100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH : BÀI 18
TÌNH
ANH CHỊ EM RUỘT THỊT
Trích sách Khởi Nguyên, ch.37 trở đi
Ông
Ya-cóp có 12 người con. Ông thương cậu Giuse hơn cả, vì cậu là con lúc tuổi
già. Ông may cho cậu một chiếc áo đẹp súng sính. Thấy em được cha thương, các
anh đâm thù ghét, không thể nói một lời hoà nhã với cậu. Một hôm, ông Ya-cóp
sai Giuse đi đưa cơm cho các anh chăn chiên ngoài rừng. Thấy cậu từ xa đang
tiến đến, mấy người anh lập mưu giết cậu. Nhưng anh cả Ru-ben can ngăn:
-
Đừng đổ máu nó, nó cũng là máu mủ ruột thịt với mình. Hãy vứt nó vào giếng cạn
kia!
Ru-ben
định bụng sẽ cứu em mà đem về trả cho cha già. Khi Giuse đến, họ túm lấy, lột
chiếc áo đẹp và vứt cậu xuống giếng cạn, rồi họ ngồi xuống ăn cơm. Một lúc, có
đoàn lái buôn tải hàng sang bán bên Ai cập. Yu-đa bàn với anh em:
-
Giết nó là em cùng máu thịt với mình là không tốt, đàng khác nào có lợi gì? Chi
bằng ta bán quách nó cho bọn lái buôn kia.
Tán
thành, họ kéo Giuse lên khỏi giếng, bán cho đoàn lái buôn với giá 20 lạng bạc.
Bấy giờ, họ lấy áo của Giuse, nhúng vào máu một con dê, đem về cho cha và nói:
-
Chúng tôi gặp thấy cái này. Cha xem có phải là áo của con cha không?
Ya-cóp
cầm lấy áo nhuốm máu và xem:
-
Thực là áo con ta, thú dữ đã ăn thịt nó rồi!
Và
ông xé áo mình ra, chịu tang con, khóc lóc thương nhớ lâu ngày. Ông nói:
-
Chắc ta sẽ chết theo con ta mất thôi!
Phần
cậu Giuse, sang đến Ai cập, bị đoàn lái buôn đem bán cho quan thái giám
Po-ti-pha. Ông rất tin dùng cậu... Từ đó, cuộc đời cậu lúc thăng, lúc trầm. Dù
trải qua nhiều gian lao, song cậu phó thác và tin cậy vào Chúa, nên Chúa đã hộ
phù cậu được nhiều may mắn. Sau cùng, cậu làm đến chức Tể tướng tại triều đình,
lo việc tài chính và lương thực cho cả nước. Xảy ra có nạn hạn hán lớn ròng rã
7 năm trời. Nước Ai cập không hề bị chết đói, vì nhờ tài khéo của Giuse, đã
tích trữ những kho lương thực cho cả nước. Nước Pha-lê-tin cũng bị nạn hạn hán
và đói khổ vô cùng. Ông Ya-cóp sai các con xuống Ai cập mua lúa. Vào gặp quan
Tể tướng, xin mua lúa, mấy anh em đâu có ngờ đó chính là Giuse. Riêng Giuse,
trái lại, nhận ra anh em mình, song ông làm lơ, tỏ bộ không biết. Mãi sau, dò
hỏi đích xác là cha già còn sống, ông mới tỏ mình ra cho anh em ông:
-
Tôi là Giuse đây, các anh đã bán sang Ai cập, nhưng Thiên Chúa đã an bài để tôi
sang đây trước mà ngày nay cứu sống được cả gia đình.
Nghe
thế, anh em ông hết hồn và cầm chắc sẽ bị Giuse báo thù. Nhưng nghĩ tình anh
em, Giuse đã tha thứ cho họ, còn sai quân về tận quê hương đón cha già sang Ai
cập, để hưởng phú quí. Đối với anh em, ông cũng cấp cho đất ở Ai cập để họ làm
ăn.
* Đó là Lời Chúa! - Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời Chúa
Có
biết bao anh em, chị em ruột thịt không biết thương nhau, lại cãi cọ, bất hoà
và ganh tị vì quyền lợi như các anh ông Giuse. Vì sao có tình trạng đáng buồn
ấy?
Thưa:
có nhiều duyên cớ, nhưng nói gọn lại cũng do từ nhỏ, các trẻ đã không được dạy
cho hiểu tình anh em ruột thịt là quí báu chừng nào, và phải làm gì để bảo vệ
nó. Điều ấy như sau:
1/
Không kể cha mẹ ở trên được con như đại diện Thiên Chúa, sinh thành, dưỡng dục;
thì dưới có anh chị em ruột, là những người thân cận nhau nhất: Đó là xã hội
nhỏ bé đầu tiên của đứa trẻ. Trong xã hội cỡ bỏ túi đó, anh em, chị em được
liên kết với nhau bằng giây máu mủ, và được bao bọc bởi tình thương của cha mẹ.
Chúng chơi với nhau, học hành, làm việc với nhau, chung một mâm cơm, chung niềm
vui cũng như nỗi buồn, cùng dự những ngày lễ gia đình, cùng đọc kinh tối sáng,
cũng đi dâng Thánh Lễ... Chúng cảm thấy chung được cuộc sống, chung số phận.
Đáng tiếc cho nhà nào chỉ có con một, đứa trẻ sẽ cảm thấy trống vắng, buồn tẻ,
nó không có bạn vui đùa, không có anh em để lo lắng, săn sóc, để kể chuyện cho
nhau nghe, để học hỏi nhau, khuyên bảo nhau, sửa chữa tính xấu cho nhau, đứa
lớn bênh vực, dẫn dắt đứa bé, giúp nhau trở nên người tốt hơn. Rồi đến lúc lớn
khôn, cùng nhau bàn bạc, dự anh chuyện này chuyện nọ, khuyến khích nhau học
hành, thi cử, hay làm nghề nghiệp...
Quả thật, chung sống giữa tình anh em như thế là một ơn huệ quí
giá vô ngần cho một con người.
2/ Hưởng được tình thương và mọi lợi ích,
thì cuộc chung sống với anh em cũng đặt ra những bổn phận phải thi hành. Nói đến bổn phận, tức là muốn nói
đời sống chung giữa anh em với nhau không phải là chuyện dễ dàng. Nó đòi nhiều
hi sinh, cố gắng. Nhưng những bổn phận ấy sẽ như rào cản, bảo vệ không cho tính
xấu và sự ích kỷ của mỗi người làm sứt mẻ và nứt rạn khối đoàn kết và tình
thương giữa anh em, để rồi đi đến xâu xé, thù hận.
Sau đây, phác sơ vài bổn phận:
a/ Bổn phận
trước hết là tôn trọng cá tính,
tính tình riêng và quyền lợi
của mỗi người: Điều này tập cho mỗi đứa trẻ biết nhẫn nhịn, biết nhượng bộ, cho dù thấy
mình đúng, mình có lý, có quyền. Mỗi người có quyền lợi riêng của họ, nên tự
nhiên, người nào cũng có xu hướng chỉ nghĩ đến mình, bỏ mặc người khác, hoặc tệ
hơn, chà đạp quyền lợi kẻ khác, hay lợi dụng kẻ khác để làm lợi cho mình. Nếu
trong anh em ruột, ai cũng chiều theo xu hướng đó, trong gia đình sẽ xảy ra
tranh chấp khốc liệt, đó là hoả ngục, chứ không còn là tổ ấm.
b/ Cần tập chịu
đựng các tính nết xấu, khuyết
điểm, lỡ lầm của nhau, như Chúa dạy: “Mỗi người hãy vác lấy gánh nặng của nhau”
(Gl 6.1tt). Biết mau làm hoà, biết bỏ qua lỗi lầm, đừng chấp nhất, như ca dao
tục ngữ có câu: “Thương nhau thì một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”. Hơn thế,
biết làm thoả lòng anh em trong các ao ước, hoặc đòi hỏi chính đáng của họ.
c/ Tập coi việc
phục vụ là một niềm vui: Hãy
sẵn sàng giúp đỡ, phục vụ mà không đòi bên kia phải đền đáp, theo kiểu hòn bấc
ném đi, hòn chì ném lại. Chúa dạy hãy làm đầy tớ cho nhau (Mt 20.26; 23.11),
hãy rửa chân cho nhau, hầu hạ nhau như Chúa đã làm gương trước (Mt 20.28; Yn
13.14-15). Anh lớn giúp em bé, người mạnh giúp kẻ yếu, đứa có tài, học giỏi kềm
bài cho đứa học kém. Công tác phân chia theo năng lực: con trai việc khó, việc
nặng như chở củi, sửa xe, sửa điện, chạy việc; con gái làm việc nhỏ hơn, sống
nhiều khi tỉ mỉ, công phu như may vá, làm bếp, giặt giũ... Ngay giữa con trai
với nhau cũng khác tài: đứa giỏi tháo vát, đứa giỏi thể thao, đứa giỏi toán,
đứa kia lại thích văn chương, vv...; tất cả anh em, chị em bổ túc cho nhau,
nâng đỡ nhau. Quả thật, câu Thánh vịnh đã rất đúng: “kìa xem vui thú biết bao,
anh em một nhà chung sống thật là đềm êm!”
Còn thấy có những trường hợp anh hay chị
lớn hi sinh tình yêu và hạnh phúc riêng, không lập gia đình, ở vậy giúp đỡ,
nuôi nấng các em ăn học đến thành tài. Tấm lòng hi sinh ấy thật là cao quí! Vậy
họ hãy tận tuỵ giúp các em học hành, làm gương sáng cho em, hướng dẫn công việc
cho chúng và nhất là làm cho chúng trở nên tốt, nên một công dân ưu tú và xứng
đáng một người con Chúa hơn. Nhưng họ cũng hãy nhớ rằng: việc chính trong giáo
dục không phải là chỉ trích, la mắng, cho bằng biết khai quang đường lối cho
chúng dễ dàng đi đến sự tốt, sự lành, sự thiện.
Bài suy niệm hôm nay tới đây tạm ngưng,
bài sau sẽ tiếp. Trước khi đọc kinh đền tạ, xin kêu gọi các bạn trẻ, các người
đang là anh em với nhau, hãy đón nghe Lời Chúa dạy và lời suy niệm hôm nay, để
làm cho đời sống anh em ruột thịt thêm tươi vui, hạnh phúc; và chính mình, khi
tuân theo các điều Chúa dạy, là người được hạnh phúc trước tiên.
Tích truyện
Rất hiếm có gia đình nào mà tình chị em
lại đậm đà, tha thiết như gia đình của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ngay từ
lúc Têrêsa vừa biết nói, hễ lần nào mẹ hỏi:
- Con nghĩ gì đấy?
Têrêsa đều thưa:
- Con nghĩ đến chị Pô-lin (Pauline).
Khi Têrêsa nghe nói chị Pô-lin sẽ đi tu,
dù chưa hiểu tu là gì, Têrêsa cũng nhủ mình: “Tôi cũng đi tu!”. Nhưng nhất là
từ ngày mẹ em mất đi, thì Pô-lin thành một người mẹ thử hai. Hôm ấy, sau lễ an
táng, năm chị em ủ mày châu, buồn bã nhìn nhau. Thấy thảm
cảnh ấy, người vú cũng đem lòng thương hại, quay nhìn hai đứa nhỏ nhất là
Xê-lin và Têrêsa mà nói:
- Khốn nạn! Các cô không còn có mẹ nữa!
Nghe vậy, Xê-lin chạy đến xin chị Marie
làm mẹ. Còn Têrêsa, nhìn Pô-lin cách yêu mến, rồi ngả đầu vào ngực chị mà nói:
- Em nhận chị Pô-lin làm mẹ!
Ngoài những săn sóc, âu yếm của một chị
lớn dành cho đứa em út, Pô- lin còn khéo uốn nắn tâm hồn em nên đạo đức. Khi
Têrêsa dọn mình xưng tội lần đầu, Pô-lin bảo:
- Hỡi em Têrêsa, nay em đi xưng tội, là em
xưng với Chúa, chứ không phải xưng với người nào của thế gian. Chúa Giêsu sẽ
lấy nước mắt của Ngài mà rửa sạch linh hồn em.
Têrêsa rất thích các lễ trọng trong Hội
Thánh. Pô-lin giải nghĩa sự mầu nhiệm của mỗi lễ trọng cho em nghe, làm Têrêsa
say mê thích thú. Tối tối, sau khi đọc kinh, Pô-lin dẫn em vào giường ngủ. Lần
nào, Têrêsa cũng hỏi chị:
- Hôm nay em có ngoan không? Chúa có bằng
lòng em không? Các thiên thần nhỏ có bay lượn chung quanh em không?
Bao giờ, Pô-lin cũng trả lời: “Có”, rồi
hôn em và dỗ em ngủ. Chính Têrêsa viết trong hồi ký: “Em vẫn thường vấn tâm:
làm sao chị đã khéo dạy dỗ em như thế? Yêu thì rất yêu, mà không làm em hư”.
Têrêsa có lỗi, Pô-lin luôn ra công dạy dỗ, khuyên bảo, và điều gì đã bảo là
Têrêsa phải tuân theo, nói rồi không nói lại.
Có gì, Têrêsa cũng tâm sự với chị, gặp
điều nghi nan cũng hỏi chị để được giải thích. Một lần kia, Têrêsa hỏi chị:
- Sao Chúa không ban cho các thánh sự vinh
hiển bằng nhau, e rằng các thánh không vui lòng?
Người chị liền sai em đi lấy mấy cái ly,
cái tách, cái lớn, cái nhỏ, rồi chị rót nước vào đầy các ly, các tách ấy và hỏi
Têrêsa:
- Cái nào đầy hơn?
Têrêsa đáp:
- Em nghĩ cái nào cũng đầy cả, không thể
đổ nước thêm nữa!
Bấy giờ, Pô-lin mới giải nghĩa cho em
hiểu: trên thiên đàng cũng vậy, thánh nhỏ nhất cũng không phân bì vinh hiển của
thánh lớn, vì Đấng nào cũng được đầy trọn vinh hiển và phúc lộc cả rồi, không
còn ao ước gì thêm nữa. Được tình thương của các chị bao bọc, săn sóc, dạy dỗ
như vậy, hèn chi Têrêsa chẳng mau làm thánh!
100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét