Năm Đức Tin với Thánh Tôma - Bài 37
MƯỜI ĐIỀU RĂN
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY
"NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP" (Xh 20,15)
MƯỜI ĐIỀU RĂN
ĐIỀU RĂN THỨ BẢY
"NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP" (Xh 20,15)
Bài huấn giáo về điều răn thứ bảy tương đối ngắn, so với các bài trước đây. Tác giả trình bày 2 điểm:
- Thứ nhất, bàn về 5 hình thức trộm cắp: 1) ăn trộm; 2) ăn cướp; 3) không trả nợ; 4) mua bán gian lận; 5) mua bán chức tước.
- Thứ hai, bàn về 4 lý do vì sao mà có luật truyền cấm trộm cắp: 1) trộm cắp là một thứ giết người; 2) tội trộm cắp khó đền bù; 3) của trộm cắp thì vô dụng; 4) của trộm cắp dễ mất.
Người ta nhận thấy tác giả có vẻ nghiêm khắc đối với các nhà cầm quyền (được nói ở hình thức thứ hai): không những các vua chúa có thể làm thiệt hại tài sản chung do sự quản trị vụng về, nhưng nhiều lần họ đề ra những luật lệ để vơ vét tài sản cho mình; thậm chí tác giả còn trưng dẫn câu nói của Thánh Augustinô coi các vua chúa là những kẻ “đầu trộm đuôi cướp”! Có lẽ vào thời xưa, các “người hùng” chiếm quyền bằng vũ lực chứ không theo đường lối pháp trị. Mặt khác, cũng như các nhà thần học khác, thánh Tôma không chấp nhận việc cho vay lấy lãi (hình thức thứ bốn).
Ngày nay, điều răn thứ bảy đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến công bằng xã hội, với những nghĩa vụ mới (tựa như liên đới với người nghèo), được trình bày trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo (số 2401-2449).
Trong Lề luật, Thiên Chúa đặc biệt ngăn cấm làm tổn thương người thân cận, trước hết là tổn thương chính bản thân của họ quađiều răn “ngươi không được sát sinh”, rồi đến làm thiệt hại đến người phối ngẫu của tha nhân qua điều răn “ngươi không được ngoại tình”, và làm thiệt hại đến tài sản tha nhân qua điều răn “ngươi không được trộm cắp”.
I. Những hình thức trộm cắp
Điều răn này cấm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất chính. Thật vậy, sự trộm cắp có thể xảy ra bằng nhiều cách thức.
1. Lén trộm
Thứ nhất là lấy trộm cách lén lút, giống như kẻ trộm mà Phúc Âm nói đến: “Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến.” (Mt 24,43). Hành động như vậy đáng khiển trách, vì là một hình thức phản bội: “Điều nhục nhã… là ăn trộm.” (Hc 5,17).
2. Cướp bóc
Thứ hai là dùng vũ lực để lấy.Hình thức này còn bất công hơn nữa. Sách Gióp cho ta một thí dụ: “Phường gian ác lôi trẻ mồ côi ra khỏi bầu sữa mẹ.” (G 24,9). Thuộc về hạng này là những vua chúa độc ác, như ngôn sứ Xôphônia đã than: “Trong thành, các thủ lãnh như sư tử rống, các thẩm phán như sói ăn đêm, sáng ngày ra chẳng còn gì để gặm.” (Xp 3,3). Thật ra, làm như vậy là trái với ý muốn của Thiên Chúa bởi vì Ngài muốn cho các cầm quyền phải cai trị theo lẽ công bình: “Chính nhờ Ta, mà vua chúa biết cầm quyền trị nước, các thủ lãnh có những phán quyết công bình.” (Cn 8,15). Và các vua chúa đã lỗi công bình có khi kín đáo có khi bằng việc sử dụng bạo lực: “Các thủ lãnh của ngươi là những kẻ phản nghịch, đồng loã cùng trộm cướp. Tất cả bọn chúng đều thích ăn hối lộ, và chạy theo quà cáp.” (Is 1,23). Đôi khi họ cướp của cải của dân bằng cách ban hành luật lệ với mục tiêu là thu tích tài sản cho mình: “Khốn thay những kẻ đặt ra các luật lệ bất công.” (Is 10,1). Thánh Augustinô nói rằng: nhà cầm quyền mà lạm quyền là trộm cắp và thêm: “Những triều đại vua chúa là gì, nếu chẳng phải là các băng cướp?”[1]
3. Không trả nợ
Thứ ba, người ta có thể trộm cắp vì không trả lương cho người làm công: “Tiền công của người làm thuê, ngươi không được giữ lại qua đêm cho đến sáng.” (Lv 19,13). Điều này có nghĩa là phải trả cho người ta điều gì thuộc về họ, bất kỳ kẻ mắc nợ là vua chúa, giám mục, giáo sĩ, như có lời chép: “Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế.” (Rm 13,7). Quả thế, chúng ta buộc trả thuế cho vua chúa là những kẻ bảo đảm an ninh cho ta.
4. Lừa đảo khi buôn bán
Loại hình trộm căp thứ tư là gian lận trong việc mua bán. Kinh Thánh đã cảnh báo: “Anh (em) không được có trong bao bị của anh (em) hai quả cân khác nhau, một nặng một nhẹ” (Đnl 25,13); và “các ngươi không được làm điều bất công khi xét xử, cũng như khi đo đạc hay cân đong; các ngươi phải có cán cân đúng, quả cân đúng, đúng thùng, đúng lít” (Lv 19,35-36). Rồi sách Châm ngôn (20,23) cũng viết: “Cân non cân già làm ĐỨC CHÚA ghê tởm.”
Điều răn này cũng ngăn cấm việc pha nước vào rượu ở các tiệm quán và việc vay lấy lời. Về việc lấy lãi, Thánh vịnh gia có nói: “Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa, ai được ở trên núi thánh của Ngài?... Đó là người cho vay không đặt lãi.” (Tv 15,1.5). Điều răn này cũng chống lại những người đổi tiền vì những mánh khoé gian lận của họ, và chống lại vài hạng người bán vải vóc hoặc những hàng hoá khác.
Có lẽ bạn sẽ đặt vấn nạn: Tại sao tôi không được phép đòi một số tiền khi người ta vay tiền, giống như khi cho thuê một con ngựa hoặc một căn nhà? Xin thưa: tội lỗi nằm ở chỗ bán một đồ vật 2 lần. Đối với căn nhà, thì có 2 điều: cái nhà và việc sử dụng cái nhà. Sở hữu cái nhà là một chuyện, còn sử dụng cái nhà là chuyện khác. Vì vậy, tôi có thể bán việc sử dụng ngôi nhà nhưng lại không bán ngôi nhà đó. Các đồ vật khác cũng như vậy. Vì thế, có những vật mà giá trị chỉ nằm thuần tuý nơi sự sử dụng và một khi sử dụng thì chúng mất giá trị; đối với những vật này, ta không thể xử sự giống như đối với ngôi nhà. Thật vậy, chúng ta sử dụng tiền bạc bằng cách tiêu dùng nó, và sử dụng lương thực bằng cách tiêu thụ nó. Vì vậy, nếu chúng ta bán giá trị sử dụng là chúng ta bán hai lần.[2]
5. Buôn bán chức tước
Thứ năm, người ta phạm tội trộm cắp khi mua các chức tước trong đạo hay ngoài đời. Đối với chức quyền trần thế, ta có thể áp dụng câu Kinh Thánh “Của cải nó đã ngốn, ắt nó phải mửa ra, Thiên Chúa sẽ tống ra khỏi lòng nó” (G 20,15) ám chỉ đến địa vị trần thế. Thật vậy, tất cả những bạo chúa nào dùng vũ lực để chiếm giữ vương quốc, tỉnh thành, lãnh địa nào đó thì đều bị kể như trộm cắp, và buộc phải bồi hoàn. Đối với những người mua chức tước trong đạo, thì Chúa đã nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp.” (Ga 10,1). Vì thế, những ai phạm tội mại thánh đều là phường trộm cắp.
II. Tại sao chúng ta phải tránh trộm cắp?
“Ngươi không được trộm cắp.” Như đã nói, điều răn này cấm chiếm lấy tài sản cách bất chính, và chúng ta có thể đưa ra nhiều lý do để tránh tội này.
1. Trộm cắp giống như giết người
Thứ nhất, vì tính nghiêm trọng của tội. Kinh thánh đồng hóa tội trộm cắp với tội sát sinh: “Người túng nghèo còn chút bánh độ thân, ai lấy đi là kẻ hút máu” (Hc 34,21). Và có lời khác lại nói: “Cướp phương tiện sống của kẻ khác là giết người; đoạt lương của người làm thuê là gây đổ máu.” (Hc 24,27).
2. Tội này khó đền bù
Lý do thứ hai là nguy cơ của tội này. Để được tha thứ tội lỗi thì cần phải thống hối và đền bù. Đối với những tội khác, người ta có thể nhanh chóng ăn năn sau khi phạm lỗi. Điều này rõ rệt nơi tội giết người sau khi cơn giận đã qua, hoặc đối với tội tà dâm khi cơn đam mê đã lắng dịu, và với những tội khác cũng vậy. Đối với tội trộm cắp, thì có thể đôi khi người ta thống hối nhưng không dễ gì đền bù thoả đáng. Lý do là sự bồi thường không chỉ đòi hỏi hoàn trả đồ vật cho sở hữu chủ mà còn phải đền những sự thiệt hại gây ra cho người ấy, cũng như phải làm những việc đền tội khác. Vì thế, Ngôn sứ Khabacuc đã than: “Khốn thay kẻ vơ vét những thứ không phải của mình; hắn sẽ thu tích đống bùn dày đặc mãi tới khi nao?” (Kb 2,6). Ngôn sứ nói đến đống bùn, bởi vì khó mà thoát ra được.
3. Đồ trộm cắp thì vô dụng
Lý do thứ ba là vì đồ trộm cắp thì vô dụng. Trước hết, dưới phương diện tinh thần, như có lời chép, “của phi nghĩa nào lợi ích chi” (Cn 10,2). Thật vậy, tài sản vật chất có thể là hữu ích về tinh thần nếu được dùng vào việc từ thiện hoặc tế lễ, như sách Châm ngôn nói, “của cải có sức chuộc linh hồn người” (Cn 13,8); thế nhưng, khi nói đến việc dùng tài sản người khác để làm hy lễ thì Chúa nói: “Vì Ta, Đức Chúa, Ta chuộng lẽ công minh, ghét chuyện cướp bóc trong hy lễ” (Is 61,8), hoặc “lấy của người nghèo mà dâng làm hy lễ thì cũng như sát tế đứa con trước mặt cha nó” (Hc 34,24). Các đồ trộm cắp cũng không ích lợi gì về phương diện vật chất, như Kinh Thánh đã nói, “khốn thay kẻ gian tham, bớt xén, chiếm của bất công cho nhà mình, để làm tổ cho mình trên cao hầu thoát khỏi tai hoạ” (Kb 2,9), và “cho vay nặng lãi để được thêm giàu có là gom của vào tay kẻ biết thương người nghèo” (Cn 28,8), hoặc “người đức độ để gia sản tới đời con đời cháu, của cải đứa tội lỗi lại dành cho chính nhân” (Cn 13,22).
4. Của trộm cắp kéo theo nhiều sự mất mát
Lý do thứ tư, sự trộm cắp gây phương hại lớn cho kẻ trộm bởi vì những của trộm cắp lôi kéo sự mất mát những tài sản cá nhân, giống như lửa trộn lẫn vào rơm: “Phường gian ác sẽ không có con nối dõi, lều đứa ăn hối lộ sẽ bị lửa thiêu.” (G 15,34). Ngoài ra, cần biết rằng, một tên trộm không chỉ đánh mất linh hồn của chính mình, mà còn của con cái nữa, vì chúng buộc phải bồi hoàn những của cải mà cha ông đã lấy.
___________________
[1] Thành đô Thiên Chúa, IV, 4.
[2] Các triết gia cổ đại (Aristote, Caton) cũng như các giáo phụ, các nhà thần học đều cấm cho vay tiền lấy lãi. Ngày nay, luân lý Công giáo không cấm việc này bởi vì nhận thấy rằng tiền bạc cũng là một tài sản có thể sinh lợi. Tuy nhiên, luân lý vẫn cấm tục cho vay cắt cổ (usura).
- Thứ nhất, bàn về 5 hình thức trộm cắp: 1) ăn trộm; 2) ăn cướp; 3) không trả nợ; 4) mua bán gian lận; 5) mua bán chức tước.
- Thứ hai, bàn về 4 lý do vì sao mà có luật truyền cấm trộm cắp: 1) trộm cắp là một thứ giết người; 2) tội trộm cắp khó đền bù; 3) của trộm cắp thì vô dụng; 4) của trộm cắp dễ mất.
Người ta nhận thấy tác giả có vẻ nghiêm khắc đối với các nhà cầm quyền (được nói ở hình thức thứ hai): không những các vua chúa có thể làm thiệt hại tài sản chung do sự quản trị vụng về, nhưng nhiều lần họ đề ra những luật lệ để vơ vét tài sản cho mình; thậm chí tác giả còn trưng dẫn câu nói của Thánh Augustinô coi các vua chúa là những kẻ “đầu trộm đuôi cướp”! Có lẽ vào thời xưa, các “người hùng” chiếm quyền bằng vũ lực chứ không theo đường lối pháp trị. Mặt khác, cũng như các nhà thần học khác, thánh Tôma không chấp nhận việc cho vay lấy lãi (hình thức thứ bốn).
Ngày nay, điều răn thứ bảy đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến công bằng xã hội, với những nghĩa vụ mới (tựa như liên đới với người nghèo), được trình bày trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo (số 2401-2449).
***
Trong Lề luật, Thiên Chúa đặc biệt ngăn cấm làm tổn thương người thân cận, trước hết là tổn thương chính bản thân của họ quađiều răn “ngươi không được sát sinh”, rồi đến làm thiệt hại đến người phối ngẫu của tha nhân qua điều răn “ngươi không được ngoại tình”, và làm thiệt hại đến tài sản tha nhân qua điều răn “ngươi không được trộm cắp”.
I. Những hình thức trộm cắp
Điều răn này cấm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất chính. Thật vậy, sự trộm cắp có thể xảy ra bằng nhiều cách thức.
1. Lén trộm
Thứ nhất là lấy trộm cách lén lút, giống như kẻ trộm mà Phúc Âm nói đến: “Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến.” (Mt 24,43). Hành động như vậy đáng khiển trách, vì là một hình thức phản bội: “Điều nhục nhã… là ăn trộm.” (Hc 5,17).
2. Cướp bóc
Thứ hai là dùng vũ lực để lấy.Hình thức này còn bất công hơn nữa. Sách Gióp cho ta một thí dụ: “Phường gian ác lôi trẻ mồ côi ra khỏi bầu sữa mẹ.” (G 24,9). Thuộc về hạng này là những vua chúa độc ác, như ngôn sứ Xôphônia đã than: “Trong thành, các thủ lãnh như sư tử rống, các thẩm phán như sói ăn đêm, sáng ngày ra chẳng còn gì để gặm.” (Xp 3,3). Thật ra, làm như vậy là trái với ý muốn của Thiên Chúa bởi vì Ngài muốn cho các cầm quyền phải cai trị theo lẽ công bình: “Chính nhờ Ta, mà vua chúa biết cầm quyền trị nước, các thủ lãnh có những phán quyết công bình.” (Cn 8,15). Và các vua chúa đã lỗi công bình có khi kín đáo có khi bằng việc sử dụng bạo lực: “Các thủ lãnh của ngươi là những kẻ phản nghịch, đồng loã cùng trộm cướp. Tất cả bọn chúng đều thích ăn hối lộ, và chạy theo quà cáp.” (Is 1,23). Đôi khi họ cướp của cải của dân bằng cách ban hành luật lệ với mục tiêu là thu tích tài sản cho mình: “Khốn thay những kẻ đặt ra các luật lệ bất công.” (Is 10,1). Thánh Augustinô nói rằng: nhà cầm quyền mà lạm quyền là trộm cắp và thêm: “Những triều đại vua chúa là gì, nếu chẳng phải là các băng cướp?”[1]
3. Không trả nợ
Thứ ba, người ta có thể trộm cắp vì không trả lương cho người làm công: “Tiền công của người làm thuê, ngươi không được giữ lại qua đêm cho đến sáng.” (Lv 19,13). Điều này có nghĩa là phải trả cho người ta điều gì thuộc về họ, bất kỳ kẻ mắc nợ là vua chúa, giám mục, giáo sĩ, như có lời chép: “Anh em nợ ai cái gì, thì hãy trả cho người ta cái đó: nộp sưu cho người đòi sưu, trả thuế cho người đòi thuế.” (Rm 13,7). Quả thế, chúng ta buộc trả thuế cho vua chúa là những kẻ bảo đảm an ninh cho ta.
4. Lừa đảo khi buôn bán
Loại hình trộm căp thứ tư là gian lận trong việc mua bán. Kinh Thánh đã cảnh báo: “Anh (em) không được có trong bao bị của anh (em) hai quả cân khác nhau, một nặng một nhẹ” (Đnl 25,13); và “các ngươi không được làm điều bất công khi xét xử, cũng như khi đo đạc hay cân đong; các ngươi phải có cán cân đúng, quả cân đúng, đúng thùng, đúng lít” (Lv 19,35-36). Rồi sách Châm ngôn (20,23) cũng viết: “Cân non cân già làm ĐỨC CHÚA ghê tởm.”
Điều răn này cũng ngăn cấm việc pha nước vào rượu ở các tiệm quán và việc vay lấy lời. Về việc lấy lãi, Thánh vịnh gia có nói: “Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong nhà Chúa, ai được ở trên núi thánh của Ngài?... Đó là người cho vay không đặt lãi.” (Tv 15,1.5). Điều răn này cũng chống lại những người đổi tiền vì những mánh khoé gian lận của họ, và chống lại vài hạng người bán vải vóc hoặc những hàng hoá khác.
Có lẽ bạn sẽ đặt vấn nạn: Tại sao tôi không được phép đòi một số tiền khi người ta vay tiền, giống như khi cho thuê một con ngựa hoặc một căn nhà? Xin thưa: tội lỗi nằm ở chỗ bán một đồ vật 2 lần. Đối với căn nhà, thì có 2 điều: cái nhà và việc sử dụng cái nhà. Sở hữu cái nhà là một chuyện, còn sử dụng cái nhà là chuyện khác. Vì vậy, tôi có thể bán việc sử dụng ngôi nhà nhưng lại không bán ngôi nhà đó. Các đồ vật khác cũng như vậy. Vì thế, có những vật mà giá trị chỉ nằm thuần tuý nơi sự sử dụng và một khi sử dụng thì chúng mất giá trị; đối với những vật này, ta không thể xử sự giống như đối với ngôi nhà. Thật vậy, chúng ta sử dụng tiền bạc bằng cách tiêu dùng nó, và sử dụng lương thực bằng cách tiêu thụ nó. Vì vậy, nếu chúng ta bán giá trị sử dụng là chúng ta bán hai lần.[2]
5. Buôn bán chức tước
Thứ năm, người ta phạm tội trộm cắp khi mua các chức tước trong đạo hay ngoài đời. Đối với chức quyền trần thế, ta có thể áp dụng câu Kinh Thánh “Của cải nó đã ngốn, ắt nó phải mửa ra, Thiên Chúa sẽ tống ra khỏi lòng nó” (G 20,15) ám chỉ đến địa vị trần thế. Thật vậy, tất cả những bạo chúa nào dùng vũ lực để chiếm giữ vương quốc, tỉnh thành, lãnh địa nào đó thì đều bị kể như trộm cắp, và buộc phải bồi hoàn. Đối với những người mua chức tước trong đạo, thì Chúa đã nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp.” (Ga 10,1). Vì thế, những ai phạm tội mại thánh đều là phường trộm cắp.
II. Tại sao chúng ta phải tránh trộm cắp?
“Ngươi không được trộm cắp.” Như đã nói, điều răn này cấm chiếm lấy tài sản cách bất chính, và chúng ta có thể đưa ra nhiều lý do để tránh tội này.
1. Trộm cắp giống như giết người
Thứ nhất, vì tính nghiêm trọng của tội. Kinh thánh đồng hóa tội trộm cắp với tội sát sinh: “Người túng nghèo còn chút bánh độ thân, ai lấy đi là kẻ hút máu” (Hc 34,21). Và có lời khác lại nói: “Cướp phương tiện sống của kẻ khác là giết người; đoạt lương của người làm thuê là gây đổ máu.” (Hc 24,27).
2. Tội này khó đền bù
Lý do thứ hai là nguy cơ của tội này. Để được tha thứ tội lỗi thì cần phải thống hối và đền bù. Đối với những tội khác, người ta có thể nhanh chóng ăn năn sau khi phạm lỗi. Điều này rõ rệt nơi tội giết người sau khi cơn giận đã qua, hoặc đối với tội tà dâm khi cơn đam mê đã lắng dịu, và với những tội khác cũng vậy. Đối với tội trộm cắp, thì có thể đôi khi người ta thống hối nhưng không dễ gì đền bù thoả đáng. Lý do là sự bồi thường không chỉ đòi hỏi hoàn trả đồ vật cho sở hữu chủ mà còn phải đền những sự thiệt hại gây ra cho người ấy, cũng như phải làm những việc đền tội khác. Vì thế, Ngôn sứ Khabacuc đã than: “Khốn thay kẻ vơ vét những thứ không phải của mình; hắn sẽ thu tích đống bùn dày đặc mãi tới khi nao?” (Kb 2,6). Ngôn sứ nói đến đống bùn, bởi vì khó mà thoát ra được.
3. Đồ trộm cắp thì vô dụng
Lý do thứ ba là vì đồ trộm cắp thì vô dụng. Trước hết, dưới phương diện tinh thần, như có lời chép, “của phi nghĩa nào lợi ích chi” (Cn 10,2). Thật vậy, tài sản vật chất có thể là hữu ích về tinh thần nếu được dùng vào việc từ thiện hoặc tế lễ, như sách Châm ngôn nói, “của cải có sức chuộc linh hồn người” (Cn 13,8); thế nhưng, khi nói đến việc dùng tài sản người khác để làm hy lễ thì Chúa nói: “Vì Ta, Đức Chúa, Ta chuộng lẽ công minh, ghét chuyện cướp bóc trong hy lễ” (Is 61,8), hoặc “lấy của người nghèo mà dâng làm hy lễ thì cũng như sát tế đứa con trước mặt cha nó” (Hc 34,24). Các đồ trộm cắp cũng không ích lợi gì về phương diện vật chất, như Kinh Thánh đã nói, “khốn thay kẻ gian tham, bớt xén, chiếm của bất công cho nhà mình, để làm tổ cho mình trên cao hầu thoát khỏi tai hoạ” (Kb 2,9), và “cho vay nặng lãi để được thêm giàu có là gom của vào tay kẻ biết thương người nghèo” (Cn 28,8), hoặc “người đức độ để gia sản tới đời con đời cháu, của cải đứa tội lỗi lại dành cho chính nhân” (Cn 13,22).
4. Của trộm cắp kéo theo nhiều sự mất mát
Lý do thứ tư, sự trộm cắp gây phương hại lớn cho kẻ trộm bởi vì những của trộm cắp lôi kéo sự mất mát những tài sản cá nhân, giống như lửa trộn lẫn vào rơm: “Phường gian ác sẽ không có con nối dõi, lều đứa ăn hối lộ sẽ bị lửa thiêu.” (G 15,34). Ngoài ra, cần biết rằng, một tên trộm không chỉ đánh mất linh hồn của chính mình, mà còn của con cái nữa, vì chúng buộc phải bồi hoàn những của cải mà cha ông đã lấy.
___________________
[1] Thành đô Thiên Chúa, IV, 4.
[2] Các triết gia cổ đại (Aristote, Caton) cũng như các giáo phụ, các nhà thần học đều cấm cho vay tiền lấy lãi. Ngày nay, luân lý Công giáo không cấm việc này bởi vì nhận thấy rằng tiền bạc cũng là một tài sản có thể sinh lợi. Tuy nhiên, luân lý vẫn cấm tục cho vay cắt cổ (usura).
Nguồn: Đaminh VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét