Con đường nhận ra Chúa Giêsu sống lại
Con đường nhận ra Chúa Giêsu sống lại
Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu có câu: „Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh!“
Kinh Thánh, phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại, Maria Magdalena, Tồng đồ Phero và Tông đồ Gioan là ba người tiên khởi khám phá ra Chúa Giêsu đã sống lại. Họ là nhân chứng thấy ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trống không còn xác Chúa Giêsu nữa. ( Ga 20,1-18).
Ba người thấy ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trở nên trống, và họ tin Chúa đã sống lại theo ba cách thế, đúng hơn theo ba con đường khác nhau.
Con đường Tông đồ Phero
Tông đồ Phero, sau khi được Maria Magdalene báo tin không thấy xác Chúa Giêsu trong mộ nữa, là người đến sau cùng. Nhưng Ông lại là người trước tiên đi vào trong ngôi mộ.
Vào bên trong mộ, ông quan sát nhìn chung quanh, như một người chuyên môn điều tra sự việc. Ông thấy„ những băng vải còn đó, và khăn che đầu đầu Chúa Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải khác, nhưng cuốn lại xếp riêng ra một nơi. ( Ga 20, 6-7).
Cách thế quan sát nhìn ngôi mộ trống của Phero với những tang chứng như thế không phải là sự tò mò, nhưng nói lên chiều nhận thức sự việc của một người với tầm suy nghĩ của trí khôn. Vì tầm suy nghĩ thường hay thắc mắc về những chi tiết và tìm bằng chứng ít là có một vài chỉ dẫn cho trí khôn rồi mới có thể tin hay không.
Trong hàng ngũ 12 Tông đồ của Chúa Giesu, Ông Phero là một nông dân làm nghề chài lưới và có tính tình bộc trực nóng nảy nói năng làm theo cảm tính nhiều hơn. Nhưng lần này Ông lại có cung cách sống của một người trí thức, biết bỡ ngỡ thắc mắc đi tìm chứng cớ cho đức tin vào Chúa Giêsu thầy mình đã sống lại.
Như vậy ngay từ đầu Tông đồ Phero qua cung cách của mình đã muốn nói lên đức tin tôn giáo là không chỉ là việc của trái tim tình yêu mến, nhưng cũng cần đến lý trí, đến đầu óc suy nghĩ nữa.
Con đường theo Tông đề Gioan
Tông đồ Gioan, người được Chúa Giêsu yêu mến trong hàng ngũ 12 Tông đồ, bước vào ngôi mộ chôn Chúa Giêsu sau Tông đồ Phero, như Kinh Thánh viết thuật lại: „Ông đã thấy và đã tin!“ ( Ga 12,8). Ông không cần bằng chứng nhìn thấy những băng vải liệm xác, tấm khăn che đầu Chúa Giesu nói lên Chúa Giêsu đã sống lại không còn nằm ở đây nữa, rồi mới tin như Tông đồ Phero.
Với Gioan tin là điều tiên khởi. Đức tin với Ông thuộc trực giác, cảm nhận từ bụng nhiều hơn.
Khi còn trẻ thơ hay thỉnh thoảng cả nơi người gìa lớn tuổi cũng có hình thái tin như vậy. Họ tin vào Thiên Chúa, và không đặt ra thắc mắc có Thiên Chúa hay không có Thiên Chúa. Những người tin như Gioan, họ biết hồ nghi là gì, nhưng họ thấy không cần đặt thành vấn nạn thắc mắc.
Họ có nhu cầu cần sự bao che đùm bọc nơi Thiên Chúa. Vì tin rằng nơi Thiên Chúa họ có được bình an hạnh phúc. Và vì thế họ tin vào Chúa.
Trong đời sống xưa nay có những người luôn sống trong hoài nghi thắc mắc, nhưng không sao đạt tới một đời sống no đủ bình an cho tâm hồn. Như thế những người sống tin tưởng hồn nhiên như Gioan, như các trẻ em nhỏ, có đời sống niềm vui hạnh phúc, dù bị cho là ấu trĩ, nhưng lại giúp mang đến thăng bằng cho cán cân giữa hoài nghi và tin tưởng.
Con đường theo Maria Magdalena.
Magdalena không thuộc vào nhóm 12 Tông đồ của Chúa Giêsu tuyển chọn. Chị ta là người tin tưởng yêu mến đi theo Chúa Giêsu.
Magdalena đến mộ chôn Chúa Giêsu trước tiên và là người rời ngôi mộ sau cùng. Chị ta rời khỏi nơi ngôi mộ khi đã tìm thấy Chúa Giêsu. Vì với chị ta một đời sống không có Chúa Giêsu, không là một đời sống. Ở bên cạnh xác Chúa Giêsu đã chết được hạnh phúc hơn là một nơi nào đó không có Chúa Giêsu. Chính vì thế, Magdalena không ngừng đi tìm kiếm Chúa Giêsu. Chị ta đã tìm thấy Chúa Giêsu không chết, nhưng vẫn còn sống.
Với Maria Magdalena đức tin không phải là điều suy xét từ của trí khôn suy nghĩ tìm hiểu, cũng không phải là cảm nhận của trực giác của tiếng nói phát ra từ bụng, nhưng là từ trái tim tâm hồn.
Như vậy có thể nói cung cách dạng thức tin như thế này là sự gắn bó thân thiết từ trong nội tâm.
Và có thể nói Maria Magdalena là vị bổn mạng, là gương mẫu sống đức tin của các người sống đời chiêm niệm thân bí đạo đức. Với họ đức tin là tích tụ kết qủa của những kinh nghiệm, mà họ đã sống trải qua, đã cảm nhận ra ngay trong chính đời sống mình.
Tông đồ Phero, tông đồ Gioan và Maria Magdalena, cả ba người nhận ra tin Chúa Giêsu đã sống lại theo ba cách thức con đường khác nhau. Không con đường nào tốt hơn hay kém con đường nào. Đó là công trình Thiên Chúa đã tạo dựng nên nơi đời sống con người trong công trình thiên nhiên.
Không ai bắt buộc phải theo một hay hai hay cả ba con đường đó để tin nhận vào Chúa Giêsi đã sống lại.
Thiên Chúa ban cho mỗi người trái tim, trí khôn cùng tầng cảm giác thần kinh, không ai giống ai, cùng hoàn cảnh điạ lý và tâm lý khác nhau. Nên mỗi người phải dùng những điều đó tìm ra con đường cách thế phù hợp cho mình để tin“ Đức Giêsu phải sống lại từ cõi chết! ( Ga 20,9).
Có thế đời sống đức tin vào Chúa mới mang đến sự thăng bằng và niềm vui hạnh phúc cho tâm hồn.
Mừng lễ Chúa Giêu phục sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu có câu: „Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh!“
Kinh Thánh, phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại, Maria Magdalena, Tồng đồ Phero và Tông đồ Gioan là ba người tiên khởi khám phá ra Chúa Giêsu đã sống lại. Họ là nhân chứng thấy ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trống không còn xác Chúa Giêsu nữa. ( Ga 20,1-18).
Ba người thấy ngôi mộ chôn Chúa Giêsu trở nên trống, và họ tin Chúa đã sống lại theo ba cách thế, đúng hơn theo ba con đường khác nhau.
Con đường Tông đồ Phero
Tông đồ Phero, sau khi được Maria Magdalene báo tin không thấy xác Chúa Giêsu trong mộ nữa, là người đến sau cùng. Nhưng Ông lại là người trước tiên đi vào trong ngôi mộ.
Vào bên trong mộ, ông quan sát nhìn chung quanh, như một người chuyên môn điều tra sự việc. Ông thấy„ những băng vải còn đó, và khăn che đầu đầu Chúa Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải khác, nhưng cuốn lại xếp riêng ra một nơi. ( Ga 20, 6-7).
Cách thế quan sát nhìn ngôi mộ trống của Phero với những tang chứng như thế không phải là sự tò mò, nhưng nói lên chiều nhận thức sự việc của một người với tầm suy nghĩ của trí khôn. Vì tầm suy nghĩ thường hay thắc mắc về những chi tiết và tìm bằng chứng ít là có một vài chỉ dẫn cho trí khôn rồi mới có thể tin hay không.
Trong hàng ngũ 12 Tông đồ của Chúa Giesu, Ông Phero là một nông dân làm nghề chài lưới và có tính tình bộc trực nóng nảy nói năng làm theo cảm tính nhiều hơn. Nhưng lần này Ông lại có cung cách sống của một người trí thức, biết bỡ ngỡ thắc mắc đi tìm chứng cớ cho đức tin vào Chúa Giêsu thầy mình đã sống lại.
Như vậy ngay từ đầu Tông đồ Phero qua cung cách của mình đã muốn nói lên đức tin tôn giáo là không chỉ là việc của trái tim tình yêu mến, nhưng cũng cần đến lý trí, đến đầu óc suy nghĩ nữa.
Con đường theo Tông đề Gioan
Tông đồ Gioan, người được Chúa Giêsu yêu mến trong hàng ngũ 12 Tông đồ, bước vào ngôi mộ chôn Chúa Giêsu sau Tông đồ Phero, như Kinh Thánh viết thuật lại: „Ông đã thấy và đã tin!“ ( Ga 12,8). Ông không cần bằng chứng nhìn thấy những băng vải liệm xác, tấm khăn che đầu Chúa Giesu nói lên Chúa Giêsu đã sống lại không còn nằm ở đây nữa, rồi mới tin như Tông đồ Phero.
Với Gioan tin là điều tiên khởi. Đức tin với Ông thuộc trực giác, cảm nhận từ bụng nhiều hơn.
Khi còn trẻ thơ hay thỉnh thoảng cả nơi người gìa lớn tuổi cũng có hình thái tin như vậy. Họ tin vào Thiên Chúa, và không đặt ra thắc mắc có Thiên Chúa hay không có Thiên Chúa. Những người tin như Gioan, họ biết hồ nghi là gì, nhưng họ thấy không cần đặt thành vấn nạn thắc mắc.
Họ có nhu cầu cần sự bao che đùm bọc nơi Thiên Chúa. Vì tin rằng nơi Thiên Chúa họ có được bình an hạnh phúc. Và vì thế họ tin vào Chúa.
Trong đời sống xưa nay có những người luôn sống trong hoài nghi thắc mắc, nhưng không sao đạt tới một đời sống no đủ bình an cho tâm hồn. Như thế những người sống tin tưởng hồn nhiên như Gioan, như các trẻ em nhỏ, có đời sống niềm vui hạnh phúc, dù bị cho là ấu trĩ, nhưng lại giúp mang đến thăng bằng cho cán cân giữa hoài nghi và tin tưởng.
Con đường theo Maria Magdalena.
Magdalena không thuộc vào nhóm 12 Tông đồ của Chúa Giêsu tuyển chọn. Chị ta là người tin tưởng yêu mến đi theo Chúa Giêsu.
Magdalena đến mộ chôn Chúa Giêsu trước tiên và là người rời ngôi mộ sau cùng. Chị ta rời khỏi nơi ngôi mộ khi đã tìm thấy Chúa Giêsu. Vì với chị ta một đời sống không có Chúa Giêsu, không là một đời sống. Ở bên cạnh xác Chúa Giêsu đã chết được hạnh phúc hơn là một nơi nào đó không có Chúa Giêsu. Chính vì thế, Magdalena không ngừng đi tìm kiếm Chúa Giêsu. Chị ta đã tìm thấy Chúa Giêsu không chết, nhưng vẫn còn sống.
Với Maria Magdalena đức tin không phải là điều suy xét từ của trí khôn suy nghĩ tìm hiểu, cũng không phải là cảm nhận của trực giác của tiếng nói phát ra từ bụng, nhưng là từ trái tim tâm hồn.
Như vậy có thể nói cung cách dạng thức tin như thế này là sự gắn bó thân thiết từ trong nội tâm.
Và có thể nói Maria Magdalena là vị bổn mạng, là gương mẫu sống đức tin của các người sống đời chiêm niệm thân bí đạo đức. Với họ đức tin là tích tụ kết qủa của những kinh nghiệm, mà họ đã sống trải qua, đã cảm nhận ra ngay trong chính đời sống mình.
Tông đồ Phero, tông đồ Gioan và Maria Magdalena, cả ba người nhận ra tin Chúa Giêsu đã sống lại theo ba cách thức con đường khác nhau. Không con đường nào tốt hơn hay kém con đường nào. Đó là công trình Thiên Chúa đã tạo dựng nên nơi đời sống con người trong công trình thiên nhiên.
Không ai bắt buộc phải theo một hay hai hay cả ba con đường đó để tin nhận vào Chúa Giêsi đã sống lại.
Thiên Chúa ban cho mỗi người trái tim, trí khôn cùng tầng cảm giác thần kinh, không ai giống ai, cùng hoàn cảnh điạ lý và tâm lý khác nhau. Nên mỗi người phải dùng những điều đó tìm ra con đường cách thế phù hợp cho mình để tin“ Đức Giêsu phải sống lại từ cõi chết! ( Ga 20,9).
Có thế đời sống đức tin vào Chúa mới mang đến sự thăng bằng và niềm vui hạnh phúc cho tâm hồn.
Mừng lễ Chúa Giêu phục sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét