Kinh Đức Mẹ mân côi
Trong suốt cả năm Hội Thánh đặt ra nhiều lễ kính Đức Mẹ. Nhưng tháng 10 hằng năm là tháng dành riêng về lòng sùng kính Đức Mẹ mân côi.
Trong dòng lịch sử
Theo dòng lịch sử, Thánh Daminh, vị sáng lập Dòng Daminh chuyên vể giảng thuyết, đã nhận trực tiếp từ Đức Mẹ, trong một phép lạ Đức Mẹ hiện ra với ngài, kinh nguyện Mân Côi vào năm 1208. Và từ thời điểm đó thánh nhân đã truyền bá sâu rộng việc lần chuỗi mân côi kính Đức Mẹ trong Dòng của mình, và rồi dần dần lan truyền ra cho mọi người trong Hội Thánh Chúa Kitô.
Cũng theo truyền thuyết đạo đức kể lại, Đức Mẹ đã truyền cho Thánh Daminh phải quảng bá việc lần chuỗi mân côi như vũ khí chống lại bè rối Albigenser lúc đó đang hòanh hành chống lại Hội Thánh Chúa Kito.
Và từ khởi điểm đó, chuỗi kinh mân côi trở nên linh đạo của Dòng Daminh.
Còn lịch sử ngày lễ kính Đức Mẹ mân côi, ngày 07.10. hằng năm có sau này vào thế kỷ thứ 18. trong toàn thể Hội Thánh Công Giáo.
Ngày 07.10.1571 trong trận hải chiến giữa quân đội của đế quốc Osman Thổ nhĩ Kỳ và đạo binh thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio V., ở vùng biển Lepanto bên Hy Lạp, đạo binh Thánh của Hội Thánh đã dành được chiến thắng cùng chặn đường tiến xâm lăng của đội quân hùng hậu Thổ nhĩ Kỳ.
Chiến thắng này có được là nhờ lời cầu nguyện lần chuỗi đọc kinh mân côi trong toàn Hội Thánh lúc đó. Qua đó Đức Mẹ đã cầu bầu cùng Chúa ban cho sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Để nhớ ơn này, Đức Giáo Hoàng Pio V. đã lập ra ngày lễ kính Đức Mẹ mân côi vào ngày 07.10. 1572 một năm sau để kỷ niệm chiến thắng này.
Và từ thế kỷ 18. ngày lễ này vào ngày 07.10. hằng năm lan rộng trong khắp Hội Thánh là ngày lễ kính chính thức trong lịch Phụng vụ.
Suy niệm kinh mân côi
Việc lần chuỗi đọc kinh mân côi xưa nay là cung cách nếp sống đức tin phổ thông bình dân trong khắp Hội Thánh Chúa Kitô.
Khi đọc kinh mân côi, cùng với kinh Kính Lạy Cha, kinh kính mừng Maria chúng ta lần theo dõi cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ qua những chặng đường suy niệm:
1. Năm chặng mùa Vui: Thiên Thần truyền tin, Đức Mẹ đi viếng thăm Bà Eisabeth, Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá, Đức Mẹ đem Chúa Giêsu vào đền thờ, và Đức Mẹ Thánh Giuse tìm gặp lại được Chúa Giêsu đi lạc trong đền thờ.
Năm ngắm mùa Vui này gợi nhắc đến đời sống gia đình chúng ta. Hai vợ chồng từ lúc thành lập gia đình với nhau ngày lễ thành hôn, mối liên hệ với gia đình họ hàng của hai bên, tiếng khóc nụ cười niềm vui mừng hạnh phúc có người con chào đời trong gia đình, bồng ẵm con đến thánh đường xin tiếp nhận làn nước bí tích rửa tội, và việc dạy dỗ uốn nắn con cái trong gia đình.
2. Rồi qua những chặng đường năm sự Thương: Chúa Giêsu lo buồn, Chúa Giesu bị bắt chịu hành hạ bị đánh đập, Chúa Giêsu bị nhạo báng cho đội triều thiên có gai nhọn đâm vào da đầu, Chúa Giêsu phải vác thập gía đi đến pháp trường, và sau cùng Chúa Giêsu bị đóng đinh treo trên thập gía.
Những chặng đường đau thương này nhắc nhớ đến những đau khổ trong đời sống con người chúng ta. Lẽ dĩ nhiên ngày nay không còn cảnh bị xử dã man tàn ác thập gía như thế vào thời Chúa Giêsu nữa. Nhưng những đau khổ do chiến tranh gây ra, do khủng bố, do bị bệnh tật, do bị đối xửa bất công, bị kỳ thị, bị đe dọa bóc lột, lừa dối chèn ép, bị tuyên truyền đầu độc dưới nhiều hình thức…vẫn hằng luôn xảy ra trên thế giới vào mọi thời điểm.
3. Năm chặng đường sự mừng thuật lạ việc Chúa Giêsu phục sinh sống lại sau khi chết, việc Chúa Giêsu trở về trời, Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn an ủi, hiện xuống, Đức Mẹ Maria được Chúa đưa về trời, Đức Mẹ Maria được đưa về trời là sự thưởng công của Chúa cho Đức Mẹ.
Năm sự mừng đời Chúa Giêsu nói lên niềm vui mừng hy vọng cho con người chúng ta rồi cũng sẽ được cùng Chúa sống lại, như Đức Mẹ được Chúa thưởng công cho về trời sống bên Ngài, khi quãng đời đau thương khổ ải ở trần gian qua đi.
Đây không phải là sự an ủi rẻ tiển hay dỗ trẻ con. Nhưng đó là điều nói lên gía trị linh thiêng cho đời sống. Gía trị đó là niềm hy vọng. Gía trị đó là đời sống không chỉ có thân xác chết là hết là rơi vào hư vô, nhưng con người còn có phần tâm linh linh hồn linh thiêng nữa, và được Thiên Chúa cứu chuộc, cho được cùng sống lại phục sinh với Chúa Giêsu Kitô.
4. Tháng 10.2002 Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II., khi còn đương quyền giáo hoàng, đã thiết lập „năm lần chuỗi mân côi", và đồng thời ngài cũng đã lập thêm năm sự sáng vào việc suy niệm lần chuỗi mân côi.
Năm chặng đường sự sáng lần theo cuộc đời giảng đạo của Chúa Giêsu từ lúc Ngài chịu phép Rửa ở sông Giordan, Chúa Giêsu làm phép lạ cho nước hóa thành rượu ở tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu rao giảng nước trời và ơn thống hối, Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor và Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.
Năm chặng của năm sự sáng đời rao giảng nước trời của Chúa Giêsu giúp ta nhớ đến những ân đức Chúa Giêsu đã thực hiện cho đời sống thiêng liêng con người, nhất là bí tích Thánh Thể, một nguồn ơn nuôi sống đức tin tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. đã có suy niệm về kinh chuỗi mân côi là lời cầu nguyện quy hướng về Chúa Giêsu Kitô theo sát những biến chuyển diễn tả trong Kinh Thánh. Đọc kinh lần chuỗi mân côi là cách thế cầu nguyện của nọi người tín hữu Chúa Kito đang trên con đường lữ hành theo chân Chúa.
Lần chuỗi đọc kinh mân côi là lời cầu nguyện xin ơn bằng an cho đời sống mỗi người, cho gia đình mình và cho hòa bình trên thế giới.
Kinh mân côi là kinh cầu nguyện bình dân đại chúng từ hàng thế kỷ nay trong nếp sống đạo đức của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô. Người tín hữu Công Giáo đọc kinh mân côi, kêu xin Chúa ban ân đức cứu giúp nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ trong mọi hoàn cảnh đời sống, nhất là trong lúc gặp hoàn cảnh khó khăn bị đe dọa sức khoẻ thể lý cũng như tinh thần.
Bệnh đại dịch Corona từ những tháng ngày qua lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống nhân lọai, phá đổ làm đảo lộn mọi chương trình sinh hoạt đạo giáo lẫn văn hóa chính trị kinh tế trong nếp sống xã hội, gây ra tình trạng ngăn chia xa cách giữa con người với nhau.
Lời kêu cầu qua việc đọc kinh mân côi là phương thức tinh thần xin ân đức của Chúa, nguồn ơn chữa lành và an ủi rất cần thiết trong cơn khủng hoảng lúc này.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi, 07.10.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong dòng lịch sử
Theo dòng lịch sử, Thánh Daminh, vị sáng lập Dòng Daminh chuyên vể giảng thuyết, đã nhận trực tiếp từ Đức Mẹ, trong một phép lạ Đức Mẹ hiện ra với ngài, kinh nguyện Mân Côi vào năm 1208. Và từ thời điểm đó thánh nhân đã truyền bá sâu rộng việc lần chuỗi mân côi kính Đức Mẹ trong Dòng của mình, và rồi dần dần lan truyền ra cho mọi người trong Hội Thánh Chúa Kitô.
Cũng theo truyền thuyết đạo đức kể lại, Đức Mẹ đã truyền cho Thánh Daminh phải quảng bá việc lần chuỗi mân côi như vũ khí chống lại bè rối Albigenser lúc đó đang hòanh hành chống lại Hội Thánh Chúa Kito.
Còn lịch sử ngày lễ kính Đức Mẹ mân côi, ngày 07.10. hằng năm có sau này vào thế kỷ thứ 18. trong toàn thể Hội Thánh Công Giáo.
Ngày 07.10.1571 trong trận hải chiến giữa quân đội của đế quốc Osman Thổ nhĩ Kỳ và đạo binh thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio V., ở vùng biển Lepanto bên Hy Lạp, đạo binh Thánh của Hội Thánh đã dành được chiến thắng cùng chặn đường tiến xâm lăng của đội quân hùng hậu Thổ nhĩ Kỳ.
Chiến thắng này có được là nhờ lời cầu nguyện lần chuỗi đọc kinh mân côi trong toàn Hội Thánh lúc đó. Qua đó Đức Mẹ đã cầu bầu cùng Chúa ban cho sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Để nhớ ơn này, Đức Giáo Hoàng Pio V. đã lập ra ngày lễ kính Đức Mẹ mân côi vào ngày 07.10. 1572 một năm sau để kỷ niệm chiến thắng này.
Và từ thế kỷ 18. ngày lễ này vào ngày 07.10. hằng năm lan rộng trong khắp Hội Thánh là ngày lễ kính chính thức trong lịch Phụng vụ.
Suy niệm kinh mân côi
Việc lần chuỗi đọc kinh mân côi xưa nay là cung cách nếp sống đức tin phổ thông bình dân trong khắp Hội Thánh Chúa Kitô.
Khi đọc kinh mân côi, cùng với kinh Kính Lạy Cha, kinh kính mừng Maria chúng ta lần theo dõi cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ qua những chặng đường suy niệm:
1. Năm chặng mùa Vui: Thiên Thần truyền tin, Đức Mẹ đi viếng thăm Bà Eisabeth, Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá, Đức Mẹ đem Chúa Giêsu vào đền thờ, và Đức Mẹ Thánh Giuse tìm gặp lại được Chúa Giêsu đi lạc trong đền thờ.
Năm ngắm mùa Vui này gợi nhắc đến đời sống gia đình chúng ta. Hai vợ chồng từ lúc thành lập gia đình với nhau ngày lễ thành hôn, mối liên hệ với gia đình họ hàng của hai bên, tiếng khóc nụ cười niềm vui mừng hạnh phúc có người con chào đời trong gia đình, bồng ẵm con đến thánh đường xin tiếp nhận làn nước bí tích rửa tội, và việc dạy dỗ uốn nắn con cái trong gia đình.
2. Rồi qua những chặng đường năm sự Thương: Chúa Giêsu lo buồn, Chúa Giesu bị bắt chịu hành hạ bị đánh đập, Chúa Giêsu bị nhạo báng cho đội triều thiên có gai nhọn đâm vào da đầu, Chúa Giêsu phải vác thập gía đi đến pháp trường, và sau cùng Chúa Giêsu bị đóng đinh treo trên thập gía.
Những chặng đường đau thương này nhắc nhớ đến những đau khổ trong đời sống con người chúng ta. Lẽ dĩ nhiên ngày nay không còn cảnh bị xử dã man tàn ác thập gía như thế vào thời Chúa Giêsu nữa. Nhưng những đau khổ do chiến tranh gây ra, do khủng bố, do bị bệnh tật, do bị đối xửa bất công, bị kỳ thị, bị đe dọa bóc lột, lừa dối chèn ép, bị tuyên truyền đầu độc dưới nhiều hình thức…vẫn hằng luôn xảy ra trên thế giới vào mọi thời điểm.
3. Năm chặng đường sự mừng thuật lạ việc Chúa Giêsu phục sinh sống lại sau khi chết, việc Chúa Giêsu trở về trời, Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn an ủi, hiện xuống, Đức Mẹ Maria được Chúa đưa về trời, Đức Mẹ Maria được đưa về trời là sự thưởng công của Chúa cho Đức Mẹ.
Năm sự mừng đời Chúa Giêsu nói lên niềm vui mừng hy vọng cho con người chúng ta rồi cũng sẽ được cùng Chúa sống lại, như Đức Mẹ được Chúa thưởng công cho về trời sống bên Ngài, khi quãng đời đau thương khổ ải ở trần gian qua đi.
Đây không phải là sự an ủi rẻ tiển hay dỗ trẻ con. Nhưng đó là điều nói lên gía trị linh thiêng cho đời sống. Gía trị đó là niềm hy vọng. Gía trị đó là đời sống không chỉ có thân xác chết là hết là rơi vào hư vô, nhưng con người còn có phần tâm linh linh hồn linh thiêng nữa, và được Thiên Chúa cứu chuộc, cho được cùng sống lại phục sinh với Chúa Giêsu Kitô.
4. Tháng 10.2002 Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II., khi còn đương quyền giáo hoàng, đã thiết lập „năm lần chuỗi mân côi", và đồng thời ngài cũng đã lập thêm năm sự sáng vào việc suy niệm lần chuỗi mân côi.
Năm chặng đường sự sáng lần theo cuộc đời giảng đạo của Chúa Giêsu từ lúc Ngài chịu phép Rửa ở sông Giordan, Chúa Giêsu làm phép lạ cho nước hóa thành rượu ở tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu rao giảng nước trời và ơn thống hối, Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor và Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể.
Năm chặng của năm sự sáng đời rao giảng nước trời của Chúa Giêsu giúp ta nhớ đến những ân đức Chúa Giêsu đã thực hiện cho đời sống thiêng liêng con người, nhất là bí tích Thánh Thể, một nguồn ơn nuôi sống đức tin tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.
Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. đã có suy niệm về kinh chuỗi mân côi là lời cầu nguyện quy hướng về Chúa Giêsu Kitô theo sát những biến chuyển diễn tả trong Kinh Thánh. Đọc kinh lần chuỗi mân côi là cách thế cầu nguyện của nọi người tín hữu Chúa Kito đang trên con đường lữ hành theo chân Chúa.
Lần chuỗi đọc kinh mân côi là lời cầu nguyện xin ơn bằng an cho đời sống mỗi người, cho gia đình mình và cho hòa bình trên thế giới.
Kinh mân côi là kinh cầu nguyện bình dân đại chúng từ hàng thế kỷ nay trong nếp sống đạo đức của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô. Người tín hữu Công Giáo đọc kinh mân côi, kêu xin Chúa ban ân đức cứu giúp nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ trong mọi hoàn cảnh đời sống, nhất là trong lúc gặp hoàn cảnh khó khăn bị đe dọa sức khoẻ thể lý cũng như tinh thần.
Bệnh đại dịch Corona từ những tháng ngày qua lây lan đe dọa sức khoẻ đời sống nhân lọai, phá đổ làm đảo lộn mọi chương trình sinh hoạt đạo giáo lẫn văn hóa chính trị kinh tế trong nếp sống xã hội, gây ra tình trạng ngăn chia xa cách giữa con người với nhau.
Lời kêu cầu qua việc đọc kinh mân côi là phương thức tinh thần xin ân đức của Chúa, nguồn ơn chữa lành và an ủi rất cần thiết trong cơn khủng hoảng lúc này.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi, 07.10.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét