Hạnh Phúc
Vũ Văn An
Hiến chương (charter) là pháp luật được định ra giữa nhiều nước về một việc gì như Hiến chương Đại tây dương; nó cũng có nghĩa là hiến pháp được vua chấp thuận hoặc được thỏa thuận giữa vua và dân chúng, như Đại Hiến Chương (Magna Carta) mà hàng nam tước của Anh bắt Vua John phải ký ngày 19 tháng 6 năm 1215 để ban bố tự do cho dân Anh. Đây là văn kiện hiến pháp đầu tiên của Anh.
Ta thấy còn nhiều văn kiện khác được gọi là hiến chương như Hiến chương Liên hiệp quốc được thông qua tại San Francisco tháng 6 năm 1945 chính thức thiết lập Liên Hiệp Quốc như một tổ chức thường xuyên với các bộ phận như Đại Hội Đồng, Hội Đồng Bảo An, Hội đồng Kinh tế Xã hội, Hội đồng Ủy Trị, Tòa Án Quốc Tế, và Văn Phòng Tổng thư ký.
Thực ra, ý niệm ký kết không nhất thiết phải có mới gọi là hiến chương. Vì hiến chương cũng có nghĩa là một văn kiện nhìn nhận các quyền lợi của một nhóm người nào đó (theo Webster Comprehensive Dictionnary). Trong nghĩa này, ta thấy Tòa Thánh cho công bố Hiến Chương Về Quyền Gia Đình và Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Mục vụ cho các Nhân viên Y tế cho công bố Hiến Chương Dành Cho Các Nhân Viên Y Tế.
Hiến chương Nước Trời không hẳn thuộc mạch văn trên vì nó chẳng phải là một văn kiện nhưng là một Bài giảng mà ta quen gọi là Bài Giảng Trên Núi được Thánh Mátthêu ghi lại như là bài giảng lớn đầu tiên trong sứ vụ của Chúa Kitô. Có thể theo lối loại suy, người ta ví nó như một bản hiến chương công bố các nguyên tắc cho những ai muốn gia nhập Nước Trời.
Thực vậy, bài giảng này bao gồm năm đề tài chính: 1) Tinh thần của công dân Nước trời (Mt 5:3-48); 2) Nền đạo đức mới (Mt 6:1-18); 3) Thái độ đối với của cải đời này (Mt 6:19-34); 4) Đối với người khác (Mt 7:1-12); 5) Phải quyết định nhập tịch và sống trong Nước Trời (Mt 7: 13-27).
Như thế, Hiến chương Nước Trời không phải chỉ là những điều mà bình dân hơn ta gọi là Tám Mối Phúc Thật như Kinh giáo dân Việt Nam quen đọc. Tuy nhiên, mặc dù Cha Th. Rey-Mermet cho rằng không nên tách rời các Mối Phúc Thật khỏi những điều được phán tiếp đó, vì làm như thế là vô tình cho rằng Chúa Kitô đã phần nào thần thiêng hóa sự đau khổ của con người và làm nản lòng một cố gắng khắc phục nó (Xem Tin, tr. 278), nguyên suy niệm và thi hành Tám Mối Phúc Thật cũng đủ để ta trở thành công dân Nước Trời. Thực vậy, người hạnh phúc thật là người khiêm nhường biết chấp nhận sự nghèo khó thiêng liêng, không tự lấy mình làm đủ, và do đó, biết hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Tất cả những người được chúc phúc khác đều là người khiêm nhường và nghèo khó theo nghĩa này hay theo nghĩa khác cả (xem David & Pat Alexander, Bible Handbook, tr.153, 265). Chúa chỉ đoái thương họ mà thôi, chính họ sẽ được dư dật trong Nước Trời. Đức Maria đã quán triệt điều ấy hơn ai hết, nên ngài đã cất tiếng Ngợi Khen: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ khó nghèo Chúa ban của đầy dư, người giầu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1:52-53).
Điều có ý nghĩa hơn nữa là Chúa Kitô đã chính thức sử dụng ý niệm hạnh phúc. Linh mục Gerald Vann O.P., trong Divine Pity, viết như sau: “Ta không nên ngại ngùng vì chữ hạnh phúc. Vì ta đã được ban tặng tin mừng sự sống; ta đã được trao ban sự hiểu biết và tình yêu của Đấng đến để ta được sống và sống dồi dào hơn; ta đã được phú ban tự do của con cái Thiên Chúa, và dù còn đang sống trên trần thế, do đó chưa tự do thoát khỏi mọi bất hạnh, nhưng đã thoát khỏi nỗi bất hạnh sâu xa nhất, và đó là khúc nhạc dạo đưa ta vào hạnh phúc sâu xa hơn. Thánh Tôma nói bằng một giọng bình thản và quả quyết rằng ‘mục đích đời người là hạnh phúc’, không còn gì để bàn cãi nữa... Hoài nghi về hạnh phúc và coi nó như một thứ xa rời tôn giáo quả là điều không hợp với Kitô giáo chút nào: nếu muốn được phong hiển thánh, trước nhất bạn phải trở thành người hạnh phúc mà ai cũng biết đến...” (tr. 21).
Kinh Thánh đưa ra nhiều lý do khiến ta phải cảm thấy hạnh phúc hân hoan ngay ở đời này: ơn cứu rỗi của Thiên Chúa (Tv 35:9), sự hiện diện của Người (Tv 16:11), Lời Người ( Tv 19:8; 119:14, 16; Grm 15:15); thánh nhan Người (Tv 21:1), ơn Người cứu sống (Tv 85:6), vua Người chọn (Dcr 9:9), phần thưởng Người ban (Lc 6:23), ơn Người phù trợ khi bị cám dỗ (Gcb 1:2), lòng từ nhân đầy yêu thương của Người (Tv 31:7)... Chính Người là Thiên Chúa hạnh phúc hân hoan, Người nhẩy mừng ca hát vì công trình mình làm, nhất là vì Dân Người: “Giavê, Thiên Chúa ngươi, anh hùng vạn thắng, ở giữa ngươi. Vì ngươi, Người hân hoan vui sướng. Với ngươi, Người làm mới lại tình yêu của Người. Vì ngươi, Người nhẩy mừng trong tiếng reo vui, như thuở tao phùng” (Sôphônya 3:17).
Và Dân Người đã hân hoan đáp trả. Khi Chúa giải phóng họ khỏi Ai Cập, họ nhẩy múa ca hát. Miriam, em gái Aaron, hô hào các phụ nữ khác dùng trống vừa nhẩy múa vừa ca hát ngợi khen Giavê (Xh 15:20-21). Môsê cũng ca hát với dân chúng. Chúa không dạy ta cảm nhận hân hoan, Người dạy ta phải hân hoan, nghĩa là phải thực hiện nỗi hân hoan bằng hành động. Đừng ngồi đó chờ đợi cảm giác đến rồi đặt tên cho nó là hân hoan. Hãy phát biểu nỗi hân hoan một cách thích đáng. Khi đội banh của bạn thắng một bàn thắng, bạn sẽ không quay qua người bạn bên cạnh và nói “tôi thấy tôi khoái quá!”, trái lại bạn sẽ đứng lên, vẫy tay, reo hò ủng hộ om xòm... Bà Elisabét, Đức Mẹ, Ông Dacaria và ông Simêong khi vui đều đã thốt lên bài ca tụng. Chúa Kitô từng bị người Pharisiêu lên án về tác phong vui chơi ăn uống của Người (Lc 5:30). Người vui vẻ nhận lời mời đi dự tiệc cưới Cana, trong đó, người ta vui hưởng đến hết cả rượu. Không những không lên tiếng “dạy đời”, Người còn làm phép lạ biến nước thành rượu cho họ tiếp tục cuộc vui. Mà nào có ít ỏi gì, đến 6 chum đầy, mỗi chum 45 lít (Ga 2:1-11)!
Tất nhiên, Người không quên thực tại, “Nơi thế gian, các con sẽ phải khốn quẫn” nhưng Người nói thêm ngay: “nhưng hãy vui lên, vì Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33). Người đến đem tin mừng, chứ không tin buồn, để hàn gắn những tấm lòng tan nát, để đem vòng hoa chứ không tro mạt tặng người sầu khổ, đem dầu hoan lạc chứ không sầu muộn (Is 61:1-3). Bởi thế Thánh Augustinô mới viết: “Kitô hữu phải là lời alêluia từ đầu tới chân” (Xem Paul Anderson, Building Christian Character, tr.88-90).
Kỳ tới: Luật và Tự do
Ta thấy còn nhiều văn kiện khác được gọi là hiến chương như Hiến chương Liên hiệp quốc được thông qua tại San Francisco tháng 6 năm 1945 chính thức thiết lập Liên Hiệp Quốc như một tổ chức thường xuyên với các bộ phận như Đại Hội Đồng, Hội Đồng Bảo An, Hội đồng Kinh tế Xã hội, Hội đồng Ủy Trị, Tòa Án Quốc Tế, và Văn Phòng Tổng thư ký.
Thực ra, ý niệm ký kết không nhất thiết phải có mới gọi là hiến chương. Vì hiến chương cũng có nghĩa là một văn kiện nhìn nhận các quyền lợi của một nhóm người nào đó (theo Webster Comprehensive Dictionnary). Trong nghĩa này, ta thấy Tòa Thánh cho công bố Hiến Chương Về Quyền Gia Đình và Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Mục vụ cho các Nhân viên Y tế cho công bố Hiến Chương Dành Cho Các Nhân Viên Y Tế.
Hiến chương Nước Trời không hẳn thuộc mạch văn trên vì nó chẳng phải là một văn kiện nhưng là một Bài giảng mà ta quen gọi là Bài Giảng Trên Núi được Thánh Mátthêu ghi lại như là bài giảng lớn đầu tiên trong sứ vụ của Chúa Kitô. Có thể theo lối loại suy, người ta ví nó như một bản hiến chương công bố các nguyên tắc cho những ai muốn gia nhập Nước Trời.
Thực vậy, bài giảng này bao gồm năm đề tài chính: 1) Tinh thần của công dân Nước trời (Mt 5:3-48); 2) Nền đạo đức mới (Mt 6:1-18); 3) Thái độ đối với của cải đời này (Mt 6:19-34); 4) Đối với người khác (Mt 7:1-12); 5) Phải quyết định nhập tịch và sống trong Nước Trời (Mt 7: 13-27).
Như thế, Hiến chương Nước Trời không phải chỉ là những điều mà bình dân hơn ta gọi là Tám Mối Phúc Thật như Kinh giáo dân Việt Nam quen đọc. Tuy nhiên, mặc dù Cha Th. Rey-Mermet cho rằng không nên tách rời các Mối Phúc Thật khỏi những điều được phán tiếp đó, vì làm như thế là vô tình cho rằng Chúa Kitô đã phần nào thần thiêng hóa sự đau khổ của con người và làm nản lòng một cố gắng khắc phục nó (Xem Tin, tr. 278), nguyên suy niệm và thi hành Tám Mối Phúc Thật cũng đủ để ta trở thành công dân Nước Trời. Thực vậy, người hạnh phúc thật là người khiêm nhường biết chấp nhận sự nghèo khó thiêng liêng, không tự lấy mình làm đủ, và do đó, biết hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Tất cả những người được chúc phúc khác đều là người khiêm nhường và nghèo khó theo nghĩa này hay theo nghĩa khác cả (xem David & Pat Alexander, Bible Handbook, tr.153, 265). Chúa chỉ đoái thương họ mà thôi, chính họ sẽ được dư dật trong Nước Trời. Đức Maria đã quán triệt điều ấy hơn ai hết, nên ngài đã cất tiếng Ngợi Khen: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ khó nghèo Chúa ban của đầy dư, người giầu có, lại đuổi về tay trắng” (Lc 1:52-53).
Điều có ý nghĩa hơn nữa là Chúa Kitô đã chính thức sử dụng ý niệm hạnh phúc. Linh mục Gerald Vann O.P., trong Divine Pity, viết như sau: “Ta không nên ngại ngùng vì chữ hạnh phúc. Vì ta đã được ban tặng tin mừng sự sống; ta đã được trao ban sự hiểu biết và tình yêu của Đấng đến để ta được sống và sống dồi dào hơn; ta đã được phú ban tự do của con cái Thiên Chúa, và dù còn đang sống trên trần thế, do đó chưa tự do thoát khỏi mọi bất hạnh, nhưng đã thoát khỏi nỗi bất hạnh sâu xa nhất, và đó là khúc nhạc dạo đưa ta vào hạnh phúc sâu xa hơn. Thánh Tôma nói bằng một giọng bình thản và quả quyết rằng ‘mục đích đời người là hạnh phúc’, không còn gì để bàn cãi nữa... Hoài nghi về hạnh phúc và coi nó như một thứ xa rời tôn giáo quả là điều không hợp với Kitô giáo chút nào: nếu muốn được phong hiển thánh, trước nhất bạn phải trở thành người hạnh phúc mà ai cũng biết đến...” (tr. 21).
Kinh Thánh đưa ra nhiều lý do khiến ta phải cảm thấy hạnh phúc hân hoan ngay ở đời này: ơn cứu rỗi của Thiên Chúa (Tv 35:9), sự hiện diện của Người (Tv 16:11), Lời Người ( Tv 19:8; 119:14, 16; Grm 15:15); thánh nhan Người (Tv 21:1), ơn Người cứu sống (Tv 85:6), vua Người chọn (Dcr 9:9), phần thưởng Người ban (Lc 6:23), ơn Người phù trợ khi bị cám dỗ (Gcb 1:2), lòng từ nhân đầy yêu thương của Người (Tv 31:7)... Chính Người là Thiên Chúa hạnh phúc hân hoan, Người nhẩy mừng ca hát vì công trình mình làm, nhất là vì Dân Người: “Giavê, Thiên Chúa ngươi, anh hùng vạn thắng, ở giữa ngươi. Vì ngươi, Người hân hoan vui sướng. Với ngươi, Người làm mới lại tình yêu của Người. Vì ngươi, Người nhẩy mừng trong tiếng reo vui, như thuở tao phùng” (Sôphônya 3:17).
Và Dân Người đã hân hoan đáp trả. Khi Chúa giải phóng họ khỏi Ai Cập, họ nhẩy múa ca hát. Miriam, em gái Aaron, hô hào các phụ nữ khác dùng trống vừa nhẩy múa vừa ca hát ngợi khen Giavê (Xh 15:20-21). Môsê cũng ca hát với dân chúng. Chúa không dạy ta cảm nhận hân hoan, Người dạy ta phải hân hoan, nghĩa là phải thực hiện nỗi hân hoan bằng hành động. Đừng ngồi đó chờ đợi cảm giác đến rồi đặt tên cho nó là hân hoan. Hãy phát biểu nỗi hân hoan một cách thích đáng. Khi đội banh của bạn thắng một bàn thắng, bạn sẽ không quay qua người bạn bên cạnh và nói “tôi thấy tôi khoái quá!”, trái lại bạn sẽ đứng lên, vẫy tay, reo hò ủng hộ om xòm... Bà Elisabét, Đức Mẹ, Ông Dacaria và ông Simêong khi vui đều đã thốt lên bài ca tụng. Chúa Kitô từng bị người Pharisiêu lên án về tác phong vui chơi ăn uống của Người (Lc 5:30). Người vui vẻ nhận lời mời đi dự tiệc cưới Cana, trong đó, người ta vui hưởng đến hết cả rượu. Không những không lên tiếng “dạy đời”, Người còn làm phép lạ biến nước thành rượu cho họ tiếp tục cuộc vui. Mà nào có ít ỏi gì, đến 6 chum đầy, mỗi chum 45 lít (Ga 2:1-11)!
Tất nhiên, Người không quên thực tại, “Nơi thế gian, các con sẽ phải khốn quẫn” nhưng Người nói thêm ngay: “nhưng hãy vui lên, vì Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16:33). Người đến đem tin mừng, chứ không tin buồn, để hàn gắn những tấm lòng tan nát, để đem vòng hoa chứ không tro mạt tặng người sầu khổ, đem dầu hoan lạc chứ không sầu muộn (Is 61:1-3). Bởi thế Thánh Augustinô mới viết: “Kitô hữu phải là lời alêluia từ đầu tới chân” (Xem Paul Anderson, Building Christian Character, tr.88-90).
Kỳ tới: Luật và Tự do
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét