Thập gía che khăn
Trong nếp sống phụng vụ Công Giáo có tập tục từ Chúa Nhật thứ năm mùa chay thập giá Chúa Giêsu, ít là trong các thánh đường, được che phủ kín bằng một tấm màn.
Đâu là ý nghĩa của tập tục này?
Tập tục che phủ thập giá Chúa Giêsu có nguồn gốc trong Giáo Hội từ thế kỷ thứ 12.
Vào cuối thế kỷ 13. Đức Giám Mục Wilhelm Durandus , giáo phận Mende ở miền nam nước Pháp đã có suy tư về ý nghĩa tập tục này: Chúa Giêsu Kitô trong thời gian chịu thương khó đau khổ đã che dấu bản tính Thiên Chúa của mình.
Đặc biệt trong phúc âm theo Thánh Gioan có đoạn tường thuật lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhà thông luật thời lúc đó, Chúa Giêsu đã nói với họ: Trước khi có tổ phụ Abraham đã có tôi. Nghe thế họ lấy đá ném người. Nhưng Chúa Giêsu tránh đi, và rời khỏi đền thờ.( Ga 8,58).
Bài phúc âm này trước thời cải tổ phụng vụ năm 1969 được đọc trong thánh lễ ngày Chúa Nhật thứ năm mùa chay. Và từ khi có cải tổ phụng vụ đoạn phúc âm này không còn được đọc trong ngày này nữa. Nhưng thập giá vẫn còn được che phủ kín từ ngày này. Chiều ngày thứ Sáu tuần thánh có nghi thức phụng vụ mở khăn để mọi người tôn kính thập giá Chúa Giêsu.
Tấm Khăn che phủ thập gía thường mầu tím, nhưng cũng có nơi dùng tấm khăn mầu trắng.
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía, và ngài đã chết trên đó. Đây là hình ảnh đau thương. Nhưng sự hy sinh đau thương của Chúa Giêsu chết trên thập gía lại là nguồn ơn cứu độ cho tội lỗi nhân loại. Vì thế thập gía chúa Giêsu được che phủ kín muốn nói lên khía cạnh hình ảnh chết hy sinh đau khổ của Chúa Giêsu cần được khắc ghi sâu vào trong trái tim tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Khi thập giá Chúa Giêsu không còn được nhìn với tầm con mắt về khía cạnh lịch sử, thì ý nghĩa sự dấn thân hy sinh chịu chết của Chúa Giêsu trên thập giá được khám phá sâu xa hơn cho chính bản thân đời sống con người.
Thập gía trong đời sống ai cũng có, cũng phải mang vác chịu đựng. Đó là những đau khổ trong đời sống dưới nhiều dạng thức khác nhau trong các chặng đường lịch sử đời sống.
Không ai có thể bỏ đẩy thập giá ra khỏi đời sống mình được. Với người tín hữu Chúa Kitô nhìn lên thập giá Chúa Giêsu nhắc nhớ đến lời Chúa Giêsu trong cơn khốn cùng đã kêu than thở : Lạy Thiên Chúa, sao Chúa bỏ con. Xin Chúa đến giúp con!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Đâu là ý nghĩa của tập tục này?
Tập tục che phủ thập giá Chúa Giêsu có nguồn gốc trong Giáo Hội từ thế kỷ thứ 12.
Vào cuối thế kỷ 13. Đức Giám Mục Wilhelm Durandus , giáo phận Mende ở miền nam nước Pháp đã có suy tư về ý nghĩa tập tục này: Chúa Giêsu Kitô trong thời gian chịu thương khó đau khổ đã che dấu bản tính Thiên Chúa của mình.
Đặc biệt trong phúc âm theo Thánh Gioan có đoạn tường thuật lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhà thông luật thời lúc đó, Chúa Giêsu đã nói với họ: Trước khi có tổ phụ Abraham đã có tôi. Nghe thế họ lấy đá ném người. Nhưng Chúa Giêsu tránh đi, và rời khỏi đền thờ.( Ga 8,58).
Bài phúc âm này trước thời cải tổ phụng vụ năm 1969 được đọc trong thánh lễ ngày Chúa Nhật thứ năm mùa chay. Và từ khi có cải tổ phụng vụ đoạn phúc âm này không còn được đọc trong ngày này nữa. Nhưng thập giá vẫn còn được che phủ kín từ ngày này. Chiều ngày thứ Sáu tuần thánh có nghi thức phụng vụ mở khăn để mọi người tôn kính thập giá Chúa Giêsu.
Tấm Khăn che phủ thập gía thường mầu tím, nhưng cũng có nơi dùng tấm khăn mầu trắng.
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía, và ngài đã chết trên đó. Đây là hình ảnh đau thương. Nhưng sự hy sinh đau thương của Chúa Giêsu chết trên thập gía lại là nguồn ơn cứu độ cho tội lỗi nhân loại. Vì thế thập gía chúa Giêsu được che phủ kín muốn nói lên khía cạnh hình ảnh chết hy sinh đau khổ của Chúa Giêsu cần được khắc ghi sâu vào trong trái tim tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Khi thập giá Chúa Giêsu không còn được nhìn với tầm con mắt về khía cạnh lịch sử, thì ý nghĩa sự dấn thân hy sinh chịu chết của Chúa Giêsu trên thập giá được khám phá sâu xa hơn cho chính bản thân đời sống con người.
Thập gía trong đời sống ai cũng có, cũng phải mang vác chịu đựng. Đó là những đau khổ trong đời sống dưới nhiều dạng thức khác nhau trong các chặng đường lịch sử đời sống.
Không ai có thể bỏ đẩy thập giá ra khỏi đời sống mình được. Với người tín hữu Chúa Kitô nhìn lên thập giá Chúa Giêsu nhắc nhớ đến lời Chúa Giêsu trong cơn khốn cùng đã kêu than thở : Lạy Thiên Chúa, sao Chúa bỏ con. Xin Chúa đến giúp con!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét