Thế nào mới được kể là phụng vụ?
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Thế nào mới được kể là phụng vụ?
Trả lời cho câu hỏi này không phải dễ, vì có rất nhiều câu định nghĩa khác nhau liên quan đến lịch sử thần học cũng như những yếu tố làm nên phụng vụ. Linh mục Schmidt s.j. đã thu lượm được tới 30 câu định nghĩa khác nhau về phụng vụ trong những tác phẩm cận đại và đương thời.
Nhưng nếu dựa vào câu dịnh nghĩa của ĐGH Pio XII trong thông điệp Mediator Dei ban hành ngày 20.11.1947 thì vấn đề có thể đơn giản hơn. Đây là câu định nghĩa vững chắc trong một văn kiện rất có giá trị và đầy đủ thẩm quyền cho chúng ta lấy làm căn bản. Câu định nghĩa đó như sau :
“Hội Thánh tiếp tục chức vụ tư tế của Đức Giê-su, nhất là qua phụng vụ. Phụng vụ là việc kính thờ công khai và công cộng mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là thủ lãnh, người đứng đầu Hội Thánh. Đó cũng là việc kính thờ do cộng đồng tín hữu dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình và nhờ Người dâng lên Chúa Cha Hằng Hữu. Tắt một lời, đó là việc kính thờ trọn vẹn của Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là của Đấng Lãnh Đạo và các phần tử của Người”.
Về phương diện này, phụng vụ bắt đầu từ mầu nhiệm Đức Ki-tô và mầu nhiệm Hội Thánh. Hai mầu nhiệm này có liên quan mật thiết và tùy thuộc lẫn nhau. Hội Thánh là một cộng đồng huyền nhiệm được ví như các phần thân thể liên kết với đầu và trong trường hợp ở đây, đầu là Đức Ki-tô theo hình ảnh và kiểu nói thánh Phao-lô quen dùng. Nói khác đi, việc kính thờ theo phụng vụ được học thuyết về thân thể mầu nhiệm Chúa Ki-tô soi sáng và cuối cùng được chính Đức Ki-tô hướng dẫn.
Từ cách trình bầy vấn đề như trên phát sinh ra hiệu quả đầu tiên này là phải loại bỏ những câu định nghĩa có trong một số thủ bản phụng vụ trước kia chỉ chú ý đến các góc cạnh bên ngoài của việc thờ phượng. Trong thông điệp nói trên, ĐGH Pio XII đã không ngần ngại tuyên bố rằng những quan niệm như thế là còn thiếu sót.
“Thật hoàn toàn không đúng khi nhìn phụng vụ chỉ như một phần hoàn toàn ngoại tại và khả giác của việc thờ phượng hay chỉ như một lễ nghi trang trí. Cũng là một lầm lẫn không nhỏ, nếu chỉ coi đó như toàn bộ luật lệ và chỉ thị phải giữ để cử hành cho đúng theo nghi thức do lệnh của giáo quyền ban ra.
Phụng vụ không hệ tại vẻ long trọng và vui ta đẹp mắt bên ngoài, như đi rước tưng bừng, lễ phục lộng lẫy, đàn hát du dương. Phụng vụ là cái gì khác hơn là lễ nghi, dù long trọng vui tai đẹp mắt đến đâu đi nữa mà quan trọng là phải có hồn”.
Vì thế, cũng ĐGH Pio XII đòi buộc chủ tế, thừa tác viên và những người tham dự phải có lòng sốt sắng đạo đức thật sự, khi cử hành các lễ nghi phụng vụ. Làm đúng các nghi thức không thôi thì chưa đủ. Thiên Chúa đợi chờ các tín hữu dâng lòng mình làm lễ phẩm cùng một lúc với việc tôn thờ và lời cầu nguyện kết hợp với việc thờ phượng của Đức Ki-tô và của Hội Thánh. Nếu việc thờ phượng cần có những cử chỉ, thái độ bên ngoài vì tính xác thể và xã hội của con người thì như ĐGH nói : “Điểm cốt yếu của việc thờ phượng phải ở bên trong. Cần phải luôn luôn sống trong Đức Ki-tô, phải hoàn toàn tận tụy với Người để trong Người, cùng với Người và nhờ Người mà tôn vinh Cha trên trời. Hội Thánh muốn mọi tín hữu phủ phục dưới chân Chúa Cứu Thế để bày tỏ lòng mến yêu và cung kính Người”
Nếu nhìn qua bên ngoài thì hành vi phụng vụ chỉ là những nghi thức bên ngoài, nhưng trong tâm tưởng của Hội Thánh, phụng vụ chỉ có giá trị khi biểu lộ ra bên ngoài thái độ cầu nguyện bên trong. Quả thật, trong phụng vụ có hình thức biểu lộ việc cầu nguyện ra bên ngoài và mang tính cộng đồng, nhưng việc cầu nguyện này chỉ là cầu nguyện thật khi phát xuất tự đáy lòng.
Hơn nữa, còn phải nhấn mạnh đến luật này như nhiều thủ bản đề cao là phải có những điều kiện như Hội Thánh đòi hỏi từ nhiều thế kỷ qua, thì một hành vi nào đó mới được kể là phụng vụ. Đối với Hội Thánh, một cộng đoàn tín hữu hội họp, nghe những bài sách thánh, đọc hay hát các thánh vịnh, nói với Chúa qua miệng chủ tế hay đại diện cộng đoàn đọc những công thức cầu nguyện thu tóm các ý chỉ của mọi người, và còn hơn thế nữa mặc cho những thứ đó một bộ áo lễ nghi trang trọng, bấy nhiêu mà thôi thì vẫn chưa đủ. Còn phải có những điều kiện khác nữa. Những điều kiện này được nhắc lại trong huấn thị của Bộ Phụng Tự ngày 3.9.1958 như sau :
“ Những nghi thức do Đức Ki-tô hay Hội Thánh lập ra được thi hành nhân danh Đức Giê-su Ki-tô và Hội Thánh theo những sách phụng vụ được Tòa Thánh chuẩn nhận, do những người được ủy nhiệm một cách chính đáng thực hiện thì những nghi thức đó được kểi là phụng vụ.”
Những điều xác định trên đây về cơ chế, các sách và các thừa tác viên chính thức của phụng vụ cũng dễ hiểu, khi ta nghĩ đến mối bận tâm của Hội Thánh là cần phải bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất và nghiêm túc trong các buổi cử hành phụng vụ. Trước khi những điều mới nói có giá trị và hiệu lực của một khoản luật, nghĩa là trước khi công bố sách nguyện, sách lễ, sách nghi thức Rô-ma trước năm 1568, phụng vụ có vẻ lộn xộn. Một vài thói tục dịa phương, một vài điều bày đặt lố bịch trong các nghi thức và công thức cũng đủ che lấp cái chính yếu và cốt tủy của phụng vụ Rô-ma. Luther đã không hoàn toàn vô lý khi tố giác những điều mê tín ông chứng kiến và đòi quyền thanh lọc những điều quái gở đó ra khỏi lời cầu nguyện của Hội Thánh.
Hiện nay sau bốn thế kỷ tập quyền, xuất hiện một phong trào tản quyền.. Trong khóa I Công Dồng Va-ti-ca-nô II, các giám mục đã cứu xét những bất tiện do tình trạng hành chính lúc bấy giờ gây nên. Vì thế có hai nguyên tắc đã được đưa ra : một là sửa lại các sách phụng vụ, hai là các HĐGM địa phương có thẩm quyền thực hiện một số thích nghi và hoàn thành các bản dịch từ nay sẽ được đọc bằng tiếng bản quốc. Chương I Hiến Chế Phụng Vụ được biểu quyết vào cuối khóa I Công Đồng viết :
Khi không có gì nguy hại về đức tin và ích chung thì Hội Thánh không có ý áp đặt, dù trong phụng vụ một sự đồng nhất cố định. Ngược lại, Hội Thánh quý chuộng và bảo vệ những đặc tính và những giá trị tinh thần của các nòi giống và các dân tộc. Hội Thánh nhìn xem một cách thiện cảm tất cả nhũng gì trong tập quán của các dân tộc không gắn liền với mê tín và sai lạc và khi có thể thì bảo vệ và duy trì, đôi khi đi cả tới chỗ chấp nhận cho dùng trong phụng vụ, miễn là phù hợp với tinh thần phụng vụ đích thật và chân chính.”
Xem đấy thì nguyên tắc quyền hành tuyệt đối của Tòa Thánh như nói trong Huấn Thị năm 1568 và như mọi người chấp nhận cho đến thế kỷ XVI mà không đặt thành ván đề, thì nay có phần nới rộng hơn với huấn thị IV đề là Phụng Vụ Rô-ma Với Vấn Đề Hội Nhập Văn Hóa ban hành năm 1994, phụng vụ càng có điều kiện hơn để được thích nghi và sáng kiến cách rộng rãi hơn.
Như vây, từ nay cánh cửa phụng vụ được mở rộng cho tín hữu bước vào để đón nhận nguồn ơn phúc chứa chan, nhờ hiểu biết mà tham dự và cử hành phụng vụ một cách ý thức hơn thay vì đọc đủ các thứ kinh một cách máy móc để trám khoảng thời gian yên lặng ở nhà thờ mà không biết làm gì khác, và tham dự thánh lễ như những khán giả ”câm nín”. Nói thế không phải là coi nhẹ và phế bỏ việc đọc kinh. Đối với giáo dân Việt Nam, đọc kinh vẫn là cần thiết và hữu ích. Chỉ có điều là nên phân biệt cấp bậc. Các kinh đọc là á phụng vụ, còn thánh lễ, các bí tích, các giờ kinh phụng vụ mới là phụng vụ nên có giá trị cao trọng hơn.
Ngày nay giáo dân có được một may mắn rất lớn là có thể đọc sách nguyện như các linh mục bằng tiếng bản quốc cũng như đọc Kinh Thánh ở nhà thờ, tại tư gia hay bất cứ nơi nào thuận tiện bằng các bản địch Kinh Thánh đủ mọị kích cỡ và sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thời nay là thời Kinh Thánh được đề cao và khuyến khích cũng như lời nhắc bảo rằng các sinh hoạt đạo dức phải thấm nhuần phụng vụ. Vấn đề là tìm hiểu và cử hành các việc thờ phượng theo ý nghĩa phụng vụ sau đây :
Phụng vụ, nguyên ngữ trong tiếng Hy-lạp là leitourgia gồm 2 từ gốc ghép lại : laos = dân chúng và ergon = công việc. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1069 định nghĩa : “Danh từ Phụng Vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là “việc công khai”, “việc do dân và vì dân”.
Theo truyền thống Ki-tô giáo, danh từ này muốn nói :“Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa” (x. Ga 17,4). Qua Phụng Vụ, Ðức Ki-tô, Ðấng Cứu Chuộc và Thượng Tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội Thánh, với Hội Thánh và qua Hội Thánh.” Cũng nên đọc thêm số 1070 : “Tân Ước sử dụng từ “Phụng Vụ” không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa (x. Cv 13,2; Lc 1,23) mà còn nói lên việc rao giảng Tin Mừng (x. Rm 15,16; Pl 2,14-17.30) và thực thi đức ái. Trong mọi trường hợp, Phụng Vụ nhắm đến hai mục tiêu rõ ràng : phục vụ Thiên Chúa và con người. Trong cử hành Phụng Vụ, Hội Thánh là nữ tỳ tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả, theo gương Chúa của mình là “vị lo việc tế tự duy nhất.” (x. Hr 8,2.6)
Như vậy, phụng vụ và đời sống phải ở trong thế liên hoàn, đan kết và ảnh hưởng lẫn nhau : phụng vụ đi từ đời sống lên tới Thiên Chúa rồi lại từ Thiên Chúa đi xuống loài người. Cuộc đời là chất liệu cho phụng vụ thao tác để làm thành nghệ phẩm và phụng vụ là mục tiêu cho cuộc đời nhắm tới để thành bài ca ngợi tình thương của Thiên Chúa, vẻ đẹp của vũ trụ và những công trình kỳ vĩ Thiên Chúa đã tạo dựng vì chúng ta và cho chúng ta.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Trả lời cho câu hỏi này không phải dễ, vì có rất nhiều câu định nghĩa khác nhau liên quan đến lịch sử thần học cũng như những yếu tố làm nên phụng vụ. Linh mục Schmidt s.j. đã thu lượm được tới 30 câu định nghĩa khác nhau về phụng vụ trong những tác phẩm cận đại và đương thời.
Nhưng nếu dựa vào câu dịnh nghĩa của ĐGH Pio XII trong thông điệp Mediator Dei ban hành ngày 20.11.1947 thì vấn đề có thể đơn giản hơn. Đây là câu định nghĩa vững chắc trong một văn kiện rất có giá trị và đầy đủ thẩm quyền cho chúng ta lấy làm căn bản. Câu định nghĩa đó như sau :
“Hội Thánh tiếp tục chức vụ tư tế của Đức Giê-su, nhất là qua phụng vụ. Phụng vụ là việc kính thờ công khai và công cộng mà Đấng Cứu Chuộc chúng ta dâng lên Chúa Cha với tư cách là thủ lãnh, người đứng đầu Hội Thánh. Đó cũng là việc kính thờ do cộng đồng tín hữu dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình và nhờ Người dâng lên Chúa Cha Hằng Hữu. Tắt một lời, đó là việc kính thờ trọn vẹn của Thân Thể Mầu Nhiệm Đức Giê-su Ki-tô, nghĩa là của Đấng Lãnh Đạo và các phần tử của Người”.
Về phương diện này, phụng vụ bắt đầu từ mầu nhiệm Đức Ki-tô và mầu nhiệm Hội Thánh. Hai mầu nhiệm này có liên quan mật thiết và tùy thuộc lẫn nhau. Hội Thánh là một cộng đồng huyền nhiệm được ví như các phần thân thể liên kết với đầu và trong trường hợp ở đây, đầu là Đức Ki-tô theo hình ảnh và kiểu nói thánh Phao-lô quen dùng. Nói khác đi, việc kính thờ theo phụng vụ được học thuyết về thân thể mầu nhiệm Chúa Ki-tô soi sáng và cuối cùng được chính Đức Ki-tô hướng dẫn.
Từ cách trình bầy vấn đề như trên phát sinh ra hiệu quả đầu tiên này là phải loại bỏ những câu định nghĩa có trong một số thủ bản phụng vụ trước kia chỉ chú ý đến các góc cạnh bên ngoài của việc thờ phượng. Trong thông điệp nói trên, ĐGH Pio XII đã không ngần ngại tuyên bố rằng những quan niệm như thế là còn thiếu sót.
“Thật hoàn toàn không đúng khi nhìn phụng vụ chỉ như một phần hoàn toàn ngoại tại và khả giác của việc thờ phượng hay chỉ như một lễ nghi trang trí. Cũng là một lầm lẫn không nhỏ, nếu chỉ coi đó như toàn bộ luật lệ và chỉ thị phải giữ để cử hành cho đúng theo nghi thức do lệnh của giáo quyền ban ra.
Phụng vụ không hệ tại vẻ long trọng và vui ta đẹp mắt bên ngoài, như đi rước tưng bừng, lễ phục lộng lẫy, đàn hát du dương. Phụng vụ là cái gì khác hơn là lễ nghi, dù long trọng vui tai đẹp mắt đến đâu đi nữa mà quan trọng là phải có hồn”.
Vì thế, cũng ĐGH Pio XII đòi buộc chủ tế, thừa tác viên và những người tham dự phải có lòng sốt sắng đạo đức thật sự, khi cử hành các lễ nghi phụng vụ. Làm đúng các nghi thức không thôi thì chưa đủ. Thiên Chúa đợi chờ các tín hữu dâng lòng mình làm lễ phẩm cùng một lúc với việc tôn thờ và lời cầu nguyện kết hợp với việc thờ phượng của Đức Ki-tô và của Hội Thánh. Nếu việc thờ phượng cần có những cử chỉ, thái độ bên ngoài vì tính xác thể và xã hội của con người thì như ĐGH nói : “Điểm cốt yếu của việc thờ phượng phải ở bên trong. Cần phải luôn luôn sống trong Đức Ki-tô, phải hoàn toàn tận tụy với Người để trong Người, cùng với Người và nhờ Người mà tôn vinh Cha trên trời. Hội Thánh muốn mọi tín hữu phủ phục dưới chân Chúa Cứu Thế để bày tỏ lòng mến yêu và cung kính Người”
Nếu nhìn qua bên ngoài thì hành vi phụng vụ chỉ là những nghi thức bên ngoài, nhưng trong tâm tưởng của Hội Thánh, phụng vụ chỉ có giá trị khi biểu lộ ra bên ngoài thái độ cầu nguyện bên trong. Quả thật, trong phụng vụ có hình thức biểu lộ việc cầu nguyện ra bên ngoài và mang tính cộng đồng, nhưng việc cầu nguyện này chỉ là cầu nguyện thật khi phát xuất tự đáy lòng.
Hơn nữa, còn phải nhấn mạnh đến luật này như nhiều thủ bản đề cao là phải có những điều kiện như Hội Thánh đòi hỏi từ nhiều thế kỷ qua, thì một hành vi nào đó mới được kể là phụng vụ. Đối với Hội Thánh, một cộng đoàn tín hữu hội họp, nghe những bài sách thánh, đọc hay hát các thánh vịnh, nói với Chúa qua miệng chủ tế hay đại diện cộng đoàn đọc những công thức cầu nguyện thu tóm các ý chỉ của mọi người, và còn hơn thế nữa mặc cho những thứ đó một bộ áo lễ nghi trang trọng, bấy nhiêu mà thôi thì vẫn chưa đủ. Còn phải có những điều kiện khác nữa. Những điều kiện này được nhắc lại trong huấn thị của Bộ Phụng Tự ngày 3.9.1958 như sau :
“ Những nghi thức do Đức Ki-tô hay Hội Thánh lập ra được thi hành nhân danh Đức Giê-su Ki-tô và Hội Thánh theo những sách phụng vụ được Tòa Thánh chuẩn nhận, do những người được ủy nhiệm một cách chính đáng thực hiện thì những nghi thức đó được kểi là phụng vụ.”
Những điều xác định trên đây về cơ chế, các sách và các thừa tác viên chính thức của phụng vụ cũng dễ hiểu, khi ta nghĩ đến mối bận tâm của Hội Thánh là cần phải bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất và nghiêm túc trong các buổi cử hành phụng vụ. Trước khi những điều mới nói có giá trị và hiệu lực của một khoản luật, nghĩa là trước khi công bố sách nguyện, sách lễ, sách nghi thức Rô-ma trước năm 1568, phụng vụ có vẻ lộn xộn. Một vài thói tục dịa phương, một vài điều bày đặt lố bịch trong các nghi thức và công thức cũng đủ che lấp cái chính yếu và cốt tủy của phụng vụ Rô-ma. Luther đã không hoàn toàn vô lý khi tố giác những điều mê tín ông chứng kiến và đòi quyền thanh lọc những điều quái gở đó ra khỏi lời cầu nguyện của Hội Thánh.
Hiện nay sau bốn thế kỷ tập quyền, xuất hiện một phong trào tản quyền.. Trong khóa I Công Dồng Va-ti-ca-nô II, các giám mục đã cứu xét những bất tiện do tình trạng hành chính lúc bấy giờ gây nên. Vì thế có hai nguyên tắc đã được đưa ra : một là sửa lại các sách phụng vụ, hai là các HĐGM địa phương có thẩm quyền thực hiện một số thích nghi và hoàn thành các bản dịch từ nay sẽ được đọc bằng tiếng bản quốc. Chương I Hiến Chế Phụng Vụ được biểu quyết vào cuối khóa I Công Đồng viết :
Khi không có gì nguy hại về đức tin và ích chung thì Hội Thánh không có ý áp đặt, dù trong phụng vụ một sự đồng nhất cố định. Ngược lại, Hội Thánh quý chuộng và bảo vệ những đặc tính và những giá trị tinh thần của các nòi giống và các dân tộc. Hội Thánh nhìn xem một cách thiện cảm tất cả nhũng gì trong tập quán của các dân tộc không gắn liền với mê tín và sai lạc và khi có thể thì bảo vệ và duy trì, đôi khi đi cả tới chỗ chấp nhận cho dùng trong phụng vụ, miễn là phù hợp với tinh thần phụng vụ đích thật và chân chính.”
Xem đấy thì nguyên tắc quyền hành tuyệt đối của Tòa Thánh như nói trong Huấn Thị năm 1568 và như mọi người chấp nhận cho đến thế kỷ XVI mà không đặt thành ván đề, thì nay có phần nới rộng hơn với huấn thị IV đề là Phụng Vụ Rô-ma Với Vấn Đề Hội Nhập Văn Hóa ban hành năm 1994, phụng vụ càng có điều kiện hơn để được thích nghi và sáng kiến cách rộng rãi hơn.
Như vây, từ nay cánh cửa phụng vụ được mở rộng cho tín hữu bước vào để đón nhận nguồn ơn phúc chứa chan, nhờ hiểu biết mà tham dự và cử hành phụng vụ một cách ý thức hơn thay vì đọc đủ các thứ kinh một cách máy móc để trám khoảng thời gian yên lặng ở nhà thờ mà không biết làm gì khác, và tham dự thánh lễ như những khán giả ”câm nín”. Nói thế không phải là coi nhẹ và phế bỏ việc đọc kinh. Đối với giáo dân Việt Nam, đọc kinh vẫn là cần thiết và hữu ích. Chỉ có điều là nên phân biệt cấp bậc. Các kinh đọc là á phụng vụ, còn thánh lễ, các bí tích, các giờ kinh phụng vụ mới là phụng vụ nên có giá trị cao trọng hơn.
Ngày nay giáo dân có được một may mắn rất lớn là có thể đọc sách nguyện như các linh mục bằng tiếng bản quốc cũng như đọc Kinh Thánh ở nhà thờ, tại tư gia hay bất cứ nơi nào thuận tiện bằng các bản địch Kinh Thánh đủ mọị kích cỡ và sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thời nay là thời Kinh Thánh được đề cao và khuyến khích cũng như lời nhắc bảo rằng các sinh hoạt đạo dức phải thấm nhuần phụng vụ. Vấn đề là tìm hiểu và cử hành các việc thờ phượng theo ý nghĩa phụng vụ sau đây :
Phụng vụ, nguyên ngữ trong tiếng Hy-lạp là leitourgia gồm 2 từ gốc ghép lại : laos = dân chúng và ergon = công việc. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo số 1069 định nghĩa : “Danh từ Phụng Vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là “việc công khai”, “việc do dân và vì dân”.
Theo truyền thống Ki-tô giáo, danh từ này muốn nói :“Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa” (x. Ga 17,4). Qua Phụng Vụ, Ðức Ki-tô, Ðấng Cứu Chuộc và Thượng Tế, tiếp tục công trình cứu chuộc trong Hội Thánh, với Hội Thánh và qua Hội Thánh.” Cũng nên đọc thêm số 1070 : “Tân Ước sử dụng từ “Phụng Vụ” không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa (x. Cv 13,2; Lc 1,23) mà còn nói lên việc rao giảng Tin Mừng (x. Rm 15,16; Pl 2,14-17.30) và thực thi đức ái. Trong mọi trường hợp, Phụng Vụ nhắm đến hai mục tiêu rõ ràng : phục vụ Thiên Chúa và con người. Trong cử hành Phụng Vụ, Hội Thánh là nữ tỳ tham dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả, theo gương Chúa của mình là “vị lo việc tế tự duy nhất.” (x. Hr 8,2.6)
Như vậy, phụng vụ và đời sống phải ở trong thế liên hoàn, đan kết và ảnh hưởng lẫn nhau : phụng vụ đi từ đời sống lên tới Thiên Chúa rồi lại từ Thiên Chúa đi xuống loài người. Cuộc đời là chất liệu cho phụng vụ thao tác để làm thành nghệ phẩm và phụng vụ là mục tiêu cho cuộc đời nhắm tới để thành bài ca ngợi tình thương của Thiên Chúa, vẻ đẹp của vũ trụ và những công trình kỳ vĩ Thiên Chúa đã tạo dựng vì chúng ta và cho chúng ta.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét