Đức Phanxicô, người canh gác lương tâm chúng ta
Trong chuyến đi Iraq mang tính lịch sử trên nhiều khía cạnh, ông Aymeric Christensen, tổng biên tập báo La Vie cho thấy Đức Phanxicô biết cách dò tìm trong các rối loạn của thế giới chúng ta, con đường hy vọng.
lavie.fr, Aymeric Christensen, Tổng biên tập, 2021-03-09
Trong chuyến tông du Iraq, Đức Phanxicô đến thăm Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Qaraqosh. Ngày 7 tháng 3 năm 2021. ÂVATICAN MEDIA / CPP / IP / SIPA
Hình bìa báo La Vie tuần vừa qua, trước ngày Đức Phanxicô lên đường, mang tựa “Chuyến đi cho lịch sử”. Và đúng là lịch sử, vì bất chấp rủi ro, cả về mặt an ninh và sức khỏe, bóng đen phủ lên việc đặt cược chuyến đi sẽ hủy vào giờ phút cuối. Còn hơn cả táo bạo, đi nhiều ngày như vậy là một chuyện hoàn toàn điên rồ. Phi lý và vì vậy mang tính ngôn sứ, ngài kêu gọi một thế giới tốt hơn; thông điệp của ngài còn vang xa hơn thế nữa.
Ngoài những giả định sẽ có thành quả chính trị, tác động tức thời về con người và thiêng liêng của cử chỉ này là vô cùng to lớn. Và, đây là cả một thách thức mục vụ. Nhấn mạnh đến tình huynh đệ và chăm sóc, ngài là giáo hoàng hành hương, sau một năm vắng bóng vì dịch, ngài lại lên đường. Kể từ khi bắt đầu triều giáo hoàng của mình, từ cảng Lampedusa ở Ý đến các vùng lãnh thổ Palestina, từ Cộng hòa Trung Phi đến Colombia, ngài cho thấy ngài quan tâm đến các vùng bị gãy đổ, các vết thương của thế giới.
Mục tử và là y tá của một Giáo hội, ngài mong một “bệnh viện dã chiến làng quê”, “cho người nghèo”, dù đã có những dấu hiệu mệt mỏi thấy rõ, ngài đã dấn thân và tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm, khi rất nhiều người bằng lòng cho bài học từ đàng xa; vì thế ngài mang đến da thịt cho lời nói của mình, thể hiện Thông điệp Tất cả anh em của ngài thành hành động. Còn hơn nữa: lắng nghe tiếng nói của “vùng ngoại vi” và buộc chúng ta phải hướng chú ý về họ.
Bởi vì, đằng sau những từ ngữ và khái niệm được tung ra trên mạng – đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, đàn áp ở Miến Điện, một thập kỷ chiến tranh ở Syria, cuộc tấn công ở Somalia, thảm họa và biến đổi khí hậu, v.v. -, tai chúng ta đã nghe quen, mắt chúng ta đã ngoảnh đi, bất lực, hèn nhát, thờ ơ. Sự phức tạp đáng kinh ngạc của thế giới lay động giữa liên kết tuyệt đối và thoái lui triệt để gần như làm cho chúng ta quên, đằng sau những phân tích học thuật, chính cuộc sống của con người, nam cũng như nữ đang bị đe dọa.
Tập trung vào sự đau khổ của thế giới
Trên tất cả những điều này, Đức Phanxicô hành động dựa trên sự canh gác lương tâm của chúng ta. Nguyên thủ quốc gia nào có thể tự cho mình nắm được niềm vui, hy vọng, nỗi buồn và lo lắng của thời đại chúng ta đến mức như vậy? Nhà lãnh đạo tôn giáo nào có khả năng tập hợp các đại diện của tất cả các tín ngưỡng lại với nhau và làm cho tiếng nói của mình vượt ra ngoài biên giới của người công giáo?
Dù đó là những chuyến đi được báo chí nói đến nhiều nhất hay những lời cầu nguyện kín đáo ở Quảng trường Thánh Phêrô, ngài kêu gọi mỗi người chúng ta hãy để mình xúc động trước tiếng kêu của người nghèo, ngài nhắc chúng ta số phận con người không xa lạ gì nhau nhưng tương trợ lẫn nhau. Những lời ngài nói với người Iraq không gì khác hơn là: “Anh chị em không đơn độc! Toàn thể Giáo hội gần gũi với anh chị em, qua lời cầu nguyện, qua lòng bác ái cụ thể. (…) Chúng ta không ngừng mơ! Đừng đầu hàng, đừng đánh mất hy vọng!”
Những điều cần giữ lại trong chuyến đi Iraq của Đức Phanxicô
Vì nếu giám mục giáo phận Rôma có thể soi cái nhìn vào nỗi đau khổ của thế giới, thì đó là vì ở mọi ngóc ngách, ngay cả những nơi tuyệt vọng nhất, các cộng đồng tín hữu kitô sống và đồng hành với các dân tộc, chăm sóc, chiến đấu, khóc lóc và vui mừng với họ. Giáo dân, linh mục, nữ tu, các cơ quan địa phương, công nhân và người lao động vô danh, họ phục vụ cho hòa bình và đối thoại: công việc gần như không thể nhận thấy này tưới tẩm và đôi khi nảy sinh những điều ngoạn mục và một trong những cuộc sống ẩn danh này đột nhiên xuất hiện nữ tu Ann Nu Thawng quỳ gối giữa cảnh sát và những người biểu tình ở Miến Điện. Những đời sống đã được cho đi và vẫn còn sẵn sàng được cho đi lần nữa.
Và cuối cùng chuyến đi Iraq này vẫn là chuyến đi lịch sử, không những bằng sức mạnh mỏng manh chuyến hành hương của một người trên những con đường thành phố Mosul hay Qaraqosh; nhưng trên hết là vì sự điên rồ của những lời kêu gọi mà một lần nữa đã được nghe thấy. Tha thứ. Hy vọng. Gặp gỡ. Phi lý dưới mắt thế giới, nhưng đó là lời ngôn sứ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2021/03/11/duc-phanxico-nguoi-canh-gac-luong-tam-chung-ta/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét