Trang

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Bảy mối tội đầu giải thích cho trẻ con: tội kiêu ngạo

 

Bảy mối tội đầu giải thích cho trẻ con: tội kiêu ngạo



lavie.fr, Alexia Vidot, 2021-02-12

Mỗi tuần trong Mùa Chay 2021, báo La Vie giải thích một trong Bảy mối tội đầu làm cho con người phân tâm, không có được hạnh phúc đích thực cho mình, đó là được kết hiệp với Chúa. Chúng ta cho mình phương tiện để chống lại chúng!

Giải thích cho trẻ con điều thiết yếu và ngắn gọn, mỗi tuần lặp đi lặp lại một câu để nhập tâm.

Hình minh họa, Juliette Lagrange

Đừng nhầm lẫn về hạnh phúc!

Ngày nay “tội lỗi” là một chữ không tốt, vì đối với nhiều người, nó ngầm hiểu đó là cái nhìn mặc cảm và đáng buồn về cuộc sống. Nhưng nghĩa của tội lỗi hoàn toàn ngược lại! Để hiểu nghĩa của nó, chúng ta phải quay về với nghĩa gốc của chữ “tội lỗi”, chữ tội lỗi trong tiếng do thái có nghĩa là: “hụt mục đích”.

Mục đích này là mục đích gì? Là hạnh phúc. Và hạnh phúc của con người là gì? Là chính  Chúa.

Vì vậy phạm tội, là khi chúng ta nghĩ mình là Chúa mà sự thật không phải, là quay lưng với Tình yêu đã dựng nên, Đấng đã tạo dựng chúng ta và chúng ta được tạo dựng cho Ngài.

Vào thế kỷ thứ 4, Tổ phụ Evrage the Pontic đã liệt kê danh sách tám “căn bệnh của linh hồn” và đến thế kỷ 13, Thánh Tôma Aquinô nhà thần học gom lại thành Bảy mối tội đầu. Kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, giậndữ, tham ăn, tham lam, lười biếng, quả thực đây là đầu mối của nhiều tội lỗi khác.

Kiêu ngạo, tội của các tội

Chúng ta đọc trong Kinh thánh, “khởi đầu của mọi tội lỗi là tội kiêu ngạo”. Đó là tội tiêu biểu, tội gốc rễ của tất cả các tội khác. Người kiêu ngạo không phải là người yêu bản thân mình – yêu bản thân là điều tốt và cần thiết – nhưng là người yêu bản thân mình quá đổi, không chừng mực, người nghĩ rằng mình không cần bất cứ ai để có hạnh phúc. Người coi mình là trọng tâm vũ trụ và là người cao hơn tất cả. Ích kỷ, kiêu ngạo, tự cao tự đại, người kiêu ngạo chỉ nghĩ đến họ, sống cho họ.

Làm thế nào để chống lại với tội kiêu ngạo?

Để thoát khỏi “cái tôi trước hết”, không có gì bằng trau dồi tính khiêm tốn. Người khiêm tốn biết mình nhỏ bé, với những khuyết điểm và giới hạn của mình. Họ biết bản thân họ là chưa đủ, họ tùy thuộc vào người khác, trước tiên là tùy thuộc vào Chúa. Chúa đã nói: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 5).

Đây là thách thức của tuần này: buổi sáng khi thức dậy, suy nghĩ đầu tiên không hướng về mà hướng về Chúa hoặc hướng về cha mẹ. Lời cầu nguyện của trẻ con lúc đó sẽ là: “Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường, xin Chúa làm cho trái tim của con giống như trái tim của Chúa!”.

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2021/03/18/bay-moi-toi-dau-giai-thich-cho-tre-con-toi-kieu-ngao/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét