Từ vực thẳm lòng tôi, Chúa là Đấng nghe tôi
Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)
Một câu hỏi được đặt ra cho những người lên đường, trong nỗi sợ vực thẳm và sợ phục hồi: khi nào chúng ta có thể nói lên danh Chúa và hướng về Ngài? Chúng ta có được làm không? Chúng ta phải làm không?
Trước hết, chúng ta nên trốn những “người sùng đạo”, như nhà văn nổi tiếng nước Pháp La Bruyère đã nói, “ở dưới triều vô thần, họ sẽ là người vô thần”, những người nghĩ rằng mình là chủ nhân, là người sở hữu sự thật để họ giáng lên người khác. Sẽ luôn có người leo lên đến Chúa bằng triền dốc sự thật, leo lên ngọn núi của Ngài bằng con dốc đạo đức, leo đến Chúa để xa tình huynh đệ nhân loại. Những người này ít hữu dụng. Những người nàyđã bị triết gia Pháp Pascal mạnh mẽ gạt ra khi ông nói to và rõ: “Sự thật ở ngoài đức ái thì không phải là sự thật của Chúa.”
Trước hết, luôn có Đấng có các lý do để phàn nàn. Đấng mà chúng ta nói trong sâu thẳm nỗi đau của mình. Đấng mà chúng ta quay về vì không biết phải quay về đâu hay quay về cái gì. Người lắng nghe khi mọi người đều điếc. Từ đó lời kêu vang vọng lên (Tv 129):
Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu.
Trong sa mạc, cát lún làm du khách ngạc nhiên. Cát lún xuống. Không ai có thể làm gì được. Cái chết là không thể tránh. Trừ khi có một bàn tay cứu giúp giương ra. Ai có thể nghe thấy khi gió lớn? Ai sẽ có đủ can đảm để đưa ra một cái gậy, một sợi dây? Ai?
Trong sa mạc, một lời van xin từ trái tim nảy sinh. Từ vực thẳm, một tiếng kêu từ trái tim cất lên. Trong cảnh khổ tuyệt vọng, mời lời nói tự thoát ra. Xin giúp đỡ. Tuyệt vọng cầu nguyện. Tuyệt vọng van nài. Xin thương xót. Xin thương xót đến tận cùng. Đứng trước “hiểm họa khôn lường”, khi mọi thứ có nguy cơ sụp đổ từ bên trong và từ vực sâu không đáy, không giải pháp, như thử không bao giờ dứt, thì trong lần bộc phát cuối cùng, một tiếng kêu nảy sinh bất chấp mọi thứ.
Kinh nghiệm về vực sâu và tiếng kêu từ vực sâu này là kinh nghiệm phổ biến nhất trong các kinh nghiệm có về Chúa. Vì thế Chúa là sụ cứu giúp cuối cùng trong tất cả các cứu giúp. Kinh nghiệm đi qua ba giai đoạn:
- Đầu tiên là lời kêu van liên tục, lời than van chưa thành sẹo vuột khỏi tôi. Nó mạnh đến mức nó bật dậy trong tôi, có nguy cơ lấn át tôi và cuối cùng thì lấn át tôi. Lời kêu van dâng trào đến mức tràn ngập tôi từ mọi phía.
- Sau đó, là đến thời điểm đặc biệt, khi các niềm chua cay nhỏ này tích tụ, khi vực sâu tràn ngập tôi, khi ngày thành đêm, khi chẳng còn gì để rút đi, khi nỗi thống khổ quá lớn đến không thể chịu đựng được. Khi các lối thoát cho sự sống bị ngăn chặn. Các lo âu có nguy cơ nhận chìm tôi. Chúng không theo dòng nước lo âu để đổ ra dòng sông lớn. Vì vậy, giống như vòng xoáy địa ngục, lo âu chồng chất lo âu. Cả một vùng lo âu. Một nỗi lo âu ngoài tầm kiểm soát.
- Cuối cùng, như phương cách cuối cùng, như thể chỉ một mình người đó có thể nghe, có thể lắng tai, sự quá mức này được gởi về cho chủ của nó. Ai? Chủ của dòng sông, của bầu trời, của dòng nước, của đại dương, ở cuối dòng sông, ở tận cuối cùng để đón nhận tất cả lo lắng. Chúa. Thiên Chúa. Đấng Vĩnh cửu. Đấng Toàn Năng, Đấng Thương Xót. Tôi quay về với Ngài. Tôi quay về vì biết chẳng còn cách nào, tôi biết chắc chắn tôi sẽ thoát ra được. Tôi hướng về ai khi tôi không còn biết hướng về đâu? Không ai có thể nghe tôi, trừ Đấng ở bên ngoài mọi mong chờ, không bao giờ làm ngơ trước tiếng van kêu của loài người. Khi lời than van của tôi đè nặng, khi nó chiếm quá nhiều không gian làm tôi ngạt thở, ngăn không cho tôi thở, tâm hồn tôi thở, tôi có thể gạt nó đi vượt trên tất cả.
Trước tòa án của Chúa, mọi lời kêu van đều được đón nhận. Tòa của Chúa mở mọi lúc – cho đến vô tận. Và khi tất cả con đường cầu cứu đã cạn kiệt, nó vẫn còn tồn tại, vẫn còn mở. Nó vẫn là phương cách cứu giúp cuối cùng, vào giờ chót.
Khi đôi tai bị điếc, chỉ có Ngài là còn nghe tôi. Khi các cánh cửa đóng lại, hết cái này đến cái kia, thì tôi có thể đến đó, không chán nản, không mệt mỏi.
Cho đến đó? Đến Chúa. Đến Chúa sao? Đúng, đến Chúa. Cho đến khi vượt qua tất cả. Đúng, vượt qua tất cả để đến với Chúa. Cho đến tận cùng nỗi lo âu của tôi? Đúng, đến Chúa. Chúng ta hãy đặt tên cho điều này. Hãy để chúng tôi dùng cái tên thật tầm thường, lệch đường, có giá trị cho mọi tín ngưỡng và cho tất cả. Chúng ta hãy dùng vì chẳng có tên nào hay hơn. Thiên Chúa, được nhà thơ Pháp Baudelaire xem là “bình chứa của một tình yêu chung, không bao giờ cạn kiệt” và vì thế, đó là “người bạn tối hậu của mỗi người”. Người bạn và nói xa hơn một chút, “người bạn tâm giao vĩnh viễn trong bi kịch mà mỗi chúng ta đều là nhân vật chính”. Chúng ta hãy ở theo cách này để nghe Chúa. Một người bạn. Một người bạn may mắn. Và trên hết là hồ chứa tình yêu khổng lồ.
Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng
Khi tôi cảm thấy đơn độc, khi tôi ở dưới đáy hố, khi tôi bị kẹt trong những chuyện khốn khổ của “bi kịch” riêng của tôi, làm thế nào để tôi thoát ra? Làm thế nào để nhận diện nút thắt khó gỡ làm nghẽn tâm hồn tôi? Làm thế nào để không đặt nó phía trước, để nó ra khỏi con người tôi? Tốt hơn là đặt nó ở mặt trước sân nhà Đấng Tối Cao.
Làm thế nào? Làm thế nào, trong bốn bước nói lên lời phàn nàn của mình?
Ghi lời kêu ca
Các lời kêu ca thường hoang mang, chúng tạo ra sự rối loạn bên trong, chúng có nguy cơ thành âm hưởng khó nghe trong tâm hồn chúng ta. Nhiệm vụ đầu tiên là chúng ta nghe và sắp xếp chúng cho trật tự để chúng không tràn ngập lòng chúng ta. Các lời kêu ca ngày càng gia tăng sùng sục trong chúng ta. Làm thế nào để các tiếng kêu không trật tự này thành những chữ có lập luận?
Đánh giá cao thời điểm thích hợp
Lời kêu ca này chồng chất lên lời kêu ca kia và thường có nguy cơ đẩy chúng ta xuống vực sâu không đáy, một vực sâu vô tận. Dứt khoát phải có một thời điểm. Ý thức vào một thời điểm chính xác là cần thiết. Lúc nào? Lúc nào là lúc chúng ta có thể nói “quá đủ rồi”. Khi chúng ta cảm thấy đây là giọt nước cuối cùng, giọt nước làm tràn ly. Khi đó chúng ta phải hành động, phải làm một cái gì, không ở đó để bị lún sâu vĩnh viễn và chết người.
Biết phải tìm đến ai
Khi đó chúng ta quay về với người biết lắng nghe lời than van. Về một người bạn. Về một đôi tai chăm chú. Về một người giàu lòng nhân ái. Điều này là cần thiết. Nhưng, khi chúng ta vượt ra ngoài tâm lý và nhu cầu đơn thuần thốt lên lời để khỏi ẩn ức, đã đến lúc từ đáy sâu thẳm tâm hồn, chúng ta có thể nói “từ vực sâu con kêu đến Chúa” – dù cả khi chúng ta không biết “Chúa” là ai mà chúng ta quay về.
Chấp nhận để các lời van xin đi ra khỏi mình
Chúng ta có thể nghĩ, phải biết cầu nguyện trước khi cầu nguyện, phải biết lời van xin trước khi đọc lời van xin. Không. Không bao giờ có ai biết cách cầu nguyện, dù phải biết từ thời tạo thiên lập địa. Đã đủ để nói những gì phải nói chưa? Chưa đủ. Đã đủ để lặp lại với người khác chưa? Chưa. Chúng ta có nên nói không? Không phải lúc nào và cũng không bắt buộc phải nói. Một lời cầu nguyện từ vực sâu, lời cầu nguyện này muốn nói gì? Không điều gì. Chỉ là: “Đây là tâm hồn con“, “Con đây”, “Con không chịu đựng được nữa, con phải làm gì bây giờ?”, “Lạy Chúa, xin đến cứu con.” Điều chủ yếu là phải nói lên, phải làm. Tôi phải nói như thế nào? Bất cứ điều gì. Cách thức là chuyện phụ. Ngài sẽ hiểu – cả sự im lặng của tôi. Ngài sẽ biết phải làm gì với nó! Ngài sẽ biết phải làm gì với tâm hồn tôi!
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2020/11/06/tu-vuc-tham-long-toi-chua-la-dang-nghe-toi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét