100 BÀI GIÁO LÝ
KINH THÁNH : BÀI 13
ÔNG BỐ YẾU ĐUỐI
Trích sách 1
Sa-mu-en, 2.12tt
Ông Hê-li là Thượng tế, tức là thày cả thượng
phẩm trong đạo cũ nhưng ông lại thiếu cương quyết trong việc tề gia: ông không
dạy dỗ đến nơi đến chốn
hai đứa con ông là Khốp-ni và Pin-kha.[1] Khi chúng lớn lên, được xung vào lo
việc tế tự trong Đền Thờ, thay vì làm gương sáng, lại làm gương mù, làm dân bất
mãn. Ngày xưa, khi đến Đền Thờ tế lễ, người ta thường dâng súc vật để giết tế
lên Thiên Chúa. Lợi dụng chức vụ, Khốp-ni và Pin-kha sai gia nhân đến chọn lấy
những phần thịt ngon nhất, tốt nhất mà ăn, đáng lẽ là phải dành để hoả thiêu mà
tế lên Thiên Chúa. Thật là tội lớn, Kinh Thánh nói: chúng là hai đứa vô loài,
dám khinh thường tế lễ của Chúa. Chúng còn thêm tội ác nữa là dám phạm tội gian
dâm với các phụ nữ phục dịch chung quanh Đền Thờ (2.22).
Ông
Hê-li đã nghe biết mọi điều xấu xa các con ông làm, và ông đã la mắng chúng
rằng:
-
Làm sao các ngươi dám làm những điều như thế? Người mắc tội với người, còn có
Thiên Chúa phân xử, nhưng nếu người ta mắc tội với Thiên Chúa, ai sẽ bàu chữa
cho? (cc.22-25).
Nói
thế mà ông không cương quyết dạy con, ông thấy chúng không nghe, càng phạm tội hơn, ông làm lơ và chỉ biết
than vãn... vô hiệu quả.
Chúa
đã nghiêm nghị cáo trách sự nhu nhược ấy:
- Ta
đã đặt các ngươi làm người tế lễ trước Nhan Ta, thế mà sao ngươi trọng con cái
ngươi hơn Ta?... Gở thay những ai khinh Ta, chúng sẽ ra đốn mạt... Này là dấu
cho ngươi: trong một ngày, hai đứa con ngươi sẽ chết. Ta sẽ chọn một người tư
tế khác trung thành hơn thay ngươi. Và xảy ra là ai còn sống sót trong dòng họ
ngươi sẽ phải đi ăn mày, để được miếng bánh mà ăn (cc.27-36).
Ông
Hê-li vẫn không sửa dạy con như lời Chúa cảnh cáo, nên cuối cùng hình phạt đã
đến: Chúa phán với ông qua miệng ngôn sứ Sa-mu-en rằng:
-
Nảy Ta sắp làm trong Israen một điều mà mọi kẻ nghe đến sẽ ù cả hai tai: Ta sẽ
xét xử trên Hê-li và dòng họ nó, vì con cái nó xúc phạm đến Thiên Chúa, mà nó
đã chẳng sửa dạy chúng. Vì thế, tội nhà Hê-li sẽ không bao giờ lấy lễ tế nào mà
khoả lấp được.
Lời
Chúa ứng nghiệm: dân Phi-li-tinh vốn thù nghịch với Israen, đem quân đánh
Israen thua tơi bời. Israen liền kéo
nhau vào Đền Thờ, kiệu khám Giao ước thánh thiêng (xưa gọi là Hòm
Bia), trên đó có Thiên Chúa ngự, ra mặt trận để mong nhờ Thiên Chúa ra tay dẹp
giặc. Ai ngờ, vì tội lỗi của nhà ông Hê-li, Thiên Chúa đã bỏ Israen. Thế là họ
thua một trận lớn nữa! Một binh sĩ từ mặt trận chạy về báo tin trong thành, cả
thành rú lên than khóc. Hê-li mới hỏi tên lính ấy, hắn thưa:
- Ba
vạn quân Israen bị giết hầu hết! Hai con của ngài cũng tử trận, nhất là Khám
thiêng của Thiên Chúa đã bị địch
bắt được.
Nghe
tin như sét đánh, Hê-li từ trên toà bổ nhào ra đằng sau, ót đập vào ngưỡng cửa,
vỡ óc chết. Con dâu của Hê-li, mang thai gần ngày sinh, nghe tin khám bị bắt,
cha chồng lẫn chồng đểu chết, thì nàng bị truỵ thai, ngồi xổm xuống đất mà sinh
con, rồi chết.
* Đó là Lời Chúa! Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời Chúa
Bài
học Chúa dạy đã quá rõ: sự nhu nhược trong việc dạy con cái của người cha đã là
nguyên nhãn gây ra tai hoạ cho mình, cho con cái, cho cả dòng họ và cho nhiều
người khác.
Ông
Hê-li cũng có la mắng hai con ông. Ông nó rất chí lý: "Người mắc tội với
người còn có Thiên Chúa phân xử, nhưng nếu người ta mắc tội với Thiên Chúa, ai
sẽ bàu chữa cho?”. Cái Chúa trách ông là không dạy con đến nơi đến chốn, cách
cương quyết và có hậu quả. Chúa trách thái độ nhu nhược đó: "Nó tôn trọng
con cái nó hơn Ta...". Thiên Chúa là Đấng cao cả uy nghi, không dạy con
biết tôn thờ Chúa cách xứng đáng, ăn ở trước mặt Chúa cho phải đạo, thì Chúa
cho là trọng con, nể con hơn Chúa, sỉ nhục Chúa.
Trước
Lời Chúa dạy hôm nay, đáng tiếc là nhiều người cha trốn lánh hay thờ ơ với
trách nhiệm giáo dục của mình. Phải vất vả lo lắng nuôi vợ con là điều cần,
nhưng trách nhiệm giáo hoá con cái còn quan hệ hơn. Cho con có cơm ăn, áo mặc,
mà để chúng thành người vô nhân cách, vô đạo đức, thế là nhiệm vụ ông thất bại
rồi.
Một
trong những lý do người cha cảm thấy khó lòng dạy con cái là thiếu học hỏi cách
giáo dục. Cho nên vốn liếng giáo dục của ông chỉ gồm vỏn vẹn vài câu la mắng,
quát tháo, hoặc tát tai, gõ đầu... ông có uy quyền của người cha, song nhiều
khi ông chỉ dùng uy quyền thôi, làm con cái sợ ông, xa ông mà không mến thương
ông. Lẽ ra, ông nên hoà hợp hai yếu tố uy quyền lẫn yêu thương để con cái "kính
nhi ái", nghĩa là kính mà yêu. Vì ích gì khi con cái chỉ sợ mình và nghe
theo mình bề ngoài, còn bên trong chúng bất phục vì uất ức?
Sau
đây là câu nói đáng nhớ: "Trừng phạt là như cặp kính, đeo kính để thấy
sáng tỏ hơn, chứ không phải để mù loà" (Lê Văn Khoa). La mắng, đánh phạt
con, là để con thay rõ hơn cái sai quấy mà tránh, chứ không phải thoả mãn cái
tức bực nóng nảy của mình, làm con cái đâm quá sợ mà rối trí, hoặc quá ức mà
đâm ghét, không còn muốn làm theo lời sửa dạy nữa. Thế là làm nó thành mù loà.
Vai
trò của người cha phải là thay mặt Chúa mà nói với con cái, như vị sứ ngôn thay
mặt Chúa mà nói với dân ưùnh. Hãy nghe Chúa trao sứ mệnh cho tiên tri
Yê-rê-mia: "Coi! Hôm nay, Ta cử ngươi coi các dân, các nước, để ngươi nhổ
và lật đổ, để huỷ và để phá, đế xây dựng và vun trồng" (Yr 1.10).
Cũng
như thế, Chúa đặt người cha coi sóc con cái bằng công việc giáo hoá gồm hai
phần: nhổ và phá, xây dựng và vun trồng. Người cha dùng lời nói và kinh nghiệm
giúp con nhổ rễ các tính hư tật xấu, đập phá những gì nơi chúng không xây dựng
theo kế hoạch và Thánh ý Chúa. Ông sẽ vun trồng và xây dựng các đức tính, tập
quán tốt: nào nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng..., cả cái đạo làm người lẫn đạo
làm con Chúa.
Người
cha sẽ nói: khó lắm, làm không nổi. Tiên tri Yê-rê-mia cũng thoái thác:
"Lạy Chúa! Tôi đâu có biết nói". Chúa trả lời: “Này Ta đặt lời của Ta
trên miệng ngươi, hễ Ta truyền cho người gì, ngươi hãy nói" (Yr 1.7-8).
Vừa nói, Chúa vừa đưa tay đụng đến miệng vị tiên tri. Vậy đó! Chúa sẽ đặt Lời
Chúa vào miệng kẻ thay mặt Chúa để biết nói, chứ còn tự mình ta, ta không biết
nói. Đúng thế! Lời nói riêng của ta thốt ra thường là lời cứng cỏi, nóng nảy,
cay chua, có khi rất độc, rất ác, đâm nhói vào lòng, gây nhức nhối, bực bội,
phẫn uất... Còn Lời Chúa đặt trên miệng ta mà nói thì hiền từ, êm ái, nghe như
thấm vào tim, vào lòng, nhưng lại có sức phá đổ, xây dựng. Phải, Lời Chúa có
quyền lực biến đổi tâm hồn, vì lời của Đấng phán một lời, liền có
lời đất, mà lại không có quyền lực sao?
Vậy,
người cha hãy cầu xin Chúa đặt lời Chúa nơi miệng mình. Hãy tin chắc Chúa sẽ
đặt Lời Chúa nơi miệng cha mẹ nào hết lòng lo giáo dục con cái theo đường lối
Chúa.
Phần
các bà, cũng phải giúp chồng trong việc dạy con. Nhiều khi các bà làm công việc
ấy của chồng thành khó khăn. Chẳng hạn bà nói: "Chốc nữa ba mày về tao bảo
ba mày cho mày một trận!". Bà không bảo được con, bà lấy chồng ra đe nó.
Vô tình bà đã biến người cha của chúng thành tên lý hình, lấy uy quyền và sức
mạnh làm con cái khiếp sợ, bởi những lời quát tháo đinh tai nhức óc, những cái
bạt tai tối tăm mặt mũi, hay những ngọn roi quắn đít, hằn da. Tốt hơn, các bà
hãy tạo cơ hội cho tình thương của người cha nảy nở, để cho hai cha con thông
cảm và yêu mến nhau. Tuỳ bà vẽ ra thế nào trước mắt con cái, mà chúng thấy cha
chúng như thế. Nhiều bà mẹ đã gây trong đầu óc con cái ấn tượng: cha ác, mẹ
thương. Không nên! Hãy vẽ ra hình ảnh một người cha đầy yêu thương, đáng kính,
không có điều đáng trách. Hãy cứ bênh vực phải lẽ cho ông, hãy tập con cái kính
yêu ông, biết ơn ông vì bao hi sinh, khó nhọc của ông đối với gia đình. Như
thế, ông sẽ được phấn chấn mà lo nghĩa vụ giáo dục rất khó khán của mình.
Tích truyện
Một
Chúa nhật kia, ông nọ dẫn con lên núi chơi. Trời nóng bức, ông ngả lưng dưới
bóng cây râm mát, để con tung tăng đây đó hái hoa, bắt bướm, có lúc nó chạy lại
bên cha khoe những con chuồn chuồn bắt được, những cành hoa đã hái. Ông mỉm
cười khen:
-
Đẹp lắm con!
Đến
sau, ông ngủ vùi, và đang lúc ấy, thằng nhỏ đi chơi xa hơn. Hồi lâu thức dậy,
ông sực nhớ đến con. và lên tiếng gọi...
-
"Con tôi đâu rồi?", ông tự hỏi. Nhìn quanh nhìn quẩn, chẳng thấy. Ông
kêu gọi ầm ĩ, chỉ nghe tiếng ông vọng trên đồi núi... chạy mãi đến một cái vực,
nhìn xuống, thì trên đá mấp mô, gai đâm tua tủa, ông thấy thân thể nát nhừ của
đứa con yêu nằm sóng sượt. Ông lần mò tụt xuống đáy vực, đỡ cái xác không hồn
lên, ghì nó vào lòng... Những giọt nước mắt ân hận, thầm lặng trên gò má... ông
tự trách: mình vì lơ là, không coi sóc mà đã giết con... ông đau đớn, sầu khổ
vô cùng...
Đọc
chuyện này, ta có cảm tưởng rằng: biết bao người cha hiện đang ngủ mê, để mặc
con cái mình đi trên vực thẳm. Gặp một người cha như thế, hãy hỏi: hiện nay,
con của ông đâu?
(Trích
“Những truyện trích” của Ms. Lê Văn Thái, tr.257).
[1] Trong đạo cũ, Chúa chưa đòi hàng giáo sĩ phải giữ luật độc
thân, không lập gia đình.
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét