Thanh Quảng sdb
Tình yêu Chúa Kitô đã đưa Thánh Phanxicô Xaviê đến những biên giới xa xôi nhất
(Tin Vatican)
Trong buổi triều yết hôm thứ Tư ngày 17/5/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tình yêu của Chúa Kitô đã thúc đẩy thánh Phanxicô Xaviê đến những nơi xa xôi nhất trên thế giới để truyền bá Tin Mừng.
ĐTC ca ngợi 'nhà truyền giáo vĩ đại nhất của thời đại', Thánh Phanxicô Xaviê, là hiện thân của lòng nhiệt thành tông đồ trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 17/5 mà ký giả Deborah Castellano Lubov đã ghi lại.
“Tình yêu Chúa Kitô là sức mạnh đưa ngài đến những biên cương xa xôi, với những vất vả và nguy hiểm, phải vượt qua những thất bại, thất vọng và ngã lòng, nhưng tìm được niềm an ủi và niềm vui khi theo đuổi và phục vụ Chúa Kitô cho đến cùng.”
Qua những lời trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả Thánh Phanxicô Xaviê, “được coi là nhà truyền giáo vĩ đại nhất của thời hiện đại” trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô, khi ngài tiếp tục suy tư về những nhân vật tiêu biểu cho lòng nhiệt thành tông đồ.
Suy tư về vị thánh bảo trợ cho các các vùng Truyền giáo tại Quảng trường, Đức Thánh Cha ca ngợi sự chăm sóc tận tụy của thánh nhân dành cho các bệnh nhân, những người nghèo và trẻ em, bất cứ nơi nào ngài đến.
“Hoạt động mãnh liệt của thánh nhân luôn kết hợp với tâm tình cầu nguyện, và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa.”
Tri ân các nhà truyền giáo hôm nay
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta có thể học hỏi nơi Thánh Phanxicô Xaviê, đồng thời ca ngợi ngài như một mẫu gương cho các nhà truyền giáo cũng như cho những người trẻ tuổi! Thánh nhân đã đạt được những thành quả hết sức hiển hách.
Trong khi ca ngợi những thành quả của Thánh Phanxicô Xaviê, Đức Thánh Cha chúc mừng tất cả các nhà truyền giáo, những người nối tiếp, cống hiến đời mình cho tha nhân, làm khơi dậy đức tin và tình yêu với Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha mời mọi người hãy vỗ tay chúc mừng các vị truyền giáo “Chúng ta thấy sự can đảm nơi các nhà truyền giáo ngày nay, những người không đi bằng tàu thuyền mà đi bằng máy bay, đặc biệt họ có sức mạnh để ra đi”.
“Có rất nhiều nhà truyền giáo ẩn mình, âm thầm nhưng làm được nhiều điều hơn cả Thánh Phanxicô Xaviê ngày xưa.”
Đức Thánh Cha ca ngợi “rất nhiều linh mục, giáo dân, nữ tu, những người đi truyền giáo,” ngài nhấn mạnh rằng chúng ta cần học hỏi nơi họ.
Tận hiến vô điều kiện cho Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới sự kết hợp mật thiết của Thánh Phanxicô Xaviê với Chúa Kitô, ngay cả trong lúc nguy nan, Chúa luôn là sức mạnh cho ngài.
“Thánh nhân không bao giờ bỏ cầu nguyện, bởi vì ngài biết sức mạnh ở đó.”
Đức Thánh Cha nhắc nhớ Thánh Phanxicô Xaviê sinh trưởng trong một gia đình quý tộc nhưng sống nghèo khó ở Navarre, miền bắc Tây Ban Nha, vào năm 1506, ngài theo học tại Đại học Paris "để có được một vị trí với lương cao bảo đảm cho một tương lai tươi sáng." Đức Thánh Cha kể lại danh tiếng của thánh nhân như là một thanh niên dễ thương dễ mến và thông minh, xuất sắc trong thể thao và học tập.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Ở đại học ngài đã gặp một người bạn đồng hành lớn tuổi hơn "và hơi đặc biệt", Thánh Ignatius của thành Loyola. “Họ trở thành những người bạn tuyệt vời, và Inhaxiô giúp thánh Phanxicô sống kinh nghiệm thiêng liêng mới mẻ và sâu sắc”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Phanxicô Xaviê sẽ là một trong số các tu sĩ Dòng Tên thời đó được gửi đến Đông Ấn để truyền bá đức tin.
Làm cho Chúa Giêsu Kitô được biết đến
ĐTC nói, tại đây nhóm đầu tiên trong số rất nhiều nhà truyền giáo đầy nhiệt huyết đã bắt đầu, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ và nguy hiểm to lớn, để đến những vùng đất và gặp gỡ những người có nền văn hóa và ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ.
Đức Thánh Cha chia sẻ điểm chung của họ là một thao thức, một ước muốn mạnh mẽ là làm cho Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài được loan tỏa.
Sau đó, Xaviê được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa thánh, đại diện của Đức Giáo Hoàng Phaolô III cho cai quản Ấn Độ, và trong vòng chưa đầy mười một năm, ngài đã hoàn thành được một công việc phi thường.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngay cả khi các chuyến đi bằng tàu vào thời điểm đó rất khó khăn và nguy hiểm, với nhiều người chết trên đường vì đắm tàu hoặc bệnh tật, Xaviê đã dành hơn ba năm rưỡi trên tàu, một phần ba toàn bộ thời gian thực hiện sứ mệnh của mình.
Tất cả vì tình yêu Chúa
Khi đến Goa, Ấn Độ, thủ đô của thuộc địa Bồ Đào Nha, Xaviê đã thiết lập cơ sở ở đó, nhưng không dừng lại ở đó... Thay vào đó, Ngài đi loan truyền Tin mừng cho những ngư dân nghèo ở ven biển phía nam Ấn Độ, dạy giáo lý và cầu nguyện cho trẻ em, rửa tội và chữa lành những người đau ốm.
Trong một buổi cầu nguyện ban đêm tại ngôi mộ của Thánh Tông đồ Bartholomêô, ngài cảm thấy mình phải vượt ra ngoài Ấn Độ, do đó, ngài đã đi Moluccas, hòn đảo xa nhất của quần đảo Indonesia, và thành lập một số cộng đồng Kitô hữu trong hai năm. Thánh nhân đã viết những bài Giáo lý bằng tiếng địa phương và dạy dân chúng hát thánh ca…
Đức Thánh Cha mời các tín hữu hãy đọc những bức thư của thánh nhân, để hiểu rõ hơn những cảm nghĩ của thánh nhân.
“Thánh Xaviê viết: 'Những nguy hiểm và đau khổ, được chấp nhận một cách tự nguyện và duy nhất vì tình yêu và vì phục vụ Thiên Chúa, đã trở thành những kho báu chan chứa niềm an ủi tinh thần to lớn. Ở đây trong vài năm nữa, chúng ta có thể bị mù mắt vì khóc quá nhiều, những giọt nước mắt vì mừng vui!” (20 tháng 1 năm 1548).”
Hoa trái tuyệt vời ở châu Á
Đức Thánh Cha nói tiếp: Một ngày nọ, ở Ấn Độ, Phanxicô Xaviê gặp một người đàn ông Nhật Bản, người này kể cho ngài nghe về đất nước xa xôi của ông, nơi chưa có nhà truyền giáo châu Âu nào đặt chân tới, và ngài quyết định đến đó sau khi trải qua một hành trình phiêu lưu đầy mạo hiểm. “Ba năm ở Nhật Bản với nhiều khó khăn, do khí hậu, sự đối kháng và sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ,” Đức Thánh Cha nói, “nhưng ngay cả ở đây hạt giống được gieo trồng cũng đơm hoa kết trái.”
Tại Nhật Bản, Đức Thánh Cha kể: "Thánh Xaviê khám phá ra rằng quốc gia quyết định cho sứ mệnh truyền giáo ở Châu Á phải là một quốc gia khác: Trung Quốc."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Với nền văn hóa, lịch sử, sự vĩ đại của nó, người Hoa đã thực hiện được sự thống trị phần lớn các quốc gia Á châu này.”
Đối diện với thất bại
Vì lý do này, thánh Xaviê quay trở về Goa, và ngay sau đó lại lên đường với hy vọng vào Trung Quốc, mặc dù Trung quốc đã đóng cửa đối với người nước ngoài; cho nên thánh nhân đã không thành công.
Xaviê qua đời ở tuổi 46 vào năm 1552, hoàn toàn phó thác cho Chúa, trên hòn đảo nhỏ Sancian, chờ đợi trong vô vọng để được vào đất liền gần Canton. “Như vậy là kết thúc cuộc hành trình trần thế của Thánh Phanxicô Xaviê.”
Niềm vui truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng ca ngợi đời sống cầu nguyện, gương mẫu của Thánh Phanxicô Xaviê và sự kết hợp với Chúa Kitô cho đến giờ phút cuối cùng cuộc đời.
“Hãy nhìn lên thánh Phanxicô Xaviê, hãy nhìn vào chân trời thế giới, hãy nhìn tới những dân tộc đang gặp khó khăn, hãy nhìn vào biết bao người đau khổ, đang cần đến Chúa Giêsu. Và hãy ra đi, hãy can đảm lên. Cha nghĩ đến rất nhiều nhà truyền giáo đang lam lũ ở Papua New Guinea, đến những người bạn của cha, những người trẻ, cha nhớ đến tất cả những người đã và đang dấn thân truyền giáo theo gót chân của thánh Phanxicô Xaviê. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta niềm vui truyền giáo, một niềm vui lớn lao!"
(Tin Vatican)
Trong buổi triều yết hôm thứ Tư ngày 17/5/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết tình yêu của Chúa Kitô đã thúc đẩy thánh Phanxicô Xaviê đến những nơi xa xôi nhất trên thế giới để truyền bá Tin Mừng.
ĐTC ca ngợi 'nhà truyền giáo vĩ đại nhất của thời đại', Thánh Phanxicô Xaviê, là hiện thân của lòng nhiệt thành tông đồ trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 17/5 mà ký giả Deborah Castellano Lubov đã ghi lại.
“Tình yêu Chúa Kitô là sức mạnh đưa ngài đến những biên cương xa xôi, với những vất vả và nguy hiểm, phải vượt qua những thất bại, thất vọng và ngã lòng, nhưng tìm được niềm an ủi và niềm vui khi theo đuổi và phục vụ Chúa Kitô cho đến cùng.”
Qua những lời trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả Thánh Phanxicô Xaviê, “được coi là nhà truyền giáo vĩ đại nhất của thời hiện đại” trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần vào sáng thứ Tư tại Quảng trường Thánh Phêrô, khi ngài tiếp tục suy tư về những nhân vật tiêu biểu cho lòng nhiệt thành tông đồ.
Suy tư về vị thánh bảo trợ cho các các vùng Truyền giáo tại Quảng trường, Đức Thánh Cha ca ngợi sự chăm sóc tận tụy của thánh nhân dành cho các bệnh nhân, những người nghèo và trẻ em, bất cứ nơi nào ngài đến.
“Hoạt động mãnh liệt của thánh nhân luôn kết hợp với tâm tình cầu nguyện, và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa.”
Tri ân các nhà truyền giáo hôm nay
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta có thể học hỏi nơi Thánh Phanxicô Xaviê, đồng thời ca ngợi ngài như một mẫu gương cho các nhà truyền giáo cũng như cho những người trẻ tuổi! Thánh nhân đã đạt được những thành quả hết sức hiển hách.
Trong khi ca ngợi những thành quả của Thánh Phanxicô Xaviê, Đức Thánh Cha chúc mừng tất cả các nhà truyền giáo, những người nối tiếp, cống hiến đời mình cho tha nhân, làm khơi dậy đức tin và tình yêu với Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha mời mọi người hãy vỗ tay chúc mừng các vị truyền giáo “Chúng ta thấy sự can đảm nơi các nhà truyền giáo ngày nay, những người không đi bằng tàu thuyền mà đi bằng máy bay, đặc biệt họ có sức mạnh để ra đi”.
“Có rất nhiều nhà truyền giáo ẩn mình, âm thầm nhưng làm được nhiều điều hơn cả Thánh Phanxicô Xaviê ngày xưa.”
Đức Thánh Cha ca ngợi “rất nhiều linh mục, giáo dân, nữ tu, những người đi truyền giáo,” ngài nhấn mạnh rằng chúng ta cần học hỏi nơi họ.
Tận hiến vô điều kiện cho Chúa
Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới sự kết hợp mật thiết của Thánh Phanxicô Xaviê với Chúa Kitô, ngay cả trong lúc nguy nan, Chúa luôn là sức mạnh cho ngài.
“Thánh nhân không bao giờ bỏ cầu nguyện, bởi vì ngài biết sức mạnh ở đó.”
Đức Thánh Cha nhắc nhớ Thánh Phanxicô Xaviê sinh trưởng trong một gia đình quý tộc nhưng sống nghèo khó ở Navarre, miền bắc Tây Ban Nha, vào năm 1506, ngài theo học tại Đại học Paris "để có được một vị trí với lương cao bảo đảm cho một tương lai tươi sáng." Đức Thánh Cha kể lại danh tiếng của thánh nhân như là một thanh niên dễ thương dễ mến và thông minh, xuất sắc trong thể thao và học tập.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Ở đại học ngài đã gặp một người bạn đồng hành lớn tuổi hơn "và hơi đặc biệt", Thánh Ignatius của thành Loyola. “Họ trở thành những người bạn tuyệt vời, và Inhaxiô giúp thánh Phanxicô sống kinh nghiệm thiêng liêng mới mẻ và sâu sắc”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Phanxicô Xaviê sẽ là một trong số các tu sĩ Dòng Tên thời đó được gửi đến Đông Ấn để truyền bá đức tin.
Làm cho Chúa Giêsu Kitô được biết đến
ĐTC nói, tại đây nhóm đầu tiên trong số rất nhiều nhà truyền giáo đầy nhiệt huyết đã bắt đầu, sẵn sàng chịu đựng những gian khổ và nguy hiểm to lớn, để đến những vùng đất và gặp gỡ những người có nền văn hóa và ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ.
Đức Thánh Cha chia sẻ điểm chung của họ là một thao thức, một ước muốn mạnh mẽ là làm cho Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài được loan tỏa.
Sau đó, Xaviê được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa thánh, đại diện của Đức Giáo Hoàng Phaolô III cho cai quản Ấn Độ, và trong vòng chưa đầy mười một năm, ngài đã hoàn thành được một công việc phi thường.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh, ngay cả khi các chuyến đi bằng tàu vào thời điểm đó rất khó khăn và nguy hiểm, với nhiều người chết trên đường vì đắm tàu hoặc bệnh tật, Xaviê đã dành hơn ba năm rưỡi trên tàu, một phần ba toàn bộ thời gian thực hiện sứ mệnh của mình.
Tất cả vì tình yêu Chúa
Khi đến Goa, Ấn Độ, thủ đô của thuộc địa Bồ Đào Nha, Xaviê đã thiết lập cơ sở ở đó, nhưng không dừng lại ở đó... Thay vào đó, Ngài đi loan truyền Tin mừng cho những ngư dân nghèo ở ven biển phía nam Ấn Độ, dạy giáo lý và cầu nguyện cho trẻ em, rửa tội và chữa lành những người đau ốm.
Trong một buổi cầu nguyện ban đêm tại ngôi mộ của Thánh Tông đồ Bartholomêô, ngài cảm thấy mình phải vượt ra ngoài Ấn Độ, do đó, ngài đã đi Moluccas, hòn đảo xa nhất của quần đảo Indonesia, và thành lập một số cộng đồng Kitô hữu trong hai năm. Thánh nhân đã viết những bài Giáo lý bằng tiếng địa phương và dạy dân chúng hát thánh ca…
Đức Thánh Cha mời các tín hữu hãy đọc những bức thư của thánh nhân, để hiểu rõ hơn những cảm nghĩ của thánh nhân.
“Thánh Xaviê viết: 'Những nguy hiểm và đau khổ, được chấp nhận một cách tự nguyện và duy nhất vì tình yêu và vì phục vụ Thiên Chúa, đã trở thành những kho báu chan chứa niềm an ủi tinh thần to lớn. Ở đây trong vài năm nữa, chúng ta có thể bị mù mắt vì khóc quá nhiều, những giọt nước mắt vì mừng vui!” (20 tháng 1 năm 1548).”
Hoa trái tuyệt vời ở châu Á
Đức Thánh Cha nói tiếp: Một ngày nọ, ở Ấn Độ, Phanxicô Xaviê gặp một người đàn ông Nhật Bản, người này kể cho ngài nghe về đất nước xa xôi của ông, nơi chưa có nhà truyền giáo châu Âu nào đặt chân tới, và ngài quyết định đến đó sau khi trải qua một hành trình phiêu lưu đầy mạo hiểm. “Ba năm ở Nhật Bản với nhiều khó khăn, do khí hậu, sự đối kháng và sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ,” Đức Thánh Cha nói, “nhưng ngay cả ở đây hạt giống được gieo trồng cũng đơm hoa kết trái.”
Tại Nhật Bản, Đức Thánh Cha kể: "Thánh Xaviê khám phá ra rằng quốc gia quyết định cho sứ mệnh truyền giáo ở Châu Á phải là một quốc gia khác: Trung Quốc."
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Với nền văn hóa, lịch sử, sự vĩ đại của nó, người Hoa đã thực hiện được sự thống trị phần lớn các quốc gia Á châu này.”
Đối diện với thất bại
Vì lý do này, thánh Xaviê quay trở về Goa, và ngay sau đó lại lên đường với hy vọng vào Trung Quốc, mặc dù Trung quốc đã đóng cửa đối với người nước ngoài; cho nên thánh nhân đã không thành công.
Xaviê qua đời ở tuổi 46 vào năm 1552, hoàn toàn phó thác cho Chúa, trên hòn đảo nhỏ Sancian, chờ đợi trong vô vọng để được vào đất liền gần Canton. “Như vậy là kết thúc cuộc hành trình trần thế của Thánh Phanxicô Xaviê.”
Niềm vui truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng ca ngợi đời sống cầu nguyện, gương mẫu của Thánh Phanxicô Xaviê và sự kết hợp với Chúa Kitô cho đến giờ phút cuối cùng cuộc đời.
“Hãy nhìn lên thánh Phanxicô Xaviê, hãy nhìn vào chân trời thế giới, hãy nhìn tới những dân tộc đang gặp khó khăn, hãy nhìn vào biết bao người đau khổ, đang cần đến Chúa Giêsu. Và hãy ra đi, hãy can đảm lên. Cha nghĩ đến rất nhiều nhà truyền giáo đang lam lũ ở Papua New Guinea, đến những người bạn của cha, những người trẻ, cha nhớ đến tất cả những người đã và đang dấn thân truyền giáo theo gót chân của thánh Phanxicô Xaviê. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta niềm vui truyền giáo, một niềm vui lớn lao!"
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét