điều mà chúng ta thường chỉ làm trong các nhà thờ hay trong các nguyện đường, sau những cánh cửa khép kín.Tự bản chất, chính sự xuống đường như thế đã là một bài thuyết giáo hùng hồn rồi. Và người ta gọi sự xuống đường-cầu nguyện đó bằng một danh xưng cổ điển rất trang trọng: Rước Kiệu!
Biến cố xuống đường hay rước kiệu của các Kitô hữu chúng ta hôm nay, trong ngày đại lễ kính Mình và Máu Thánh Đức Giêsu, có một khuôn mặt, có một nội dung, hay nói cách khác, nó nói lên một điều gì đó. Đức cố Giám Mục Georg Moser, giáo phận Rottenburg-Stuttgart (CHLB Đức) đã nói một lời, mà nếu chúng ta hiểu rõ, tất cả chúng ta sẽ ý thức được những gì chúng ta muốn bày tỏ và muốn nói lên trong ngày lễ trọng đại này: Chúng ta không biểu tình, không chống đối, không khiêu khích ai cả. Tất cả những người tín hữu công Giáo chúng ta chỉ muốn mang đến cho những người anh em bên lương hay vô tín ngưỡng một sứ điệp rất đáng lắng nghe. Lời của Giám Mục Moser là: “ Trong niềm tin kính Phép Thánh Thể, chúng ta cảm nghiệm được rằng tình yêu của Thiên Chúa đố vớii loài người chúng ta không bao giờ tắt “ (Messbuch ‘77’, trang 418). Với câu nói này, Đức Giám Mục Moser đã tóm tắt được những câu viết có nội dung đầy xúc tích trong bài Sách Thánh và bài Phúc Âm. Vâng, tình yêu Thiên Chúa không bao giờ tắt! Dầu cho mọi sự trên trời dưới đất có đổi thay, dầu cho mỗi ngày con người có thay đi đổi lại gương mặt của mình như người ta thay đổi áo quần, và sau cùng, dầu cho cuộc sống có xoay vần hoán vị như mây trời như nước biển, thì có một điều muôn đời vẫn nguyên vẹn, không hề thay đổi: Đó là tình yêu Thiên Chúa đối với loài người chúng ta!
Để chúng ta có thể tin tưởng vào tình yêu của Người, chứ không hồ nghi hay ngờ vực, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một dấu chỉ. Dấu chỉ đó là Phép Thánh Thể dưới hình thức một bữa ăn: Bánh và rượu. Bữa ăn hay bàn tiệc Thánh Thể là một việc hiện tại hóa cuộc khổ nạn và phục sinh khải hoàn của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ngay chính ở đây và trong giờ phút này. Nhưng dấu chỉ đó không phai tàn và qua mau như một dấu tay trên một đồ vật nào đó. Đó là một dấu chỉ bền vững và trường tồn, bởi vì hôm nay chúng ta công khai tuyên xưng: Thiên Chúa vẫn luôn ở giữa chúng tôi - cả sau Bữa Tiệc Thánh - một cách thực sự và bản thể với Mình và Máu Thánh Người.
Tình yêu Thiên Chúa - một tình yêu không hề tắt - không chỉ là một sự thiện cảm hay một tình cảm trừu tượng suông, nhưng là một nhân vị, là một con người sống động, một con người đã tự “hiến thân”, đã tự ban tặng mình cho chúng ta và cho tất cả mọi người, và không hề đặt câu hỏi: liệu sự hy sinh và tự hiến mình như thế cho nhiều người, có được biết ơn, có được đền bù tương xứng hay không! Một tình yêu như thế thực là một tình yêu vô cùng, một tình hoàn toàn vô vị lợi và không tính toán, một tình yêu tồn tại trong mọi hoàn cảnh – trong khi thăng hoa cũng như khi đổ vỡ thất bại - một tình yêu “cho đến cùng”, một tình yêu “không còn gì nữa” (x. Ga 13,1).
Về tình yêu không hề tắt đó, thánh Phaolô đã nói đến trong bài Sách Thánh, mà chúng ta vừa nghe. Trước hết chúng ta hãy suy niệm lời nói của Chúa: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!”
Suốt trong giòng cuộc sống người ta thường quên đi rất nhiều điều. Nhưng có lẽ đó lại là một cái hay, là người ta còn có thể quên đi được nhiều chuyện. Ngược lại, thật là cả một điều tiêu cực và bất lợi, nếu như người ta không thể quên đi được nhiều điều trong cuộc sống. Thế nhưng, là cả một đại họa, nếu như chúng ta bỏ quên tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Đúng vậy, nếu như chúng ta quên đi tình yêu Thiên Chúa, thì thế giới và vũ trụ sẽ mất hướng đi và chuẩn độ của mình, thì tất cả mọi sự sẽ bị đảo lộn và trở thành bất an. Vâng, lúc bấy giờ không còn tình yêu, không còn gì là nhân bản nữa, nhưng chỉ có hành động, sự thành công và sức mạnh thống trị, và chỉ còn những gì là “pháp lý”, chứ không còn tình yêu nữa, như thánh Phaolô đã viết: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13).
Rồi đây, sau Thánh Lễ và Rước Kiệu, tất cả chúng ta lại chia tay nhau ra đi, mỗi người về nhà mình, Nhưng điều nối kết và ràng buộc chúng ta lại với nhau, đó là tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu không bao giờ tắt. Điều nối kết và hiệp nhất chúng ta là tình yêu Thiên Chúa trong một người - Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta - được dấu ẩn dưới hình thức bánh rượu đơn sơ. Và chỉ đức tin mới thấu hiểu được những gì con mắt nhân loại không thể nhìn thấy được, trí khôn nhân loại không thể hiểu được, vâng, chỉ có đức tin mạnh mẽ mới thấu hiểu được.
Chính Đức Kitô, Đấng khiêm tốn ngự giữa chúng ta dưới những hình thức đơn sơ tầm thường, không phải là một ai vô danh nào đó, nhưng chính người là đường, là sự thật và là sự sống của nhân loại. Người là Chúa, là người anh cả và là người bạn của chúng ta. Người là một người bạn tốt giữa một thời đại hận thù, là một người bạn mà các bản Phúc Âm cũng như thánh Phaolô đã nói là đã luôn làm thoả mãn mọi mong đợi khẩn thiết của con người một cách dư tràn.
Người bạn đó, tức tình yêu Thiên Chúa nhập thể - một tình yêu không hề tắt - luôn hằng quan tâm săn sóc và ấp ủ chúng ta. Nếu chúng ta không quên điều đó, thì chúng ta có thể tạo cho mình một nếp sống mới; thì xã hội chúng ta sẽ có được một bộ mặt mới; thì chúng ta sẽ trở nên những con người mới; thì tinh thần trách nhiệm đối nhau trong gia đình cũng ngoài xã hội sẽ triển nở và chúng ta sẽ không còn vô tình và bàng quang để cho những người khác phải đau khổ quằn quại trong định mệnh eo le của họ.
Vào năm 1849, thi sỹ người Nga Dostojewski bị kết án tử hình. Khi ông đã bước lên đoạn đầu đài trước sự chứng kiến của một đám đông dân chúng tò mò, thì lúc bấy giờ trong giây phút cuối cùng mỏng manh làm biên giới phân chia cái chết và sự sống của một con người, trước khi bản án được thi hành, ân xá của nhà vua tha chết cho ông cũng vừa kịp tới. Sau đó cá bạn bè đã hỏi thi sỹ ông dã nghĩ gì khi phải đối diện với cái chết như thế, ông ta đã trả lời: “Một làn sóng của lòng thương xót và tình bao dung đã dâng trào lên trong tôi …”. Tiếp đến nhà thi sỹ đã kết thúc lời tâm sự bằng những tiếng nói phát xuất từ trái tim ông: “Hỡi anh em đồng loại, anh em không còn có thể làm được gì nữa để cho tôi hết có thể yêu quý anh em!”
Đó cũng chính là ý nghĩa của đại lễ Mình Máu Thánh Chúa. Tình yêu đó của Thiên Chúa là “trường dạy” đào tạo tình yêu. Giá như tất cả mọi người cùng cộng tác, thì bộ mặt của giáo xứ chúng ta, bộ mặt của trái đất sẽ được đổi mới. Hận thù, ghen tương, bạo động và sự khốn cùng cũng nhu sự đói rét của nhân loại sẽ bị chấm dứt, và bấy giờ sẽ được hiện thực những gì Phúc Âm dã tường trình: “Tất cả mọi người đều được ăn no nê” (Mt 14, 20)
46. Thánh Thể và Thánh Giá
(Suy niệm của Lm Giuse Nguyễn Hữu An)
1. Đất, nước, đá
Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã dùng đất nắn nên hình hài (St 2,7). Từ đó Tổ Tông loài người mang tên Đất (St 4,25;5,1-3). Ađam, tiếng Do thái nghĩa là đất.
Để cứu Dân Ngài thoát khỏi nô lệ Aicập, vượt qua Biển Đỏ khô chân, lập giao ước Sinai với dân, Thiên Chúa đã dùng Môsê. Môsê, tiếng Do Thái nghĩa là nước (Xh 2,10)
Khi xây dựng Giáo Hội, Thiên Chúa lại dùng một con người đánh cá tầm thường, khi thì hùng hổ tuốt gươm bảo vệ Thầy Giêsu (Lc 22,50), khi thì sợ hãi chối quanh trước một đầy tớ gái (Lc 22,56-57). Người ấy Chúa Giêsu đặt tên là Đá (Mt 16,18). Kêpha, tiếng Do Thái nghĩa là đá.
Như vậy, lịch sử sáng tạo, lịch sử cứu độ của Thiên Chúa quyện đan với những cái tên tầm thường: Đất, Nước, Đá.
Người Việt Nam chúng ta cũng dùng những tiếng tầm thường ấy để nói lên Một Điều Linh Thiêng. Linh thiêng đến độ bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh mạng sống mình cho điều linh thiêng đó: Đất Nước Việt Nam. (x. Chút mắm muối cho bữa cơm hàng ngày, trang 252).
2. Bánh và rượu
Chúa Giêsu đã dùng bánh rượu làm nên Mình và Máu Thánh của Người. Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chính Chúa Kitô đã muốn trở nên gần gũi và cần thiết đó. Người muốn bánh và rượu trở nên Thịt Máu Người để nuôi sống chúng ta hàng ngày.
Tình yêu Chúa Kitô làm nên sáng kiến tuyệt vời. Vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nazareth để có thể ở giữa mọi người, từ kẻ hèn cho đến người sang trọng, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, từ người Do thái cũng như dân ngoại. Để trở thành của ăn nuôi mọi người,Chúa đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc quyền quý sang giàu.
Khi sinh ra đời, Chúa đã chọn cái chuồng bò. Khi sống ở Nazareth Chúa đã muốn làm một người thợ giữa những người lao động khác. Khi bắt đầu rao giàng tin mừng, Chúa đã chọn những người tầm thường trong xã hội làm bạn đồng hành, làm bạn tâm phúc thừa kế sự nghiệp. Trong giờ sau hết, Chúa đã chọn tấm bánh ly rượu, chọn khung cảnh một bàn ăn giữa bạn bè, chọn một tư gia để Tạ Ơn, trong đó người vừa là chủ tế vừa là của lễ. Và Chúa muốn Giáo Hội tiếp tục lễ Tạ Ơn theo cách thức của Người bằng những phương tiện đơn sơ là tấm bánh ly rượu.
Chỉ cần một bông lúa, một chùm nho đủ làm nên tấm bánh ly rượu. Không cần cái gì cao sang đắt giá, to lớn như con bò, con bê, con cừu mà đạo Do thái vẫn tế lễ trong đền thờ. Với tấm bánh ly rượu, Chúa Giêsu còn muốn cho của lễ Tạ Ơn phải chính là sản phẩm hoa màu ruộng đất, lao công con người, của ăn thức uống căn bản và phổ biến nhất của con người.
Chúa Giêsu là bông lúa, là chùm nho mọc lên từ ruộng đất thế gian, nơi Người nhập thể làm người. Người đã biến đổi trong thân thể Người là Con Thiên Chúa và cũng là con loài người tất cả tinh hoa của ruộng đất, trở thành bông lúa chùm nho. Từ bông lúa bị nghiền nát; từ chùm nho bị ép. Nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Chối từ cám dỗ của Satan hoá đá thành bánh, nhưng Chúa Giêsu đã tự ý biến đổi đời mình thánh Tấm Bánh để nuôi dưỡng con người.
“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. Chắc hẳn không ai hiểu câu nói này theo kiểu các yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, trong truyện Tôn Ngộ Không. Yêu tinh quyết tâm bắt cho được Đường Tam Tạng để ăn thịt. Nó tin rằng ăn thịt vị cao tăng này thì sẽ được trường sinh bất tử. Tôi nghĩ rằng giả như có ai giết Chúa Giêsu để ăn thịt Người (theo kiểu các yêu tinh ăn thịt Đường Tăng) thì người ấy vẫn chết như thường, và về mặt tâm linh thì cũng chẳng được ích lợi gì. Vì câu nói “Thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và Máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự.
3. Từ Thánh Giá đến Thánh Thể
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.
Thánh thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người suốt hơn 20 thế kỷ qua. Thánh Giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hylạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.
Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu thì càng lại là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”. Người Do thái đã phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được?” (Ga 6,52); ”Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta,chúng ta đều biết cả,sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?” (Ga 6,42). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết” (Ga 6,54); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi?” (Ga 6,60). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” (Ga 6,66).
Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống. Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh Thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chưa trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể.
Từ Thánh Giá đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh Giá đến tình yêu Thánh Thể. Hiểu như thế để khi dâng Thánh Lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta tham dự tích cực linh động với tất cả trí lòng tin yêu. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta hãy đem theo hy lễ đời mình để kết hiệp với Hy lễ của Chúa Kitô. Khi rước lễ là chúng ta gặp gỡ Đấng hy sinh chịu chết, là kết hợp với Đấng đã yêu đến cùng. Chúng ta được mời gọi sống như Chúa Giêsu, biết bẻ ra, chia sẻ, phục vụ và hiến trao.
Đất nước đá cũng như bánh và rượu là những thực tại tầm thường trong cuộc sống, nhưng một khi đã gắn với lịch sử cứu độ là nó trở nên những điều kỳ diệu.
Cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa cũng thế. Sống đời sống thiêng liêng, siêu nhiên một cách tự nhiên. Sống đời sống tự nhiên một cách thiêng liêng, siêu nhiên.
Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.
1. Đất, nước, đá
Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã dùng đất nắn nên hình hài (St 2,7). Từ đó Tổ Tông loài người mang tên Đất (St 4,25;5,1-3). Ađam, tiếng Do thái nghĩa là đất.
Để cứu Dân Ngài thoát khỏi nô lệ Aicập, vượt qua Biển Đỏ khô chân, lập giao ước Sinai với dân, Thiên Chúa đã dùng Môsê. Môsê, tiếng Do Thái nghĩa là nước (Xh 2,10)
Khi xây dựng Giáo Hội, Thiên Chúa lại dùng một con người đánh cá tầm thường, khi thì hùng hổ tuốt gươm bảo vệ Thầy Giêsu (Lc 22,50), khi thì sợ hãi chối quanh trước một đầy tớ gái (Lc 22,56-57). Người ấy Chúa Giêsu đặt tên là Đá (Mt 16,18). Kêpha, tiếng Do Thái nghĩa là đá.
Như vậy, lịch sử sáng tạo, lịch sử cứu độ của Thiên Chúa quyện đan với những cái tên tầm thường: Đất, Nước, Đá.
Người Việt Nam chúng ta cũng dùng những tiếng tầm thường ấy để nói lên Một Điều Linh Thiêng. Linh thiêng đến độ bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh mạng sống mình cho điều linh thiêng đó: Đất Nước Việt Nam. (x. Chút mắm muối cho bữa cơm hàng ngày, trang 252).
2. Bánh và rượu
Chúa Giêsu đã dùng bánh rượu làm nên Mình và Máu Thánh của Người. Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chính Chúa Kitô đã muốn trở nên gần gũi và cần thiết đó. Người muốn bánh và rượu trở nên Thịt Máu Người để nuôi sống chúng ta hàng ngày.
Tình yêu Chúa Kitô làm nên sáng kiến tuyệt vời. Vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nazareth để có thể ở giữa mọi người, từ kẻ hèn cho đến người sang trọng, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, từ người Do thái cũng như dân ngoại. Để trở thành của ăn nuôi mọi người,Chúa đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc quyền quý sang giàu.
Khi sinh ra đời, Chúa đã chọn cái chuồng bò. Khi sống ở Nazareth Chúa đã muốn làm một người thợ giữa những người lao động khác. Khi bắt đầu rao giàng tin mừng, Chúa đã chọn những người tầm thường trong xã hội làm bạn đồng hành, làm bạn tâm phúc thừa kế sự nghiệp. Trong giờ sau hết, Chúa đã chọn tấm bánh ly rượu, chọn khung cảnh một bàn ăn giữa bạn bè, chọn một tư gia để Tạ Ơn, trong đó người vừa là chủ tế vừa là của lễ. Và Chúa muốn Giáo Hội tiếp tục lễ Tạ Ơn theo cách thức của Người bằng những phương tiện đơn sơ là tấm bánh ly rượu.
Chỉ cần một bông lúa, một chùm nho đủ làm nên tấm bánh ly rượu. Không cần cái gì cao sang đắt giá, to lớn như con bò, con bê, con cừu mà đạo Do thái vẫn tế lễ trong đền thờ. Với tấm bánh ly rượu, Chúa Giêsu còn muốn cho của lễ Tạ Ơn phải chính là sản phẩm hoa màu ruộng đất, lao công con người, của ăn thức uống căn bản và phổ biến nhất của con người.
Chúa Giêsu là bông lúa, là chùm nho mọc lên từ ruộng đất thế gian, nơi Người nhập thể làm người. Người đã biến đổi trong thân thể Người là Con Thiên Chúa và cũng là con loài người tất cả tinh hoa của ruộng đất, trở thành bông lúa chùm nho. Từ bông lúa bị nghiền nát; từ chùm nho bị ép. Nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Chối từ cám dỗ của Satan hoá đá thành bánh, nhưng Chúa Giêsu đã tự ý biến đổi đời mình thánh Tấm Bánh để nuôi dưỡng con người.
“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. Chắc hẳn không ai hiểu câu nói này theo kiểu các yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, trong truyện Tôn Ngộ Không. Yêu tinh quyết tâm bắt cho được Đường Tam Tạng để ăn thịt. Nó tin rằng ăn thịt vị cao tăng này thì sẽ được trường sinh bất tử. Tôi nghĩ rằng giả như có ai giết Chúa Giêsu để ăn thịt Người (theo kiểu các yêu tinh ăn thịt Đường Tăng) thì người ấy vẫn chết như thường, và về mặt tâm linh thì cũng chẳng được ích lợi gì. Vì câu nói “Thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và Máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự.
3. Từ Thánh Giá đến Thánh Thể
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.
Thánh thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người suốt hơn 20 thế kỷ qua. Thánh Giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hylạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.
Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu thì càng lại là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”. Người Do thái đã phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được?” (Ga 6,52); ”Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta,chúng ta đều biết cả,sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống?” (Ga 6,42). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết” (Ga 6,54); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi?” (Ga 6,60). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” (Ga 6,66).
Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống. Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh Thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chưa trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể.
Từ Thánh Giá đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh Giá đến tình yêu Thánh Thể. Hiểu như thế để khi dâng Thánh Lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta tham dự tích cực linh động với tất cả trí lòng tin yêu. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta hãy đem theo hy lễ đời mình để kết hiệp với Hy lễ của Chúa Kitô. Khi rước lễ là chúng ta gặp gỡ Đấng hy sinh chịu chết, là kết hợp với Đấng đã yêu đến cùng. Chúng ta được mời gọi sống như Chúa Giêsu, biết bẻ ra, chia sẻ, phục vụ và hiến trao.
Đất nước đá cũng như bánh và rượu là những thực tại tầm thường trong cuộc sống, nhưng một khi đã gắn với lịch sử cứu độ là nó trở nên những điều kỳ diệu.
Cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa cũng thế. Sống đời sống thiêng liêng, siêu nhiên một cách tự nhiên. Sống đời sống tự nhiên một cách thiêng liêng, siêu nhiên.
Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.
47. Này là Mình Ta. Này là Máu Ta
(Suy niệm của Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ của Chúa, kính Mình Máu Thánh Chúa. Tiếp liền sau lễ là cuộc kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: “Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê” (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Lễ này có thừ thế kỷ thứ XIII do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Đức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Cử hành Thánh Thể
Giáo hội công khai cách long trọng Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo hội.
Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta: Làm sao Bánh lại có thể là Mình Chúa Kitô và Rượu lại là Máu Chúa Kitô được?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, dẫn chúng ta trên đường về về với Chúa!
Giáo hội quả quyết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta phải tôn thờ. Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Theo thánh Tôma Aquinô: Con độc nhất của Thiên Chúa muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Bí tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta: “Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta” Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy”. (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta: “Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta”. Người tan biến trong chúng ta, “làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài” (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Sau lễ này, Giáo hội kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ “mặt nhật”)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.
Ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo hội cử hành lễ của Chúa, kính Mình Máu Thánh Chúa. Tiếp liền sau lễ là cuộc kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: “Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê” (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền cho mọi người biết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Lễ này có thừ thế kỷ thứ XIII do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264, nhằm nhắc lại việc cử hành đầy ý nghĩa trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, giúp các tín hữu sống lại bầu khí trang nghiêm ấy, với lòng biết ơn Thiên Chúa Cha cách sâu xa, có lúc dừng lại trong thinh lặng trước mầu nhiệm Đức Tin để chiêm ngắm sự cao cả của Bí Tích vô cùng cao quí với trọn con người và tình thương của Chúa Giêsu.
Cử hành Thánh Thể
Giáo hội công khai cách long trọng Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi đức tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo hội.
Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta: Làm sao Bánh lại có thể là Mình Chúa Kitô và Rượu lại là Máu Chúa Kitô được?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, dẫn chúng ta trên đường về về với Chúa!
Giáo hội quả quyết rằng: Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta phải tôn thờ. Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Theo thánh Tôma Aquinô: Con độc nhất của Thiên Chúa muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Bí tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta: “Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta” Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: "Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy”. (Thánh Gioan Kim Khẩu)
Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta: “Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta”. Người tan biến trong chúng ta, “làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài” (Thánh Gioan Kim Khẩu).
Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Sau lễ này, Giáo hội kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi nhà thờ, tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà của Chúa, đường đời ta là đường của Chúa, xin Chúa hiện diện hằng ngày trong đời sống chúng ta! Có Chúa Giêsu là Bánh ban sự sống, Bánh của các thiên thần, Bánh của của kẻ hành hương cùng đi, chúng ta sẽ không cô đơn.
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là “Mặt Trời”: Ngài là ánh sáng của lòng ta (đó là ý nghĩa của từ “mặt nhật”)
Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa.
Các em bé rắc hoa trên đường nhắc lại cuộc rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen.
48. Chuẩn bị tiệc Vượt Qua và khai mạc Giao Ước
(Chú giải và suy niệm của Lm. FX. Vũ Phan Long)
1.- Ngữ cảnh
Phụng vụ hôm nay đưa chúng ta đến bữa ăn cuối cùng Đức Giêsu chia sẻ với các môn đệ. Đây là một trong nhiều sự cố đã xảy ra kể từ khi Đức Giêsu đến Giêrusalem (x. 11,1). Tuy nhiên, bữa ăn này có một giá trị đặc biệt, vì đây là một bữa tiệc Vượt Qua, trong đó Đức Giêsu sẽ ký kết giao ước mới trước khi đi vào cuộc Thương Khó.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Chuẩn bị tiệc Vượt Qua (14,12-16);
2) Khai mạc giao ước (14,22-26).
3.- Vài điểm chú giải
- Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua (12): Theo truyền thống Kinh Thánh, lễ Vượt Qua (Pesach) được cử hành vào chiều ngày 14 Nisan (“Nisan” là tháng thứ nhất của năm) và chính ngày lễ là 15 Nisan, còn lễ Bánh Không Men (lễ Matzoth), kéo dài thành bảy ngày, lại bắt đầu vào đúng ngày 15 Nisan. Vì hai đại lễ này quá gần nhau, chẳng mấy chốc lễ Bánh Không Men đã được gọi là lễ Vượt Qua, và kéo dài trong bảy ngày và bắt đầu với đêm lễ Vượt Qua, và phụng vụ cũng gọi đêm lễ Vượt Qua ấy là “lễ Bánh Không Men”. Chiên và bánh không men là lương thực biểu tượng của lễ mùa xuân. Cả hai thứ này nói lên sự tái sinh và đời sống mới[1].
Truyền thống kinh sư quy định việc sát tế chiên bắt đầu sau khi đã dâng hy lễ chiều ngày vọng, nghĩa là vào khoảng 14g30, tức trước khi ngày thứ nhất bắt đầu vào lúc mặt trời lặn. Nếu lễ Vượt Qua rơi vào ngày thứ bảy, thì bắt đầu sát tế chiên sớm hơn 1 giờ. Nhưng tác giả Mc quan tâm đến độc giả gốc ngoại giáo, ông cho bắt đầu ngày bằng ban sáng (14,17: “chiều đến”, các ngài dùng bữa), “ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men”, tức là đúng ngay ngày 15 Nisan.
Nhận định tổng hợp là: Bản văn Mc xác định Bữa Tiệc cuối cùng chính là bữa tiệc Vượt Qua, tức đúng ngày 15 Nisan; các tác giả Nhất Lãm khác cũng theo thời gian biểu của Mc. Còn Ga 19,14 lại đặt cái chết của Đức Giêsu vào chiều ngày 14 Nisan và như thế làm cho bữa ăn tối cuối cùng trở thành một bữa ăn tiền-Vượt Qua. Thời gian biểu của Gioan có lẽ đúng hơn, bởi vì khó mà cho rằng các thượng tế và các kinh sư lại hành động như ta đã biết vào ngày thứ nhất của lễ Vượt Qua. Khi biến bữa Ăn tối cuối cùng thành một bữa tiệc Vượt Qua, tác giả Mc nhắm kéo cái chết của Đức Giêsu vào gần hơn nữa với các đề tài lớn của lễ Vượt Qua là hiến tế và giải phóng.
- dọn cho Thầy ăn lễ (12): Có nhiều việc phải làm: tìm một nơi thích hợp, giết chiên, chuẩn bị bánh không men, sắm các đồ dùng vào bữa tiệc. Các dân cư Giêrusalem rất sẵn sàng giúp cho các khách hành hương có chỗ mà ăn lễ. Nhưng ở đây, tác giả Mc không muốn nói tới điểm này, ngài muốn nêu ra một chuyện lạ lùng.
- một người mang vò nước (13): Các môn đệ được cho một dấu chỉ để có thể chu toàn nhiệm vụ, nhưng đây lại là một dấu chỉ của đời thường: một người mang vò nước thì ta có thể gặp bất cứ lúc nào trong Giêrusalem. Tuy nhiên dấu chỉ này cho hiểu rằng hành trình đưa Đức Giêsu đến cuộc Thương Khó được tiên liệu đến từng chi tiết.
- một phòng rộng rãi trên lầu (15): Khi cử hành lễ Vượt Qua, ít ra có khoảng mười người họp lại với nhau, nên sách Mishna quy định là phải có một không gian 10x10 “khuỷu tay” (tức khoảng 23m2). Khi ăn tiệc, người ta nằm dài để diễn tả là dân chúng đã ra khỏi kiếp nô lệ Ai Cập và đã được tự do; ngay cả người nghèo nhất cũng ăn tiệc Vượt Qua trong tư thế này.
- dâng lời chúc tụng (22): Với cách hành động này, ta có thể nói đây là bữa tiệc Vượt Qua hay bữa tiệc bằng hữu cũng được. Trong bữa tiệc Vượt Qua, phải có trước tiên lời chúc tụng về ngày lễ, rồi chén rượu đầu tiên, các món khai vị là rau đắng và trái cây, suy niệm về lễ Vượt Qua, rồi chén rượu thứ hai. Phần chính của bữa ăn bắt đầu với lời chúc tụng trên bánh không men. “Cầm lấy, dâng lời chúc tụng, bẻ ra” là những từ ngữ chuyên môn của lời kinh người Do Thái đọc trước khi ăn. Rất có thể người Do Thái nghĩ rằng miếng bánh được trao cho họ, do ông chủ bẻ ra từ tấm bánh lớn, đưa lại phúc lành cho mình.
- đây là mình Thầy… Đây là máu Thầy (22.24): Vì từ ngữ “mình” (sôma) là một từ nói quanh để chỉ bản thân con người, câu này có thể diễn lại là: “Đây là chính Thầy”. Những ai ăn tiệc thì được hiệp thông cách mới mẻ với Đức Giêsu. Dựa vào c. 24 nói về chén rượu, ta hiểu là đây là sự hiệp thông với Đấng đang đi tới cái chết. Từ ngữ sôma, vì ở trong thế song đối với “máu đổ ra”, có nghĩa là thân thể dâng làm hy lễ.
- Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn (23): Trong tiệc Vượt Qua, giữa lời chúc tụng trên bánh và lời chúc tụng trên rượu, có việc ăn thịt chiên. Theo sách nghi thức, đây là chén rượu thứ ba. Ta lưu ý là tác giả Mc đã chuyển đi từ “dâng lời chúc tụng (eulogein)” sang “dâng lời tạ ơn (eucharistein)”, trong khi trong bữa tiệc Do Thái, cả hai lần đều là “lời chúc tụng”. Có thể công thức này đã được chọn vì người ta đã nghĩ tới kết thúc bữa ăn. Nhưng rất có thể tác giả muốn gợi tới bữa tiệc Thánh Thể (eucharistia).
- tất cả đều uống (23): Chi tiết này đến quá sớm, vì sau đó Đức Giêsu còn giải thích ý nghĩa của rượu. Trong một ngữ cảnh rộng hơn, từ “tất cả” đây nhìn tới trước tình cảnh “tất cả” sẽ vấp ngã (14,27.50). Việc tham dự vào bữa tiệc không giữ cho người ta khỏi vấp ngã vào giờ quyết định.
- máu giao ước, đổ ra vì muôn người (24): “Máu giao ước” nhắc đến Xh 24,8. Trong đoạn văn này, sau khi dân đã cam kết giữ luật và sau hy lễ, Môsê rảy máu các tế vật lên dân và nói: “Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này”. Ngay sau đó ông dùng một bữa tiệc huynh đệ với các vị kỳ mục của dân (Xh 24,11). Nhờ cái chết của Đức Giêsu, một giao ước mới được thiết lập, thay thế giao ước thứ nhất. Máu Đức Giêsu đi vào thế đối lập tiên trưng với máu giao ước cũ. Theo Dcr 9,11, các tù nhân được phóng thích “nhờ máu của giao ước này”. Việc khai trương giao ước đưa lại sự cứu chuộc và cứu độ. “Máu đổ ra” đồng nghĩa với “bị giết”, bởi vì theo một quan niệm của Kinh Thánh, máu được coi là mang sự sống và sức sống. Từ đó ta hiểu rằng chén được dâng đảm bảo có sự hiệp thông với Chúa, Đấng hiến mình trong cái chết. “Đổ ra”, ekchêô, được dùng thường xuyên để nói về máu con vật được đổ ra (Lv 4,7.18.25.30.34…) và việc rưới rượu (Is 57,6).
Câu “đổ ra vì muôn người” (dịch sát là “đổ ra vì nhiều người”) nhắc đến Is 53,12 và đưa lại cho hành vi một chiều kích hy tế. Hai đoạn văn Cựu Ước này được dùng để diễn tả cái chết của Đức Giêsu như là một hy lễ vì những người khác. Cụm từ hyper pollôn, “vì nhiều người”, dựa trên kiểu nói Sê-mít đặc biệt của Is 53,12 (rab), có nghĩa là “tất cả” / đoàn người đông đảo”, chứ không chỉ là “một số người”; đây là toàn thể thế giới ngoại giáo (x. Người Tôi Trung được gọi là “ánh sáng cho các dân” [x. Is 42,6; 49,7t]). Như vậy, “nhiều” đây không đối lập với “tất cả”, nhưng có nghĩa là “tất cả là nhiều”[2].
- chẳng bao giờ Thầy còn uống … trong Nước Thiên Chúa (25): Câu kết thúc này đặt Bữa Tiệc Ly trong khung cảnh là bữa tiệc thiên sai (x. 6,35-44; 8,1-10). Thay vì coi bữa tiệc cuối cùng này (và Tiệc Thánh Thể) là một biến cố cô lập, cần phải liên kết nó với các bữa ăn Đức Giêsu đã chia sẻ trước đây với những người thu thuế và tội lỗi (x. 2,16) và với bữa tiệc cánh chung tương lai.
- Hát thánh vịnh xong (26): Đây là khối Tv 113–118, thường được gọi là Tập Hallel nhỏ. Tập Hallel này này có một vị trí đặc biệt trong ba đại lễ Vượt Qua, Ngũ Tuần và Lều.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Chuẩn bị tiệc Vượt Qua (12-16)
Bữa tiệc có một tầm quan trọng lớn lao trong Tin Mừng. Tác giả Mc thường xuyên cho thấy Đức Giêsu ngồi vào bàn ăn với các môn đệ, với những người tội lỗi và với dân chúng. Biến cố cuối cùng trước Thương Khó cũng vẫn là một bữa tiệc: Đức Giêsu cùng với Nhóm Mười Hai cử hành tiệc Vượt Qua. Trong sự hiệp thông đức tin và đạo giáo Israel, các ngài cử hành lễ trọng nhất của dân tộc mình. Bằng bữa tiệc Vượt Qua, dân Israel nhắc lại cách Thiên Chúa đối xử với các tổ phụ và được canh tân trong niềm tin đầy tri ân, vui tươi và vững vàng đặt nơi Thiên Chúa.
Các môn đệ được phái đi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ trên bối cảnh là bữa tiệc và nội dung của đại lễ Vượt Qua như thế.
Các môn đệ đã đi vào thành và gặp một người mang vò nước đón mình. Các ông đã chuyển giao sứ điệp: “Thầy nhắn: «Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?»”. Đây là lần duy nhất danh xưng “Thầy” (didaskalos) được Đức Giêsu dùng để nói về mình, vừa với nghĩa là “vị thầy truyền đạt kiến thức”, vừa theo nghĩa là “bậc đáng kính”; điều này còn được khẳng định bởi cụm từ “các môn đệ của tôi” chỉ được dùng duy nhất ở đây. Tuy nhiên, chi tiết “người mang vò nước” lại chứng tỏ rằng hành trình đưa Đức Giêsu đến cuộc Thương Khó đã được tiên liệu trong từng chi tiết: Người biết và Người vâng phục (x. 11,1t). Như thế, bên cạnh sự cao cả của Người, là sự hạ mình khiêm nhường của Người. Ông chủ nhà sẽ dành cho các môn đệ một phòng lớn trên lầu trên (thường đây là phòng rộng nhất của căn nhà). Các môn đệ thấy mọi sự đúng y như Đức Giêsu đã nói trước.
* Khai mạc giao ước (22-26)
Tại bữa tiệc, trong bánh và rượu, Đức Giêsu ban cho các môn đệ thân mình và máu của Người. Đây là bữa tiệc từ biệt. Đức Giêsu sẽ bị giao nộp và bị giết, Người sẽ không đi đi lại lại trong xứ cùng với các ông, cũng không ăn tiệc với các ông như lâu nay nữa. Tuy nhiên, Người sẽ ở giữa các ông trong bánh và rượu; trong tương lai, đây sẽ là cách thức hiện diện của Người. Đức Giêsu từ biệt, tuy vậy, Người vẫn ở lại đó.
Máu mà Đức Giêsu hiến dâng trong chén rượu là máu của giao ước, được đổ ra vì muôn người. Tiếp nối vào cuộc giải phóng khỏi đất Ai Cập, được nhắc lại trong tiệc Vượt Qua, là việc ký giao ước tại núi Sinai. Đây không phải là một giao ước giữa các partner ngang nhau. Trước tiên giao ước này có đặc điểm là Thiên Chúa tự ràng buộc và tự cam kết là Thiên Chúa nhân ái của dân (x. Xh 20,1); và giao ước này hàm chứa cam kết của dân là tuân giữ các điều răn (x. Xh 20,3-17). Giao ước được đóng ấn, khi Môsê rảy máu tế vật lên bàn thờ và dân chúng (Xh 24,6-8). Với máu của Đức Giêsu, giao ước mới và vĩnh viễn được đóng ấn. Trong máu Người, trong hành vi hiến tặng mạng sống của Người, tình yêu của Thiên Chúa đối với thế gian được tỏ bày (x. Ga 3,16); nhờ máu Người đổ ra, “một đoàn lũ đông đảo” được giải thoát khỏi tội lỗi. Đức Giêsu không chỉ ở lại với các môn đệ, mà còn đặt nền tảng và đóng ấn cho sự hiệp thông của họ với Thiên Chúa.
Đức Giêsu tạng ban cho họ mình và máu Người. Mình và máu là toàn thể bản thân một người. Việc Người tặng ban mình và máu phải mãi mãi nhắc nhớ đến việc Người hiến tặng mạng sống, cái chết của Người trên thập giá. Đàng khác, bánh là lương thực hằng ngày nuôi sống con người, còn rượu chính là tiệc mừng trong niềm vui. Để sống được, loài người chúng ta cần lương thực. Khi ban tặng chính mình trong bánh và rượu, Đức Giêsu cho ta thấy rằng nhờ sự hiện diện của Người giữa chúng ta và nhờ sự hiệp thông của chúng ta với Người, chúng ta có sự sống ở mức viên mãn và trong niềm vui.
Trong những lời kết thúc (c. 25), Đức Giêsu lại nhấn mạnh rằng sự hiệp thông mà Người đã sống cho đến lúc này với các môn đệ đã đến lúc kết thúc: Người sẽ không uống thứ rượu trong tiệc mừng với họ như lâu nay Người vẫn làm nữa. Đồng thời, Đức Giêsu nói đến sự hoàn tất của sự hiệp thông này trong Nuớc Thiên Chúa, khi Thiên Chúa sẽ thiết lập và tỏ bày vĩnh viễn quyền chúa tể của Ngài ra.
+ Kết luận
Khi tường thuật truyện Đức Giêsu mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ, tác giả Mc đã cho thấy Đức Giêsu đã trung thành đi theo ý muốn của Thiên Chúa trong từng chi tiết. Do đó, bài tường thuật không chỉ để ghi nhận các sự kiện, nhưng mang tính tín lý. Tác giả đã liên kết Thương Khó với tiệc cuối cùng; với bữa tiệc này, cuộc Thương Khó đã bắt đầu vào lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua của Đức Giêsu được ghi dấu ấn là cuộc Thương Khó của Người. Rất có thể từ ngữ pascha khiến tác giả Mc nghĩ đến ý nghĩa của từ Hy Lạp paschô (“đau khổ”); dĩ nhiên về từ nguyên thì không đúng, nhưng về thực tại thì có lý.
Đức Giêsu cũng bày tỏ sự trung thành với các môn đệ cho đến cùng, qua việc hiến tặng mình và máu Người trong bánh và rượu. Sự trung thành của Đức Giêsu, được tỏ hiện trong tất cả mọi hình thức hiện diện của Người, là điểm vững chắc duy nhất trong tương quan hỗ tương giữa Người với các môn đệ. Đức Giêsu luôn ở cùng chúng ta và cho chúng ta được hiệp thông của Người như cho một quà tặng.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đến cuối thời gian hoạt động, Đức Giêsu lại chia sẻ bữa tiệc Vượt Qua này với các môn đệ: bữa tiệc này nhắc lại lịch sử của quan hệ của Thiên Chúa với Israel và đưa tới chỗ hoàn tất. Đức Giêsu lại ăn tiệc với các môn đệ, như cách hiệp thông riêng tư với các ông. Tại đây mọi sự được quay hướng về các hình thái khác của sự hiện diện của Người giữa các môn đệ, về sự hiệp thông không cùng của họ với Người. Tuy nhiên, các môn đệ không thể tự ru ngủ mình trong sự an toàn; chính họ đã thấy định mệnh của Đức Giêsu là một chướng kỳ; chính họ đã không đủ sức liên kết với Người.
2. Trên thập giá, Đức Giêsu đã đổ máu ra; bằng cái chết của Người, Người đã thiết lập giao ước mới, tạo điều kiện cho có sự hiệp thông vĩnh viễn của Thiên Chúa với loài người. Đức Giêsu sẽ mãi mãi ở với họ và sẽ là Đấng Chịu đóng đinh đã hiến tặng mạng sống cho họ. Cho đến nay, Người đã ở giữa họ theo cách thấy được rõ ràng bằng mắt thường, kể từ nay, Người sẽ ở giữa họ trong bánh và rượu, trong tư cách Đấng Chịu đóng đinh, trong tư cách dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa và sự sống. Tất cả những điều này sẽ tới mức viên mãn khi Nước Thiên Chúa được tỏ hiện.
3. Hôm nay chúng ta đã quen coi truyền thống về bữa tiệc ly như là một thành phần thuộc cuộc Thương Khó. Điều này chính tác giả Mc đã nhắm: bữa tiệc này được quy hướng về thập giá và Phục Sinh. Bữa tiệc này kết thúc các bữa tiệc Đức Giêsu dùng với các người tội lỗi (2,15tt) và với dân chúng (6,35tt; 8,1tt) và đưa các môn đệ vào cuộc Thương Khó. Người Kitô hữu khi tham dự vào bữa tiệc Thánh Thể thì cũng đã được đặt trên cùng một nẻo đường.
4. Việc lãnh nhận Mình và Máu của Chúa mang lại cho chúng ta sự thông dự vào sự sống của Người, cái chết cũng như sự phục sinh ngõ hầu chúng ta cũng có thể sẵn lòng sống phục vụ và yêu thương tha nhân như Người đã làm. Khi chúng ta đón nhận Bánh Sự Sống và Chén Cứu Độ, chúng ta được nhắc nhớ rằng chết không phải là hết. Với mỗi cái chết là một lời hứa và mở ra sự sống mới (Siciliano).
1.- Ngữ cảnh
Phụng vụ hôm nay đưa chúng ta đến bữa ăn cuối cùng Đức Giêsu chia sẻ với các môn đệ. Đây là một trong nhiều sự cố đã xảy ra kể từ khi Đức Giêsu đến Giêrusalem (x. 11,1). Tuy nhiên, bữa ăn này có một giá trị đặc biệt, vì đây là một bữa tiệc Vượt Qua, trong đó Đức Giêsu sẽ ký kết giao ước mới trước khi đi vào cuộc Thương Khó.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Chuẩn bị tiệc Vượt Qua (14,12-16);
2) Khai mạc giao ước (14,22-26).
3.- Vài điểm chú giải
- Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua (12): Theo truyền thống Kinh Thánh, lễ Vượt Qua (Pesach) được cử hành vào chiều ngày 14 Nisan (“Nisan” là tháng thứ nhất của năm) và chính ngày lễ là 15 Nisan, còn lễ Bánh Không Men (lễ Matzoth), kéo dài thành bảy ngày, lại bắt đầu vào đúng ngày 15 Nisan. Vì hai đại lễ này quá gần nhau, chẳng mấy chốc lễ Bánh Không Men đã được gọi là lễ Vượt Qua, và kéo dài trong bảy ngày và bắt đầu với đêm lễ Vượt Qua, và phụng vụ cũng gọi đêm lễ Vượt Qua ấy là “lễ Bánh Không Men”. Chiên và bánh không men là lương thực biểu tượng của lễ mùa xuân. Cả hai thứ này nói lên sự tái sinh và đời sống mới[1].
Truyền thống kinh sư quy định việc sát tế chiên bắt đầu sau khi đã dâng hy lễ chiều ngày vọng, nghĩa là vào khoảng 14g30, tức trước khi ngày thứ nhất bắt đầu vào lúc mặt trời lặn. Nếu lễ Vượt Qua rơi vào ngày thứ bảy, thì bắt đầu sát tế chiên sớm hơn 1 giờ. Nhưng tác giả Mc quan tâm đến độc giả gốc ngoại giáo, ông cho bắt đầu ngày bằng ban sáng (14,17: “chiều đến”, các ngài dùng bữa), “ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men”, tức là đúng ngay ngày 15 Nisan.
Nhận định tổng hợp là: Bản văn Mc xác định Bữa Tiệc cuối cùng chính là bữa tiệc Vượt Qua, tức đúng ngày 15 Nisan; các tác giả Nhất Lãm khác cũng theo thời gian biểu của Mc. Còn Ga 19,14 lại đặt cái chết của Đức Giêsu vào chiều ngày 14 Nisan và như thế làm cho bữa ăn tối cuối cùng trở thành một bữa ăn tiền-Vượt Qua. Thời gian biểu của Gioan có lẽ đúng hơn, bởi vì khó mà cho rằng các thượng tế và các kinh sư lại hành động như ta đã biết vào ngày thứ nhất của lễ Vượt Qua. Khi biến bữa Ăn tối cuối cùng thành một bữa tiệc Vượt Qua, tác giả Mc nhắm kéo cái chết của Đức Giêsu vào gần hơn nữa với các đề tài lớn của lễ Vượt Qua là hiến tế và giải phóng.
- dọn cho Thầy ăn lễ (12): Có nhiều việc phải làm: tìm một nơi thích hợp, giết chiên, chuẩn bị bánh không men, sắm các đồ dùng vào bữa tiệc. Các dân cư Giêrusalem rất sẵn sàng giúp cho các khách hành hương có chỗ mà ăn lễ. Nhưng ở đây, tác giả Mc không muốn nói tới điểm này, ngài muốn nêu ra một chuyện lạ lùng.
- một người mang vò nước (13): Các môn đệ được cho một dấu chỉ để có thể chu toàn nhiệm vụ, nhưng đây lại là một dấu chỉ của đời thường: một người mang vò nước thì ta có thể gặp bất cứ lúc nào trong Giêrusalem. Tuy nhiên dấu chỉ này cho hiểu rằng hành trình đưa Đức Giêsu đến cuộc Thương Khó được tiên liệu đến từng chi tiết.
- một phòng rộng rãi trên lầu (15): Khi cử hành lễ Vượt Qua, ít ra có khoảng mười người họp lại với nhau, nên sách Mishna quy định là phải có một không gian 10x10 “khuỷu tay” (tức khoảng 23m2). Khi ăn tiệc, người ta nằm dài để diễn tả là dân chúng đã ra khỏi kiếp nô lệ Ai Cập và đã được tự do; ngay cả người nghèo nhất cũng ăn tiệc Vượt Qua trong tư thế này.
- dâng lời chúc tụng (22): Với cách hành động này, ta có thể nói đây là bữa tiệc Vượt Qua hay bữa tiệc bằng hữu cũng được. Trong bữa tiệc Vượt Qua, phải có trước tiên lời chúc tụng về ngày lễ, rồi chén rượu đầu tiên, các món khai vị là rau đắng và trái cây, suy niệm về lễ Vượt Qua, rồi chén rượu thứ hai. Phần chính của bữa ăn bắt đầu với lời chúc tụng trên bánh không men. “Cầm lấy, dâng lời chúc tụng, bẻ ra” là những từ ngữ chuyên môn của lời kinh người Do Thái đọc trước khi ăn. Rất có thể người Do Thái nghĩ rằng miếng bánh được trao cho họ, do ông chủ bẻ ra từ tấm bánh lớn, đưa lại phúc lành cho mình.
- đây là mình Thầy… Đây là máu Thầy (22.24): Vì từ ngữ “mình” (sôma) là một từ nói quanh để chỉ bản thân con người, câu này có thể diễn lại là: “Đây là chính Thầy”. Những ai ăn tiệc thì được hiệp thông cách mới mẻ với Đức Giêsu. Dựa vào c. 24 nói về chén rượu, ta hiểu là đây là sự hiệp thông với Đấng đang đi tới cái chết. Từ ngữ sôma, vì ở trong thế song đối với “máu đổ ra”, có nghĩa là thân thể dâng làm hy lễ.
- Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn (23): Trong tiệc Vượt Qua, giữa lời chúc tụng trên bánh và lời chúc tụng trên rượu, có việc ăn thịt chiên. Theo sách nghi thức, đây là chén rượu thứ ba. Ta lưu ý là tác giả Mc đã chuyển đi từ “dâng lời chúc tụng (eulogein)” sang “dâng lời tạ ơn (eucharistein)”, trong khi trong bữa tiệc Do Thái, cả hai lần đều là “lời chúc tụng”. Có thể công thức này đã được chọn vì người ta đã nghĩ tới kết thúc bữa ăn. Nhưng rất có thể tác giả muốn gợi tới bữa tiệc Thánh Thể (eucharistia).
- tất cả đều uống (23): Chi tiết này đến quá sớm, vì sau đó Đức Giêsu còn giải thích ý nghĩa của rượu. Trong một ngữ cảnh rộng hơn, từ “tất cả” đây nhìn tới trước tình cảnh “tất cả” sẽ vấp ngã (14,27.50). Việc tham dự vào bữa tiệc không giữ cho người ta khỏi vấp ngã vào giờ quyết định.
- máu giao ước, đổ ra vì muôn người (24): “Máu giao ước” nhắc đến Xh 24,8. Trong đoạn văn này, sau khi dân đã cam kết giữ luật và sau hy lễ, Môsê rảy máu các tế vật lên dân và nói: “Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này”. Ngay sau đó ông dùng một bữa tiệc huynh đệ với các vị kỳ mục của dân (Xh 24,11). Nhờ cái chết của Đức Giêsu, một giao ước mới được thiết lập, thay thế giao ước thứ nhất. Máu Đức Giêsu đi vào thế đối lập tiên trưng với máu giao ước cũ. Theo Dcr 9,11, các tù nhân được phóng thích “nhờ máu của giao ước này”. Việc khai trương giao ước đưa lại sự cứu chuộc và cứu độ. “Máu đổ ra” đồng nghĩa với “bị giết”, bởi vì theo một quan niệm của Kinh Thánh, máu được coi là mang sự sống và sức sống. Từ đó ta hiểu rằng chén được dâng đảm bảo có sự hiệp thông với Chúa, Đấng hiến mình trong cái chết. “Đổ ra”, ekchêô, được dùng thường xuyên để nói về máu con vật được đổ ra (Lv 4,7.18.25.30.34…) và việc rưới rượu (Is 57,6).
Câu “đổ ra vì muôn người” (dịch sát là “đổ ra vì nhiều người”) nhắc đến Is 53,12 và đưa lại cho hành vi một chiều kích hy tế. Hai đoạn văn Cựu Ước này được dùng để diễn tả cái chết của Đức Giêsu như là một hy lễ vì những người khác. Cụm từ hyper pollôn, “vì nhiều người”, dựa trên kiểu nói Sê-mít đặc biệt của Is 53,12 (rab), có nghĩa là “tất cả” / đoàn người đông đảo”, chứ không chỉ là “một số người”; đây là toàn thể thế giới ngoại giáo (x. Người Tôi Trung được gọi là “ánh sáng cho các dân” [x. Is 42,6; 49,7t]). Như vậy, “nhiều” đây không đối lập với “tất cả”, nhưng có nghĩa là “tất cả là nhiều”[2].
- chẳng bao giờ Thầy còn uống … trong Nước Thiên Chúa (25): Câu kết thúc này đặt Bữa Tiệc Ly trong khung cảnh là bữa tiệc thiên sai (x. 6,35-44; 8,1-10). Thay vì coi bữa tiệc cuối cùng này (và Tiệc Thánh Thể) là một biến cố cô lập, cần phải liên kết nó với các bữa ăn Đức Giêsu đã chia sẻ trước đây với những người thu thuế và tội lỗi (x. 2,16) và với bữa tiệc cánh chung tương lai.
- Hát thánh vịnh xong (26): Đây là khối Tv 113–118, thường được gọi là Tập Hallel nhỏ. Tập Hallel này này có một vị trí đặc biệt trong ba đại lễ Vượt Qua, Ngũ Tuần và Lều.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Chuẩn bị tiệc Vượt Qua (12-16)
Bữa tiệc có một tầm quan trọng lớn lao trong Tin Mừng. Tác giả Mc thường xuyên cho thấy Đức Giêsu ngồi vào bàn ăn với các môn đệ, với những người tội lỗi và với dân chúng. Biến cố cuối cùng trước Thương Khó cũng vẫn là một bữa tiệc: Đức Giêsu cùng với Nhóm Mười Hai cử hành tiệc Vượt Qua. Trong sự hiệp thông đức tin và đạo giáo Israel, các ngài cử hành lễ trọng nhất của dân tộc mình. Bằng bữa tiệc Vượt Qua, dân Israel nhắc lại cách Thiên Chúa đối xử với các tổ phụ và được canh tân trong niềm tin đầy tri ân, vui tươi và vững vàng đặt nơi Thiên Chúa.
Các môn đệ được phái đi chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ trên bối cảnh là bữa tiệc và nội dung của đại lễ Vượt Qua như thế.
Các môn đệ đã đi vào thành và gặp một người mang vò nước đón mình. Các ông đã chuyển giao sứ điệp: “Thầy nhắn: «Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?»”. Đây là lần duy nhất danh xưng “Thầy” (didaskalos) được Đức Giêsu dùng để nói về mình, vừa với nghĩa là “vị thầy truyền đạt kiến thức”, vừa theo nghĩa là “bậc đáng kính”; điều này còn được khẳng định bởi cụm từ “các môn đệ của tôi” chỉ được dùng duy nhất ở đây. Tuy nhiên, chi tiết “người mang vò nước” lại chứng tỏ rằng hành trình đưa Đức Giêsu đến cuộc Thương Khó đã được tiên liệu trong từng chi tiết: Người biết và Người vâng phục (x. 11,1t). Như thế, bên cạnh sự cao cả của Người, là sự hạ mình khiêm nhường của Người. Ông chủ nhà sẽ dành cho các môn đệ một phòng lớn trên lầu trên (thường đây là phòng rộng nhất của căn nhà). Các môn đệ thấy mọi sự đúng y như Đức Giêsu đã nói trước.
* Khai mạc giao ước (22-26)
Tại bữa tiệc, trong bánh và rượu, Đức Giêsu ban cho các môn đệ thân mình và máu của Người. Đây là bữa tiệc từ biệt. Đức Giêsu sẽ bị giao nộp và bị giết, Người sẽ không đi đi lại lại trong xứ cùng với các ông, cũng không ăn tiệc với các ông như lâu nay nữa. Tuy nhiên, Người sẽ ở giữa các ông trong bánh và rượu; trong tương lai, đây sẽ là cách thức hiện diện của Người. Đức Giêsu từ biệt, tuy vậy, Người vẫn ở lại đó.
Máu mà Đức Giêsu hiến dâng trong chén rượu là máu của giao ước, được đổ ra vì muôn người. Tiếp nối vào cuộc giải phóng khỏi đất Ai Cập, được nhắc lại trong tiệc Vượt Qua, là việc ký giao ước tại núi Sinai. Đây không phải là một giao ước giữa các partner ngang nhau. Trước tiên giao ước này có đặc điểm là Thiên Chúa tự ràng buộc và tự cam kết là Thiên Chúa nhân ái của dân (x. Xh 20,1); và giao ước này hàm chứa cam kết của dân là tuân giữ các điều răn (x. Xh 20,3-17). Giao ước được đóng ấn, khi Môsê rảy máu tế vật lên bàn thờ và dân chúng (Xh 24,6-8). Với máu của Đức Giêsu, giao ước mới và vĩnh viễn được đóng ấn. Trong máu Người, trong hành vi hiến tặng mạng sống của Người, tình yêu của Thiên Chúa đối với thế gian được tỏ bày (x. Ga 3,16); nhờ máu Người đổ ra, “một đoàn lũ đông đảo” được giải thoát khỏi tội lỗi. Đức Giêsu không chỉ ở lại với các môn đệ, mà còn đặt nền tảng và đóng ấn cho sự hiệp thông của họ với Thiên Chúa.
Đức Giêsu tạng ban cho họ mình và máu Người. Mình và máu là toàn thể bản thân một người. Việc Người tặng ban mình và máu phải mãi mãi nhắc nhớ đến việc Người hiến tặng mạng sống, cái chết của Người trên thập giá. Đàng khác, bánh là lương thực hằng ngày nuôi sống con người, còn rượu chính là tiệc mừng trong niềm vui. Để sống được, loài người chúng ta cần lương thực. Khi ban tặng chính mình trong bánh và rượu, Đức Giêsu cho ta thấy rằng nhờ sự hiện diện của Người giữa chúng ta và nhờ sự hiệp thông của chúng ta với Người, chúng ta có sự sống ở mức viên mãn và trong niềm vui.
Trong những lời kết thúc (c. 25), Đức Giêsu lại nhấn mạnh rằng sự hiệp thông mà Người đã sống cho đến lúc này với các môn đệ đã đến lúc kết thúc: Người sẽ không uống thứ rượu trong tiệc mừng với họ như lâu nay Người vẫn làm nữa. Đồng thời, Đức Giêsu nói đến sự hoàn tất của sự hiệp thông này trong Nuớc Thiên Chúa, khi Thiên Chúa sẽ thiết lập và tỏ bày vĩnh viễn quyền chúa tể của Ngài ra.
+ Kết luận
Khi tường thuật truyện Đức Giêsu mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ, tác giả Mc đã cho thấy Đức Giêsu đã trung thành đi theo ý muốn của Thiên Chúa trong từng chi tiết. Do đó, bài tường thuật không chỉ để ghi nhận các sự kiện, nhưng mang tính tín lý. Tác giả đã liên kết Thương Khó với tiệc cuối cùng; với bữa tiệc này, cuộc Thương Khó đã bắt đầu vào lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua của Đức Giêsu được ghi dấu ấn là cuộc Thương Khó của Người. Rất có thể từ ngữ pascha khiến tác giả Mc nghĩ đến ý nghĩa của từ Hy Lạp paschô (“đau khổ”); dĩ nhiên về từ nguyên thì không đúng, nhưng về thực tại thì có lý.
Đức Giêsu cũng bày tỏ sự trung thành với các môn đệ cho đến cùng, qua việc hiến tặng mình và máu Người trong bánh và rượu. Sự trung thành của Đức Giêsu, được tỏ hiện trong tất cả mọi hình thức hiện diện của Người, là điểm vững chắc duy nhất trong tương quan hỗ tương giữa Người với các môn đệ. Đức Giêsu luôn ở cùng chúng ta và cho chúng ta được hiệp thông của Người như cho một quà tặng.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đến cuối thời gian hoạt động, Đức Giêsu lại chia sẻ bữa tiệc Vượt Qua này với các môn đệ: bữa tiệc này nhắc lại lịch sử của quan hệ của Thiên Chúa với Israel và đưa tới chỗ hoàn tất. Đức Giêsu lại ăn tiệc với các môn đệ, như cách hiệp thông riêng tư với các ông. Tại đây mọi sự được quay hướng về các hình thái khác của sự hiện diện của Người giữa các môn đệ, về sự hiệp thông không cùng của họ với Người. Tuy nhiên, các môn đệ không thể tự ru ngủ mình trong sự an toàn; chính họ đã thấy định mệnh của Đức Giêsu là một chướng kỳ; chính họ đã không đủ sức liên kết với Người.
2. Trên thập giá, Đức Giêsu đã đổ máu ra; bằng cái chết của Người, Người đã thiết lập giao ước mới, tạo điều kiện cho có sự hiệp thông vĩnh viễn của Thiên Chúa với loài người. Đức Giêsu sẽ mãi mãi ở với họ và sẽ là Đấng Chịu đóng đinh đã hiến tặng mạng sống cho họ. Cho đến nay, Người đã ở giữa họ theo cách thấy được rõ ràng bằng mắt thường, kể từ nay, Người sẽ ở giữa họ trong bánh và rượu, trong tư cách Đấng Chịu đóng đinh, trong tư cách dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa và sự sống. Tất cả những điều này sẽ tới mức viên mãn khi Nước Thiên Chúa được tỏ hiện.
3. Hôm nay chúng ta đã quen coi truyền thống về bữa tiệc ly như là một thành phần thuộc cuộc Thương Khó. Điều này chính tác giả Mc đã nhắm: bữa tiệc này được quy hướng về thập giá và Phục Sinh. Bữa tiệc này kết thúc các bữa tiệc Đức Giêsu dùng với các người tội lỗi (2,15tt) và với dân chúng (6,35tt; 8,1tt) và đưa các môn đệ vào cuộc Thương Khó. Người Kitô hữu khi tham dự vào bữa tiệc Thánh Thể thì cũng đã được đặt trên cùng một nẻo đường.
4. Việc lãnh nhận Mình và Máu của Chúa mang lại cho chúng ta sự thông dự vào sự sống của Người, cái chết cũng như sự phục sinh ngõ hầu chúng ta cũng có thể sẵn lòng sống phục vụ và yêu thương tha nhân như Người đã làm. Khi chúng ta đón nhận Bánh Sự Sống và Chén Cứu Độ, chúng ta được nhắc nhớ rằng chết không phải là hết. Với mỗi cái chết là một lời hứa và mở ra sự sống mới (Siciliano).
49. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.
CHUẨN BỊ CHO BỮA TIỆC LY (14,12-16).
Trình thuật này làm độc giả ngạc nhiên bởi vì được mô tả khá chính xác. Trước hết nó cho biết thời gian và ý nghĩa của bữa ăn tiệc ly Chúa Giêsu dùng chung với các môn đệ. Về thời gian, Maccô cũng như Matthêu (26,17-19) và Luca (22,7-13) cho rằng bữa tiệc của Chúa Giêsu xảy ra trùng hợp với bữa tiệc Vượt Qua của người Do Thái, được tổ chức vào đêm trước lễ Vượt Qua (c.12a), và Chúa Giêsu cũng rất ít có được khả năng ăn mừng lễ Vượt Qua Do Thái. Bởi vì hôm sau, ngay chính lễ Vượt Qua, Ngài sẽ chết. Nhưng theo luật tòa án hồi bấy giờ, người ta không thể kêu án và xử án bất kỳ ai một khi lễ Vượt Qua đã bắt đầu. Về phương diện lịch sử, trình tự thời gian mà Gioan ghi lại có vẻ hợp lý hơn. Năm ấy, lễ Vượt Qua Do Thái xảy ra vào ngày thứ Bảy, ngày Sabbat (Ga 19,31). Chúa Giêsu bị đóng đinh vào trước hôm đó, ngày thứ sáu, vào giờ mà người ta cắt tiết chiên để ăn mừng lễ (Ga 18-28). Như thế, Chúa Giêsu dùng bữa tiệc ly cùng với các môn đệ vào ngày thứ Năm. Sự xê xích thời gian này rất quan trọng. Dù sao đi nữa, chính vì lễ đã quá gần nên mới có bữa tiệc này, và người ta nhận ra ngay là cả ba Tin Mừng nhất lãm đều biến bữa tiệc này thành tiệc Vượt Qua. Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu gắn liền với “lễ Vượt Qua mới”: việc giải thoát khỏi ách sự Ác và sự Chết-Phaolô là người đầu tiên có thể nói lên: “Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của ta, đã bị sát tế. Ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ… nhưng với bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật” (1Cr 5,7-8)..
Bản tường thuật tiếp tục với một văn phong gần như kiểu chuyện “thần kỳ”. Các môn đệ hỏi Ngài về địa điểm dọn tiệc, Chúa Giêsu trả lời khá kỳ cục (c.13-15). Có hai điểm nổi bật trong đoạn này. Điểm thứ nhất là các môn đệ sẽ gặp một người đội vò nước. Lẽ thường thì chỉ có phụ nữ mới đi lấy nước. Như vậy, Chúa Giêsu đã mặc cho đặc điểm kỳ lạ này một dấu chỉ trù định trước. Điều kỳ cục thứ hai, đó là việc tìm được một căn phòng “đã sắp sẵn” cho bữa tiệc. Hình như Thiên Chúa đã quan phòng hết mọi sự, và Chúa Giêsu được coi như là một tiên tri biết hết mọi chuyện sẽ xảy ra, biết từng chi tiết một. Làm sao giải thích điều này? Hầu chắc là Maccô đã được linh hứng khi viết những trang này, theo kiểu viết Kinh Thánh thông thường hồi đó. Trong sách Samuel thứ I, tiên tri Samuel đã thấy trước được những lần gặp gỡ (theo thánh ý Chúa) và chàng trai trẻ Saul. Những cuộc gặp gỡ này phải chứng tỏ được rằng Thiên Chúa đã chọn chàng trai trẻ này để làm vua Israel (1S 10,1-10). Cũng tương tự như thế, cuộc gặp gỡ được báo trước hai môn đệ với người đàn ông đội vò nước sẽ là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đã quyết chọn Chúa Giêsu làm Vua -Mêsia. Đoạn này còn được xác quyết chắc chắn bằng một đoạn khác của Maccô: đoạn kể về việc Chúa Giêsu vào Giêrusalem (11,1-11). Ở đó, Chúa Giêsu cũng phái hai môn đệ đi trước để tìm gặp con lừa con. Biến cố này rõ rệt là mang tính chất Mêsia và lần nào thì sự việc cũng xảy ra y như những lời dặn dò trước cả. Mọi sự đều diễn ra phù hợp với nhận định tiên tri của Thầy (c.16).
Ta kết thúc đoạn này bằng cách lưu tâm đến việc lặp lại tới hai lần tính từ “Vượt Qua” (c.12b và 12d) và danh từ “vượt qua” (c. 14,16) là nhằm mục đích kêu mời độc giả chú trọng đến ý nghĩa tối hậu của bữa tiệc Chúa Giêsu sắp tham dự. Nó là dịp lễ mừng nhắc nhở lại việc ra khỏi Ai Cập, đồng thời chính là dịp loan báo sự chết và sống lại của Đấng Mêsia cứu thế.
THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ (14,22-26)
Có lẽ ai cũng muốn biết tường tận những việc xảy ra trong bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ. Nhưng thay vì tả lại dài dòng và đầy đủ chi tiết, Maccô cũng như Matthêu (26,26-29) và Luca (22,19-20) – đã kể lại vắn tắt và rất giản lược. Tựa như thế đó chỉ là một văn bản phụng vụ đã có sẵn. Ông chỉ dùng rất ít từ cô đọng để nêu lên ý nghĩa của các cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trong bữa tiệc Thánh đó.
Chúa Giêsu đã làm một cử điệu mang tính nghi thức rất quen thuộc đối với người Do Thái khi họ cử hành bữa tiệc mừng lễ (c.22). Như người cha trong gia đình chủ tọa bữa ăn, Ngài cầm lấy bánh và chúc tụng Thiên Chúa về những ơn phúc Người đã ban cho. Lời kinh “tán tụng” của người Do Thái không phải là một lời cầu chiếu lệ, trái lại rất trang trọng bởi vì qua đó dân Israel dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ Ngài đã giải thoát họ. Trong kinh Haggada mừng lễ Vượt Qua (nghi thức ăn mừng đại lễ Vượt Qua), người ta cũng đọc thấy “Ta mắc nợ này: là phải cảm tạ, ngợi khen (…) chúc tụng Đấng đã ban cho cha ông chúng ta và cả cho chúng ta hằng hà dấu chỉ. Ngài đã kéo ta ra khỏi ách nô lệ đến nơi tự do, từ cõi u sầu đến miền hoan lạc, từ chốn tan tác vào nơi vui vẻ, từ tối tăm ra ánh sáng và từ chỗ bị áp bức tới nơi giải phóng. Và trước nhan Ngài ta hãy hát lên bài ca mới Alleluia”. Sau khi đã hát xong lời nguyện, Chúa Giêsu bẻ bánh. Ngài phát cho các vị đồng bàn mỗi người một miếng và vừa phân phát, Ngài vừa nói: “Hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Trong tiếng Arain, ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng, tiếng “Mình” không phải chỉ nói riêng đến phần thân xác, mà là đến toàn bộ “con người” như thế Chúa Giêsu không chỉ ban phát thân xác của Ngài làm của ăn cho chúng ta – như kiểu giải thích duy vật của Tây phương. Ngài loan báo rằng toàn bộ thân mình của Ngài sẽ được giải thoát khỏi sự chết và ta sẽ được thông phần vào việc giải thoát ấy.
Ý nghĩa của món quà tặng này còn được Ngài làm rõ hơn ngay sau đó, qua cử chỉ và lời nói của Ngài khi cầm lấy chén. Ngài trịnh trọng tuyên bố: “Đây là Máu Thầy, máu để lập giao ước, đổ ra cho nhiều người” (c.23-24). Mọi lời nói ở đây đều cô đọng lạ thường. Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu nho lên, rồi chúc tụng “tạ ơn” Thiên Chúa một lần nữa. Chính từ ngữ Hy Lạp này đã phát sinh ra từ “cucharistic” (hành động tạ ơn) trong tiếng Pháp, rồi từ đó người ta dùng để chỉ về toàn bộ các nghi thức liên quan đến việc này. Khi đọc bản tường thuật trên đây, ta nên lưu ý đến sự kiện khó hiểu này, các tông đồ đã uống trước khi Chúa Giêsu loan báo ý nghĩa và làm phép. Những tiếng “Máu của Thầy” trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là “cuộc đời Thầy” (Lv 17,14). Khi uống rượu đã được thánh hiến, các môn đệ không phải là đã uống Máu Người. Họ đâu có phải là những kẻ ăn thịt người. Họ thông phần với con người Đức Kitô, Đấng đã hiến dâng mạng sống mình trên thập giá (1Cr 11,17-34). Những lời Chúa Giêsu nói tiếp theo sau đó đã giải thích rất minh bạch ý nghĩa cái chết của Ngài. Máu Ngài đổ ra sẽ là “máu của giao ước”. Thuở xưa trên núi Sinai, Thiên Chúa đã kết ước với dân Israel, dân được tuyển chọn. Sau khi đọc lề luật của Thiên Chúa cho dân Israel nghe xong, Môsê đã ghi dấu giao ước đầu tiên này bằng máu của những bò tơ (Xh 24,3-8). Lúc này, qua cái chết của mình, Chúa Giêsu sẽ thiết lập điều mà Phaolô (1Cr 11,25) và Luca (22,20) gọi rất chính xác là giao ước “mới” giữa Thiên Chúa và toàn thể loài người. Thực vậy, Chúa Giêsu hiến mình chịu chết đã đem lại một ý nghĩa “cứu độ” và phổ quát. Máu Ngài “đổ ra cho nhiều người”. “Nhiều người” là một lối nói trong tiếng Do Thái để chỉ về toàn thể loài người và lối nói này đã ám chỉ chắc chắn đến người tôi tớ đau khổ sắp lãnh nhận cái chết để hòa giải các dân thiên hạ với Thiên Chúa như các tiên tri đã loan báo trước đó (Is 53,12).
Như thế, Chúa Giêsu đã nâng sự chết Ngài sắp phải chịu lên một tầm mức cứu độ phổ quát. Ngài hiến thân xác và mạng sống của mình để cứu chuộc thế giới. Rồi khi kết thúc bữa ăn, Thầy đã mở ra một viễn cảnh hạnh phúc (c.25). Ở đây, Chúa Giêsu loan báo Ngài sẽ chiến thắng sự chết. Ngài hứa hẹn Nước Chúa sẽ đến qua hình ảnh một bữa tiệc, ở đó rồi ra mọi người sẽ được ăn no uống đủ. Ở đó, “rượu mới” sẽ tuôn tràn cho mọi người, một khi sự chết đã bị tiêu diệt (chướng ngại vật tối hậu!) thì hết thảy mọi dân nước trên địa cầu này sẽ thông phần với Thiên Chúa hằng sống (Is 25,6-9).
Các cộng đoàn Kitô hữu đều có sử dụng đến các câu trích dẫn từ bản tường thuật trên. Maccô đã cho ta thấy rằng Chúa Giêsu đã thiết lập phép Thánh Thể. Đối với các Kitô hữu, bữa tiệc này đã được lập lại để “tưởng nhớ” sự chết và sự sống lại của Đấng Cứu Độ. Khi cùng nhau “bẻ bánh” và “uống rượu chúc tụng”, người Kitô hữu ý thức được họ phải loan truyền cho anh em biết đến các biến cố cứu độ này. Họ biết rằng bí tích này phải thực thi sống động mầu nhiệm Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Cũng như các anh em Do Thái cử hành lễ Vượt Qua thế nào, thì các môn đệ Chúa Giêsu cũng lập lại những lời nói, nghi lễ này thế ấy, đó là “từ thời nay tớ thời khác, khi con người ra khỏi đất Ai Cập, họ đã mắc nợ. Ta hãy chúc tụng Thiên Chúa chí thánh, Đấng không chỉ giải thoát cha ông chúng ta mà cả chúng ta nữa. Trong Ngài, chúng ta được cứu thoát!.
Bữa tiệc ly Chúa Giêsu dùng với nhóm Mười Hai kết thúc như mọi bữa tiệc khác của người Do Thái (c.25). Người ta hát phần thứ hai bài ca “Hallel”, trích từ Thánh Vịnh 115-118. Khi kết thúc bài ca tán tụng này, người ta hát “Alleluia”: “Hãy ca tụng Thiên Chúa”. Rồi Chúa Giêsu cùng các môn đệ lên núi Cây Dầu. Đó là cách thầy trò dễ dàng tìm được nơi nương náu an toàn, tránh được các đe dọa đang rình rập họ ở trong thành.
Trình thuật này làm độc giả ngạc nhiên bởi vì được mô tả khá chính xác. Trước hết nó cho biết thời gian và ý nghĩa của bữa ăn tiệc ly Chúa Giêsu dùng chung với các môn đệ. Về thời gian, Maccô cũng như Matthêu (26,17-19) và Luca (22,7-13) cho rằng bữa tiệc của Chúa Giêsu xảy ra trùng hợp với bữa tiệc Vượt Qua của người Do Thái, được tổ chức vào đêm trước lễ Vượt Qua (c.12a), và Chúa Giêsu cũng rất ít có được khả năng ăn mừng lễ Vượt Qua Do Thái. Bởi vì hôm sau, ngay chính lễ Vượt Qua, Ngài sẽ chết. Nhưng theo luật tòa án hồi bấy giờ, người ta không thể kêu án và xử án bất kỳ ai một khi lễ Vượt Qua đã bắt đầu. Về phương diện lịch sử, trình tự thời gian mà Gioan ghi lại có vẻ hợp lý hơn. Năm ấy, lễ Vượt Qua Do Thái xảy ra vào ngày thứ Bảy, ngày Sabbat (Ga 19,31). Chúa Giêsu bị đóng đinh vào trước hôm đó, ngày thứ sáu, vào giờ mà người ta cắt tiết chiên để ăn mừng lễ (Ga 18-28). Như thế, Chúa Giêsu dùng bữa tiệc ly cùng với các môn đệ vào ngày thứ Năm. Sự xê xích thời gian này rất quan trọng. Dù sao đi nữa, chính vì lễ đã quá gần nên mới có bữa tiệc này, và người ta nhận ra ngay là cả ba Tin Mừng nhất lãm đều biến bữa tiệc này thành tiệc Vượt Qua. Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu gắn liền với “lễ Vượt Qua mới”: việc giải thoát khỏi ách sự Ác và sự Chết-Phaolô là người đầu tiên có thể nói lên: “Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của ta, đã bị sát tế. Ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ… nhưng với bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật” (1Cr 5,7-8)..
Bản tường thuật tiếp tục với một văn phong gần như kiểu chuyện “thần kỳ”. Các môn đệ hỏi Ngài về địa điểm dọn tiệc, Chúa Giêsu trả lời khá kỳ cục (c.13-15). Có hai điểm nổi bật trong đoạn này. Điểm thứ nhất là các môn đệ sẽ gặp một người đội vò nước. Lẽ thường thì chỉ có phụ nữ mới đi lấy nước. Như vậy, Chúa Giêsu đã mặc cho đặc điểm kỳ lạ này một dấu chỉ trù định trước. Điều kỳ cục thứ hai, đó là việc tìm được một căn phòng “đã sắp sẵn” cho bữa tiệc. Hình như Thiên Chúa đã quan phòng hết mọi sự, và Chúa Giêsu được coi như là một tiên tri biết hết mọi chuyện sẽ xảy ra, biết từng chi tiết một. Làm sao giải thích điều này? Hầu chắc là Maccô đã được linh hứng khi viết những trang này, theo kiểu viết Kinh Thánh thông thường hồi đó. Trong sách Samuel thứ I, tiên tri Samuel đã thấy trước được những lần gặp gỡ (theo thánh ý Chúa) và chàng trai trẻ Saul. Những cuộc gặp gỡ này phải chứng tỏ được rằng Thiên Chúa đã chọn chàng trai trẻ này để làm vua Israel (1S 10,1-10). Cũng tương tự như thế, cuộc gặp gỡ được báo trước hai môn đệ với người đàn ông đội vò nước sẽ là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đã quyết chọn Chúa Giêsu làm Vua -Mêsia. Đoạn này còn được xác quyết chắc chắn bằng một đoạn khác của Maccô: đoạn kể về việc Chúa Giêsu vào Giêrusalem (11,1-11). Ở đó, Chúa Giêsu cũng phái hai môn đệ đi trước để tìm gặp con lừa con. Biến cố này rõ rệt là mang tính chất Mêsia và lần nào thì sự việc cũng xảy ra y như những lời dặn dò trước cả. Mọi sự đều diễn ra phù hợp với nhận định tiên tri của Thầy (c.16).
Ta kết thúc đoạn này bằng cách lưu tâm đến việc lặp lại tới hai lần tính từ “Vượt Qua” (c.12b và 12d) và danh từ “vượt qua” (c. 14,16) là nhằm mục đích kêu mời độc giả chú trọng đến ý nghĩa tối hậu của bữa tiệc Chúa Giêsu sắp tham dự. Nó là dịp lễ mừng nhắc nhở lại việc ra khỏi Ai Cập, đồng thời chính là dịp loan báo sự chết và sống lại của Đấng Mêsia cứu thế.
THIẾT LẬP BÍ TÍCH THÁNH THỂ (14,22-26)
Có lẽ ai cũng muốn biết tường tận những việc xảy ra trong bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ. Nhưng thay vì tả lại dài dòng và đầy đủ chi tiết, Maccô cũng như Matthêu (26,26-29) và Luca (22,19-20) – đã kể lại vắn tắt và rất giản lược. Tựa như thế đó chỉ là một văn bản phụng vụ đã có sẵn. Ông chỉ dùng rất ít từ cô đọng để nêu lên ý nghĩa của các cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trong bữa tiệc Thánh đó.
Chúa Giêsu đã làm một cử điệu mang tính nghi thức rất quen thuộc đối với người Do Thái khi họ cử hành bữa tiệc mừng lễ (c.22). Như người cha trong gia đình chủ tọa bữa ăn, Ngài cầm lấy bánh và chúc tụng Thiên Chúa về những ơn phúc Người đã ban cho. Lời kinh “tán tụng” của người Do Thái không phải là một lời cầu chiếu lệ, trái lại rất trang trọng bởi vì qua đó dân Israel dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ Ngài đã giải thoát họ. Trong kinh Haggada mừng lễ Vượt Qua (nghi thức ăn mừng đại lễ Vượt Qua), người ta cũng đọc thấy “Ta mắc nợ này: là phải cảm tạ, ngợi khen (…) chúc tụng Đấng đã ban cho cha ông chúng ta và cả cho chúng ta hằng hà dấu chỉ. Ngài đã kéo ta ra khỏi ách nô lệ đến nơi tự do, từ cõi u sầu đến miền hoan lạc, từ chốn tan tác vào nơi vui vẻ, từ tối tăm ra ánh sáng và từ chỗ bị áp bức tới nơi giải phóng. Và trước nhan Ngài ta hãy hát lên bài ca mới Alleluia”. Sau khi đã hát xong lời nguyện, Chúa Giêsu bẻ bánh. Ngài phát cho các vị đồng bàn mỗi người một miếng và vừa phân phát, Ngài vừa nói: “Hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy”. Trong tiếng Arain, ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng, tiếng “Mình” không phải chỉ nói riêng đến phần thân xác, mà là đến toàn bộ “con người” như thế Chúa Giêsu không chỉ ban phát thân xác của Ngài làm của ăn cho chúng ta – như kiểu giải thích duy vật của Tây phương. Ngài loan báo rằng toàn bộ thân mình của Ngài sẽ được giải thoát khỏi sự chết và ta sẽ được thông phần vào việc giải thoát ấy.
Ý nghĩa của món quà tặng này còn được Ngài làm rõ hơn ngay sau đó, qua cử chỉ và lời nói của Ngài khi cầm lấy chén. Ngài trịnh trọng tuyên bố: “Đây là Máu Thầy, máu để lập giao ước, đổ ra cho nhiều người” (c.23-24). Mọi lời nói ở đây đều cô đọng lạ thường. Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu nho lên, rồi chúc tụng “tạ ơn” Thiên Chúa một lần nữa. Chính từ ngữ Hy Lạp này đã phát sinh ra từ “cucharistic” (hành động tạ ơn) trong tiếng Pháp, rồi từ đó người ta dùng để chỉ về toàn bộ các nghi thức liên quan đến việc này. Khi đọc bản tường thuật trên đây, ta nên lưu ý đến sự kiện khó hiểu này, các tông đồ đã uống trước khi Chúa Giêsu loan báo ý nghĩa và làm phép. Những tiếng “Máu của Thầy” trong ngôn ngữ Do Thái có nghĩa là “cuộc đời Thầy” (Lv 17,14). Khi uống rượu đã được thánh hiến, các môn đệ không phải là đã uống Máu Người. Họ đâu có phải là những kẻ ăn thịt người. Họ thông phần với con người Đức Kitô, Đấng đã hiến dâng mạng sống mình trên thập giá (1Cr 11,17-34). Những lời Chúa Giêsu nói tiếp theo sau đó đã giải thích rất minh bạch ý nghĩa cái chết của Ngài. Máu Ngài đổ ra sẽ là “máu của giao ước”. Thuở xưa trên núi Sinai, Thiên Chúa đã kết ước với dân Israel, dân được tuyển chọn. Sau khi đọc lề luật của Thiên Chúa cho dân Israel nghe xong, Môsê đã ghi dấu giao ước đầu tiên này bằng máu của những bò tơ (Xh 24,3-8). Lúc này, qua cái chết của mình, Chúa Giêsu sẽ thiết lập điều mà Phaolô (1Cr 11,25) và Luca (22,20) gọi rất chính xác là giao ước “mới” giữa Thiên Chúa và toàn thể loài người. Thực vậy, Chúa Giêsu hiến mình chịu chết đã đem lại một ý nghĩa “cứu độ” và phổ quát. Máu Ngài “đổ ra cho nhiều người”. “Nhiều người” là một lối nói trong tiếng Do Thái để chỉ về toàn thể loài người và lối nói này đã ám chỉ chắc chắn đến người tôi tớ đau khổ sắp lãnh nhận cái chết để hòa giải các dân thiên hạ với Thiên Chúa như các tiên tri đã loan báo trước đó (Is 53,12).
Như thế, Chúa Giêsu đã nâng sự chết Ngài sắp phải chịu lên một tầm mức cứu độ phổ quát. Ngài hiến thân xác và mạng sống của mình để cứu chuộc thế giới. Rồi khi kết thúc bữa ăn, Thầy đã mở ra một viễn cảnh hạnh phúc (c.25). Ở đây, Chúa Giêsu loan báo Ngài sẽ chiến thắng sự chết. Ngài hứa hẹn Nước Chúa sẽ đến qua hình ảnh một bữa tiệc, ở đó rồi ra mọi người sẽ được ăn no uống đủ. Ở đó, “rượu mới” sẽ tuôn tràn cho mọi người, một khi sự chết đã bị tiêu diệt (chướng ngại vật tối hậu!) thì hết thảy mọi dân nước trên địa cầu này sẽ thông phần với Thiên Chúa hằng sống (Is 25,6-9).
Các cộng đoàn Kitô hữu đều có sử dụng đến các câu trích dẫn từ bản tường thuật trên. Maccô đã cho ta thấy rằng Chúa Giêsu đã thiết lập phép Thánh Thể. Đối với các Kitô hữu, bữa tiệc này đã được lập lại để “tưởng nhớ” sự chết và sự sống lại của Đấng Cứu Độ. Khi cùng nhau “bẻ bánh” và “uống rượu chúc tụng”, người Kitô hữu ý thức được họ phải loan truyền cho anh em biết đến các biến cố cứu độ này. Họ biết rằng bí tích này phải thực thi sống động mầu nhiệm Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Cũng như các anh em Do Thái cử hành lễ Vượt Qua thế nào, thì các môn đệ Chúa Giêsu cũng lập lại những lời nói, nghi lễ này thế ấy, đó là “từ thời nay tớ thời khác, khi con người ra khỏi đất Ai Cập, họ đã mắc nợ. Ta hãy chúc tụng Thiên Chúa chí thánh, Đấng không chỉ giải thoát cha ông chúng ta mà cả chúng ta nữa. Trong Ngài, chúng ta được cứu thoát!.
Bữa tiệc ly Chúa Giêsu dùng với nhóm Mười Hai kết thúc như mọi bữa tiệc khác của người Do Thái (c.25). Người ta hát phần thứ hai bài ca “Hallel”, trích từ Thánh Vịnh 115-118. Khi kết thúc bài ca tán tụng này, người ta hát “Alleluia”: “Hãy ca tụng Thiên Chúa”. Rồi Chúa Giêsu cùng các môn đệ lên núi Cây Dầu. Đó là cách thầy trò dễ dàng tìm được nơi nương náu an toàn, tránh được các đe dọa đang rình rập họ ở trong thành.
50. Chú giải của Noel Quesson.
Hôm ấy nhằm ngày thứ nhất trong tuần bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?”.
Đức Giêsu đã bị “hành quyết” vào một ngày thứ sáu, rất có thể năm ba mươi hay ba muơi ba, vào lúc những con chiên được giết để mừng lễ Vượt qua trong khuôn viên đền Thánh (Ga 19,14).
Nhưng người ta không biết rõ Chúa Giêsu đã theo lịch nào để dùng bữa ăn cuối cùng của Người. Điều chắc chắn là Người đã mặc cho bữa ăn này một đặc tính “vượt qua”.
Lễ Vượt Qua là một lễ lớn của người Do Thái: Người ta ăn mừng cuộc “giải phóng”. Trong một bữa ăn cổ truyền được tổ chức tại nhà, trong gia đình, người cha phải giáo huấn con cái mình nhớ lại việc tổ tiên của họ đã được giải thoát khỏi ách nô lệ như thế nào. Vì thế, dân Do Thái luôn ý thức mình là một dân tộc “nguyên là nô lệ” nhưng bấy giờ được “tự do! Chúa đã can thiệp, ủng hộ sự nổi lên của họ chống lại kẻ áp bức, giúp họ ra khỏi đất Ai Cập, để vào miền đất hứa.
Mỗi năm tại Nagiarét, Đức Giêsu cùng với Thánh Giuse và Đức Maria, đã cử hành bữa tiệc mừng lễ này. Người đã thuộc lòng mọi diễn tiến theo nghi thức trong bữa ăn: Bánh miến, rượu nho, thịt chiên, rau đắng, kinh nguyện, thánh vịnh. Nhưng tối hôm đó, Người sẽ cho bữa ăn cổ truyền này một nội dung mới! Hôm nay chính người là đấng giải phóng!
Đó là lễ vượt qua! Công cuộc giải phóng! Một bữa tiệc mừng, một bữa ăn giải thoát dân khỏi ách nô lệ.
Chúng ta quá coi thường điều đó! Các Thánh lễ của chúng ta có nguy cơ bị nhạt nhẽo và nhàm chán lặp đi lặp lại biết bao Thánh lễ xem ra có phần bi thảm! Điều quan trọng là trước hết chúng ta phải lo lắng “cử hành những buổi lễ” và “tôn trọng các nghi thức”! Chúng ta có hay quên rằng mình luôn luôn cần phải được “giải phóng” và “cứu rỗi không”. Thưa quý ông bà, vâng quý ông bà vẫn còn là những “nô lệ”. Quý vị hãy xét kỹ lại cuộc đời của mình và hãy tỏ ra sáng suốt. Hãy ý thức tất cả những gì đang xiềng xích quý vị, lúc bấy giờ quý vị sẽ xin Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy muốn chúng con dọn bữa ăn lễ vượt qua cho Thầy, bữa ăn giải phóng ở đâu?”. Vâng xin Chúa giải phóng chúng con thoát khỏi tội lỗi và sự chết.
Người liền sai hai môn đệ đi mà dặn họ: “Các anh đi vào thành, rồi sẽ gặp một người mang vò nước, cứ đi theo người đó.”
Bầu khí lúc bấy giờ trở nên nặng nề. Đức Giêsu là một người bị săn đuổi. Những lãnh tụ Do Thái đã quyết định giết hại người. Vì thế Đức Giêsu làm như ra tín hiệu cách kín đáo. Ngừơi có bạn hữu, nhưng phải liên hệ cách vụng trộm. Người đã chuẩn bị tất cả – tôi hình dung ra hai môn đệ đang đi theo người mang vò nước – cái chết của đức Giêsu, việc Người rời khỏi thế giới này, phải chăng đối với chính người trước tiên, là một việc vượt qua, một cuộc giải thoát. Đó là “Lễ vượt qua của Chúa”: người sẽ được giải thoát.
Người đó vào nhà nào, các anh đi theo và thưa với chủ: “Thầy hỏi ông dành cho Thầy phòng nào để ăn lễ vượt qua với các môn đệ?”. Ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, sẵn sàng đầy đủ tiện nghi. Các anh dọn tiệc cho chúng ta ở đó.
Đức Giêsu đã tiên liệu tất cả. Người cảm thấy tầm quan trọng. Chính Người là chủ mời. Dó là “bữa ăn của Người”. Lát nữa, chính Người sẽ là chủ toạ. Những môn đệ là “khách được mời”.
Người dùng quyền sắp đặt và chuẩn bị. Chúng ta ngạc nhiên vì sự quan trọng của chi tiết này. Đúng vậy, ngày nay, bất cứ một buổi lễ nào cũng phải được chuẩn bị. Chúng ta hằng nghĩ đến những buổi lễ tại làng thôn hay trong khu xóm, những bữa ăn mừng rước lễ lần đầu, lễ đính hôn hay kết hôn. Chúng ta rất muốn buổi lễ được thành công, và như thế chúng ta phải rất cực nhọc.
Còn những Thánh lễ của chúng ta thì sao? Chúng ta có chuẩn bị tử tế không? Biết bao Thánh lễ đã được cử hành cách vội vã, đọc cho qua lần, cử hành cho mau xong. Như Đức Giêsu chúng ta cần quyết định biến các Thánh lễ của chúng ta thành buổi lễ thực sự, cần dành thời giờ để “chuẩn bị", và trước hết phải đến đúng giờ và nếu cần, hãy lập lại những bài Thánh ca trước khi cử hành Thánh Thể, như phần cốt yếu của buổi lễ. Đức Giêsu, tối hôm ấy đã chuẩn bị tất cả để cho buổi lễ được tốt đẹp và trang trọng.
Hai môn đệ ra đi - Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như người đã nói, và các ông dọn tiệc vượt qua.
Thánh Máccô nhấn mạnh về điểm này. Ngài muốn đề cao uỷ quyền và vẻ nghiêm trọng của Đức Giêsu. Người đã tiên liệu tất cả, Người đã quyết định tất cả. Người là "Chúa”, không ai chối cãi được. Đức Giêsu biết rằng đó là buổi hội họp cuối cùng của Người với các bạn hữu, "giờ" đã nghiêm trọng rồi: Thánh Gioan sẽ nói là "giờ" của Người". Việc gì đã xảy ra? Chúng ta được đưa vào một hồi kịch quan trọng, biến cố sắp xảy ra... sẽ thay đổi lịch sử của hành tinh, của nhân loại. Cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu là sự giải phóng thế gian tội lỗi.
Khi tôi đi dự lễ Chúa Nhật, tư tưởng của tôi như thế nào? Tôi chuẩn bị tâm hồn ra sao? Đó có phải là một “biến cố" trong tuần sống của tôi không? Tất cả có hội tụ và hướng về đó không? Hay đó chỉ là một thời gian nhỏ bị "đánh cắp" cách lén lút trong những công việc quan trọng khác của tôi? Một thứ "dấu ngoặc"?
Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy tấm bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các môn đệ
Chúng ta có 4 trình thuật về cảnh này. Thánh Maccô, Thánh Luca, Thánh Matthêu và Thánh Phaolô (I Cr 11, 23-25). Bốn trình thuật này đều như nhau về điểm cốt yếu, nhưng trình bày cho chúng ta những công thức khác nhau trước những "lời" Chúa phán. Đức Giêsu đã không quá câu nệ là nghi lễ, và cả Giáo Hội tiên khởi cũng thế. Điều quan trọng là phải lưu ý sự kiện hiển nhiên này để giải thoát chúng ta khỏi một quan niệm, “duy vật" về các bí tích, cứ như là Người dính liền với những từ ngữ, theo kiểu phù thủy - Thực ra người ta không biết rõ "từng chữ" Đức Giêsu đã nói tối hôm đó như thế nào - Bốn trình thuật không phải là những phóng sự, mà là những bản văn phụng vụ khác nhau. Đã được dùng trong những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Người ta có thể đoan chắc rằng những cộng đoàn đó, vì gần với biến cố vừa qua, đã tôn trọng ý định và cả những công thức của Đức Giêsu.
Trước tiên chúng ta cần tưởng tượng những "cử chỉ" của Đức Giêsu. Người "cầm lấy" bánh? Tôi thấy tay Người đưa ra với lấy chiếc bánh trên bàn. Tôi nhìn tay của Người, cầm chiếc bánh không men, "một thứ bánh của người nghèo mạt", vì tại Ai Cập, tổ tiên chúng ta đã không có thì giờ để cho lèn men. Người "đọc lời chúc tụng" đó là lời tạ ơn. Về chén rượu Thánh Máccô dùng chữ "Eueharitèsas" có nghĩa là "đang khi tạ ơn", do đó có từ Thánh Thể. Tôi lắng nghe Đức Giêsu cầu nguyện, nói lời "tạ ơn" Chúa Cha, trong thái độ vui mừng. Tôi ngắm nhìn dung nhan Đức Giêsu, khi Người nói chuyện với Chúa Cha. Chúng ta có thể quên được Thánh lễ là một lễ Tạ ơn sao?
Người "bẻ bánh", cử chỉ này không phải là mới lạ. Người cha trong gia đình cũng làm cử chỉ này để phân phát phần cho mỗi người, nhưng cử chỉ tượng trưng này rất đẹp: Mọi người đều ăn cùng một tấm bánh. Điều này nhấn mạnh việc "đồng bàn mà sẽ thành một ý lực trong những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Thánh lễ là một thách thức muốn bứng tận gốc rễ những khuynh hướng vị kỷ của chúng ta. Nếu ta vẫn giữ những bức tường ngăn cách mà Đức Giêsu đã phá đổ, thì chúng ta đã nhạo báng Mình thánh Chúa vậy (Pr 2,14). Tôi nhìn Đức Giêsu bẻ bánh. Họ đã nhận ra Người qua cách bẻ bánh" Người "trao" bánh này. Khi tôi rước lễ, tôi có ý thức được rằng chính Đức Giêsu đưa miếng bánh cho tôi không? Đó là cử chỉ thánh thiêng và đầy ý nghĩa huyền bí. Lạy Chúa, đây là tay chúng con đưa ra để đón Chúa!
Và Người nói: "Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy".
Sau nhiều thế kỷ, tranh cãi, mà trong thời gian đó từ trên đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhiều cộng đoàn họp lại thành Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội năm 1974, đã đồng ý về bản văn chung sau đây: "Bữa ăn bánh miến và rượu nho này là một bí tích, dấu chỉ hữu hiệu và quả quyết sự hiện diện của chính Đức Kitô, Người đã hy sinh mạng sống mình cho tất cả loài người và đã tự hiến thân mình làm bánh hằng sống. Vì lẽ đó, bữa tiệc Thánh Thể là Bí tích Mình và Máu Thánh của Đức Kitô. Bí tích của sự hiện diện thực sự của Người. Chính Thánh Thần trong Thánh Thể cho Đức Kitô thực sự và hiến thân trong bánh và rượu. Khi đọc lời truyền phép. Dĩ nhiên chúng ta luôn đứng trước một mầu nhiệm. Thánh Thomas Aquino, nhà thần học vĩ đại về Bí tích Thánh Thể ở thời Trung cổ đã viết: "Sự hiện diện thực sự" này không có nghĩa là giới hạn Đức Kitô ở trong bánh và rượu mà thôi hay gây ra một sự biến đổi vật lý hóa học nào của những chất này. Tất cả những vẻ bên ngoài vẫn không thay đổi (Tổng luận thần học cuốn III 76/3-5. 77/5-8).
Con người thời nay cần phải lặp lại những chân lý cổ truyền này. Thánh lễ về "Lễ Mừng kính Thiên Chúa" đã được Thánh Thomas Aquino soạn ở Orvieto vào năm 1264. Cùng với toàn thể Giáo Hội tiên khởi, Thánh Thomas “đã tin” nhưng không theo một cách đơn giản. Thánh Phaolô phải chăng là người đầu tiên đã nói rằng, cần phải có đức tin mới "nhận thấy được Mình và Máu Thánh Chúa sao?" (1 Cr 11,23-29).
Vâng, lạy Chúa, chúng con xin tin!
Người lại cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ và tất cả đều uống. Người bảo họ: "Đây là Máu Thầy, Máu để lập Giao ước đổ ra vì muôn người”.
Đó là bản dịch chính xác đoạn văn Hy Lạp của Thánh Maccô. Đức Giêsu biết người sắp chết, và chết cách nào. Người thế chỗ cho con chiên vượt qua (mà người ta không nói đến tí nào trong bữa ăn vượt qua này, trong khi món này là chính trong nghi lễ Israel). Ở đây Đức Giêsu làm cho ta nhớ đến người tôi tớ của Đức Giavê (đã hy sinh mạng sống của mình cho muôn dân) (Is 53,11). Đó là một "Giao ước". Thiên Chúa trở nên một thực tại duy nhất với nhân loại, một người trong "đồng minh". Và điều này đã được định nghĩa với những gì là mật thiết và sống động nhất trong chúng ta; "Máu”.
Thầy bảo thật anh em: "Chẳng bao giờ Thầy còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày được uống thứ rượu mới trong nước Thiên Chúa". Hát Thánh Vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ đi lên núi Ôliu.
Đức Giêsu đã bị “hành quyết” vào một ngày thứ sáu, rất có thể năm ba mươi hay ba muơi ba, vào lúc những con chiên được giết để mừng lễ Vượt qua trong khuôn viên đền Thánh (Ga 19,14).
Nhưng người ta không biết rõ Chúa Giêsu đã theo lịch nào để dùng bữa ăn cuối cùng của Người. Điều chắc chắn là Người đã mặc cho bữa ăn này một đặc tính “vượt qua”.
Lễ Vượt Qua là một lễ lớn của người Do Thái: Người ta ăn mừng cuộc “giải phóng”. Trong một bữa ăn cổ truyền được tổ chức tại nhà, trong gia đình, người cha phải giáo huấn con cái mình nhớ lại việc tổ tiên của họ đã được giải thoát khỏi ách nô lệ như thế nào. Vì thế, dân Do Thái luôn ý thức mình là một dân tộc “nguyên là nô lệ” nhưng bấy giờ được “tự do! Chúa đã can thiệp, ủng hộ sự nổi lên của họ chống lại kẻ áp bức, giúp họ ra khỏi đất Ai Cập, để vào miền đất hứa.
Mỗi năm tại Nagiarét, Đức Giêsu cùng với Thánh Giuse và Đức Maria, đã cử hành bữa tiệc mừng lễ này. Người đã thuộc lòng mọi diễn tiến theo nghi thức trong bữa ăn: Bánh miến, rượu nho, thịt chiên, rau đắng, kinh nguyện, thánh vịnh. Nhưng tối hôm đó, Người sẽ cho bữa ăn cổ truyền này một nội dung mới! Hôm nay chính người là đấng giải phóng!
Đó là lễ vượt qua! Công cuộc giải phóng! Một bữa tiệc mừng, một bữa ăn giải thoát dân khỏi ách nô lệ.
Chúng ta quá coi thường điều đó! Các Thánh lễ của chúng ta có nguy cơ bị nhạt nhẽo và nhàm chán lặp đi lặp lại biết bao Thánh lễ xem ra có phần bi thảm! Điều quan trọng là trước hết chúng ta phải lo lắng “cử hành những buổi lễ” và “tôn trọng các nghi thức”! Chúng ta có hay quên rằng mình luôn luôn cần phải được “giải phóng” và “cứu rỗi không”. Thưa quý ông bà, vâng quý ông bà vẫn còn là những “nô lệ”. Quý vị hãy xét kỹ lại cuộc đời của mình và hãy tỏ ra sáng suốt. Hãy ý thức tất cả những gì đang xiềng xích quý vị, lúc bấy giờ quý vị sẽ xin Đức Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy muốn chúng con dọn bữa ăn lễ vượt qua cho Thầy, bữa ăn giải phóng ở đâu?”. Vâng xin Chúa giải phóng chúng con thoát khỏi tội lỗi và sự chết.
Người liền sai hai môn đệ đi mà dặn họ: “Các anh đi vào thành, rồi sẽ gặp một người mang vò nước, cứ đi theo người đó.”
Bầu khí lúc bấy giờ trở nên nặng nề. Đức Giêsu là một người bị săn đuổi. Những lãnh tụ Do Thái đã quyết định giết hại người. Vì thế Đức Giêsu làm như ra tín hiệu cách kín đáo. Ngừơi có bạn hữu, nhưng phải liên hệ cách vụng trộm. Người đã chuẩn bị tất cả – tôi hình dung ra hai môn đệ đang đi theo người mang vò nước – cái chết của đức Giêsu, việc Người rời khỏi thế giới này, phải chăng đối với chính người trước tiên, là một việc vượt qua, một cuộc giải thoát. Đó là “Lễ vượt qua của Chúa”: người sẽ được giải thoát.
Người đó vào nhà nào, các anh đi theo và thưa với chủ: “Thầy hỏi ông dành cho Thầy phòng nào để ăn lễ vượt qua với các môn đệ?”. Ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, sẵn sàng đầy đủ tiện nghi. Các anh dọn tiệc cho chúng ta ở đó.
Đức Giêsu đã tiên liệu tất cả. Người cảm thấy tầm quan trọng. Chính Người là chủ mời. Dó là “bữa ăn của Người”. Lát nữa, chính Người sẽ là chủ toạ. Những môn đệ là “khách được mời”.
Người dùng quyền sắp đặt và chuẩn bị. Chúng ta ngạc nhiên vì sự quan trọng của chi tiết này. Đúng vậy, ngày nay, bất cứ một buổi lễ nào cũng phải được chuẩn bị. Chúng ta hằng nghĩ đến những buổi lễ tại làng thôn hay trong khu xóm, những bữa ăn mừng rước lễ lần đầu, lễ đính hôn hay kết hôn. Chúng ta rất muốn buổi lễ được thành công, và như thế chúng ta phải rất cực nhọc.
Còn những Thánh lễ của chúng ta thì sao? Chúng ta có chuẩn bị tử tế không? Biết bao Thánh lễ đã được cử hành cách vội vã, đọc cho qua lần, cử hành cho mau xong. Như Đức Giêsu chúng ta cần quyết định biến các Thánh lễ của chúng ta thành buổi lễ thực sự, cần dành thời giờ để “chuẩn bị", và trước hết phải đến đúng giờ và nếu cần, hãy lập lại những bài Thánh ca trước khi cử hành Thánh Thể, như phần cốt yếu của buổi lễ. Đức Giêsu, tối hôm ấy đã chuẩn bị tất cả để cho buổi lễ được tốt đẹp và trang trọng.
Hai môn đệ ra đi - Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như người đã nói, và các ông dọn tiệc vượt qua.
Thánh Máccô nhấn mạnh về điểm này. Ngài muốn đề cao uỷ quyền và vẻ nghiêm trọng của Đức Giêsu. Người đã tiên liệu tất cả, Người đã quyết định tất cả. Người là "Chúa”, không ai chối cãi được. Đức Giêsu biết rằng đó là buổi hội họp cuối cùng của Người với các bạn hữu, "giờ" đã nghiêm trọng rồi: Thánh Gioan sẽ nói là "giờ" của Người". Việc gì đã xảy ra? Chúng ta được đưa vào một hồi kịch quan trọng, biến cố sắp xảy ra... sẽ thay đổi lịch sử của hành tinh, của nhân loại. Cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu là sự giải phóng thế gian tội lỗi.
Khi tôi đi dự lễ Chúa Nhật, tư tưởng của tôi như thế nào? Tôi chuẩn bị tâm hồn ra sao? Đó có phải là một “biến cố" trong tuần sống của tôi không? Tất cả có hội tụ và hướng về đó không? Hay đó chỉ là một thời gian nhỏ bị "đánh cắp" cách lén lút trong những công việc quan trọng khác của tôi? Một thứ "dấu ngoặc"?
Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy tấm bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra trao cho các môn đệ
Chúng ta có 4 trình thuật về cảnh này. Thánh Maccô, Thánh Luca, Thánh Matthêu và Thánh Phaolô (I Cr 11, 23-25). Bốn trình thuật này đều như nhau về điểm cốt yếu, nhưng trình bày cho chúng ta những công thức khác nhau trước những "lời" Chúa phán. Đức Giêsu đã không quá câu nệ là nghi lễ, và cả Giáo Hội tiên khởi cũng thế. Điều quan trọng là phải lưu ý sự kiện hiển nhiên này để giải thoát chúng ta khỏi một quan niệm, “duy vật" về các bí tích, cứ như là Người dính liền với những từ ngữ, theo kiểu phù thủy - Thực ra người ta không biết rõ "từng chữ" Đức Giêsu đã nói tối hôm đó như thế nào - Bốn trình thuật không phải là những phóng sự, mà là những bản văn phụng vụ khác nhau. Đã được dùng trong những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Người ta có thể đoan chắc rằng những cộng đoàn đó, vì gần với biến cố vừa qua, đã tôn trọng ý định và cả những công thức của Đức Giêsu.
Trước tiên chúng ta cần tưởng tượng những "cử chỉ" của Đức Giêsu. Người "cầm lấy" bánh? Tôi thấy tay Người đưa ra với lấy chiếc bánh trên bàn. Tôi nhìn tay của Người, cầm chiếc bánh không men, "một thứ bánh của người nghèo mạt", vì tại Ai Cập, tổ tiên chúng ta đã không có thì giờ để cho lèn men. Người "đọc lời chúc tụng" đó là lời tạ ơn. Về chén rượu Thánh Máccô dùng chữ "Eueharitèsas" có nghĩa là "đang khi tạ ơn", do đó có từ Thánh Thể. Tôi lắng nghe Đức Giêsu cầu nguyện, nói lời "tạ ơn" Chúa Cha, trong thái độ vui mừng. Tôi ngắm nhìn dung nhan Đức Giêsu, khi Người nói chuyện với Chúa Cha. Chúng ta có thể quên được Thánh lễ là một lễ Tạ ơn sao?
Người "bẻ bánh", cử chỉ này không phải là mới lạ. Người cha trong gia đình cũng làm cử chỉ này để phân phát phần cho mỗi người, nhưng cử chỉ tượng trưng này rất đẹp: Mọi người đều ăn cùng một tấm bánh. Điều này nhấn mạnh việc "đồng bàn mà sẽ thành một ý lực trong những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Thánh lễ là một thách thức muốn bứng tận gốc rễ những khuynh hướng vị kỷ của chúng ta. Nếu ta vẫn giữ những bức tường ngăn cách mà Đức Giêsu đã phá đổ, thì chúng ta đã nhạo báng Mình thánh Chúa vậy (Pr 2,14). Tôi nhìn Đức Giêsu bẻ bánh. Họ đã nhận ra Người qua cách bẻ bánh" Người "trao" bánh này. Khi tôi rước lễ, tôi có ý thức được rằng chính Đức Giêsu đưa miếng bánh cho tôi không? Đó là cử chỉ thánh thiêng và đầy ý nghĩa huyền bí. Lạy Chúa, đây là tay chúng con đưa ra để đón Chúa!
Và Người nói: "Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy".
Sau nhiều thế kỷ, tranh cãi, mà trong thời gian đó từ trên đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhiều cộng đoàn họp lại thành Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội năm 1974, đã đồng ý về bản văn chung sau đây: "Bữa ăn bánh miến và rượu nho này là một bí tích, dấu chỉ hữu hiệu và quả quyết sự hiện diện của chính Đức Kitô, Người đã hy sinh mạng sống mình cho tất cả loài người và đã tự hiến thân mình làm bánh hằng sống. Vì lẽ đó, bữa tiệc Thánh Thể là Bí tích Mình và Máu Thánh của Đức Kitô. Bí tích của sự hiện diện thực sự của Người. Chính Thánh Thần trong Thánh Thể cho Đức Kitô thực sự và hiến thân trong bánh và rượu. Khi đọc lời truyền phép. Dĩ nhiên chúng ta luôn đứng trước một mầu nhiệm. Thánh Thomas Aquino, nhà thần học vĩ đại về Bí tích Thánh Thể ở thời Trung cổ đã viết: "Sự hiện diện thực sự" này không có nghĩa là giới hạn Đức Kitô ở trong bánh và rượu mà thôi hay gây ra một sự biến đổi vật lý hóa học nào của những chất này. Tất cả những vẻ bên ngoài vẫn không thay đổi (Tổng luận thần học cuốn III 76/3-5. 77/5-8).
Con người thời nay cần phải lặp lại những chân lý cổ truyền này. Thánh lễ về "Lễ Mừng kính Thiên Chúa" đã được Thánh Thomas Aquino soạn ở Orvieto vào năm 1264. Cùng với toàn thể Giáo Hội tiên khởi, Thánh Thomas “đã tin” nhưng không theo một cách đơn giản. Thánh Phaolô phải chăng là người đầu tiên đã nói rằng, cần phải có đức tin mới "nhận thấy được Mình và Máu Thánh Chúa sao?" (1 Cr 11,23-29).
Vâng, lạy Chúa, chúng con xin tin!
Người lại cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ và tất cả đều uống. Người bảo họ: "Đây là Máu Thầy, Máu để lập Giao ước đổ ra vì muôn người”.
Đó là bản dịch chính xác đoạn văn Hy Lạp của Thánh Maccô. Đức Giêsu biết người sắp chết, và chết cách nào. Người thế chỗ cho con chiên vượt qua (mà người ta không nói đến tí nào trong bữa ăn vượt qua này, trong khi món này là chính trong nghi lễ Israel). Ở đây Đức Giêsu làm cho ta nhớ đến người tôi tớ của Đức Giavê (đã hy sinh mạng sống của mình cho muôn dân) (Is 53,11). Đó là một "Giao ước". Thiên Chúa trở nên một thực tại duy nhất với nhân loại, một người trong "đồng minh". Và điều này đã được định nghĩa với những gì là mật thiết và sống động nhất trong chúng ta; "Máu”.
Thầy bảo thật anh em: "Chẳng bao giờ Thầy còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày được uống thứ rượu mới trong nước Thiên Chúa". Hát Thánh Vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ đi lên núi Ôliu.
51. Chú giải của William Barclay.
MÌNH VÀ MÁU CHÚA KITÔ
CHUẨN BỊ CHO NGÀY LỄ (Mc 14,12-16)
Dường như có một từ hơi lạ đã được dùng ý liên quan tới Chúa Giêsu. Nhưng khi đọc bài tường thuật tuần lễ cuối cùng của đời Ngài, chúng ta không thể không ngạc nhiên về tài năng sắp xếp công việc của Ngài. Nhiều lần, chúng ta thấy Chúa Giêsu không hề để nước đến chân mới chạy. Trước đó, Ngài thu xếp có sẵn một lừa cho Ngài đi vào thành Giêrusalem. Ở đây chúng ta thấy Ngài thu xếp mọi sự từ trước. Các môn đệ Chúa muốn biết họ sẽ ăn Lễ Vượt Qua ở đâu. Ngài sai họ vào thành Giêrusalem với lời dặn dò hãy tìm một người đang mang vò nước. Đây là một dấu hiệu đã có sắp xếp trước. Mang vò đi lấy nước là việc của đàn bà. Đó là việc chưa hề thấy một người đàn ông nào làm. Một người đàn ông vác vò nước trên vai sẽ là một hình ảnh nổi bật giữa đám đông, chẳng khác gì một người đàn ông đi mưa mà che dù đàn bà. Chúa Giêsu không hề để sự việc đến phút chót mới lo. Từ lâu, Ngài đã thu xếp chỗ họp mặt cuối cùng cho chính Ngài với các môn đệ và mọi việc đều xảy ra đúng như ý muốn.
Các căn nhà lớn của dân Do Thái có những phòng cao, các căn nhà ấy trong như có một chiếc hộp nhỏ xếp chồng trên một chiếc hộp lớn vậy. Chiếc hộp nhỏ hơn đó là phòng cao, có cầu thang bên ngoài để đi lên, nên người ta không cần phải đi qua phòng lớn bên trong nhà. Phòng cao có nhiều công dụng. Nó có thể dùng làm phòng kho, hoặc dùng làm nơi suy gẫm, làm chỗ nghỉ khi nhà có khách. Nhưng đặc biệt nhất đó là nơi để một Rapbi dạy dỗ các môn đệ thân tín. Chúa Giêsu đã làm theo thói quen các Rapbi Do Thái vẫn thường làm.
Chúng ta phải nhớ đến một điểm về cách ghi nhận ngày của dân Do Thái. Theo người Do Thái, thì một ngày mới bắt đầu từ 6 giờ chiều, trước 6 giờ chiều là ngày 13 tháng Nisan, là ngày sửa soạn cho Lễ Vượt Qua. Nhưng ngày 14 tháng Nisan là ngày Lễ Vượt Qua thì bắt đầu từ 6 giờ chiều. Theo cách tính của chúng ta thì ngày thứ sáu của người Do Thái bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày thứ năm.
Người Do Thái chuẩn bị những gì để ăn Lễ Vượt Qua:
Nghi lễ đầu tiên là nghi thức tìm men. Trước ngày Lễ Vượt Qua, tất cả các men được loại bỏ ra khỏi nhà. Trong ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên tại xứ Ai cập (Xh 12), người ta đã ăn lễ ấy với bánh không men. Bánh không men không giống bánh mì chút nào, nó là một thứ bánh bột luộc. Sở dĩ tại Ai cập họ đã phải ăn như vậy vì làm thế sẽ nhanh hơn một ổ bánh có men, và ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên là ngày thoát ra khỏi xứ Ai cập, dân Israel phải ăn hối hả và mọi người đều phải sẵn sàng để ra đi lên đường. Hơn nữa, men còn là biểu tượng của sự thối nát. Men là bột đã ủ cho dậy lên và người Do Thái đồng nhất sự lên men với quá trình thối rữa, hư hoại. Vào ngày trước Lễ Vượt Qua, người chủ nhà thắp một ngọn nến, rồi theo nghi lễ, đi tìm men khắp trong nhà. Trước khi đi tìm, người ấy khấn nguyện rằng: “Đáng chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa, là Vua toàn cõi vũ trụ, Đấng đã lấy các điều răn của Ngài để thánh hoá chúng tôi, và truyền lệnh cho chúng tôi phải cất hết men đi”. Sau khi đã tìm khắp nhà, chủ nhà nói: “Tất cả men tôi có, mà tôi đã tìm thấy hoặc không tìm thấy đều kể như không còn nữa, kể như bụi dưới đất vậy”.
Tiếp theo, vào xế trưa trước buổi chiều Lễ Vượt Qua là dâng sinh tế về Con Chiên Vượt Qua. Mọi người đều đến Đền Thờ. Người dâng lễ phải giết con chiên của mình để dùng nó dâng làm của lễ hy sinh. Dưới mắt người Do Thái, máu là vật thiêng liêng dâng cho Thiên Chúa, bởi vì người Do Thái xem máu ngang hàng với sinh mạng. Việc tin thế là điều tự nhiên, vì nếu một con người hay một con vật bị thương, có máu chảy ra, thì sự sống cũng theo đó mà ra. Cho nên trong Đền Thờ, kẻ đến thờ phượng tự giết con chiên mình đem đến. Giữa những người đến thờ phượng và bàn thờ, có hai hàng dài các thầy tư tế, mỗi người cầm một cái chén vàng hoặc bạc. Khi máu từ cổ họng con chiên chảy ra, máu được hứng vào các chén ấy, chuyền tay nhau cho đến thầy tư tế đứng ở cuối hàng đổ máu ấy lên bàn thờ. Con vật được mổ ra, bộ lòng và mỡ được lấy ra, vì là phần cần thiết cho việc tế lễ, còn xác được trả về cho người dâng lễ. Nếu phần tường thuật của Josephus hoàn toàn đúng, thì có hơn ¼ triệu con chiên đã bị giết, chúng ta khó tưởng tượng nổi quang cảnh tại Đền Thờ cũng như tình trạng bàn thờ đầy máu. Con chiên được đem về nhà và quay. Không thể đem nấu thịt ấy. Không thể để nó chạm vào một vật gì dù là cạnh của chiếc nồi. Nó phải được đâm xuyên qua bằng một khúc cây lựu và quay trên ngọn lửa. Khúc cây được đâm xuyên thẳng từ miệng đến đuôi, con chiên được quay nguyên con, còn cả đầu, giò, đuôi dính vào thân.
Chiếc bàn ăn thấp có dạng như một hình vuông để trống một cạnh. Tất cả khách nằm trên những chiếc ghế dài, chống bằng khuỷu tay trái, dùng tay mặt lấy thức ăn.
Có một số vật cần thiết mà các môn đệ của Chúa phải chuẩn bị sẵn sàng.
1/ Một con chiên để nhắc họ nhớ lại việc gia đình họ được bảo vệ nhờ máu bôi lên trên khung cửa khi thiên sứ của sự chết đi qua khắp xứ Ai cập.
2/ Bánh không men để nhắc họ nhớ thứ bánh mà họ phải ăn vội vã lúc thoát ách nô lệ.
3/ Chén nước muối để nhắc họ nhớ lại nước mắt họ từng đổ ra tại Ai cập và nước của Biển Đỏ mà họ đã vượt qua an toàn lạ lùng.
4/ Một mớ các loại rau đắng, để nhắc họ nhớ về sự cay đắng khi làm nô lệ tại Ai cập.
5/ Một loại bánh dẻo gọi là charosheth là một hỗn hợp các thứ trái táo, chà là, lựu và hạt dẻ, để nhắc họ nhớ về đất sét mà họ dùng làm gạch tại Ai cập. Lẫn lộn trong đó là những sợi quế để nhắc nhở họ về rơm họ đã trộn vào đất sét làm gạch.
6/ Bốn cốc rượu nho. Các cốc đựng loại rượu nho được pha bằng ba phần rượu với hai phần nước lã. Bốn cốc rượu được uống vào bốn giai đoạn khác nhau trong bữa ăn, để nhắc họ về bốn lời hứa trong sách Xuất Hành 6,6-7: “Ta sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Ai cập đã chất lên vai các ngươi. Ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi vòng tôi mọi. Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng hình phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các ngươi làm dân Ta, và Ta sẽ làm Chúa của các ngươi”.
Đó là những gì phải chuẩn bị cho ngày Lễ Vượt Qua. Tất cả các chi tiết đều nhắc nhở về ngày trọng đại, khi Chúa ban ơn giải phóng dân Ngài khỏi cảnh nô lệ tại Ai cập. Chính nhằm ngày lễ đó, Đấng giải thoát thế gian khỏi tội lỗi đã ngồi để dự bữa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài.
BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ CỨU RỖI (Mc 14,22-26)
Trước hết, chúng ta cần biết rõ các giai đoạn khác nhau trong ngày Lễ Vượt Qua, để có thể hình dung những gì Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đang làm ở đây. Mọi việc được diễn tiến theo thứ tự sau đây:
1/ Chén Kiddush. Kiddush có nghĩa là thánh hoá hay phân rẽ. Đây là một hành động mang tính chất tách rời bữa ăn này khỏi tất cả các bữa ăn bình thường khác. Người chủ gia đình nâng chén lên, cầu nguyện, rồi mọi người cùng uống chén đó.
2/ Rửa tay lần thứ nhất. Chỉ có người dâng lễ phải làm việc này mà thôi. Người ấy phải rửa tay ba lần theo cách thức quy định chúng ta nghiên cứu ở chương 7.
3/ Một miếng ngò tây hay rau diếp được đem nhúng vào một chén nước muối rồi ăn. Đây là một món khai vị để ăn cho ngon miệng, nhưng cây rau ngò tiêu biểu cho chùm kinh giới đã được nhúng trong máu rồi bôi lên khung cửa, còn muối tiêu biểu cho nước mắt đã đổ ra tại Ai Cập và nước của Biển Đỏ mà dân Israel đã được đưa ra khỏi đó an toàn.
4/ Bẻ bánh. Khi bẻ bánh có hai câu chúc phúc được đọc lên “Đáng cảm tạ Ngài là Đức Chúa. Thiên Chúa chúng tôi là Vua toàn cõi vũ trụ, nguyện Ngài được tôn vinh trên trái đất” hoặc “Đáng cảm tạ Ngài là Cha chúng tôi ở trên trời, Đấng hàng ngày ban bánh đủ dùng cho chúng tôi”. Trên bàn bánh không men được xếp thành ba vòng. Vòng bánh chính giữa được cầm lên và bẻ ra. Vào lúc đó, người ta chỉ ăn một chút bánh mà thôi. Việc này nhắc nhở cho người Do Thái nhớ lại thứ bánh đau khổ họ từng ăn tại Ai Cập, nhắc họ nhớ những kẻ làm nô lệ chẳng bao giờ được ăn trọn vẹn cả ổ bánh, nhưng chỉ được ăn những mảnh vụn. Lúc bẻ bánh, người chủ gia đình nói “Đây là bánh đau khổ mà tổ tiên ta từng ăn tại Ai Cập, ai đang đói, hãy đến mà ăn. Ai đang túng thiếu hãy đến cùng dự Lễ Vượt Qua với chúng tôi” (Trong cách hành lễ hiện đại tại các nơi xa lạ, lời con người nổi tiếng sau đây đã được thêm vào “Năm nay, chúng ta dự lễ ở đây, năm sau chúng ta sẽ dự lễ trong xứ Israel. Năm nay chúng ta dự lễ với tư cách kẻ nô lệ, năm tới chúng ta sẽ dự lễ với tư cách người tự do”).
5/ Tiếp theo là phần kể lại câu chuyện giải phóng. Người trẻ tuổi nhất hiện diện sẽ hỏi có gì khiến ngày này khác với các ngày khác và tại sao lại giữ lễ này. Và người chủ nhà bắt đầu kể lại cả câu chuyện về lịch sử dân Israel từ ngàn xưa cho đến khi có cuộc giải phóng vĩ đại mà ngày Lễ Vượt Qua không bao giờ trở thành một nghi lễ suông. Nó luôn luôn là một kỷ niệm về quyền năng và lòng nhân từ của Chúa.
6/ Các Thánh vịnh 113, 114 được hát lên. Các Thánh vịnh từ 113-118 vốn được biết đến dưới tên gọi Hallel nghĩa là ca ngợi Thiên Chúa. Tất cả Thánh vịnh ấy đều là những lời ngợi khen. Chúng là một phần của tài liệu xưa nhất mà một cậu bé Do Thái phải học thuộc lòng.
7/ Uống chén thứ hai. Chén này được gọi là haggadah, nghĩa là chén giải nghĩa hay công bố.
8/ Bây giờ thì mọi người đang có mặt đều rửa tay để chuẩn bị dùng bữa.
9/ Một bài cầu nguyện tạ ơn được đọc lên “Hỡi Đức Chúa Thiên Chúa chúng tôi, đáng cảm tạ Ngài vì đã ban hoa quả từ đất. Hỡi Thiên Chúa, đáng chúc tụng Ngài, Đấng đã thánh hoá chúng tôi bằng các điều răn của Ngài, và truyền cho chúng tôi ăn bánh không men”. Sau đó những mẩu bánh nhỏ được phân phát ra.
10/ Một ít rau đắng kẹp giữa hai miếng bánh không men, nhúng vào chén charosheth và ăn. Việc này được gọi là nhúng vào nước. Nó nhắc lại cảnh làm nô lệ và những viên gạch mà họ đã bị bắt buộc phải sản xuất.
11/ Tiếp theo là bữa ăn chính. Cả con chiên được đem ra ăn. Nếu còn dư thừa chút gì thì phải thiêu đi, chứ không được dùng cho một bữa ăn bình thường nào khác.
12/ Lại rửa tay.
13/ Ăn bánh không men còn lại.
14/ Đọc bài cầu nguyện cảm tạ, gồm một lời khấn xin Êlia kịp đến để báo tin về Đấng Mêsia. Rồi mọi người uống chén rượu thứ ba được gọi là chén cảm tạ. Lời chúc phúc lúc nâng chén là “Hỡi Đức Chúa là Thiên Chúa, là Vua toàn cõi vũ trụ, Đấng đã tạo nên trái nho, đáng cảm tạ Ngài”.
15/ Hát bài thứ hai các bài Hallel (Thánh vịnh 115,118).
16/ Hai bài cầu nguyện ngắn như sau được đọc lên “Hỡi Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, mọi công việc Ngài đều ca ngợi Ngài. Tất cả các thánh, các người công chính, những kẻ làm đẹp lòng và toàn thể dân Ngài, cả nhà Israel, bằng bài ca vui mừng, hãy ca ngợi và chúc tụng, tán dương và tôn vinh, tôn cao và cung kính, thánh hoá và ghi tạc danh Ngài vào Nước Ngài. Hỡi Chúa là Vua chúng tôi, thật là tốt đẹp khi ca ngợi, lấy làm thoả vui mà hát ngợi khen danh Ngài, vì từ đời đời cho đến đời đời Ngài là Thiên Chúa.
“Hơi thở của mọi sinh vật sẽ ca tụng danh Ngài là Chúa. hỡi Chúa chúng tôi, mọi vật sẽ mãi mãi tôn vinh và đề cao Ngài. Hỡi Thượng Đế, Vua chúng tôi, vì từ đời đời đến đời đời Ngài là Thượng Đế, ngoài Ngài ra chẳng có Vua, chẳng có Đấng cứu chuộc hay Đấng Cứu Thế nào khác”.
Như thế là Lễ Vượt Qua kết thúc. Nếu buổi lễ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã ngồi lại để dự là Lễ Vượt Qua, thì chắc Chúa Giêsu đã dùng mục 13 và 14 để nói về chính Ngài và mục 16 chắc là bài thánh ca mà mọi người cùng hát lên trước khi ra đi đến núi Ôliu.
Bây giờ, chúng ta hãy vào xem Chúa Giêsu đã làm gì và Ngài đã làm cách nào gây ấn tượng trên những người theo Ngài. Hơn một lần chúng ta thấy các ngôn sứ Israel dùng các hành động biểu tượng và những diễn xuất kịch nghệ để truyền đạt sứ điệp khi họ cảm thấy lời nói không chưa đủ. Đó là việc Ahigia đã làm khi ông xé áo choàng của ông ra làm 12 mảnh và trao 10 mảnh cho Giêrôbôam, là dấu hiệu về 10 chi phái trong dân Israel sẽ tôn ông ta lên làm vua (1V 11,29-32). Đó là việc Giêrêmia cũng từng làm khi ông làm xiềng và ách rồi mang chúng như một dấu hiệu về tình trạng nô lệ sắp xảy đến (Gr 28,10-11). Đó là phương cách mà tiên tri Êdêkiên vẫn thường làm (Ed 4,1-8; 5,1-4). Người ta rất dễ quên lời nói, nhưng một hành động như diễn kịch có thể in sâu vào tâm trí họ. Đó là việc Chúa Giêsu đã làm khi Ngài kết hợp hành động như diễn kịch đó với ngày lễ cổ của dân tộc Ngài, để nó càng in sâu hơn vào tâm trí các môn đệ Ngài. Ngài phán “Hãy xem như bánh này đã bị bẻ ra làm sao, thì thân thể ta cũng sẽ vì các người mà bị vỡ nát ra như vậy. Chén đựng chất rượu màu đỏ này bị đổ ra làm sao thì máu ta cũng sẽ vì các ngươi mà đổ ra như vậy”.
Ngài ngụ ý gì khi bảo rằng chén này tiêu biểu cho Giao Ước mới? Từ Giao Ước là một chữ rất thông thường trong tôn giáo Do Thái. Nền tảng của Do Thái giáo là Thiên Chúa đã lập một Giao Ước với dân Israel. Từ này có nghĩa là một sự dàn xếp, trả giá, một hợp đồng hai chiều. Việc thừa nhận Giao Ước cũ được nói rõ trong Xuất hành 24,3-8. Theo đoạn sách đó chúng ta thấy Giao Ước hoàn toàn tuỳ thuộc việc dân Israel tuân giữ luật. Nếu luật bị vi phạm thì Giao Ước cũng bị vi phạm, và mối liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Israel sẽ tan rã. Đây là một mối giao hảo hoàn toàn tuỳ thuộc luật và việc tuân giữ luật ấy. Thiên Chúa là vị thẩm phán. Vì không hề có ai giữ trọn luật nên phần khiếm khuyết luôn luôn ở về phía dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu phán “Ta phê chuẩn và ban hành một Giao Ước mới, một mối liên hệ, một hợp đồng mới giữa Thiên Chúa với loài người. Nhưng Giao Ước này không lệ thuộc vào luật mà tuỳ thuộc tình yêu. Nói khác đi, Chúa Giêsu muốn bảo rằng “Việc Ta đang làm đây để chứng minh cho các ngươi thấy Thiên Chúa yêu thương các ngươi như thế nào”. Loài người không chỉ đơn giản ở dưới luật của Thiên Chúa. Vì điều Chúa Giêsu đã thực hiện, họ mãi mãi ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là yếu tính của những gì Tiệc Thánh nói lên với chúng ta.
Có thể ghi nhận thêm một điểm nữa. Trong câu cuối cùng, một lần nữa chúng ta lại thấy hai điều thường thấy: Chúa Giêsu biết Ngài sắp phải chịu chết và Ngài đã biết Nước Ngài sắp đến. Ngài chắc chắn về thập giá, và cũng chắc chắn không kém về vinh quang. Lý do khiến Ngài biết chắc cả hai như vậy vì Ngài biết cách chắc chắn về tình yêu của Thiên Chúa cũng như biết chắc về tội lỗi của loài người. Và Ngài biết cuối cùng thì tình yêu sẽ chinh phục tội nhân.
CHUẨN BỊ CHO NGÀY LỄ (Mc 14,12-16)
Dường như có một từ hơi lạ đã được dùng ý liên quan tới Chúa Giêsu. Nhưng khi đọc bài tường thuật tuần lễ cuối cùng của đời Ngài, chúng ta không thể không ngạc nhiên về tài năng sắp xếp công việc của Ngài. Nhiều lần, chúng ta thấy Chúa Giêsu không hề để nước đến chân mới chạy. Trước đó, Ngài thu xếp có sẵn một lừa cho Ngài đi vào thành Giêrusalem. Ở đây chúng ta thấy Ngài thu xếp mọi sự từ trước. Các môn đệ Chúa muốn biết họ sẽ ăn Lễ Vượt Qua ở đâu. Ngài sai họ vào thành Giêrusalem với lời dặn dò hãy tìm một người đang mang vò nước. Đây là một dấu hiệu đã có sắp xếp trước. Mang vò đi lấy nước là việc của đàn bà. Đó là việc chưa hề thấy một người đàn ông nào làm. Một người đàn ông vác vò nước trên vai sẽ là một hình ảnh nổi bật giữa đám đông, chẳng khác gì một người đàn ông đi mưa mà che dù đàn bà. Chúa Giêsu không hề để sự việc đến phút chót mới lo. Từ lâu, Ngài đã thu xếp chỗ họp mặt cuối cùng cho chính Ngài với các môn đệ và mọi việc đều xảy ra đúng như ý muốn.
Các căn nhà lớn của dân Do Thái có những phòng cao, các căn nhà ấy trong như có một chiếc hộp nhỏ xếp chồng trên một chiếc hộp lớn vậy. Chiếc hộp nhỏ hơn đó là phòng cao, có cầu thang bên ngoài để đi lên, nên người ta không cần phải đi qua phòng lớn bên trong nhà. Phòng cao có nhiều công dụng. Nó có thể dùng làm phòng kho, hoặc dùng làm nơi suy gẫm, làm chỗ nghỉ khi nhà có khách. Nhưng đặc biệt nhất đó là nơi để một Rapbi dạy dỗ các môn đệ thân tín. Chúa Giêsu đã làm theo thói quen các Rapbi Do Thái vẫn thường làm.
Chúng ta phải nhớ đến một điểm về cách ghi nhận ngày của dân Do Thái. Theo người Do Thái, thì một ngày mới bắt đầu từ 6 giờ chiều, trước 6 giờ chiều là ngày 13 tháng Nisan, là ngày sửa soạn cho Lễ Vượt Qua. Nhưng ngày 14 tháng Nisan là ngày Lễ Vượt Qua thì bắt đầu từ 6 giờ chiều. Theo cách tính của chúng ta thì ngày thứ sáu của người Do Thái bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày thứ năm.
Người Do Thái chuẩn bị những gì để ăn Lễ Vượt Qua:
Nghi lễ đầu tiên là nghi thức tìm men. Trước ngày Lễ Vượt Qua, tất cả các men được loại bỏ ra khỏi nhà. Trong ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên tại xứ Ai cập (Xh 12), người ta đã ăn lễ ấy với bánh không men. Bánh không men không giống bánh mì chút nào, nó là một thứ bánh bột luộc. Sở dĩ tại Ai cập họ đã phải ăn như vậy vì làm thế sẽ nhanh hơn một ổ bánh có men, và ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên là ngày thoát ra khỏi xứ Ai cập, dân Israel phải ăn hối hả và mọi người đều phải sẵn sàng để ra đi lên đường. Hơn nữa, men còn là biểu tượng của sự thối nát. Men là bột đã ủ cho dậy lên và người Do Thái đồng nhất sự lên men với quá trình thối rữa, hư hoại. Vào ngày trước Lễ Vượt Qua, người chủ nhà thắp một ngọn nến, rồi theo nghi lễ, đi tìm men khắp trong nhà. Trước khi đi tìm, người ấy khấn nguyện rằng: “Đáng chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa, là Vua toàn cõi vũ trụ, Đấng đã lấy các điều răn của Ngài để thánh hoá chúng tôi, và truyền lệnh cho chúng tôi phải cất hết men đi”. Sau khi đã tìm khắp nhà, chủ nhà nói: “Tất cả men tôi có, mà tôi đã tìm thấy hoặc không tìm thấy đều kể như không còn nữa, kể như bụi dưới đất vậy”.
Tiếp theo, vào xế trưa trước buổi chiều Lễ Vượt Qua là dâng sinh tế về Con Chiên Vượt Qua. Mọi người đều đến Đền Thờ. Người dâng lễ phải giết con chiên của mình để dùng nó dâng làm của lễ hy sinh. Dưới mắt người Do Thái, máu là vật thiêng liêng dâng cho Thiên Chúa, bởi vì người Do Thái xem máu ngang hàng với sinh mạng. Việc tin thế là điều tự nhiên, vì nếu một con người hay một con vật bị thương, có máu chảy ra, thì sự sống cũng theo đó mà ra. Cho nên trong Đền Thờ, kẻ đến thờ phượng tự giết con chiên mình đem đến. Giữa những người đến thờ phượng và bàn thờ, có hai hàng dài các thầy tư tế, mỗi người cầm một cái chén vàng hoặc bạc. Khi máu từ cổ họng con chiên chảy ra, máu được hứng vào các chén ấy, chuyền tay nhau cho đến thầy tư tế đứng ở cuối hàng đổ máu ấy lên bàn thờ. Con vật được mổ ra, bộ lòng và mỡ được lấy ra, vì là phần cần thiết cho việc tế lễ, còn xác được trả về cho người dâng lễ. Nếu phần tường thuật của Josephus hoàn toàn đúng, thì có hơn ¼ triệu con chiên đã bị giết, chúng ta khó tưởng tượng nổi quang cảnh tại Đền Thờ cũng như tình trạng bàn thờ đầy máu. Con chiên được đem về nhà và quay. Không thể đem nấu thịt ấy. Không thể để nó chạm vào một vật gì dù là cạnh của chiếc nồi. Nó phải được đâm xuyên qua bằng một khúc cây lựu và quay trên ngọn lửa. Khúc cây được đâm xuyên thẳng từ miệng đến đuôi, con chiên được quay nguyên con, còn cả đầu, giò, đuôi dính vào thân.
Chiếc bàn ăn thấp có dạng như một hình vuông để trống một cạnh. Tất cả khách nằm trên những chiếc ghế dài, chống bằng khuỷu tay trái, dùng tay mặt lấy thức ăn.
Có một số vật cần thiết mà các môn đệ của Chúa phải chuẩn bị sẵn sàng.
1/ Một con chiên để nhắc họ nhớ lại việc gia đình họ được bảo vệ nhờ máu bôi lên trên khung cửa khi thiên sứ của sự chết đi qua khắp xứ Ai cập.
2/ Bánh không men để nhắc họ nhớ thứ bánh mà họ phải ăn vội vã lúc thoát ách nô lệ.
3/ Chén nước muối để nhắc họ nhớ lại nước mắt họ từng đổ ra tại Ai cập và nước của Biển Đỏ mà họ đã vượt qua an toàn lạ lùng.
4/ Một mớ các loại rau đắng, để nhắc họ nhớ về sự cay đắng khi làm nô lệ tại Ai cập.
5/ Một loại bánh dẻo gọi là charosheth là một hỗn hợp các thứ trái táo, chà là, lựu và hạt dẻ, để nhắc họ nhớ về đất sét mà họ dùng làm gạch tại Ai cập. Lẫn lộn trong đó là những sợi quế để nhắc nhở họ về rơm họ đã trộn vào đất sét làm gạch.
6/ Bốn cốc rượu nho. Các cốc đựng loại rượu nho được pha bằng ba phần rượu với hai phần nước lã. Bốn cốc rượu được uống vào bốn giai đoạn khác nhau trong bữa ăn, để nhắc họ về bốn lời hứa trong sách Xuất Hành 6,6-7: “Ta sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Ai cập đã chất lên vai các ngươi. Ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi vòng tôi mọi. Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng hình phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các ngươi làm dân Ta, và Ta sẽ làm Chúa của các ngươi”.
Đó là những gì phải chuẩn bị cho ngày Lễ Vượt Qua. Tất cả các chi tiết đều nhắc nhở về ngày trọng đại, khi Chúa ban ơn giải phóng dân Ngài khỏi cảnh nô lệ tại Ai cập. Chính nhằm ngày lễ đó, Đấng giải thoát thế gian khỏi tội lỗi đã ngồi để dự bữa ăn cuối cùng với các môn đệ Ngài.
BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ CỨU RỖI (Mc 14,22-26)
Trước hết, chúng ta cần biết rõ các giai đoạn khác nhau trong ngày Lễ Vượt Qua, để có thể hình dung những gì Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đang làm ở đây. Mọi việc được diễn tiến theo thứ tự sau đây:
1/ Chén Kiddush. Kiddush có nghĩa là thánh hoá hay phân rẽ. Đây là một hành động mang tính chất tách rời bữa ăn này khỏi tất cả các bữa ăn bình thường khác. Người chủ gia đình nâng chén lên, cầu nguyện, rồi mọi người cùng uống chén đó.
2/ Rửa tay lần thứ nhất. Chỉ có người dâng lễ phải làm việc này mà thôi. Người ấy phải rửa tay ba lần theo cách thức quy định chúng ta nghiên cứu ở chương 7.
3/ Một miếng ngò tây hay rau diếp được đem nhúng vào một chén nước muối rồi ăn. Đây là một món khai vị để ăn cho ngon miệng, nhưng cây rau ngò tiêu biểu cho chùm kinh giới đã được nhúng trong máu rồi bôi lên khung cửa, còn muối tiêu biểu cho nước mắt đã đổ ra tại Ai Cập và nước của Biển Đỏ mà dân Israel đã được đưa ra khỏi đó an toàn.
4/ Bẻ bánh. Khi bẻ bánh có hai câu chúc phúc được đọc lên “Đáng cảm tạ Ngài là Đức Chúa. Thiên Chúa chúng tôi là Vua toàn cõi vũ trụ, nguyện Ngài được tôn vinh trên trái đất” hoặc “Đáng cảm tạ Ngài là Cha chúng tôi ở trên trời, Đấng hàng ngày ban bánh đủ dùng cho chúng tôi”. Trên bàn bánh không men được xếp thành ba vòng. Vòng bánh chính giữa được cầm lên và bẻ ra. Vào lúc đó, người ta chỉ ăn một chút bánh mà thôi. Việc này nhắc nhở cho người Do Thái nhớ lại thứ bánh đau khổ họ từng ăn tại Ai Cập, nhắc họ nhớ những kẻ làm nô lệ chẳng bao giờ được ăn trọn vẹn cả ổ bánh, nhưng chỉ được ăn những mảnh vụn. Lúc bẻ bánh, người chủ gia đình nói “Đây là bánh đau khổ mà tổ tiên ta từng ăn tại Ai Cập, ai đang đói, hãy đến mà ăn. Ai đang túng thiếu hãy đến cùng dự Lễ Vượt Qua với chúng tôi” (Trong cách hành lễ hiện đại tại các nơi xa lạ, lời con người nổi tiếng sau đây đã được thêm vào “Năm nay, chúng ta dự lễ ở đây, năm sau chúng ta sẽ dự lễ trong xứ Israel. Năm nay chúng ta dự lễ với tư cách kẻ nô lệ, năm tới chúng ta sẽ dự lễ với tư cách người tự do”).
5/ Tiếp theo là phần kể lại câu chuyện giải phóng. Người trẻ tuổi nhất hiện diện sẽ hỏi có gì khiến ngày này khác với các ngày khác và tại sao lại giữ lễ này. Và người chủ nhà bắt đầu kể lại cả câu chuyện về lịch sử dân Israel từ ngàn xưa cho đến khi có cuộc giải phóng vĩ đại mà ngày Lễ Vượt Qua không bao giờ trở thành một nghi lễ suông. Nó luôn luôn là một kỷ niệm về quyền năng và lòng nhân từ của Chúa.
6/ Các Thánh vịnh 113, 114 được hát lên. Các Thánh vịnh từ 113-118 vốn được biết đến dưới tên gọi Hallel nghĩa là ca ngợi Thiên Chúa. Tất cả Thánh vịnh ấy đều là những lời ngợi khen. Chúng là một phần của tài liệu xưa nhất mà một cậu bé Do Thái phải học thuộc lòng.
7/ Uống chén thứ hai. Chén này được gọi là haggadah, nghĩa là chén giải nghĩa hay công bố.
8/ Bây giờ thì mọi người đang có mặt đều rửa tay để chuẩn bị dùng bữa.
9/ Một bài cầu nguyện tạ ơn được đọc lên “Hỡi Đức Chúa Thiên Chúa chúng tôi, đáng cảm tạ Ngài vì đã ban hoa quả từ đất. Hỡi Thiên Chúa, đáng chúc tụng Ngài, Đấng đã thánh hoá chúng tôi bằng các điều răn của Ngài, và truyền cho chúng tôi ăn bánh không men”. Sau đó những mẩu bánh nhỏ được phân phát ra.
10/ Một ít rau đắng kẹp giữa hai miếng bánh không men, nhúng vào chén charosheth và ăn. Việc này được gọi là nhúng vào nước. Nó nhắc lại cảnh làm nô lệ và những viên gạch mà họ đã bị bắt buộc phải sản xuất.
11/ Tiếp theo là bữa ăn chính. Cả con chiên được đem ra ăn. Nếu còn dư thừa chút gì thì phải thiêu đi, chứ không được dùng cho một bữa ăn bình thường nào khác.
12/ Lại rửa tay.
13/ Ăn bánh không men còn lại.
14/ Đọc bài cầu nguyện cảm tạ, gồm một lời khấn xin Êlia kịp đến để báo tin về Đấng Mêsia. Rồi mọi người uống chén rượu thứ ba được gọi là chén cảm tạ. Lời chúc phúc lúc nâng chén là “Hỡi Đức Chúa là Thiên Chúa, là Vua toàn cõi vũ trụ, Đấng đã tạo nên trái nho, đáng cảm tạ Ngài”.
15/ Hát bài thứ hai các bài Hallel (Thánh vịnh 115,118).
16/ Hai bài cầu nguyện ngắn như sau được đọc lên “Hỡi Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, mọi công việc Ngài đều ca ngợi Ngài. Tất cả các thánh, các người công chính, những kẻ làm đẹp lòng và toàn thể dân Ngài, cả nhà Israel, bằng bài ca vui mừng, hãy ca ngợi và chúc tụng, tán dương và tôn vinh, tôn cao và cung kính, thánh hoá và ghi tạc danh Ngài vào Nước Ngài. Hỡi Chúa là Vua chúng tôi, thật là tốt đẹp khi ca ngợi, lấy làm thoả vui mà hát ngợi khen danh Ngài, vì từ đời đời cho đến đời đời Ngài là Thiên Chúa.
“Hơi thở của mọi sinh vật sẽ ca tụng danh Ngài là Chúa. hỡi Chúa chúng tôi, mọi vật sẽ mãi mãi tôn vinh và đề cao Ngài. Hỡi Thượng Đế, Vua chúng tôi, vì từ đời đời đến đời đời Ngài là Thượng Đế, ngoài Ngài ra chẳng có Vua, chẳng có Đấng cứu chuộc hay Đấng Cứu Thế nào khác”.
Như thế là Lễ Vượt Qua kết thúc. Nếu buổi lễ mà Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã ngồi lại để dự là Lễ Vượt Qua, thì chắc Chúa Giêsu đã dùng mục 13 và 14 để nói về chính Ngài và mục 16 chắc là bài thánh ca mà mọi người cùng hát lên trước khi ra đi đến núi Ôliu.
Bây giờ, chúng ta hãy vào xem Chúa Giêsu đã làm gì và Ngài đã làm cách nào gây ấn tượng trên những người theo Ngài. Hơn một lần chúng ta thấy các ngôn sứ Israel dùng các hành động biểu tượng và những diễn xuất kịch nghệ để truyền đạt sứ điệp khi họ cảm thấy lời nói không chưa đủ. Đó là việc Ahigia đã làm khi ông xé áo choàng của ông ra làm 12 mảnh và trao 10 mảnh cho Giêrôbôam, là dấu hiệu về 10 chi phái trong dân Israel sẽ tôn ông ta lên làm vua (1V 11,29-32). Đó là việc Giêrêmia cũng từng làm khi ông làm xiềng và ách rồi mang chúng như một dấu hiệu về tình trạng nô lệ sắp xảy đến (Gr 28,10-11). Đó là phương cách mà tiên tri Êdêkiên vẫn thường làm (Ed 4,1-8; 5,1-4). Người ta rất dễ quên lời nói, nhưng một hành động như diễn kịch có thể in sâu vào tâm trí họ. Đó là việc Chúa Giêsu đã làm khi Ngài kết hợp hành động như diễn kịch đó với ngày lễ cổ của dân tộc Ngài, để nó càng in sâu hơn vào tâm trí các môn đệ Ngài. Ngài phán “Hãy xem như bánh này đã bị bẻ ra làm sao, thì thân thể ta cũng sẽ vì các người mà bị vỡ nát ra như vậy. Chén đựng chất rượu màu đỏ này bị đổ ra làm sao thì máu ta cũng sẽ vì các ngươi mà đổ ra như vậy”.
Ngài ngụ ý gì khi bảo rằng chén này tiêu biểu cho Giao Ước mới? Từ Giao Ước là một chữ rất thông thường trong tôn giáo Do Thái. Nền tảng của Do Thái giáo là Thiên Chúa đã lập một Giao Ước với dân Israel. Từ này có nghĩa là một sự dàn xếp, trả giá, một hợp đồng hai chiều. Việc thừa nhận Giao Ước cũ được nói rõ trong Xuất hành 24,3-8. Theo đoạn sách đó chúng ta thấy Giao Ước hoàn toàn tuỳ thuộc việc dân Israel tuân giữ luật. Nếu luật bị vi phạm thì Giao Ước cũng bị vi phạm, và mối liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Israel sẽ tan rã. Đây là một mối giao hảo hoàn toàn tuỳ thuộc luật và việc tuân giữ luật ấy. Thiên Chúa là vị thẩm phán. Vì không hề có ai giữ trọn luật nên phần khiếm khuyết luôn luôn ở về phía dân chúng. Nhưng Chúa Giêsu phán “Ta phê chuẩn và ban hành một Giao Ước mới, một mối liên hệ, một hợp đồng mới giữa Thiên Chúa với loài người. Nhưng Giao Ước này không lệ thuộc vào luật mà tuỳ thuộc tình yêu. Nói khác đi, Chúa Giêsu muốn bảo rằng “Việc Ta đang làm đây để chứng minh cho các ngươi thấy Thiên Chúa yêu thương các ngươi như thế nào”. Loài người không chỉ đơn giản ở dưới luật của Thiên Chúa. Vì điều Chúa Giêsu đã thực hiện, họ mãi mãi ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là yếu tính của những gì Tiệc Thánh nói lên với chúng ta.
Có thể ghi nhận thêm một điểm nữa. Trong câu cuối cùng, một lần nữa chúng ta lại thấy hai điều thường thấy: Chúa Giêsu biết Ngài sắp phải chịu chết và Ngài đã biết Nước Ngài sắp đến. Ngài chắc chắn về thập giá, và cũng chắc chắn không kém về vinh quang. Lý do khiến Ngài biết chắc cả hai như vậy vì Ngài biết cách chắc chắn về tình yêu của Thiên Chúa cũng như biết chắc về tội lỗi của loài người. Và Ngài biết cuối cùng thì tình yêu sẽ chinh phục tội nhân.
52. Giao Ước Tình Yêu
(Suy niệm của Huệ Minh)
Nhớ lại trong lịch sử cứu độ, thì các lễ hy sinh đền tội là việc sát tế, hiến tế và lễ toàn thiêu được dân dâng lên Thiên Chúa. Tất cả các lễ dân dâng lên Thiên Chúa bằng máu chiên bò chỉ là lễ phẩm chứ không thể nào xóa hết tội lỗi của dân được.
Duy nhất chỉ có sự hiến tế chính Con Một của Thiên Chúa mới thật sự là lễ đẹp lòng Thiên Chúa.
Ta vẫn biết máu chính là nguồn của sự sống. Nếu cơ thể của ta thiếu máu hay máu của ta bị lỗi thì sự sống trong ta sẽ yếu ớt hay sẽ không còn nữa.
Máu của Đức Kitô hiến dâng trên thập giá dù chỉ một lần là đủ cho tất cả công trình cứu độ. Thư gởi tín hữu Do thái viết đã xác tín điều này: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt 9,12).
Ta còn nhớ của lễ hy sinh mà Thiên Chúa đòi hỏi tổ phụ Abraham là hiến dâng mạng sống chính con một của mình. Của lễ hiến dâng này không phải để đền tội, nhưng để tỏ lòng tin tưởng, lòng tín thác vào Thiên Chúa duy nhất mà ông tin nhận.
Đáp lại lòng tin vào Thiên Chúa, ông Abraham đã tuyệt đối vâng lời và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ông Abraham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Ixaác, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi (St 22, 6).
Có lẽ, lòng tin của Abraham là một lòng tin hết sức đặc biệt. Đến ngày giờ đã được chỉ định, ông và con trai lên đường dâng tiến lễ hy sinh cho Thiên Chúa. Của lễ dâng chính là đứa con trai duy nhất. Ông đã không từ khước đứa con thừa tự yêu quí. Abraham đã dám hy sinh sát tế con của mình. Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Ixaác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình (St 22, 9-10).
Không còn gì để thử thách lòng tin quá chân thành của ông, Thiên Chúa đã tha chết cho đứa con yêu. Đứng trước lòng tin như vậy, Thiên Chúa đã chọn ông làm tổ phụ của tất cả những kẻ tin.
Nhìn lại những lễ nghi của người Do-thái, các Thượng Tế và Thầy Cả đại diện dân giết các con vật làm lễ hiến dâng để đền tội. Vì giá máu là giá của mạng sống. Mạng sống của các con vật được dùng để thế mạng sống cho con người. Sách Lêvi đã dậy rằng: Vì mạng sống của xác thịt thì ở trong máu, và Ta, Ta đã ban máu cho các ngươi, trên bàn thờ, để cử hành lễ xá tội cho mạng sống các ngươi. Thật vậy, máu xá tội được vì nó là mạng sống (Lv 17, 11).
Thật thế, ta thấy máu là của lễ hiến tế tinh tuyền, nên sách Đệ Nhị Luật dạy rằng không nên ăn tiết cùng với thịt con vật: Tuy nhiên, anh em phải nhất quyết không ăn tiết, vì máu là mạng sống, và anh em không được ăn mạng sống cùng với thịt (Đnl 12, 23).
Và rồi, ta thấy máu là biểu tượng của sự cứu độ và hy sinh.
Trong ngày Lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã cứu dân Do-thái khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập. Môisen đã ra lệnh cho mỗi gia đình chuẩn bị một con chiên tinh tuyền để sát tế. Máu của chiên sẽ được bôi lên cửa để làm dấu. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên (Xh 12,6-7).
Dấu chỉ của sự cứu thoát chính là máu được bôi trên các khung cửa. Khung cửa nhà nào có dấu vết máu, thiên thần của Chúa sẽ vượt qua và không sát hại con trai đầu lòng. Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng họa trên đất Ai Cập (Xh 12, 13). Máu vượt qua là giao ước Chúa đã lập để đánh dấu sự giải thoát.
Ta nhớ lại hành trình trong hoang địa cũng như khi đã về miền Đất hứa, dân Do Thái tiếp tục tưởng nhớ ngày Thiên Chúa đã đoái thương cứu họ khỏi thân phận nô lệ.
Để ghi nhớ ngày được giải thoát, dân đã cử hành nghi thức giết chiên và lấy máu rẩy trên dân chúng để thanh tẩy được truyền lại từ đời này tới đời kia:Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này."(Xh 24, 8).
Và rồi đến thời Chúa Giêsu, các thầy thượng tế vẫn tiếp tục nghi thức giết chiên bò làm hy lễ đền tội. Họ buôn bán chiên bò, đổi chác tiền bạc ngay nơi tiền đình. Họ đã lạm dụng đánh đổi giá cả và làm ô uế nơi cầu nguyện: Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ (Ga 2, 15).
Ta vẫn thấy tiếp nối truyền thống của dân Do-thái, Chúa Giêsu đã lập giao ước mới qua chính máu của Ngài. Chúa không dùng máu chiên bò để hiến tế mà dùng máu thịt của chính mình làm của ăn, của uống và là lễ hy tế đền tội cho nhân loại: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình (Ga 6,53).
Và, Chúa Giêsu còn hứa ban cho những ai ăn và uống Máu của Ngài sẽ có sự sống đời đời: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống (Ga. 6,54-55).
Làm thế nào Chúa Giêsu có thể lấy thịt máu mình mà nuôi dưỡng mọi người. Chúa Giêsu đã chọn cách thế tuyệt hảo nhất là dùng bánh và rượu hiến dâng và thánh hiến trở thành Máu và Thịt của Ngài.
Ắt hẳn chúng ta không thể nào quên được rằng Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa nhập thể.
Trong bữa cuối cùng với các môn đệ, chính Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Chúa: Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt 26,27-28).
Máu Châu Báu của Chúa không chỉ nuôi dưỡng linh hồn và thần trí của chúng ta, mà còn có hiệu lực tha tội và ban ơn cứu độ. Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô đã viết: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Ep 1,7).
Trong giây phút cầu nguyện trước khi chịu nạn, Chúa Giêsu đã van xin cùng Chúa Cha rằng nếu Cha muốn thì Cha có quyền và có thể cất chén này. Nhưng Chúa Giêsu hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ngài đã lãnh chịu tất cả hình khổ để đi trọn con đường cứu rỗi. Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha."(Mt 26, 42).
Tuyệt đỉnh của lễ đền tội là Chúa Giêsu đã hiến chính mạng sống mình trên thánh giá. Chúa đã đổ đến giọt máu cuối cùng để hòan tất hy lễ hiến dâng.
Chúa Giêsu hiến mình chịu chết giang tay trên thập giá để đền tội cho nhân loại. Chúa đã hòa giải và nối kết giữa trời và đất. Chúng ta biết tội nguyên tổ đã đánh mất nguồn ân sủng siêu nhiên và biến mọi người thành tội nhân. Chính nhờ máu Châu Báu của Chúa giao hòa giúp chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm 5, 19).
Sự hòa giải này phải trả bằng giá máu.
Ta thấy, không ai có thể thay thế của lễ hy sinh đền tội này. Duy chỉ có Con Thiên Chúa nhập thể đền thay tội lỗi của nhân loại.Cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời (Cl 1, 20).
Thư gửi Do Thái đã so sánh rằng máu dê bò rẩy trên mình có thể thánh hóa con người nên trong sạch: Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch (Dt 9,13).
Vậy Máu Thánh của Chúa Giêsu đã đổ ra trên thập giá có hiệu lực tuyệt đối, sẽ xóa sạch mọi lỗi lầm và ban cho chúng ta có sự sống đời đời: Thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (Dt 9, 14).
Thư gửi tín hữu Do-thái đã tóm tắt tất cả hiệu qủa của lễ toàn thiêu và hiến tế, duy chỉ có hy lễ của Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ muôn đời: Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con (Dt 10, 4-7).
Một giao ước tình yêu, một giao ước cứu độ được chính Chúa Giêsu thiết lập để cứu độ con người, để đem con người hư mất về cho Thiên Chúa.
Từ ngày ta lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, ta được ghi dấu ấn của tình yêu Ba Ngôi trên cuộc đời ta và đặc biệt khi ta được đón nhận Mình và Máu của Chúa vào trong đời ta qua bí tích Thánh Thể. Ước gì dòng máu của Chúa Giêsu - dòng máu của yêu thương đi vào trong cuộc đời ta để ta ngày mỗi ngày kết hiệp mật thiết với Chúa hơn và sống trọn vẹn giao ước tình yêu với Chúa và với anh chị em đồng loại hơn.
Nhớ lại trong lịch sử cứu độ, thì các lễ hy sinh đền tội là việc sát tế, hiến tế và lễ toàn thiêu được dân dâng lên Thiên Chúa. Tất cả các lễ dân dâng lên Thiên Chúa bằng máu chiên bò chỉ là lễ phẩm chứ không thể nào xóa hết tội lỗi của dân được.
Duy nhất chỉ có sự hiến tế chính Con Một của Thiên Chúa mới thật sự là lễ đẹp lòng Thiên Chúa.
Ta vẫn biết máu chính là nguồn của sự sống. Nếu cơ thể của ta thiếu máu hay máu của ta bị lỗi thì sự sống trong ta sẽ yếu ớt hay sẽ không còn nữa.
Máu của Đức Kitô hiến dâng trên thập giá dù chỉ một lần là đủ cho tất cả công trình cứu độ. Thư gởi tín hữu Do thái viết đã xác tín điều này: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt 9,12).
Ta còn nhớ của lễ hy sinh mà Thiên Chúa đòi hỏi tổ phụ Abraham là hiến dâng mạng sống chính con một của mình. Của lễ hiến dâng này không phải để đền tội, nhưng để tỏ lòng tin tưởng, lòng tín thác vào Thiên Chúa duy nhất mà ông tin nhận.
Đáp lại lòng tin vào Thiên Chúa, ông Abraham đã tuyệt đối vâng lời và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ông Abraham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Ixaác, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi (St 22, 6).
Có lẽ, lòng tin của Abraham là một lòng tin hết sức đặc biệt. Đến ngày giờ đã được chỉ định, ông và con trai lên đường dâng tiến lễ hy sinh cho Thiên Chúa. Của lễ dâng chính là đứa con trai duy nhất. Ông đã không từ khước đứa con thừa tự yêu quí. Abraham đã dám hy sinh sát tế con của mình. Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Ixaác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình (St 22, 9-10).
Không còn gì để thử thách lòng tin quá chân thành của ông, Thiên Chúa đã tha chết cho đứa con yêu. Đứng trước lòng tin như vậy, Thiên Chúa đã chọn ông làm tổ phụ của tất cả những kẻ tin.
Nhìn lại những lễ nghi của người Do-thái, các Thượng Tế và Thầy Cả đại diện dân giết các con vật làm lễ hiến dâng để đền tội. Vì giá máu là giá của mạng sống. Mạng sống của các con vật được dùng để thế mạng sống cho con người. Sách Lêvi đã dậy rằng: Vì mạng sống của xác thịt thì ở trong máu, và Ta, Ta đã ban máu cho các ngươi, trên bàn thờ, để cử hành lễ xá tội cho mạng sống các ngươi. Thật vậy, máu xá tội được vì nó là mạng sống (Lv 17, 11).
Thật thế, ta thấy máu là của lễ hiến tế tinh tuyền, nên sách Đệ Nhị Luật dạy rằng không nên ăn tiết cùng với thịt con vật: Tuy nhiên, anh em phải nhất quyết không ăn tiết, vì máu là mạng sống, và anh em không được ăn mạng sống cùng với thịt (Đnl 12, 23).
Và rồi, ta thấy máu là biểu tượng của sự cứu độ và hy sinh.
Trong ngày Lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã cứu dân Do-thái khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập. Môisen đã ra lệnh cho mỗi gia đình chuẩn bị một con chiên tinh tuyền để sát tế. Máu của chiên sẽ được bôi lên cửa để làm dấu. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên (Xh 12,6-7).
Dấu chỉ của sự cứu thoát chính là máu được bôi trên các khung cửa. Khung cửa nhà nào có dấu vết máu, thiên thần của Chúa sẽ vượt qua và không sát hại con trai đầu lòng. Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng họa trên đất Ai Cập (Xh 12, 13). Máu vượt qua là giao ước Chúa đã lập để đánh dấu sự giải thoát.
Ta nhớ lại hành trình trong hoang địa cũng như khi đã về miền Đất hứa, dân Do Thái tiếp tục tưởng nhớ ngày Thiên Chúa đã đoái thương cứu họ khỏi thân phận nô lệ.
Để ghi nhớ ngày được giải thoát, dân đã cử hành nghi thức giết chiên và lấy máu rẩy trên dân chúng để thanh tẩy được truyền lại từ đời này tới đời kia:Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này."(Xh 24, 8).
Và rồi đến thời Chúa Giêsu, các thầy thượng tế vẫn tiếp tục nghi thức giết chiên bò làm hy lễ đền tội. Họ buôn bán chiên bò, đổi chác tiền bạc ngay nơi tiền đình. Họ đã lạm dụng đánh đổi giá cả và làm ô uế nơi cầu nguyện: Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ (Ga 2, 15).
Ta vẫn thấy tiếp nối truyền thống của dân Do-thái, Chúa Giêsu đã lập giao ước mới qua chính máu của Ngài. Chúa không dùng máu chiên bò để hiến tế mà dùng máu thịt của chính mình làm của ăn, của uống và là lễ hy tế đền tội cho nhân loại: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình (Ga 6,53).
Và, Chúa Giêsu còn hứa ban cho những ai ăn và uống Máu của Ngài sẽ có sự sống đời đời: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống (Ga. 6,54-55).
Làm thế nào Chúa Giêsu có thể lấy thịt máu mình mà nuôi dưỡng mọi người. Chúa Giêsu đã chọn cách thế tuyệt hảo nhất là dùng bánh và rượu hiến dâng và thánh hiến trở thành Máu và Thịt của Ngài.
Ắt hẳn chúng ta không thể nào quên được rằng Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa nhập thể.
Trong bữa cuối cùng với các môn đệ, chính Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Chúa: Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt 26,27-28).
Máu Châu Báu của Chúa không chỉ nuôi dưỡng linh hồn và thần trí của chúng ta, mà còn có hiệu lực tha tội và ban ơn cứu độ. Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô đã viết: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Ep 1,7).
Trong giây phút cầu nguyện trước khi chịu nạn, Chúa Giêsu đã van xin cùng Chúa Cha rằng nếu Cha muốn thì Cha có quyền và có thể cất chén này. Nhưng Chúa Giêsu hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ngài đã lãnh chịu tất cả hình khổ để đi trọn con đường cứu rỗi. Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha."(Mt 26, 42).
Tuyệt đỉnh của lễ đền tội là Chúa Giêsu đã hiến chính mạng sống mình trên thánh giá. Chúa đã đổ đến giọt máu cuối cùng để hòan tất hy lễ hiến dâng.
Chúa Giêsu hiến mình chịu chết giang tay trên thập giá để đền tội cho nhân loại. Chúa đã hòa giải và nối kết giữa trời và đất. Chúng ta biết tội nguyên tổ đã đánh mất nguồn ân sủng siêu nhiên và biến mọi người thành tội nhân. Chính nhờ máu Châu Báu của Chúa giao hòa giúp chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm 5, 19).
Sự hòa giải này phải trả bằng giá máu.
Ta thấy, không ai có thể thay thế của lễ hy sinh đền tội này. Duy chỉ có Con Thiên Chúa nhập thể đền thay tội lỗi của nhân loại.Cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời (Cl 1, 20).
Thư gửi Do Thái đã so sánh rằng máu dê bò rẩy trên mình có thể thánh hóa con người nên trong sạch: Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch (Dt 9,13).
Vậy Máu Thánh của Chúa Giêsu đã đổ ra trên thập giá có hiệu lực tuyệt đối, sẽ xóa sạch mọi lỗi lầm và ban cho chúng ta có sự sống đời đời: Thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (Dt 9, 14).
Thư gửi tín hữu Do-thái đã tóm tắt tất cả hiệu qủa của lễ toàn thiêu và hiến tế, duy chỉ có hy lễ của Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ muôn đời: Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con (Dt 10, 4-7).
Một giao ước tình yêu, một giao ước cứu độ được chính Chúa Giêsu thiết lập để cứu độ con người, để đem con người hư mất về cho Thiên Chúa.
Từ ngày ta lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy, ta được ghi dấu ấn của tình yêu Ba Ngôi trên cuộc đời ta và đặc biệt khi ta được đón nhận Mình và Máu của Chúa vào trong đời ta qua bí tích Thánh Thể. Ước gì dòng máu của Chúa Giêsu - dòng máu của yêu thương đi vào trong cuộc đời ta để ta ngày mỗi ngày kết hiệp mật thiết với Chúa hơn và sống trọn vẹn giao ước tình yêu với Chúa và với anh chị em đồng loại hơn.
53. Lời mời gọi chân tình
(Suy niệm của G. Nguyễn Cao Luật, OP)
Ăn uống hay là hiệp thông
Có những sự việc diễn ra quá bình thường đến nỗi người ta chẳng còn để ý đến. Chẳng hạn như: ngủ nghỉ, đi lại, nói năng, thở hít... Chỉ khi nào bị tước mất hay không có, người ta mới ý thức được giá trị vô giá của chúng. Khi bị mất ngủ, người ta hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Về việc ăn uống cũng thế.
Theo Kinh Thánh, con người ở thời đầu đã dùng sữa của đoàn vật để nuôi thân, như cách thức ông A-ben đã làm. Thế nhưng, sau lụt đại hồng thuỷ, họ bắt đầu giết các con vật để ăn. Điều này được Thiên Chúa cho phép với điều kiện phải làm cho máu chảy hết ra khỏi thịt trước khi ăn. Bởi vì máu chính là sự sống và không ai có quyền trên sự sống. Máu hay sự sống thuộc về Thiên Chúa. Chỉ Người mới có quyền.
Từ ý nghĩa này, con người có bỗn phận phải tôn trọng thụ tạo trong khi ăn uống. Tại một số bộ lạc ở Châu Phi, người thợ săn xin con thú mình sắp giết để nuôi thân tha lỗi cho. Trong một cuốn sách, nhà văn Soljénitsgne đã diễn tả cách tuyệt vời về thái độ này khi nhớ lại bữa ăn duy nhất trong ngày của các tù nhân: "Anh còn nhớ thứ cháo lúa mạch lỏng bỏng, hay thứ xúp chẳng một chút chất béo đó không? Anh có thể gọi đó là ăn không? Hoàn toàn không, anh đang hiệp thông, anh dùng món cháo đó như một thứ bí tích... Anh nhấm nháp chầm chậm đến tận cuối cái thìa gỗ; anh nuốt món cháo đó, nuốt trọn và nghĩ đến hành động ăn... Và hương vị của nó lan ra khắp cơ thể".
Làm sao con người ngày nay có thể hiệp thông theo cách thức như thế. Từ sau khi ra khỏi Vườn Địa Đàng, con người không còn những của ăn đích thực, họ luôn cảm thấy đói khát, và nếu có cảm thấy no nê, cũng chỉ là giả tạo. Toàn bộ cuộc sống và con người của họ đều khao khát lại được dưỡng nuôi nhờ những của ăn đích thực. Do đó Đức Giêsu nhấn mạnh: Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.
Ngoài ra, Đức Giêsu cũng dạy con người hãy cầu xin Chúa Cha ban cho bánh ăn mỗi ngày, trong khi chờ tới ngày Thiên Chúa sẽ tái tạo con người như vẻ đẹp nguyên thuỷ: Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Như vậy, Đức Giêsu cũng cho thấy rằng, các tạo vật, thay vì giết hại lẫn nhau để tự nuôi thân, phải được nuôi dưỡng do chính vị sáng tạo nên mình.
Điều này chẳng có gì lạ. Để có thể nuôi mình nhờ hoa màu ruộng đất, trước hết đứa trẻ cần được nuôi dưỡng 9 tháng nhờ thân thể và máu của người mẹ. Cũng vậy, đối với nhân loại, để vươn tới những lương thực do Thiên Chúa dọn sẵn cho họ từ khởi đầu, trước hết, họ phải chấp nhận được nuôi nhờ thịt và máu Thiên Chúa của mình. Thánh Thể -được chiêm ngưỡng và lãnh nhận- chính là cuống nhau tái tạo nhân loại, làm cho con người cũ thành con người mới. Nhờ Thánh Thể, con người được trả lại đời sống vĩnh cửu.
Tấm bánh hay là một con người
Đức Giêsu vừa mới làm phép lạ hoá bánh ra nhiều tại một nơi khô cằn, tức là tại nơi sự chết đang rình rập. Đức Giêsu đã khơi dậy sự sống, và như vậy Người đã nhắc lại hoạt động xưa kia của Thiên Chúa đã làm cho dân Do-thái thoát khỏi cái đói trong sa mạc. Quả là một sự kiện lạ lùng. Vậy mà những người chứng kiến lại dựa trên phép lạ này để hành động theo cách của mình. Họ định tôn Người làm vua, nhưng Đức Giêsu đã từ chối. Người đưa ra cho họ một cách hiểu mới về sự việc vừa xảy ra. Người tuyên bố: Tôi là bánh trường sinh từ trời xuống.
Thực là một mặc khải mới mẻ, lạ lùng. Lương thực để nuôi sống nhân loại, làm cho nhân loại được sống thực sự và sống vĩnh viễn không còn là những thứ bánh thông thường, nhưng chính là thân thể, là máu của một ngôi vị sống động. Tất cả những thứ bánh của trần gian, kể cả man-na thời sa mạc, chẳng có giá trị gì so với bánh do Đức Giêsu ban. Con người đó chính là con người Đức Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể -Ngôi Lời đã làm người-, một con người thực sự với những điều kiện của thân phận làm người.
Tuy vậy, con người này không phải là một hữu thể như bất cứ ai khác, trái lại, đó là Con Người với tất cả ý nghĩa cao cả của nó. Đây là Con Người luôn hiệp thông với trời cao, là Con Người đã đi xuống, sẽ đi xuống tận cùng để được nâng lên (3,14). Đây là Con Người từ trời xuống.
Và hơn thế nữa, Con Người từ trời xuống còn có mục đích rõ ràng và cụ thể là hiến mạng sống mình, nói cách khác là sẽ chịu chết. Điều này có nghĩa là chỉ trong Đức Kitô chịu hiến tế, nhân loại mới có thể hiểu được toàn bộ ý nghĩa vinh quang của Tấm Bánh. Tấm Bánh đó chính là Đức Giêsu, Đấng trở thành lương thực nuôi dưỡng tâm hồn con người và dẫn đưa họ về sự sống vĩnh cửu.
Do đó, ăn thịt và uống máu không phải là hành vi thể lý, nhưng là thái độ chấp nhận cách vô điều kiện về con người đã tự nộp mình, đã đón nhận cái chết để đem ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Đó là đón nhận trong lòng tin mầu nhiệm sự chết được Đức Giêsu nói đến như một hổng ân, bởi vì Đức Giêsu sẽ tự hiến mình chịu chết và sẽ phục sinh.
Như vậy, việc ăn và uống chính là chấp nhận mối tương quan nối kết với Chúa Cha qua Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu là trung tâm của mối tương giao này. Chính Người là trung gian, hay nói đúng hơn, chính nơi Người, mối tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại được thể hiện chặt chẽ, và đó là sự sống.
Đức Giêsu có thể công bố điều lạ lùng này vì Người là Con Thiên Chúa. Nhờ lãnh nhận Mình và Máu Người, nhân loại trở thành con Thiên Chúa. Nhờ Người Con duy nhất, nhân loại được ở gần Thiên Chúa, được quy hướng về Thiên Chúa, và được sống, được sống đích thực.
Với diễn từ về Bánh Trường Sinh, Đức Giêsu trình bày rõ ràng về giao ước mà Thiên Chúa đã hứa. Giao ước này sẽ được thực hiện rõ ràng và trọn vẹn trong cái chết của Đức Giêsu.
Sự thách thức hay là lời mời gọi
Nghe những lời nói của Đức Giêsu, người Do-thái coi đó là một sự thách thức. Họ đã không chấp nhận mầu nhiệm nhập thể. Trước mắt họ, Đức Giêsu chỉ là một con người bình thường như tất cả mọi người, chẳng phải là Đấng từ trời xuống. Họ không hiểu về thái độ dâng hiến của Đức Giêsu nên cũng chẳng nhận cái chết của Đức Giêsu sẽ là nguồn mạch đem lại sự sống. Đó là cớ vấp ngã do Thập giá.
Thành ra, những lời tuyên bố đầy thiết tha của Đức Giêsu, thay vì loan báo sự sống, lại trở thành những lời thách thức. Thế nhưng, ngay khi họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu, ngay khi họ giết Người, họ lại đụng phải một thực tại không ngờ từ trời xuống: Người này là Con Thiên Chúa!
Đối với chúng ta, lãnh nhận Mình và Máu Đức Giêsu là chấp nhận để cuộc đời mình tan biến trong Đức Giêsu, trong cái chết của Người. Khi lãnh nhận Mình và Máu Đức Giêsu, chúng ta được tan biến trong Người chứ không phải Người tan biến trong chúng ta. Chính chúng ta được đưa vào trong tiến trình sự sống của Đấng đang được ta đón nhận, và nhờ đó, chúng ta đạt tới tầm nhìn về một sự sống mới. Đây không còn là vấn đề giết lấy mà ăn, nhưng là chia sẻ, là trao đỗi. Điều cốt yếu không phải là thực tại thể lý, nhưng là cử chỉ trao tặng, đón nhận, là tiến trình tạ ơn.
Đó là thực tại đích thực, thực tại duy nhất có thể làm cho con người được sống sâu xa. Thực tại này mở ra một lãnh vực mới không còn dấu vết của thời gian, của sự chết. Thực tại ấy là ân huệ Thánh Thần. Và chúng ta hiểu đây là lời mời gọi chân tình.
Ăn uống hay là hiệp thông
Có những sự việc diễn ra quá bình thường đến nỗi người ta chẳng còn để ý đến. Chẳng hạn như: ngủ nghỉ, đi lại, nói năng, thở hít... Chỉ khi nào bị tước mất hay không có, người ta mới ý thức được giá trị vô giá của chúng. Khi bị mất ngủ, người ta hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Về việc ăn uống cũng thế.
Theo Kinh Thánh, con người ở thời đầu đã dùng sữa của đoàn vật để nuôi thân, như cách thức ông A-ben đã làm. Thế nhưng, sau lụt đại hồng thuỷ, họ bắt đầu giết các con vật để ăn. Điều này được Thiên Chúa cho phép với điều kiện phải làm cho máu chảy hết ra khỏi thịt trước khi ăn. Bởi vì máu chính là sự sống và không ai có quyền trên sự sống. Máu hay sự sống thuộc về Thiên Chúa. Chỉ Người mới có quyền.
Từ ý nghĩa này, con người có bỗn phận phải tôn trọng thụ tạo trong khi ăn uống. Tại một số bộ lạc ở Châu Phi, người thợ săn xin con thú mình sắp giết để nuôi thân tha lỗi cho. Trong một cuốn sách, nhà văn Soljénitsgne đã diễn tả cách tuyệt vời về thái độ này khi nhớ lại bữa ăn duy nhất trong ngày của các tù nhân: "Anh còn nhớ thứ cháo lúa mạch lỏng bỏng, hay thứ xúp chẳng một chút chất béo đó không? Anh có thể gọi đó là ăn không? Hoàn toàn không, anh đang hiệp thông, anh dùng món cháo đó như một thứ bí tích... Anh nhấm nháp chầm chậm đến tận cuối cái thìa gỗ; anh nuốt món cháo đó, nuốt trọn và nghĩ đến hành động ăn... Và hương vị của nó lan ra khắp cơ thể".
Làm sao con người ngày nay có thể hiệp thông theo cách thức như thế. Từ sau khi ra khỏi Vườn Địa Đàng, con người không còn những của ăn đích thực, họ luôn cảm thấy đói khát, và nếu có cảm thấy no nê, cũng chỉ là giả tạo. Toàn bộ cuộc sống và con người của họ đều khao khát lại được dưỡng nuôi nhờ những của ăn đích thực. Do đó Đức Giêsu nhấn mạnh: Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.
Ngoài ra, Đức Giêsu cũng dạy con người hãy cầu xin Chúa Cha ban cho bánh ăn mỗi ngày, trong khi chờ tới ngày Thiên Chúa sẽ tái tạo con người như vẻ đẹp nguyên thuỷ: Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày. Như vậy, Đức Giêsu cũng cho thấy rằng, các tạo vật, thay vì giết hại lẫn nhau để tự nuôi thân, phải được nuôi dưỡng do chính vị sáng tạo nên mình.
Điều này chẳng có gì lạ. Để có thể nuôi mình nhờ hoa màu ruộng đất, trước hết đứa trẻ cần được nuôi dưỡng 9 tháng nhờ thân thể và máu của người mẹ. Cũng vậy, đối với nhân loại, để vươn tới những lương thực do Thiên Chúa dọn sẵn cho họ từ khởi đầu, trước hết, họ phải chấp nhận được nuôi nhờ thịt và máu Thiên Chúa của mình. Thánh Thể -được chiêm ngưỡng và lãnh nhận- chính là cuống nhau tái tạo nhân loại, làm cho con người cũ thành con người mới. Nhờ Thánh Thể, con người được trả lại đời sống vĩnh cửu.
Tấm bánh hay là một con người
Đức Giêsu vừa mới làm phép lạ hoá bánh ra nhiều tại một nơi khô cằn, tức là tại nơi sự chết đang rình rập. Đức Giêsu đã khơi dậy sự sống, và như vậy Người đã nhắc lại hoạt động xưa kia của Thiên Chúa đã làm cho dân Do-thái thoát khỏi cái đói trong sa mạc. Quả là một sự kiện lạ lùng. Vậy mà những người chứng kiến lại dựa trên phép lạ này để hành động theo cách của mình. Họ định tôn Người làm vua, nhưng Đức Giêsu đã từ chối. Người đưa ra cho họ một cách hiểu mới về sự việc vừa xảy ra. Người tuyên bố: Tôi là bánh trường sinh từ trời xuống.
Thực là một mặc khải mới mẻ, lạ lùng. Lương thực để nuôi sống nhân loại, làm cho nhân loại được sống thực sự và sống vĩnh viễn không còn là những thứ bánh thông thường, nhưng chính là thân thể, là máu của một ngôi vị sống động. Tất cả những thứ bánh của trần gian, kể cả man-na thời sa mạc, chẳng có giá trị gì so với bánh do Đức Giêsu ban. Con người đó chính là con người Đức Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể -Ngôi Lời đã làm người-, một con người thực sự với những điều kiện của thân phận làm người.
Tuy vậy, con người này không phải là một hữu thể như bất cứ ai khác, trái lại, đó là Con Người với tất cả ý nghĩa cao cả của nó. Đây là Con Người luôn hiệp thông với trời cao, là Con Người đã đi xuống, sẽ đi xuống tận cùng để được nâng lên (3,14). Đây là Con Người từ trời xuống.
Và hơn thế nữa, Con Người từ trời xuống còn có mục đích rõ ràng và cụ thể là hiến mạng sống mình, nói cách khác là sẽ chịu chết. Điều này có nghĩa là chỉ trong Đức Kitô chịu hiến tế, nhân loại mới có thể hiểu được toàn bộ ý nghĩa vinh quang của Tấm Bánh. Tấm Bánh đó chính là Đức Giêsu, Đấng trở thành lương thực nuôi dưỡng tâm hồn con người và dẫn đưa họ về sự sống vĩnh cửu.
Do đó, ăn thịt và uống máu không phải là hành vi thể lý, nhưng là thái độ chấp nhận cách vô điều kiện về con người đã tự nộp mình, đã đón nhận cái chết để đem ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Đó là đón nhận trong lòng tin mầu nhiệm sự chết được Đức Giêsu nói đến như một hổng ân, bởi vì Đức Giêsu sẽ tự hiến mình chịu chết và sẽ phục sinh.
Như vậy, việc ăn và uống chính là chấp nhận mối tương quan nối kết với Chúa Cha qua Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu là trung tâm của mối tương giao này. Chính Người là trung gian, hay nói đúng hơn, chính nơi Người, mối tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại được thể hiện chặt chẽ, và đó là sự sống.
Đức Giêsu có thể công bố điều lạ lùng này vì Người là Con Thiên Chúa. Nhờ lãnh nhận Mình và Máu Người, nhân loại trở thành con Thiên Chúa. Nhờ Người Con duy nhất, nhân loại được ở gần Thiên Chúa, được quy hướng về Thiên Chúa, và được sống, được sống đích thực.
Với diễn từ về Bánh Trường Sinh, Đức Giêsu trình bày rõ ràng về giao ước mà Thiên Chúa đã hứa. Giao ước này sẽ được thực hiện rõ ràng và trọn vẹn trong cái chết của Đức Giêsu.
Sự thách thức hay là lời mời gọi
Nghe những lời nói của Đức Giêsu, người Do-thái coi đó là một sự thách thức. Họ đã không chấp nhận mầu nhiệm nhập thể. Trước mắt họ, Đức Giêsu chỉ là một con người bình thường như tất cả mọi người, chẳng phải là Đấng từ trời xuống. Họ không hiểu về thái độ dâng hiến của Đức Giêsu nên cũng chẳng nhận cái chết của Đức Giêsu sẽ là nguồn mạch đem lại sự sống. Đó là cớ vấp ngã do Thập giá.
Thành ra, những lời tuyên bố đầy thiết tha của Đức Giêsu, thay vì loan báo sự sống, lại trở thành những lời thách thức. Thế nhưng, ngay khi họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu, ngay khi họ giết Người, họ lại đụng phải một thực tại không ngờ từ trời xuống: Người này là Con Thiên Chúa!
Đối với chúng ta, lãnh nhận Mình và Máu Đức Giêsu là chấp nhận để cuộc đời mình tan biến trong Đức Giêsu, trong cái chết của Người. Khi lãnh nhận Mình và Máu Đức Giêsu, chúng ta được tan biến trong Người chứ không phải Người tan biến trong chúng ta. Chính chúng ta được đưa vào trong tiến trình sự sống của Đấng đang được ta đón nhận, và nhờ đó, chúng ta đạt tới tầm nhìn về một sự sống mới. Đây không còn là vấn đề giết lấy mà ăn, nhưng là chia sẻ, là trao đỗi. Điều cốt yếu không phải là thực tại thể lý, nhưng là cử chỉ trao tặng, đón nhận, là tiến trình tạ ơn.
Đó là thực tại đích thực, thực tại duy nhất có thể làm cho con người được sống sâu xa. Thực tại này mở ra một lãnh vực mới không còn dấu vết của thời gian, của sự chết. Thực tại ấy là ân huệ Thánh Thần. Và chúng ta hiểu đây là lời mời gọi chân tình.
54. Kỷ vật tình yêu
(Suy niệm của Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP)
Chúng ta có thể quả quyết: Mỗi thánh lễ đều là lễ “Mình Máu Thánh Chúa”. Nhưng ngày lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa được Giáo Hội ấn định hằng năm vào ngày Chúa Nhật liền sau Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, phải có lý do. Đúng, đây là cơ hội đặc biệt để chúng ta tìm hiểu và suy niệm cách sâu xa hơn về mầu nhiệm này: một mầu nhiệm đức tin và cũng là mầu nhiệm tình yêu.
Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được hơn hai năm. Trong thời gian đó, họ đã sống với nhau thật hòa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày vào buổi sáng trước khi rời nhà đi làm, và chiều tối khi trở về ngôi nhà thân thương, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ một cử chỉ âu yếm và một lời nói yêu thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng ngày một thêm thắm thiết, hạnh phúc. Nhưng rồi hạnh phúc của đôi vợ chồng đã bị đe dọa. Một hôm, người chồng bị trúng mưa trên đường đi làm về. Sau đó anh bị cảm nặng liệt giường và được người vợ chăm sóc chu đáo. Anh được mang đến bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm cuống phổi. Dù được tận tình chữa trị và được chăm sóc chu đáo, nhưng bệnh tình ngày một thêm trầm trọng. Cuối cùng bác sĩ xác định anh bị ung thư màng phổi ác tính vào thời kỳ thứ ba. Khi sắp chết, anh gọi vợ lại gần trăn trối. Anh thều thào nói: “Em yêu quý, có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đã chuẩn bị tâm hồn và sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không được tiếp tục sống bên em nữa. Anh cám ơn em đã đem lại cho anh những ngày chung sống hạnh phúc. Trước khi đi xa, để chứng tỏ tình yêu vĩnh cửu của anh, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà hai vợ chồng mình đã trao cho nhau, khi cầm tay kết ước trước bàn thờ Chúa cách đây hơn hai năm. Bây giờ anh xin tặng chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần nhìn chiếc nhẫn này, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu mong cho em được an vui hạnh phúc”.
Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, như hai người đã làm cho nhau trong ngày cưới. Sau khi chết, anh được an táng trong một nghĩa trang ở gần nhà. Sau đó, hằng ngày người ta thấy một phụ nữ trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó hoa, đi vào nghĩa trang. Chị đứng trước một ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh và cầu nguyện cho người chồng quá cố. Trên tay chị ta đeo hai chiếc nhẫn cưới: một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của người chồng quá cố để lại cho chị.
Câu chuyện trên có thể giúp chúng ta hình dung một việc làm chứng tỏ tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, đó là việc Chúa lập phép Thánh Thể, để lưu lại cho chúng ta một bằng chứng tình yêu vĩ đại. Thực vậy, trước giờ biệt ly, trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ thân yêu, Chúa đã muốn để lại cho con người một kỷ vật, một vật kỷ niệm. Ngài không để lại vàng bạc, vì Ngài biết rằng tiền bạc không nói lên được tình yêu, tiền bạc hay phản lại tình yêu. Ngài không để lại một bức thư từ biệt, vì thư bất tận ngôn, hay một lời nói, vì lời nói như hơi gió, có đó và hay mất đó. Ngài không để lại bất cứ một cái gì, bởi vì đối với Chúa, tất cả mọi thứ ở trần gian này đều tầm thường quá, hời hợt quá, không đủ nói lên tấm lòng yêu thương quá nồng nàn của Ngài đối với nhân loại. Ngài muốn để lại một cái mà thường tình người ta yêu thương hơn cả, kỷ vật Ngài muốn lưu lại cho loài người phải hết sức đặc biệt, đó là chính bản thân Ngài, chính mình Ngài.
Nhưng cái bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa phải thực hiện ý muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân Chúa dưới hình thức nhiệm mầu: Chúa lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình và Máu Chúa, rồi phân phát cho các tông đồ như của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Đây là một sự việc hàm chứa rất nhiều ý nghĩa yêu thương nhưng cũng mang đầy tính chất đức tin.
Quả thực, đây là mầu nhiệm đức tin. Bởi vì trí khôn chúng ta không hiểu được, giác quan chúng ta không cảm nhận được, chỉ có đức tin dạy cho chúng ta biết: Chúa hiện diện thât sự trong bí tích Thánh Thể. Rước lễ là chúng ta ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa, đây là lương thực vừa giúp chúng ta sống khỏe, sống mạnh, sống tốt đẹp ở đời này vừa bảo đảm cho sự sống lại và cuộc sống vĩnh cửu, như Chúa đã quả quyết: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì tôi sống trong người ấy, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết và được sống đời đời”. Như vậy, người ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa ngay từ đời này, và mai ngày sẽ thuộc về Ngài mãi mãi. Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự, và là bảo chứng cho sự sống lại ngày sau hết. Đó là ý nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể chúng ta long trọng mừng kính hôm nay.
Chúng ta hãy ghi nhớ và thực hành hai điều sau: Thứ nhất, chúng ta hãy siêng năng rước lễ. Mỗi khi tham dự thánh lễ là chúng ta đi dự tiệc, có ai đi dự tiệc mà lại không ăn uống chăng? Thế mà có khá đông người tham dự thánh lễ mà không ăn và uống Mình Máu Chúa. Phải chăng thánh lễ chỉ còn là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ không còn là sự sống được trao ban? Hay phải chăng vì thấy việc rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên chúng ta thất vọng và không muốn rước lễ nữa? Những mối bận tâm như thế không đủ để chúng ta khước từ nguồn ơn cứu độ là chính Đức Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể.
Thứ hai, tất cả chúng ta đều tin rằng khi chúng ta rước lễ là chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô. Nhưng sự kết hiệp đó phải đưa chúng ta đến sự hiệp thông với nhau, tức là yêu thương nhau. Đúng ra phải như thế, nhưng thực tế có được như vậy không? Có lẽ nhiều người Kitô hữu quên mất điều này: hiệp thông với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp thông với nhau. Đàng khác, thánh lễ là diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, cho nên bằng chính những hy sinh lớn nhỏ vì yêu thương phục vụ tha nhân, chúng ta làm trọn cử chỉ Thánh Thể thực hiện trong thánh lễ, bởi vì đời ta là một thánh lễ nối dài. Xin Chúa cho chúng ta luôn sống được như thế.
Chúng ta có thể quả quyết: Mỗi thánh lễ đều là lễ “Mình Máu Thánh Chúa”. Nhưng ngày lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa được Giáo Hội ấn định hằng năm vào ngày Chúa Nhật liền sau Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, phải có lý do. Đúng, đây là cơ hội đặc biệt để chúng ta tìm hiểu và suy niệm cách sâu xa hơn về mầu nhiệm này: một mầu nhiệm đức tin và cũng là mầu nhiệm tình yêu.
Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được hơn hai năm. Trong thời gian đó, họ đã sống với nhau thật hòa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày vào buổi sáng trước khi rời nhà đi làm, và chiều tối khi trở về ngôi nhà thân thương, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ một cử chỉ âu yếm và một lời nói yêu thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng ngày một thêm thắm thiết, hạnh phúc. Nhưng rồi hạnh phúc của đôi vợ chồng đã bị đe dọa. Một hôm, người chồng bị trúng mưa trên đường đi làm về. Sau đó anh bị cảm nặng liệt giường và được người vợ chăm sóc chu đáo. Anh được mang đến bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm cuống phổi. Dù được tận tình chữa trị và được chăm sóc chu đáo, nhưng bệnh tình ngày một thêm trầm trọng. Cuối cùng bác sĩ xác định anh bị ung thư màng phổi ác tính vào thời kỳ thứ ba. Khi sắp chết, anh gọi vợ lại gần trăn trối. Anh thều thào nói: “Em yêu quý, có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đã chuẩn bị tâm hồn và sẵn sàng vâng theo ý Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không được tiếp tục sống bên em nữa. Anh cám ơn em đã đem lại cho anh những ngày chung sống hạnh phúc. Trước khi đi xa, để chứng tỏ tình yêu vĩnh cửu của anh, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà hai vợ chồng mình đã trao cho nhau, khi cầm tay kết ước trước bàn thờ Chúa cách đây hơn hai năm. Bây giờ anh xin tặng chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần nhìn chiếc nhẫn này, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu mong cho em được an vui hạnh phúc”.
Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, như hai người đã làm cho nhau trong ngày cưới. Sau khi chết, anh được an táng trong một nghĩa trang ở gần nhà. Sau đó, hằng ngày người ta thấy một phụ nữ trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó hoa, đi vào nghĩa trang. Chị đứng trước một ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh và cầu nguyện cho người chồng quá cố. Trên tay chị ta đeo hai chiếc nhẫn cưới: một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của người chồng quá cố để lại cho chị.
Câu chuyện trên có thể giúp chúng ta hình dung một việc làm chứng tỏ tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, đó là việc Chúa lập phép Thánh Thể, để lưu lại cho chúng ta một bằng chứng tình yêu vĩ đại. Thực vậy, trước giờ biệt ly, trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ thân yêu, Chúa đã muốn để lại cho con người một kỷ vật, một vật kỷ niệm. Ngài không để lại vàng bạc, vì Ngài biết rằng tiền bạc không nói lên được tình yêu, tiền bạc hay phản lại tình yêu. Ngài không để lại một bức thư từ biệt, vì thư bất tận ngôn, hay một lời nói, vì lời nói như hơi gió, có đó và hay mất đó. Ngài không để lại bất cứ một cái gì, bởi vì đối với Chúa, tất cả mọi thứ ở trần gian này đều tầm thường quá, hời hợt quá, không đủ nói lên tấm lòng yêu thương quá nồng nàn của Ngài đối với nhân loại. Ngài muốn để lại một cái mà thường tình người ta yêu thương hơn cả, kỷ vật Ngài muốn lưu lại cho loài người phải hết sức đặc biệt, đó là chính bản thân Ngài, chính mình Ngài.
Nhưng cái bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa phải thực hiện ý muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân Chúa dưới hình thức nhiệm mầu: Chúa lấy bánh và rượu để biến đổi thành Mình và Máu Chúa, rồi phân phát cho các tông đồ như của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Đây là một sự việc hàm chứa rất nhiều ý nghĩa yêu thương nhưng cũng mang đầy tính chất đức tin.
Quả thực, đây là mầu nhiệm đức tin. Bởi vì trí khôn chúng ta không hiểu được, giác quan chúng ta không cảm nhận được, chỉ có đức tin dạy cho chúng ta biết: Chúa hiện diện thât sự trong bí tích Thánh Thể. Rước lễ là chúng ta ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa, đây là lương thực vừa giúp chúng ta sống khỏe, sống mạnh, sống tốt đẹp ở đời này vừa bảo đảm cho sự sống lại và cuộc sống vĩnh cửu, như Chúa đã quả quyết: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì tôi sống trong người ấy, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết và được sống đời đời”. Như vậy, người ăn Mình Chúa và uống Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa ngay từ đời này, và mai ngày sẽ thuộc về Ngài mãi mãi. Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đã khởi sự, và là bảo chứng cho sự sống lại ngày sau hết. Đó là ý nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể chúng ta long trọng mừng kính hôm nay.
Chúng ta hãy ghi nhớ và thực hành hai điều sau: Thứ nhất, chúng ta hãy siêng năng rước lễ. Mỗi khi tham dự thánh lễ là chúng ta đi dự tiệc, có ai đi dự tiệc mà lại không ăn uống chăng? Thế mà có khá đông người tham dự thánh lễ mà không ăn và uống Mình Máu Chúa. Phải chăng thánh lễ chỉ còn là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ không còn là sự sống được trao ban? Hay phải chăng vì thấy việc rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên chúng ta thất vọng và không muốn rước lễ nữa? Những mối bận tâm như thế không đủ để chúng ta khước từ nguồn ơn cứu độ là chính Đức Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể.
Thứ hai, tất cả chúng ta đều tin rằng khi chúng ta rước lễ là chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô. Nhưng sự kết hiệp đó phải đưa chúng ta đến sự hiệp thông với nhau, tức là yêu thương nhau. Đúng ra phải như thế, nhưng thực tế có được như vậy không? Có lẽ nhiều người Kitô hữu quên mất điều này: hiệp thông với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp thông với nhau. Đàng khác, thánh lễ là diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, cho nên bằng chính những hy sinh lớn nhỏ vì yêu thương phục vụ tha nhân, chúng ta làm trọn cử chỉ Thánh Thể thực hiện trong thánh lễ, bởi vì đời ta là một thánh lễ nối dài. Xin Chúa cho chúng ta luôn sống được như thế.
55. Hiện Diện - Hiệp Nhất - Chia Sẻ
(Suy niệm của Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.)
Trong ý nghĩa yêu thương, trước giờ biệt ly, Chúa Giêsu muốn để lại cho loài người một vật kỷ niệm. Người đời trước khi đi xa, thường lưu lại cho người thân thích một món đồ nào đó để ghi nhớ: một cuốn sách, một khăn tay, một tấm hình, một cái áo, một chiếc nhẫn V.v...Đối với Chúa Giêsu, những vật đó hay bất cứ vật nào cũng đều tầm thường quá, hời hợt quá, không đủ nói lên tấm lòng yêu thương nồng nhiệt của Chúa đối với nhân loại. Kỷ vật Chúa muốn lưu lại cho loài người phải hết sức đặc biệt, đó là chính bản thân Chúa.
Nhưng bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp sửa bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa đã thực hiện ý muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân Chúa dưới hình thức nhiệm mầu. Chúa lấy bánh và rượu biến đổi thành Mình và Máu Ngài: "Này là Mình Thầy", "Này là chén Máu Thầy". Với những lời ấy, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể. Rồi Chúa còn truyền cho các môn đệ: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quý này để tưởng niệm đến Ngài.
Như thế, trong bữa tiệc ly và cũng là thánh lễ đầu tiên do Chúa Giêsu cử hành, Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và ban quyền chức linh mục cho các tông đồ. Từ đó trở đi, cho tới ngày nay, và cho tới tận thế, trong thánh lễ, khi linh mục trịnh trọng lặp lại những lời của Chúa Giêsu: "Này là Mình Thầy", "Nầy là chén Máu Thầy', tức thì bánh không còn là bánh, rượu không còn là rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Chúa Kitô. Đây là một chân lý cao siêu vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người.
Bởi vì trước và sau khi linh mục đọc lời truyền phép, chúng ta có nhìn xem, đụng chạm tới hay nếm bánh và rượu chưa truyền phép và đã truyền phép, chúng ta chẳng thấy có gì khác nhau. Nhưng theo đức tin thì lại khác xa nhau một trời một vực: một đàng là Mình Máu Thánh Chúa Kitô, một đàng là một tấm bánh nhỏ bé, một chút rượu tầm thường. Vì thế, chúng ta gọi đây là một bí tích và là một mầu nhiệm đức tin.
Như vậy, trong tình yêu và vì tình yêu, Chúa Giêsu đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ; và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian.
Thánh Thể còn là bí tích của sự hiệp nhất. Trước hết, Thánh Thể làm cho chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, bởi vì Ngài đến với chúng ta dưới hình bánh hình rượu, làm cho chúng ta sống bằng chính sự sống của Ngài. Đồng thời, khi kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, thì Thánh thể cũng kết hiệp chúng ta với nhau: được qui tụ chung quanh một bàn ăn, chúng ta cùng uống một chén, chia sẻ cùng một của ăn, chúng ta sống bằng chính mầu nhiệm của tình thương, chúng ta càng hiệp nhất với nhau còn hơn là con cái của một gia đình.
Thánh Thể còn là bí tích của sự chia sẻ: bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ cũng như chén rượu Ngài đã trao cho các môn đệ là để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ; và chính việc chia sẻ này đã được Chúa dùng như dấu chỉ cho các môn đệ làm để nhớ đến Ngài. Cũng vậy, ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người không được đóng khung những buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm yêu thương ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực nếu chúng ta sống dửng dưng, ích kỷ, không quan tâm đến những anh chị em chung quanh. Nếu chúng ta nghèo của cải vật chất, chúng ta hãy chia sẻ, hãy cho tình thương, sự thông cảm, vị tha, bác ái dưới mọi hình thức với hết mọi người.
Tóm lại, về Phép Thánh Thể, chúng ta hãy nhớ: Thánh Thể là một bí tích. Trong Thánh Thể, có Chúa Giêsu thật sự. Vì thế, sau khi truyền phép, không còn bánh và rượu trên bàn thờ nữa. Chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ. Mỗi lần dâng thánh lễ là chúng ta cử hành việc Chúa lập phép Thánh Thể. Đàng khác, chúng ta hãy cố gắng rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, bởi vì rước lễ làm cho chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô và hiệp nhất với nhau; tăng thêm sức mạnh cũng như nghị lực cho chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; và bảo đảm sự sống đời đời của chúng ta. Như thế, bàn tiệc Thánh Thể trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đó, chúng ta được nối kết với Chúa Kitô và nối kết với nhau, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Trong ý nghĩa yêu thương, trước giờ biệt ly, Chúa Giêsu muốn để lại cho loài người một vật kỷ niệm. Người đời trước khi đi xa, thường lưu lại cho người thân thích một món đồ nào đó để ghi nhớ: một cuốn sách, một khăn tay, một tấm hình, một cái áo, một chiếc nhẫn V.v...Đối với Chúa Giêsu, những vật đó hay bất cứ vật nào cũng đều tầm thường quá, hời hợt quá, không đủ nói lên tấm lòng yêu thương nồng nhiệt của Chúa đối với nhân loại. Kỷ vật Chúa muốn lưu lại cho loài người phải hết sức đặc biệt, đó là chính bản thân Chúa.
Nhưng bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp sửa bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa đã thực hiện ý muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân Chúa dưới hình thức nhiệm mầu. Chúa lấy bánh và rượu biến đổi thành Mình và Máu Ngài: "Này là Mình Thầy", "Này là chén Máu Thầy". Với những lời ấy, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể. Rồi Chúa còn truyền cho các môn đệ: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quý này để tưởng niệm đến Ngài.
Như thế, trong bữa tiệc ly và cũng là thánh lễ đầu tiên do Chúa Giêsu cử hành, Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và ban quyền chức linh mục cho các tông đồ. Từ đó trở đi, cho tới ngày nay, và cho tới tận thế, trong thánh lễ, khi linh mục trịnh trọng lặp lại những lời của Chúa Giêsu: "Này là Mình Thầy", "Nầy là chén Máu Thầy', tức thì bánh không còn là bánh, rượu không còn là rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Chúa Kitô. Đây là một chân lý cao siêu vượt quá sự hiểu biết của trí khôn loài người.
Bởi vì trước và sau khi linh mục đọc lời truyền phép, chúng ta có nhìn xem, đụng chạm tới hay nếm bánh và rượu chưa truyền phép và đã truyền phép, chúng ta chẳng thấy có gì khác nhau. Nhưng theo đức tin thì lại khác xa nhau một trời một vực: một đàng là Mình Máu Thánh Chúa Kitô, một đàng là một tấm bánh nhỏ bé, một chút rượu tầm thường. Vì thế, chúng ta gọi đây là một bí tích và là một mầu nhiệm đức tin.
Như vậy, trong tình yêu và vì tình yêu, Chúa Giêsu đã tìm ra một phương thế để ở lại với các môn đệ; và qua mọi thời gian, ở lại với tất cả những ai tin vào Ngài. Vì thế, Thánh Thể được gọi là bí tích của sự hiện diện. Dưới hình bánh và hình rượu, Chúa Giêsu hiện diện luôn mãi với loài người nơi trần gian.
Thánh Thể còn là bí tích của sự hiệp nhất. Trước hết, Thánh Thể làm cho chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, bởi vì Ngài đến với chúng ta dưới hình bánh hình rượu, làm cho chúng ta sống bằng chính sự sống của Ngài. Đồng thời, khi kết hiệp chúng ta với Chúa Kitô, thì Thánh thể cũng kết hiệp chúng ta với nhau: được qui tụ chung quanh một bàn ăn, chúng ta cùng uống một chén, chia sẻ cùng một của ăn, chúng ta sống bằng chính mầu nhiệm của tình thương, chúng ta càng hiệp nhất với nhau còn hơn là con cái của một gia đình.
Thánh Thể còn là bí tích của sự chia sẻ: bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ cũng như chén rượu Ngài đã trao cho các môn đệ là để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ; và chính việc chia sẻ này đã được Chúa dùng như dấu chỉ cho các môn đệ làm để nhớ đến Ngài. Cũng vậy, ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người không được đóng khung những buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiệm yêu thương ngay trong cuộc sống mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực nếu chúng ta sống dửng dưng, ích kỷ, không quan tâm đến những anh chị em chung quanh. Nếu chúng ta nghèo của cải vật chất, chúng ta hãy chia sẻ, hãy cho tình thương, sự thông cảm, vị tha, bác ái dưới mọi hình thức với hết mọi người.
Tóm lại, về Phép Thánh Thể, chúng ta hãy nhớ: Thánh Thể là một bí tích. Trong Thánh Thể, có Chúa Giêsu thật sự. Vì thế, sau khi truyền phép, không còn bánh và rượu trên bàn thờ nữa. Chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ. Mỗi lần dâng thánh lễ là chúng ta cử hành việc Chúa lập phép Thánh Thể. Đàng khác, chúng ta hãy cố gắng rước lễ mỗi khi tham dự thánh lễ, bởi vì rước lễ làm cho chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô và hiệp nhất với nhau; tăng thêm sức mạnh cũng như nghị lực cho chúng ta trên đường lữ thứ trần gian; và bảo đảm sự sống đời đời của chúng ta. Như thế, bàn tiệc Thánh Thể trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đó, chúng ta được nối kết với Chúa Kitô và nối kết với nhau, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét