KÍNH LÃO ĐẮC THỌ
Trích sách 2
Ma-ca-bê 6.18tt
Có người kia, tên là Ê-li-da, một
người đã cao niên, diện mạo khôi ngô, thuộc hàng ký lục. Ông bị nhà cầm quyền
ngoại đạo bắt ăn thịt heo (là điều luật Do thái cấm). Nhưng ông thà chết vinh hơn sống nhục. Những người chủ
sự tiệc cúng tà thần, vì quen biết ông lâu năm, nên đã kéo ông ra chỗ riêng mà
khuyên nhủ ông giả đò ăn thứ thịt họ đem tới mà ông có phép ăn, như thể ăn thịt
lấy ở cuộc tế tà thần của họ. Giả đò như thế, ông sẽ thoát chết. Nhưng ông có
một quyết định can đảm, xứng với tuổi ông, với uy tín của tuổi già, với tóc bạc
trắng phau, với đức hạnh sáng lạn từ thuở bé, và hơn hết, xứng với luật thánh
Thiên Chúa thiết lập. Ông nói:
- Vào tuổi chúng ta đây, giả đò
là điều chẳng xứng, kẻo lắm thiếu niên nghĩ rằng: lão Ê-li-da 90 tuổi đầu đã
qui hàng ngoại đạo, và họ bị lầm lạc vì tôi, bởi tôi tham chút đời tàn vắn vòi
mà giả đò ăn thịt luật Chúa cấm, để chuốc lấy cho tuổi già vết nhọ, vết hoen.
Quả thế, cho dù lúc này tôi tránh được khổ hình do tay người phàm, thì dù sống
hay chết, tôi cũng sẽ không thoát khỏi tay Đấng Toàn Năng. Bởi thế, can đảm thí
mạng sống mình đi, tôi sẽ tỏ mình xứng đáng với tuổi già của tôi, và để lại cho
hạng thiếu niên tấm gương cao quí, là chết cái chết hạnh phúc, tự nguyện và
dũng cảm, để tuân giữ các luật thánh Thiên Chúa.
Nói xong, ông tiến lên nơi hình
khổ. Những người điệu ông đi, đã đổi thiện cảm họ có trước đó với ông thành ác
cảm, vì lời lẽ ông vừa nói họ nghĩ là lời điên khùng. Khi sắp chết dưới trận
đòn, ông rên lên và nói:
- Đối với Chúa, Chúa biết tôi có
thể thoát chết đau đớn, tủi nhục như thế này, nhưng hồn tôi vui sướng khi chịu
đòn vọt dữ dằn vì lòng kính mến Người.
Vậy ông đã qua khỏi đời này như
thế. Trong cái chết, ông đã để lại, chẳng những cho các thanh niên, mà còn cho
hầu hết tất cả dân tộc, một gương sáng anh dũng và một ký ức về lòng đạo đức.
* Đó là Lời Chúa! - Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời
Chúa
Một bậc già cả 90 tuổi đời như
ông Ê-li-da thật đáng kính trọng mọi bề: nào đạo đức, trung tín giữ luật thánh
Chúa, nào can đảm, không sợ đòn đánh đến chết, nào khôn ngoan trong những lời
lẽ chân thành và sáng suốt. So với ông già ấy, nhiều người trẻ phải thẹn
thuồng...
Quả thật, mọi dân tộc đều kính nể
tuổi tác và kinh nghiệm của người già. Suốt dòng lịch sử, ngay từ các bộ lạc
thái cổ, các bậc lão thần vẫn làm Trưởng tộc, lãnh tụ, tù trưởng. Các dân bán
khai cũng có hội đồng cố vấn, gồm các bô lão, hoặc cao niên.
Trong Kinh Thánh cũng vậy, từ Cựu
ước đến Tân Ước, các bậc kỳ lão, niên trưởng luôn đứng đầu các cộng đoàn, hoặc
giữ chức cố vấn cho dân (x. 2S 5.3; Ezra 6.7; Cv 20.17-28...). Trong Kinh
Thánh, rõ làng Chúa đay phải kính trọng bậc cao niên, vì tuổi già biểu tượng
cho Thiên Chúa, Đấng Vĩnh Cửu, Đấng Hằng Sống đời đời. Tróng sách Đa-ni-ên,
Thiên Chúa hiện ra với tiên tri dưới hình dáng một “vị Cao Niên, đầu tóc Ngày
trắng như len đã phiếu giặt" (Đn 7,9; Kh 1,14). Bởi đó, có lời Chúa dạy:
“Trước mặt kỳ mục, ngươi sẽ đứng lên, ngươi sẽ kính nhan người già cả” (Lv
19.32). “Đừng ngược đãi người già, song hãy khuyên can như thể cha mình"
(1Tm 5.l). Chúa còn dạy tôn trọng người già vì sự khôn ngoan của họ: “Đừng
khinh bỏ lời dạy dỗ của người già, vì chính họ đã thụ giáo với tiền nhân; nhờ
đó, con sẽ hấp thụ tinh khôn, để khi cần đến có phương ứng đáp” (Hc 8.9).
Truyền thống gia giáo Á đông
chúng ta từ xưa vẫn cung kính các bậc trưởng thượng, cao niên: “Kính lão đắc
thọ”; và vẫn đề cao sự khôn ngoan, từng trải của các vị khi nói: "Đi thì
hỏi già, về nhà thì hỏi trẻ".
Còn ngày nay thì sao?
1/ Phải thú nhận là người đời nay
đã đánh mất khá nhiều sự kính trọng tuổi già. Một phần do tinh thần dân chủ,
bình đẳng, làm người ta không còn câu nệ, trọng kính tôn ti, đẳng cấp như xưa.
Nhưng cái nguyên do chính là tinh thần của thời đại duy vật chất, duy lợi, duy
ích đã xui khiến người trẻ, cả trẻ con nữa, khi đánh giá một người nào là xét
theo những tiêu chuẩn về trẻ trung, sắc đẹp, sức lực, thân xác, về những tài
khéo (như hát hay, nhảy giỏi, phá kỷ lục...), hoặc về năng lực sản xuất, sáng
kiến giỏi. Người thời nay đã đánh mất lòng quý trọng sự khôn ngoan, sự từng
trải do kinh nghiệm lâu năm của tuổi già... mà chạy theo kiến thức rộng, khoa
học, kỹ thuật tiến bộ, mới mẻ, tiện nghi... Đà tiến bộ mau lẹ của kỹ thuật
trong mọi lãnh vực làm cho người già mất đất đứng, mất chức vị, mang bộ mặt lạc
hậu và coi ý tưởng của họ là “quá đát”, lỗi thời... Bởi tất cả các lý do trên,
người già cứ dần dần mất chức vị và không được nể vì...
2/
Nhưng con người vẫn là con người. Lịch sử cho đến ngày nay vẫn minh chứng rằng:
loài người và mỗi dân tộc đều rất cần đến sự sáng suốt của những người cao
niên, và cần những kinh nghiệm của bậc lão thành.
Bậc
lão thành nhìn đời và thời đại mình dưới ánh sáng vĩnh cửu. Họ đã từng trải
nhiều, đã rút được từ những thất bại, những tranh đấu và những tiếp xúc với
người đời, sự khôn ngoan và kinh nghiệm. Sự khôn ngoan cùng kinh nghiệm ấy
không gì thay thế được, vì chỉ
tuổi đời mới đem lại cho. Những người trẻ biết đời chỉ một khía cạnh và cách
hời hợt. Những người già đã nhìn đời lâu và có thời giờ nhìn dưới nhiều góc
cạnh, đã làm việc, đã gặp gỡ nhiều người, đã thành công và đã thất bại... Họ
biết nhiều về cuộc đời, về tâm lý, về con người... Chính cái vốn liếng khôn
ngoan, từng trải ấy có thể giúp đỡ người trẻ đỡ vấp váp trong cuộc đời. Vì thế,
khi đi vào cuộc đời, bạn hãy hỏi ý kiến của người già: “Đi hỏi già " thật
đúng thay! Mà các bạn nên nhớ: có những cái vấp váp nhẹ, nhưng cũng có những
vấp váp nặng, mà suốt đời bạn không bao giờ còn ngóc đầu lên nổi: Nếu các bạn
được một người cao niên giúp bạn tránh tai hoạ ấy, các bạn có thấy quí không?
Xin lấy một ví dụ: Một thanh niên nói: "Cô gái này dễ thương, tôi sẽ cưới
cô làm vợ!”. Người cao niên đầy kinh nghiệm thì nhìn xa hơn. Ông cũng thấy quả
cô ấy dễ thương thật, nhưng cô ấy thiếu một đức tính gì quan trọng làm người
chồng sẽ không thể tin cậy hoàn toàn vào cô, và sau này, cô sẽ có thể bất trung
với chồng và không dạy dỗ con cái cho nên được.
Vậy thực tế, ta phải đối xử với người
già làm sao?
Bài
suy niệm Lời Chúa hôm nay, cố ý dành riêng cho giới trẻ. Nhưng nhiều khi phải
thú nhận rằng: người lớn cũng đã thiếu kính trọng ông già, bà cả trong cũng như
ngoài gia đình, cho nên con cháu bắt chước mà vô lễ với họ. Muốn con cháu sau
này kính trọng ta lúc tuổi già, ta phải kính trọng người già cả trước, như tích
truyện ở cuối sẽ cho thấy.
Nhiều
gia đình có lỗi hay nhiếc mắng người già, hoặc xử tàn tệ, rẻ rúng, để các cụ
thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu những thứ cần dùng trong đời sống. Thường ta đối xử
tệ bạc là do họ không còn làm ra tiền nữa. Quả thực, người già không còn làm
việc, hoặc không làm ra tiền, song trong quá khứ, họ đã làm việc nhiều, và trên
hết, họ có một chức vị, có một sự đáng kính do tuổi tác và do kinh nghiệm.
Chẳng phải nhờ những người già cả này, mà các thế hệ sau nhận được không những
sự sống, mà còn là tất cả những của cải, những phong phú của cuộc đời ư? “Con
người có bố có ông, như cây có cội, như sông có nguồn”. Đó là giá trị của họ,
là chức vị của họ: chỉ ngần ấy thôi, họ cũng đáng ta kính trọng rồi.
Vậy lòng
kính trọng ấy, ta hãy biểu lộ ra bằng hành vi, cử chỉ, tỉ dụ như lễ phép
chào hỏi, không cướp lời, cắt ngang lời họ, nhường chỗ tốt, nhường món ăn ngon
cho họ, đừng ăn nói hỗn hào, chỉ trích, phê bình, chê bai..., nhất là chê họ cổ
hủ, lạc hậu, vv...
Ta
còn phải làm vui lòng họ bằng cách đến tiếp xúc, thăm viếng, xin ý kiến
họ, xin họ chỉ bảo cho... Và trên hết, giúp đỡ họ những điều cần thiết
cho tuổi già, nhất là sự ân cần và lòng thương mến. Rồi tuỳ sức, tuỳ khả năng,
ta cung cấp cho họ một cảnh sống thích hợp với tuổi tác và sức yếu mòn của họ,
thuốc men khi cần, thức ăn uống thích hợp và một đôi điều để tiêu khiển. Ta hãy
dành một chút thời giờ săn sóc họ, vì nhớ lời Chúa Giêsu dạy: “Sự gì các con
làm cho một kẻ bé mọn, yếu hèn nhất trong các anh em Ta, là các con làm cho
chính Ta” (Mt 25.40).
Còn
biết bao việc phục vụ nho nhỏ như mang một lá thư đi bỏ, viết giùm một
bức thư cho họ, giúp họ băng qua đường phố đông xe cộ đừng làm ồn ào, nói to để
họ ngủ an giấc, vv... Cuối cùng, hãy nên nhớ một ngày kia, đến phiên ta cũng sẽ
già và cần người trẻ giúp ta, săn sóc ta, đối đãi ân cần và thương mến ta.
Hôm
nay, gia đình ta làm giờ đền tạ này, xin Chúa tha thứ bao sai lỗi trong việc
không kính trọng người già cả.
Tích truyện
Một
hôm, khách qua đường xúm xít đứng xem một gã đàn ông đang chửi bới và đánh đập
một ông già, ý chừng là bố hắn. Cuối cùng, hắn lôi xềnh xệch ông già nọ ra tới
thềm cửa, rồi vứt ông nằm sấp ngang bực cửa. Ai ai thấy thế đều chép miệng than
thầm, thương hại ông già và nguyền rủa người con một lúc sau, gượng dậy được,
ông già thấy người ta bu quanh thì khoát tay nói:
-
Thôi! Mấy người đi về đi, có chi lạ đầu! Cũng đừng nguyền rủa thằng con trai
tôi làm gì! Nó làm đúng như tôi đã làm cho bố tôi hồi trước. Tôi nhớ lắm, tôi
cũng lôi bố tôi và đẩy ngã sấp xuống cái thềm này đây, như Tôi hôm nay.
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét