Toàn văn Tông Huấn ''Christus vivit'' của Đức Phanxicô, chương bẩy
CHƯƠNG BẨY: Thừa tác vụ tuổi trẻ
202. Thừa tác vụ tuổi trẻ, như được thi hành trong truyền thống, đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi xã hội và văn hóa. Người trẻ thường không tìm thấy nơi các chương trình thông thường của chúng ta một đáp ứng cho mối quan tâm, nhu cầu, các nan đề và vấn đề của họ. Sự lan tràn và tăng trưởng các nhóm và phong trào liên hệ một cách chủ yếu với giới trẻ có thể được coi là công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng liên tục chỉ cho chúng ta những nẻo đường mới để đi. Mặc dù vậy, vẫn cần phải xem xét cách các nhóm như vậy tham gia vào việc chăm sóc mục vụ tổng thể của Giáo hội, cũng như phải hiệp thông nhiều hơn giữa họ và phối hợp tốt hơn các hoạt động của họ. Dù tiếp cận người trẻ không bao giờ dễ dàng, hai điều ngày càng trở nên hiển nhiên: việc nhận ra rằng toàn bộ cộng đồng phải tham gia vào việc truyền giảng Tin Mừng cho họ, và đòi hỏi cấp bách họ phải đảm nhận một vai trò lớn hơn trong việc nối vòng tay lớn (outreach) mục vụ.
Một nền chăm sóc mục vụ có tính đồng nghị (synodal)
203. Tôi muốn nói rõ rằng chính người trẻ là tác nhân của thừa tác vụ tuổi trẻ. Chắc chắn họ cần được giúp đỡ và hướng dẫn, nhưng đồng thời, được tự do phát triển các phương thức mới, đầy sáng tạo và táo bạo. Vì vậy, ở đây, tôi sẽ không cố gắng đề ra một loại thủ bản thừa tác vụ giới trẻ hoặc một hướng dẫn mục vụ thực tế. Tôi quan tâm nhiều hơn đến việc giúp người trẻ sử dụng sự hiểu biết thông sáng, tài khéo léo và kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề và mối quan tâm của người trẻ khác bằng ngôn ngữ riêng của họ.
204. Giới trẻ khiến chúng ta nhìn thấy nhu cầu phải có phong cách mới và chiến lược mới. Ví dụ, trong khi người lớn thường lo lắng về việc mọi sự phải được lên kế hoạch thích đáng, với các cuộc họp thường xuyên và thời gian cố định, hầu hết người trẻ ngày nay ít quan tâm đến cách tiếp cận mục vụ này. Thừa tác vụ giới trẻ cần trở nên linh hoạt hơn: mời người trẻ tham gia các biến cố hoặc các dịp mang đến cơ hội không chỉ để học hỏi mà còn để trò chuyện, cử hành, ca hát, lắng nghe những câu chuyện có thật và trải nghiệm cuộc gặp gỡ chung với Thiên Chúa hằng sống.
205. Đồng thời, chúng ta nên xem xét nhiều hơn các thực hành đã chứng tỏ là có giá trị - các phương pháp, ngôn ngữ và mục đích đã chứng tỏ là thực sự hữu hiệu trong việc đưa những người trẻ đến với Chúa Kitô và Giáo hội. Không quan trọng họ phát xuất từ đâu hoặc họ đã nhận được nhãn hiệu nào, bất kể là người “bảo thủ”, hay người “tiến bộ”, người “truyền thống” hay người “cấp tiến”. Điều quan trọng là chúng ta tận dụng mọi điều từng đã sinh ra trái tốt và truyền đạt hữu hiệu niềm vui Tin Mừng.
206. Thừa tác vụ giới trẻ phải có tính đồng nghị; nó nên là “một cuộc hành trình với nhau” biết trân qúi “các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban phát phù hợp với ơn gọi và vai trò của mỗi thành viên trong Giáo hội, qua diễn trình đồng trách nhiệm. .. Được thúc đẩy bởi tinh thần này, chúng ta có thể tiến tới một Giáo hội có tính tham gia và đồng trách nhiệm, một Giáo hội có khả năng đánh giá cao sự đa dạng phong phú của riêng mình, chấp nhận một cách biết ơn sự đóng góp của tín hữu giáo dân, bao gồm cả người trẻ và phụ nữ, các người thánh hiến, cũng như các nhóm, hiệp hội và phong trào. Không nên loại trừ ai và không ai nên tự loại trừ chính họ” [111].
207. Theo cách đó, nhờ việc học hỏi lẫn nhau, chúng ta có thể phản ánh tốt hơn thực tại đa diện tuyệt vời mà Chúa Kitô đã định cho Giáo Hội của Người. Giáo Hội sẽ có thể thu hút người trẻ, vì sự hiệp nhất của Giáo Hội không phải là độc khối (monolithic), mà đúng hơn, là một mạng lưới gồm các hồng phúc đa dạng mà Chúa Thánh Thần không ngừng tuôn đổ trên Giáo Hội, đổi mới Giáo Hội và giúp Giáo Hội thoát khỏi sự nghèo nàn.
208. Tại Thượng hội đồng, nhiều đề nghị cụ thể đã xuất hiện để đổi mới thừa tác vụ giới trẻ và giải phóng nó khỏi các phương pháp không còn hữu hiệu vì chúng không có khả năng bước vào cuộc đối thoại với nền văn hóa giới trẻ đương thời. Đương nhiên, tôi không thể liệt kê tất cả các đề nghị này ở đây. Một số đề nghị này có thể được tìm thấy trong Tài liệu Sau cùng của Thượng hội đồng.
Các diễn trình hành động chính
209. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng thừa tác vụ giới trẻ bao gồm hai diễn trình hành động chính. Một là với tay ra (outreach), cách chúng ta thu hút người trẻ mới cảm nghiệm được Chúa. Diễn trình kia là lớn lên, cách chúng ta giúp những người đã có kinh nghiệm đó rồi trưởng thành trong đó.
210. Về việc với tay ra, tôi tin tưởng rằng chính người trẻ biết cách tốt nhất trong việc tìm ra những cách hấp dẫn để đến với nhau. Họ biết cách tổ chức các biến cố, các cuộc thi đua thể thao và cách truyền giảng Tin Mừng bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, qua tin nhắn, bài hát, video và các cách khác. Họ chỉ cần được khuyến khích và dành cho tự do để được phấn khởi mà truyền giảng Tin Mừng cho các người trẻ khác bất cứ họ ở đâu. Khi sứ điệp được đem đến lần đầu, dù là trong một khóa tĩnh tâm của giới trẻ, một cuộc trò chuyện trong một quán bar, vào những kỳ nghỉ học, hoặc trong bất cứ cách mầu nhiệm nào của Thiên Chúa, nó có thể đánh thức kinh nghiệm sâu sắc về đức tin. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người trẻ có thể đủ táo bạo để gieo hạt giống của sứ điệp trên mảnh đất màu mỡ là trái tim của một người trẻ khác.
211. Trong việc với tay ra này, chúng ta cần sử dụng trước nhất các ngôn ngữ gần gũi, ngôn ngữ yêu thương quảng đại, có tính tương quan và hiện sinh có thể đánh động trái tim, tác động đến cuộc sống và đánh thức hy vọng và ước muốn. Người trẻ cần được tiếp cận bằng ngữ pháp tình yêu, chứ không phải bằng cách giảng giải. Ngôn ngữ mà những người trẻ hiểu được nói bởi những người tỏa sức sống, bởi những người hiện diện ở đó vì họ và với họ. Và những người, với mọi hạn chế và điểm yếu, vẫn cố gắng sống đức tin của họ một cách trọn vẹn. Chúng ta cũng phải dành suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra các cách nhập thân sứ điệp sơ truyền (kerygma) vào ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay.
212. Đối với việc lớn lên, tôi xin đưa ra một điểm quan trọng. Ở một số nơi, người trẻ được giúp đỡ để có được một cảm nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu có thể đánh động trái tim của họ. Nhưng chỉ có điều phải theo dõi là một loạt các cuộc hội họp “huấn luyện” chủ yếu nói đến các vấn đề tín lý và luân lý, các tệ nạn của thế giới ngày nay, Giáo hội, học thuyết xã hội của Giáo hội, đức khiết tịnh, hôn nhân, kiểm soát sinh đẻ, v.v. Kết quả là, nhiều người trẻ buồn nản, mất đi ngọn lửa bùng của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và niềm vui được theo Người; nhiều người bỏ cuộc và nhiều người khác trở nên chán nản hoặc tiêu cực. Thay vì quá quan tâm đến việc truyền đạt rất nhiều học thuyết, trước tiên chúng ta hãy cố gắng đánh thức và củng cố các cảm nghiệm tuyệt vời có thể nâng đỡ đời sống Kitô hữu. Theo lời của Romano Guardini, “khi chúng ta cảm nghiệm một tình yêu vĩ đại... mọi sự khác sẽ trở thành một phần của nó” [112].
213. Bất cứ dự án giáo dục nào hoặc nẻo đường lớn mạnh nào đối với giới trẻ chắc chắn phải bao gồm việc huấn luyện về tín lý và luân lý Kitô giáo. Nhưng điều cũng quan trọng tương tự là nó có hai mục tiêu chính. Một là sự phát triển sứ điệp sơ truyền (kerygma), tức cảm nghiệm nền tảng của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Hai là sự tăng trưởng trong tình yêu huynh đệ, cuộc sống cộng đồng và phục vụ.
214. Đây là điều mà tôi đã nhấn mạnh trong Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), và tôi coi nó đáng để nhắc lại ở đây. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng trong thừa tác vụ giới trẻ, “sứ điệp sơ truyền nên nhường chỗ cho một việc huấn luyện được cho là 'vững chắc’ hơn. Không có gì vững chắc, sâu sắc, an toàn, có ý nghĩa và đầy khôn ngoan hơn việc công bố lúc ban đầu đó. Mọi việc huấn luyện Kitô giáo hệ ở việc đi vào sứ điệp sơ truyền sâu hơn” [113] và nhập thân nó mỗi ngày một đầy đủ hơn vào cuộc sống của chúng ta. Do đó, thừa tác vụ giới trẻ phải luôn luôn bao gồm các dịp để đổi mới và đào sâu cảm nghiệm bản thân của chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa và Chúa Kitô hằng sống. Nó có thể làm điều này nhiều cách khác nhau: chứng từ, bài hát, khoảnh khắc thờ lạy, thời gian suy niệm thiêng liêng về Kinh thánh và thậm chí cả việc sử dụng các mạng xã hội một cách thông minh. Tuy nhiên, không bao giờ nên thay thế cảm nghiệm vui mừng này về cuộc gặp gỡ với Chúa bằng một loại “nhồi sọ lý thuyết” (indoctrination).
215. Mặt khác, bất cứ chương trình nào của thừa tác vụ giới trẻ cũng cần kết hợp rõ ràng các phương tiện và nguồn lực đa dạng có thể giúp người trẻ lớn lên trong tình huynh đệ, sống như anh chị em, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng, phục vụ người khác, gần gũi với người nghèo. Nếu tình yêu huynh đệ là “điều răn mới” (Ga 13:34), là “sự viên mãn của Lề Luật” (Rm 13:10) và là cách tốt nhất để biểu lộ tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thì nó phải có một vị trí chính yếu trong mọi dự án huấn luyện giới trẻ và lớn mạnh của họ đến tuổi trưởng thành.
Các môi trường thích hợp
216. Chúng ta cần làm cho tất cả các định chế của chúng ta được trang bị tốt hơn để chào đón nhiều hơn đối với những người trẻ tuổi, vì rất nhiều người trong số họ có cảm giác thực sự là trẻ mồ côi. Ở đây tôi không đề cập đến các vấn đề gia đình mà là một điều gì đó được các thiếu niên nam nữ, người trẻ và người lớn, cả cha mẹ lẫn con cái, cảm nghiệm. Đối với mọi trẻ mồ côi này - bao gồm cả chính chúng ta - các cộng đồng như giáo xứ hoặc trường học nên cung cấp các khả thể để cảm nghiệm sự cởi mở và tình yêu, sự khẳng định và tăng trưởng. Nhiều người trẻ ngày nay cảm thấy họ phải thừa hưởng các giấc mơ thất bại của cha mẹ và ông bà của họ, những giấc mơ bị phản bội bởi sự bất công, bạo lực xã hội, lòng ích kỷ và thiếu quan tâm đến người khác. Tóm một lời, họ cảm thấy bị bứng rễ. Nếu người trẻ lớn lên trong một thế giới tro tàn, họ sẽ khó có thể giữ được ngọn lửa của những giấc mơ và dự án lớn. Nếu họ lớn lên trong một sa mạc không còn ý nghĩa, họ sẽ phát triển ước muốn cống hiến cuộc đời mình để gieo hạt giống ở đâu? Cảm nghiệm đứt đoạn, bứng gốc và sự sụp đổ các xác tín căn bản, được nền văn hóa truyền thông ngày nay thúc đẩy, đang tạo ra một cảm thức mồ côi sâu sắc mà chúng ta phải đáp ứng bằng cách tạo ra một môi trường huynh đệ lôi cuốn nơi người khác có thể sống với một cảm thức về mục đích.
217. Nói tóm lại, tạo ra một “mái nhà” là tạo ra một “gia đình”. Đây là việc học cách cảm thấy mình được kết nối với những người khác hơn là những mối liên hệ thực dụng và thực tiễn, được hợp nhất theo cách chúng ta cảm thấy cuộc sống của mình có tính nhân bản hơn một chút. Tạo ra một mái nhà là để cho lời tiên tri mặc lấy xương thịt và làm cho năm tháng ngày giờ của chúng ta bớt lạnh lẽo, bớt thờ ơ và vô danh. Đó là tạo ra các dây nối kết bằng những hành động đơn giản, hàng ngày mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện. Như chúng ta biết, mái nhà đòi hỏi mọi người phải làm việc với nhau. Không ai có thể thờ ơ hay đứng cách xa nhau, vì mỗi người là một viên đá cần thiết để xây dựng mái nhà. Điều này cũng bao hàm việc cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết học cách kiên nhẫn, tha thứ cho nhau, bắt đầu lại mỗi ngày. Tôi nên tha thứ và bắt đầu lại bao nhiêu lần? Bảy mươi lần bảy, bất kể bao nhiêu lần nếu cần thiết. Việc tạo ra các mối dây liên kết mạnh mẽ đòi hỏi sự tự tin và tín thác được nuôi dưỡng hàng ngày bằng sự kiên nhẫn và tha thứ. Và đó là cách phép lạ diễn ra: chúng ta cảm thấy ở đây chúng ta được tái sinh, ở đây tất cả chúng ta được tái sinh, vì chúng ta cảm thấy sự âu yếm của Thiên Chúa giúp chúng ta có khả năng mơ về một thế giới nhân bản hơn, và do đó một thế giới thiên bản hơn [114].
218. Dọc theo những đường hướng này, các định chế của chúng ta nên cung cấp cho người trẻ các nơi họ có thể biến thành của riêng, nơi họ có thể đến và đi tự do, cảm thấy được chào đón và sẵn sàng gặp gỡ những người trẻ khác, bất kể lúc khó khăn và thất vọng, hay hân hoan và cử hành. Một số điều này đã xảy ra ở các nguyện đường và các trung tâm thanh thiếu niên khác, mà trong nhiều trường hợp vốn cung ứng một khung cảnh thân thiện và thoải mái, nơi các tình bạn có thể phát triển, nơi các người trẻ nam nữ có thể gặp nhau, nơi họ có thể chia sẻ âm nhạc, trò chơi, thể thao, và cả suy niệm và cầu nguyện nữa. Ở những nơi như vậy, nhiều điều có thể được cung ứng, mà không phải chi phí lớn. Cũng vậy, việc tiếp xúc không thể thiếu giữa người với người để truyền đạt sứ điệp có thể diễn ra, một điều mà vị trí của nó không thể do bất cứ tài nguyên hoặc chiến lược mục vụ nào có thể thực hiện được.
219. “Tình bạn và việc thảo luận, thường có mặt trong các nhóm ít nhiều được cơ cấu hóa, cung ứng cơ hội để củng cố các kỹ năng xã hội và tương quan trong một bối cảnh nơi người ta không bị phân tích cũng không bị phê phán. Kinh nghiệm nhóm cũng tạo nên một tài nguyên tuyệt vời để chia sẻ đức tin và giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm chứng. Người trẻ có khả năng hướng dẫn người trẻ khác và thực thi một việc làm tông đồ chân thực giữa các bạn bè của họ” [115].
220. Điều này không có nghĩa là họ nên trở nên cô lập và mất mọi liên lạc với các cộng đồng giáo xứ, các phong trào và các tổ chức giáo hội khác. Nhưng họ sẽ được hòa nhập tốt hơn vào các cộng đồng cởi mở, sống đức tin, mong muốn rạng rỡ Chúa Kitô, vui vẻ, tự do, huynh đệ và tận tâm. Các cộng đồng này có thể là các khung cảnh nơi họ cảm thấy có thể vun sới các mối quan hệ quý giá.
Thừa tác vụ tuổi trẻ trong các định chế giáo dục
221. Trường học chắc chắn là một diễn đàn thu hút trẻ em và người trẻ. Chính vì chúng là những nơi đặc phúc để phát triển bản thân như vậy, nên cộng đồng Kitô hữu luôn quan tâm đến việc đào tạo các giáo viên và các quản trị viên, và thiết lập các trường học của riêng mình với nhiều loại và trình độ khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục giới trẻ này, Chúa Thánh Thần đã làm xuất hiện vô số đặc sủng và gương sáng thánh thiện. Tuy nhiên, các trường học đang rất cần việc tự phê, nếu chúng ta xem xét các kết quả của việc nối vòng tay lớn mục vụ của họ, một việc, trong nhiều trường hợp, tập trung vào một loại giáo dục tôn giáo chứng tỏ thường không có khả năng nuôi dưỡng các cảm nghiệm đức tin lâu dài. Một số trường Công Giáo dường như chỉ được cấu trúc vì mục đích tự bảo tồn. Việc sợ thay đổi khiến họ cố thủ và phòng ngự trước các nguy hiểm, có thật hay tưởng tượng, mà bất cứ thay đổi nào cũng có thể mang lại. Trường học nào trở thành “một pháo đài” (bunker), bảo vệ các học sinh của mình khỏi những lỗi lầm “từ bên ngoài”, quả là một bức tranh biếm họa của xu hướng này. Thế nhưng, hình ảnh này phản ánh, một cách ớn lạnh, điều nhiều người trẻ kinh qua khi họ tốt nghiệp từ một số định chế giáo dục nào đó: mất sự kết nối không thể vượt qua giữa những gì họ được dạy và thế giới mà họ đang sống. Cách họ được dạy dỗ về các giá trị tôn giáo và luân lý đã không chuẩn bị để họ đề cao các giá trị đó trong một thế giới đưa chúng ra chế giễu, họ cũng không học được cách cầu nguyện và thực hành đức tin có thể dễ dàng được nâng đỡ giữa nhịp độ chóng mặt của xã hội hôm nay. Vì một trong những niềm vui lớn nhất mà bất cứ nhà giáo dục nào cũng có thể có là nhìn thấy một học sinh biến thành một người mạnh mẽ, hòa nhập trọn vẹn, một nhà lãnh đạo và một con người sẵn sàng cho đi.
222. Các trường Công Giáo vẫn là nơi thiết yếu cho việc truyền giảng Tin Mừng cho giới trẻ. Cần phải lưu ý một số nguyên tắc hướng dẫn được quy định trong Veritatis Gaudium (Niềm Vui Sự Thật) cho việc đổi mới và hồi sinh việc nối vòng tay lớn truyền giáo của các trường học và đại học. Chúng bao gồm một trải nghiệm mới mẻ về sứ điệp sơ truyền (kerygma), đối thoại rộng rãi, các cách tiếp cận liên ngành và đa ngành (inter and cross disciplinary), cổ vũ nền văn hóa gặp gỡ, khẩn trương tạo ra các mạng lưới và một phương thức có lợi cho những người nhỏ bé nhất, những người mà xã hội loại bỏ [116]. Quan trọng tương tự là khả năng tích hợp kiến thức của đầu, tim và tay chân.
223. Mặt khác, chúng ta không thể tách biệt việc đào luyện thiêng liêng khỏi việc đào luyện văn hóa. Giáo hội luôn cố gắng khai triển các cách cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục tốt nhất có thể. Lúc này, Giáo hội cũng không nên dừng lại, vì người trẻ có quyền đòi hỏi việc này. “Ngày nay, trên hết, quyền có một nền giáo dục tốt có nghĩa phải bảo vệ đức khôn ngoan, nghĩa là, kiến thức phải mang tính nhân bản và nhân bản hóa. Chúng ta quá thường xuyên bị qui định bởi các mô hình tầm thường và phù du về cuộc sống khiến chúng ta theo đuổi thành công với giá rẻ, hạ giá hy sinh làm mất uy tín và nhồi nhét ý tưởng cho rằng giáo dục là điều không cần thiết trừ khi nó cung cấp kết quả cụ thể ngay lập tức. Không, giáo dục làm chúng ta nêu ra các câu hỏi, giữ cho chúng ta khỏi bị gây mê bởi sự tầm thường và thúc đẩy chúng ta theo đuổi ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng ta cần đòi lại quyền không bị lạc lối bởi những mỹ nhân ngư hiện đang làm chúng ta phân tâm trong cuộc theo đuổi này. Ulysses, để không đầu hàng trước bài hát mỹ nhân ngư đã làm say mê các thủy thủ của ông và khiến tầu của họ đâm vào đá, đã cột mình vào cột buồm của tàu và yêu cầu bạn đồng hành bịt tai. Orpheus, mặt khác, đã làm một điều khác để phản công bài hát mỹ nhân ngư: ông đã hát một giai điệu thậm chí còn hay hơn thế, làm mê mệt cả các mỹ nhân ngư. Do đó, đây là thách thức lớn của các bạn: đáp ứng các điệp khúc làm tê liệt của chủ nghĩa tiêu thụ văn hóa bằng các quyết định có suy nghĩ và vững chắc, với nghiên cứu, kiến thức và chia sẻ” [117].
Các phạm vi cần được khai triển
224. Nhiều người trẻ đã tiến đến chỗ biết đánh giá cao sự im lặng và gần gũi với Thiên Chúa. Các nhóm tụ tập để tôn thờ Thánh Thể hoặc cầu nguyện bằng lời Chúa cũng đã gia tăng. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của người trẻ trong việc họ cởi mở đối với lời cầu nguyện chiêm niệm. Chúng ta chỉ cần tìm ra các cách thức và phương tiện thích hợp để giúp họ bắt tay vào cảm nghiệm quý giá này. Khi nói đến việc thờ phượng và cầu nguyện, “trong nhiều khung cảnh, người Công Giáo trẻ đang yêu cầu có những cơ hội cầu nguyện và cử hành bí tích có khả năng nói với cuộc sống hàng ngày của họ qua một phụng vụ tươi mới, chân thực và hân hoan” [118]. Điều quan trọng là tận dụng tối đa những khoảnh khắc vĩ đại của năm phụng vụ, nhất là Tuần Thánh, Lễ Ngũ Tuần và Giáng Sinh. Nhưng các dịp lễ hội khác có thể cung cấp một gián đoạn đáng hoan nghinh trong thói quen của họ và giúp họ cảm nghiệm niềm vui đức tin.
225. Nghi thức Kitô giáo tượng trưng cho một cơ hội độc đáo để lớn lên và cởi mở đối với các hồng ân đức tin và đức ái của Thiên Chúa. Nhiều người trẻ bị thu hút bởi khả thể giúp đỡ người khác, nhất là trẻ em và người nghèo. Nghi thức này thường là bước đầu tiên để khám phá hoặc tái khám phá cuộc sống trong Chúa Kitô và Giáo hội. Nhiều người trẻ trở nên mệt mỏi đối với các chương trình đào tạo tín lý và thiêng liêng của chúng ta, và đôi khi đòi có cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động có lợi cho người khác.
226. Chúng ta cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của nghệ thuật, như thoại kịch, hội họa và những thứ khác. “Âm nhạc đặc biệt quan trọng, nói lên một môi trường đích thực, trong đó giới trẻ không ngừng đắm mình vào, cũng như một nền văn hóa và ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và định hình bản sắc. Ngôn ngữ âm nhạc cũng đại diện cho một nguồn tài nguyên mục vụ có liên quan đặc biệt đến phụng vụ và việc đổi mới nó” [119]. Ca hát có thể là một động lực tuyệt vời cho người trẻ khi họ lữ hành qua cuộc sống. Như Thánh Augustinô đã nói: “Hãy ca hát, nhưng hãy tiếp tục cuộc hành trình của các bạn. Đừng trở nên lười biếng, nhưng hãy ca hát để làm con đường trở nên thú vị hơn. Hãy ca hát, nhưng hãy tiếp tục bước đi... Nếu tiến bộ, bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình, nhưng hãy chắc mẩm rằng sự tiến bộ của bạn là tiến bộ trong nhân đức, trong đức tin thực sự và trong việc sống đúng đắn. Do đó, hãy ca hát, nhưng hãy tiếp tục bước đi” [120].
227. Cũng có ý nghĩa không kém là việc người trẻ nhấn mạnh đến thể thao; Giáo hội không nên đánh giá thấp tiềm năng của thể thao đối với giáo dục và đào tạo, nhưng thay vào đó, duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở đó. Thế giới thể thao cần được giúp đỡ để khắc phục một số khía cạnh có vấn đề của nó, chẳng hạn như thần tượng hóa các nhà vô địch, tùng phục lợi ích thương mại và ý thức hệ thành công với bất cứ gía nào” [121]. Trọng tâm của trải nghiệm thể thao là “niềm vui: niềm vui của việc luyện tập, được ở bên nhau, được sống động và hân hoan trong những hồng phúc mà Tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta mỗi ngày” [122]. Một số Giáo phụ đã sử dụng điển hình đào tạo các lực sĩ để khuyến khích người trẻ phát triển sức mạnh của họ và vượt qua sự biếng nhác và buồn chán. Thánh Basilêô Cả, khi viết cho những người trẻ tuổi, đã sử dụng cố gắng đòi hỏi nơi các lực sĩ để minh họa giá trị của sự hy sinh bản thân như một phương tiện tăng trưởng trong nhân đức: “những người này chịu đau khổ không kể xiết, họ sử dụng nhiều phương tiện để bồi đắp sức mạnh của họ. Họ đổ mồ hôi liên tục lúc họ luyện tập. .. tóm một lời, họ tự kỷ luật bản thân họ đến mức cả cuộc sống trước khi thi đấu là một sự chuẩn bị cho nó. .. Như thế, làm thế nào chúng ta, những người đã được hứa những phần thưởng kỳ diệu về số lượng và sự huy hoàng đến nỗi không miệng lưỡi nào có thể đếm được, có thể ngay cả nghĩ đến việc thắng được chúng nếu chúng ta không làm gì khác hơn là chỉ biết dành cuộc sống của mình để giải trí và thực hiện những nỗ lực nửa vời?” [123].
228. Thiên nhiên có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều thiếu niên và người trẻ biết nhận ra nhu cầu phải chăm sóc môi trường. Đó là trường hợp các phong trào hướng đạo và các nhóm khác nhằm khuyến khích sự gần gũi với thiên nhiên, các chuyến đi cắm trại, đi bộ đường dài, thám hiểm và các chiến dịch cải thiện môi trường. Theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi, những kinh nghiệm này có thể là một khai tâm thực sự để bước vào trường huấn luyện tình huynh đệ phổ quát và cầu nguyện chiêm niệm.
229. Những kinh nghiệm trên và nhiều cơ hội đa dạng khác để truyền giảng Tin Mừng cho giới trẻ không nên khiến chúng ta quên rằng, bất chấp thời kỳ đang thay đổi và các nhạy cảm của người trẻ, vẫn có những hồng phúc của Thiên Chúa không bao giờ già cỗi, vì chúng chứa một sức mạnh vượt mọi thời gian và không gian. Có lời Chúa, luôn sống động và hữu hiệu, sự hiện diện nuôi dưỡng của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và bí tích Hòa giải, mang lại cho chúng ta tự do và sức mạnh. Chúng ta cũng có thể nhắc đến sự giàu có thiêng liêng vô tận được Giáo hội bảo tồn trong chứng tá của các vị thánh của mình và sự dạy dỗ của các bậc thầy thiêng liêng vĩ đại. Mặc dù chúng ta phải kính trọng các giai đoạn tăng trưởng khác nhau và đôi khi cần kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp, chúng ta vẫn không thể không mời người trẻ uống từ những giếng khơi sự sống mới này. Chúng ta không có quyền tước đoạt điều tốt đẹp vĩ đại này của họ.
Một thừa tác vụ tuổi trẻ “bình dân”
230. Ngoài thừa tác mục vụ thông thường, được lên kế hoạch đàng hoàng mà các giáo xứ và phong trào vốn thực hiện, điều cũng quan trọng là phải dành chỗ cho một thừa tác vụ giới trẻ “bình dân”, với một phong cách, lịch trình, nhịp độ và phương pháp khác. Bao quát hơn và linh hoạt hơn, nó đi tới những nơi ở đấy, người trẻ thực sự tích cực, và cổ vũ các phẩm tính lãnh đạo tự nhiên và các đặc sủng được Chúa Thánh Thần gieo vãi. Nó cố gắng tránh việc áp đặt các trở ngại, các quy tắc, các kiểm soát và các cơ cấu bắt buộc lên những tín hữu trẻ tuổi này, vốn là những người lãnh đạo tự nhiên trong các khu phố của họ và trong các khung cảnh khác. Chúng ta chỉ cần đồng hành và khích lệ họ, tin tưởng hơn một chút vào thiên tài của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động tùy ý Người.
231. Chúng ta đang nói tới các nhà lãnh đạo thực sự “bình dân”, chứ không phải những người ưu tú hay những người tự đóng kín vào các nhóm nhỏ gồm các cá nhân được chọn lọc. Để có thể phát sinh ra một thừa tác vụ “bình dân” cho tuổi trẻ, “họ cần học cách lắng nghe cảm thức của người ta, để trở thành người phát ngôn của họ và làm việc cho việc cổ vũ họ” [124]. Khi nói về “người ta”, chúng ta không nói về các cơ cấu của xã hội hay Giáo hội, nhưng nói về tất cả những ai trên đường lữ hành, không phải như các cá nhân, mà như một cộng đồng gắn bó chặt chẽ với mọi người, một cộng đồng bác bỏ việc bỏ rơi người nghèo và những người dễ bị tổn thương. “Những người muốn mọi người chia sẻ lợi ích chung và do đó đồng ý đồng nhịp với các thành viên nhỏ bé nhất của nó, để mọi người có thể đạt đến ích chung cùng với nhau” [125]. Do đó, các nhà lãnh đạo “bình dân” là những người có khả năng làm mọi người, kể cả người nghèo, người yếu thế, người yếu đuối và người bị thương tổn, trở nên một thành phần của cuộc diễn hành tiến về phía trước của tuổi trẻ. Họ không trốn tránh hoặc sợ những người trẻ từng kinh qua tổn thương hoặc chịu đựng sức nặng của thập giá.
232. Tương tự như thế, nhất là trong trường hợp người trẻ không phát xuất từ các gia đình hoặc các định chế Kitô giáo, và đang trưởng thành một cách chậm chạp, chúng ta phải khuyến khích mọi điều tốt theo khả năng của chúng ta [126]. Chúa Kitô đã cảnh cáo chúng ta đừng chỉ thấy các hạt lúa tốt mà thôi (x. Mt 13: 24-30). Đôi khi, trong nỗ lực phát triển một thừa tác vụ giới trẻ thuần túy và hoàn hảo, được đánh dấu bằng những ý tưởng trừu tượng, được che chở khỏi thế giới và không có sai sót nào, chúng ta có thể biến Tin Mừng thành một đề nghị buồn tẻ, vô nghĩa và không lôi cuốn. Một thừa tác vụ giới trẻ như vậy kết cục đã bị hoàn toàn loại khỏi thế giới của người trẻ và chỉ phù hợp với một tuổi trẻ Kitô giáo ưu tú, tự coi mình là khác biệt, trong khi sống trong một sự cô lập trống rỗng và không sinh hoa trái. Khi loại trừ cỏ dại, chúng ta cũng nhổ rễ hoặc bóp nghẹt bất cứ số chồi nào đang cố gắng mọc lên bất chấp các hạn chế của chúng.
233. Thay vì “áp đảo người trẻ bằng một bộ quy tắc khiến Kitô giáo có hình dáng thu gọn và dạy đời (moralistic), chúng ta được kêu gọi đầu tư vào tính không biết sợ của họ và đào tạo họ nhận trách nhiệm của họ, trong khi biết chắc rằng lỗi lầm, thất bại và khủng hoảng là những kinh nghiệm có thể củng cố nhân tính của họ” [127].
234. Thượng hội đồng kêu gọi việc khai triển một Thừa tác vụ tuổi trẻ có khả năng bao gồm, dành chỗ cho mọi loại người trẻ, để chứng tỏ rằng chúng ta là một Giáo hội mở rộng cửa. Người ta cũng không phải chấp nhận đầy đủ mọi tín lý của Giáo hội mới có thể tham gia vào một số hoạt động của chúng ta dành cho người trẻ tuổi. Chỉ cần có một tâm trí cởi mở đối với tất cả những ai có mong muốn và sẵn lòng được sự thật mặc khải của Thiên Chúa gặp gỡ. Một số hoạt động mục vụ của chúng ta có thể giả thiết rằng một hành trình đức tin đã bắt đầu, nhưng chúng ta cần một thừa tác vụ giới trẻ “bình dân” có thể mở các cánh cửa và dành chỗ cho mọi người, với các nghi ngờ và thất vọng của họ, các vấn đề và nỗ lực tìm ra chính họ, các lầm lẫn trong quá khứ, các kinh nghiệm tội lỗi và mọi khó khăn của họ.
235. Cũng nên dành chỗ cho “Tất cả những người có viễn kiến khác về cuộc sống, những người thuộc các tôn giáo khác hoặc những người hoàn toàn xa cách với tôn giáo. Tất cả những người trẻ tuổi, không trừ ai, đều ở trong trái tim Thiên Chúa, và do đó, trong trái tim của Giáo hội. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận rằng câu tuyên bố trên môi miệng chúng ta này không phải lúc nào cũng tìm thấy biểu thức chân thực trong các hành động mục vụ của chúng ta: chúng ta thường khép kín trong các môi trường của chúng ta, nơi giọng nói của họ không nghe thủng, hoặc nếu không, chúng ta cũng chỉ lưu tâm tới các hoạt động ít đòi hỏi và nhiều thích thú hơn, loại bỏ sự bồn chồn mục vụ lành mạnh vốn thôi thúc chúng ta ra khỏi điều được coi là nơi an toàn của chúng ta. Tin Mừng cũng yêu cầu chúng ta phải táo bạo, và chúng ta muốn được như vậy, không cao ngạo và không tìm cách cải đạo, làm chứng cho tình yêu của Chúa và dang rộng đôi tay với mọi người trẻ trên thế giới” [128].
236. Thừa tác vụ tuổi trẻ, khi không còn duy ưu tú và sẵn lòng trở thành “bình dân” là một diễn trình tiệm tiến, tôn trọng, kiên nhẫn, hy vọng, không mệt mỏi và đầy cảm thương. Thượng hội đồng đề nghị lấy điển hình của các môn đệ Emmau (x. Lc 24: 13-35) làm một mô hình cho những gì diễn ra trong thừa tác vụ giới trẻ.
237. “Chúa Giêsu bước đi với hai môn đệ chưa nắm được ý nghĩa của mọi điều đã xảy ra với Người và họ đang rời khỏi Giêrusalem và cộng đồng của họ. Muốn đồng hành với họ, Người đã cùng sánh bước với họ. Người hỏi han họ và kiên nhẫn lắng nghe lối tường thuật các biến cố của họ, và bằng cách này, giúp họ nhận ra điều họ đã cảm nghiệm. Rồi, một cách trìu mến và tràn đầy năng lực, Người công bố Lời Chúa cho họ, bằng cách dẫn dắt họ giải thích các biến cố họ đã trải nghiệm dưới ánh sáng Sách Thánh. Người chấp nhận lời mời ở lại với họ khi màn đêm buông xuống: Người bước vào đêm tối của họ. Khi lắng nghe Người, trái tim họ ấm lên và tâm trí họ mở ra; rồi họ nhận ra Người lúc bẻ bánh. Chính họ chọn việc tiếp nối cuộc hành trình ngay lập tức theo hướng ngược lại, trở về với cộng đồng và chia sẻ với họ cảm nghiệm về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh của mình” [129].
238. Những biểu hiện khác nhau của lòng đạo bình dân, đặc biệt là những cuộc hành hương, đang thu hút những người trẻ chưa sẵn sàng cảm thấy như ở nhà đối với các cơ cấu giáo hội và đại diện cho một dấu hiệu cụ thể của niềm tín thác vào Thiên Chúa. Những cách tìm kiếm Thiên Chúa này được nhìn thấy đặc biệt nơi những người trẻ nghèo, nhưng cũng ở nơi những người trẻ trong các lĩnh vực khác của xã hội. Không nên xem thường họ, nhưng nên khuyến khích và cổ vũ họ. Lòng đạo bình dân “là một cách sống đức tin hợp pháp” [130] và là một biểu thức của hoạt động truyền giáo tự phát của dân Chúa” [131].
Luôn luôn là những nhà truyền giáo
239. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng không mất nhiều công sức lắm để biến người trẻ trở thành nhà truyền giáo. Ngay cả những người yếu ớt, hạn chế và gặp rắc rối nhất cũng có thể là những nhà truyền giáo theo cách riêng của họ, vì sự tốt lành luôn có thể được chia sẻ, ngay cả lúc nó hiện hữu bên cạnh nhiều hạn chế. Một người trẻ đi hành hương để cầu xin Đức Mẹ giúp đỡ và mời một người bạn hoặc một người đồng hành cùng đi, do cử chỉ duy nhất này mà thôi, cũng đã là một nhà truyền giáo tốt rồi. Không thể tách biệt khỏi thừa tác vụ giới trẻ “bình dân” là hoạt động truyền giáo không thể kìm hãm được, đó là sự phá vỡ các mô hình và cách suy nghĩ theo thói quen của chúng ta. Chúng ta hãy đồng hành và khuyến khích hoạt động này, nhưng đừng có cao ngạo muốn qui định nó một cách quá đáng.
240. Nếu chúng ta có thể nghe được điều Chúa Thánh Thần đang nói với chúng ta, chúng ta phải nhận ra rằng thừa tác vụ giới trẻ luôn có tính truyền giáo. Người trẻ được làm giàu rất nhiều khi họ vượt qua sự dè dặt và dám đến thăm viếng các mái nhà, và bằng cách này, tiếp xúc với cuộc sống người ta. Họ học cách nhìn xa hơn gia đình và nhóm bạn của họ, và họ có được một viễn kiến rộng hơn về cuộc sống. Đồng thời, đức tin và cảm thức được là một phần của Giáo hội ngày càng lớn mạnh hơn. Các sứ mệnh của tuổi trẻ, những sứ mệnh thường diễn ra trong các kỳ nghỉ học sau một thời gian chuẩn bị, có thể dẫn đến một cảm nghiệm đức tin đổi mới và thậm chí các suy nghĩ nghiêm túc về ơn gọi.
241. Người trẻ có thể tìm thấy các lĩnh vực mới đảm nhiệm sứ mệnh trong các khung cảnh đa dạng nhất. Ví dụ, vì vốn quen thuộc với các mạng xã hội, nên họ được khuyến khích làm chúng tràn đầy Chúa, tình huynh đệ và sự dấn thân.
Việc đồng hành của người trưởng thành
242. Người trẻ cần tự do của họ được tôn trọng, nhưng họ cũng cần được đồng hành. Gia đình nên là nơi đầu tiên của việc đồng hành. Thừa tác vụ giới trẻ có thể trình bày lý tưởng sống trong Chúa Kitô như diễn trình xây dựng một ngôi nhà trên đá (x. Mt 7: 24-25). Đối với hầu hết những người trẻ tuổi, ngôi nhà đó, tức cuộc sống của họ, sẽ được xây dựng dựa trên hôn nhân và tình yêu vợ chồng. Đó là lý do tại sao thừa tác vụ giới trẻ và việc chăm sóc mục vụ các gia đình nên được phối hợp và tích hợp, với mục đích đảm bảo việc đồng hành liên tục và thích đáng trong diễn trình ơn gọi.
243. Cộng đồng có một vai trò quan trọng trong việc đồng hành với người trẻ; cộng đồng nên cảm thấy có trách nhiệm tập thể trong việc chấp nhận, cổ động, khuyến khích và thách thức họ. Mọi người nên nhìn người trẻ một cách hiểu biết, đánh giá cao và âu yếm, và không ngừng tránh phán xét họ hoặc đòi hỏi nơi họ một sự hoàn hảo vượt quá tuổi đời của họ.
244. Tại Thượng hội đồng, “nhiều vị nêu lên việc thiếu các chuyên gia chuyên việc đồng hành. Việc tin vào giá trị thần học và mục vụ của lắng nghe ngụ ý phải nghĩ lại và đổi mới các cách thức qua đó, thừa tác vụ linh mục thường được thi hành, cũng như phải duyệt lại các ưu tiên của nó. Thượng hội đồng cũng nhận ra sự cần thiết phải huấn luyện các người thánh hiến và các giáo dân, cả đàn ông lẫn đàn bà, để họ đồng hành với người trẻ. Đặc sủng lắng nghe, mà Chúa Thánh Thần kêu gọi trong các cộng đồng, cũng có thể nhận được một hình thức công nhận có tính định chế như một hình thức phục vụ giáo hội” [132].
245. Cũng cần phải đặc biệt đồng hành với người trẻ nam nữ chứng tỏ có tiềm năng lãnh đạo, để họ có thể được đào tạo và có đủ các tư cách cần thiết. Người trẻ gặp nhau trước Thượng hội đồng đã lên tiếng kêu gọi phải có các chương trình đào tạo và tiếp tục phát triển cho các nhà lãnh đạo trẻ. Một số phụ nữ trẻ cảm thấy thiếu các hình mẫu phụ nữ đóng vai trò lãnh đạo trong Giáo hội và họ cũng muốn hiến tặng các tài năng trí tuệ và chuyên nghiệp cho Giáo hội. Chúng ta cũng tin rằng các chủng sinh và tu sĩ nên có khả năng ngày một lớn hơn để đồng hành với các nhà lãnh đạo trẻ tuổi” [133].
246. Cũng những người trẻ trên đã mô tả cho chúng ta các đức tính mà họ hy vọng tìm thấy nơi một nhà dìu dắt (mentor), và họ phát biểu điều này một cách khá rõ ràng. “Những đức tính của một nhà dìu dắt như vậy bao gồm: là một Kitô hữu trung thành dấn thân với Giáo hội và thế giới; một người không ngừng tìm kiếm sự thánh thiện; một người bạn tâm tình mà không phán xét. Tương tự như vậy, một người tích cực lắng nghe nhu cầu của người trẻ và đáp ứng chúng một cách tích cực; một người yêu thương sâu sắc và tự giác; một người thừa nhận các giới hạn của mình và biết các niềm vui và nỗi buồn của cuộc hành trình thiêng liêng. Một đức tính đặc biệt quan trọng nơi những nhà dìu dắt là việc thừa nhận nhân tính của chính họ - tức sự kiện họ là những con người mắc lầm lỗi: không phải là người hoàn hảo nhưng là tội nhân được tha thứ. Đôi khi những nhà dìu dắt được đặt lên bệ cao, và khi họ ngã, thì điều này quả gây tác động tàn hại đối với khả năng người trẻ trong việc tiếp tục dấn thân với Giáo hội. Các nhà dìu dắt không nên dẫn dắt người trẻ như những người theo mình một cách thụ động, mà đi bên cạnh họ, cho phép họ trở thành những người tham gia tích cực vào cuộc hành trình. Họ nên tôn trọng sự tự do vốn xuất hiện trong diễn trình biện phân của người trẻ và trang bị cho họ các công cụ để làm tốt điều đó. Một nhà dìu dắt nên hết lòng tin tưởng vào khả năng người trẻ có thể tham gia vào đời sống Giáo hội. Do đó, một nhà dìu dắt nên nuôi dưỡng hạt giống đức tin nơi những người trẻ, mà không mong đợi được thấy ngay những thành quả của công trình Chúa Thánh Thần. Vai trò này không phải và không thể giới hạn vào các linh mục và đời sống thánh hiến, nhưng tín hữu giáo dân cũng nên được trao quyền để đảm nhận một vai trò như vậy. Tất cả những nhà dìu dắt như vậy sẽ được hưởng ơn ích từ việc được đào tạo tốt, và tham gia vào việc đào tạo liên tục” [134].
247. Các định chế giáo dục của Giáo Hội chắc chắn là một khung cảnh cộng đoàn cho việc đồng hành; họ có thể cung cấp sự hướng dẫn cho nhiều người trẻ, đặc biệt khi họ “tìm cách chào đón tất cả những người trẻ tuổi, bất kể các lựa chọn tôn giáo, nguồn gốc văn hóa và các tình huống cá nhân, gia đình hoặc xã hội. Bằng cách này, Giáo hội thực hiện một đóng góp căn bản vào việc giáo dục toàn diện giới trẻ ở nhiều nơi trên thế giới. [135] Họ sẽ hạn chế vai trò này một cách không thích đáng khi họ đưa ra các tiêu chuẩn cứng ngắc để sinh viên gia nhập và ở lại với họ, vì họ sẽ tước của nhiều người trẻ một việc đồng hành có thể giúp làm phong phú cuộc sống của họ.
Còn tiếp
202. Thừa tác vụ tuổi trẻ, như được thi hành trong truyền thống, đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay đổi xã hội và văn hóa. Người trẻ thường không tìm thấy nơi các chương trình thông thường của chúng ta một đáp ứng cho mối quan tâm, nhu cầu, các nan đề và vấn đề của họ. Sự lan tràn và tăng trưởng các nhóm và phong trào liên hệ một cách chủ yếu với giới trẻ có thể được coi là công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng liên tục chỉ cho chúng ta những nẻo đường mới để đi. Mặc dù vậy, vẫn cần phải xem xét cách các nhóm như vậy tham gia vào việc chăm sóc mục vụ tổng thể của Giáo hội, cũng như phải hiệp thông nhiều hơn giữa họ và phối hợp tốt hơn các hoạt động của họ. Dù tiếp cận người trẻ không bao giờ dễ dàng, hai điều ngày càng trở nên hiển nhiên: việc nhận ra rằng toàn bộ cộng đồng phải tham gia vào việc truyền giảng Tin Mừng cho họ, và đòi hỏi cấp bách họ phải đảm nhận một vai trò lớn hơn trong việc nối vòng tay lớn (outreach) mục vụ.
Một nền chăm sóc mục vụ có tính đồng nghị (synodal)
203. Tôi muốn nói rõ rằng chính người trẻ là tác nhân của thừa tác vụ tuổi trẻ. Chắc chắn họ cần được giúp đỡ và hướng dẫn, nhưng đồng thời, được tự do phát triển các phương thức mới, đầy sáng tạo và táo bạo. Vì vậy, ở đây, tôi sẽ không cố gắng đề ra một loại thủ bản thừa tác vụ giới trẻ hoặc một hướng dẫn mục vụ thực tế. Tôi quan tâm nhiều hơn đến việc giúp người trẻ sử dụng sự hiểu biết thông sáng, tài khéo léo và kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề và mối quan tâm của người trẻ khác bằng ngôn ngữ riêng của họ.
204. Giới trẻ khiến chúng ta nhìn thấy nhu cầu phải có phong cách mới và chiến lược mới. Ví dụ, trong khi người lớn thường lo lắng về việc mọi sự phải được lên kế hoạch thích đáng, với các cuộc họp thường xuyên và thời gian cố định, hầu hết người trẻ ngày nay ít quan tâm đến cách tiếp cận mục vụ này. Thừa tác vụ giới trẻ cần trở nên linh hoạt hơn: mời người trẻ tham gia các biến cố hoặc các dịp mang đến cơ hội không chỉ để học hỏi mà còn để trò chuyện, cử hành, ca hát, lắng nghe những câu chuyện có thật và trải nghiệm cuộc gặp gỡ chung với Thiên Chúa hằng sống.
205. Đồng thời, chúng ta nên xem xét nhiều hơn các thực hành đã chứng tỏ là có giá trị - các phương pháp, ngôn ngữ và mục đích đã chứng tỏ là thực sự hữu hiệu trong việc đưa những người trẻ đến với Chúa Kitô và Giáo hội. Không quan trọng họ phát xuất từ đâu hoặc họ đã nhận được nhãn hiệu nào, bất kể là người “bảo thủ”, hay người “tiến bộ”, người “truyền thống” hay người “cấp tiến”. Điều quan trọng là chúng ta tận dụng mọi điều từng đã sinh ra trái tốt và truyền đạt hữu hiệu niềm vui Tin Mừng.
206. Thừa tác vụ giới trẻ phải có tính đồng nghị; nó nên là “một cuộc hành trình với nhau” biết trân qúi “các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban phát phù hợp với ơn gọi và vai trò của mỗi thành viên trong Giáo hội, qua diễn trình đồng trách nhiệm. .. Được thúc đẩy bởi tinh thần này, chúng ta có thể tiến tới một Giáo hội có tính tham gia và đồng trách nhiệm, một Giáo hội có khả năng đánh giá cao sự đa dạng phong phú của riêng mình, chấp nhận một cách biết ơn sự đóng góp của tín hữu giáo dân, bao gồm cả người trẻ và phụ nữ, các người thánh hiến, cũng như các nhóm, hiệp hội và phong trào. Không nên loại trừ ai và không ai nên tự loại trừ chính họ” [111].
207. Theo cách đó, nhờ việc học hỏi lẫn nhau, chúng ta có thể phản ánh tốt hơn thực tại đa diện tuyệt vời mà Chúa Kitô đã định cho Giáo Hội của Người. Giáo Hội sẽ có thể thu hút người trẻ, vì sự hiệp nhất của Giáo Hội không phải là độc khối (monolithic), mà đúng hơn, là một mạng lưới gồm các hồng phúc đa dạng mà Chúa Thánh Thần không ngừng tuôn đổ trên Giáo Hội, đổi mới Giáo Hội và giúp Giáo Hội thoát khỏi sự nghèo nàn.
208. Tại Thượng hội đồng, nhiều đề nghị cụ thể đã xuất hiện để đổi mới thừa tác vụ giới trẻ và giải phóng nó khỏi các phương pháp không còn hữu hiệu vì chúng không có khả năng bước vào cuộc đối thoại với nền văn hóa giới trẻ đương thời. Đương nhiên, tôi không thể liệt kê tất cả các đề nghị này ở đây. Một số đề nghị này có thể được tìm thấy trong Tài liệu Sau cùng của Thượng hội đồng.
Các diễn trình hành động chính
209. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng thừa tác vụ giới trẻ bao gồm hai diễn trình hành động chính. Một là với tay ra (outreach), cách chúng ta thu hút người trẻ mới cảm nghiệm được Chúa. Diễn trình kia là lớn lên, cách chúng ta giúp những người đã có kinh nghiệm đó rồi trưởng thành trong đó.
210. Về việc với tay ra, tôi tin tưởng rằng chính người trẻ biết cách tốt nhất trong việc tìm ra những cách hấp dẫn để đến với nhau. Họ biết cách tổ chức các biến cố, các cuộc thi đua thể thao và cách truyền giảng Tin Mừng bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, qua tin nhắn, bài hát, video và các cách khác. Họ chỉ cần được khuyến khích và dành cho tự do để được phấn khởi mà truyền giảng Tin Mừng cho các người trẻ khác bất cứ họ ở đâu. Khi sứ điệp được đem đến lần đầu, dù là trong một khóa tĩnh tâm của giới trẻ, một cuộc trò chuyện trong một quán bar, vào những kỳ nghỉ học, hoặc trong bất cứ cách mầu nhiệm nào của Thiên Chúa, nó có thể đánh thức kinh nghiệm sâu sắc về đức tin. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người trẻ có thể đủ táo bạo để gieo hạt giống của sứ điệp trên mảnh đất màu mỡ là trái tim của một người trẻ khác.
211. Trong việc với tay ra này, chúng ta cần sử dụng trước nhất các ngôn ngữ gần gũi, ngôn ngữ yêu thương quảng đại, có tính tương quan và hiện sinh có thể đánh động trái tim, tác động đến cuộc sống và đánh thức hy vọng và ước muốn. Người trẻ cần được tiếp cận bằng ngữ pháp tình yêu, chứ không phải bằng cách giảng giải. Ngôn ngữ mà những người trẻ hiểu được nói bởi những người tỏa sức sống, bởi những người hiện diện ở đó vì họ và với họ. Và những người, với mọi hạn chế và điểm yếu, vẫn cố gắng sống đức tin của họ một cách trọn vẹn. Chúng ta cũng phải dành suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra các cách nhập thân sứ điệp sơ truyền (kerygma) vào ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay.
212. Đối với việc lớn lên, tôi xin đưa ra một điểm quan trọng. Ở một số nơi, người trẻ được giúp đỡ để có được một cảm nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu có thể đánh động trái tim của họ. Nhưng chỉ có điều phải theo dõi là một loạt các cuộc hội họp “huấn luyện” chủ yếu nói đến các vấn đề tín lý và luân lý, các tệ nạn của thế giới ngày nay, Giáo hội, học thuyết xã hội của Giáo hội, đức khiết tịnh, hôn nhân, kiểm soát sinh đẻ, v.v. Kết quả là, nhiều người trẻ buồn nản, mất đi ngọn lửa bùng của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và niềm vui được theo Người; nhiều người bỏ cuộc và nhiều người khác trở nên chán nản hoặc tiêu cực. Thay vì quá quan tâm đến việc truyền đạt rất nhiều học thuyết, trước tiên chúng ta hãy cố gắng đánh thức và củng cố các cảm nghiệm tuyệt vời có thể nâng đỡ đời sống Kitô hữu. Theo lời của Romano Guardini, “khi chúng ta cảm nghiệm một tình yêu vĩ đại... mọi sự khác sẽ trở thành một phần của nó” [112].
213. Bất cứ dự án giáo dục nào hoặc nẻo đường lớn mạnh nào đối với giới trẻ chắc chắn phải bao gồm việc huấn luyện về tín lý và luân lý Kitô giáo. Nhưng điều cũng quan trọng tương tự là nó có hai mục tiêu chính. Một là sự phát triển sứ điệp sơ truyền (kerygma), tức cảm nghiệm nền tảng của cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Hai là sự tăng trưởng trong tình yêu huynh đệ, cuộc sống cộng đồng và phục vụ.
214. Đây là điều mà tôi đã nhấn mạnh trong Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium), và tôi coi nó đáng để nhắc lại ở đây. Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng trong thừa tác vụ giới trẻ, “sứ điệp sơ truyền nên nhường chỗ cho một việc huấn luyện được cho là 'vững chắc’ hơn. Không có gì vững chắc, sâu sắc, an toàn, có ý nghĩa và đầy khôn ngoan hơn việc công bố lúc ban đầu đó. Mọi việc huấn luyện Kitô giáo hệ ở việc đi vào sứ điệp sơ truyền sâu hơn” [113] và nhập thân nó mỗi ngày một đầy đủ hơn vào cuộc sống của chúng ta. Do đó, thừa tác vụ giới trẻ phải luôn luôn bao gồm các dịp để đổi mới và đào sâu cảm nghiệm bản thân của chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa và Chúa Kitô hằng sống. Nó có thể làm điều này nhiều cách khác nhau: chứng từ, bài hát, khoảnh khắc thờ lạy, thời gian suy niệm thiêng liêng về Kinh thánh và thậm chí cả việc sử dụng các mạng xã hội một cách thông minh. Tuy nhiên, không bao giờ nên thay thế cảm nghiệm vui mừng này về cuộc gặp gỡ với Chúa bằng một loại “nhồi sọ lý thuyết” (indoctrination).
215. Mặt khác, bất cứ chương trình nào của thừa tác vụ giới trẻ cũng cần kết hợp rõ ràng các phương tiện và nguồn lực đa dạng có thể giúp người trẻ lớn lên trong tình huynh đệ, sống như anh chị em, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng cộng đồng, phục vụ người khác, gần gũi với người nghèo. Nếu tình yêu huynh đệ là “điều răn mới” (Ga 13:34), là “sự viên mãn của Lề Luật” (Rm 13:10) và là cách tốt nhất để biểu lộ tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thì nó phải có một vị trí chính yếu trong mọi dự án huấn luyện giới trẻ và lớn mạnh của họ đến tuổi trưởng thành.
Các môi trường thích hợp
216. Chúng ta cần làm cho tất cả các định chế của chúng ta được trang bị tốt hơn để chào đón nhiều hơn đối với những người trẻ tuổi, vì rất nhiều người trong số họ có cảm giác thực sự là trẻ mồ côi. Ở đây tôi không đề cập đến các vấn đề gia đình mà là một điều gì đó được các thiếu niên nam nữ, người trẻ và người lớn, cả cha mẹ lẫn con cái, cảm nghiệm. Đối với mọi trẻ mồ côi này - bao gồm cả chính chúng ta - các cộng đồng như giáo xứ hoặc trường học nên cung cấp các khả thể để cảm nghiệm sự cởi mở và tình yêu, sự khẳng định và tăng trưởng. Nhiều người trẻ ngày nay cảm thấy họ phải thừa hưởng các giấc mơ thất bại của cha mẹ và ông bà của họ, những giấc mơ bị phản bội bởi sự bất công, bạo lực xã hội, lòng ích kỷ và thiếu quan tâm đến người khác. Tóm một lời, họ cảm thấy bị bứng rễ. Nếu người trẻ lớn lên trong một thế giới tro tàn, họ sẽ khó có thể giữ được ngọn lửa của những giấc mơ và dự án lớn. Nếu họ lớn lên trong một sa mạc không còn ý nghĩa, họ sẽ phát triển ước muốn cống hiến cuộc đời mình để gieo hạt giống ở đâu? Cảm nghiệm đứt đoạn, bứng gốc và sự sụp đổ các xác tín căn bản, được nền văn hóa truyền thông ngày nay thúc đẩy, đang tạo ra một cảm thức mồ côi sâu sắc mà chúng ta phải đáp ứng bằng cách tạo ra một môi trường huynh đệ lôi cuốn nơi người khác có thể sống với một cảm thức về mục đích.
217. Nói tóm lại, tạo ra một “mái nhà” là tạo ra một “gia đình”. Đây là việc học cách cảm thấy mình được kết nối với những người khác hơn là những mối liên hệ thực dụng và thực tiễn, được hợp nhất theo cách chúng ta cảm thấy cuộc sống của mình có tính nhân bản hơn một chút. Tạo ra một mái nhà là để cho lời tiên tri mặc lấy xương thịt và làm cho năm tháng ngày giờ của chúng ta bớt lạnh lẽo, bớt thờ ơ và vô danh. Đó là tạo ra các dây nối kết bằng những hành động đơn giản, hàng ngày mà tất cả chúng ta đều có thể thực hiện. Như chúng ta biết, mái nhà đòi hỏi mọi người phải làm việc với nhau. Không ai có thể thờ ơ hay đứng cách xa nhau, vì mỗi người là một viên đá cần thiết để xây dựng mái nhà. Điều này cũng bao hàm việc cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết học cách kiên nhẫn, tha thứ cho nhau, bắt đầu lại mỗi ngày. Tôi nên tha thứ và bắt đầu lại bao nhiêu lần? Bảy mươi lần bảy, bất kể bao nhiêu lần nếu cần thiết. Việc tạo ra các mối dây liên kết mạnh mẽ đòi hỏi sự tự tin và tín thác được nuôi dưỡng hàng ngày bằng sự kiên nhẫn và tha thứ. Và đó là cách phép lạ diễn ra: chúng ta cảm thấy ở đây chúng ta được tái sinh, ở đây tất cả chúng ta được tái sinh, vì chúng ta cảm thấy sự âu yếm của Thiên Chúa giúp chúng ta có khả năng mơ về một thế giới nhân bản hơn, và do đó một thế giới thiên bản hơn [114].
218. Dọc theo những đường hướng này, các định chế của chúng ta nên cung cấp cho người trẻ các nơi họ có thể biến thành của riêng, nơi họ có thể đến và đi tự do, cảm thấy được chào đón và sẵn sàng gặp gỡ những người trẻ khác, bất kể lúc khó khăn và thất vọng, hay hân hoan và cử hành. Một số điều này đã xảy ra ở các nguyện đường và các trung tâm thanh thiếu niên khác, mà trong nhiều trường hợp vốn cung ứng một khung cảnh thân thiện và thoải mái, nơi các tình bạn có thể phát triển, nơi các người trẻ nam nữ có thể gặp nhau, nơi họ có thể chia sẻ âm nhạc, trò chơi, thể thao, và cả suy niệm và cầu nguyện nữa. Ở những nơi như vậy, nhiều điều có thể được cung ứng, mà không phải chi phí lớn. Cũng vậy, việc tiếp xúc không thể thiếu giữa người với người để truyền đạt sứ điệp có thể diễn ra, một điều mà vị trí của nó không thể do bất cứ tài nguyên hoặc chiến lược mục vụ nào có thể thực hiện được.
219. “Tình bạn và việc thảo luận, thường có mặt trong các nhóm ít nhiều được cơ cấu hóa, cung ứng cơ hội để củng cố các kỹ năng xã hội và tương quan trong một bối cảnh nơi người ta không bị phân tích cũng không bị phê phán. Kinh nghiệm nhóm cũng tạo nên một tài nguyên tuyệt vời để chia sẻ đức tin và giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm chứng. Người trẻ có khả năng hướng dẫn người trẻ khác và thực thi một việc làm tông đồ chân thực giữa các bạn bè của họ” [115].
220. Điều này không có nghĩa là họ nên trở nên cô lập và mất mọi liên lạc với các cộng đồng giáo xứ, các phong trào và các tổ chức giáo hội khác. Nhưng họ sẽ được hòa nhập tốt hơn vào các cộng đồng cởi mở, sống đức tin, mong muốn rạng rỡ Chúa Kitô, vui vẻ, tự do, huynh đệ và tận tâm. Các cộng đồng này có thể là các khung cảnh nơi họ cảm thấy có thể vun sới các mối quan hệ quý giá.
Thừa tác vụ tuổi trẻ trong các định chế giáo dục
221. Trường học chắc chắn là một diễn đàn thu hút trẻ em và người trẻ. Chính vì chúng là những nơi đặc phúc để phát triển bản thân như vậy, nên cộng đồng Kitô hữu luôn quan tâm đến việc đào tạo các giáo viên và các quản trị viên, và thiết lập các trường học của riêng mình với nhiều loại và trình độ khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục giới trẻ này, Chúa Thánh Thần đã làm xuất hiện vô số đặc sủng và gương sáng thánh thiện. Tuy nhiên, các trường học đang rất cần việc tự phê, nếu chúng ta xem xét các kết quả của việc nối vòng tay lớn mục vụ của họ, một việc, trong nhiều trường hợp, tập trung vào một loại giáo dục tôn giáo chứng tỏ thường không có khả năng nuôi dưỡng các cảm nghiệm đức tin lâu dài. Một số trường Công Giáo dường như chỉ được cấu trúc vì mục đích tự bảo tồn. Việc sợ thay đổi khiến họ cố thủ và phòng ngự trước các nguy hiểm, có thật hay tưởng tượng, mà bất cứ thay đổi nào cũng có thể mang lại. Trường học nào trở thành “một pháo đài” (bunker), bảo vệ các học sinh của mình khỏi những lỗi lầm “từ bên ngoài”, quả là một bức tranh biếm họa của xu hướng này. Thế nhưng, hình ảnh này phản ánh, một cách ớn lạnh, điều nhiều người trẻ kinh qua khi họ tốt nghiệp từ một số định chế giáo dục nào đó: mất sự kết nối không thể vượt qua giữa những gì họ được dạy và thế giới mà họ đang sống. Cách họ được dạy dỗ về các giá trị tôn giáo và luân lý đã không chuẩn bị để họ đề cao các giá trị đó trong một thế giới đưa chúng ra chế giễu, họ cũng không học được cách cầu nguyện và thực hành đức tin có thể dễ dàng được nâng đỡ giữa nhịp độ chóng mặt của xã hội hôm nay. Vì một trong những niềm vui lớn nhất mà bất cứ nhà giáo dục nào cũng có thể có là nhìn thấy một học sinh biến thành một người mạnh mẽ, hòa nhập trọn vẹn, một nhà lãnh đạo và một con người sẵn sàng cho đi.
222. Các trường Công Giáo vẫn là nơi thiết yếu cho việc truyền giảng Tin Mừng cho giới trẻ. Cần phải lưu ý một số nguyên tắc hướng dẫn được quy định trong Veritatis Gaudium (Niềm Vui Sự Thật) cho việc đổi mới và hồi sinh việc nối vòng tay lớn truyền giáo của các trường học và đại học. Chúng bao gồm một trải nghiệm mới mẻ về sứ điệp sơ truyền (kerygma), đối thoại rộng rãi, các cách tiếp cận liên ngành và đa ngành (inter and cross disciplinary), cổ vũ nền văn hóa gặp gỡ, khẩn trương tạo ra các mạng lưới và một phương thức có lợi cho những người nhỏ bé nhất, những người mà xã hội loại bỏ [116]. Quan trọng tương tự là khả năng tích hợp kiến thức của đầu, tim và tay chân.
223. Mặt khác, chúng ta không thể tách biệt việc đào luyện thiêng liêng khỏi việc đào luyện văn hóa. Giáo hội luôn cố gắng khai triển các cách cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục tốt nhất có thể. Lúc này, Giáo hội cũng không nên dừng lại, vì người trẻ có quyền đòi hỏi việc này. “Ngày nay, trên hết, quyền có một nền giáo dục tốt có nghĩa phải bảo vệ đức khôn ngoan, nghĩa là, kiến thức phải mang tính nhân bản và nhân bản hóa. Chúng ta quá thường xuyên bị qui định bởi các mô hình tầm thường và phù du về cuộc sống khiến chúng ta theo đuổi thành công với giá rẻ, hạ giá hy sinh làm mất uy tín và nhồi nhét ý tưởng cho rằng giáo dục là điều không cần thiết trừ khi nó cung cấp kết quả cụ thể ngay lập tức. Không, giáo dục làm chúng ta nêu ra các câu hỏi, giữ cho chúng ta khỏi bị gây mê bởi sự tầm thường và thúc đẩy chúng ta theo đuổi ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng ta cần đòi lại quyền không bị lạc lối bởi những mỹ nhân ngư hiện đang làm chúng ta phân tâm trong cuộc theo đuổi này. Ulysses, để không đầu hàng trước bài hát mỹ nhân ngư đã làm say mê các thủy thủ của ông và khiến tầu của họ đâm vào đá, đã cột mình vào cột buồm của tàu và yêu cầu bạn đồng hành bịt tai. Orpheus, mặt khác, đã làm một điều khác để phản công bài hát mỹ nhân ngư: ông đã hát một giai điệu thậm chí còn hay hơn thế, làm mê mệt cả các mỹ nhân ngư. Do đó, đây là thách thức lớn của các bạn: đáp ứng các điệp khúc làm tê liệt của chủ nghĩa tiêu thụ văn hóa bằng các quyết định có suy nghĩ và vững chắc, với nghiên cứu, kiến thức và chia sẻ” [117].
Các phạm vi cần được khai triển
224. Nhiều người trẻ đã tiến đến chỗ biết đánh giá cao sự im lặng và gần gũi với Thiên Chúa. Các nhóm tụ tập để tôn thờ Thánh Thể hoặc cầu nguyện bằng lời Chúa cũng đã gia tăng. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng của người trẻ trong việc họ cởi mở đối với lời cầu nguyện chiêm niệm. Chúng ta chỉ cần tìm ra các cách thức và phương tiện thích hợp để giúp họ bắt tay vào cảm nghiệm quý giá này. Khi nói đến việc thờ phượng và cầu nguyện, “trong nhiều khung cảnh, người Công Giáo trẻ đang yêu cầu có những cơ hội cầu nguyện và cử hành bí tích có khả năng nói với cuộc sống hàng ngày của họ qua một phụng vụ tươi mới, chân thực và hân hoan” [118]. Điều quan trọng là tận dụng tối đa những khoảnh khắc vĩ đại của năm phụng vụ, nhất là Tuần Thánh, Lễ Ngũ Tuần và Giáng Sinh. Nhưng các dịp lễ hội khác có thể cung cấp một gián đoạn đáng hoan nghinh trong thói quen của họ và giúp họ cảm nghiệm niềm vui đức tin.
225. Nghi thức Kitô giáo tượng trưng cho một cơ hội độc đáo để lớn lên và cởi mở đối với các hồng ân đức tin và đức ái của Thiên Chúa. Nhiều người trẻ bị thu hút bởi khả thể giúp đỡ người khác, nhất là trẻ em và người nghèo. Nghi thức này thường là bước đầu tiên để khám phá hoặc tái khám phá cuộc sống trong Chúa Kitô và Giáo hội. Nhiều người trẻ trở nên mệt mỏi đối với các chương trình đào tạo tín lý và thiêng liêng của chúng ta, và đôi khi đòi có cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động có lợi cho người khác.
226. Chúng ta cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của nghệ thuật, như thoại kịch, hội họa và những thứ khác. “Âm nhạc đặc biệt quan trọng, nói lên một môi trường đích thực, trong đó giới trẻ không ngừng đắm mình vào, cũng như một nền văn hóa và ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và định hình bản sắc. Ngôn ngữ âm nhạc cũng đại diện cho một nguồn tài nguyên mục vụ có liên quan đặc biệt đến phụng vụ và việc đổi mới nó” [119]. Ca hát có thể là một động lực tuyệt vời cho người trẻ khi họ lữ hành qua cuộc sống. Như Thánh Augustinô đã nói: “Hãy ca hát, nhưng hãy tiếp tục cuộc hành trình của các bạn. Đừng trở nên lười biếng, nhưng hãy ca hát để làm con đường trở nên thú vị hơn. Hãy ca hát, nhưng hãy tiếp tục bước đi... Nếu tiến bộ, bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình, nhưng hãy chắc mẩm rằng sự tiến bộ của bạn là tiến bộ trong nhân đức, trong đức tin thực sự và trong việc sống đúng đắn. Do đó, hãy ca hát, nhưng hãy tiếp tục bước đi” [120].
227. Cũng có ý nghĩa không kém là việc người trẻ nhấn mạnh đến thể thao; Giáo hội không nên đánh giá thấp tiềm năng của thể thao đối với giáo dục và đào tạo, nhưng thay vào đó, duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ ở đó. Thế giới thể thao cần được giúp đỡ để khắc phục một số khía cạnh có vấn đề của nó, chẳng hạn như thần tượng hóa các nhà vô địch, tùng phục lợi ích thương mại và ý thức hệ thành công với bất cứ gía nào” [121]. Trọng tâm của trải nghiệm thể thao là “niềm vui: niềm vui của việc luyện tập, được ở bên nhau, được sống động và hân hoan trong những hồng phúc mà Tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta mỗi ngày” [122]. Một số Giáo phụ đã sử dụng điển hình đào tạo các lực sĩ để khuyến khích người trẻ phát triển sức mạnh của họ và vượt qua sự biếng nhác và buồn chán. Thánh Basilêô Cả, khi viết cho những người trẻ tuổi, đã sử dụng cố gắng đòi hỏi nơi các lực sĩ để minh họa giá trị của sự hy sinh bản thân như một phương tiện tăng trưởng trong nhân đức: “những người này chịu đau khổ không kể xiết, họ sử dụng nhiều phương tiện để bồi đắp sức mạnh của họ. Họ đổ mồ hôi liên tục lúc họ luyện tập. .. tóm một lời, họ tự kỷ luật bản thân họ đến mức cả cuộc sống trước khi thi đấu là một sự chuẩn bị cho nó. .. Như thế, làm thế nào chúng ta, những người đã được hứa những phần thưởng kỳ diệu về số lượng và sự huy hoàng đến nỗi không miệng lưỡi nào có thể đếm được, có thể ngay cả nghĩ đến việc thắng được chúng nếu chúng ta không làm gì khác hơn là chỉ biết dành cuộc sống của mình để giải trí và thực hiện những nỗ lực nửa vời?” [123].
228. Thiên nhiên có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều thiếu niên và người trẻ biết nhận ra nhu cầu phải chăm sóc môi trường. Đó là trường hợp các phong trào hướng đạo và các nhóm khác nhằm khuyến khích sự gần gũi với thiên nhiên, các chuyến đi cắm trại, đi bộ đường dài, thám hiểm và các chiến dịch cải thiện môi trường. Theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi, những kinh nghiệm này có thể là một khai tâm thực sự để bước vào trường huấn luyện tình huynh đệ phổ quát và cầu nguyện chiêm niệm.
229. Những kinh nghiệm trên và nhiều cơ hội đa dạng khác để truyền giảng Tin Mừng cho giới trẻ không nên khiến chúng ta quên rằng, bất chấp thời kỳ đang thay đổi và các nhạy cảm của người trẻ, vẫn có những hồng phúc của Thiên Chúa không bao giờ già cỗi, vì chúng chứa một sức mạnh vượt mọi thời gian và không gian. Có lời Chúa, luôn sống động và hữu hiệu, sự hiện diện nuôi dưỡng của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và bí tích Hòa giải, mang lại cho chúng ta tự do và sức mạnh. Chúng ta cũng có thể nhắc đến sự giàu có thiêng liêng vô tận được Giáo hội bảo tồn trong chứng tá của các vị thánh của mình và sự dạy dỗ của các bậc thầy thiêng liêng vĩ đại. Mặc dù chúng ta phải kính trọng các giai đoạn tăng trưởng khác nhau và đôi khi cần kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp, chúng ta vẫn không thể không mời người trẻ uống từ những giếng khơi sự sống mới này. Chúng ta không có quyền tước đoạt điều tốt đẹp vĩ đại này của họ.
Một thừa tác vụ tuổi trẻ “bình dân”
230. Ngoài thừa tác mục vụ thông thường, được lên kế hoạch đàng hoàng mà các giáo xứ và phong trào vốn thực hiện, điều cũng quan trọng là phải dành chỗ cho một thừa tác vụ giới trẻ “bình dân”, với một phong cách, lịch trình, nhịp độ và phương pháp khác. Bao quát hơn và linh hoạt hơn, nó đi tới những nơi ở đấy, người trẻ thực sự tích cực, và cổ vũ các phẩm tính lãnh đạo tự nhiên và các đặc sủng được Chúa Thánh Thần gieo vãi. Nó cố gắng tránh việc áp đặt các trở ngại, các quy tắc, các kiểm soát và các cơ cấu bắt buộc lên những tín hữu trẻ tuổi này, vốn là những người lãnh đạo tự nhiên trong các khu phố của họ và trong các khung cảnh khác. Chúng ta chỉ cần đồng hành và khích lệ họ, tin tưởng hơn một chút vào thiên tài của Chúa Thánh Thần, Đấng hành động tùy ý Người.
231. Chúng ta đang nói tới các nhà lãnh đạo thực sự “bình dân”, chứ không phải những người ưu tú hay những người tự đóng kín vào các nhóm nhỏ gồm các cá nhân được chọn lọc. Để có thể phát sinh ra một thừa tác vụ “bình dân” cho tuổi trẻ, “họ cần học cách lắng nghe cảm thức của người ta, để trở thành người phát ngôn của họ và làm việc cho việc cổ vũ họ” [124]. Khi nói về “người ta”, chúng ta không nói về các cơ cấu của xã hội hay Giáo hội, nhưng nói về tất cả những ai trên đường lữ hành, không phải như các cá nhân, mà như một cộng đồng gắn bó chặt chẽ với mọi người, một cộng đồng bác bỏ việc bỏ rơi người nghèo và những người dễ bị tổn thương. “Những người muốn mọi người chia sẻ lợi ích chung và do đó đồng ý đồng nhịp với các thành viên nhỏ bé nhất của nó, để mọi người có thể đạt đến ích chung cùng với nhau” [125]. Do đó, các nhà lãnh đạo “bình dân” là những người có khả năng làm mọi người, kể cả người nghèo, người yếu thế, người yếu đuối và người bị thương tổn, trở nên một thành phần của cuộc diễn hành tiến về phía trước của tuổi trẻ. Họ không trốn tránh hoặc sợ những người trẻ từng kinh qua tổn thương hoặc chịu đựng sức nặng của thập giá.
232. Tương tự như thế, nhất là trong trường hợp người trẻ không phát xuất từ các gia đình hoặc các định chế Kitô giáo, và đang trưởng thành một cách chậm chạp, chúng ta phải khuyến khích mọi điều tốt theo khả năng của chúng ta [126]. Chúa Kitô đã cảnh cáo chúng ta đừng chỉ thấy các hạt lúa tốt mà thôi (x. Mt 13: 24-30). Đôi khi, trong nỗ lực phát triển một thừa tác vụ giới trẻ thuần túy và hoàn hảo, được đánh dấu bằng những ý tưởng trừu tượng, được che chở khỏi thế giới và không có sai sót nào, chúng ta có thể biến Tin Mừng thành một đề nghị buồn tẻ, vô nghĩa và không lôi cuốn. Một thừa tác vụ giới trẻ như vậy kết cục đã bị hoàn toàn loại khỏi thế giới của người trẻ và chỉ phù hợp với một tuổi trẻ Kitô giáo ưu tú, tự coi mình là khác biệt, trong khi sống trong một sự cô lập trống rỗng và không sinh hoa trái. Khi loại trừ cỏ dại, chúng ta cũng nhổ rễ hoặc bóp nghẹt bất cứ số chồi nào đang cố gắng mọc lên bất chấp các hạn chế của chúng.
233. Thay vì “áp đảo người trẻ bằng một bộ quy tắc khiến Kitô giáo có hình dáng thu gọn và dạy đời (moralistic), chúng ta được kêu gọi đầu tư vào tính không biết sợ của họ và đào tạo họ nhận trách nhiệm của họ, trong khi biết chắc rằng lỗi lầm, thất bại và khủng hoảng là những kinh nghiệm có thể củng cố nhân tính của họ” [127].
234. Thượng hội đồng kêu gọi việc khai triển một Thừa tác vụ tuổi trẻ có khả năng bao gồm, dành chỗ cho mọi loại người trẻ, để chứng tỏ rằng chúng ta là một Giáo hội mở rộng cửa. Người ta cũng không phải chấp nhận đầy đủ mọi tín lý của Giáo hội mới có thể tham gia vào một số hoạt động của chúng ta dành cho người trẻ tuổi. Chỉ cần có một tâm trí cởi mở đối với tất cả những ai có mong muốn và sẵn lòng được sự thật mặc khải của Thiên Chúa gặp gỡ. Một số hoạt động mục vụ của chúng ta có thể giả thiết rằng một hành trình đức tin đã bắt đầu, nhưng chúng ta cần một thừa tác vụ giới trẻ “bình dân” có thể mở các cánh cửa và dành chỗ cho mọi người, với các nghi ngờ và thất vọng của họ, các vấn đề và nỗ lực tìm ra chính họ, các lầm lẫn trong quá khứ, các kinh nghiệm tội lỗi và mọi khó khăn của họ.
235. Cũng nên dành chỗ cho “Tất cả những người có viễn kiến khác về cuộc sống, những người thuộc các tôn giáo khác hoặc những người hoàn toàn xa cách với tôn giáo. Tất cả những người trẻ tuổi, không trừ ai, đều ở trong trái tim Thiên Chúa, và do đó, trong trái tim của Giáo hội. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận rằng câu tuyên bố trên môi miệng chúng ta này không phải lúc nào cũng tìm thấy biểu thức chân thực trong các hành động mục vụ của chúng ta: chúng ta thường khép kín trong các môi trường của chúng ta, nơi giọng nói của họ không nghe thủng, hoặc nếu không, chúng ta cũng chỉ lưu tâm tới các hoạt động ít đòi hỏi và nhiều thích thú hơn, loại bỏ sự bồn chồn mục vụ lành mạnh vốn thôi thúc chúng ta ra khỏi điều được coi là nơi an toàn của chúng ta. Tin Mừng cũng yêu cầu chúng ta phải táo bạo, và chúng ta muốn được như vậy, không cao ngạo và không tìm cách cải đạo, làm chứng cho tình yêu của Chúa và dang rộng đôi tay với mọi người trẻ trên thế giới” [128].
236. Thừa tác vụ tuổi trẻ, khi không còn duy ưu tú và sẵn lòng trở thành “bình dân” là một diễn trình tiệm tiến, tôn trọng, kiên nhẫn, hy vọng, không mệt mỏi và đầy cảm thương. Thượng hội đồng đề nghị lấy điển hình của các môn đệ Emmau (x. Lc 24: 13-35) làm một mô hình cho những gì diễn ra trong thừa tác vụ giới trẻ.
237. “Chúa Giêsu bước đi với hai môn đệ chưa nắm được ý nghĩa của mọi điều đã xảy ra với Người và họ đang rời khỏi Giêrusalem và cộng đồng của họ. Muốn đồng hành với họ, Người đã cùng sánh bước với họ. Người hỏi han họ và kiên nhẫn lắng nghe lối tường thuật các biến cố của họ, và bằng cách này, giúp họ nhận ra điều họ đã cảm nghiệm. Rồi, một cách trìu mến và tràn đầy năng lực, Người công bố Lời Chúa cho họ, bằng cách dẫn dắt họ giải thích các biến cố họ đã trải nghiệm dưới ánh sáng Sách Thánh. Người chấp nhận lời mời ở lại với họ khi màn đêm buông xuống: Người bước vào đêm tối của họ. Khi lắng nghe Người, trái tim họ ấm lên và tâm trí họ mở ra; rồi họ nhận ra Người lúc bẻ bánh. Chính họ chọn việc tiếp nối cuộc hành trình ngay lập tức theo hướng ngược lại, trở về với cộng đồng và chia sẻ với họ cảm nghiệm về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh của mình” [129].
238. Những biểu hiện khác nhau của lòng đạo bình dân, đặc biệt là những cuộc hành hương, đang thu hút những người trẻ chưa sẵn sàng cảm thấy như ở nhà đối với các cơ cấu giáo hội và đại diện cho một dấu hiệu cụ thể của niềm tín thác vào Thiên Chúa. Những cách tìm kiếm Thiên Chúa này được nhìn thấy đặc biệt nơi những người trẻ nghèo, nhưng cũng ở nơi những người trẻ trong các lĩnh vực khác của xã hội. Không nên xem thường họ, nhưng nên khuyến khích và cổ vũ họ. Lòng đạo bình dân “là một cách sống đức tin hợp pháp” [130] và là một biểu thức của hoạt động truyền giáo tự phát của dân Chúa” [131].
Luôn luôn là những nhà truyền giáo
239. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng không mất nhiều công sức lắm để biến người trẻ trở thành nhà truyền giáo. Ngay cả những người yếu ớt, hạn chế và gặp rắc rối nhất cũng có thể là những nhà truyền giáo theo cách riêng của họ, vì sự tốt lành luôn có thể được chia sẻ, ngay cả lúc nó hiện hữu bên cạnh nhiều hạn chế. Một người trẻ đi hành hương để cầu xin Đức Mẹ giúp đỡ và mời một người bạn hoặc một người đồng hành cùng đi, do cử chỉ duy nhất này mà thôi, cũng đã là một nhà truyền giáo tốt rồi. Không thể tách biệt khỏi thừa tác vụ giới trẻ “bình dân” là hoạt động truyền giáo không thể kìm hãm được, đó là sự phá vỡ các mô hình và cách suy nghĩ theo thói quen của chúng ta. Chúng ta hãy đồng hành và khuyến khích hoạt động này, nhưng đừng có cao ngạo muốn qui định nó một cách quá đáng.
240. Nếu chúng ta có thể nghe được điều Chúa Thánh Thần đang nói với chúng ta, chúng ta phải nhận ra rằng thừa tác vụ giới trẻ luôn có tính truyền giáo. Người trẻ được làm giàu rất nhiều khi họ vượt qua sự dè dặt và dám đến thăm viếng các mái nhà, và bằng cách này, tiếp xúc với cuộc sống người ta. Họ học cách nhìn xa hơn gia đình và nhóm bạn của họ, và họ có được một viễn kiến rộng hơn về cuộc sống. Đồng thời, đức tin và cảm thức được là một phần của Giáo hội ngày càng lớn mạnh hơn. Các sứ mệnh của tuổi trẻ, những sứ mệnh thường diễn ra trong các kỳ nghỉ học sau một thời gian chuẩn bị, có thể dẫn đến một cảm nghiệm đức tin đổi mới và thậm chí các suy nghĩ nghiêm túc về ơn gọi.
241. Người trẻ có thể tìm thấy các lĩnh vực mới đảm nhiệm sứ mệnh trong các khung cảnh đa dạng nhất. Ví dụ, vì vốn quen thuộc với các mạng xã hội, nên họ được khuyến khích làm chúng tràn đầy Chúa, tình huynh đệ và sự dấn thân.
Việc đồng hành của người trưởng thành
242. Người trẻ cần tự do của họ được tôn trọng, nhưng họ cũng cần được đồng hành. Gia đình nên là nơi đầu tiên của việc đồng hành. Thừa tác vụ giới trẻ có thể trình bày lý tưởng sống trong Chúa Kitô như diễn trình xây dựng một ngôi nhà trên đá (x. Mt 7: 24-25). Đối với hầu hết những người trẻ tuổi, ngôi nhà đó, tức cuộc sống của họ, sẽ được xây dựng dựa trên hôn nhân và tình yêu vợ chồng. Đó là lý do tại sao thừa tác vụ giới trẻ và việc chăm sóc mục vụ các gia đình nên được phối hợp và tích hợp, với mục đích đảm bảo việc đồng hành liên tục và thích đáng trong diễn trình ơn gọi.
243. Cộng đồng có một vai trò quan trọng trong việc đồng hành với người trẻ; cộng đồng nên cảm thấy có trách nhiệm tập thể trong việc chấp nhận, cổ động, khuyến khích và thách thức họ. Mọi người nên nhìn người trẻ một cách hiểu biết, đánh giá cao và âu yếm, và không ngừng tránh phán xét họ hoặc đòi hỏi nơi họ một sự hoàn hảo vượt quá tuổi đời của họ.
244. Tại Thượng hội đồng, “nhiều vị nêu lên việc thiếu các chuyên gia chuyên việc đồng hành. Việc tin vào giá trị thần học và mục vụ của lắng nghe ngụ ý phải nghĩ lại và đổi mới các cách thức qua đó, thừa tác vụ linh mục thường được thi hành, cũng như phải duyệt lại các ưu tiên của nó. Thượng hội đồng cũng nhận ra sự cần thiết phải huấn luyện các người thánh hiến và các giáo dân, cả đàn ông lẫn đàn bà, để họ đồng hành với người trẻ. Đặc sủng lắng nghe, mà Chúa Thánh Thần kêu gọi trong các cộng đồng, cũng có thể nhận được một hình thức công nhận có tính định chế như một hình thức phục vụ giáo hội” [132].
245. Cũng cần phải đặc biệt đồng hành với người trẻ nam nữ chứng tỏ có tiềm năng lãnh đạo, để họ có thể được đào tạo và có đủ các tư cách cần thiết. Người trẻ gặp nhau trước Thượng hội đồng đã lên tiếng kêu gọi phải có các chương trình đào tạo và tiếp tục phát triển cho các nhà lãnh đạo trẻ. Một số phụ nữ trẻ cảm thấy thiếu các hình mẫu phụ nữ đóng vai trò lãnh đạo trong Giáo hội và họ cũng muốn hiến tặng các tài năng trí tuệ và chuyên nghiệp cho Giáo hội. Chúng ta cũng tin rằng các chủng sinh và tu sĩ nên có khả năng ngày một lớn hơn để đồng hành với các nhà lãnh đạo trẻ tuổi” [133].
246. Cũng những người trẻ trên đã mô tả cho chúng ta các đức tính mà họ hy vọng tìm thấy nơi một nhà dìu dắt (mentor), và họ phát biểu điều này một cách khá rõ ràng. “Những đức tính của một nhà dìu dắt như vậy bao gồm: là một Kitô hữu trung thành dấn thân với Giáo hội và thế giới; một người không ngừng tìm kiếm sự thánh thiện; một người bạn tâm tình mà không phán xét. Tương tự như vậy, một người tích cực lắng nghe nhu cầu của người trẻ và đáp ứng chúng một cách tích cực; một người yêu thương sâu sắc và tự giác; một người thừa nhận các giới hạn của mình và biết các niềm vui và nỗi buồn của cuộc hành trình thiêng liêng. Một đức tính đặc biệt quan trọng nơi những nhà dìu dắt là việc thừa nhận nhân tính của chính họ - tức sự kiện họ là những con người mắc lầm lỗi: không phải là người hoàn hảo nhưng là tội nhân được tha thứ. Đôi khi những nhà dìu dắt được đặt lên bệ cao, và khi họ ngã, thì điều này quả gây tác động tàn hại đối với khả năng người trẻ trong việc tiếp tục dấn thân với Giáo hội. Các nhà dìu dắt không nên dẫn dắt người trẻ như những người theo mình một cách thụ động, mà đi bên cạnh họ, cho phép họ trở thành những người tham gia tích cực vào cuộc hành trình. Họ nên tôn trọng sự tự do vốn xuất hiện trong diễn trình biện phân của người trẻ và trang bị cho họ các công cụ để làm tốt điều đó. Một nhà dìu dắt nên hết lòng tin tưởng vào khả năng người trẻ có thể tham gia vào đời sống Giáo hội. Do đó, một nhà dìu dắt nên nuôi dưỡng hạt giống đức tin nơi những người trẻ, mà không mong đợi được thấy ngay những thành quả của công trình Chúa Thánh Thần. Vai trò này không phải và không thể giới hạn vào các linh mục và đời sống thánh hiến, nhưng tín hữu giáo dân cũng nên được trao quyền để đảm nhận một vai trò như vậy. Tất cả những nhà dìu dắt như vậy sẽ được hưởng ơn ích từ việc được đào tạo tốt, và tham gia vào việc đào tạo liên tục” [134].
247. Các định chế giáo dục của Giáo Hội chắc chắn là một khung cảnh cộng đoàn cho việc đồng hành; họ có thể cung cấp sự hướng dẫn cho nhiều người trẻ, đặc biệt khi họ “tìm cách chào đón tất cả những người trẻ tuổi, bất kể các lựa chọn tôn giáo, nguồn gốc văn hóa và các tình huống cá nhân, gia đình hoặc xã hội. Bằng cách này, Giáo hội thực hiện một đóng góp căn bản vào việc giáo dục toàn diện giới trẻ ở nhiều nơi trên thế giới. [135] Họ sẽ hạn chế vai trò này một cách không thích đáng khi họ đưa ra các tiêu chuẩn cứng ngắc để sinh viên gia nhập và ở lại với họ, vì họ sẽ tước của nhiều người trẻ một việc đồng hành có thể giúp làm phong phú cuộc sống của họ.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét